*
















*

Chúc Mừng Năm Mới

Tết Canh Dần


100 bức hình thay đổi thế giới

Note: Có hai, của Sawada, do Gấu gửi đi!

*

*

The French in Indochina
When the battle's lost and won
Tây mũi lõ ở Đông Dương
Khi trận đánh thua và thắng
*

Valley of Death: The Tragedy at Dien Bien Phu That Led America into the Vietnam War.
Thung Lũng Tử Thần: Bi kịch Điện Biên Phủ khiến Mẽo vô nước Mít
By Ted Morgan. Random House; 752 pages; $35. Presidio Press

Cú này, thật, và cú đầu độc tù Phú Lợi, giả, đưa đến cuộc chiến thần thánh chống Mẽo cứu nước

DBP là một tiền đồn cô quạnh ở vùng núi Việt Nam, một xứ sở thuộc địa của Tây, nơi lính Tẩy đụng độ với Việt Minh, không phải thứ du kích đói rách mà là một đội quân được trang bị bằng những vũ khí mới tinh, mới ra lò, bởi TQ, ngay vào đầu thập niên 1950. Vào mùa Xuân 1954, khi đám đầu sỏ Đông Tây – Dulles, Eden, Molotov, Chu Ân Lai - gặp nhau ở Geneva, để quyết định tương lai Đông Dương thuộc Pháp, thì 10 ngàn lính Tẩy dồn thành một cục tại DBP, để nhử Việt Minh mò tới quần thảo.
Hầu hết đám lính không phải Tẩy chính cống, mà là Algerians, Ma rốc, Phi châu, Việt… gian, cùng với một dúm tinh nhuệ Tây nhẩy dù. Còn có bốn tiểu đoàn Lê Dương, sĩ quan Tây, nhưng binh lính hầu hết thì là Đức, rất nhiều trong số đó là những kẻ sống sót tại mặt trận Nga. Còn có một đàn bướm di động nữa, vừa là bướm vừa là y tá!
*
Bức điện tín của Phạm Xuân Ẩn, chấm dứt cuộc chiến, hối thúc Bắc Việt đừng lo lắng chi hết về cái chuyện Yankee mũi lõ trở lại Việt Nam, nhờ vậy mà BV bỏ ngỏ Miền Bắc thúc quân ào ào, thần tốc dượt tông tông Thiệu bỏ chạy có cờ, không kịp mang theo ấn tín, cây gậy đả cẩu, và như thế, tất nhiên đâu có thì giờ mang theo 17 tấn vàng, vậy mà ông mang tiếng cho tới khi me-xừ Oánh lên tiếng, không phải ổng, mà là VC chia nhau!
PXA không thể ngờ, không phải Yankee mũi lõ, mà là Tầu Phù đã chiếm Bắc Bộ Phủ từ hồi nảo hồi nào, từ đầu thập niên 1950, rồi!
Đây cũng là di chúc của Bác: Ta thà ngửi kít Tây trăm năm, còn hơn là ngửi kít Tẫu ngàn năm! (1)
Cũng PXA, trấn an chủ Mẽo Time, làm gì có chuyện đó, trong khi tờ Le Monde bị Xịa lừa, đi trang nhất, Mặt Trận Giải Phóng họp báo ở Tây Ninh, tuyên bố ly khai với Miền Bắc: Sau 1975, quả có chuyện này, mấy anh VC miệt vườn lập câu lạc bộ, đếch thèm chơi với Yankee mũi tẹt nữa!
(1)
Tháng Ba, 1946, năm năm trước khi Greene tới Việt Nam, Ho [HCM] ký hòa ước với Tây, thừa nhận, sự ra đi của họ để lại một khoảng trống. Viễn ảnh một Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, do Tây nhử, làm Ho khoái. Ông chửi đám bộ hạ phò Tầu:
Mấy bồ có hiểu nghĩa là gì, chuyện đám Tầu ở lại? Lần chót tụi nó ở một ngàn năm! Tây dù sao cũng mũi lõ, họ có thể ở một thời gian, và rồi sẽ cút, vì tụi da trắng hết thời ở Á Châu rồi. Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!
Norman Sherry: Tiểu sử Greene, chương 24: Bonjour Vietnam [Sherry trích câu này từ Hồ Sơ Ngũ Giác Đài, The Pentagon Papers, Senator Gravel Edition, vol 1, Beacon Press, 1979, trang 49-50]
*
Tướng Giáp, thủ lãnh Việt Minh, được so sánh với Nã Phá Luân, cũng pháo binh như ông. Vào ngày 13 tháng Ba, ông mở ra cuộc “tấn công của ông": 60 quả/một phút, vào lòng chảo Điện Biên. Đám bộ đội ốm đói giấm giúi kéo hàng trăm khẩu pháo, băng rừng băng suối, giấu thật sâu, ở những vị trí sẵn sàng nhả đạn. Cú tấn công của Việt Minh khiến đám lính Tẩy sững sờ, hoàn toàn không thể tưởng tượng ra được.
Chỉ trong hai tháng, DBP bị cắt ra khỏi hậu cứ. Những ngọn đồi được phong thánh với những cái tên mỹ miều như Anne Marie, Claudine, Eliane, lần lượt bị bộ đội Cụ Hồ quất sụm từng em, từng em. Máy bay tiếp viện đếch dám xuống nữa, chỉ có thể thả dù đồ tiếp tế. Chẳng mấy chốc, thông hào, nhà thương bầy ra những điều ghê rợn. Đám Lê Dương và lính dù chiến đấu như mãnh hổ. Thây bộ đội Cụ Hồ nằm la liệt trên mặt đất hoặc phơi trên hàng kẽm gai.

