|
Phải mất quê hương thì mới
nắm bắt được vô trú. Cũng gọi là vô trụ…
Thi Vũ
Dans son refus de l'éternel,
Camus fait sien l'adjuration de Zarathoustra: « À la Terre restez
fidèles, et
n'ayez foi en ceux qui vous font discours d'espérances
supra-terrestres. »
Dans
la quatrième des Lettres à un ami allemand,
il écrira de nouveau: « J'ai choisi la justice pour rester fidèle à la
terre. »
ROGER GRENIER
: Le fil rouge nietzschéen
A dispute with Borges's estate has left works
he produced with the
translator Norman Thomas di Giovanni in publishing limbo
Lục đục giữa dịch giả và cơ sở quản lý gia
tài Borges khiến một số dịch
phẩm của Borges bị chìm vào trong cõi u minh
Điện
Biên
Nhưng, chỉ
đến bây giờ, thì dân Mít mới biết ra được cái giá thực sự mà họ phải
trả cho
chiến thắng DBP.
Câu chuyện về
trận đánh DBP được kể một cách thật là tuyệt vời bởi một tác giả tự gọi
mình là
Ted Morgan, từ cái tên khai sinh Sanche Armand Gabriel de Gramont, [như
Khái
Hưng, là từ Khánh Giư, đảo tự mà ra]. Dòng dõi quí tộc, con trai một
anh hùng
kháng chiến, Sanche de Gramont chiến đấu trong quân đội Pháp tại
Algeria, qua
học Yale, làm phóng viên cho Tuần Tin Tức, của Mẽo. Khi trở
thành công
dân Mẽo, ông chọn một cái tên, ông nói, không gây khó khăn cho điện
thoại viên,
và còn nói lên tinh thần dân chủ của quê hương mới của ông.
Bằng kỹ năng tuyệt vời, Mr. Morgan đã đan dệt nét hào hùng bi thảm của
trận
đánh, những đau khổ của tù binh, sự khùng điên của đám tướng tá cao
cấp, và
những trò tráo trở của chính trị, ngoại giao.
DBP đã trở thành một biểu tượng. Nhưng trước khi trở thành một biểu
tượng, nó
là một “nghĩa địa nơi hàng ngàn xác người bị chôn vùi, với hào hùng, và
dũng
cảm, của cả hai bên”.
Hôm qua
xem thời sự của
truyền hình Việt Nam, bật lên thấy có một bác Việt Kiều mặt dữ dằn như
dân anh
chị xã hội đen thao thao trả lời phóng viên truyền hình nào là nhà nước
nào
trên thế giới cũng có pháp luật, nào là dân chủ phải trong khuôn khổ,
rồi không
được tự do quá trớn. Chắc anh già này lần đầu được phỏng vấn trên
truyền hình
cho đồng bào cả nước xem nói hăng lắm.
Sau đó
đến tay nhà văn Nguyễn
Văn Thọ, tác giả của cuốn tiểu thuyết Quyên mới ra. Tên thường gọi là
Thọ Muối.
Hầu như cứ động đến Việt Kiều là có mặt Thọ Muối. Nhà văn Thọ Muối
trước là cựu
chiến binh giải phóng miền Nam, khi xuất ngũ về đói quá ( tác phẩm Nhà
Ba Hộ
đoạt giải của Thọ Muối lột tả những tháng ngày đau khổ này) Thọ Muối đi
xuất
khẩu lao động sang Đông Đức. Thời thế nháo nhào Tây Đông hòa hợp, Thọ
Muối
thành Việt Kiều Đức nhưng lòng nhớ các em gái Việt Nam khôn nguôi. Và
hơn nữa
là sự đam mê văn chương. Vì những thứ ấy chỉ ở Việt Nam
mới đáp ứng nhu cầu của Thọ
Muối. Nên Thọ năng đi về quan hệ với văn nghệ sĩ và các em út trong
nước. Mà
muốn đi về thì phải phát ngôn thế nào thì Thọ tất rõ. Thọ Muối từng
giật míc
đọc thơ đón tiếp Tổng Bí Thư Nông khi ngài có dịp sang Đức quá bộ thăm
Kiều Bào
bên đó.
