|
Chúc
Mừng Năm Mới
Rừng sau nhà
10.2.2010
Trần
Mộng Tú
Ngũ Ngôn Xuân
Mùa xuân
giơ bàn tay
đẩy nhẹ cánh cổng vườn
luống đất vừa mới rỡ
giầy ai chưa kịp in
bông hoa chưa vội nở
không gian thơm mùi tuyết
thời gian trên cánh chim
mùa xuân trên vách đá
con sóc và con thỏ
đang kê lại tuổi mình
trên những viên sỏi nhỏ
Mùa xuân nở rất khẽ
một vệt trên cành đào
em nở trên ngực anh
một vệt son rất mới
mùa xuân ngả vào nắng
buông một nắm chỉ vàng
em ngả vào vai anh
tung sợi tơ hồng đỏ
Không gian như rượu rót
thời gian bay cánh ong
trời nhỏ giọt sương mới
trên lưng mùa xuân cong
Tết hôn lên
ngực giấy
vần ngậm giữa hai môi
xuân rùng mình rất khẽ
thơ rơi giữa đất trời.
Xuân
Canh Dần - 2010
Note:
Tuyệt.
Nhất là giọng
Huế nữa chứ.
NQT
Cái
truyện ngắn này hỏng, vì… tuyệt quá, hay
quá. Tếu thế.
Khéo quá hóa
vụng.
Dân ghiền thì kêu bằng ‘overdose’.
Chúng ta có đủ cả. Nào chiến
tranh, nào vòng tay học trò, nào bướm khuya, và sau cùng, một vì nữ tu!
Và cái chi tiết tuyệt vời nhất,
tiên tri ra tất cả những chuyện trên đây, là một từ cảnh báo, của cô
gái người
mẫu, khi anh học trò gạ gẫm.
Một hôm, khi lên văn phòng để
ký nhận tiền học bổng,
tôi thấy chị cũng đứng đợi lãnh tiền. Người thư ký phụ trách gọi tên và
đó là
lần đầu tôi biết cô người mẫu luôn rụt rè kia mang tên Hoa. Không dọ
hỏi, nhưng
tôi hình dung được số tiền khiêm nhường mà chị sẽ nhận cho công việc
làm người
mẫu. Tôi lấy xe đạp rón rén bên chị và mạnh dạn đưa ra lời đề nghị:
- Chị đi mô, tôi sẽ chở. Về nhà hay ghé chợ?
- Đừng… Không đi chợ. Mà nhà thì ở chỗ xa lắm.
Và để cho thật hoàn
hảo, là cái tên ghép:
Hoa Nghiêm!
Nguyễn Tuân khen
trăng 14, là vậy.
Nhưng Gấu mê trăng
11 hơn!
Đừng!
Trong
cuốn tạp bút “Cuối
Cùng” xuất bản năm 2009, nhà văn Võ Phiến hạ bút viết một câu mà khi
đọc tôi
phải giật mình. Ông bảo, “Chuyện sáng tác có gì đáng nói?”
Một nhà văn với tuổi đời như
ông, lừng lẫy với sự nghiệp văn học đồ sộ trên dưới năm mươi tác phẩm
để lại
cho đời sau, nói câu nói như thế, thoạt nghe qua tưởng như có cái gì
khinh bạc,
nghịch lí nằm bên trong. Nó như tiếng sấm nổ giữa đồng không mông quạnh.
Chưa hết, ông bảo tiếp, “Tôi
e những món thơ thẩn với tuỳ bút nọ kia đều phải xếp về phía đồ chơi.
Những cái
mình miệt mài mãi bấy lâu, khi đầu bạc nhìn lại là đồ chơi cả. Không
riêng
mình, bao nhiêu người miệt mài vẽ tranh, soạn nhạc, hát xướng, bao
nhiêu hình
vẽ ở các hang động tiền sử, các tranh dân gian (nào gà lợn, nào đô vật,
nào
đánh đu), các câu ca dao, hát ví, quan họ . . . một thời, các món nghệ
thuật là
cùng chơi thôi.”
Nhưng có thật đấy chỉ là lời
nói suông của một Cristoforo Colombo, sau khi khám phá ra Tân Thế giới,
nhún
vai, bĩu môi, bảo kẻ thán phục đứng bên cạnh, “Hey, man. It's no big
deal”? (1)
TYT
*
Về già, hết còn chơi được, mà
còn ngộ ra văn chương chỉ là đồ chơi thôi, quả là tiếng sấm nổ giữa
đồng không
mông quạnh thật!
Nhưng đọc kỹ, Võ Phiến hình như muốn
nói, văn chương, thì cũng chỉ cuộc chơi, trò chơi, trò đùa cả!
Ông
không định
nói, "chỉ là đồ chơi"!
"về phía đồ chơi", khác "chỉ là đồ chơi"?
Viết
mới chả lách!
No big deal!
NQT
(1) Thú thực, chuyện khám phá
Mỹ Châu thì ăn nhậu gì ở đây? Từ VP qua Kha Luân Bố, rồi trở về với em
nhí ngồi
thả thuyền khóc nức nở vì mất cả thơ, đúng là 'tẩu hoả nhập ma' mất rồi!
Không ‘chơi’ được thì đừng có
cố!
*
Năm hổ, nói
chuyện
hổ.
Bất giác Gấu nhớ
một câu chuyện trong Liêu Trai, về một ông hổ, một bữa buồn quá, hóa
thành một
anh học trò, và gặp một danh sĩ. Ông hổ này được nghe những lời vàng
ngọc, mê
quá, cứ lẽo đẽo theo hầu, cho tới một bữa, danh sĩ gặp bạn, hình như
tại... Blog Voilà gì đó!
Thế là một bàn tiệc được bầy ra, thi nhau mà nhả ngọc phun châu, ông hổ
nghe
một hai câu, còn cố chịu được, nhưng nghe mãi hết chịu nổi, bèn năn nỉ,
thôi,
thôi, đủ rồi. Mấy thằng khùng kia, nhất định không chịu thôi viết, thôi
dịch,
thôi diệt. Ông hổ phát điên lên, thế là bèn rùng mình một cái, biến lại
thành
hổ, làm sạch đám khùng, rồi cúi lạy danh sĩ nhảy vọt vô rừng!