Ngày 5 Tháng Năm, Giáp ra lệnh mò vô hang hổ để làm thịt hổ. Trong ba ngày cuộc chém giết dã man như chưa từng dã man, đối với đám lính tráng đã từng trải qua địa ngục Stalingrad, những hào hầm, những ổ chiến đấu cuối cùng bị tràn ngập. Hàng ngàn người đã bị giết trong những ngày cuối cùng, hàng ngàn người khác bị bắt làm tù binh. Bốn trăm binh sĩ bị bắt buộc diễn hành cuộc “diễn hành của tử thần”, tới trại giam cách đó 400 cây số. Sau này, họ so sánh với những chuyến đi tử thần của trại tù Nazi như Dachau, hay Buchenwald. Những người khác hỏi, họ còn có thể làm được gì hơn, thứ quân đội của thế giới thứ ba, với những người lính mỗi ngày nhận một dúm gạo, với bao nhiêu miệng ăn nhiều thêm lên như thế.
DBP trở thành một biểu tượng với rất nhiều ý nghĩa. Nó cho thấy sự tận cùng của chế độ thực dân của Pháp ở châu Á. Hơn cả ý nghĩa của sự chiến thắng của quân đội Nhật Bản ở Đệ Nhị Thế Chiến, chiến thắng DBP thông báo sự chấm dứt của ‘da trắng là số 1’ lên lục địa, và sự bắt đầu vùng lên của Đông phương.

Nhưng, chỉ đến bây giờ, thì dân Mít mới biết ra được cái giá thực sự mà họ phải trả cho chiến thắng DBP.

Với nước Pháp đó là cái tên của sự nhục nhã, một cái đuôi bi thảm cho một câu chuyện dài vinh quang của ngành quân sự Pháp. Với nước Mẽo, điềm báo đầu tiên của cơn hấp hối Việt Nam. Tay trùm nhà binh Mẽo, đô đốc Arthur Radford, muốn sử dụng vài trái bom nguyên tử để cứu chiến trường của Tây mũi lõ. Đâu đó, có lúc, ngoại trưởng Dulles đã tính gật đầu. May quá, tổng thống Eisenhower đếch chịu, ‘mấy thằng khùng điên, ba trợn”. Đám ngoại giao Mẽo muốn cả hai: chấm dứt chủ nghĩa thực dân thuộc địa, và ngăn chặn những con bài domino đừng theo nhau đổ xuống, theo cùng những bước chân chiến thắng của mấy anh bộ đội Cụ Hồ!


Happy Valentine’s


TVA vs VTN vs TH

Tribute to Koestler

Trong những bài điểm cuốn tiểu sử K của Scammell, bài của Anne Applebaum thật tuyệt. Bà là tác giả cuốn Gulag một lịch sử, trên TV đã từng giới thiệu. Scammell còn là tác giả một cuốn tiểu sử Solz. Nghĩa là, cả hai rất rành về Liên Xô, về CS, và những tác giả như Koestler.

By Anne Applebaum
Koestler: The Literary and Political Odyssey of a Twentieth-Century Skeptic
by Michael
Scammel
Random House, 689 pp., $35.00

By Thomas Baroth
In response to Yesterday's Man? (February 11, 2010)
To the Editors:
Anne Applebaum writes in her review ["Yesterday's Man," NYR, February 11] that she doubts that there is a "Koestler Society in any school in Budapest." This may or may not be true; nevertheless, on October 21, 2009, a statue of Koestler was unveiled by the mayor of Budapest in a public square in the city's 6th district. It does not appear that he has been entirely forgotten in the place of his birth.
Thomas Baroth
Media, Pennsylvania
*
Trong cuốn viết về VP, NHQ cho biết, [tóm tắt ở đây] sau CM Tháng Tám, VP theo VC, và do làm việc với một lũ cán bộ cuồng tín càng ngày ông càng chán ngán, cuối cùng thành “phản động” hẳn.
Cũng giai đoạn này, trong Bếp Lửa, của TTT, một nhân vật của ông phán:

"Tôi nghĩ rằng cho đến bây giờ không thể đi khác hơn được. Nó còn đúng. Mình còn phải nhắm mắt nhận lấy thân phận của giai cấp mình.”
Nó - Đại muốn nói về chủ nghĩa cộng sản. Tôi cầm lên cuốn sách của Đại để sang bên và trông vào tấm hình. Tôi nói:
“Tôi cũng nghĩ như thế nhưng tôi lại muốn nghĩ thêm chút nữa. Tôi không nghĩ đến thân phận giai cấp mình, tôi muốn nghĩ đến thân phận giai cấp khác, thân phận ngay chính giai cấp vô sản”
“Làm thế nào được khi đế quốc còn đủ nanh vuốt. Tôi không tin lực lượng thứ ba.”
“Tôi cũng không tin.”

Nhưng với Koestler, qua Applebaum, chúng ta có một cái nhìn rộng hơn, về thời kỳ này.

