|
11.3.2010
by
Richie
Gấu có nhớ Xứ Đoài không?
Happy
Birthday to U, Jennifer
Bearing witness is a sacred trust
Every writer of reportage ought to learn from
the Kapuscinski controversy.
Creative non-fiction is a slippery slope
Một cách đọc khác, về ông nhà văn ký giả kiêm điệp viên xém đoạt Nobel.
To bear witness to genocide, war, revolution and human courage amid
inhumanity is – forgive the pathos – a sacred trust.
Ông
Cà Bi ở Xẻo Quao
As for
me, I prefer to
smell French shit for five years, rather than Chinese shit for the rest
of my
life.
Ta thà ngửi
cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu
cả đời
Di chúc
Bác Hồ
Don't you realize what it means if the
Chinese stay?
... The last time the Chinese came, they stayed one thousand years!
The French are foreigners . . . Colonialism is dying
out. Nothing will be able to withstand world pressure for
independence. They may stay for a while, but they will have to go
because the
white man is finished in Asia. But if
the
Chinese stay now, they will never leave.
As for me, I prefer to smell French shit for five
years, rather than Chinese shit for the rest of my life.
Tháng
Ba, 1946, năm năm trước khi Greene tới Việt Nam,
Ho [HCM]
ký hòa ước với Tây, thừa nhận, sự ra đi của họ để lại một khoảng trống.
Viễn
ảnh một Việt Nam
độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, do Tây nhử, làm Ho khoái. Ông chửi
đám bộ hạ
phò Tầu:
Mấy bồ có hiểu nghĩa là gì, chuyện đám Tầu ở lại? Lần
chót tụi nó ở một ngàn năm! Tây dù sao cũng mũi lõ, họ có thể ở một
thời gian,
và rồi sẽ cút, vì tụi da trắng hết thời ở Á Châu rồi. Ta thà ngửi cứt
Tây năm
năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!
Norman Sherry: Tiểu sử Greene, chương 24: Bonjour
Vietnam [Sherry trích câu này từ Hồ Sơ Ngũ Giác Đài, The Pentagon
Papers,
Senator Gravel Edition, vol 1, Beacon Press, 1979, trang 49-50]
Cái
đoạn gạch đít trên, được Tô Hoài, diễn tả, trong
Bút Ký, qua những lời tố cáo Việt Minh bắt tay với Tây, của một nhân
vật Hà Nội
của ông, trong không khí thủ đô tưng bừng, hăm hở vô Nam:
Chúng ta còn ở Hà Nội làm gì? Để đến khi họ chiến thắng
trở về thì chúng ta được góp vào cái đuôi người , chảy đi xem duyệt
binh chăng?
Không Hà nội không ai nghĩ như thế. Đời đương lên và
đẹp vô cùng đẹp. Chiều nay, gã bạn hoạ sĩ gác trên đã nhờ người đi hỏi
han hộ
xem ở “trong ấy” có cần người vẽ thì đễ gã vào.
Hà Nội bây giờ thế cả. Cái quê yêu quí nhất của người
ta bây giờ là ở đâu trong đất nước có kẻ dám phá cuộc cách mạng. Buổi
chiều
cuối năm này, chúng tôi nhớ Nam
bộ, cái quê một lúc, cái quê muôn đời đương rừng rực máu. Chúng ta và
các anh.
Gã đi rồi.
*
Bố có một mơ ước. Mơ ước này
tôi nghe thường
xuyên trong những bữa cơm tối lúc tôi còn nhỏ, khi bố còn làm ở công ty
điện
lực Hà Nội. Mà không, tôi đã nghe nó từ trước đó, suốt những năm tôi
còn nằm
cũi và bố mới ở chiến trường miền Nam về. Sau gần một năm nằm
dưỡng thương
ở chiến trường Nam Lào toàn rừng khộp và nắng, bố hành quân ghép với
các đơn vị
khác vào đến Đà Lạt; lần đầu tiên bố nhìn thấy những đồi thông xanh và
những
thung lũng đầy hoa. Bố bảo khi nào để dành được nhiều tiền, bố sẽ vào
Đà Lạt
mua một miếng đất, xây một cái nhà nhỏ và làm trang trại trồng rau
xanh. Khí
hậu Đà Lạt tốt, bệnh xoang và khớp bắt nguồn từ những năm nằm rừng của
bố có
thể không cần chữa cũng sẽ tự khỏi.
Hơn 20 năm
qua, lúc nào bố cũng chỉ có một
mơ ước như thế. Bây giờ, cái ước mơ ấy dồn cả vào gốc đậu ván bố trồng
ở hiên sau.
Cây đậu ván leo từ tầng một lên sân thượng; hoa đậu ván nở suốt mùa
đông, tím
ngắt cả ba tầng nhà. Hôm tôi mới về, bố cầm rổ cho tôi và Tu Ti nhặt
những quả
đậu ván già trên sân thượng để luộc. Bố lại nói bố muốn có một trang
trại trong
miền Nam – không cần Đà Lạt vì đất Đà Lạt bây giờ đắt quá, chỉ cần chỗ
nào đó ở
đồng bằng sông Cửu Long, rẻ thôi, miễn là ấm áp. Chỉ cần vào đó trồng
trọt thì
tự khắc bệnh xoang, rồi bệnh khớp, rồi bệnh tiền đình sẽ khỏi hẳn. Có
thể bố sẽ
lại nghe lại được.
