*
















*

Chúc Mừng Giáng Sinh

Đêm Giáng Sinh, làm sao Chúa bỏ quên lũ chúng tôi! Người cũng không quên mấy đứa nhỏ: tụi nó đã sửa soạn lễ Giáng Sinh cùng với mẹ, ngay từ đầu tháng, bằng cách cặm cụi làm côngfetti, không phải để ném lên đầu nhau, mà là để bán cho người dân Sài Gòn, đông nghẹt quảng trường Kennedy, đêm Chúa ra đời. Nếu khát nước, bạn có thể vừa mua côngfetti, vừa uống ly nước trà của bà mẹ chúng, trên chiếc bàn dã chiến, di động chung quanh tượng Đức Mẹ, có khi tới tận Nhà Hát Lớn trên đường Tự Do.

&

Những buổi sáng, nếu có Radiophoto, khi xong việc, hoặc ở lại sở phụ giúp một đồng nghiệp làm ca sáng, chờ tới trưa coi UPI có hình cần chuyển, hoặc theo ông Hưng, đồng nghiệp làm cho hãng AP tới văn phòng hãng này, ở tầng lầu phía bên trên passage Eden, nhìn bức hình Huỳnh Thành Mỹ phóng lớn treo trên tường, uống ly cà phê kiểu Mỹ, nói dăm ba câu tiếng Tây với Horst Fass, trưởng phòng hình ảnh, rồi cùng ông Hưng đi kiếm mấy cuốn truyện "série noire" của một tay bán sách dạo ở một con hẻm chật cứng giữa hai bức tường gần bên tiệm thuốc tây trên đường Tự Do.

Trường hợp không có Radiophoto, thường ngồi trơ cu lơ một mình trong lúc chờ bạn bè tại một bàn tại góc quán Cái Chùa, mơ màng tự hỏi không biết sáng nay cô bạn có giờ học tại Văn Khoa hay không, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ gặp một người chắc chắn hơn hẳn mi: Một người hoặc không nợ nần gì cuộc chiến nên không bị nó hành hạ đến trở thành khật khùng, hoặc thừa thông minh, thừa khôn ngoan để cùng cô thoát ra khỏi, cho dù người đó có yêu thương cô hay không thì mọi chuyện cũng chẳng liên can chi tới mi.


Tưởng niệm Camus, 50 năm sau khi ông mất

*

Papa continue á écrire ses livres, ses pièces. Maria, elle, joue. Cela ne me regarde pas, c'est la vie. Mais, chez moi, je n'ai jamais entendu un seul mot contre Maria. Je l'ai rencontrée dans les années 1980, après la mort de ma mère. J'étais à Nice. Elle y jouait une pièce. J'ai mis un mot au théâtre. On s'est dit plein de choses. On était bien ensemble. Elle était tellement vivante, chaleureuse, drôle. On a mangé du chocolat. Elle fumait, et elle avait des quintes de toux épouvantables. Quand elle éteignait une cigarette, aussitôt, elle en rallumait une autre. Ils se ressemblaient, mon père et elle. Ils avaient ce même amour forcené de la vie, quoi qu'il se présente. On endure. Mais on prend.
A la Libération, mon père fréquente beaucoup Sartre et Beauvoir. A Saint-Germain-des-Prés, c'était tout le temps la fête, la danse, les beuveries, aussi. Mais mon père a toujours eu l'impression de faire un peu tache parmi eux. II est méditerranéen, n'a pas fait l'Ecole normale, n'est pas d'origine bourgeoise. Ce n'était pas tout à fait faux quand Sartre le traitait de "voyou des rues”: il avait un peu l'impression de s'encanailler en compagnie de son copain Camus. Beauvoir, elle, a alors un faible pour mon père, qui ne le partage pas. Etait-ce vraiment un faible, ou une curiosité intellectuelle ? Elle disait - c'était scientifique, chez elle! - que pour connaitre un homme il fallait coucher avec lui. Regardez cette photo de Brassai: mon père avait mis en scène une pièce de Picasso, «le Désir attrapé par la queue ». Il y a Lacan, Cecile Eluard, Picasso, Valentine Hugo, les Leiris, Sartre et Beauvoir. Et que regarde mon père ? Le chien.

