*

















Chúc Mừng Giáng Sinh 2009

*

*

Adam Zagajewski

Giáng Sinh, ngồi nhà đọc chơi vài bài thơ!


Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn

Trường hợp Lê Công Định

Blogger Đông A nhận định trong bài “Sao vụt tắt“: “Những ai từng nói rằng tôi không nghĩ Lê Công Định hoạt động lật đổ chính quyền, chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân, ngày mai sẽ ra sao khi thần tượng cũng như niềm tin của họ nhanh chóng sụp đổ? Tôi luôn ngạc nhiên tại sao có người lại dễ dàng đặt niềm tin của mình vào một cá nhân khác, người mà chính mình còn chưa rõ, hơn là tin tưởng vào tri thức và trí tuệ của chính bản thân mình.”
Nguồn talawas

Vụ LCD, đọc những gì ông viết, thì biết ông như thế nào, còn khi sa vào tay giặc dữ, coi youtube, làm sao biết chúng đang kề dao vào cổ vợ con ông?
Cái tên khốn viết những dòng trên, có thể là ‘một’ trong những kẻ cầm dao đấy.
Silone, một trùm CS, sau bỏ Đảng, tố Đảng tơi bời hoa lá. Mới đây, có tài liệu mật được khui, [Gấu đọc trên TLS, không nhớ số mấy] cho biết, ông là mật vụ, giống như ‘cas’ Kundera. Độc giả của ông gửi thư cho tòa báo, phán, ngay cả bây giờ Silone sống lại, lên youtube nhận tội, tớ cũng đếch tin!
Gấu đã nói rồi. Có cái gì đó không ổn, không hiểu được, ở cái đám chợ cá này.
*
Trong hồi ký của một thằng hèn, Tô Hải có kể về lần gặp hai ông, một VC áp giải tù, một tù VNCH, và ông nhận ra, anh VC áp giải tù, từ đầu đến đít, ngay cả mấy sợi lông chim cũng “made in China”, còn anh VNCH, y chang, nhưng ‘made in USA’, và ông tự hỏi, giả như hai thằng Tẫu và Mẽo bắt tay nhau, thì hai thằng Mít sẽ làm gì, và cũng chính ông trả lời, thì lại vác mã tấu, thương, giáo, cởi truồng, hay may lắm, đóng khố, đâm chém nhau!

Cái vụ Mẽo, thì chúng ta đã biết chúng 'sám hối' ra làm sao rồi. Nào nhận người vượt biển, chung với nhân loại, nào chương trình ODP, nào, nào...
Nhưng còn anh Tẫu?
Anh Tẫu đã từng đòi nợ, chứ không phải, trả nợ, khi dậy cho VC một bài học. Và đòi nữa, đòi nữa, chứng cớ là vụ đảo, vụ núi.
Sợ nhất là, một bữa đẹp trời, anh Tẫu chìa mấy cái giấy, đã bán, đã nhận tiền, đồng ký tên, đóng dấu, Bắc Kinh, Bắc Bộ Phủ, thì kẹt quá cho toàn dân Mít!
Chán quá!
Thành thử lại càng sợ, những LCD, sẽ trở thành những dê tế thần.
Tin Văn, có tí hẹp bụng, chỉ lo cho những người như LCD, những người mà ngày nào Ngài Võ Văn Kiệt nhìn vào vầng trán của họ, nhìn thấy tương lai đất nước, trong có tương lai Miền Nam. Tin Văn chưa từng nhắc đến vụ bauxite, chưa từng nhắc tới vụ đảo mà Ngài Phạm Văn Đồng đã bán chúng, khi chúng còn thuộc chính phủ VNCH, theo công pháp quốc tế, khi nó còn được công nhận.
Những chuyện đó, là để sau này, lịch sử luận rõ công tội, bởi vì cho tới lúc này, chúng ta không có đủ tầm nhìn, tầm xa, chứng cứ… để mà kết luận.
Riêng vụ Chợ Cá, thì là chuyện ‘cá nhân’, không liên quan đến "nghĩa cả". Gấu này đã từng góp công sức ngay từ những ngày đầu, sau thất vọng, [không phải một lửa ninh hồn của mình!], bèn bực tức, nói bậy nói bạ, "chuyện riêng' là vậy. (1)
Còn chuyện về trong nước, viết trường ca, thì đó là tâm nguyện của mọi người Việt lưu vong, đâu riêng gì Gấu ?
Về rồi, chứng kiến tận mắt rồi, không viết được, không về được nữa, không lẽ cũng vẫn bị coi là… VC?
Sao khó thế! [Chôm chữ của đại nhạc sĩ PD]
*
(1)

VHNT
Số 541
15 December 2001

Chào mừng một diễn đàn bạn: Talawas-Forum.