Thay đổi quan trọng nhất, tuy nhiên, là về chính trị. Nói rõ ra, cuộc chiến đấu sinh tử, chết người, giữa cộng sản và chống cộng - giải pháp đạo đức trung tâm suốt cuộc đời của K – qua rồi, và không chỉ qua rồi, mà còn chẳng ai thèm để ý, quan tâm tới nữa [Vào cái lúc mới lớn, đây là điều Gấu quan tâm khi đọc VP, cùng lúc đọc K, đọc Lukacs, thí dụ, và băn khoăn tự hỏi.... Thành thử, khi viết về VP, là cũng còn viết về thời của ông, của những con người như ông, qua những nhân vật của ông, của TTT, của…, của… thổi VP không thôi, là không đủ!]. Nhờ cái sự mở ra kho hồ sơ cũ, một số sử gia Tây phương vẫn tiếp tục điều tra, truy tìm về lịch sử Xô Viết, và phong trào CS quốc tế… Điều muốn nói ở đây là, toàn bộ nội dung chính trị qua đó Koestler, Sartre và Camus làm việc [function], và qua đó, K viết những tác phẩm quan trọng nhất của ông, thì đều đã qua rồi. Những năm tiếp theo sau những đêm sa đọa trác táng của họ ở Paris, Sartre và Koestler sau cùng hết còn nói chuyện với nhau, một phần là do vấn đề cá nhân: Sartre cố dụ dỗ Mamaine, Koestler tán tỉnh Beauvoir, có những điều chẳng ra gì giữa họ, tuy nhiên, lý do quan trọng nhất, vẫn là chính trị. Sau khi Bóng đêm giữa ban ngày trở thành best-seller ở Pháp, Sartre dãn ra khỏi tác giả cuốn sách, ra ý, Koetsler, do tố cáo, chỉ trích những tội ác của chế độ Xô Viết, đã tự biến mình thành một thứ đồ chơi [mượn chữ của VP] của chủ nghĩa đế quốc, và ngăn chặn sự tiến bộ của tả phái.
Không phải Sartre không biết những điều ghê rợn mà K mô tả - nhà tù, tra tấn, trại cuỡng bức lao động cải tạo ở Liên Xô – nhưng ông ta cho rằng, không thích hợp khi tố cáo những chuyện như thế, vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó, về mặt chính trị. Làm như thế là nối giáo cho giặc, tức giai cấp trưởng giả.

Bây giờ đọc lại, Gấu hiểu vì sao Gấu cứ đinh ninh là chưa từng viết về VP.
Gấu “quên” VP, sau khi đọc những tác giả như Koestler, Lukacs, đối diện với cuộc chiến đám Gấu sắp sửa bước vô, có những thằng trong đám, đã lên rừng, đã nằm vùng, như HPNT, như Đào Hiếu….
Và cái bài viết về VP, đăng ở một phụ trang VHNT của tờ nhật báo Tiền Tuyến, thì làm sao nhớ?
Gấu không hề biết sau đó nó lại được ông bạn quí của Gấu lôi ra khỏi sọt rác, để mà đăng trên Văn!
Gấu không hề giữ, bất cứ một bài viết nào viết trước 1975, đừng nói một bài viết được viết ra để trám một lỗ hổng cho một trang nhật báo.
Khi Gấu xin lỗi NHQ, là xin lỗi về cái chuyện quên một bài viết vứt vô thùng rác, chứ đâu có xin lỗi cái chuyện ông ta muốn lôi đời tư của Gấu ra để mà xỉ vả?


Mô Phật


Đọc lại Võ Phiến

Bạn có thể đọc Võ Phiến, cùng lúc đọc Koestler, để soi sáng một số điểm Võ Phiến chưa từng viết ra, về mắc mớ của thế hệ của ông với chủ nghĩa CS.
Dưới đây là một số trích đoạn, trong cuốn Kẻ Lạ ở Quảng Trường.

Trong lúc rảnh rỗi, tôi viết một cuốn tiểu thuyết Tới và Đi, Arrival and Departure, và một số tiểu luận, sau được đưa vô The Yogi and the Commissar [Du Già và Chính Uỷ]

Tới và Đi là tập thứ ba, trong một bộ ba tập, trilogy, trong đó, đề tài trung tâm của nó là cuộc xung đột giữa đạo đức và thiết thực [expediency: miễn sao có lợi, thủ đoạn, động cơ cá nhân… có thể nói, đây cũng là một trong những đề tài chính của những truyện ngắn của Võ Phiến. NQT] – khi nào, hoặc tới mức độ nào, thì một cứu cánh phong nhã [vẫn còn có thể] biện minh cho một phương tiện dơ bẩn. Đúng là một đề tài Xưa như Diễm, nhưng nó ám ảnh tôi suốt những năm là một đảng viên CS [ui chao, tại sao VP lại chỉ theo, mà không vô Đảng VC, và tại sao ông bị chúng bỏ tù, chúng ta chỉ biết lơ tơ mơ về chuyện này, qua cuốn viết về VP của NHQ].

Tập đầu của bộ ba, là Những tên giác đấu, Le Gladiators, kể cuộc cách mạng [revolution] của những nô lệ La mã, 73-71 BC, cầm đầu bởi Spartacus, xém một tí là thành công, và cái lý do chính của sự thất bại, là, Spartacus đã thiếu quyết định [lack of determination] – ông từ chối áp dụng luật quay đầu, trở ngược, “law of detours”; luật này đòi hỏi, trên con đường đi tới Không Tưởng, người lãnh đạo phải “không thương hại nhân danh thương hại”, ‘pitiless for the sake of pity’. Nôm na là, ông từ chối xử tử những kẻ ly khai và những tên gây rối, không áp dụng luật khủng bố - và, do từ chối áp dụng luật này khiến cho cuộc cách mạng thất bại.

[Đúng y chang!
Một cuộc cách mạng mà không đổ máu thì rất đáng ngờ: VC  rất cần, để đưa lên You Tube, những cá nhân như LCD, hơn là chính những cá nhân như họ cần...  vấp ngã, để nhân dân có dịp cám ơn họ!]

Trong Bóng đêm giữa ban ngày, tay cựu truởng lão VC Liên Xô Rubashov đi ngược lại, nghĩa là, ông theo đúng luật trở ngược đến tận cùng cay đắng - chỉ để khám phá ra rằng ‘lô gíc không thôi, là một cái la bàn không hoàn hảo, nó sẽ đưa con người vào một chuyến đi đầy dông bão, cuối cùng bến tới biến mất trong đám sương mù.’
Hai cuốn, cuốn nọ bổ túc cho cuốn kia, và cả đều tận cùng bằng tuyệt lộ.