Bố ạ, con tốt
nghiệp đi làm bên đó, con sẽ
để giành tiền cho bố mua đất trong Nam.
Phan
Việt: Những ngày ở Việt Nam.
*
Gấu
đọc Tô Hoài rất sớm, và giấc mộng, sẽ có
ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn
thêm một
câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy.
Cho tới khi tới được nước Nam
Kỳ.
Tưởng thỏa mãn, mà thoả mãn thực, nhưng, oái oăm thay, một nước Nam Kỳ
khác
xuất hiện!
Lúc thì ở nơi BHD, và cái nước Nam Kỳ lần này, khốn nạn thay, lại chính
là cái
xứ Bắc Kỳ mà Gấu đã bỏ chạy!
*
Cũng
vẫn giấc mơ đó, hiện giờ,
ở những người con dân xứ Mít, tìm đủ mọi cách chạy trốn đất nước, dù có
phải
bán mình cho Mafia Đỏ.
Interview: Gao
Xingjian
V/v viết như là một cách để
kiếm sống
Trông vào viết để có miếng ăn
ư? Tôi nghĩ, tốt nhất, nên bỏ cái ý nghĩ đó đi. Đây là kinh nghiệm của
riêng tôi.
Lý do tôi viết – ‘văn chương lạnh’ – tôi gọi như vậy - bởi vì nó không
liên
quan tới thị trường. Đây là một yêu cầu nội tại. Chỉ khi nào bị thúc
bách thì tôi
mới cầm lên cây viết. Không phải để bán sách. Có thị trường sách, và
chúng ta
không chống đối chuyện khuyến mãi sách, bởi vì có thứ văn hóa tiêu thụ.
Nhưng
chúng ta đừng lẫn lộn hai thứ đó. Nhà văn phải thật là rạch ròi về
đường ranh
giữa sự tiêu thụ văn hóa, cultural consumption, và văn chương nghiêm
túc. Liệu
anh ta viết cho sự tiêu thụ của người khác hay là viết cho chính anh
ta? Theo cái
nhìn của tôi, văn chương nghiêm túc được viết dính cứng vào với mình,
serious
literary writing is inherent written for oneself. Chính là vì viết cho
chính mình
như thế mà chúng ta mới đạt tới được cái chân thực của cuộc đời, và nhờ
đó mà có
một cái gì có giá trị để mà cống hiến cho độc giả. Cũng vậy, là với
những từ,
những con chữ. Khi độc giả đọc chúng, họ cũng có thể kinh nghiệm chúng.
Điều này
“chuyển hóa” người đánh dấu, [This ‘transcends’ the marker]. Descartes nói, “Tôi suy tư vậy tôi hiện hữu”.
Với nhà văn, điều này không có nghĩa, “Tôi trình bầy chính tôi, vậy tôi
hiện hữu
[‘I express myself therefore I am']," nhưng mà là, “Tôi viết, vậy tôi
hiện hữu”.
Bằng viết, anh ta không còn sống trong mù lòa, ngớ ngẩn, mà trong sự
sáng suốt
của tâm hồn. Tự thân, kinh nghiệm tự hiểu mình và xác nhận giá trị
những gì
viết ra - xẩy ra trong khi viết – thì cũng là khẳng định giá trị của
nhà văn và
điều này đủ là một phần thưởng rồi.
Ha Jin
Ngôn ngữ
của sự phản
bội
Theo
Adam Gillon, phải có tới
một nửa những nhà thơ Ba Lan đương thời đã viết về cái sự bỏ xứ mà đi
của Conrad, và, đi đâu thì đi nhưng
vẫn không quên cội rễ của ông, và có một số người còn miêu tả ông, như
là một chàng
thuỷ thuỷ chuyên nghiệp, một Odysseus tân thời, không bao giờ quay lại
cái bến
ra khơi lần đầu. Nhà thơ Stanislaw Mlodozeniec (1929-) có những dòng
như sau,
trong “A Song about Conrad”:
Anh đã thuần hóa những
đất trời
những biển cả xa lạ
Những dòng nước xảo trá ở
vùng
sâu
Bằng thứ tiếng tiếng nước
người
trọ trẹ
Anh đã xâu cả thế giới
rộng lớn
Bằng sợi chỉ, là linh hồn
Ba
Lan
Những biển cả ngoại lai
kia -
giờ là của chúng ta.
Bóng ma của anh lang
thang khắp
chốn
Một dấu chân quen thuộc
trên biển
lạ
Gió thổi với hơi thở của
anh.