*
Gấu chưa được đọc
Cuối Cùng của
Võ Phiến, nhưng qua trích dẫn, có vẻ như ông đã ngộ ra, một sự thực về
cõi văn
của ông, sau những thăng trầm của nó, từ khởi
đầu, với những truyện ngắn chấn động cả hai
miền đất Trung Kỳ và Nam Kỳ của nước Mít,
cho đến khi bị lu mờ vì cuộc chiến, rồi, ra hải ngoại, lại sáng rực lên
như ngọn
hải đăng, để cho đám Mít lưu vong nhìn về phía ngọn Thái Sơn Bắc Đẩu,
thấy mình vẫn
còn, nền
văn chương Miền Nam vẫn còn.
Một bạn
văn, khi đọc những gì
Gấu viết về Võ Phiến, nhận xét, Gấu viết chậm quá, giá sớm hơn một
chút, có
lẽ Võ
Phiến hiểu ra được, và có thể, trả lời.
Đúng như thế.
Nhất là sau khi Gấu đọc bài của Trùng Dương, viết về lần mới ghé thăm
vợ chồng ông trên Blog VOA.
Cũng qua anh bạn cho biết,
khi VP dọn về Tiểu Cali, và khi thấy Gấu qua vùng này thăm bạn bè, đã
nhắn anh,
mời Gấu ghé nhà ông chơi, nhưng do ham chơi quá, Gấu quên mất.
Phải viết ra chi tiết này, khi VP chưa
đi xa, để cho thấy, chính ông không hề giận Gấu, hay nghĩ Gấu này có gì
thù
hằn ông.
Trong VHTQ ông nhắc tới Gấu rất
đàng hoàng. Chẳng có lý do gì để mà Gấu 'mạ lỵ' ông.
Nhưng thà viết về
ông khi ông
còn sống.
Khi ông đã mất, không làm sao viết ra được
nữa!
*
Gấu ra hải ngoại, đọc lại Võ Phiến, lần thứ nhất, qua
một bài viết trên tờ Làng Văn. Ông rao giảng về bài “hành” nổi tiếng,
"Đưa
người ta không đưa qua sông", với người bạn văn của ông là Nguyễn Hữu
Nhật, và nhân đó, bàn về dịch thuật, mà theo ông, thơ bất khả dịch. Một
độc giả
có đưa ra một ý riêng gì đó, về bài thơ, và về dịch, và xin được chỉ
giáo.
Chỉ có thế, mà ông bực lắm, rõ ràng là như vậy, gắt
ngậu lên, mi không biết gì thì câm đi, để yên cho ta và bạn ta bàn về
thơ!
Tất nhiên, lâu ngày quá, không nhớ rõ, nguyên văn câu của ông, nhưng ý
thì rõ
như vậy. Gấu đã từng nhắc tới chuyện này một lần rồi, nay nhắc lại, chỉ
để lấy
đà viết tiếp.
Viết về tập truyện mới xb bản
của Primo Levi, A Tranquil Star:
Unpublished
Stories, [Ngôi sao trầm lặng:
Những chuyện
chưa xb], của Primo Levi, dịch từ tiếng Ý, Anita Desai tự hỏi, liệu có
thể dùng
từ "playful" [dzui thôi mà] để nói về những tác phẩm của Primo Levi,
như Sống sót Lò Thiêu, Liệu đây có phải một người ?, về cuộc
đời mà ông
đã trải qua, nhưng không thể nào, chẳng bao giờ bỏ lại phía sau mình.
Và bà trả lời, playful, đúng là cái tính từ "ấn tượng",
"chót", mà một nhà phê bình có thể nghĩ ra được, khi "đọc" Lò
Thiêu, khi đang đi trên Đại Lộ Kinh Hoàng, khi đang hứng những trận mưa
hỏa tiễn
của VC giáng xuống đầu dân Sài Gòn…, bởi vì, đọc tập truyện, quả là bà
chỉ
nghĩ đến "một góc trời chỉ biết rong chơi", của TCS!
Tất cả những truyện ngắn trong
đó đều gợi nên cái sự rong chơi, vui đùa, cười
cợt!
Ấn tượng thật!
What if, liệu, nếu, giả như,
chú chuột giảo thử tối nay đi dự dạ tiệc? Liệu,
nếu, giả
như cuộc vui tối nay là một cuộc tử chiến giữa người và xe hơi?
*
Thật sự mà nói, Primo Levi có quá ít, để được những nhà chuyên săn
tìm tiểu sử chú ý tới. Ông sống một cuộc đời "nhà nghề" chẳng có gì đặc
biệt (một chuyên viên ngành hóa), một cuộc sống riêng tư "một mầu".
Ông sử dụng những cuốn sách của ông để kể và miêu tả cuộc đời mà ông
đeo đuổi
đó. Nếu bạn muốn biết ông đã làm gì, nghĩ gì, ông cảm nghĩ ra sao, bạn
chỉ phải
đọc ông. Như một hậu quả, bất cứ một kể lại (retelling) "cuộc đời và
tác
phẩm" sẽ chịu rủi ro: một cố gắng thất bại tự thân (self-defeating
effort)
nhằm tái sắp xếp và đảo qua đảo lại (paraphrase) những bản viết của
ông. Và
theo Tony Judt, trên tờ The New York Review of Books (May, 20, 1999),
đây là thất
bại của Bi kịch của một người lạc quan, cuốn tiểu sử mới nhất về Levi
của Myriam
Anissimov (bản Anh ngữ, dịch từ tiếng Pháp, của Steve Cox, nhà xb
Overlook, 452
trang, $37.95). So với bản tiếng Pháp, hoặc tiếng Ý, bản tiếng Anh đã
sửa lại
cho đúng, một số sự kiện, và tuy không hấp dẫn, nhưng đọc được và chứa
đựng nhiều
thông tin hơn. Điều tai hại ở đây là, tác giả cuốn sách đã thất bại
không giải
thích cho độc giả hiểu được một điều: tại sao Primo Levi lại hào hứng
hấp dẫn đến
như thế? Nhưng ít nhiều bà đã cho người đọc nhận ra, Primo Levi "đứng
được"
với "thời gian", như là một thế giá văn chương và hồi ức về Lò Thiêu: Một
người diễu cợt (ironist) và hài hước (humorist) đã
đi đi lại - như là một
cách chơi - qua những nấc thang âm thanh, đề tài, giọng điệu... Primo
Levi được
trình bầy ở đây: như là một con người lạc quan, một Do-thái đã hội nhập
vào một
người Ý trong cơn đọa đầy ở Auschwitz.
