*
















*

Hè năm mgoái

Bây giờ là đầu tháng Tư. Người Việt nào ở hải ngoại cũng như đang lên cơn sốt, một cơn sốt lây lan ra từ bang nọ đến bang kia, từ quốc gia này sang quốc gia khác, không có thuốc chủng nào ngăn được.
Những cánh rừng

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!
TMT: Tôi là Thi Sĩ

Chim thiêng hót lời mệnh bạc
L'oiseau sacré chante le destin tragique


"Wherever I am, Germany is"
Thomas Mann

Gấu ở đâu Mít ở đó!

And I step ashore in a fine rain
To a city so changed
By five years of war
I scarcely recognize
The places I grew up in,
The faces that try to explain.

But the hills are still the same
Grey-blue above Belfast.
Perhaps if I'd stayed behind
And lived it bomb by bomb
I might have grown up at last
And learnt what is meant by home.
Derek Mahon

Giận dữ lưu vong

Và tôi bước xuống bến tầu Xề Gòn
Dưới cơn mưa Xề Gòn thật mịn màng
Về với thành phố quá đỗi đổi thay
30 năm nội chiến từng ngày
Tôi không làm sao nhận ra
Những nơi chốn mà tôi đã từng lớn lên
Những khuôn mặt cố giải thích

Nhưng bến tầu thì vẫn bến tầu
Những ống khói tầu thì vẫn mệt lả
Nơi tôi ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông thì cũng vưỡn còn
Tôi ra đi nơi này vưỡn thế!

Có lẽ nếu tôi đừng đi, và cứ lì ở lại
Và sống với Xề Gòn từng trận hỏa tiễn VC réo ngang đầu
Từng trận B52 rải thảm quanh thành phố
Sau cùng tôi sẽ trưởng thành
Và hiểu ra được, nhà là cái quái gì!


Tại sao chúng ta nên hủy giải Nobel văn học, Mít nói.


Paul Celan và những người dịch ông


Nhà văn thiên di

Lời nói đầu
Đôi khi thật khó mà phân biệt giữa lưu vong, và nhập cư. Nabokov là cả hai, nhập cư và lưu vong. Nhưng nhà văn lớn lao này coi một sự phân biệt như thế là không cần thiết, quốc tịch là thứ yếu, nghệ thuật mới là căn cước thực sự của nhà văn. Trong những chương sau đây, khi chọn từ thiên di, tôi muốn ôm lấy đủ kiểu dời đổi, hay bắt buộc phải dời đổi từ một xứ sở này qua một xứ sở khác, nào là lưu vong, nào là di cư, nào là nhập cư nào là tị nạn. Bằng cách đặt nhà văn vào cái thế thiên di như thế chúng ta có thể điều tra, nghiên cứu một vài khiá cạnh siêu hình của cuộc sống của một nhà văn thiên di, và tác phẩm của người đó….
Tôi viện dẫn nhiều tác phẩm văn học, bởi vì tôi tin tưởng, sự hữu ích và vẻ đẹp của văn chương nằm ở trong khả năng làm sáng lên cuộc sống của nó. Tôi xoáy vào một số tác phẩm quan trọng - những bản văn có thể cung cấp một mảnh đất chung để bàn luận. Tôi sẽ nói nhiều về một số nhà văn lưu vong, không phải vì tôi tự coi mình là một trong số đó – nhưng chủ yếu là vì thứ văn chương có ý nghĩa nhất bàn về sự thiên di của con người thì được viết về kinh nghiệm lưu vong. Ngược lại, nhập cư chỉ là một đề tài thứ yếu, và là của Mỹ. Từ đó, thách đố lớn lao đối với những nhà văn viết về kinh nghiệm nhập cư, là, làm sao từ một kinh nghiệm thứ yếu như vậy mà có thể đáp ứng với những truyền thống văn chương lớn lao hơn.
Những nhận xét của tôi thì chỉ là của tôi. Với mỗi một cá thể nhà văn là những hoàn cảnh cá biệt của người đó, và mỗi nhà văn có một cách riêng của mình để sống sót và hành xử nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, tôi hy vọng tác phẩm của tôi sẽ soi sáng được phần nào về sự hiện diện của nhà văn như là một kẻ thiên di. Đó là mục tiêu của cuốn sách này.
Ha Jin