Tay phóng viên Quang Minh của VTC cứ tưởng lần
này Thọ
Muối sẽ lại phát biểu đúng ý đồ của ban biên tập, hỏi xoáy Thọ Muối về
chính
sự. Haaaa nhưng không ngờ Nguyễn Văn Thọ đã tiến bộ vượt bậc bởi sự góp
ý của
nhiều anh em văn nghệ sĩ. Cho dù Quang Minh giở hết ngón nghề đề lợi
dụng nhưng
Thọ Muối giờ đã khôn ra nhiều không ngáo ngơ như hồi mới về nước, vả
lại Thọ
Muối đáng tuổi bố thằng Quang Minh làm sao mà để nó qua mặt. Thọ Muối
ba hoa về
ngọn cây, con sông, trăng nước mùi hương của xuân mẹ gì đó.. tuyệt
nhiên
đéo có
câu nào ơn Đảng hay chính phủ cái cóc khô gì làm thằng Quang Minh sốt
ruột hỏi
xoáy vào vấn đề chính nhưng chả ăn thua, Thọ Muối giả tảng lơ đi cứ ba
hoa văn
chương thi phú. Mất mẹ mấy phút quý báu truyền hình quy ra trị giá cả
vài chục
triệu chỉ để Thọ nói văn mình. Xem xong phải gật gù lão Thọ này được,
về nước
là thành tinh rồi.
Thằng
Quang Minh gà Thọ Muối không
được như ý, quay sang Nguyễn Cao Kỳ và mụ Tuyết Mai. Kỳ râu dê chắc bị
đồng bào
chửi nhiều nên chán không nói nhiều nữa. Chỉ nói mong sao đất nước
thành con hổ
và Kỳ râu dê còn tranh thủ tuyên truyền tài liệu về chủ quyền Hoàng Sa,
hình
ảnh quân đội Việt Nam Cộng Hòa đang chiến đấu giữ gìn biển đảo trước sự
xâm
lăng của Tàu Cộng.
Thế mới
biết sự phản biện,
góp ý của dư luận ngoài luồng cũng được tiếp thu đáng kể. Bằng chứng là
Thọ
Muối và Kỳ râu dê đã có những kinh nghiệm xương máu để trả lời bọn VTV
Người Buôn Gió
Thú quá!
Tay Thọ Muối này, khi TCS đi,
có đi một đường ai điếu, kể kỷ niệm, lần đầu nghe nhạc Trịnh, khi đang
trên đường
xẻ dọc TS, phê quá, tính quay đầu ngựa, trở về lại Đất Bắc!
NTV khen, bài hay nhất, trong
những bài khóc TCS.
Chi tiết, Râu Kẽm của Tướng Kỳ
về già biến thành Râu Dê, cũng thú.
Happy
Valentine’s
Buổi
đầu gặp gỡ Mr. Koestler
mới khó chịu làm sao
How Unpleasant to Meet Mr
Koestler
By Cynthia Koestler
Tôi
sinh ra tại Nam Phi ngày
9 Tháng Năm 1927. Vào cuối tháng Giêng 1948 tôi rời Cape Town, để tới
sống
với mẹ tôi tại Paris. Đứng trên boong tầu, nhìn mảnh đất từ từ lùi dần,
và
cuối cùng lẫn vào vùng sương mù cuối chân trời, tôi biết mình sẽ chẳng
bao giờ trở lại.
Tại Paris, tôi gia nhập
Alliance Francaise để làm quen trở lại và thực tập mớ tiếng Tây của
mình. Mặc
dù đã trải qua những ngày nghỉ hè tại bờ biển Normandy
vào năm 1938, tôi chưa từng biết Paris.
Tới mùa xuân, tôi bị cảm cúm, do thời tiết thay đổi. Rồi tôi kiếm được
một chân
thư ký tại cơ sở làm phim Warner Brothers. Tô
TVA vs
VTN vs TH
Tribute
to Koestler
Trong lúc rảnh rỗi, tôi viết
một cuốn tiểu
thuyết Tới và Đi, Arrival and Departure, và một số tiểu luận,
sau được
đưa vô The Yogi and the Commissar [Du Già và Chính Uỷ]
Tới và Đi là tập thứ ba, trong một bộ ba
tập,
trilogy, trong đó, đề tài trung tâm của nó là cuộc xung đột giữa đạo
đức và
thiết thực [expediency: miễn sao có lợi, thủ đoạn, động cơ cá nhân –
khi nào,
hoặc tới mức độ nào, thì một cứu cánh phong nhã [vẫn còn có thể] biện
minh cho
một phương tiện dơ bẩn. Đúng là một đề tài Xưa như Diễm, nhưng nó ám
ảnh tôi
suốt những năm là một đảng viên CS .
