*

















*
*


30.4.2010

Tôi tin rằng, có một sự huỷ diệt Miền Nam. Chiến thắng của Miền Bắc đã huỷ diệt nếp sống nhân bản hài hòa của Miền Nam.
Sự huỷ diệt còn được đám VC miệt vuờn hỗ trợ, ăn theo. Những cuộc biểu tình đòi đất của đồng bào Miền Nam như đang xẩy ra, sự nghèo khổ đến tận cùng, phải bán con, qua những vụ lấy chồng người nước ngoài, bán cả con nít qua nước láng giềng...  đó là những bằng chứng hiển nhiên của tội ác huỷ diệt.
Khủng khiếp hơn cả, là sự huỷ diệt niềm tin, vào người anh em ruột thịt Miền Bắc.
*
Khi nào văn chương trong nước dám đụng vô những chuyện như trên, về "Trái tim của bóng đen" [Hà Nội], về Khải Huyền Dối Trá [Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước], về Con Bọ [hiện tượng Chúa Sẩy Thai], thì lúc đó, mới có thể nói đến phê bình văn học.

Theo nghĩa trên, Steiner đã từng phán về Lukacs: Vào thời của ông, thật khó mà làm, một phê bình gia. Bởi vì, đúng như đồng chí Nguyễn Văn Linh đã từng nói, có quá nhiều việc khẩn cấp cần phải làm ngay.
*
GEORG LUKACS AND HIS DEVIL'S PACT

In the twentieth century it is not easy for an honest man to be a literary critic. There are so many more urgent things to be done. Criticism is an adjunct....
.... Lukacs has always held himself responsible to history. This has enabled him to produce a body of critical and philosophic work intensely expressive of the cruel and serious spirit of the age.  Whether or not we share his beliefs, there can be no doubt that he has given to the minor Muse of criticism a notable dignity. His late years of solitude and recurrent danger only emphasize what I observed the outset: in the twentieth century it is not easy for an honest man be a literary critic.
But then, it never was.
G. Steiner: Georg Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ

Vào thế kỷ 20 thật khó mà là một phê bình gia nếu là một người lương thiện.
Và, quả như thế thực!
NKTV


Note: Bài về HC, “bạn của GNV” ra lệnh, ngưng một thời gian.
OK. NQT

Thu, May 13, 2010 1:43:05 AM

Cam on anh Tru .
Va cam on luon da post bai Cung La Da Thoi cua NNT
V.

GNV phải cám ơn mới đúng.
Cầm, cả chục hòn đá…
Thôi, đành chờ lúc khác vậy! 


Mùa bông cháy
 NNT
Cũng là đá thôi

Những hòn đá đó không bao giờ rơi xuống đất, bởi không người này cất thì người kia cũng cầm.
NNT
Ui chao, viết, chỉ một câu, mà lột hết, nạo tới tận xương, tận tủy, cái ác ‘hiện thực chủ nghĩa’ của xã hội Mít hiện tại.


Quyền năng của cây viết

Thật là chẳng ‘đẹp’ chút nào khi so sánh Nay Phone Latt với Mike Allen, nhưng cái cú trái cựa này xem ra có vẻ bổ ích, và trong nhiều chiều hướng, không thể tránh được.
Allen, phụ trách Politico’s daily Playbook column, được tay Mark Leibovich của tờ Times Magazin, nâng bi, như là một ký giả ảnh hưởng nhất tại Washington, cái tay, the guy, mà mọi người trong giới chính trị phải đọc.
Mike Allen viết cái chó gì mà ghê thế?
Chủ yếu, hắn đọc điều mọi người khác trong thế giới media ở Washington viết; rồi hắn sàng lọc, cô đọng, tóm tắt chúng, vào cái giờ trời đất còn mờ mờ ảo ảo, và đến khi sáng bạch ra, thì cái lũ người kia, sau một ngày đầu tắt mặt tối vì công việc, sau một đêm cố tranh thủ ngủ được thêm tí nào hay tí đó, và, vừa mở mắt ra, là bèn vớ cột báo của hắn ta, để mà đọc, như trang bị cho bộ giáp của mình, trước một ngày vật lộn với đời đang chờ đợi.
Thiên hạ biết về Allen như là một gã độc thân, không vợ, không con, không địa chỉ, không thói hư tật xấu như là được biết cho tới nay…..