Bruno Schulz


TTT: Thơ Dịch

Saturday, April 3, 2010 7:40 PM
From:
To:

Chào Ông !
Biết Ông yêu mến anh TÂM, tôi gởi hai bài thơ dịch của anh TÂM sau năm 1975. Có thể ông chưa được xem.
Tôi chỉ quen biết anh TÂM sau khi ở tù CS qua anh TÔ THÙY YÊN (vì có ở tù chung).
Hai bài thơ dịch này chỉ truyền tay trong vòng thân hữu, nay ông đọc xem như là tưởng nhớ anh TÂM sau 5 năm anh mất.
Cám ơn ông.


Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi


Tôi cùng gió mùa


Virus VC
vs
Lưu Manh Hóa

Có vẻ như văn chương Bắc Kít tịt ngòi rồi, bây giờ là thời của văn chương miệt vuờn Nam Bộ.
Chứng cớ: Nguyễn Ngọc Tư, Nam Lê, Linda Lê, Trần Minh Huy… bây giờ thêm Kim Thúy!
Đây là một bằng chứng hiển nhiên cho thấy đám Bắc Kít có cái gì bị chặn ở họng, viết ra không được, mà nuốt vô cũng không được. (1)
V/v cái mùi vị chiến lợi phẩn, trước Gấu, NHT đã cảnh cáo từ lâu rồi, ngay khi có cơ hội, là ông bèn cho một ông vua Nam Kít ra Bắc, nhét cái gì gì đó vào miệng sĩ phu Bắc Hà, để chúng tỉnh ra, để mà viết!

(1)
David Grossman, trong bài viết Những cuốn sách đọc tôi, Books that have read me, trong Viết trong bóng tối, kể, Bruno Schulz, khi được hỏi, viết từ cảm hứng gì, đã nhắc tới sự nghẹt thở, suffocation.
Bị nghẹn chiến lợi phẩn, như thế, biết đâu lại đẻ ra văn chương!
Cùng tắc thông mà! 
*
For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not innocent of the horrors of Nazism.
(Hãy minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)
George Steiner, Phép Lạ Hổng (The Hollow Miracle)

Khi điểm cuốn Chuyện Kể Năm 2000, Gấu “nhà phê bình, điểm sách" đã bệ câu trên để lên đầu bài viết, chỉ để làm rõ ra một điều, là, cái ngôn ngữ Mít, được sử dụng để viết cuốn tiểu thuyết trác tuyệt này, thì không thể giả đò thơ ngây vô tội, trước Cái Ác Bắc Kít, mà hậu quả của nó là trại tù Tân Trào đối với một BNT chống Đảng, và trại tù cải tạo đối với sĩ quan VNCH, Miền Nam.

Trong cuốn Errata, một thứ hồi ký nhìn lại đời mình, an examined life, George Steiner đọc lại bài viết của ông:
Lầm lỗi nẩy nở không thể chịu đựng được khi chúng trở thành vô phương chữa trị.
Errors grow more unbearable as they become irreparable.

Phép Lạ Hổng cho thấy, những lời dối trá và sự dã man tàn bạo của chế độ toàn trị, đặc biệt là chế độ Đệ Tam Reich nhưng còn ở trong những chế độ khác nữa, thì ăn ý, conjointed, với sự hư ruỗng, băng hoại của ngôn ngữ, và tới lượt, được nuôi dưỡng, tiếp sức, fuelled, bằng băng hoại, hư ruỗng, corruption.

Sự dối trá ở trong nước hiện nay như vậy là do băng hoại ngôn ngữ mà ra nữa. Đọc mấy cái blog, những cái còm, những cái xin một ngày không nói dối, thấy toàn chuyện ruồi bu!
Ăn cướp nói dối là giải phóng. Băng hoại, hư ruỗng là từ đó mà ra.