Có thể so sánh với Dante, bằng cách diễn tả Ulysses - một hình tượng
văn chương
mà Levi ưa thích, và cũng là một hóa thân của ông - như một người lính
già trên
đường qui cố hương kể lại một vài vấn đề khi rong chơi nơi Lò Thiêu.
Đây có phải một người
*
… cuộc đời gần
như trò chơi nghịch ngợm, cười mũi vào những khuôn mặt ngơ ngác của
chúng tôi.
Chúng tôi trưởng thành, với vị đắng nơi đầu lưỡi.
*
Tôi
đọc Võ Phiến rất sớm, một phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc
đó cùng bạn
bè chủ trương tờ nhật báo Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi
đã từng
in cuốn Kể Trong Đêm Khuya (?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít
lâu, khi
ông anh mang về nhà mấy tờ báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in
lấy, tờ Mùa
Lúa Mới, phát hành đâu từ miền Trung. Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu
làm quen
những nhân vật của ông, không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là
do, thời
gian sau đó, tôi mải mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng
họ giúp
tôi giải thích tại sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có
cuộc chiến
khốn khổ khốn nạn đó...
Nguồn
Huế Mậu
Thân
Shaped by
War: Photographs by
Don McCullin
Shell-shocked US
marine, Hue, Vietnam,
February 1968.
Photograph: Don McCullin
Don McCullin's most celebrated image is his portrait of a dazed
American
soldier, entitled Shellshocked US Marine, Hue, Vietnam.
It was taken during the battle for the city of Hue
in 1968 and, in its stillness and quiet intensity, says as much about
the
effects of war on the individual psyche as many of McCullin's more
graphic
depictions of conflict and carnage. The eyes that stare out beneath the
grimy
helmet are not staring at the camera lens, but beyond it, into nowhere.
Lính Mẽo kinh hồn bạt
vía vì pháo VC.
Hai con mắt thất thần, nhìn xuyên qua ống kính, tới hư vô!
So với cặp mắt bọ
Huế, cũng thời gian Mậu Thân, dưới đây.
Gấu nhớ lại những cặp mắt thất thần y chang của cư dân Sài
Gòn, cũng những ngày đó!
Sau cùng phải cảm ơn cô bạn đã
cho có đủ
thời giờ kể hết mối tình. Con chó dại trong một phút cô đơn, tỉnh táo
không còn
sợ hãi cái bóng của chính nó. Những lần từ biệt cô trên đường trở về,
thành phố
những đêm run rẩy chờ đợi những đợt pháo kích bất thần giáng xuống.
Những ngã
tư đường chằng chịt những vòng kẽm gai. Có những khoảng đường phải
xuống xe dẫn
bộ. Đôi khi đi lầm vào một quãng đường cấm phải đi ngược trở lại. Trong
bóng
đêm nhợt nhạt của những ngọn đèn đường, nhìn thấy những mũi súng đen
sâu thăm
thẳm chứa đầy ngờ vực đe dọa. Nhìn thấy hết mọi nỗi bi thương, nếu
chẳng may
sinh ra mà không được gặp cô bạn, nếu chẳng may bị cô hất hủi, nói
không, nói
không thể yêu, không thể hiểu được tình yêu là gì.
Đó những ngày trên khuôn mặt
người dân
Sài-gòn khi ra đường còn nguyên vẻ hốc hác mất ngủ, xen đôi nét mừng rỡ
vì đêm
qua Việt Cộng tha không pháo kích vô thành phố. Hằng đêm, họ không còn
được
nghe lời ân cần chúc đồng bào ngủ ngon, xin đồng bào vặn nhỏ chiếc
la-dô để
khỏi làm phiền bà con lối xóm. Thay vào đó là một giọng nói đã được gột
bỏ mọi
rào đón: Tên những người phải trình diện theo lệnh Tổng Động Viên, nghe
như đã
thuộc tài nguyên của một thế giới khác, những con số kèm theo tên mỗi
người ít
ra còn chút ý nghĩa vì chúng cho biết sắp tới lượt ai được Thần Chết
coi giò coi
cẳng...
Cõi Khác
Người đàn
ông lành hiền
Tô Hoài
qua Madame Tô Hoài.
Đúng, phải thánh thiện lắm
mới viết được Dế Mèn
Nhưng phải có sự tham dự của
Quỉ mới viết được Ba Người Khác
PTVA vs
VTN vs TH
Bữa
trước Gấu nhìn thấy, trên tờ TLS, trong một bài
viết về Lewis Carroll, cha đẻ của Alice, một bức hình,
chụp cái cảnh tác giả ngồi lim dim, mặt
đực ra, hạnh phúc đến tột độ, khi bé gái Alice, đứng trên cùng chiếc
ghế, xỏa
mớ tóc, cái váy, và thân hình nhỏ xíu của cô lên 'ông già mắc dịch'!
Có vẻ như cái thánh thiện nhất, phải có tí tục lụy,
thì mới thánh thiện nhất được!
Bạn có nhớ, người xưa đúc gươm thiêng, phải nhỏ tí máu vô. Phải thứ
“trăng huyết”,
của một em, lần đầu thấy tháng cơ!
Ngược lại, trong cái Đại Ác, phải có tí ti Phật, tí ti Chúa... thí dụ.
