*
















Chúc Mừng Năm Mới

*

JD Salinger dies, aged 91

Catcher in the Rye author JD Salinger has died of natural causes at his home in New Hampshire
JD Salinger, tác giả Catcher in the Rye, mất, thọ 91 tuổi
Ở Miền Nam, Catcher được Phùng Thăng dịch là Bắt Trẻ Đồng Xanh. 

Nhưng còn một tác phẩm trứ danh khác nữa, cũng có tên là Bắt Trẻ Đồng Xanh, nội dung 'mô phỏng' cái tít trên. Đó là một bài viết của Võ Phiến, về cuộc vơ vét con nít Miền Nam [đồng bằng sông Cửu Long] cho vượt Trường Sơn ra Bắc học,
sau trở về tiếp tục cuộc Trường Kỳ Kháng Chiến Chống Mỹ cứu nước.
Còn một Bắt Trẻ Đồng Xanh, nữa, là cuộc di tản trẻ con lai Mẽo, vào những ngày 30 Tháng Tư 1975. Vì lòng nhân đạo, tất nhiên, nhưng còn là do lo xa: Mấy anh Mẽo sợ VC sau này, dùng lũ trẻ bắt bí phải xùy tiền ransom ra mới cho chuộc!
Chán mớ đời!

Gấu thực sự không đọc Salinger, những ngày mới lớn. Cái cuốn tiểu thuyết làm tan nát tuổi trẻ của Gấu đúng là cuốn Kẻ Xa Lạ của Camus. Nhờ nó mà viết được cái truyện Những Con Dã Tràng, nhưng khi được ông anh khen, thì Gấu lại hoảng, bởi vì trong lời khen của ông, qua bà cụ của anh, thì hình như là một lời nhắn nhủ, theo cái kiểu "Tôi không cầu chúc anh thuận buồm xuôi gió", của HNH!
Ông anh nói với bà cụ, nó sẽ đi xa hơn DNM.
Đi xa hơn?
Muốn đi xa hơn, thì phải... đọc.
Mà đọc sách Tây cơ!
Đọc, vớ được cuốn La Nausée thế là đọc tới, đọc tưới cũng được, nghĩa là đọc bừa, từ nào không biết thì bỏ, để đó, tính sau!
Và cái câu văn trong Buồn Nôn làm Gấu cầm viết được trở lại, đọc trong lúc chờ BHD tại một quán cà phê Tầu, cà phê vợt, cà phê túi, đó là cái câu, nhớ đại khái, tôi tự hỏi tại sao lại sợ hãi một thế giới bình thường như vầy, tôi nghĩ là tôi đã khỏi bệnh.
Bệnh, là do cú đánh của Camus.
Đúng ra, là do ăn  mấy phát đạn của Meursault mà không chết!
Nhưng chỉ đến khi đọc Faulkner, mà phải đọc đúng cuốn Absalon, Absalon!, thì Gấu biết ngay, đây là tác phẩm, đây là ông Thầy mà thằng cu Gấu Bắc Kít cần!
Gấu nhận ra ngay, Colonel Sutpen là bà con của Gấu!
Có thể nói, tất cả cái phần đầu của Absalon, Absalon!, khi anh chàng sinh viên Nam Bộ khăn gói quả mướp ra Hà Nội học Đại học, và được một bà cô kêu lại gặp bà, để nghe bà kể chuyện về Miền Nam, những chuyện kể của Cô Tư thoát thai từ đó, dù Cô Tư chưa từng đọc Sartre, chẳng biết gì về hiện sinh, lại càng không biết gì về Faulkner!