Nỗi buồn Istanbul

*

Tác giả: Orhan Pamuk
Dịch giả: Nguyễn Quốc Trụ
Nhà xuất bản: Văn học
Số trang: 544
Kích thước: 14 x 20.5cm
Giá bìa: 90.000 VND
Năm xuất bản: 2010

Đây chính là cuốn sách biến Pamuk trở thành nhà văn của thành phố Istanbul, đúng như cách thức đã từng làm cho James Joyce là nhà văn của Dublin và Paul Auster thuộc về New York. Trong một viễn tượng hội họa, Istanbul tỏa khói những con phà, trầm lắng một nỗi buồn đế chế giữa ngổn ngang đổ nát thành quách cũ và đọng mãi trong tâm tưởng người đọc hai màu đen trắng, màu của quá khứ, của một ký ức hoang phế nhưng cũng đầy sức mạnh. Người ta chỉ có thể thực sự hiểu năng lượng văn chương của Orhan Pamuk khi thấm đẫm từng dòng ông viết về thành phố của ông, và khi ấy, sẽ không còn ai thấy kỳ lạ việc ông dành cả đời sống ở đó, trong ngôi nhà tuổi thơ, ngồi viết tại cái bàn nhìn ra mưa nắng trên mặt biển vịnh Bosphorus, điểm mốc phân chia ranh giới Đông và Tây.
Với Istanbul, có thể nói rằng Orhan Pamuk đã viết cuốn sách ám ảnh nhất, đau lòng nhất, tuyệt diệu nhất về một thành phố.”
 The San Diego Union-Tribune
Orhan Pamuk, “một trong những tiếng nói mới mẻ và độc đáo nhất trong văn chương đương đại” như lời Independent on Sunday nhận xét, đã viết nhiều cuốn sách trong đó có Pháo đài trắng và Cuộc đời mới. Năm 2003, ông nhận giải International IMPAC Dublin cho cuốn Tên tôi là Đỏ, và năm 2004, Faber ấn hành bản dịch tiếng Anh cuốn Tuyết của ông, được Margaret Atwood ca ngợi là “cuốn sách không thể thiếu của thời đại chúng ta”. Istanbul, một ghi chép của ông về cuộc sống nơi thành phố này, đã được đề cử giải Samuel Johnson của BBC4, được Katie Hickman trong New Statesman gọi là “đẹp đẽ một cách phi thường và siêu việt”. Orhan Pamuk hiện đang sống ở Istanbul.
Nguồn

The Paris Review:
Ông làm việc ở đâu?
Pamuk:
Tôi luôn cho rằng, nơi mà bạn ngủ hay nơi bạn chia sẻ với bạn đời nên tách ra khỏi nơi bạn viết. Ba thứ lẩm cẩm của cuộc sống thường nhật trong gia đình, một cách nào đó, giết chết tưởng tượng. Chúng giết con quỉ ở trong tôi. Cuộc sống thường nhật, vẻ thảm hại của nó khiến cho nỗi ước mong vượt thoát cuộc đời này tới một thế giới khác, nơi trí tưởng tượng tha hồ mà tung tẩy, trở thành nhạt nhòa. Bởi thế trong nhiều năm tôi có một cái văn phòng, hay một nơi chốn ở bên ngoài nhà mình để làm việc. Tôi luôn có những căn hộ khác nhau.