Kiều Phong, cây bút đã từng vặt râu Bác Hồ, trừ Tà… là tác giả của Giọt
Mực và những
truyện ngắn thần sầu dành cho nhi đồng.
Duyên Anh, tác giả Con sáo của em tôi
thần sầu, còn là Thương Sinh, chửi ác có hạng, đến bị chúng đánh thành
bại liệt.
Gấu, tên sa đích văn nghệ, cũng đâu khác!
Cái phần ngu ngơ dại khờ của Gấu, là những trang viết về BHD, và BHD là
một cô bé
11 tuổi!
Chính
vì thế mà viết cho nhi
đồng rất khó. Ba cái thứ đồ dởm, của những con người bình thường, không
có gì trục
trặc, khó mà hay được là vậy. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa thì chỉ có té
xuống sình,
xuống mương thôi!
Viết về tuổi mới lớn, đừng nói
viết cho nhi đồng, như Camus kia, mà cũng phải ôm thân cây mà đi, nữa
là!
Salinger, viết xong Bắt Trẻ Đồng
Xanh, bèn trốn chui trốn nhũi, là vậy!
Gấu, may là BHD biết trước, bỏ
đi, chứ không thì cũng chết đứ đừ từ hồi nào rồi!
*
Ui chao, lại tụng đi tụng lại
những sấm ngôn mà thánh nữ ban cho Gấu trước khi bỏ đi.
"Thứ
tình yêu chỉ gồm có chiêm ngưỡng và kính trọng, thứ amour
platonique mà anh nói đó cũng làm Hương sợ."
"Mi đâu có thương ta. Mi thương con bé con mười một tuổi, là ta, từ
đời thuở nào.
Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!"
"Làm sao có thể quên được một người đã nói yêu mình, lần đầu
tiên trong đời. Cái lần anh đón H. trên đường tới trường Gia Long, ngay
lối vào
vườn Tao Đàn, buổi sáng sớm sau bao năm trời xa cách, H. đã tự nhiên
ngồi lên
xe. Vậy là anh đã hiểu."
"Thứ tình yêu đầy những passion
mà anh có đó, em không có; thứ tình yêu gồm
một phần ba là confiance, một
phần ba là respect, một phần
ba là "je ne
sais quoi", có lẽ, hình như em đã yêu anh như vậy..."
Khi chàng bảo nàng:
"Tình yêu đối với em, là một khởi điểm để vươn tới, một điểm tựa để xâm
nhập đời sống, để khám phá, làm quen với những gì xa lạ, những người
khác.
Chúng ta yêu nhau vì chúng ta còn có thể yêu những người khác, những
cái đẹp ở
bên ngoài mối tình," nàng đã hóm hỉnh trả lời: "Như vậy có nghĩa, H.
yêu anh là để có thêm kinh nghiệm tình trường, có phải không?"
Lúc đó, nàng nói: "Bây
giờ H. hết lãng mạn rồi."
*
"Ở
cái ngã sáu đường đời ấy vẫn leo lắt ngọn đèn
con của lão cà phê 81, ánh đèn chai và bếp lửa thùng cháo bác Chữ. Mấy
bác xích
lô tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua. Trông mặt người đạp xe cũng đoán
được
tung tích, mỗi người đều hằn nét bộ mặt thời gian và tờ lịch hàng ngày
của
thành phố. Có lão râu xồm khuya về uống rượu húp cháo rồi nằm vắt người
trên
đệm xe, sàn xe ngủ bên gốc cây. Đấy là các ông chánh, ông lý tề vừa
chạy tây
càn, vừa sợ Việt Minh trả thù đã bỏ các vùng trắng ven nội vào đây. Đám
cơ sở hốt
(10) chết bỏ vào thành, trẻ hơn, đỡ lầm lỳ, có thể lại công tác bí mật,
không
ác ôn như mấy lão xích lô râu rậm kia...
-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê
bít
tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền,
xếp tiền
thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Tôi trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân Ai, chỉ để chứng minh: nhà văn -
ở đây
là Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và Nguyễn Tuân đã giải
tỏa cả
một đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy, bằng một hồi tưởng
về người
đã chết.
Nghe nói Tô
Hoài viết Cát Bụi Chân Ai, là để "tạ
lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta thấy một Nguyễn Tuân
"không chính thức", và bằng cách nào ông sống sót...
Trong hai nhà văn tiền bối kể trên, Tô Hoài mới là người thân cận với
tuổi thơ
của tôi, của "chúng tôi". Làm sao quên được cảnh tượng chú dế mèn võ
sĩ được thiền sư xén tóc "cải hóa". (Hãy mường tượng ra, nghi lễ
xuống tóc cho một tín đồ nào đó!). Làm sao quên hương ngọc lan của một
buổi hẹn
hò. Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê
mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc,
nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm,
không phải
từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc,
không
đợi mùa màng, ngày tháng... Làm sao mà hiểu nổi, một nhà văn với một
thiên
lương như vậy, với những quan sát tinh vi về loài vật, về một con người
như Cu
Lặc, lại có thể cay nghiệt như thế về một cõi tề, nguỵ?
Một chuyến đi
Phải
cao tăng mới
sáng tạo ra được một vì thiền sư xén tóc!
Phải ngây thơ như một đứa con nít mới tưởng tượng ra được “anh khờ” Cu
Lặc!
Vũ Ngọc Phan đã nhận ra điều
này, khi giải thích tại làm sao lại có một anh Cu Lặc trong số những
chuyện loài
vật của Tô Hoài.
Nhìn như thế, Thằng Khờ của Tô
Hoài bảnh hơn Thằng Khờ của Dostoevsky!
Nhưng phải là một PXA, thì mới
nhìn cách đếm tiền mà biết ngay đây là một tên địa chủ!
J. D
Salinger mất, 91 tuổi
The
author (reading Catcher in the Rye) in 1952
BY RICHARD LACAYO
TAKE THE LITTLE PAPERBACKS
down from the shelf, and you can hold the collected works of J.D.