Có thể nói, chính cuốn Absalon, Absalon! và tác giả của nó, mò đi kiếm Gấu, chứ không phải ngược lại!
*
January 29, 2010
Remembering Salinger: Joshua Ferris
Last night in Philadelphia, my friends and I were having dinner at Radicchio, a restaurant on the border of Old City and Northern Liberty, discussing the sudden news of J.D. Salinger’s death. We talked about “The Catcher in the Rye” and wondered what book, if any, coming in its wake, had been as galvanizing, controversial, wildly popular, and accomplished. “Iconic” was the word. “Catch-22”? “Portnoy’s Complaint”? Perhaps, maybe—but in the last twenty or thirty years? Any book of real literary chops that everyone had read the way everyone read “Catcher,” as everyone still reads “Catcher”? We agreed there probably wasn’t, and wondered further, Was that a failing of book writers, or a further sign of the faltering literary temple? The three of us being book writers, we preferred to blame anything but the book writers: the withering audience for serious novels, the dissipation of a centralized critical apparatus, the era’s technological trammeling. The allure of sunny days, for that matter. Anything but the book writers.
Soon Michael Buscio, a waiter at Radicchio, brought out our food, cautioned us that the plates were hot, and spotted “The Catcher in the Rye” sitting on the table. Buscio is a tall man with a thin, angel-fish-type face who talks with the swaggering cadences of a Goodfella. “I see you got ‘The Catcher in the Rye’ there,” he said. “That’s a good book.” He hadn’t heard about Salinger’s death. “He died today? Oh, too bad. That’s a good book.” He’d read it first in high school, and then a second time when, he said, “I got more of what it’s about. First time was for school, and I never liked to read what I had to read.” The book spoke to him, as it seems to do nearly unfailingly to everyone, in a personal way. But he wasn’t unaware of the ambiguity of interpretation. “I mean, it also turned people into assassins, you know?” he said, in reference to Mark David Chapman’s murder of John Lennon.
These days it’s hard to imagine a novel cited as motivation for murder, but such was the power of Salinger’s book. What accounts for that power is tricky to parse, but it probably doesn’t have much to do with all the qualities that make it—and “Nine Stories,” and “Franny and Zooey”—so goddam good to a writer, like the unspooling of one limpid and effortless word after another, and a lot more to do with the truth-to-power vibe, the calling-out of all the phonies and so forth, touching a nerve that first appears, with puberty, at adolescence, and whose dark magic is to remain raw and accessible forever, so that the “message” of the book, that loaded and loathsome term, is as gut-punching now as it was sixty years ago. It’s the genuine article of what the back of books call, time and time again, timeless.
Salinger’s narrator in “For Esme—With Love and Squalor,” declares his intention to tell his particular story without worrying about any discomfort he might cause, because “Nobody’s trying to please, here. More, really, to edify, to instruct.” Salinger’s genius is how well he did both at once. “Storyteller, teacher, enchanter” is how Vladimir Nabokov taxonomies the major writer, placing special emphasis on the enchanter. Salinger was an enchanter of the first order, and of a particularly rare breed. He put enchantment at the service of instruction, and vice versa, palatably. He was the American enchanter of the disenchanted.

The conversation with Buscio ended with a discussion of the Apple iPad. He was excited about it: finally something cool to hold that would store a lot of books. “For a single guy, I got a big library at home,” he said. ” ‘The Catcher in the Rye,’ ‘Fahrenheit 451,’ Sun Tze’s ‘The Art of War.’ I’ve read them all. But now I can have them all right there, you know?” That would be a shame in its way, because our conversation was the result of a paperback sitting on a table. But I hope Buscio gets his iPad, and I hope the first download he buys is “The Catcher in the Rye.” A guy could do a lot worse than reread Salinger, in whatever medium. He was a helluva writer.
The New Yorker

Như vậy là tay này không nhắc đến Kẻ Xa Lạ của Camus.
Nhưng câu hỏi ở đây, là:
Vào cái tuổi “Nổi loạn không Duyên cớ” [Rebel without a Cause, xin để ý đến từ Rebel ở đây. NQT] đó, nếu bạn vớ phải Kẻ Xa Lạ, thì liệu bạn có thể đọc luôn cả Catcher, cùng với nó, như tay này tưởng tượng ra, vào cái thời iPad?

Và đây là một câu trả lời, một cái còm, của độc giả The New Yorker:
This article was terrible. You decided to end your remembrance of J.D. Salinger by hoping you waiter gets an I-pad? Look even working class guys who hated school like Salinger! You sir sound like a phony snob.
Posted 1/29/2010, 12:31:31pm by Dylaangell12345678

Look even working class guys who hated school like Salinger!
Coi kìa, mấy anh thợ thuyền thì cũng ghét trường học như Salinger! (1)
(1)
This article was terrible. You decided to end your remembrance of J.D. Salinger by hoping you waiter gets an I-pad? Look even working class guys who hated school like Salinger!
Theo K , cau nay thieu mot dau phay : Look, even working class guys who hated school like Salinger  (Coi do, ngay ca may dan tho thuyen ghet truong hoc thay mo ma cung thich Salinger )
(ps. Salinger tuyet voi nhu vay, co lam sao ma viet bai tuong niem ve ong ay lai chuc ten boi ban mua duoc cai i-pad, hu ??? )