Xin trân trọng giới thiệu độc giả VHNT một diễn đàn mới xuất hiện trên internet, do Đặng Hoàng Giang, Lê Trọng Phương, Phạm Thị Hoài, Patrick Raszelenberg, và Trương Hồng Quang chủ trương, địa chỉ:

http://members.tripod.de/talawas

Nguyễn Quốc Trụ, một thân hữu và cũng là cộng tác viên thường trực của VHNT đã hân hoan đóng góp cho chủ đề dịch thuật trên diễn đàn bạn, bằng bài viết dưới đây.

 

2. Dịch là cướp.

Theo tôi, dịch là cướp. Nếu không cướp được thì ăn cắp, như trường hợp một ông trạng đi xứ nhét hột ngô Tầu vào chỗ kín, khi qua ải Nam Quan, đem về Việt Nam làm giống.

Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?" Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh" hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không". Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.

Ngay cả những bậc tiền bối viết văn bằng tiếng Tây đúng mẹo văn phạm hơn cả Phú Lãng Sa, dưới mắt một độc giả mẫu quốc, những tác phẩm như Chuyện cổ tích của những miền đất trong sáng" ["Les légendes de terres sereines" (?), của nhà văn Phạm Duy Khiêm (1)] cũng chỉ được coi như là một thứ hương xa cỏ lạ.

Hiện hữu có trước yếu tính. Tồn tại trước đã, kỳ dư là văn chương (tout le reste est littérature), như người Tây nói. Thành thử công đầu lại vẫn ở những bậc tiền bối như Trương Vĩnh Ký, hay những thầy thông, vào cái thời chữ Nho mới là chữ của nước. Vả chăng, quyền uy của chủ nghĩa thực dân lúc đó ghê gớm quá, dễ gì mà làm một thằng ăn cướp!

Phải đợi đến những nhà văn di dân thời kỳ hậu thuộc địa, người ta mới hiểu được, chuyện viết văn bằng tiếng nước ngoài, không phải là mất gốc, mà là ngược lại: nói rõ hơn, muốn không mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! Theo nghĩa đó, Kazuo Ishiguro, nhà văn gốc Nhật viết văn bằng tiếng Anh, tác giả Tàn Ngày (The remains of the day), được coi là "một người Anh hơn cả người Anh", un Anglais plus british que les autres, theo Sean James Rose, tác giả một bài viết trên tờ báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Chín 2001.

Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông khẳng định: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.

Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Aán khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch", traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là", mang (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con người "bị dịch" (nous sommes des hommes "traduits"). Cho dù ‘dịch là chết ở trong hồn một tí’, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!

Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò chém giết (đàn ông), hãm hiếp (đàn bà), cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.

Nói ngắn gọn, đây chính là sự thành lập đế quốc.

Thành thử hủy diệt ngôn ngữ một đất nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng đầu của kẻ thắng trận, là vậy.

Talawas: ta là gì? Ta là thằng dịch thuật. Và dịch thuật với người Việt ở trong lẫn ở ngoài, là vấn đề sinh tử; nếu cần, hãy vờ đi chuyện sáng tác trong một thời gian; đổ công, đổ của, đổ sức vào việc dịch.

Nghĩa là cướp. Không cướp ngày thì cướp đêm. Thành thử những "nhà dịch thuật" chính là những tên biệt kích văn hóa, vậy.

 (1) PHAM Duy Khiêm : "Légendes des terres sereines "

PHAM Duy Khiêm : "Légendes des terres sereines "

Editions Philippe Picquier, 2003

Parsemées de proverbes et de poèmes, ces histoires d’amour ou d’amitié, de fées et de génies, moqueuses envers les puissants, célébrant la ruse féminine, révèlent à la fois une culture – celle de l’ancien Viêtnam – et une morale universelle qui a parfois, ici, la saveur de la sagesse taoïste. Pham Duy Khiêm a écrit directement en français, dans une langue fluide et propice au rêve, ces contes célèbres du folklore annamite.