Kỷ Niệm


Một chuyện không nên kể

Đọc Lưu Bình & Dương Lễ, nên đọc song song với chuyện đại gian hùng Tào Tháo nhốt Quan Công chung phòng với hai bà chị dâu, thì mới ra cái nghĩa của nó!
Quan Công, để tránh tiếng đời, và để tỏ tấm lòng của mình, cho đốt đuốt sáng đêm, và ông ngồi đọc sách dưới đuốc. Đại gian hùng đành chịu thua. Nhờ đốt đuốc đọc sách mà Quan Công còn thoát chết vì Tào Tháo nữa.

Trở lại chuyện Lưu Bình Dương Lễ, cái ơn nuôi nấng, còn cho đi học của anh bạn nhà giầu lớn lắm, nhất là trong xã hội trọng bằng cấp ngày xưa.
Nam
nữ thụ thụ bất thân, thì cũng ghê lắm.
Đại đăng khoa, tiểu đăng khoa lại là một giấc mơ đẹp lắm.
Để trả ơn bạn, phải nhử mồi. Mồi thứ nhất, là cái bằng. Mồi thứ nhì là cái bướm.
Anh chàng ham chơi, cộng thêm nỗi hận, nhờ vậy mà quyết chí tu tỉnh.
Stupid, là cách đọc của hậu hiện đại, chứ không phải cách đối xử của người xưa.

Châu Long chỉ mất mấy năm nhịn chồng. Đâu bằng mấy bà vợ sĩ quan cải tạo; có nhiều bà, trên chục năm.
Thử hỏi, chuyện nào không nên kể?

Hồi nhỏ, Gấu được ông ngoại của Gấu nuôi, cho ăn học, vì cần một thằng bồi phục vụ ba ông cậu, con bà vợ ba của ông, cùng đi học. Nhờ vậy mà Gấu lấy được cái bằng tiểu học, sau được ra Hà Nội học, rồi lại được bà cô nuôi ăn học.
Về già mới thấy biết ơn mấy ông cậu.
Không có mấy ông, là hết đi học.
Cái ơn của anh bạn nghèo đối với anh bạn giầu lớn lao lắm. Nó giầu mà nó chơi với thằng nghèo mới ghê!
Truyện đề cao cái học, cái tình bạn giầu nghèo vẫn chơi với nhau, cái tình vợ chồng tin tưởng ở nhau, đủ thứ tình cảm cao thượng như thế, mà không nên kể!
Đúng là stupid!
*
"Trong công cuộc tranh đấu này, ở Việt Nam, các nhà trí thức phản kháng đang đi tiên phong. Trước đây không ai ngờ học giả Nguyễn Huệ Chi và các bạn ông lại có khi liên hệ với các công ty McAfee và Google. Các công ty quốc tế lớn về truyền thông đang đứng về phía họ. Vì tất cả đều thuộc những lực lượng tiến bộ trong nhân loại.”
Nguồn

Câu Gấu gạch đít, trên, khó hiểu quá!

Ông số 2 muốn nói, trước đây có cái chuyện "học giả NHC và các bạn của ông" có quen biết mấy đại gia quốc tế?
"Lại có khi" là cái khỉ gì?
Viết một câu tiếng Việt không nên thân, hay là cố tình mù mờ, nhập nhằng, như lần trước?

“Các công ty quốc tế lớn về truyền thông đang đứng về phía họ. Vì tất cả đều thuộc những lực lượng tiến bộ trong nhân loại.”
Câu này cũng thật ẩu. Ông đâu phải phát ngôn viên của họ, và họ cũng đâu cần ông… thổi?
NQT

Cả hai đại gia này, họ khui cái vụ kẻ cắp vô nhà họ, vì tiếng tăm của họ nhiều hơn vì “đứng về phía nhân loại tiến bộ.”