Tập đầu của bộ ba, là Những tên
giác đấu, The
Gladiators, kể cuộc cách mạng [revolution] của những nô lệ La mã,
73-71 BC,
cầm đầu bởi Spartacus, xém một tí là thành công, và cái lý do chính của
sự thất
bại, là, Spartacus đã thiếu quyết định [lack of determination] – ông từ
chối áp
dụng luật quay đầu, trở ngược, “law of detours”; luật này đòi hỏi, trên
con
đường đi tới Không Tưởng, người lãnh đạo phải “không thương hại nhân
danh
thương hại”, ‘pitiless for the sake of pity’. Nôm na là, ông từ chối xử
tử
những kẻ ly khai và những tên gây rối, không áp dụng luật khủng bố -
và, do từ
chối áp dụng luật này khiến cho cuộc cách mạng thất bại.
Trong Bóng đêm giữa ban
ngày, tay
cựu truởng lão VC Liên Xô Rubashov đi ngược lại, nghĩa là, ông theo
đúng luật
trở ngược đến tận cùng cay đắng - chỉ để khám phá ra rằng ‘lô gíc không
thôi,
là một cái la bàn không hoàn hảo, nó sẽ đưa con người vào một chuyến đi
đầy
dông bão, cuối cùng bến tới biến mất trong đám sương mù.’
Hai cuốn, cuốn nọ bổ túc cho cuốn kia, và cả hai đều tận cùng bằng
tuyệt lộ.
Nhập nước Pháp, như là một kẻ
xa lạ chẳng
ai mời, vào năm 1939, Koestler bắt đầu viết Bóng đêm giữa ban ngày,
cuốn
sách nổi cộm nhất của ông, và, mặc dù viết trên 30 cuốn sách, với đa
số, ông
chỉ là tác giả của chỉ một tác phẩm. Bóng đêm vén màn cho độc
giả Tây Phương
nhìn thấy thành đồng chế độ, những cây cột trụ tâm lý của độc tài CS.
Vào năm
1944, Koestler hiểu rằng người Nga sẽ kiểm soát phía đông Âu châu của
Berlin,
sau chiến tranh. “Chỉ trong hai năm, nó sẽ là một diễn dịch tự nhiên,”
ông viết
trong nhật ký. “Nếu tôi la lớn lên điều này, chẳng ai tin, và tôi có
thể bị
tống vô nhà thương điên”. Ông trở thành cây trụ cột của Hội nghị vì Tự
do Văn
hóa được thành lập bởi bàn tay lông lá của Xịa, vào năm 1950, để chống
lại tuyên
truyền và ảnh hưởng của Xô Viết.
Tranh cãi sau đó liên quan tới hội nghị, là,
liệu đám trí thức, khi khởi sự có biết gì về nguồn tiền trợ cấp.
Scammell, tay
viết tiểu sử Koestler nghĩ, không. Washington,
bằng mọi giá, sẽ không giúp Koestler. Vào lúc đó, Scammell nhận xét,
như nhìn
rõ tim đen của Mẽo, “Xịa không muốn Chống Cộng ra mặt. Kín đáo, OK”.
Trong Tới và Đi, Arrival
and Departure,
cuộc xung đột giữa đạo đức và thiết thực được diễn tả bằng thuật ngữ
tâm lý.
Peter Slavek khởi nghiệp như là một tay cách mạng trẻ tại một xứ sở độc
tài
Nazi, chẳng có thì giờ nhìn vô cõi riêng tư của mình, ấy là nói về
những duyên
do thầm kín, thâm sâu đưa đến những hành động của riêng anh ta, do anh
ta quyết
định. Khi chiến tranh xẩy ra, anh vượt thoát qua một xứ sở Trung Lập
[Neutralia, ở đây là Bồ Đào Nha], và phải đối diện với một chọn lựa khó
chọn
lựa: hoặc theo vị hôn thê qua Mẽo, hay tự nguyện tham gia Lực lượng
Đồng minh.