In Search of My Homeland: A Memoir of a Chinese Labor Camp,”
Đi tìm quê tôi: Hồi ký của một tù lao động cải tạo TQ

One Man’s Survival Strategy in a Chinese Labor Camp: To Write
Cái mánh để sống sót của Một Người: Viết.
The cruelty of this regimen was designed to produce intense personal isolation and a kind of mental nullity, “absolute zero,” as Mr. Gao calls it.
Cái độc, cái ác của trại tù là tạo ra một sự cô lập cá nhân thật căng, và một kiểu "cùng cặn, cạn láng về mặt tinh thần”, ‘một con số không tuyệt đối’.
“Countless days came and went, and all the days put together seemed the very same day.”
Ngày ngày vô nghĩa, không tính đếm, tới tới, rồi đi đi, cộng chung tất cả lại thì có vẻ như vẫn chỉ một ngày.
“Remember, it’s not just a matter of staying alive; it’s a matter of finding a purpose in staying alive.”
Hãy nhớ một điều là, không phải chỉ là chuyện là làm sao vưỡn còn sống, mà là, tìm ra một cái nguyên cớ, một cái mục đích, để mà vưỡn còn sống!

Mr. Gao’s strategy was to write, producing tiny characters on whatever scraps of paper he could find. “While I wrote,” he says, “I was alive.” This was a dangerous, potentially fatal, undertaking, but he managed to hide his precious, life-threatening bundle of thoughts and impressions wherever he was sent. The result is this book. Its background explains why “In Search of My Homeland” is so fragmentary, repetitious and disjointed, and while it may seem mean-spirited to complain, careful editing and supplemental material would have produced a more coherent and rounded work.


To: TT
Đã nhận Madame Phi
Tks
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới
NQT & Mrs. Thao Tran

Levi-Strauss

*

Tại sao nhiệt đới lại buồn?
Tại sao Miền Nam mê cải luơng, mê nhạc sến?

Tristes tropiques:
la quête d'un écrivain
par Pascal Dibie
Tristes tropiques constitue un genre littéraire à part et nous persuade que l'ethnologie aurait tout à gagner si les mots qu'elle utilisait étaient ceux de la littérature ...

Có thể nói, tất cả những tác phẩm của Đỗ Long Vân đặc biệt là Truyện Kiều ABC, đều đã được viết ra, dưới bùa chú của cơ cấu luận, và nhất là, dưới những cái bóng râm của "Nỗi buồn nhiệt đới", của Lévis-Strauss.
Trong số báo Le Magazine Littéraire, hors-série, về Lévi-Strauss, có một bài dành riêng cho.... Nỗi Buồn Gác Trọ, Nỗi Buồn Sến, hay sử dụng tên của chính một tác phẩm của Lévi-Strauss, Nỗi Nhớ Da Đỏ, [chắc là cùng dòng với Ca Khúc Da Vàng, của TCS, chăng?]:

Nostalgies Indiennes

Vào năm 1994, theo lời yêu cầu của ông con, Mathieu, Claude Lévi-Strauss chấp nhận cho in những bức hình chụp ở Bésil…
Cái tít thoạt đầu của tập hình ảnh là Saudales do Brasil, là từ âm nhạc. Trong tiếng Bồ đào nha, Saudales nghĩa là hoài nhớ, ‘nostalgie’: để biết được Brésil, Saudales, nhẹ, dịu, tếu, légèreté, tendresse, ironie, và đây là tinh thần của xứ đó…. Như Nỗi buồn nhược tiểu, Mít, da vàng, nhiệt đới… như Tristes Tropiques, cái tít của tập hình ảnh Brésil là từ một nỗi buồn sâu thẳm, tuy nhiên, tắm đẫm trong nó, là một nguồn sinh lực hung hãn, une farouche énergie, không thể chối cãi được.
Đỗ Long Vân, chỉ viết tiểu luận, và chỉ tiểu luận mà thôi, cho nên ông chuyển nguồn nghị lực hung hãn của ông vào trong đó, biến nó thành một dòng văn chương đầy chất thơ. Nói cách khác, ông làm thơ, bằng viết tiểu luận, như Lévi-Srauss, viết nhân chủng học, bằng văn chương!

Ui chao, lại nhớ bạn.
Không phải bạn quí.
Không phải bạn [bạc] giả.
Bạn.
*

Whiling away the time in the hamlet’s one general store, I remarked to the proprietor that his shelves seemed empty.
“Aqui so falta o que ñao tem,” he replied: “Here we lack only what we don’t have,”

a phrase that I had first run across in “Tristes Tropiques” just a few days earlier.
Ở đây chúng tớ thiếu cái mà chúng tớ đếch có!
Other Voyages in the Shadow of Lévi-Strauss
LARRY ROHTER
Đi dưới bóng của me-xừ Lévi-Strauss
NY Times

Tại sao, buồn hiu, nhiệt đới?