Tks K.
Ui chao. Dịch nhảm quá! NQT
A guy could do a lot worse than reread Salinger, in whatever medium. He was a helluva writer.
Một thằng chả có thể làm đủ thứ chuyện xấu xa tệ hại, chứ cái việc đọc lại Salinger thì nhằm nhò gì!
Như vậy, đã đọc Camus, thì bye bye Salinger!
*

Câu trên cũng dịch sai!
Chán thiệt!
Lý do là đang lo đọc Camus, Orwell, thì gặp cái cú Salinger ra đi, dịch đại, chẳng hiểu cái từ helluva nghĩa là gì nữa. (1)
Cám ơn K, và xin lỗi độc giả TV.
NQT
Gấu gặp đúng tình trạng tẩu hoả nhập ma như vầy, lần dịch một bài về một ông Tây cho talawas. Lúc đó, đang đọc mê đọc mẩn Joseph Roth! (2)
*
A guy could do a lot worse than reread Salinger, in whatever medium. He was a helluva writer.
(Anh ta) đáng ra đã có thể làm nhiều chuyện tệ hơn là đọc lại Salinger chứ, dù là đọc trên phương tiện nào cũng vậy ( sách in, mạng ảo, i-pad ....) . Ông ấy (Salinger) thật là một nhà văn tuyệt vời .
K
Câu ni chẳng ăn nhằm chi đến so sánh các nhà văn, anh Gấu đưa Camus vào làm chi vậy . Thiệt là tẩu hỏa nhập ma quá chừng rồi .
helluva : ( hell of a )

(1) Hell of a (viết tắt, văn nói helluva) có nghĩa là tuyệt, nói theo tiếng Huế "dễ sợ" , nói theo tiếng Bắc "kinh" , "khủng" . Helluva writer : Nhà văn viết hay dễ sợ, hay khủng, hay kinh hồn!
Tks. NQT

(2)
Bu Đa, Bu Đa
Viết về ông Phật mũi lõ này, là phải cho độc giả thấy cả hai nguồn thông tin. Cứ lo thổi ống đu đủ không thôi, là tự sỉ nhục mình và coi thường độc giả.
Chứng cớ: Xin xem Blog Tin Văn
*
Gấu có một kỷ niệm khá thương đau, về ông Phật VC mũi lõ, lần talawas nhờ dịch một bài, nhân khi Phật qua đời.
Gấu lúc đó đang mê mẩn đọc Joseph Roth, bèn ngó sơ, thấy cũng ngon cơm, bèn OK, bèn dịch như máy, bèn gửi. Kết quả, bản dịch đầy lỗi, khiến talawas phải xin lỗi độc giả, và đưa một bản dịch khác thay thế!
*
Jean-Claude Pomonti
Georges Boudarel: «Tôi chỉ là một thằng ngu»
Nguyễn Quốc Trụ dịch
Nguồn


Voyage au bout de la nuit
Uncovering Céline

Louis-Ferdinand Destouches met Cillie Pam in Paris, at the Café de la Paix, in September 1932. Destouches was a physician who worked at a public clinic in Clichy treating poor and working-class patients; Pam was a twenty-seven-year-old Viennese gymnastics instructor eleven years his junior on a visit to the city. Destouches suggested a stroll in the Bois de Boulogne, took Pam to dinner later that night, and afterward took her home. Two weeks together began, after which Pam returned to her work and life in Vienna. Over the next seven years, they saw each other infrequently but corresponded regularly. Pam, who was Jewish, married and had a son. Destouches, who wrote in his free time, became famous shortly after their brief affair, his first novel, Voyage au bout de la nuit, published at the end of 1932 under the pseudonym "Céline" (his maternal grandmother's first name), proving an enormous success. In February 1939, Destouches received word that Pam had lost her husband: he had been seized, sent to Dachau, and killed. On February 21, Destouches wrote to Pam, who had fled abroad:
Dear Cillie,
    What awful news! At least you're far away, on the other side of the world. Were you able to take a little money with you? Obviously, you're going to start a new life over there. How will you work? Where will Europe be by the time you receive this letter? We're living over a volcano.
On my side, my little dramas are nothing compared to yours (for the moment), but tragedy looms nonetheless....
Because of my anti-Semitic stance I've lost all my jobs (Clichy, etc.) and I'm going to court on March 8. You see, Jews can persecute too.