Ngay cả
chuyện Conrad không
thể trở về quê hương, thì cũng được lý tưởng hoá, như là một cách để
vươn tới một
ý nghĩa sâu xa hơn, và sau cùng, tới một sự trở về có tính cách siêu
hình, nghĩa
là, bến tới không hẳn là quê nhà nhưng mà là một cội nguồn xa vời, được
nhân loại
chia sẻ. Nhà thơ Krysztof Jezewski (1939-) làm những dòng thơ tán tụng
“Joseph
Conrad Rời Ba Lan”:
Khi đôi môi của bóng tối
liếm
trọn thân thể rướm máu, rách bươm của anh
Khi anh bị bỏ lại một mình
Anh ôm lấy thế giới vào
trong
ngực anh
Như không khí vào lồng
phổi
Và nơi trở về, là nơi đó,
Luôn luôn là bến bờ xa lạ
tít
mù đó
Là cái hố thẳm vô cùng
của biển cả
và của Con Người
Bằng sự can đảm, và bền bỉ,
Conrad, người thuỷ thủ đơn độc bị biển cả quần cho nát bấy, sau cùng đã
chinh
phục được giới văn học Anh. Sau khi ông mất, cả hai, Ba Lan và Anh, đều
ôm lấy ông,
và đều coi ông chỉ là của riêng của họ, và đúng như thế, bởi vì cái
tinh thần
uyên nguyên như của ông quả là không chỉ một quốc gia độc nhất nào có
thể giữ
trọn làm của riêng được!
Nhưng tới đây, cho phép tôi được
ngưng lại một tí, để nói về những đau thương mà Conrad được đồng bào
của ông ban
cho: Một tờ báo văn học Ba Lan đã từng xỉ xả vị anh hùng của họ trong
nhiều năm.
Gặp nhau tại Sài Gòn
Saigon
Streets © 2005 by Dirck Halstead
Dirck
Halstead là Sếp UPI của
Gấu. Sếp đầu tiên. Anh sau qua làm cho tờ Time, bây giờ làm chủ trang
web
TheDigitalJournalist
Dirck's
new book: "A
Moment in Time," tells of his time in Vietnam
from photographing the Marines landing at Danang, to his years as the
UPI Bureau
Chief in Saigon. For the 30 years
following
his tour in Saigon, Dirck was the
White House
Photographer for Time magazine. He is the founder, publisher and editor
of The
Digital Journalist, and leads the Platypus DV Workshops, turning news
photographers into digital video journalists.[Cuốn sách mới của Dirck, "A
Moment in Time,"
viết về thời của anh ở VN, từ chụp
hình Mẽo đổ bộ Đà Nẵng, tới những ngày làm Trùm UPI tại Saigon, sau về
làm cho Time].
From:
Date: Thursday, July 21, 2005 11:36:18 PM
To: Nguyen_Quoc_Tru
Subject: Re:
It's wonderful to hear from you Tru. How are you?
We missed you at the reunion in Saigon
in May.
*
Cuộc hội ngộ vào tháng Năm, the reunion in Saigon
in May, là vào năm 1985, khi VC kỷ niệm Mười Năm Đại Thắng Mùa Xuân.
Mời mấy
anh ký giả Mẽo tới, trong có Dirck.
Hai Lúa lúc đó ở trong Trại Bà Bèo, sau chuyến đi Vàm Láng thất bại,
như đã kể
sơ sơ trong một bài viết.
Khi về được Sài Gòn thì lễ lạc đã qua. Tình cờ gặp Tám, nhân viên phòng
tối.
Anh nói, thằng Dirck hỏi thăm mày, nhưng tao với nó phải đứng xa nhau
cả mười
mấy thước, ở ngay trước Tòa Đô Chính, chỗ bùng binh phun nước.
Sợ mấy ảnh, đầy đường lúc đó.
Tám nói, cũng là tình cờ tao nhìn thấy thằng Dirck từ đằng xa. Chính nó
kêu
tao.
Tám, nhân viên phòng tối, trốn lính, suốt ngày đêm đóng đô tại văn
phòng UPI.
Bữa đó, cuồng cẳng quá, mò ra ngoài, lang thang mấy snack bar kế bên
văn phòng
tại đường Ngô Đức Kế, phía đi ra Nguyễn Huệ, bị tóm liền.
Bữa sau, Hai Lúa xuống văn phòng, gặp Tư Râu, người chuyên đưa hình lên
Đài cho
HL chuyển đi. Anh nói, mở mấy ngăn kéo riêng của thằng Tám, thấy toàn
xú
chiêng, quần lót của bướm!
Dirck cũng từng đề nghị với Hai Lúa, mày có muốn đi làm tại văn phòng
UPI
Tokyo, tao lo cho. Đó là lúc cuộc chiến "hứa hẹn những điều khủng
khiếp".
Lạ một điều, Hai Lúa chưa từng có ý định rời bỏ Sài Gòn, chờ cho cuộc
chiến qua
đi, rồi lại mò về. Đi tu nghiệp hai năm thì được. Nhưng do làm UPI, HL
từ bỏ
một hai cơ hội tu nghiệp Huê Kỳ. Nhớ lại, lúc đó, chỉ mong được đi Tây.
Cho Gấu tí Paris
Để Gấu làm thi sĩ!