Anh đã từng trải qua, và vững trụ, những tù đầy, tra tấn trong quá khứ,
nhưng
giờ này đứng trước nan đề, anh bị đánh gục, về mặt tâm lý, và bị liệt
một cẳng,
bởi căn bịnh gọi là "hysterial paralysis", [Koestler cho biết đã từng
chứng kiến một cas như vậy, xẩy tới cho một bạn tù của ông ở trong nhà
tù
Seville].
Ông bắt đầu chuyện học hành của
mình, vào
buổi hoàng hôn của Đế quốc Áo-Hung, tại một trường mẫu giáo ở Budapest. Bà mẹ
đã có một thời gian là bịnh nhân
của Freud. Ở Vienna,
thời gian giữa cuộc chiến, ông xoay được việc làm thư ký riêng cho
Vladimir
Jabotinsky, một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của phong trào
Zionist. Du
lịch Soviet Turkmenistan như là một cảm tình viên CS, trẻ, sôi nổi, ông
vớ được
Langston Hughes, nhà thơ da đen Mẽo. Chiến đấu tại chiến trường Tây Ban
Nha,
ông gặp nhà thơ Anh W.H. Auden tại một “bữa tiệc khùng” ở Valencia,
trước
khi bị tống vô một trong những nhà tù của nhà độc tài Franco. Tại
Berlin
Weimar, ông rơi vào ổ của tay điệp viên Comintern tai tiếng, Willi
Münzenberg,
qua tay này, ông gặp những ông Trùm CS Đức của khu vực: Johannes
Becher, Hanns
Eisler, Bertolt Brecht. Sợ bị Gestapo tóm được trong khi chạy khỏi nước
Pháp,
ông xin Walter Benjamin chia cho liều thuốc tự tử. Vài tuần sau đó ông
chơi
luôn, khi nghĩ không thể thoát ra khỏi Lisbon, nhưng không chết (trong
khi
Walter Benjamin, khi bị lính gác từ chối không cho vượt biên giới Pháp
& Tây
Ban Nha, chơi liều của ông, và đi luôn).
Trên đường rong ruổi, ông dự bữa ăn trưa với Thomas Mann, nhậu với
Dylan
Thomas, kết bạn với George Orwell, tán tỉnh Mary McCarthy, và sống
trong căn hộ
ở London
của
Cyril Connolly. Năm 1940, Koestler được thả khỏi trại giam của Pháp,
một phần
là nhờ sự can thiệp của Harold Nicholson và Noël Coward. Thập niên
1950, ông
giúp thành lập Hội Nghị Tự Do Văn Hoá, Congress for Cultural Freedom,
cùng với
Mel Lasky and Sidney Hook. Thập niên 1960, ông chơi LSD với Timothy
Leary. Thập
niên 1970 ông vẫn còn đăng đàn diễn thuyết, gây ấn tượng những thính
giả, trong
số có Salman Rushdie trẻ.
*
Về già, qua năm tuổi, tuổi
Sửu
[bà cụ Gấu mất đúng năm tuổi], giao thừa, thay vì khai pháo, Gấu cảm
khái nhìn lại
đời mình, cám ơn Ông Trời, ngay vào lúc Gấu ngập ngừng bước vô cõi đọc,
cõi sống,
cõi viết, đã trang bị cho thằng cu nhà quê Bắc Kít di cư toàn những ông
thầy đắt
giá: Giả như không đọc Koestler những ngày đó, biết đâu đã “phò” HPNT
lên rừng
rồi!
Nhớ thời gian viết cho tờ Tin Văn của Nguyễn Ngọc Lương, VC nằm vùng,
có lần
anh nhìn Gấu ra ý dò hỏi, có vẻ như anh tính dụ Gấu, này về nguồn, lá
rụng về
cội đi, mày Bắc Kít, cả lò nhà mày Cách Mạng, hay là làm VC nằm vùng
quách!
Nhưng khủng nhất, là ông ta ban cho Gấu sư phụ Faulkner!
Ban cho ông Thầy Faulkner, chưa đủ, còn ban thêm cho một nhân vật của
ông, và,
như Đức Chúa Trời, phán một phát “Hãy Ánh Sáng”, thế là BHD thức giấc,
bước ra
khỏi những trang sách của Faulkner, và bước vô cuộc đời anh cu Gấu!