How a reader responds to this letter is, I suspect, a fair predictor of how capable he or she might be of tolerat-ing the extreme disjunctions that predominate in the life and art of its author. One of Céline's biographers, for example, describes the letter as possessing "a curious blend of concern and sheer tactless selfishness," a response that itself seems to exhibit its own curious blend of sheer shortsightedness and apologism. Another biographer calls it, reasonably if inadequately, "astonishing," but does offer the useful detail that Pam, upon receipt of the letter, "never saw [Destouches] again and stopped writing."


Tình lơ
Nguyễn Ngọc Tư

V/v Tình Lơ.
Hẳn là Cô Tư đọc Cuốn Theo Chiều Gió, và bởi vì cùng một nỗi ám ảnh về một Miền Nam sâu thẳm của một William Faulkner, một Margaret Mitchell, mà viết ra nó.
Scarlett và Melanie ở đây là hai chị em giống nhau như đúc. Và thầy giáo Thành trong Một Mối Tình, thì biến thành anh chồng ngớ ngẩn lầm cô chị với cô em, hoặc ngược lại.
Cái không khí chung của tất cả truyện của Cô Tư, vẫn là ảo tưởng về ông anh Bắc Kít ruột thịt cuối cùng hóa ra…  kẻ thù!
Scarlett khi vỡ ra, bèn đoạn tuyệt với ảo tưởng, quyết tâm xây dựng lại thiên đàng Tara, chờ ngày Rhett [chắc là đi học tập cải tạo] trở về!