Đại khái vậy!
Chuyến đi "liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của
những
người CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách, những
bản tin,
những tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi
học tập,
tình cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Viết là
Khiếp
5 năm
TTT ra đi
(22.3.2006-22.3.2010)
Khi ra
khỏi trại tù, trên đường
về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu
giữ trong
trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng
mong
muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ, khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm
sao
viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi: "Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Để lại
viết?
*
"Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
TTT
Poetry makes nothing
happen
Auden
Cái
sự trở về với thơ vần của TTT, khi ở tù, sự thực, là trở về với ca
dao. (1)
Nói
rõ hơn, đây mới là ‘đỉnh cao’, hay đỉnh cuối, điểm tận cùng của thơ
ông, theo
nghĩa câu của Auden, trên:
Thơ làm chẳng
chuyện gì xẩy ra.
(1) Muốn làm người học trò mười bẩy
tuổi
Đạp xe trên đường
đồng
(Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy) ...
Và làm thơ trong trại cải
tạo, đó cũng là trở về với thơ ca bình dân. Chế độ lao động
trong trại, đó là
một ngày căng thẳng tám tiếng, không có cuối tuần; mỗi tù nhân có riêng
một vũ
trụ của anh ta: một cái chiếu, chừng năm, sáu chục tù nhân trên dưới
hai lớp,
trong tấm "toan" trên trăm tù. Viết là một xa xỉ: chỗ ngồi, thời gian
viết. Với nhịp tù hối hả như thế, cái lạnh, cái đói... ai dám nghĩ đến
sáng
tạo? Ngay cả thiên tài, ngay một sức mạnh siêu nhiên cũng chẳng thể
vượt qua,
những "trói buộc" này.
Tuy nhiên, người Việt nói "làm thơ",
không ai nói "viết thơ". Như vậy, người ta có thể làm thơ bất cứ ở
đâu, trong bất cứ vị trí nào: đi, đứng, nằm, ngồi, thức... Thơ gặp anh
không
cần hò hẹn, không định rõ ngày giờ. Người ta không thể kiếm nó, vì biết
đâu mà
kiếm. Bạn chỉ có một việc: tiếp nhận nó, bàn bạc cùng nó. Nó chỉ yêu
cầu bạn:
hãy giữ tiếng nói chơn chất của bạn. Tiếng nói này, sau đó, sẽ quyết
định cuộc
đời của riêng nó.
Brodsky
phán, mới hách:
Nếu nhà thơ có trách nhiệm nào đó với xã hội, thì đó là: làm thơ cho
thật bảnh
[it is to write well]. Là một thiểu số, anh ta đâu có chọn lựa nào
khác.
Không làm thơ bảnh được, thì chết mẹ đi cho rồi! (2)
Failing this duty, he sinks into oblivion.
*
Brodsky vinh danh Frost… his “being
versed in country things”... , đúng mong ước của TTT, “Muốn
làm người học trò mười bẩy tuổi / Đạp xe trên đường đồng”
(2)
Thú thực, đã lâu lắm, Gấu chẳng
đọc được một bài văn bài thơ nào cho ra hồn!
Có vẻ như nhà thơ TTT là nhà
thơ cuối cùng của Mít, như VP là nhà văn [cuối cùng] của thế kỷ 20!
Sang thế kỷ 21, mất mẹ cả thơ
lẫn văn xứ Mít!
May quá, còn phê bình gia, tên
hoạn quan!
*
Về Khổ
Đau và Trí Tuệ, là tít
bài viết của Brodsky về nhà thơ đồng quê của Mẽo, Robert Frost, và được
dùng làm
tít cho tập tiểu luận của ông. Những dòng vinh danh Frost của Brodsky
làm Gấu liên tưởng tới nhà thơ TTT.
Ông viết:
Vào năm 1959, trong một bữa
tiệc tại Nữu Ước, chào mừng sinh nhật thứ 85 của nhà thơ, nhà phê bình
hách
xì xằng nhất vào lúc đó, Lionel Trilling, đã đứng dậy, với ly rượu
trong tay,
tuyên bố một câu xanh rờn: Robert Frost là “nhà thơ khủng khiếp” ( “a
terrifying poet”). Mọi người giựt mình, nhưng đúng là một từ thật đắc
địa, but
the epithet was well chosen, theo Brodsky.
Ui
chao, Gấu lại nhớ đến từ ‘khủng
khiếp’, “của Gấu”, khi đọc cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng, thời
gian giữ
mục điểm sách cho trang VHNT của tờ Tiền Tuyến, khi TTT phụ trách [sau
giao lại
cho HPA và Gấu]. Ông tỏ ra rất thú từ này, và còn nói, tôi chắc cũng
phải bắt
chước cách xử sự của cậu mới được!
Trong
cái "nghiệp"
phê bình của tôi, tôi đã đụng độ với quá nhiều người. Riêng trường hợp
ông bạn,
tôi quên, nhưng rất nhiều lần tôi nhớ. Có khi vừa nhớ, vừa cầu mong, hy
vọng
rằng bài phê bình của mình có thể có ích nào đó. Ngay cả trường hợp ông
bạn,
tôi cứ tự hào một cách thật tếu là, biết đâu, nhờ lời nói "khích" của
tôi, ông đã để lại cho đời hai đại tác phẩm.