Bởi vì, thiếu BHD làm sao viết ra được Những Ngày Ở Sài Gòn, dù đã nhập
tâm
cách viết ‘độc thoại nội tâm’ với những câu văn dài lê thê ‘bè rau
muống’ của
sư phụ?
‘Bè rau muống’, hình ảnh này là của tay Lộc, truởng phòng hành chánh
UPI, khi
anh đọc tập truyện của Gấu.
Đọc
lại Võ Phiến
Nhà phê bình, về một lần, bị VC
đuổi, về nữa, lại bị đuổi, tự ông ta
chụp mũ
cho ông ta, cần gì ai chụp?
*
Trên Le Magazine
Littéraire, số
đặc biệt về Camus, có bài viết, về sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm
Camus:
Le fil
rouge nietzschéen.
Le
philosophe allemand est présent tout au long de l'œuvre de Camus,
qui l'a
placé très tôt, avec Dostoïevski, parmi ses auteurs de prédilection.
Còn một
thuật ngữ nữa, cũng
hay được sử dụng, để nói lên sự nhất quát, tính liên tục về tư tưởng,
về văn
phong của một tác giả, là sợi dây dẫn, le fil conducteur.
Gấu nhớ
là, lần “đó đó”, Gấu
sử dụng “sợi chỉ đỏ xuyên suốt”, NTV đề nghị dùng từ “sợi dây dẫn”,
thay thế.
Hay
nhất, trong số những
thuật ngữ này, là của Đông phương: Rắn, nằm trong cỏ. Rồng, thấy đầu mà
chẳng
thấy đuôi, thí dụ.
NHQ đọc
tác phẩm cuối cùng của
VP, nhận ra “sợi chỉ đỏ xuyên suốt”. Tuy nhiên, qua những đoạn ông
trích dẫn VP,
sợ không phải.
Cách đọc của Trịnh Y Thư có
vẻ đúng hơn.
VP tới cuối đời, nhận ra sự
thực, văn chương cũng “chỉ là đồ chơi.”
Trong
cuốn tạp
bút “Cuối Cùng” xuất bản năm 2009, nhà văn Võ Phiến hạ bút viết một câu
mà khi
đọc tôi phải giật mình. Ông bảo, “Chuyện sáng tác có gì đáng nói?”
Một nhà văn với tuổi đời như ông, lừng lẫy với sự nghiệp văn học đồ sộ
trên
dưới năm mươi tác phẩm để lại cho đời sau, nói câu nói như thế, thoạt
nghe qua
tưởng như có cái gì khinh bạc, nghịch lí nằm bên trong. Nó như tiếng
sấm nổ
giữa đồng không mông quạnh.
Albert Camus, 50 năm sau khi
mất
Diễn
văn Thụy Điển
Tặng Louis Germain, thầy giáo của Camus, được đọc này 10 Tháng Chạp
1957 tại
Tòa Thị Sảnh Stockholm, cuối bữa tiệc bế mạc lễ trao giải Nobel.
Thế hệ nào thì cũng hăm hở làm lại thế giới. Thế hệ của tôi, không.
Thừa hưởng
một lịch sử hư hỏng, hầm bà làng ở trong đó, là những cuộc cách mạng
suy sụp,
những kỹ thuật trở thành điên khùng, những vị thần chết toi, những ý
thức hệ
mệt lử, nơi những quyền lực tồi tệ, vào lúc này, có thể phá huỷ tất cả,
nhưng
không thể thuyết phục, nơi trí tuệ xuống cấp trở thành đầy tớ cho hận
thù, áp
bức, thế hệ đó, tự trong nó, từ quanh nó - phải tái tạo dựng một chút
phẩm giá
để sống và để chết, từ những phủ định của nó, chỉ có thế. Trước thế
giới bị đe
dọa rã nát ra, nơi những đại phán quan của chúng ta đành chọn lựa một
lần cho
xong những vương quốc của thần chết, nó biết, nó phải tái tạo dựng,
trong cuộc
đua khùng điên chống lại với chiếc đồng hồ, giữa những quốc gia, một
nền hòa bình
không phải thứ hòa bình tôi đòi...
*
Tran Minh Huy:
Albert Camus avait ses
maximes en journalisme, dont celle-ci: « En toutes choses, ne pas
admettre que
la politique l'emporte sur la morale ni que celle-ci tombe dans le
moralisme. »
Considération révélatrice du fossé qui le sépare de Jean-Paul Sartre ...