Muốn 'biết' tại sao dương vật [Mít] buồn hiu, thì đọc bài của Đỗ Minh Tuấn!
Muốn hiểu tại sao Nhiệt đới buồn hiu, nên đọc tường thuật cú đụng độ giữa triết gia Emmanuel Lévinas và nhà nhân chủng học Claude Lévi-Strauss, qua bài viết của Salomon Malka, trên tờ Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Lévi-Strauss, mà Gấu trích dẫn mấy câu nổi cộm ở trong đó:
"Chủ nghĩa vô thần hiện đại, thì không phải là sự từ chối, phủ nhận Thượng Đế, mà là sự dửng dưng tuyệt đối của Nhiệt Đới Buồn Hiu. Theo tôi, đây là cuốn sách vô thần nhất từ trước tới giờ được viết ra.”
Câu trên trong, Sự tự do khó khăn, Difficile liberté, của Lévinas, một bài viết tàn nhẫn, nhắm vào cuốn đẹp nhất của Lévi-Strauss!
Cùng thế hệ, cùng nguồn gốc, triết gia và nhà nhân chủng học chẳng hề bao giờ gặp nhau, tuy cùng ở Paris, người xóm Đông, người xóm Đoài, thế mới quái!
Họ rất kính trọng lẫn nhau, thế mới lại càng quái!
Nỗi buồn hiu của Lévi-Strauss, sau những chuyến tham quan nhiệt đới, là phát giác thê lương, của ‘chàng’: “Thế giới bắt đầu đếch có con người, và chấm dứt, thì cũng rứa”
[“Le monde a commencé sans l’homme et s’achèvera sans lui”]
*
Tôi tìm kiếm, trong con người điều bất biến và cơ bản
“Je recherche dans l’homme ce qui est constant et fondamental”
Lévi-Strauss trả lời Guy Sorman, được in trong “Những nhà tư tưởng thực sự của thời đại chúng ta.”
Lévi-Strauss đã từng được Unesco ‘order’ một cuộc diễn thuyết vào năm 1971, tại Paris, về đề tài “Sắc tộc và Văn hóa”. [Race et Culture. Gấu có cuốn này].
Bài diễn thuyết của ông gây xì căng đan [Gấu nhớ là buổi diễn thuyết bị huỷ bỏ nửa chừng]. Ông cho rằng chủ nghĩa bài sắc tộc là một bài diễn văn vô ích [L’antiracisme est un discours inutile]. Trong lần trả lời phỏng vấn Guy Sorman, ông có giải thích lý do tại sao.
*
Tristes tropiques constitue un genre littéraire à part et nous persuade que l'ethnologie aurait tout à gagner si les mots qu'elle utilisait étaient ceux de la littérature ...
Nhiệt đới buồn tạo ra một thể loại văn chương riêng, và dụ khị chúng ta, rằng, ngành nhân chủng học sẽ được ăn cả, nếu những từ ngữ mà nó sử dụng, là của văn chương....

Ui chao, tuyệt. Áp dụng câu này vào những tiểu luận của của Đỗ Long Vân, người ta mới nhận ra một điều là, mấy thằng viết phê bình không biết viết [bất cứ một thứ viết gì hết!], tốt nhất là nên kiếm một nghề khác!
Bởi vì tiểu luận, vốn đã là văn chương, biến nó thành thi ca mới thật khó bằng trời!
Đây cũng là những dòng Steiner vinh danh Tristes Tropiques.

Tristes tropiques: la quête d'un écrivain
Nỗi buồn nhiệt đới: cuộc tìm kiếm của một nhà văn
Nhà văn địa chất bị kẹt cứng ở giữa hai vách đá, những góc cạnh cứ thế mỏng đi, những vạt đá cứ thế đổ xuống; thời gian và nơi chốn đụng nhau [se heurter] chồng lên nhau, hay xoắn nguợc vào nhau, giống như những trầm tích bị cầy xới tung lên do những cơn rung chuyển của môtt cái vỏ quá già; khi thì là một tay du lịch hiện đại, khi thì là một tay du lịch cổ xưa, thủ trong túi một Montaigne, một Jean de Léry; trong tư tuởng của ông, ngoài ông thầy Rousseau ra, những kỷ niệm còn mới tinh....



Albert Camus, 50 năm sau khi mất

Có vẻ như mấy đấng Yankee mũi tẹt chưa từng đọc những tác giả như Arendt, hay Milosz, thí dụ, nên cứ lải nhải hoài về… Faulkner, ấy chết xin lỗi xừ Gấu, và Tin Văn, nên cứ như “kiến bò miệng chén”, mỗi lần đụng nhau, là lèm bèm, toàn chuyện xó Mít, không làm sao “nghĩ”, dù đã ra được bên ngoài này!
Theo Gấu, Mít rất cần đọc Arendt, và Milosz. Đọc, ít ra là hai tay này, thì mới vỡ cái đầu ra được, và mới “nghĩ” được!