*
Trường hợp Võ Phiến cũng thật quái, y hệt như thể, trong ông, cái chân thiện uýnh lộn tàn bạo với cái xấu xa, thiên tài trùm thiên hạ VS cái tiểu tâm, cái đố kỵ cũng trùm thiên hạ.
Quái, là một người tài như ông, tại sao mà cũng bị phỉnh nhờ bởi một lũ bất tài, thản nhiên để cho chúng bợ đỡ?
Cả một lũ như thế, chưa tên nào viết ra được một điều sáng giá, mới mẻ, cách tân… về ông.
Khó hiểu thật!
Chỉ có thể giải thích bằng thái độ đố kỵ của ông với cái đám Bắc Kít Di Cư làm trời tại Sài Gòn, trong khi ông ở mãi tít vùng Tây Vực, tài năng như trời, mà chẳng ai để ý tới, nhắc tới, chẳng có lấy một mống đệ tử, trong khi TTT thì cả một đống đàn em xúm xít nay Quán Chùa, mai tòa soạn Tiền Tuyến!
Hà, hà!
*
Cái sự đố kỵ này không phải là của riêng Võ Phiến, hay của riêng bất cứ một ai. Về già, thấm thía nỗi đau Cái Độc Bắc Kít, Gấu suy ra là, chính chữ S là nguồn cơn của tai họa. Nước Mít, thoạt đầu chỉ là nước Bắc Kít, rồi do ‘mở mang bờ cõi’, đánh cướp mãi xuống phía Nam, tiêu diệt hết các giống dân khác, cuối cùng chỉ còn lại một giống Mít, thế là chúng quay lại cấu xé, thù hận lẫn nhau.
Ngay huyền thoại mở nước Mít, Con Rồng Cháu Tiên, là đã tiên tri ra cái chuyện ăn cướp, tiêu diệt các giống dân khác, rồi tiêu diệt lẫn nhau rồi!
Sở dĩ, VP, trong VHTQ, có những dòng ‘chẳng ra gì’ với nhóm Sáng Tạo, duyên do sâu thẳm của nó, là cũng ở chữ S khốn nạn mà ra.
Gấu này, về già, nhìn lại, mới nhận ra là, ông bạn “cũng đáng quí”, là me-xừ "Mít Butor", thù ghét Gấu, cũng là do chữ S.
Chán thế!
*
Cái tít Yesterday’s Man, của Applebaum, về K, có thể áp dụng cho VP.
Tuy nhiên, chúng ta quá rành về cái ngày hôm qua của K, còn với VP, chúng ta chỉ biết mù mờ, qua vài hàng tiểu sử của NHQ về VP.
Cũng trong cuốn VP của ông, NHQ viết, “Đến nay, vẫn có nhiều người lầm, viết trên sách báo đâu đó là VP bị cộng sản kết án tử hình. Không đúng.”

V/v phản động, cũng NHQ cho biết, ‘trong vụ này, Đoàn Thế Khuyến [cháu họ VP], bị tử hình, Lam Giang [thầy cũ VP] khổ sai chung thân. Bản án dành cho VP tương đối nhẹ, 8 năm, theo NHQ, có thể vì công tố viên toà án nhân dân VC là Quách Tạo, em ruột Quách Tấn. VP chỉ ở tù có hai năm, một trước khi xử, và một sau khi xử. Tháng 9. 1954, theo hiệp ước Genève, ông được thả.

Tô Hoài, trong cuốn Chiều Chiều, hồi ký viết lúc chót đời, ông còn đưa ra nhận xét là những người làm công tác đưa người ra Bắc vào năm 1954 (chiến dịch Tập Kết), đã "bỏ sót" hai người, Lam Giang (một trong những đảng viên thuộc hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng), và Võ Phiến (một người theo Việt Minh những ngày đầu, sau bị ghép tội phản động, và đã về thành, nhân hiệp định Genève 1954).
Thật sự, không phải bỏ sót, mà VP được một tay VC bự vờ cho chuồn về thành. Vụ này, Gấu nghe qua một đấng VC rất bảnh, nói riêng cho Gấu biết, lần Gấu về lại Đất Bắc.

Chúng ta chỉ biết có vậy về vụ án phản động.
Giá mà VP chơi một cuốn hồi ký, thì hay biết mấy.
Nhưng bây giờ, muộn quá rồi, theo bài viết của TD trên VOA.
Tô Hoài cho biết, đang tập dượt để viết hồi ký.
*
Ấn tượng nhất là lúc ấy hầu hết công nhân làm phu đồn điền cao su ở Dầu Tiếng đều là người quê tôi: Sơn Tây,  Hà Đông. Cho nên, tôi gặp cả bạn bè, có cả người trong họ. À này, bởi thế cho nên khi chống Pháp, trung đoàn Miền Đông có nhiều người Bắc là vì vậy đấy.
Tô Hoài
*
Vào cái thời của Gấu, và trước Gấu, bạn chỉ cần một truyện ngắn, một bài thơ, cùng xuất hiện với bạn, là xong. VP với những truyện ngắn đầu tay, như Người Tù, là như vậy. Ông ở tít xứ Tây Vực, mà Sài Gòn đâu có không biết đến ông đâu? Sau này, khi ông vô Sài Gòn, viết đủ thứ, nhưng theo Gấu, đều thường thôi, và do nhu cầu, do đòi hỏi của một tờ báo, mà viết. Đọc những bài ông viết về văn học thế giới, dưới cái tên Tràng Thiên, dân trong nghề đều biết tỏng, mấy thứ đó được lược dịch từ những tạp chí văn học nước ngoài. Đòi hỏi của tòa soạn, là như vậy, và cái đọc của VP, cũng chỉ đến thế.
Bây giờ, nhờ có net, thượng vàng hạ cám đều tha hồ xuất hiện trên chốn giang hồ, thành thử trở thành nhà văn nhà thơ quá dễ, và than ôi, quá khó! Làm sao bạn lọc ra được trong đống rác khổng lồ đó, một bài thơ, một truyện ngắn cho ra hồn? Có khi, bạn vớ được một con cá quí, tưởng khám phá ra một thiên tài, hóa ra là đồ đi chôm!
Thường là vậy, vào thời net này!
Nên nhớ, có nhiều tác giả, nhiều người viết, do sống lâu mà thành tên, chứ không phải do có tác phẩm hách xì xằng. Cả một diễn đàn Hậu Vệ, sau bao nhiêu năm tháng, chưa tạo nổi một người viết, có, chỉ một bài, làm người đọc không thể quên được. Da Mầu thì cũng thế. Talawas thì không thể nào coi là diễn đàn văn học được.
Đa số người viết có tên có tuổi hiện nay, là đều xuất thân từ VHNT của PCL. Họ đều trở thành những tên tuổi, nhưng chẳng ai biết đến “một” tác phẩm của họ. Trong khi, nói đến VP là biết ngay tác giả của Người Tù, của Thác Đổ Sau Nhà, của Kể Trong Đêm Khuya là cha đẻ của những Bốn Thôi, Ông Ba Đồng Thời…
Nhìn như thế đó, độc nhất một diễn đàn trên lưới hiện nay, xứng đáng, vì có một số tác giả, lâu lâu, “thi thoảng” đem đến cho độc giả một kinh ngạc, một khám phá, là Gió O của bà Lê Thị Huệ! Giá mà bà này khiêm tốn một tí thì còn xứng đáng hơn nhiều, bởi vì cái kiểu “nhà thơ hàng đầu, nhà trí thức hàng đầu, nhà biên khảo hạng nhất…” chỉ làm độc giả nhột, chưa nói, tác giả, càng nhột!
*