Daniel Rondeau:
On ne peut rien créer sur le
mensonge, dit un jour Albert Camus. « Le privilège du mensonge est de
toujours
vaincre celui qui prétend se servir de lui. Et aucune vertu ne peut
s'allier à
lui sans mourir. » Ce qui va séparer Camus et Sartre, c'est
principalement la
question de savoir s'il est bon ou pas de dire la vérité sur les camps soviétiques
. On peut d'ailleurs faire une lecture rétrospective de la littérature
française du xx· siècle sous cet angle particulier: mensonge/ vérité.
Ce qui a
été engagé avec Barrès (mentir au procès de Rennes (2) pour ne pas désespérer
l'armée
française) est continué par les valses rouges de Hourrah l'Oural et
conduit aux
délires de Sartre sur l'URSS (pour ne pas désespérer Billancourt).
Rares sont
les écrivains qui n'ont pas participé à l'étouffement de leurs
contemmporains
par le mensonge. Citons quand même Gide, Mauriac, Camus bien sûr, et
naturellement Malraux. S'il existe, comme je le pense, une fraaternité
distante
entre Camus et Malraux, elle est fondée sur l'estime réciproque et par
un goût
profond des deux hommes pour la vérité. Je sais bien ce qu'on reproche
à
Malraux: ses invenntions, son art de broder sur le réel, mais au fond,
dès
qu'il s'agit de choses sérieuses, et malgré des chemins parfois «
farfelus »,
Malraux est toujours en quête de vérité.
[Trò chuyện với Daniel
Rondeau, nhà văn. Le Magazine
Littéraire Mai 2006]
Tran Minh Huy:
Camus có những châm ngôn của ông khi làm nghề báo, thí dụ, «Trong mọi
chuyện,
đừng chấp nhận chính trị vượt đạo đức, cũng đừng chấp nhận để cho đạo
đức xuống
cấp, trở thành rao giảng đạo đức”. Đúng là một nhận xét mặc khải làm
bật cái
hố phân cách Camus và Sartre....
Daniel Rondeau:
Camus đã từng nói, người ta
không thể sáng tạo gì được với nói dối. “Đặc quyền của nói dối là, nó
luôn
thắng kẻ tưởng là sử dụng được nó. Không có một tính tốt nào, một khi
đồng
minh với nói dối, mà không ngỏm củ tỏi.” Camus và Sartre xa nhau, “anh
đi đường anh, tôi đường tôi,” chính là khi cả hai đứng trước câu hỏi,
liệu nói
hay không nói sự thực về những trại tập trung Xô Viết. Người ta có thể
nhìn lại
văn học Pháp thế kỷ 20 dưới khía cạnh đặc biệt này : dối trá/sự thật.
Điều mà
Barrès dấn vô [nói dối ở tòa án Rennes
để khỏi làm nhụt chí quân đội Pháp] được tiếp tục bằng những điệu luân
vũ đỏ Hourrah Oural và đưa tới những lời nói
sảng của Sartre về Liên Xô (để khỏi làm nản lòng Billancourt). Hiếm có
nhà văn
nào mà không tham dự vào cơn nghẹt thở của những đồng nghiệp đương thời
của họ,
vì nói dối. Kể luôn Gide, Mauriac, Camus đương nhiên, và tất nhiên
Malraux.
Theo tôi, nếu có một tình huynh đệ xa xa nào giữa Camus và Malraux thì
tình này
được xây dựng trên sự tương kính lẫn nhau và cái khiếu sâu đậm của cả
hai về sự
thật. Tôi biết người ta trách Malraux về những điều ông ta thêu dệt ra,
về
nghệ thuật chờn vờn chung quanh cái thực, nhưng xét cho cùng, một khi
đụng
chuyện nghiêm túc, và, mặc dù những con đường đôi khi ‘phù phiếm’,
Malraux lúc
nào cũng truy tìm sự thật.
*
“Đặc
quyền của
nói dối là, nó luôn thắng kẻ tưởng là sử dụng được nó”
Ui chao, áp dụng
vô Mít, mới “thiên tài, thiên tai” làm sao!