Tin Văn, ngay từ lúc xuất hiện, là đã giới thiệu cả một lô tác giả Mít cần đọc, nào Steiner, nào Brodsky, nào… tựu trung là xoáy vào hai mảng Mít rất cần, là văn chương “chuyền tay, dưới hầm” Samizdat của Nga, và của đám bỏ chạy CS tại những nước vùng Đông Âu, như Milosz, Manea, Kundera...
Nhờ vậy mới "nghĩ được tí ti", và hiểu ra được hiện tượng Con Quỉ Bắc Kít!
[Sắp đi rồi, cho phép Gấu "tự sướng" vài đường chứ!]
Sở dĩ, Kundera được trong nước dịch, là do ông viết bằng tiếng Pháp, trong khi mảng tiếng Anh, khó du nhập vô Việt Nam. Nước Nga sau này, cũng đã cho đọc một số tác giả dưới hầm, nhờ vậy Mít cũng được ăn theo, nhưng thật khó mà được đọc Tầng Đầu, hay Quần đảo Gulag.


Cứu rỗi hay điêu tàn: Sống chung với kiểm duyệt?


Kỷ Niệm

Gấu có lần kể là, cái đám lưu vong, sống nhờ xứ người, hơi một tí là sủa, F. Dzu, chỉ khi nào say sỉn quá, thì mới có thể văng tục bằng tiếng Mít được!
Kể cũng mấy lần rồi, nhưng vẫn không làm sao giải thích được lý do, cho đến mới đây, đọc một bài viết của một nhà văn lưu vong, Louis Begley, On being an orphaned writer, Về cái chuyện là một nhà văn mồ côi, trong cuốn The Genius of Language, Thiên tài ngôn ngữ, thì mới ơ rơ kìa, eureka, một tiếng, à thì là ra như vậy!
Gấu sẽ lèm bèm tiếp về vụ việc này, nhưng tóm gọn, thì như thế này, một thằng Bắc Kít di cư như Gấu, sẽ chẳng bao giờ có lại được, cái sướng tê người, khi chửi bằng tiếng Bắc Kít, "Địt Mẹ" [xin lỗi bạn đọc Tin Văn], một khi đã quen miệng chửi, Đù Má!
Đây còn là kinh nghiệm The Fall, của dân Ky Tô, bị đá ra khỏi vườn Địa Đàng, quên luôn tiếng [chửi bậy của] Nhà Trời!
*
… no life is lived for the sake of an obituary.
Brodsky.
Cũng Brodsky, đã từng phán, trong bất cứ một bài ai điếu, đều có tí mừng mừng của thằng đang còn sống, khi viết về thằng ‘bạn quí’ của mình, đã ngỏm rồi!
[Gấu kiếm hoài chưa ra nguyên tác, cũng đã từng post trên Tin Văn]
Chán thế đấy!
Kể từ khi Gấu mê Cô Ba, ngay từ những ngày còn Sài Gòn, rất ít khi gặp các đấng bạn quí, mà lỡ có gặp, là đều nhìn thấy bài ai điếu ở trong...  ánh mắt, của kẻ 'đang còn sống', chỉ chờ dịp đọc ra, hay viết lên báo, về thằng bạn quí của mình!
Bởi vậy, khi gặp lại ở hải ngoại, ông bạn quí nào cũng buồn so, sao mày chưa chịu chết, để tụi tao đọc ai điếu!
Có hai thằng, thật là mừng, khi thấy Gấu còn sống, là Du Tử Lê và Viên Linh.  Du Tử Táo phán, mày đúng là tái sinh!
VL thì khen Gấu Cái, nhờ H. mà nó được như vầy!


Dọn Tiếp!