Đến bây giờ, thì có lẽ ai cũng nhận ra một sự thực, sự ra đời của trang ảo làm nhà văn thứ thực biến mất. Một tác phẩm văn học, nó cần phải được ôm ấp, cưu mang hàng bao nhiêu năm tháng, giống một cái trứng sau khi thụ tinh, nằm trong bụng bà mẹ. Bây giờ, do có net, nhất là do có những trang free, nhà văn xuất hiện không cần đến cái bụng của bà mẹ nữa.
Gấu vẫn thường băn khoăn, tại làm sao, lúc sau này, thật khó kiếm một truyện ngắn hay, một bài thơ thần sầu. Lý do là như trên. Sở dĩ trang Gió O lâu lâu có cái hay, vì những tác giả của nó đều đã là nhà văn nhà thơ rồi, có thể như vậy chăng?


Albert Camus, 50 năm sau khi mất

*


*

Il y a d'abord une terre, la nôtre, qui semble façonner les hommes à sa démesure, dans l'«éclaboussement du soleil d'été» et la « respiration mesurée de la mer heureuse dans les soirs dorés et poussiéreux ».
Đầu tiên, có một miền đất, cái xứ sở của chúng ta. Nó nhào nặn chúng ta theo cái vẻ khắc nghiệt, khốn khổ khốn nạn của nó, trong “chói chang của mặt trời mùa hạ”, và trong “hơi thở nhịp theo biển hạnh phúc trong những buổi chiều vàng bụi bặm”.
“Mi đâu có thương yêu chi ta… “

Điều tôi muốn nói, là, người ta có thể có – không sướt mướt, ỷ ôi – một niềm hoài nhớ về một sự nghèo đói đã mất. Một số năm tháng khốn cùng đủ để tạo nên một cảm tính. Trong trường hợp đặc biệt ở đây, tình cảm kỳ cục mà người con trai dành cho mẹ là tất cả cảm tính. Cảm tính này, trong những hoàn cảnh cho dù rất ư khác biệt, bộc lộ ra một cách đầy đủ, qua hồi ức âm ỷ, vật chất của thời thơ ấu. Một thứ keo bám vào tâm hồn… 

DISCOURS DE SUÈDE

Dédié à Louis Germain, qui fut l'instituteur de Camus, ce discours fut prononcé le 10 décembre 1957 à l'Hôtel de Ville de Stockholm, à la fin du banquet qui clôturait les cérémonies de l'attribution des prix Nobel.

Chaque génération, sans doute, se croit vouée à refaire le monde. La mienne sait pourtant qu'elle ne le refera pas. Mais sa tâche est peut-être plus grande. Elle consiste à empêcher que le monde se défasse. Héritière d'une histoire corrompue où se mêlent les révolutions déchues, les techniques devenues folles, les dieux morts et les idéologies exténuées, où de médiocres pouvoirs peuvent aujourd'hui tout détruire mais ne savent plus convaincre, où l'intelligence s'est abaissée jusqu'à se faire la servante de la haine et de l'oppresssion, cette génération a du, en elle-même et autour d'elle, restaurer, à partir de ses seules négations, un peu de ce qui fait la dignité de vivre et de mourir. Devant un monde menacé de désintégration, où nos grands inquisiteurs risquent d'établir pour toujours les royaumes de la mort, elle sait qu'elle devrait, dans une sorte de course folle contre la montre, restaurer entre les nations une paix qui ne soit pas celle de la servitude, réconcilier à nouveau travail et culture, et refaire avec tous les hommes une arche d'alliance. Il n'est pas sûr qu'elle puisse jamais accomplir cette tâche immense, mais il est sûr que, partout dans le monde, elle tient déjà son double pari de vérité et de liberté, et, à l'occasion, sait mourir sans haine pour lui. C'est elle qui mérite d'être saluée et encouragée partout où elle se trouve, et surtout là où elle se sacrifie. C'est sur elle, en tout cas, que, certain de votre accord profond, je voudrais reporter l'honneur que vous venez de me faire.
Du même coup, après avoir dit la noblesse du métier d'écrire, j'aurais remis l'écrivain à sa vraie place, n'ayant d'autres titres que ceux qu'il partage avec ses compagnons de lutte, vulnérable mais entêté, injuste et passionné de justice, construisant son œuvre sans honte ni orgueil à la vue de tous, touujours partagé entre la douleur et la beauté, et voué enfin à tirer de son être double les créations qu'il essaie obstinément d'édifier dans le mouvement destructeur de l'histoire. Qui, après cela, pourrait attendre de lui des solutions toutes faites et de belles morales? La vérité est mystérieuse, fuyante, toujours à conquérir. La liberté est dangereuse, dure à vivre autant qu'exaltante. Nous devons marcher vers ces deux buts, péniblement, mais résolument, certains d'avance de nos défaillances sur un si long chemin. Quel écrivain dès lors oserait, dans la bonne conscience, se faire prêcheur de vertu? Quant à moi, il me faut dire une fois de plus que je ne suis rien de tout cela. Je n'ai jamais pu renoncer à la lumière, au bonheur d'être, à la vie libre où j'ai grandi. Mais bien que cette nostalgie explique beaucoup de mes erreurs et de mes fautes, elle m'a aidé sans doute à mieux comprendre mon métier, elle m'aide encore à me tenir, aveuglément, auprès de tous ces hommes silencieux qui ne supportent dans le monde la vie qui leur est faite que par le souvenir ou le retour de brefs et libres bonheurs. +
Discours de Suède © Gallimard