Kỷ
Niệm
Nói đến
NDQ là nói đến cả một
thời, ‘và nao nức cả một thời trẻ dại, hỡi ngói nâu hỡi tường trắng cửa
gương’,
của cả một nhóm bạn bè của Gấu. Bây giờ nhớ lại, cũng thấy tiếc, vì đã
không chịu
đi nghe ông diễn thuyết một lần cho biết, khi được một anh bạn rủ.
Anh bạn này với Gấu, cũng có
cả một thiên tiểu thuyết. Mê làm cách mạng lắm, thành ra học hành chẳng
ra gì,
mãi mới có được một cái bằng, và làm nghề dậy học, bị động viên, ra
trường đóng
ở Cần Thơ, khi thằng em Gấu tử trận tại Sóc Trăng, trên đường đi lấy
xác em, Gấu
ghé Cần Thơ kêu anh đi cùng. Khi về, Gấu đi máy bay C.130 cùng xác
thằng em, và
cô bạn gái của em, và bà mẹ của cô [cô nói, cái số của cô quá khốn nạn,
cứ quen
ai, tính lấy làm chồng, là người đó chết trận!], anh bạn đi xe đò về
lại Cần Thơ,
tính đi chuyến đầu, may sao nghĩ lại, quay vô tiệm làm tô hủ tíu, vậy
mà thoát
mìn VC.
Anh bạn này là người Gấu nhờ đưa
thư cho BHD, khi bị ông bố của cô cấm cửa.
*
Hôm
có
tiết này, thầy vào lớp, đố ngay học trò Concierge nghĩa là gì. Trong
lớp có một
trò tên là Nguyễn Phan Long, người Nam bộ, theo cha, là ông phán gì đó,
ra Bắc.
Nguyễn Phan Long rồi sau này là một tay giỏi tiếng pháp, mở báo viết
bằng tiếng
pháp ở Sài gòn. Hắn cũng là một đại địa chủ tối phản động. Thấy thầy đố
chữ khó
quá, cả lớp chịu. Thầy mới giảng là ông dượng. Lúc này Long mới xin
nói, và
giảng là người canh cổng. Chắc ở Sài gòn, Long đã trông thấy người làm
công
việc này. Hai thầy trò cãi nhau về chữ nghĩa, rồi thầy mở tự vị ra tra.
Thầy
nghĩ một lát, rồi khen là Long nói đúng.
Tan học, ở lớp về nhà, Nguyễn Phan Long nói với bạn: "Đù mẹ thằng X,
hôm
nay tao chẳng được gì, còn lỗ vốn mất một chữ!"
Hôm sau, người bạn mách thầy giáo là thằng Long nó chửi thầy. Thầy tức
lắm, đem
việc ấy lên trình ông đốc. Tên hiệu trưởng gọi Long lên bàn giấy, bắt
mang theo
sách vở. Nó phân xử thế nào? Nó cho Long lên học lớp trên! Tây cần
người giỏi
tiếng pháp hơn là cần người biết tôn kính thầy giáo" (tr. 32-33) [sự
việc
khoảng năm 1916].
Chi tiết này cực kỳ đắt giá, chưa thấy ai nêu ra cả :)
Blog NL
Thú vị thật.
Gấu cũng có một
câu chuyện thú vị, na ná chuyện trên, thời gian làm UPI, với ông sếp
Mẽo là Dirck
Halstead, chủ nhân trang net TheDigitalJournalist
Lần
đó, ông chủ
sai Gấu chuyển vô tuyến viễn ảnh, mấy tấm hình chiến trường mới về. Anh
ra lệnh làm thế này, thế này, nhưng do không phải dân chuyên viên, nếu
Gấu làm
đúng
theo, là hư hình hết.
Thế là tự ý làm theo Gấu. Hình chuyển đi OK, đẹp hơn
cả nguyên bản khi xuất hiện trên báo chí Tây phương.
Ông chủ Mẽo xoa đầu tên bồi
Mít, khen một tua, xong, nghiêm nét mặt, ra lệnh:
Nghe đây. Tao là
chủ mày. Tao là thằng chi tiền cho mày. Lần sau, tao bảo sao, làm vậy.
Mày làm
khác đi, tao đuổi!
Chủ
Tây, chủ Mẽo đều hơn chủ
Mít, thật.
Thảo nào độc lập thống nhất, không khá!
Trong
những ông chủ của dân
Mít, chủ VC khốn nạn nhất.
Nhất nhất, VC Bắc Kít!
|
|