Mà có thể thế thật! Thí dụ
như lần đụng độ với Nguyễn Thị Hoàng, khi bà xuất bản cuốn Vào Nơi Gió
Cát. Tôi
đang giữ mục điểm sách cho phụ trang Văn Học Nghệ Thuật của nhật báo
Tiền
Tuyến. Trang báo do Thanh Tâm Tuyền phụ trách (sau ông giao lại cho
Huỳnh Phan
Anh và tôi; Huỳnh Phan Anh, sau bực bội với thằng bạn "láu cá' Bắc-kỳ,
cũng dãn ra). Nguyễn Thị Hoàng vừa thành lập nhà xuất bản, làm một
tuyển tập
truyện ngắn, trả tiền nhuận bút rất xôm, có thể nói là cao nhất, so với
các nhà
xuất bản khác. Tôi cũng được mời tham gia. Ngoài tiền nhuận bút còn một
bữa ăn
linh đình, như để giới thiệu tuyển tập truyện ngắn và nhà xuất bản. Rồi
tới Vào
Nơi Gió Cát.
Cuốn truyện quá tệ, nhưng
chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm tắt nội dung phần đầu, tôi
kết
luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi thật là khủng khiếp! (Chấm xuống
dòng đàng
hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo
dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách
trang báo lại tỏ ra rất thích từ "khủng khiếp". Ông cho đăng, dưới
cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Nguyễn Thị Hoàng hết sức giận
dữ về bài viết. Nhưng thật khác người, bà trả lời sau đó bằng tác phẩm
Cuộc
Tình Trong Ngục Thất. Đây là một tác phẩm tuyệt vời nhất, nói "không"
về cuộc chiến, theo tôi. Hình ảnh một người đàn bà, một người vợ tất tả
chạy
ngược, chạy xuôi, trong địa ngục để cứu chồng. Một ấn bản khác về chàng
Orphée.
Tôi lại là người được cả hai người, là Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo,
trao cho
vinh dự viết bài điểm sách, trên tờ Vấn Đề: Nếu Dostoevsky muốn kéo
Thượng Đế
xuống cho ngang bằng con người, ở đây Nguyễn Thị Hoàng muốn kéo địa
ngục lên
ngang tầm trái đất...(23)
Một chuyến đi
Mar
11, 2010 7:39:00 AM
Anonymous
said...
Nguyễn Hưng Quốc
phê bình cái gì Võ Phiến, những điều NHQ phê bình Võ Phiến thì ai cũng
đã biết.
NHQ "dịch sách" các lý thuyết phê bình của bọn ngoại quốc thì chỉ lòe
dân không rành ngoại ngữ thôi. Dân rành ngoại ngữ thì người ta đọc
thẳng các
tác giả ấy và thấy ngài ngự sử dỏm này chôm đằng này chĩa đằng kia. Đến
lúc NHQ
phê bình thơ Cóc và Cặc thì mới rõ lộ khả năng cục mịch của NHQ. Kém
thì trước
sau gì cũng kém, dù có xách bao nhiêu ông Tây bà Đầm ra lòe. Và sau khi
bị đuổi
ở TSN rồi còn ra NB vẫn bị đuổi, NHQ mới nhảy ra chửi nhà nước VN và
chửi luôn
người VN từ đó đến nay ... Một nhà phê bình văn học có trình độ và tư
cách thì
không nên lên chửi một chế độ và một dân tộc trên một đài tuyên truyền
chính trị như đài VOA. Nhận làm việc ở đài VOA như thế chứng tỏ tư cách
phán
đoán của
NHQ tồi, mà vốn đã tồi từ những bài viết phê bình vò vẽ vò ve lúc mới
ra sàn
mon men nịnh bợ Võ Phiến, Mai Thảo, Nguyễn Mộng Giác với loạt bài đầu
tiên trên
các báo Văn Học, Văn.
Mar
11, 2010 7:40:00 AM
Anonymous
said...
@Anonymous: À thì
ra là thế! Lần sau bác không cần phải mất công comment dài như thế này.
Mất
công lắm. Bác chỉ việc đưa đường link vào trang Tin văn là được rồi! :-)
NQT said...
Sao lại có thể
nghĩ Tin Văn làm cái chuyện khốn nạn đó được?
Chán bạn nào đó quá!
NQT
Mar
11, 2010 9:03:00 AM
Tin Văn có cả một trang Tin
Văn, đâu cần
tới Blog NL?
Lập luận của bạn vô
danh trên,
về NHQ, không giống của Tin Văn, thí dụ đoạn:
Và sau khi bị
đuổi ở TSN rồi còn ra NB vẫn bị đuổi, NHQ mới nhảy ra chửi nhà nước VN
và chửi
luôn người VN từ đó đến nay ... Một nhà phê bình văn học có trình độ và
tư cách
thì không nên lên chửi một chế độ và một dân tộc trên một đài tuyên
truyền
chính trị như đài VOA.