Một độc giả TV đã khều nhẹ Gấu, Cô Tư làm sao mà đẹp như ông Gấu tưởng tượng ra, như thế!
Gấu này đành phải thú thực, sợ Cô Tư còn đẹp hơn cả những W. Faulkner, những Margaret Michell! Tất cả những sáng tác của Cô Tư đều bàng bạc trong đó, một Miền Nam đã mất, và gốc rễ của nó, phải tính từ thời Adam và Eva bị tống ra khỏi Vườn Địa Đàng, biến thành một lũ “giả-Do Thái” [giả ở đây giống như trong từ ‘giả cầy’!], lang thang khắp miền trái đất, một nửa reo rắc tai ương, một nửa ăn mày lòng thương hại của nhân loại.
*
Quán nhớ
Trong đám bạn nhỏ cùng xóm, lớn lên tản mác, chỉ nó là người đi xa nhất, cách núi sông đã đành, lại còn cách biển, bên nầy bên đó không thể cùng lúc ngắm mặt trời lên. Lâu lắm nó mới về, nó bảo, bây giờ xứ mình cái gì cũng khác, nhờ có tình bạn tụi mầy mà tao còn biết đường về, nhờ một thứ nữa là cái tiệm tạp hoá của dì Hai, may, cứ nhìn tiệm đó mà tao không lạc.
Lối sống văn minh không làm nó quên tiếng "tiệm" ngày xưa, ngày mà cả nó và tôi còn nhỏ xíu, ngày nào má nó cũng kêu thằng Út ơi, thằng Út à, chạy lại đằng tiệm mua giùm má ít đồ. Buổi sáng chạy ra mua tương mua củi về nấu bữa cơm sớm cho má nó lót lòng đi làm phụ hồ, ba đi đạp xích lô, trưa cả hai người về, cho đỡ mệt. Chiều xách chai mua dầu về thắp đèn, bữa nào ba nó vui, muốn nhâm nhi với mấy ông bạn, nó đong thêm xị rượu. Nó biết đi tiệm mua đồ từ lúc còn chưa biết mặt của mấy tờ giấy bạc, ở nhà đưa tiền, nó chạy lại xòe tay ra mấy tờ bạc bèo nhèo đưa dì Hai, "má con dặn mua hết bi nhiêu đồng muối". Dặn mua ít món còn nhớ, dặn nhiều nó phải vừa đi vừa nhẩm, gặp cái chạc cây, vấp ngã, quên mất, lại phải mếu máo chạy về hỏi lại. Ở nhà sai biểu cái gì còn mê chơi, dùng dằng chứ bảo đi tiệm là nó te tái đi ngay, mua món đồ còn dư một vài trăm, thể nào dì Hai cũng thối lại bằng mấy cục kẹo chanh, kẹo dừa xanh xanh đỏ đỏ, ngọt dai dẳng cả một tuổi thơ của đám con nhà nghèo.
Tiệm tạp hóa của dì Hai cất dựa mé sông, nhà nhỏ, hàng hoá chất đầy ra lối đi, treo lùm đùm líu đíu không thấy được đầu người. Nhỏ vậy, chật chội vậy mà dường như hỏi món gì cũng có, gạo củi mắm muối thì nói gì, tiệm có cả những thứ năm thì mười họa mới bán được một lần. Chen chúc nhau những kệ cao kệ thấp, thùng nhỏ, thùng to, hủ sành, hủ mủ... không có cái thứ tự nào cho món lớn nhất như sịa nia thúng mủng, nhỏ nhất như cục đá lửa, cái dao lam... Bạn tôi nói với tôi rằng, mười mấy năm qua, mỗi lần bước vào những siêu thị hàng hóa bày bán hào nhoáng, nó vẫn thường nhớ tới tiệm của dì Hai, nó nói có một cái gì đó đầy sự sống, ấm áp trong cái quán bề hộn, hỗn độn của dì. Nên nhớ nhiều lắm. Nhớ đùm cốm gạo treo trên vách, mấy cái keo đựng bánh kẹp, bánh men, cái diệm đựng củ cải muối để kế bên rổ hột vịt, ở góc nhà là thạp đường mía vàng ong óng, một lần nó lén lấy tay mút thử, dì Hai rầy, "cái thằng sao ở dơ ở dáy vậy con, sao không nói để dì lấy dao xắn cho". Nó còn nhớ nắp đậy trên cái lon đựng tiền lẻ của dì lúc nào cũng dính dâm dấp bột gạo, bội củ năng. Qua bao nhiêu năm rồi, nó vẫn thắc mắc, tự hỏi, làm sao dì nhớ rành vị trí từng thứ hàng hoá trong tiệm của mình, để người ta hỏi cái gì, dì lẹ làng, phăm phăm lôi ra ngay thứ ấy, mà từ cái chỗ đôi khi ta không ngờ tới. Tôi cười, với dì, cái tiệm đó có một trật tự riêng, tụi mình không biết được đâu.
Bởi dì đã mở tiệm hàng này từ lúc chúng tôi chưa được sinh ra. Có vài ba cái tiệm như thế cho xóm lao động nghèo nhưng không có cái nào lâu đời như tiệm của dì. Mỗi gia đình trong xóm nhỏ nầy, ai đi ai đến dì rành hết thảy. Buôn bán lâu năm dì còn thuộc nết ăn, xài từng nhà. Như cậu Ba chỉ thích ăn bí hầm dừa với đường mía, vừa ngọt dừa thanh, dì Chín mê món cháo trắng ăn với cải xá bấu, sáng nào cũng nấu, nhà mợ Bảy thích xài xà bông bột hơn loại kem... Với cư dân trong xóm, khi đã vượt qua được đận cơm ngày hai bữa thiếu trước hụt sau, ai cũng tự hỏi, hồi đó sống sao được nếu vắng những tiệm buôn bán lẻ trong xóm mình ha. Làm ngày nào đủ chi ngày ấy, đủ hai ký gạo, hai trăm đồng muối, năm trăm đồng đường, với bột ngọt, tương, chao... lắt nhắt, vụn vặt, không người bán biết mua ở đâu. Rồi mấy đứa con gái đểnh đoảng như tôi vất vả biết chừng nào, đôi khi không lấy được chồng chứ hỏng phải chuyện chơi, vì lâu lâu vô bếp một lần, đang nấu canh, kho cá, tá hỏa lên trong nhà hết đường hết muối, sai đứa con nít chạy lẹ ra tiệm mua về nêm vẫn kịp, thiệt hú hồn, may quá. Lớn lên, xa nhà, đi rày đây mai đó, nhớ về xóm cũ, từng cái cây ngọn cỏ, con đường dường như mỗi thứ đã trở thành một phần đời... Cả cái tiệm tạp hóa bình dị, mộc mạc của người đàn bà goá chồng hiền hậu mà cả đời chẳng đứa nào quên tên gọi: dì Hai.
Nó lại thăm, dì Hai than lúc nầy già cả rồi, con mắt ngó không thấy đường, đêm nào cũng nghe đau nhức mình mẩy. Dì nắn bóp tay nó (cái bàn tay chuyên môn lén quẹt đường mía ăn), khen lúc nầy con lớn quá, mập ra. Nó cười, thì mười mấy năm rồi còn gì, xóm xưa trở thành phố thị, hàng quán tíu tít mọc lên. Mọi thứ đã đổi rồi, sao dì với tiệm của dì không thay đổi gì hết vậy? Dì Hai cười, nếu cái gì cũng đổi hết thì bây biết đường đâu mà về.
Tôi thấy chút xíu nữa nó đã rơi nước mắt. Nó nén lòng, mếu máo cười, bảo, "Lâu quá, hỏng ăn kẹo của tiệm dì hai, dì bán cho con năm trăm kẹo đi, dì!". Dì cười, "Cái thằng, buôn bán gì, lâu lâu con mới về, dì đãi'", rồi dì lụm cụm lấy cho nó một vốc kẹo dừa.
Hồi xưa nó cũng mê chỉ mỗi món kẹo dừa, mê tới mức cả hàm răng sún hết trọi.
Nguyễn Ngọc Tư
Trích trong quyển "Nước chảy mây trôi"
Nguồn Đặc Trưng