Nabokov: Fiodor Dostoievski [1821-1881]

Tư duy biển

UNDER EASTERN EYES
Dưới mắt Đông phương


5 năm TTT ra đi

*

Thơ Ở Đâu Xa

Note: Gấu đọc, lần đầu bài thơ trên, của Beckett, là qua Thơ Ở Đâu Xa của TTT.
Điều làm Gấu ngạc nhiên, là khúc trên được viết ở trong tù, mà lại viết cho cô con gái nhà thơ đọc, mà để nói về 'tôi muốn tình tôi chết'.

Chỉ đến khi BHD mất đi, thì Gấu mới ngộ ra, đây là nói về Hà Nội.
Gấu dùng lại 'điển tích' trên, để viết về BHD, và về Hà Nội của Gấu.
BHD gốc Hà Nội.

Tôi muốn tình tôi....

Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett

Bản tiếng Anh của chính tác giả:

I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me

Bản của Gấu:

Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
rằng người yêu Gấu


Vụ Án

Cái khổ của nhà phê bình không đến từ các nhà văn, nhà thơ hay độc giả mà chủ yếu đến từ những kẻ tưởng mình đã là nhà văn, đã là nhà thơ và, do đó, tự cho mình cái quyền được hưởng…sự trầm trồ khen ngợi.
Trước cái quyền ấy, ai không khen thì đều có tội.
NHQ. Blog VOA
In the twentieth century it is not easy for an honest man to be a literary critic. There are so many more urgent things to be done. Criticism is an adjunct....
.... Lukacs has always held himself responsible to history. This has enabled him to produce a body of critical and philosophic work intensely expressive of the cruel and serious spirit of the age. Whether or not we share his beliefs, there can be no doubt that he has given to the minor Muse of criticism a notable dignity. His late years of solitude and recurrent danger only emphasize what I observed the outset: in the twentieth century it is not easy for an honest man be a literary critic.
But then, it never was.
Vào thế kỷ 20 thật khó mà là một phê bình gia nếu là một người lương thiện.
NKTV

Cái khổ của nhà phê bình NHQ, mà chỉ có như thế, thì cũng hơi bị nhẹ, so với cái khổ của Lukacs, một người “luơng thiện”, chữ của Steiner, không dám làm nhà phê bình!
Ngoài ra, câu của NHQ có tí hơi bị căng, là khoảng cách giữa nhà văn nhà thơ, và một tay tưởng mình đã là nhà văn nhà thơ, nó được đo đạc ra làm sao, bằng cái thưóc đo nào?
Cái khoảng cách này, theo GNV, bằng, hoặc xém bằng, khoảng cách giữa nhà phê bình thứ thiệt là NHQ, và thứ tưởng mình "đã là một NHQ"!
Bởi vì đến như ông Trùm phê bình Mác xít mà còn chưa dám nhận mình là phê bình gia, thì bố thằng nào dám!
Cũng thế, một nhà văn nhà thơ thứ thiệt, thì cần thằng phê bình chó nào xoa đầu, trầm trồ khen ngợi?
Mi khen nó, có khi nó c
òn đá cho mi một cái, đi chỗ khác chơi, cho tiện việc nhà nước ta!
*