Salinger-one
novel, three volumes of stories-in the palm of one hand. Like some of
his
favorite writers the Greek poet Sappho, whom we know only from ancient
fragments, or the Japanese writers of 17-syllable haiku Salinger was an
author
whose large reputation pivots on very little. The first of his
published
stories that he thought good enough to preserve in a book appeared in
the New Yorker in 1948. Seventeen years
later, he placed one last story there and drew down the shades.
From that day until his death
on Jan. 27 at age 91 at his home in Cornish, N.H., Salinger was the
hermit crab
of American letters. When he emerged, it was usually to complain that
somebody
was poking at his shell.
Salinger's
only novel, The Catcher in the Rye,
was published in 1951 and gradually achieved a status that made him
cringe. For
decades, the book was a universal rite of passage for adolescents, the
manifesto of disenchanted youth. (Sometimes lethally so: after he
killed John
Lennon in 1980, Mark David Chapman said he had done it to promote the
reading
of Salinger's book.) Holden Caulfield, Salinger's petulant, yearning
young
hero, was the original angry young man, created at the very moment that
American teenage culture was being born. A whole generation of
rebellious
youths discharged themselves into him.
Jerome
David Salinger was born in New
York City on Jan. 1, 1919, to a Scottish-born
mother and a
Jewish food importer father. He flunked out of or ran away from a
series of
private schools, graduating from Valley Forge
Military Academy
outside Philadelphia-later the model for Caulfield's despised Pencey
Prep -
before drifting back to Manhattan
with the general idea of becoming a writer. A promising career would be
briefly
derailed by a grueling slog through wartime Europe with the U.S. infantry, but by 1946 he was back
in Manhattan
and soon
writing regularly m the New Yorker.
By
the time The Catcher in the Rye was
published, to generally exultant reviews and a seven-month stint on the
New
York Times best-seller list, Salinger had already moved past adolescent
angst
and on to dissatisfaction with a world he found increasingly irrelevant
and
intrusive. In 1953 he bought a small, Spartan house in Cornish; by the
fall of
that year, he had built a high wall around it.
But
while Salinger lived as a recluse, he was never inclined to be a
hermit. He
married a 19-year-old Radcliffe student named Claire Douglas in 1955;
they had
two children together before divorcing in 1967. Salinger soon enticed
another
young woman, a Yale freshman named Joyce Maynard, to join him in exile.
Her
memoir, At Home in the World,
provides a picture of Salinger in later life as a man preoccupied with
homeopathic
medicine and old Hollywood movies who
wrote
every day but then stored the unpublished works in a giant vault. After
10
rocky months, Salinger abruptly called things off.
Is
that surprising? A long time ago, he called things off with the entire
world. Salinger
struggled all his long life with the contradiction between his gifts as
a
writer and his impulse to refuse them. It's customary to assume that
the Glass
children of his short stories-an intricate hybrid of show biz and
spirituality,
the family was his other enduring creation-make up a kind of group
portrait of
Salinger, each a different reflection of his character: the writer and
the
actor, the searcher and the researcher, the spiritual adept and the
profiling
schmuck. That may very well be true. He made sure we could never be
sure. But
here's Fanny Glass outlining the dilemma of someone like Salinger who
wants to
abandon the ego, the will to "succeed":
"Just
because I'm so horribly conditioned to accept everybody else's values,
and just
because I like applause and people to rave about me, doesn't make it
right. I'm
ashamed of it. I'm sick of it. I'm sick of not having the courage to be
an
absolute nobody. I'm sick of myself and everybody else that wants to
make some
kind of a splash."
That's
one time you know it's Salinger talking. •
TIME
February 15, 2010
Tết
này nhớ Bác!
Tin Văn
hiện đang cố gắng
giới thiệu bài viết Một trường hợp tự
diệt của Khờ Me Đỏ, của Simon Leys, cũng như là một cách
cảnh cáo Mafia CS Mít: Coi chừng, mất mẹ nước Mít, do tham nhũng, băng
hoại,
đạo đức sa đọa!
Cái nước Mít chưa mất nhưng bao nhiêu cái đẹp của nó, thì chẳng còn.
Kinh tế
VN: ‘Càng tăng trưởng
càng nghèo’
Nhận
xét này có thể sử dụng
như là một hình ảnh về toàn thể đất nước Mít, hiện nay: Cái nhà Việt
Nam lớn bằng
trăm bằng ngàn ngày trước, như di chúc của Bác, quả có trở thành hiện
thực, nhưng
Việt Nam ngày càng nghèo đi, đến trơ xương ra, nếu nói về đạo đức, về
"cái gọi là"
con người.
Đây là
một đề tài mà Gấu vẫn ôm
ấp ‘trong tim trong hồn trong não’, sau chuyến đi trở về Miền Bắc gặp
lại bà
con họ hàng ruột thịt, nhưng cứ trăn trở hoài, không dám viết ra, vì
đau quá,
không viết ra nổi, vì nó liên quan mắc mớ đến toàn những gì thân thương
một đời
của Gấu, gia đình Gấu.
Có một cái gì đã hoàn toàn mất đi, từ miền đất sinh ra Gấu.
Thảm thế.
Ngay
trong bài viết thật là
tuyệt vời về chuyến đi mới tinh của Cô Tú, cũng vẫn có nỗi ngậm ngùi
như vậy, mà
chỉ những người nào thật tinh ý mới nhận ra:
Con gái tôi mới lấy chồng
được một năm, cô muốn giới thiệu cho cha mẹ chồng và chồng của cô về
quê mẹ
mình, cô rủ bên chồng làm một chuyến du lịch Việt Nam.
Không muốn để con đi một mình,
tôi phải đi theo tháp tùng vì biết cô sẽ lúng túng khi giới thiệu ngôn
ngữ và
phong tục Việt Nam,
dù cô nói tiếng Việt khá thông thạo.