Gấu cũng có một quán nhớ như vậy đó, mặc dù không phải là một cô gái, như nhân vật trong truyện.
"ngọt dai dẳng cả một tuổi thơ của đám con nhà nghèo"... Lớn lên, xa nhà, đi rày đây mai đó, nhớ về xóm cũ, từng cái cây ngọn cỏ, con đường dường như mỗi thứ đã trở thành một phần đời... thì cũng đâu khác, "câu" của Gấu:
Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn....


PTVA vs VTN vs TH


Huế Mậu Thân

*
*
*

Remember it—but how?
Nhớ ư? - Nhưng làm sao nhớ?
New thinking and old wounds around the Auschwitz death camp
Jan 28th 2010 | WARSAW | From The Economist print edition

Arbeit macht frei (“Work sets you free”)
Lao đ
ộng làm bạn tự do
For the first time, a majority of Poles see Auschwitz chiefly as a place where Jews were killed.
Lần đầu tiên đa số người Ba Lan coi Auschwitz là nơi người Do Thái bị giết.


Lướt Tin Văn Cũ


Arthur Koestler, Người của Bóng tối


Về cuốn Đêm giữa Ngọ, nó không chỉ là một cuốn sách phổ thông: Nhờ nó mà Đảng Ta chẳng bao giờ lên cầm quyền được ở cựu mẫu quốc, tức nước Pháp, một chuyện có thể xẩy ra vào thời gian đó. Bây giờ nhìn lại, thật khó tưởng tượng được, Tây Âu và Mẽo có thể gắn bó với nhau những 50 năm trời. Luôn cả chuyện thắng Cuộc Chiến Tranh Lạnh.
Thành quả đó, công lao đó, là nhờ ba cuốn Trại Loài Vật của Orwell, Tôi Chọn Tự Do của Victor Kravchenko, và Đêm giữa Ngọ của Koestler.
Trong ba ông, số phận của Kravtchenko là thê thảm nhất, như Todorov cho biết. Năm 1947, sau khi cuốn sách Tôi chọn tự do của ông xb, 1946, tờ báo CS của Tây, Les Lettres Francaises tấn công ông, ông thưa ra tòa và thắng kiện, nhưng cũng chẳng được coi là vị anh hùng, hai mươi năm sau, ông tự tử tại căn phòng trong một khách sạn ở New York.


Orwell, ou l’invention du vrai

Một trong những cách đọc mới về Orwell, trên tờ Le Magazine Littéraire số Tháng Chạp 2010, là của một nữ triết gia Mẽo, Martha Nussbaum, giáo sư đại học Chicago. Trong bài viết Một thế giới không có sự thương hại, bà tra hỏi, qua 1984, và tác giả của nó, Orwell, những thành phần cơ bản của tình cảm cảm thông, les fondements du sentiment de compassion. Một tác giả khác, Éric Dior, trong bài viết L’enragé de la lucidité, coi vị trí của Orwell tương tự của Camus, mặc dù cả hai đều thoát thai từ thời kỳ Ánh Sáng: Ông Tây thuộc địa Camus thì mê mặt trời và đàn bà; ông Hồng Mao thích bia bọt âm ấm, không khí âm u ẩm ướt của mấy tiệm bia rượu và làm vườn