Lúc còn cộng tác với tờ Thư Quán Bản Thảo, kẻ này có gợi ý cùng nhà văn Trần Hoài Thư về việc thực hiện một số kỷ niệm với bài vở của những cây bút đã từng cộng tác với tờ Văn, hiện đang sinh sống tại nước ngoài. Tiếc thay, sự việc này chưa được thực hiện như lòng mong muốn. Giờ đây, nhân đoạn viết này, với trí nhớ cùn nhụt (mà chắc đã thập phần tồi tệ), thử ghi lại danh tính của những người có bài vở đăng trên Văn trước kia, nay vẫn còn tiếp tục sáng tác ở hải ngoại. Xin chư quân vui lòng bổ sung (nếu thiếu tên) và đính chính (nếu ghi nhầm). Mong thay!
Danh sách những cây bút một thời của tờVăn, nay đã vào hàng ôn mệ mà vẫn còn múa . . . bút khắp nơi gồm:

- Ở Pháp có Trần Thiện Đạo, Trần Công Sung, Kiệt Tấn, Đặng Tiến . . .
- Ở Úc có Phạm Công Thiện, Phan Việt Thủy . . .
- Ở Canada có Lâm Hảo Dũng, Đỗ Khánh Hoan, Luân Hoán, Hoàng Xuân Sơn . . .

- Ở Hoa Kỳ đông đảo nhất, có Nhã Ca, Lâm Chương, Đinh Cường, Hoài Ziang Duy, Hồ Minh Dũng, Nguyễn Bạch Dương (đã khuất), Trùng Dương, Nghiêu Đề (đã khuất), Lê Tất Điều, Nguyễn Tịnh Đông (Trần Bang Thạch), Nguyễn Mộng Giác, Thái Tú Hạp, Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Ngọc Biên, Túy Hồng, Khê Kinh Kha, Nguyễn Chí Kham, Du Tử Lê, Trần Vấn Lệ, Hoàng Ngọc Liên, Viên Linh, Bình Nguyên Lộc (đã khuất), Hoàng Lộc, Đào Mộng Nam, Thanh Nam (đã khuất), Nguyễn Văn Ngọc, Hoàng Ngọc Nguyên, Trần Doãn Nho, Nguyễn Minh Nữu, Võ Phiến, Hải Phương, Nguyễn Quỳnh, Nguyên Sa (đã khuất), Hà Thúc Sinh, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo (đã khuất), Lê Văn Thiện (Văn Lệ Thiên), Trần Hoài Thư, Trần Mộng Tú (?), Hoàng Anh Tuấn (đã khuất), Thanh Tâm Tuyền (đã khuất), Nguyễn Tuyển, Trần Dạ Từ, Huỳnh Hữu Ủy, Ngô Thế Vinh, Kinh Dương Vương, Nguyễn Vũ Đan Vy (Đặng Tường Vy – đã khuất), Nguyễn Lương Vỵ, Phạm Ngũ Yên...

Xin nhắc lại: ai sót tên, thừa tên, vui lòng ới cho một tiếng.
Hoàng Xuân Sơn Blog NXH & Bạn hữu VOA

Note:
Thiếu thằng Gấu, người đã từng làm MC ra mắt sách của Hoàng Xuân Sơn!

**

"Sinh hoạt văn học nghệ thuật tại Sài Gòn trước 1975".
Luân Hoán, Tiểu sử NQT

Tái định cư nước người, sinh hoạt văn học nghệ thuật  [SHVHNT] đầu tiên của Gấu, là với nhóm Montreal của Luân Hoán, qua tờ Nắng Mới.
Gấu biết tờ này từ hồi ở trại cấm Thái Lan. Gặp nhóm này, qua NTV. Rồi qua Nguyễn Đông Ngạc, khi lên Montreal chơi. Trong nhóm này, tính tình dễ chịu nhất, theo Gấu, là Lưu Nguyễn.
Rồi viết lách, rồi nhậu nhẹt. Luân Hoán thì Gấu đã từng đọc thơ. Gặp mới biết, ông là bạn - bạn lính và bạn thơ - của Cao Thoại Châu, tức Cao Đình Vưu, bạn thân từ hồi còn học trung học của Gấu.

Thời gian đó, Gấu bỏ luôn mớ con chữ, học bảo hiểm, lấy cái "lai xần" [giấy phép hành nghề], xong xuôi, lo kiếm bạc cắc, đỡ đần mấy đứa nhỏ còn kẹt lại.
Nhưng để hành nghề bảo hiểm, thì phải cần quen biết, và thế là lại phải dở trò sinh hoạt văn học nghệ thuật, để kiếm khách, không phải cho văn chương, mà là cho bảo hiểm nhân thọ.
Trong những cơ hội kiếm khách như thế, có lần Gấu làm MC, giới thiệu sách, một cuốn của một nhà văn trong nhóm Montreal. Để bữa nào, kiếm ra được, Gấu sẽ post lên Tin Văn hầu quí vị độc giả, cảnh Gấu diễn trò SHVHNT.