Écrire, c'est s'exposer au malentendu, et à ne pas être entendu. Il le savait bien, mon père. J'étais une petite fille, mais je sentais l'agressivité autour de lui. Avec, «l'Homme révolté », en 1951, il ébranle un tabou. A l'époque, on n'a pas le droit de toucher à l'Union soviétique. Alors que tout le monde sait que le goulag existe. On dit que c'est au nom de la bonne cause. On se tait. Lui, il a décidé de parler. Et cela ne plait pas. Un jour - j'ai compris plus tard que c'était après la terrible polémique avec « les Temps modernes» où Francis Jeanson, sur ordre de Sartre, avait descendu le livre avec une incroyable violence - je trouve mon père dans le salon, assis sur un fauteuil bas, la tête baissée. Je lui dis : “Tu es triste, Papa?”. Il lève la tête, me regarde droit dans les yeux et me répond : “Non, je suis seul”. Je n'ai jamais oublié. Cela me révoltait tellement ! Je ne savais pas comment lui dire qu'avec moi il ne pouvait pas être seul.
En janvier 1956, quand il écrit  “Trêve pour les civils”, dans « l'Express », il ne fait pas que l’écrire. Il va à Alger, proposer qu'on épargne les civils des deux camps. Le gouvernement général lui interdit d'occuper la salle prévue. Il déplace sa réunion dans la Casbah, sous les cris des ultras, qui hurlent : “A mort Camus!”. Il a eu très peur que cela finisse dans un bain de sang. Quand je pense qu'on ose encore prétendre que Camus n'a rien dit sur l'Algérie! Il avait été bien seul, en 1945, quand il avait dénoncé les massacres de Setif! Il a donc continue d'écrire, jusqu'au moment où il a considère que chaque mot ajoutait à la violence. Il savait que le FLN liquidait les messalistes et que, si l'on faisait une Algérie avec un parti unique et une religion d'Etat, les premières victimes seraient les Algériens. Quand on voit ce qui s'est passé depuis, on peut se dire qu'il n'avait peut-être pas complètement tort. A partir de 1960, c'est vrai, il n'a plus rien dit du tout. Mais c'était pour la bonne cause. Il était au cimetière.
“Quand tu as eu ta prime ... “, comme disait Mémé en parlant du prix Nobel de littérature ... Lui, il se trouvait un peu jeune. Il disait: “Personnellement, j'aurais voté Malraux”. Ce jour-là, au lycée, tout le monde me regardait drôlement. J'ai demandé à une copine si je n'avais pas un ourlet défait. Elle a ri: “Mais tu es dans ‘Paris Match’” …..
Cathérine Camus: Camus, mon père.
Viết là phơi bày ngộ nhận, chẳng được ai nghe. Cha tôi biết rất rõ điều này. Khi đó, dù chỉ là một đứa con nít, nhưng tôi thấy chung quanh cha tôi là cả một sự hung hãn, gây gổ. Năm 1951, khi viết « Con người nổi loạn”, là ông đụng vô ổ kiến lửa, lay đến tận gốc điều cấm kỵ. Vào thời buổi đó, cấm không được đụng tới Xô-Viết, trong khi ai cũng quá rành về sự hiện hữu của trại tù Goulag.  Họ bảo, phải bảo vệ nghĩa cả! Và họ câm miệng. Còn ông, ông tung hê hết. Thế là cả đám sưng lên. Một bữa – sau này tôi mới biết, do đụng độ với tờ « Thời Mới », qua đó, theo lệnh Sartre, Francis Jeanson đã ‘tàn sát’ cuốn sách của ông - tôi thấy cha tôi ở trong phòng khách, ngồi trên chiếc ghế bành thấp, đầu cúi xuống. Tôi nói: « Ba buồn hả ba? » Ông ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào mắt tôi và nói: « Không, ba cô đơn. » Tôi không bao giờ quên câu này. Nó làm cho tôi phát bực! Tôi không biết làm sao để nói cho ba tôi hiểu, làm sao ông nói cô đơn, khi có tôi ở kế bên.

*

 “J’ai le sens du sacré mais je ne crois en Dieu”
[Tôi có cảm quan về điều thiêng liêng nhưng tôi không tin (về một) Thượng Đế]

“Le réel, c’est le rationel, et l’Histoire, la fille bâtarde de la violence”
[Cái thực, là cái thuần lý, còn Lịch sử, đứa con gái đẻ hoang của bạo lực]
Camus
“Eh bien, mon cher Camus, vous aurez révélé que Hegel et moi avons quelque chose en commun, c’est le fait que vous ne nous avez lu ni l’un ni l’autre”
[Bạn Camus ơi, bạn phát giác ra, có cái gì đó chung, giữa Hegel và tôi, điều này chứng tỏ, bạn đếch đọc, cả tôi lẫn Hegel!]
Sartre