Kundera: Gặp Gỡ
Albert Camus, 50 năm sau khi mất

*

Tông tông Bush đọc Kẻ Xa Lạ

**

** 

Tạp Chí Văn Học Tháng Năm, 2006

Đọc lại Camus
Suy tư làm giặc: Penser la révolte.
*
Lịch sử chống lại ký ức?
Thực dân thuộc địa không chỉ là vấn đề mang tính lịch sử. Nó còn cho thấy sự chuyển biến những tương quan giữa chính trị và ký ức.
Thí dụ như ở Việt Nam ngày nay, người dân thèm ra báo, như thời bị ông Tây cai trị!
Và họ nhận ra, Đảng còn tởm hơn Tây!
*
Olivier Todd: Tôi mất năm năm viết cuốn tiểu sử xừ luỷ. Nhưng những lần gặp, khi ngọt như mía lùi, khi mặn đắng như muối. Một bữa, khoảng những năm 1950, tôi ngồi Café de la Marie, công trường Saint-Suplice, với cô vợ trẻ măng, đẹp như tiên. Xừ luỷ dzô, đến quầy ngồi, cặp mắt cú vọ như muốn bóc trần nàng ra. Tôi tức điên lên.
-Tức điên lên, hay là phổng mũi lên?
-Tức điên lên. Tôi quay qua ông bạn ngồi kế, Charles-Roger Leblanc: "Bộ hắn tưởng hắn là ai, thằng khốn này?".
"Thì hắn tưởng hắn là Albert Camus".  Ông bạn còn phạng thêm cho cú nữa!
Nhưng bây giờ cá nhân của ông ta làm tôi hài lòng. Rất ư hài lòng. Không chỉ là một tay quân tử, phong nhã, mà còn lương thiện - và can đảm. [Non seulement un honnête homme - mais un homme honnête - et courageux].



Kỷ Niệm

*

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương

Hoàng Hạc Lâu

Xưa hạc vàng bay vút bóng người
Ðây lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống nào quê quán
Ðừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi...”
*
*

Nguồn

Đây chắc đúng là cái bản dịch mà thi sĩ đã từng đọc cho học trò nghe, trong có Gấu, những ngày học Đệ Nhị trường Hồng Lạc, tại đường Sương Nguyệt Anh, gần vườn Bờ Rô, gần ngã tư Lê Văn Duyệt, Hồng Thập Tự, khu Chợ Đũi, Sài Gòn.
Gấu đã viết về kỷ niệm này một lần rồi. Nay nhân đọc bài của Quỳnh Giao, bèn đốt thêm một nén hương tưởng nhớ Thầy.
Và, để tưởng nhớ mùi hương.

Gấu còn một kỷ niệm thật thú vị về thầy VHC, là lần Thầy trả bài luận văn của Gấu, khen, đây bài hay nhất kỳ này, nhưng cảnh cáo, hay, là đúng khuôn mẫu một bài luận văn, nhưng chưa có gì là độc đáo, đừng tự đắc, đừng cao ngạo…

Ui chao không lẽ Thầy đã tiên tri ra một thằng 'Gấu nhà văn’, tưởng mình là bố chó xồm?

Hách, khinh người, cả một diễn đàn như thế mà dám kêu là Chợ Vòm, Chợ Cá, ư?
Độc giả TV
Thì cũng chỗ quen biết cũ, bạn bè xưa, nên có chút xuồng xã!
Sorry. NQT
*

Nhưng cường tướng làm sao nhược binh?
Thầy nào trò đó!
Thầy mà chẳng hách sao:
Nhất chương [Vũ Hoàng Chương] hào hứng ngạo thiên thu [Đỗ Đức Thu]?
*
Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Biển

Một lần, nhậu cùng một ông bạn trẻ tuổi hơn, cũng nòi thi sĩ, đã từng có thơ đăng trên Trăm Con. Cũng cùng quê Bắc, và cái ý thơ Đêm Mưa Gửi Bắc, là cũng cùng ngậm ngùi.
Say thơ, say rượu, đọc tới hai câu trên, anh gật gù:
-Thơ không cần làm nhiều. Chỉ hai câu này, là có thể chẳng cần làm thơ nữa, cũng vẫn được, anh ạ!
Dạ Vũ Ký Bắc
*