Bữa diễn trò, có thể nói, thành công. Nhóm M. "order" một cái bàn riêng, ở kế ngay bên diễn đàn VHNT, theo cái kiểu "tables séparées", bàn riêng, thêm vách ngăn, cho chắc ăn. Trong lúc, bên ngoài, Gấu diễn trò thổi ống đu đủ, bên trong, nhóm "văn hữu", vừa thưởng thức tiếng kèn, vừa nhâm nhi ly rượu mạnh.

Gấu diễn trò xong, cả đám kéo nhau tới một tiệm khác. Lúc đó, Gấu cũng có phần của Gấu. Thật chu đáo.
Sau đó, vẫn liên lạc, thường xuyên, thì với nhà thơ Luân Hoán, qua email.

Một lần, ông email trả lời một chuyện gì đó, dưới ký tên bằng những dòng như thế này:
Anh Chị Luân Hoán.

Thế là từ đó, Gấu không dám liên lạc với nhà thơ nữa.
Theo Gấu, đây chỉ là một trong những chi tiết, cẩu thả, của nhà thơ. Nhà thơ tuổi cũng cao, thành danh sớm, em út nhiều, bà con đông, và thường là hạng dưới, danh xưng "anh chị" quá quen dùng, thành thử Gấu này bị coi là đàn em, là do sơ ý chứ không phải cố tình.
Thì đã nói cẩu thả mà!

Anh Chị Luân Hoán!
Nhờ anh chị tí! NQT
Gấu nhà văn


Chí Phèo vs Julien Sorel [Đỏ và Đen] vs Tâm [Bếp Lửa]

Trong số báo văn học Pháp, Le Magazine Littéraire, Avril 2005, dành cho Stendhal, Yves Ansel, trong bài Người ‘đẻ ra’ tiểu thuyết hiện thực [Le fondateur du roman réaliste] viết: Với Đỏ và Đen, Stendhal thực sự phát minh ra tiểu thuyết hiện thực: một câu chuyện mà không một  hành động, không một tư tưởng nào mà không bị quyết định bởi trò chơi xã hội: Julien Sorel phải, bằng mọi cách, kiếm được miếng ăn, ‘gagner son pain’.

Nhìn như thế, thì Nam Cao, với Chí Phèo quả là người thực sự phát minh ra tiểu thuyết hiện thực của Mít chúng ta.

Đọc Đỏ và Đen, đọc song song với nghiên cứu Mác xít về ‘fétichisme de la marchandise’, về "vật hóa", la réification, rồi đọc Lukacs, Lý thuyết tiểu thuyết, thì chúng ta mới nhận ra vị trí của Chí Phèo của Nam Cao. 

Những dòng sau đây, về Sorel, mà chẳng đúng với Chí Phèo sao:
... nhân vật đầu tiên ' nghiêm túc', được trả luơng, nhân vật thứ nhất nhìn ra, giá trị của mình tùy thuộc 'rất căng', vào giá cả trên thị trường; không một tư tưởng, không một chiến thuật, không một hành động nào mà thoát ra khỏi nhu cần tối cần thiết, là kiếm được miếng ăn [với Chí Phèo, bắt buộc phải có cút rượu kèm theo!]

… le premier héros « sérieux» salarié, le premier héros qui voit sa valeur dépendre étroitement de son prix sur le marché du travail est Julien Sorel, dont pas une des pensées, pas une des stratégies, pas une des actions n'est totalement étrangère à la nécessité de « gagner son pain ». Tels sont quelques-uns des « petits faits vrais» qui ont fait du Rouge une « chronique» qui a sa place dans l'histoire du roman réaliste européen.
Cái từ ‘chronique’, trên, làm nhớ tới định nghĩa của Lukacs, về tiểu thuyết, áp dụng thật đúng y chang vào Chí Phèo, và sau này, vào nhân vật chính trong Bếp Lửa:
Để có tiểu thuyết, là phải có sự đối nghịch căn bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã hội.
Il faut, pour qu’il y ait roman, une opposition radicale entre l’homme et le monde, entre l’individu et la société.
Tiểu thuyết là một hình thức tiểu sử tối hảo, une forme biographique par excellence,  và cùng lúc, một ký sự xã hội, trong chiều hướng mà cuộc tìm kiếm xẩy ra ở trong lòng xã hội đó [une chronique sociale dans la mesure où cette recherche se déroule à l’intérieur d’une société donnée]
Cái xã hội Miền Bắc của Chí Phèo, mà anh ta, khi muốn tìm lại mình, thì đành chết, và của nhân vật, Tâm, trong Bếp Lửa, đành bỏ đi, là y chang!