Lộng giả thành chân

Một trong những trường hợp lộng giả thành chân, ly kỳ, thú vị, mà Gấu được biết, do D.M Thomas kể, liên quan tới cuốn Dr. Zhivago, và tác giả của nó, là Pasternak.
Gấu đã lèm bèm về chuyện này, nhân một chuyến vượt biên không thành, trong 
“Viết là Khiếp”
Bài viết cụt thun lủn này, cũng đầy tham vọng: Nhìn lại cả 10 năm sau Đại Thắng Mùa Xuân!
Đúng là tham vọng cùng mình!
Sân si trùm thiên hạ, vậy mà đòi tu, tu gì, tu hú! NQT
*
"Tôi trở nên khiếp đảm bởi nghệ thuật".
D. M. Dylan Thomas mở đầu Hồi tưởng & Hoang tưởng.
Nghệ thuật là những ngã ba ngã tư tàn khốc, mang tính Oedipe. Nơi mộng mị, tình yêu, và cái chết gặp gỡ. Zhivago của Pasternak chiêm nghiệm một điều, rằng nghệ thuật luôn luôn là suy tư về cái chết, từ đó sáng tạo ra sự sống."
Điều ngược lại, cũng hoàn toàn đúng.
Cách đây vài năm, tôi [D.M. Thomas] đi thăm Lydia, người chị/em gái, của Pasternak.
Một căn nhà từ hồi Victoria, ọp ẹp, tối thui. Chủ nhà, một người bà già nhỏ nhắn, rệu rạo, lưng còng, mang đôi giầy cụt lủn, lủng lẳng bị chìa khoá... Bà dẫn vào nhà bếp, mời dùng cà phê. Một cái hũ cà phê, loại uống liền, hai cái ly trắng, mẻ. Câu chuyện nhạt thếch. Tôi không làm sao liên hệ bà với Boris, người sáng tạo ra Zhivago, và Lara. Sau cùng, bà hỏi tôi có muốn đi xem mấy bức họa của ông thân sinh. Một cách biết ơn, tôi nói vâng. Tôi đi theo đôi giầy cụt ngủn, bị chìa khoá lên lầu. Bà mở cửa căn phòng.
Một luồng mầu sắc và ánh sáng làm tôi chới với, nghẹt thở. Đúng là một phòng tranh tuyệt vời. Tôi nhận ra ngay Tolstoy, ở nơi Boris trẻ. Sàn ngổn ngang những khung, giá vẽ.
"Tôi đang sửa soạn một cuộc triển lãm", bà giải thích.
Như một bóng ma, tôi đi theo, suốt căn phòng rộng, uống từng hớp thiên tài Leonid Pasternak. Có đến vài phút đồng hồ, tôi đứng ngẩn trước một bức họa. Chân dung một người đàn bà đẹp, dáng mơ mộng, đang chải tóc. Tôi yêu liền ngay nàng.
"Nàng là ai vậy ?" Bà già còng nhún vai:
"Ôi dào, tôi đó mà".
Chẳng thèm để ý đến nỗi mất mát lớn lao, là tuổi trẻ, và nhan sắc, bà quay đi.
Chẳng có gì đáng kể, ngoại trừ thiên tài bất tử của người cha. Tôi có cảm giác những bức họa đã hút sạch bao nhiêu ánh sáng, bao nhiêu đời sống từ căn nhà của cô con gái.
"Tôi nghĩ chắc là bà đã có bảo hiểm những bức họa?"
"Không, nếu bị đánh cắp, cái gì có thể thay thế?"
Trở lại bếp, bà cho tôi coi những bức hình gia đình, hầu hết là của Boris và con cháu của ông. Một trong những đứa cháu trai, Lyovya, đã chết trong những tình huống thật là kỳ bí, đáng sợ; bà bảo tôi. Chưa tới 30, đang khoẻ mạnh, nó lăn quay ra chết, vì đứng tim, ngay trên đường phố Moscow, đúng chỗ Zhivago bị bịnh tim quật ngã...
Thomas không thể không nghĩ đến một điều, cái chết của nhân vật giả tưởng, Zhivago, đã "ứng" vào người cháu trai. Thiên tài Pasternak đã biến đứa cháu thành một cái bóng, y hệt như cô con gái Lydia đã trở thành cái bóng của nghệ thuật, của ông thân sinh.
Liền đó, ông kể lại một kinh nghiệm của riêng ông, trong một lần đi trị bịnh. Bà bác sĩ tâm thần làm ông nhớ đến mẹ, và một lần không vâng lời bà.
(Ở đây có một cái gì liên can đến mặc cảm Oedipe).
"Thay vì đi nhà thờ, cậu đã tới một sex shop".
"Đúng như vậy". "
Rồi trí tưởng của tôi đầy rẫy những hình ảnh chết chóc, của mẹ tôi, của bạn bè...
Bữa sau, bà bác sĩ gọi điện thoại:
"Tôi không thể gặp anh bữa nay. Tôi phải đi đám ma."
"Oh, I am sorry, tôi mong không phải là một người thân của bà."
"Thảm thay, đúng như vậy, ông già của tôi."
Và Thomas kết luận, đâu có gì là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên khiếp đảm vì nghệ thuật ?
"Không phải cuốn sách của tôi là một tên sát nhân, nhưng đâu đó, từ những trang sách vang lên, tiếng cười sảng khoái, của quỷ...".
Chỉ là lộng giả thành chân. Bóng ma giả tưởng Zhivago kiếm người thế mạng để đi đầu thai.
Đó cũng là cảm giác ghê rợn, khủng khiếp khi ông già gặp lại cô bạn ở xứ lạnh.
Như thể cuộc chiến lập lại, khi giả tưởng "xuất hiện".