Tin Văn/NQT chưa
hề sử dụng lập luận này, để nhận định về nhà phê bình NHQ, bởi vì có cả
ông bạn
quí của NQT hiện phụ trách một blog VOA, và, một khi lập luận như thế,
thật dễ
bị hiểu lầm, là… VC.
[Xin lỗi bạn vô danh nào đó!]
Một cách nào đó,
VP khi không dám để nguyên văn tên tiếng Anh của cơ quan trợ cấp tiền
cho ông
viết VHTQ, là cũng rứa.
Tiền Mẽo, kẹt lắm!
Sự thực Gấu không
hiểu, khi viết cho VOA như thế, có tí tiền hay là không?
Viết chùa thì chán
chết!
*
Anonymous said...
@NQT & Nhị
Linh: Tôi không nghi (và cũng không có ác ý với) Mr Tin Văn. Tôi chỉ
thấy lập
luận của bác anonymous (đặc biệt là về phê bình Võ Phiến của NHQ) gần
với lập
luận trên Tin Văn nên tôi đá qua Tin Văn như một reference vậy thôi.
Xin lỗi đã
gây hiểu lầm.
Mar
11, 2010 9:50:00 AM
Tks. NQT
*
V/v
tiền Mẽo.
Koestler là người nghĩ ra cái
cú bắt Xịa chi tiền chống Cộng, khi phịa ra cái Hội nghị tự do văn hóa.
Cũng nhân tiện nói luôn, tờ báo
hải ngoại dụ được cả Xịa lẫn VC chi tiền ‘giao lưu hòa giải’, là tờ HL,
của KT!
Tiền VC cho, là qua danh sách
độc giả dài hạn, của Đảng Vịt Kìu Yêu Nước. Tiền Xịa, chi cho KT và một
tay nữa.
Chi xong, Xịa cho người về xứ Mít, coi tình hình làm ăn của HL ra sao.
VC tóm được
tay này, hồ sơ tài liệu danh sách tiền bạc, payroll, đủ hết, làm một
clip
video, để đó. Bởi vậy, khi cái tay bạn KT kia về VN, bị VC tóm, cho coi
clip
video, thế là anh chàng này cạch không dám về nữa!
Về vụ này, Gấu có hỏi một anh
làm tờ TC, anh này cho biết, Xịa có chi cho mấy ngàn, nhưng anh ta từ
chối.
Viết ra sự vụ này, vì KT còn
sống.
Để KT đi rồi, hết viết!
[Gấu biết, qua một tay làm tờ
VH].
6 năm BHD
ra đi
ngày. em. xa
Đài Sử
Kỷ
Niệm
Nhà thơ người Nga Joseph
Brodsky, trong
bài Chiến Lợi Phẩm, viết về những kỷ niệm ấu thời của ông trong
thành phố
St. Petersburg, đã nhắc đến tiếng hú của người rừng Tarzan, và khẳng
định một
điều, vào những năm đầu thập niên 1950, loạt phim Tarzan đã 'đọc bài ai
điếu cho chủ nghĩa Stalin' (de-Stalinization), còn hơn tất cả những bài
diễn
văn của Khrushchev ở Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên xô, và
sau đó.
Ông viết:
“Nhưng chiến lợi phẩm vĩ đại nhất, lẽ dĩ nhiên, là phim! Nhiều lắm, hầu
hết là phim
Hô ly út thời trước chiến tranh… Đèn [trong rạp] mờ đi. Và trên màn ảnh
hiện ra
dòng chữ 'Phim này tịch thu được, như là chiến tích, war trophy, trong
cuộc
chiến đấu lớn lao bảo vệ đất mẹ', và sau đó, khởi chiếu phim."
Gấu
này vẫn tự hỏi, trong những chiến lợi phẩm 30 Tháng
Tư, liệu có thứ nào có tác dụng "bảnh" như trên [như tiếng hú của
người rừng Tác Dăng Nổi Giận], đối với Miền Bắc?
Có lẽ không phải phim, mà là sách.
Có vẻ như sách Miền Nam,
giống như con chim phượng hoàng, đã tái sinh từ tro than của cuộc phần
thư ngày
nào.
Chứng cớ: Số báo Văn có truyện ngắn trứ danh của Gấu!
Mới được một anh bạn trong nước gửi cho!
Hà, hà!
Một ông bạn văn VC của Gấu đã cho biết, ông đọc Gấu từ trước 1975, trên
con
đường xẻ dọc Trường Sơn, bị sốt rét, bị bỏ lại giữa rừng núi Tây
Nguyên, và giữa
những con sốt rét, đã khám phá ra Những
Ngày Ở Sài Gòn!
*
Đọc lại truyện ngắn Kiếp
Khác, bản ‘zin’, so với bản trong tập truyện ngắn Những Ngày Ở
Sài
Gòn, 1970, đã quá khác, rồi so với bản in trên net, kèm cái ấn bản
thứ nhì,
viết khi gặp lại cô bạn, lại càng khác.