Tôi dắt theo chồng, con gái,
con rể và suôi gia đi trên tuyến du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chiếc
xe hơi
có gắn máy lạnh, chở ba mươi lăm du khách, rời Sài Gòn đi ra ngoài
thành phố,
trên quốc lộ 1. Tôi ngồi phía sát bên cửa kính để nhìn ra ngoài cho rõ.
Xe bắt
đầu vào Bình Chánh, đi về hướng Long An. Đường sá hai bên, chỗ nào cũng
đang
đập phá, rỡ đất để xây công xưởng, tư xưởng hoặc cao ốc. Bây giờ đi về
miền quê
không đồng nghĩa đơn thuần là thấy đồng lúa, nương khoai, bãi rau xanh
ngát
nữa. Điều trước tiên tôi thấy là những bảng hiệu: Bán Vật Liệu Xây Cất,
Công Ty
Sắt, Thép; Trường Kỹ Nghệ Long An; Car Dealer Lifan, Ford New Holland;
Máy
Cầy-Máy Ủi Đất.
Cũng mừng cho đất nước mình, trông như đang hưng thịnh.
Đất nước
tôi thon thả giọt
đàn bầu
Tôi đọc
TMT từ những ngày đầu
ra hải ngoại, và ngày càng nhận ra, Cô Tú không làm sao viết được về
Cái Ác, rồi
tôi tưởng tượng, giả như một Cô Tú như vậy, không bỏ chạy vào Miền Nam
những ngày
1954, ở lại Đất Bắc, thì sẽ ra sao?
Cũng thế, là một thằng… Gấu?
*
Tôi đã thử so sánh giọng nói đó
với một tiếng nói Hà Nội, khác, “tiếng nói từ miền lạnh”, mượn cái tít
của Le Carré:
Cô Rơm
là người Hà-nội. Theo
như tôi biết, hay tưởng tượng rằng mình biết, cô có tên mộc mạc này, là
do bà
mẹ sinh ra cô trên một ổ rơm, khi gia đình chạy khỏi thành phố Hà-nội,
những
ngày đầu "Mùa Thu".
Kim
Dung cho rằng thiên nhiên
khi "bịa đặt" ra một tai ương, thường cũng bịa đặt ra một phương
thuốc chữa trị nó, quanh quẩn đâu gần bên thảm họa. Ông kể về một thứ
cỏ chỉ có
ở một địa phương lạnh khủng khiếp, và người dân nghèo đã dùng làm giầy
dép.
Những người dân quê miền Bắc chắc không thể quên những ngày đông khắc
nghiệt,
và để chống lại nó, có ổ rơm. Tôi nghĩ Trần Mộng Tú tin rằng "rơm" là
phương thuốc hữu hiệu, không chỉ để chống lại cái lạnh của thiên nhiên,
mà còn
của con người.
Ít nhất, chúng ta biết được
một điều: tác giả đã mang nó tới miền Nam, rồi ra hải ngoại, tạo
thành
thứ tiếng nói hiền hậu chuyên chở những câu chuyện thần tiên.
"Ba mươi năm ở Mỹ làm
được dăm bài thơ, viết được vài truyện ngắn. Lập gia đình vốn liếng
được ba đứa
con (2 trai, 1 gái: các cháu 22, 20, 19), một căn nhà để ở.... lúc nào
tôi cũng
nghĩ tôi là người giầu có lắm.... trong túi luôn có một bài thơ đang
làm dở.
Thấy Trời rộng lượng với mình quá. Mấy chục năm trước Trời có lấy đi
nhà cửa
người thân. Bây giờ Trời lại đền bù. Còn quê hương thì lúc nào cũng
thấy ở
trong tim, chắc khó mà mất được..."
Giọng
nói đó khác hẳn giọng
nói tuy mệt mỏi nhưng không chịu bị bẻ gẫy của một Lê Minh Hà.
"Sức khỏe" ngôn ngữ
đó - thật thiết yếu, cho một xã hội đang còn sống. Văn chương là nơi
ngôn ngữ
luôn bị thách đố, và cần được gìn giữ nhất. The health of language is
essential
to the preservation of a living society. It is in literature that
language is
most truly challenged and guarded. G. Steiner, Chủ nghĩa Mác và Phê
bình văn
học - phải chăng được Cô Rơm gìn giữ, giùm cho tất cả chúng ta?
Thư Bạn
“Chúng
ông lấy sạch rồi, chúng
mày còn cái gì để mà bàn giao?"
Bùi Tín phán.
[Có thể vì vậy, mà sau này
ông bỏ đi, và có lần, tỏ ra sám hối, hình như vậy... Gấu viết với sự
dè
dặt!]
Còn một
cái mà Miền Bắc không
làm sao lấy được, và giả như có cho thì cũng chê không thèm [bởi vì rõ
ràng là
cách đối xử kẻ thắng đối với kẻ bại, sau đó], đó là tình người.
Là tính người.
"Nhưng
nếu
không vì dung nhan tàn tạ, chắc
gì Thầy đã nhận ra em?
Bụi
Câu nói của cô học trò ngày nào,
đến bây giờ Gấu mới thấm thía.
*
Không,
chẳng bao giờ anh muốn
coi anh, em và tất cả chúng ta là những nạn nhân. Đó là niềm tự kiêu
cuối cùng
chúng ta còn giữ được để sống sót.
"Không phải như vậy đâu. Cái chế độ đó chẳng làm gì
nổi em. Có khi
em còn phải cám ơn nó, nhờ nó mà em gặp anh H. Ảnh trước là cảnh sát
đặc biệt,
sau 75 đi cải tạo, vợ bỏ. Rồi chúng em gặp nhau".
Ui
chao, câu văn trên, “Không, chẳng bao giờ
anh muốn coi anh, em và tất cả chúng
ta là những nạn nhân. Đó là niềm tự kiêu cuối cùng chúng ta còn giữ
được để
sống sót”, Gấu viết khi ở trại tị nạn Thái Lan, sau này, đọc Brodsky,
ông cũng
phán như vậy.
Thế mới thú, cực thú!
.. a
refusal to exhibit his wounds was always one of his more admirable
traits.