Theo thi sĩ, và cũng còn là ông thầy Việt văn của người viết - năm học Đệ Nhị, trường Hồng Lạc, của thầy Đoàn Viết Lưu, khi còn là một căn hộ, ở đường Sương Nguyệt Anh, Sài-gòn - bản dịch của Tản Đà dùng vần bằng, thể thơ lục bát, cho nên không diễn đạt hết ý nghĩa "bất phục phản" - toàn "vần trắc" - trong nguyên bản. Bất phục phản! Nhân một cơn say, ông nổi hứng, dịch một lần nữa, tạo thế chân vạc cho bài thơ.
Họ Vũ vốn là dân toán, ông vẫn bị ám ảnh bởi những hệ thống trục tọa độ, khi làm thơ. Nhưng cái tam giác của ông, vô tình làm tôi nhớ tới tam giác bếp núc của C. Lévi-Strauss.
Văn minh nhân loại, theo C. Lévi-Strauss, chỉ luẩn quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như thú vật. Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử nước, trong sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân của C. Lévi- Strauss. Phiền một nỗi, trong khi nướng, thui... con người bỗng mê "khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới khi "hít khói thuốc", là tàn một chu kỳ văn minh.
*


Trở lại Anh, Greene nhớ Việt Nam quá và đã mang theo cùng với ông một cái tẩu hít tô phe, như là một kỷ niệm tình cảm: cái tẩu mà ông đã hít lần chót, tại một tiệm hít ngoài đường Catinat. Tay chủ, người Tầu hợp với ông, và ông đã đi vài đường dậy tay này vài câu tiếng Anh. Tới ngày rời Việt Nam, tay chủ tiệm hít bèn giúi vào tay Greene cái tẩu. Cây gậy thiêng nằm trên một cái dĩa tại căn phòng của Greene, ở Albany, bị sứt mẻ tí tí, do di chuyển, đúng là một thần vật cổ, của những ngày hạnh phúc.

31 Tháng Chạp 1953, Sàigòn.
Một trong những cái thú của một nơi chốn xa xôi lạ hoắc, đó là, cái thú "bạn của bạn", theo nghĩa, một cái nét đẹp của nó, đã từng quyến rũ một người bạn của bạn, đột nhiên, nó cũng tóm lấy bạn!
Tôi đã gặp đúng một tình trạng như vậy, một buổi chiều, một người bạn như trên, tới gặp tôi, sau một vài hơi whisky, đèo tôi đi trên chiếc xe gắn máy của anh ta, một bác sĩ hải quân, dạo chơi Sàigòn. Chúng tôi tới thăm mấy tiệm hút.
Tiệm đầu tiên ghé, thuộc loại rẻ tiền, ở trên một tầng lầu, bên dưới là một trường học, nơi đám học trò đang lo thi kỳ thi "tiểu học và trung học đệ nhất cấp". Ông chủ tiệm cũng dân trong nghề, một bệnh tưởng, a malade imaginaire, người khô quắt, như bị vắt sạch nước, hậu quả của sáu chục bi một ngày. Một bé gái ngủ gật, và một cậu trai. Thuốc phiện không nên để cho người còn trẻ vướng vào, như ngưòi Tầu tin tưởng, mà chỉ để dành riêng cho những ngưòi đứng tuổi, hoặc già cả. Một bi ở đây tốn mười đồng. Sau đó, chúng tôi tới một tiệm sang hơn, Chez Pola. Ở đây, bạn có phòng dành riêng, và có thể mang theo bạn. Một cái dù Tầu thật lớn che trên một cái giường tròn lớn. Một quầy đầy những sách ở ngay kế bên giường. Lạ làm sao, và cũng tuyệt vời làm sao, tôi thấy hai cuốn của tôi, trên quầy sách: Le Ministère de la peur và Rocher de Brighton. Tôi bèn lôi xuống, viết mấy lời đề tặng.
Một bi ở đây tốn ba chục đồng.
Kinh nghiệm hít tô phe của tôi bắt đầu vào Tháng Mười năm 1951, khi tôi ở Hải Phòng trên đường ra Vịnh Hạ Long...
Graham Greene. Tam Thập Lục Kế, Tẩu Vi Thượng sách: Ways of Escape

Để tưởng nhớ mùi hương