Trong bản dzin, dấu vết thuổng Faulkner quá rõ, nhất là sự lạm dụng
ngoặc đơn.
Gấu sẽ scan, đoạn văn trong Absalon, Absalon!, của Faulkner, từ
đó phát
sinh ra Gấu Nhà Văn, và sau đó, sẽ đi một đường, để "hoành dương" một
chân lý: Không có ăn cắp, không có đạo văn, là đếch có văn chương!
Những thí dụ dùng để minh họa, sẽ là một số trường hợp xuất hiện của
một số nhà
văn Miền Nam
như DNM, NDT so với TTT, chủ nghĩa hiện sinh ảnh hưởng như thế nào đối
với văn
học Miền Nam, và sau đó, sẽ làm một đường kết luận, tại làm sao mà hậu
hiện đại
chẳng đẻ ra một tác phẩm nào, như văn học đưong đại cho thấy.
Số Văn này,
in truyện ngắn Kiếp
Khác,
ấn bản đầu tiên, sau sửa lại, in trong tập truyện
Những Ngày Ở Sài Gòn, sau ra hải ngoại, sửa tiếp,
viết thêm ấn bản thứ
nhì, đăng trên một tờ báo địa phương tại Canada, [nhờ nó, có cái kỷ
niệm vui nhất
trong đời viết văn (1)], sau in trên net TV
PASTERNAK
AUTOBIOGRAPHIQUE
PAR HÉLÈNE HENRY
Tout sera là: ma
propre histoire
Et ce qui vit encore en moi,
Tous mes élans et mes amarres,
Ce que j'ai vu, ce que je vois.
«Les Vagues
", Seconde naissance, 1932
Pour être
conséquent, il faudrait parler, dans cette suite d'années et de
circonstances,
de gens et de destinées que réunit le cadre de la révolution. [ ... ]
II
faudrait [les] décrire de telle façon que le cœur se serre et que les
cheveux
se dressent sur la tête. Postface à Hommes et positions, 1957
Phải viết làm
sao cho trái tim quặn xoắn lại, và tóc thì dựng đứng hết cả lên!
*
Ui chao làm sao viết được như thế, về quê hương, những ngày sau 1975?
Những ngày ở Phạm văn Cội, Củ Chi?
Những ngày ở Đỗ Hòa, Nhà Bè?
Tout sera là: ma
propre histoire
Et ce qui vit encore en moi,
Tất cả câu chuyện của riêng Gấu,
Vẫn còn sống trong Gấu.
NQT
*
As a theme,
death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam"
genre is frequently used to excercise self-pity or for metaphysical
trips that
denote the subconscious superiority of survivor over victim, of
majority (of
the alive) over minority (of the dead). Akhmatova would have none of
that. She
particularizes her fallen instead of generalizing about them since she
writes
for a minority with which it's easier for her to identify in any case.
She
simply continues to treat them as individuals whom she knew and who she
senses
wouldn't like to be used as the point of departure for no matter how
spectacular a destination.
Joseph Brodsky: Anna Akhmatova
Poems' Introduction.
[Như một đề tài,
cái chết đúng là một thứ lửa thử vàng, vàng ở đây là đạo hạnh của một
nhà
thơ.... Cái giọng 'tưởng niệm' rất dễ có mùi trên cao gió lộng (1) của
kẻ sống
sót ngó xuống cõi tối tăm mịt mùng của kẻ nạn nhân, của đa số người
sống đối
với thiểu số ngưòi chết...]
(1) Cái tít Trên Cao Gió
Lộng cũng đã từng được dùng, để dịch Wuthering
Heights [Mỏm Gió Hú], của Emily Bronte, từ cái thời còn Tây, trên
tuần báo
Tiểu Thuyết Thứ Bẩy. NQT
*
Ui chao lại nhớ BHD, khổ thế.
Nhớ cái lần,
sau khi ăn hai trái mìn của VC mà không chết, cảm thấy mình chẳng xứng
đáng một
tí nào so với những giọt nước mắt của em nhỏ xuống vì mình.
Ông bạn quí của Gấu đọc,
nhìn Gấu với cặp mắt quái dị, mi có điên không đấy!
Đêm thứ nhì sau vụ mìn nổ, khi
chàng tỉnh táo, nhận ra những khuôn
mặt thân thương trong gia đình, chàng cố gắng cất tiếng nói nhưng không
thể, và
chàng cảm thấy thật rõ ràng một điều, chàng sẽ chết trong đêm, và trước
khi chết,
chàng sẽ được gặp nàng lần cuối cùng. Trước khi chết, chàng sẽ còn đủ
thì giờ để
nói với nàng, rằng chàng yêu nàng vô cùng, và tình yêu đó chẳng liên
can gì đến
đời sống hoặc cái chết, rằng nó phải như vậy, nếu không đã chẳng thể
nào có
nàng và chàng ở trên đời, và điều chàng ân hận, là chàng đã yêu nàng
nhiều quá,
như một lần chàng đã viết, "Chúng ta không sợ chúng ta không yêu thương
nhau mà chỉ sợ chúng ta yêu thương nhau nhiều quá." Chàng cảm thấy đời
chàng sẽ kết thúc như vậy, và chẳng thể nào khác.