Coetzee viết về Brodsky
Hoàng
Cầm [Hình Diễn Đàn]
Cuộc
sống của các thi hữu các
ông thời ấy thế nào?
- Cuộc sống của chúng tôi cũng vất vả, nhưng không đến mức bi đát. Nhà
nước đối
xử với anh em chúng tôi không có gì ghê gớm lắm như người ta đồn thổi.
Nguồn
Tuyệt!
Gừng
càng già càng cay!
Cũng với sự khiêm tốn như vậy, Brodsky phán: Thi sĩ không bao giờ là
nạn nhân.
Bằng mọi giá, cố mà tránh, đừng ban cho mình cái dấu đóng vào trán, tớ
là nạn nhân,
tớ là nhà văn nhà thơ ly khai!
["At all costs try to avoid granting yourself the status of the
victim", he [Brodsky] advises an audience of students, On Grief, Về Khổ
Đau, p. 144. Coetzee viết về Brodsky trong Stranger Shores]
*
Khi
chuyện cô gái treo cổ tự tử xẩy ra, anh và em đã rời Sikiew. Chắc em
còn nhớ
Dũng, học trò Pháp văn, bạn cờ, và cũng là người giúp đỡ anh rất nhiều
trong những
ngày ở Trại Cấm. Dũng đã ghi lại, gửi lên trại Transit cho anh, nhờ sửa
rồi gửi
cho các báo hải ngoại, hy vọng có chút tài liệu khi tái thanh lọc. Dũng
rất mê
văn chương, rất phục Garcia Marquez. Chi tiết con cú đậu trên nóc dinh
Độc Lập
là của Dũng. Cũng vậy, những đoạn tả cảnh địa ngục trong lúc chờ đón
linh hồn nạn
nhân. Anh chỉ sửa lời văn, thêm thắt một vài chi tiết. Chính chi tiết
lý thú đặc
chất Garcia Marquez về con cú đã gợi hứng cho anh, và anh đã viết thành
một
truyện ngắn, tác giả Nguyễn Anh Dũng, gởi đăng ở một tờ báo ở Úc, và
một ở
Canada. Hồi ở trại Transit, hình như em đã có đọc.
Lâu
lắm, anh không còn nhận được tin của Dũng. Anh viết lại câu chuyện
trên, thêm
phần của anh và của em, như một kỷ niệm những ngày ở Trại. Anh mong một
ngày
nào em sẽ đọc, Dũng sẽ đọc, và biết rằng, chính anh ta, và bây giờ có
em, là
tác giả truyện ngắn này.
Nguyễn
Quốc Trụ
Bụi như thế, là được viết từ
trại tị nạn, nhưng hoàn tất tại Canada, những ngày mới tới, tái ngộ cô
bạn,
cùng lúc, nhớ cô học trò và cái nóng ở Trại, như một cú tương phản với
cái lạnh
khủng khiếp và trận bão tuyết 'welcome' vợ chồng Gấu, nhờ vậy, làm được
một dúm
thơ, có những câu để đời, "đi trong gió nỗi nhớ Sài Gòn buốt trên đầu
ngón
tay", thí dụ. Bài thơ Hát ở đâu đâu,
gửi qua Úc, cho anh bạn Nguyễn
Phước,
cùng tù Bangkok, cùng trải qua mấy năm trời ở Trại tị nạn, anh gửi thư,
khen,
"hào khí ngất trời", vẫn còn nhớ, vì lúc đó có cô bạn ghé thăm hai vợ
chồng.... Gửi về Trại cho anh học trò, anh cho biết, bài thơ bị kiểm
duyệt mãi
mới cho nhận...
Biển
Buổi chiều đứng trên bãi
Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.
Sóng đẩy biển lên cao, khi
xuống kéo theo mặt
trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả
Cát ở đây được con người chở từ
đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này
Số phận còn thua hạt cát.
Hàng cây trong công viên bên
đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...
Sinh nhật
Tặng TCN
Chuyện muôn năm cũ thôi bỏ
Nói chuyện mới.
Chuyện Rừng vào Thu
Thiên Nga hôm nay đi học về muộn
Chắc lại ngẩn ngơ vì lớp lá buồn
(Hồn Đông Phương thất lạc...)
Phương Nghi lúc nào cũng vội
vội, vàng vàng
Mùa Thu không đâu xa mà ở trong đôi mắt
Hồ Thu và đôi mắt của cô cùng một mầu.
Nghe nói khi say bạn ưa giỡn
cùng tụi nhỏ
Còn tôi mỗi lần ôm con vào lòng
Thấy ấm hết cả người.
Hôm nay sinh nhật bạn, ta cùng
nhau say một trận
Bạn vui cùng Nam
Còn tôi sẽ cùng Huy đấu một trận cờ
Cho vơi nỗi nhớ
Mấy đứa nhỏ
Giáng Sinh
Giáng sinh chưa nhấp môi đã
thấy nhớ nhà
Dường như có một người bạn thân ở trong ta
Đi rất xa
Rất lâu
Chợt về đêm nay
Người bạn thân hay là quê hương
cũ
Tiếng cười xưa rộn rã với đêm này
Nến rực rỡ soi hồn ta rất rõ
Chút ngậm ngùi bay theo hơi rượu cay.
Rượu rất cay mà lòng rất vui
Chúc tụng nhau bằng bài thơ mới
Ba mươi năm thơ vẫn đẹp như người.
Chiều ngu ngơ phố thị
Gửi T.L
Ngày ủ dột
Buồn dậy muộn
Câu thơ trong giấc ngủ bỏ quên
Nhớ em thảm thiết.
Trong câu thơ chắc có chút hạnh
phúc
Cho nên tình yêu là vất vả đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc anh tìm biển Đông.
Chiều ngu ngơ phố thị
Mơ gặp em giữa đám người xa lạ
Với nụ cười thật ngày xưa
Khi em từ giã.
Kiếp trước tôi có nợ nần chi
ông đâu
Mà sao kiếp này ông đòi kiếp khác?