Albert Camus

CAMUS said that the only true function of man, born into an absurd world, is to live, be aware of one's life, one's revolt, one's freedom. He said that if the only solution to the human dilemma is death, then we are on the wrong road. The right track is the one that leads to life, to the sunlight. One cannot unceasingly suffer from the cold.
So he did revolt. He did refuse to suffer from the unceasing cold. He did refuse to follow a track which led only to death. The track he followed was the only possible one which could not lead only to death. The track he followed led into the sunlight in being that one devoted to making with our frail powers and our absurd material, something which had not existed in life until we made it.
He said, 'I do not like to believe that death opens upon another life. To me, it is a door that shuts.' That is, he tried to believe that. But he failed. Despite himself, as all artists are, he spent that life searching himself and demanding of himself answers which only God could know; when he became the Nobel laureate of his year, I wired him 'On salut l'âme qui constamment se cherche et se demande'; why did he not quit then, if he did not want to believe in God?
At the very instant he struck the tree, he was still searching and demanding of himself; I do not believe that in that bright instant he found them. I do not believe they are to be found. I believe they are only to be searched for, constantly, always by some fragile member of the human absurdity. Of which there are never many, but always somewhere at least one, and one will always be enough.
People will say He was too young; he did not have time to finish. But it is not How long, it is not How much; it is, simply What. When the door shut for him, he had already written on this side of it that which every artist who also carries through life with him that one same foreknowledge and hatred of death, is hoping to do: I was here. He was doing that, and perhaps in that bright second he even knew he had succeeded. What more could he want?
William Faulkner
[Transatlantic Review, Spring 1961; the text printed here has been taken from Faulkner's typescript. This previously appeared in Nouvelle Revue Française, March 1960, in French.]

L'âme qui s'interroge - Le rayonnement
Par William Faulkner

Camus disait que le seul rôle véritable de l'homme, né dans un monde absurde, était de vivre, d'avoir conscience de sa vie, de sa révolte, de sa liberté. Il disait que, si l'unique solution au dilemme de l'homme était la mort, nous faisions fausse route. La bonne voie est celle qui conduit à la vie, à la lumière du soleil. On ne peut pas sans répit supporter le froid.
Aussi s'est-il révolté. Il a effectivement refusé de supporter le froid sans répit. Il a effectiveement refusé de suivre une voie qui ne conduiisait qu'à la mort. La voie qu'il a prise était la seule qui pût ne pas conduire uniquement à la mort. La voie qu'il a prise conduisait à la lumière du soleil: car elle amenait à créer de nos fragiles pouvoirs et de nos absurdes matéériaux quelque chose qui n'existait pas dans la vie avant que nous l'eussions créé.
Il disait: “Je n'aime pas croire que la mort ouvre sur une autre vie. Pour moi, c'est une porte qui se ferme.” C'est ce qu'il essayait de croire. Mais il n'y parvenait pas. Malgré lui, comme tous les artistes, il a passé sa vie à chercher et à exiger de lui-même les réponses que Dieu seul connaît; lorsqu'il fut désigné pour le Nobel, je lui adressai à Stockholm un télégramme qui disait: “On salue l'âme qui constamment se cherrche et s'interroge.” Pourquoi n'a-t-il pas alors renoncé, s'il ne voulait pas croire en Dieu?
À l'instant même qu'il a heurté l'arbre, il continuait à se chercher et à s'interroger. Je ne crois pas que dans l'éclat de cet instant il ait trouvé la réponse. Je ne crois pas qu'on puisse trouver les réponses, mais je crois seulement qu'il faut qu'il y ait sans cesse et constamment, pour les chercher, quelque fragile participant de l'humaine absurdité. Il n'y en a jamais beauucoup à la même époque. Mais il y en a toujours au moins un quelque part, et ce sera toujours suffisant pour nous sauver tous.
On dira qu'il était trop jeune, qu'il n'a pas eu le temps d'achever. Mais la question n'est pas combien de temps, ni quelle quantité, mais simplement quoi. Lorsque pour lui la porte s'est fermée, il avait déjà écrit ce que tout artiste espère écrire lorsqu'il porte à travers la vie la connaissance par avance et la haine de la mort: J'étais là. Il continuait. Peut-être a-t-il su, dans cette éclatante seconde, qu'il avait abouti. Que pouvait-il vouloir de plus?
Traduit de l'américain.
La Nouvelle Revue française, n° 87, mars 1960


 Le Grand Macabre
The constant voice of a pivotal writer in the history of the modern novel, who pours out inhuman tracts
Kỷ Niệm

Anh nói: “Nên chơi với người tử tế!”