Sáng
sớm hôm sau, khi chàng nhận thấy đã chống cự nổi, và thắng cả thần
chết, đã lừa
dối được định mệnh, đồng thời chàng cũng nhận ra một sự thật thảm
thương, là sự
sống sót của chàng như có một điều chi bất thường, giống như một nốt
nhạc sai, dư,
thừa, bất toàn, một giọng hát lạc giữa một bài ca, sự sống sót của
chàng là một
điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn sống và nàng đã
chẳng tới được
nhà thương đêm đó.
Trong khi lần hồi sống lại,
trong những lần nàng vào nhà thương
Grall thăm chàng, nghe nàng kể chuyện, khi được tin, nàng đã khóc và
không dám
giụi mắt, vì sợ mắt sẽ đỏ, và người trong nhà sẽ biết. Chàng nghe kể
lại, vừa cảm
động vừa hổ thẹn....
Khu
Rừng Trong Đêm
*
Về già,
gẫm lại, mới giật mình:
Giả như đêm đó, BHD trốn được ông via khắc nghiệt, ghé nhà thương
Grall, thì đâu
còn anh cu Gấu!
*
It seems that
the voice we humans own
Will never sound, never celebrate,
Only a wind from the age of stone
Keeps on knocking at the black gate.
And it seems to me that under the sun
I alone remain-this honor's mine,
Simply because I was the first
Who wanted to drink the deadly wine.
1917
Akhmatova
Có vẻ như cái thứ tiếng
người mà chúng ta có đó
Nó sẽ chẳng bao giờ kêu lên
Chẳng bao giờ ăn mừng
Chỉ là tiếng gió từ thời kỳ đồ đá
Liên tục gõ lên chiếc cổng đen
Và hình như chỉ còn tôi, đơn độc dưới ánh mặt trời
Và đây là niềm vinh quang của tôi
Giản dị, ấy là vì tôi là người đầu tiên
Muốn uống ly rượu độc
Plus heureux que
moi, vous vous êtes résignés à notre poussière natale.
Hạnh phúc hơn ta, tụi mi đành ôm mớ bụi quê hương.
Vous avez, en outre , la faculté de supporter tous les régimes, y
compris les
plus rigides.
Ngoài ra, tụi mi có tài, chế độ nào cũng bợ đít được hết, ngay cả thứ
khốn kiếp
nhất.
Ciroran: Sur deux types de société [Về hai thứ xã hội]
trong Histoire et Utopie [Lịch sử và Không tưởng]
*
"Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó rồi: Thơ Của Tôi."
Joseph Brodsky
[Cái phần đẹp nhất của Gấu, thì đã ở đó rồi: Những Ngày Ở Sài Gòn].
*
"A real 'wasteland' is much more terrible than any imaginary one".
Czeslaw Milosz: A Treatise on Poetry
Một "hoang địa" thật, thì khủng khiếp hơn bất cứ một hoang địa tưởng
tượng nào.
*
L’individu ne vit pas une tragédie en perdant sa culture d’origine à
condition
qu’il en acquière une autre; c’est d’avoir une langue qui est
constitutuif de
notre humanité, non d’avoir une telle langue.
[Tạm dịch: Cá nhân không sống bi kịch, khi mất văn hóa gốc, nếu có được
một văn
hóa khác. Có được một tiếng nói khác, để tiếp tục làm người]
Todorov: Kẻ Bán Xới [L’homme dépaysé]
*
Tzvetan Todorov gốc Bulgarie. Ông kể chuyện những ngày đầu bỏ chạy quê
hương,
qua Pháp: Tôi tìm đủ mọi cách để hội nhập tối đa. Chỉ nói tiếng Tây,
tránh hết
mọi bạn quí cũ, đồng hương, đồng bào, tôi có thể nhắm mắt, mà vẫn nhận
ra đủ
thứ mùi rượu vang, đủ thứ phó mát khác nhau, của Tây, tôi mê toàn Đầm…
cuối
cùng, có một thằng Bulgarie mất đi, và thêm một thằng Pháp, nhân loại
thì vẫn
vậy: il y aurait eu à là fin de l’opération, un Bulgare de moins et un
Francais
de plus. La solde aurait été nul, sans perte ni gain pour l’humanité….
Cái phần đẹp
nhất của tôi, thì đã ở đó rồi: Thơ của tôi.
Joseph Brodsky
Cái phần đẹp nhất của Gấu, thì đã ở đó
rồi: "Những Ngày Ở Sài Gòn"
Va, petit
livre, et choisis ton monde.
Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày
Note: Cái bìa, nguyên là một bức tranh của Nguyễn Đồng. Bọn lái sách
thay bằng
hình Chợ Sài Gòn.
Bìa sau, Gấu nhớ, có một câu thật trứ danh, do Gấu sáng tác:
Những rung động của một tuổi trẻ, của một thành phố, hay chỉ là những
rung động
của những chữ.
|
|