Nơi giữa Đại hội Việt kiều: Một nỗi bình an
Tác giả: Nguyễn Hữu Liêm

Note: Đúng là một thằng khốn nạn! Một tên khốn kiếp! (1)
Hết thuốc chữa!
Nguyễn Quốc Trụ
(1)
Ngày thứ ba của Đại hội, ở cuối phần bế mạc, tôi cùng đứng dậy chào cờ. Bài “Tiến quân ca” được vang cao trong cả hội trường. Lạ thật. Tôi chưa hề từng nghe Quốc ca Việt Nam (này) trong khung cảnh thể thức như thế. Từ ấu thơ đến bây giờ, tôi từng hát Quốc ca của miền Nam, trước năm 1963 thì cùng với bài hát buồn cười “Suy tôn Ngô Tổng thống.” Ba mươi bốn năm qua là Quốc ca Hoa Kỳ xa lạ, Star Spangled Banner. Nay thì tôi lại nghe và chào Quốc ca Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng. Con người là con vật của biểu tượng. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước. Tôi cảm nhận được một dòng điện chạy từ đáy lưng theo xương sống lên trên cổ trên đầu như là khoảnh khắc thức dậy và chuyển mình của năng lực Kundalini. Tôi nhìn lên phía trước, khi vừa hết bài Quốc ca, mấy chục cô và bà đại biểu từ Pháp đang chạy ùa lên sân khấu, vỗ tay đồng ca bài “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tôi nhìn qua các thân hữu Việt kiều từ Mỹ, và ngạc nhiên khi thấy hầu hết – kể cả những người mà tôi không ngờ – đang vỗ tay hào hứng la to, Việt Nam! Hồ Chí Minh! Cả hội trường, và tôi, cùng hân hoan trong tất cả (vẫn là) cái hồn nhiên mà dân tộc ta đã bước vào từ hồi thế kỷ trước.
NHL

Gấu lo cho tính mạng của thằng khùng này. Chỉ sợ VC cho nó ăn đạn rồi đổ tội cho đám Chống Cộng điên cuồng!
Và tụi Chống Cộng điên cuồng, có thể cũng nghĩ y chang!
Thế là bỏ mẹ thằng khùng!
Đành phải 'viết trắng' ra như vậy, cũng là một cách báo động cho tên khùng!


*

Trân trọng giới thiệu
Ra mắt độc giả đúng vào dịp Giáng Sinh năm nay.

*

Like the Coleridge hero who wakes to find himself holding the rose of his dreams, I knew these objects were not of the second world, which had brought me so much contentment as a child, but of a real world that matched my memories.
Như nhân vật của Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của giấc mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong Tứ Khúc thì không phải là từ thế giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một, với hồi ức của tôi, những ngày ở Sài Gòn.
NQT

Những Con Quỉ Đáng Sợ Của Dostoevsky.
Pamuk

Ui chao, cứ như thể Dostoevsky thì thầm vào tai tui, dậy cho tui cái ngôn ngữ bí mật của linh hồn, đẩy tôi vào xã hội của đám tiến bộ, tuy, bừng bừng vì những giấc mộng thay đổi thế giới, nhưng bị khoá chặt ở trong những hội kín hội hở, và hơi bị thích thú cái trò khốn nạn, đánh lừa những kẻ khác, nhân danh cách mạng (1), đầy đọa, làm nhục, làm mất nhân phẩm, những người không nói thứ ngôn ngữ cách mạng, không chịu cùng chia sẻ viễn ảnh về một ngày mai ca hát của chúng.