Gấu không có duyên với Lê Đạt.
Gặp, không chỉ một, mà tới hai lần, vậy mà, may quá, không có dịp trò chuyện, nhờ vậy, chẳng nợ ông một lời dặn dò nào.
Lạ, là ông đã từng hỏi thăm về Gấu, khá ân cần, qua một người bạn.
Em nói, mọi người làm như anh là của em, hay, em rất rành về anh!
Nhưng, đọc lời dặn dò trên, có vẻ như ông không dễ chơi như lời đồn thổi.
Nguyễn Đức Tùng có lần hỏi Lê Đạt, anh có đọc loạt bài phỏng vấn “thơ tới từ đâu, hay, thơ từ đâu tới” trên talawas. Lê Đạt nói, có, nhưng than, dài quá, nhiều chữ quá, giá ngắn gọn, thì đỡ cho thân già này, mắt mù dở.
Gấu suy ra, ngắn ngọn nhất, là…  đừng có nó! (1)
Lần này, ông dặn TKD, “chơi với người tử tế”!
Khó hiểu thật!
Gấu thú thực, chưa từng bị ai dặn dò kiểu này cả.
Có vẻ như, bất cứ ai, nhìn Gấu, là biết liền thằng cha này chẳng tử tế!
Thành ra khỏi dặn!

Đọc bài viết, hết dám làm thơ! (2)
Đành đi kiếm phở vậy. NQT

(1)
Có người chê tôi là việc nhận giải thưởng là một việc “không anh hùng”, thì từ thuở biết nghĩ đến giờ, tôi có bao giờ rắp tâm làm một anh hùng đâu? Nói như Montaigne, “Tôi chỉ mong muốn sống một cuộc đời có thể lượng thứ được”.
Lê Đạt [Nguồn: talawas]

Adam Bresnick trên TLS, số 14 Tháng Chín, khi điểm cuốn Lỗ thủng văn hoá [Cultural Amnesia: Mất trí nhớ văn hóa], đã nhắc tới Montaigne. Vào năm 1576, ẩn náu tại một thư viện của gia đình tại Bordeaux, tránh chường mặt ra trước công chúng, Montaigne kêu người làm một tấm biển nhỏ, đóng trên tường, phiá bên trên bàn làm việc, trên khắc mấy chữ: Que sais-je? [Tôi biết gì?].
Một câu tự vấn đầy vẻ bi quan trước tác phẩm Essais, thành quả lớn lao của cái đầu của Montaigne qua hai thập niên sau cùng của đời ông [the great record of his mind over the last two decades of his life], như Bersnick nhận định.
"Bạn đọc, vậy đó, chính tôi là chất liệu tác phẩm của tôi [Ainsi, lecteur, je suis moi-même la matière de mon livre]."
Nhưng Montaigne cẩn trọng: "Đó không phải là lý do để bạn sử dụng thời giờ nhàn rỗi của mình, cho một đề tài nhảm nhí, vô ích".
*
"Chỉ mong sống một cuộc đời có thể lượng thứ được", "tôi biết gì", "đừng sử dụng cuộc đời của mình vào một việc làm dễ dải, nhảm nhí, vô ích..."
Gấu nghĩ Lê Đạt xứng đáng để nhận những "giải thưởng", như trên.
*
Lần về Hà Nội, năm 2000, Gấu có gặp ông, tình cờ, tại tòa soạn báo Tia Sáng.
Ông, chạy bộ buổi sáng, ghé. Còn Gấu, ghé vội, lấy mấy số báo, trên đường ra phi trường, về nhà.
Thành thử chẳng có thì giờ, để chào hỏi, đâu ra thì giờ, nói chuyện.
Nhưng lý do chính, vẫn là, ngại quá, theo Gấu.
Chưa có duyên gặp nhau.
Sau này, nghe Em nói, anh LĐ có hỏi thăm anh, mấy lần.
Mà, lạ thật, sao cứ nhè em để hỏi, làm như anh thuộc về em ấy!
Hà, hà!
Đó là lần về thứ nhì, năm 2001.
*
Ấy đấy, gặp nhau, nhãn tiền, tại một toà soạn một tờ báo văn học mà còn khó khăn thế, nữa là mò đến nhà thăm!
Khó.
Khó lắm!
Chẳng thế mà PTH phán, dù có rũ bụi cũng chẳng dám làm quen!
*
Lê Đạt: Các nhà văn nhà thơ trẻ Việt Nam hiện nay thích nổi tiếng quá. Theo tôi là không nên. Người viết không nên quá quan tâm đến sự nổi tiếng. Nhưng đứng về mặt phạm trù mà nói: Không tuổi trẻ thời nào kém thời nào cả. Họ chỉ khác nhau.
Nguyễn Đức Tùng: Anh có dịp đọc loạt bài “Thơ đến từ đâu” trên talawas hay không?
Lê Đạt: Có, tôi có đọc. Các bài phỏng vấn về thơ ấy rất tốt, rất có ích cho những người làm thơ và yêu thơ. Tôi nghĩ là trong nước cần phải đọc nhiều. Tôi cũng thấy nhiều điều mới. Nên làm. Giỏi lắm (cười). Nhưng các bài phỏng vấn Tùng đừng có làm dài, làm ngắn thôi. Tôi già rồi, đọc mỏi mắt lắm, mặc dù rất thích.
*
Gấu cũng thích lắm. Nhưng giá mà Lê Đạt nhắc nguyên con câu của Montaigne, lại càng thích:
"Đừng sử dụng cuộc đời của mình vào một việc làm dễ dải, nhảm nhí, vô ích..."
Đúng là gừng càng già càng cay!

(1) For novelists, compassion may be the greater part of valour: Với tiểu thuyết gia, lòng trắc ẩn, nỗi u hoài, sự lượng thứ... là phần lớn lao của sự can đảm.
Câu trên, trong bài điểm cuốn Run: Sweet and smart, của Ann Patchett, trên tờ Người Kinh Tế, số 15 Tháng Chín, 2007
Nguồn

Các nhà văn nhà thơ trẻ Việt Nam hiện nay thích nổi tiếng quá. Theo tôi là không nên.
Ui chao, vừa gặp một cái là đã ‘bắt hình dong’được liền. Thế mới tài!