Ngoài thơ ra, tôi trải qua hai giai đoạn đánh dấu bằng hai tác phẩm văn xuôi. Cuốn đầu, Bếp Lửa, 1954, miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.
Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung Thư (1970) có thể coi như tiếp nối Bếp Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa vô thường và chút hơi ấm của nỗi chết  Cuốn sách chẳng bao giờ được in ra.
TTT

Tiểu thuyết, một thế giới về chiều [le monde dégradé], nhân vật chính mang trong người căn bệnh siêu hình [ le mal ontologique] - nhân vật chính trong Bếp Lửa cũng mang một con sâu ở giữa tim, giữa hồn, giữa não - một căn bệnh vô phương cứu chữa: và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Thất bại ở đây có nghĩa, như là sự chia lìa không sao hàn gắn, giữa nhân vật chính và thế giới bên ngoài, sự thụ động ù lì của gã, chỉ vì ý thức của gã quá rộng, trong khi thế giới quá bảo thủ, uớc lệ, không sao thỏa mãn nổi. Đấy là nội dung của tiểu thuyết. Về hình thức: Tiểu thuyết bắt buộc vừa là một truyện ký [biographie] - tiểu sử, cuộc sống của anh chàng tên là Tâm ở trong Bếp Lửa, vừa là một ký sự xã hội [chronique sociale] - xã hội Miền Bắc, thành phố Hà Nội đúng hơn, trong cơn xao động của lịch sử.

Và sau cùng, biểu lộ tình cảm, "Anh yêu quê hương vô cùng, yêu em vô cùng", kết thúc Bếp Lửa, là một điểm vượt [le dépassement], khi đó, tác giả  - tiểu thuyết gia - rời khỏi thế giới về chiều, thế giới mộng ảo của tiểu thuyết, và trở lại đời sống thực [Lưu Nguyễn về trần]. Đó là lúc ý thức tiểu thuyết gia, vượt ý thức nhân vật, để tìm lại cái chính, cái thực [l'authenticité], Lucien Goldmann, diễn ý Lukacs, gọi đó là sự chuyển hoá [la conversion], từ thế giới tiểu thuyết qua thế giới thực, là đời sống mất đi tìm thấy lại.

Bếp Lửa trong văn chương
Bếp Lửa trong văn chương
[Bản scan bài viết 1973]
Bếp lửa trong VC

[Ui choa, khi viết bài này, mới huyễn hoặc làm sao!
Y chang cả Miền Nam, những ngày 30 Tháng Tư 1975: Vui sao nước mắt lại trào!]

Sự thực của nhà văn không phải sự thực của nhà phê bình. Sự thực đời sống [sự thực của những người đã chết truyền lưu cho kẻ sống sót. Bếp Lửa, Tựa, lần xuất bản thứ hai, 1965] lại càng không phải sự thực văn chương. Valéry gọi, đây là ảo tưởng hiện thực, lòng tin ngây thơ, văn chương có thể ghi lại thực tại. Nhà văn là một kẻ "sống sót", thời gian dùng vào việc viết là một thời gian xác định, nhưng tác phẩm chỉ sống sót khi vẫn còn là một tác phẩm văn chương - vẫn còn tham dự vào dòng thời gian vô định của trí nhớ, của hồi tưởng và của sự đọc.
Bếp Lửa trong văn chương. Văn, số đặc biệt về TTT [1973].

Những dòng trên, bây giờ nhìn lại, nhận ra, chúng được viết dưới ánh sáng của tiểu thuyết mới, của Barthes, chứng tỏ Gấu hoàn toàn hồi phục, sau cú đánh của Lukacs, của dòng văn chương dấn thân, của dòng văn chương ý thức hệ. 
Bây giờ thì tha hồ mà viết, chẳng cần tại sao viết, viết cho ai, viết để làm gì.
Chỉ là, viết thế nào?

Cái sự gen đột biến, biến thành ruồi, tay tổ sư Mác Xít Lukasc đã tiên đoán ra được, và gọi là "vật hóa", la réification, nhưng ông đổ tội cho tư bản chủ nghĩa, có khuynh hướng biến con người thành đồ vật, và chỉ có ý thức giai cấp vô sản mới đảm bảo cho con người thoát khỏi sự trù ẻo này.
Bài giới thiệu Lukacs, cũng thường thôi, phần lớn đều là những chuyện được nhiều người biết, tuy nhiên, sự kiện, nhà xã hội học Joseph Gabel, trong tác phẩm Ngụy Ý Thức, tìm ra mắc mớ giữa lý thuyết “ruồi hóa” của Lukacs, và chứng bịnh thần kinh phân liệt, thì quả là quá thú vị!
*