Tôi đã nói ông đừng gặp tôi nhiều
Khi tôi đi rồi
Ông sẽ khổ
Nhưng thôi ông hãy quên tôi đi
Quên đi, quên đi....
Em ở đâu, ở đâu
Thèm một chút mồ hôi trên ngấn cổ
Em ở đâu, ở đâu
Thèm nụ hôn sầu
Lời biếng nói
Đôi tay mềm
mại
mãi
trong tôi.
Hát ở đâu
đâu...
Ngoảnh nhìn lại quãng nửa nhà
nửa chợ
Nỗi buồn vạch một nét dài (1)
Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài.
Đêm mở ra giấc mộng cũ
Chỉ có tôi, tôi, và tôi
Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.
Mùa thu ở đây đẹp não nùng
Rừng dưng không đỏ rực
Lá rũ rượi
Rủ nhau cùng chết
Sực nhớ chữ: Chiêu như thanh ty
Mộ thành tuyết
Giấc mộng cũ vậy là giấc mộng
cuối
Hát ở đâu đâu...
Cô bạn thân ơi, những ngày
tháng đó
Chạy xe như điên trên đường phố
Cho kịp giờ giới nghiêm
Suốt Chợlớn-Sàigòn
Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi
Trong vương quốc của những
người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Hát ở đâu đâu giấc mộng cuối
(2)
(1)... that lonely halfway house which we call life
André Malraux (Anti-Memoirs)
(2) thơ Thanh Tâm Tuyền
Mùa Đông
Con chó đen đùa với bãi tuyết
Người đàn ông đi hết mùa Đông
Cây khắc nét khô vào nền trời xám
Nghe nói mùa Thu ở đây đẹp lắm
Tụi mình chạy xe đuổi theo lá đổi mầu
Trên xa lộ
Trong thơ Nguyễn Du
Trong hạnh ngộ.
Lạnh,
Hai vợ chồng ôm cặp
Đứng đợi xe
Ở đầu ngã tư
Cuối cuộc đời
Học giùm mấy đứa con còn kẹt lại
Tuổi năm mươi gấp sách lại đứng
nghe
Đi trong gió
Nỗi nhớ Sài-gòn buốt trên đầu ngón tay
Chúng ta chẳng bao
giờ là của nhau
Nhưng hãy chia nhau những
khoảnh khắc-ngoài
cuộc đời đó
Chút phù du giữa những lo toan
Khi em kẹt xe ở một ngã tư đường, chẳng hạn
Chợt để hồn mình chao nghiêng thay vì theo xe di động
Biết đâu em sẽ thèm mùi bùn
Bốc lên từ những hốc, hẻm, ngõ sâu
Từ dòng nước đen bên dưới cầu Thị Nghè
Khi cơn mưa đầu mùa chợt tới
Anh ở đây, em ở đây
Vậy mà chúng ta cách xa nhau, thật cách xa nhau, quá đỗi
Còn nhận ra nhau
Nhờ chiếc lá mùa Thu
Nhân đôi niềm nhớ
Thu vàng
Rộn rã những giờ những phút giây ngày xưa
Em,
Vàng tươi mầu áo
Xanh rực mầu trời
Đen thăm thẳm, mướt như tóc
Như chẳng bao giờ em phải lo toan
(Sáng nay nhặt sợi tóc ngà
Nhìn con chợt thấy như là chút hương) (1)
Như ở đây, là bốn câu thơ
Hãy cho anh những gì mà em đã bỏ
Đã quên
Hoặc không thèm nhớ
(Dấy lên từ bụi vô thường
Ngày qua tháng lại, tà dương kiếp người) (1)
(1) Thơ
cô bạn. Tác giả câu thơ
thần sầu, phải là đàn bà mới làm nổi:
Hồn Đông Phương
thất lạc buồn Tây Phương !
*
Trong nhà
xe Đài
Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi
Nhà xe Đài Phát Thanh
sự thực chỉ là một quãng lề đường, kế bên cổng vô building số 5, là Đài
Liên
Lạc VTD thoại, nơi Gấu làm việc và số 11, Trung Ương Cơ Xuởng VTD, cũng
là nơi
Gấu làm việc hai năm, thời gian mới ra trường, trước khi chuyển lên Đài.
Đài thuộc quốc tế.
Xưởng, quốc nội.
Cái vụ chuyển từ
quốc nội qua quốc tế, cũng thú vị lắm.
Sẽ kể ra sau.
Quãng lề đường được chăng dây kẽm gai thành cái hàng rào làm bãi gửi
[giữ cũng
được] xe cho nhân viên Đài Phát Phát Thanh, số 3 Phan Đình Phùng.
Khi chiến sự đang xẩy ra, Gấu ở trên đỉnh cồn, tầng chót building, vậy
mà thấy
cảnh lính dù kéo xác biệt động VC vô bãi xe, chất thành đống, là nhờ
những bức
hình đang chuyển đi Tokyo
trên máy vô tuyến viễn ảnh.
Khi súng đã êm, tình hình trở lại bình thường, buổi sáng, Gấu hạ san,
qua
đường, vô tiệm phở 44 làm một tô điểm tâm ăn mừng sống sót, dấu tích
cuộc chiến
là một chiếc dép râu nằm cô đơn trên mặt đường.
Một chiếc.
Nhà NDT cũng ở trong khu này, kế ngay chân Đài liên lạc, cũng thuộc một
con xóm
của dân Bưu Điện. Một bữa tình cờ cùng ăn sáng, anh ghé bàn Gấu, xưng
tên, và
đề nghị viết cho Văn.
talawas
tái xuất
giang hồ
Tình lơ
Có lần
Gấu
phán ẩu, không có cái sự ăn cướp Miền
Nam thì không thể có những nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, và
ngược
lại, không nếm mùi Cái Ác Bắc Kít, Cô Tư không thể nào viết ra được
Cánh Đồng
Bất Tận!
Đúng là viết bố lếu bố láo, trúng tùm lum tà la!
Hồi
ký Madame Nhu?
|
|