(1) Đúng là tình cảnh nước Mít, năm 1945, trong có hoàn cảnh một nhạc sĩ, nhà thơ, vì bát cơm của tổ trưởng tổ cách mạng, me-xừ Vũ Quí nào đó, mà phải cầm súng đi làm thịt tay ăng ten cho hiến binh Nhật, Đỗ Đức Phin, và sau này, sám hối, viết Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca.


Gấu, đúng lý ra, là đã quen Cô Tú, từ những ngày cô làm cho hãng AP.
Hồi đó, có một dạo, ngay sau khi Huỳnh Thành Mỹ mất, Gấu có thói quen, sau khi gửi vô tuyến viễn ảnh, sau khi chờ Tokyo thông báo kết quả, là theo ông Hưng, AP man, ghé hãng AP, ở phía trên lầu Passage Eden, uống một ly “cà phê tức thời”, vừa uống vừa ngắm bức hình Huỳnh Thành Mỹ to tổ bố treo trên tường, sau đó, cả hai xuống lầu, ghé cái ngõ hẹp giữa hai bức tường, nơi cho mướn những cuốn tiểu thuyết đen série noire, lục lọi một hai cuốn chưa đọc (với ông Hưng là Carter Brown, còn Gấu, Chase, hoặc Simenon), rồi chia tay ông bạn già.


Hồn Ốc


Ghi chú về Brodsky

Mùi Camus vs Mùi VC

Tô Hoài by Vương Trí Nhàn

Chăm sóc cô đơn
**
*

Ở xứ Mít Nam, có lẽ Gấu là người đầu tiên viết về văn chương dấn thân, ngay khi vừa bước vô làng văn, phải nói, ngay sau khi dư âm của truyện ngắn đầu tay Những Ngày Ở Sài Gòn còn rền rĩ ở trong giới giang hồ, qua loạt bài, Gấu nhắc lại, loạt bài “Thế nào là văn chương dấn thân?”, trên tờ tuần báo Nghệ Thuật, khiến mấy đấng bạn quí càng thêm chán Gấu!
Gấu nhớ là, Thạch Chương, tức Cung Tiến, thú loạt bài của Gấu. Gặp, đúng cái lần Gấu không được mời mà cũng mò đến nhà anh uống rượu, anh nói, cái style, cách dùng tiếng Mít của Gấu, rất Mít, không “khoa bảng”, như của anh, và, anh không viết được như vậy. Lâu ngày rồi, Gấu không nhớ rõ nguyên văn, nhưng đúng là ý của anh.

Hình như trong bữa tiệc đó có cả Kiệt Tấn thì phải, và sau đó, hai thằng rủ nhau đi uống tiếp, và xém chút nữa thì bị đám du đãng cho ăn đòn, Gấu đã kể về vụ này rồi.
Loạt bài viết về Thế nào là văn chương dấn thân?, Gấu viết từ những gì đọc được ở Roland Barthes, chứ không phải theo cách nhìn của Sartre, về dấn thân. Còn nhớ một câu, hình như chôm trong một bài viết, của một anh Tây hay một bà Đầm [Marthe Robert?]: Ngay cả khi khẳng định, tôi vẫn còn tra hỏi. [Même, quand j’affirme, j’interroge encore, đại khái thế]
Gấu gặp lại Kiệt Tấn, đúng cái lần qua Paris tái ngộ đấng bạn quí từ Sài Gòn bay qua, ở cuối thiên niên kỷ. Hai vợ chồng anh ra phi trường đón vợ chồng Gấu. Chẳng thằng nào nhận ra thằng nào, sau bà xã anh cứ nhè mấy thằng đầu đen hỏi, có phải mi là Gấu, thế là lòi ra ngay. Bà kể, cái lần đón ông bạn quí của cả hai cũng y chang, nhưng lần đó, bả biết trước, và có nói với ông chồng: Bạn anh từ Sài Gòn qua. Mấy chục năm rồi. Không nhận ra được đâu! (1)
Tuyệt!
Nhưng cái lý do Kiệt Tấn không nhận ra Gấu, thì còn tuyệt hơn thế nhiều!
Thủng thẳng Gấu kể tiếp.
(1) 
Tôi vẫn còn nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được Bộ Nội Vụ và Cao Uỷ Tỵ Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc. Cái nhìn dừng lại rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với trong hình. Có vẻ anh tin. Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không ngờ sự khủng khiếp của một chế độ so với sức chịu đựng của con người.
Như lính giữa rừng

Những rừng đèn chai đứng dậy trong đêm khuya.
Thơ Kiệt Tấn


Văn Chương Dấn Thân


Cao Bồi PXA

Dọn Tiếp!