Ở thế kỷ 20, một kẻ chân thật, thật khó mà là một nhà phê bình văn học. Có quá nhiều điều khẩn cấp hơn phải làm. Phê bình chỉ là phụ thuộc. Bởi vì nghệ thuật phê bình là làm độc giả quan tâm tới tác phẩm văn học; khổ một nỗi, "quí độc giả" có khi không cần lắm, tới sự giúp đỡ này. Liệu ai đó đọc phê bình thơ ca, văn chương, kịch nghệ, một khi quá rành về nó?  Hơn thế, "hai tay" còn khổ, vì hai cám dỗ. Về phía tay phải, là Lịch sử Văn học, với cái vẻ chắc nịch, và những uy thế hàn lâm. Tay trái, trò Điểm Sách - không thực sự một nghệ thuật, chỉ là kỹ thuật dựa vào một lý thuyết thật chẳng đáng tin cậy, rằng phải có cái gì đáng đọc được in ra hàng năm. Ngay cả một tay phê bình tốt nhất cũng có thể bị nó cám dỗ, thôi thì cứ xiêu phải, hoặc quẹo trái. Như Sainte-Beuve chẳng hạn; hỡi ơi, làm thế nào tạo được sự vị nể trí thức, một thế đứng khoa bảng, nhà phê bình bèn trở thành nhà sử văn (literary historian). Thế là cứ hùa theo những đòi hỏi của một cuốn tiểu thuyết, và của tính tức thời; cái phần có ý nghĩa trong những phát giác mang tính phê bình tác phẩm của Henry James, đã không sống lâu hơn những điều tầm phào được gạt bỏ. Những bài điểm sách tốt cũng làm xàm như những cuốn sách tồi.
Steiner

V/v Mi khen nó, có còn đá cho mi một phát…

Murakami cũng phán như GNV, nhưng lịch sự hơn, khi trả lời tờ The Paris Review:
.. Tôi chẳng lèm bèm về cái chuyện điểm sách hay phê bình. Tôi không dính vào chuyện đó [I don’t want to be involved in that].
-Tại sao không?
Tôi nghĩ, việc của tôi, my job, là quan sát những con người, people, chứ không phải phán đoán họ. Tôi luôn luôn hy vọng tự kiếm cách làm sao cho xa ra khỏi điều gọi là những kết luận [I always hope to position myself away from so-called conclusions]. Tôi muốn để mọi chuyện mở toang ra cho mọi khả thể trong thế giới.
Tôi thích dịch thuật thay cho phê bình, bởi vì bạn gần như không bị đòi hỏi phải phán đoán bất cứ cái gì mà bạn dịch thuật. Tôi để cho công việc mình thích thú đó chạy qua thân thể tôi, tâm hồn tôi. Chúng ta cần phê bình, tất nhiên, ở trong thế giới này, nhưng đó không phải việc của tôi
*
Garcia Marquez, trong một bài trên The New Yorker, kể kỷ niệm truyện ngắn đầu tay của ông vừa xuất hiện, lập tức được tay phê bình gia số 1 lúc đó, trên tờ báo văn học số 1 lúc đó, khen nức nở.
Truyện ngắn Trăng Huyết của Minh Ngọc vừa xuất hiện, là cả thành phố Sài Gòn biết đến, và giới viết lách vô tư coi bà một người trong họ.
Cũng vậy, là Trần thị Ngh. với Nhà có cửa khóa trái....
Nhà phê bình NHQ, trong đời xoa đầu người viết, chưa hề đưa ra được nhà văn nào cả.
Cái web của băng nhóm của ông, thì cũng thế.
Mười năm rồi lại mười năm nữa thì nó cũng thế.
Thua xa trang VHNT của PCL: Hầu như hầu hết những nhà văn nhà thơ trẻ, đang nổi đình nổi đám, cả ở trong lẫn ngoài nước, xuất thân từ đó.
Thử hỏi có ai là người được NHQ lọc ra chưa?
Có ai nhờ NHQ mà thành danh chưa?
Thưa, chưa!
Sở dĩ GNV không đưa tên mấy ông bà được NHQ khâm phục, trầm trồ, như vị độc giả TV nhắc nhở, ấy là vì tất cả mấy người đó đều không cần đến sự trầm trồ của NHQ.
Sở dĩ GNV đưa ra chỉ có ba nhân vật, ấy là vì cả ba đều có vấn đề:
Gấu thực sự không tin NHQ đọc được VP, đọc được PTH. [Sẽ chứng minh sau].
Còn ông kia thì tha cho Gấu: Ông ta có gì đâu mà đọc! 


Trang Yiyun Li