 (2)
Tôi xin nhắc lại và diễn giải một ý của anh Thanh Thảo: thơ không phải dành cho đám đông, mà dành cho một số nhỏ người đọc. Thơ không đọc ở quảng trường mà dành cho sự sâu thẳm của tâm hồn và như thế chỉ có những người đọc tinh hoa mới hiểu được thơ mà thôi.
Nguồn
Trong một, trong rất nhiều vụ thăm dò ý kiến bạn đọc, năm 1999, của Folio Society, một câu lạc bộ sách của Anh, về câu hỏi, hãy kể ra 'năm bài thơ của thế kỷ', bốn bài được nêu ra, là của những nhà thơ tiếng Anh, [cũng chẳng có gì đáng kinh ngạc]: Yeats, Eliot, Auden, Plath. Nhưng bài thơ thứ năm, là của một nhà thơ tiếng Đức, Rainer Maria Rilke. Và là một bài thơ khó nhai: Duino Elegies.
Coetzee, nêu sự kiện này, trong bài viết về Rilke, và giải thích, cho dù cái thứ tiếng Đức khó nhá đó, cho dù cái bài thơ khó nhai đó, thế mà vưỡn lọt vào danh sách "top five", điều này chứng tỏ, thơ, cho đến khi nào mà nó còn, tự nói lên, bằng thứ tiếng nói của đam mê, và của sự khẩn thiết, về những vấn đề lớn của hiện hữu con người, thì nó vẫn là của đám đông chứ không phải của thiểu số.....

"Không dành cho đám đông", quả đúng là phần số hiện nay của văn chương ở trong nước.
*
Sự thất bại của văn chương "trẻ" trong nước, không phải do thiếu trí tưởng tượng, mà do vờ những vấn đề khẩn thiết, thứ văn chương đó không phải thứ tiếng nói của đam mê, của sự khẩn thiết, về những vấn đề lớn của hiện hữu con người.
Chừng nào văn chương còn tránh né nhìn thẳng vào bóng đen, thì chừng đó, nó vẫn không phải là văn chương, cho dù có rồi rào tưởng tượng cách mấy.
*
Chính trị mới là đỉnh cao của văn chương, chính trị như là "mỹ tín mà cuộc sống đạo đức của dân chúng được xây dựng trên nền tảng đó". [Brodsky]
Đừng bao giờ nghĩ, nói đến bóng tối là "bẻ queo qua chính trị", là "đâm sầm vào chính trị".
Tôi tin rằng, chính trị mới là đỉnh cao của văn chương, nhất là ở những nước thiếu tự do dân chủ.
Khi cho rằng, "trình độ dân Mít không bằng thế giới, cho dân Mít được tự do dân chủ là loạn liền", là làm nhục dân Mít!
Bịt miệng người dân là làm nhục tới "quốc thể", tới "nhân phẩm của toàn thể dân Mít", chứ không phải "làm như thế là không đúng"!
Bởi vì bất cứ một tên Mít nào, khi nhìn thấy bức hình bịt miệng đó, là đều [phải] cảm thấy, chính tên Mít đó, bị xúc phạm!
Bởi vì bức hình đó được toàn thể thế giới nhân loại nhìn thấy trên màn hình TV.
*
Theo nghĩa đó, Steiner phán, chính những phương tiện truyền thông hiện đại, khi cho khán giả tận mắt chứng kiến những tội ác "người làm thịt người", là, một cách nào đó, biến khán giả thành chứng nhân, kẻ đồng phạm, kẻ đồng lõa.

Brodsky cho rằng, một khi bạn bắt đầu 'biên tập' đạo hạnh của bạn, liệu cái này được hay không được, chiếu theo hoàn cảnh, thế là bạn đang tán tỉnh thảm họa [When you start 'editing' your ethics, your morality - according to what is or isn't allowed today - then you're already courting disaster].
Ông nhắc tới Susan Sontag. Một lần bà nhà văn Mỹ này nói, phản ứng đầu tiên của một con người, khi đứng trước thảm họa là hỏi, tôi có làm điều chi lẫm lỗi, và bây giờ tôi phải làm gì để sửa chữa, cho nó đừng xẩy ra nữa.. Tuy nhiên, bà nói, còn một cách nữa, cứ để cho thảm họa cầy nát bấy bạn ra, và nếu, bạn lại đứng lên được, thì lúc đó, bạn sẽ trở thành một con người khác.
Đó là nguyên lý phượng hoàng, the phoenix principle. Và, ông rất tâm đắc với nó.
Theo truyền thuyết, phượng hoàng tái sinh, từ tro than của nó.

 Nhật Ký TV

Và có lần, tôi băng đồng chỉ sá đi tìm một vang vọng của thơ. Thơ không phải chỉ nỗi  buồn mà còn là một sự phản kháng – như nhà thơ Lê Đạt : “Chết là hết, hết đau hết khổ. Nhưng cũng hết vầng trăng soi sáng trên đầu…”
TKD

Câu phán của Lê Đạt, ‘phản kháng’ ở chỗ nào?
Đời của ông, của nhóm của ông, là một phản kháng, nhưng câu phát biểu này, thì không, theo Gấu.
Bài viết này của TKD rất… lạ: Tác giả viết về một thứ thơ thần thơ thánh, thơ siêu thoát, vượt ra khỏi cõi nhân gian, vậy mà lại đặt tên bài viết là “Thơ giữa đời”.
Cái cuộc gặp muộn, lần thứ nhì, về, tính gặp, tính rủ nhau đi ăn phở, bạn đi trước, thì bèn đi làm một tô trước khi về nhà, ý này cũng ngược hẳn.. thơ!
Hay là đây là ẩn dụ của bài viết: Thơ, [hay phở thì cũng thế, cũng vần ơ], ở giữa đời?