*
















Chúc Mừng Năm Mới

*

Rừng sau nhà, mùng 2 Tết


*

Đêm Tết Sài Gòn

Ui chao, cái phần đẹp nhất của Gấu thì đã ở đó rồi.
Những Ngày Ở Sài Gòn

*

Happy Valentine’s

Tình yêu từ cái nhìn đầu tiên - Thân Trọng Sơn
Tình đầu - Nguyễn Quốc Trụ
Chất liệu viết thư tình - Cao Nguyên
20 bài thơ gởi tình yêu - Đỗ Tư Nghĩa
*
*

…. xem như gửi chút mùa Xuân cho người xa xứ.
Chúc anh và gia đình năm mới an lành và gặp nhiều may mắn.


nhớ ai buồn ngất trên vai áo

Viễn tượng

Họ đi ngang nhau như hai kẻ xa lạ,
Chẳng một lời, một cử chỉ
Nàng tới tiệm
Chàng hướng xe

Có lẽ nhói một cái,
Hay lơ là một tí
Hoặc lãng quên một tẹo
Và thế là trong một thoáng,
Họ yêu nhau
Thiên thu bất tận

Tuy nhiên chẳng có chi bảo đảm
Đó là Gấu và CM
Có lẽ đúng là hai đứa đó
Nếu nhìn từ xa
Đừng dí mắt thật gần

Tôi nhìn hai đứa từ trên cửa sổ
Và nhìn từ xa, từ phía bên trên như thế
Thường hú họa

CM biến mất quá cánh cửa kiếng
Gấu ngồi vô xe
Và tếch

Như chẳng có gì xẩy ra
Giả như có gì

Và tôi, chắc chắn vào lúc đó
Nhìn thấy như vậy
Và cố gắng thuyết phục bạn,
Ôi nnhững độc giả của tôi
Bằng bài thơ nho nhỏ tình cờ này
Rằng, buồn, buồn thật đấy
[To CM. The Bear]
*

Nghĩ theo dòng
Joseph Brodsky làm thơ ở quãng đời đẹp nhất của ông, và lịch sử việc in thơ ông phản ánh hệ thống chính trị mà ông trưởng thành từ đó. Những cuốn thơ đầu của ông, do bạn bè hoặc những người yêu thơ ông ở Tây Phương, tuyển chọn và xuất bản. Chúng đều bị cấm đọc tại quê hương ông. Tại Liên Bang Xô Viết, tập thơ đầu của ông chỉ được xuất bản sau khi ông được Nobel. Sau khi chế độ độc tài Cộng Sản sụp đổ vào năm 1991, thơ ông mới được xuất bản đầy đủ [in full scale].
Một trong những hậu quả của tư tưởng của ông, rằng, một con người chỉ có đi, khởi từ đầu một con đường một chiều, là, ông chẳng bao giờ trở về quê hương. Cách ông suy nghĩ, và hành động, là trực tuyến, thẳng một lèo, như người Việt mình nói. Từ tuổi ba mươi hai, ông đã là một “nomad” [một tên lang thang, một kẻ du mục] - một người hùng của Virgil, bị số phận trù ẻo: Đi mà đừng bao giờ mong, có một ngày trở về.
Khi được hỏi tại sao không trở về, ông nói, ông không muốn thăm quê hương như một khách du lịch. Hay là, ông không muốn về thăm quê hương mà lại phải xin xỏ cái đám khốn kiếp đó. Cho dù là đám khốn kiếp đó ngỏ lời mời.
Luận cứ sau cùng của ông là:
Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó.
Rồi.
Thơ Của Tôi.
Nhà thơ nổi loạn

Có em độ lượng với thời gian.
Có bờ ngực dậy cho tôi thở.
Nguồn
*
Ui chao, cái phần đẹp nhất của Gấu thì đã ở đó rồi.
Những Ngày Ở Sài Gòn
 


*

Nhập nước Pháp, như là một kẻ xa lạ chẳng ai mời, vào năm 1939, Koestler bắt đầu viết Bóng đêm giữa ban ngày, cuốn sách nổi cộm nhất của ông, và, mặc dù viết trên 30 cuốn sách, với đa số, ông chỉ là tác giả của chỉ một tác phẩm. Bóng đêm vén màn cho độc giả Tây Phương nhìn thấy thành đồng chế độ, những cây cột trụ tâm lý của độc tài CS. Vào năm 1944, Koestler hiểu rằng người Nga sẽ kiểm soát phía đông Âu châu của Berlin, sau chiến tranh. “Chỉ trong hai năm, nó sẽ là một diễn dịch tự nhiên,” ông viết trong nhật ký. “Nếu tôi la lớn lên điều này, chẳng ai tin, và tôi có thể bị tống vô nhà thương điên”. Ông trở thành cây trụ cột của Hội nghị vì Tự do Văn hóa được thành lập bởi bàn tay lông lá của Xịa, vào năm 1950, để chống lại tuyên truyền và ảnh hưởng của Xô Viết. Tranh cãi sau đó liên quan tới hội nghị, là, liệu đám trí thức, khi khởi sự có biết gì về nguồn tiền trợ cấp. Scammell, tay viết tiểu sử Koestler nghĩ, không. Washington, bằng mọi giá, sẽ không giúp Koestler. Vào lúc đó, Scammell nhận xét, như nhìn rõ tim đen của Mẽo, “Xịa không muốn Chống Cộng ra mặt. Kín đáo, OK”.
Mít chúng ta, đọc tới đây, là bèn nghĩ tới tờ Sáng Tạo, và nguồn tiền trợ cấp của Mẽo, trao cho Mai Thảo. Và cũng bèn tự hỏi, liệu mấy ông kia, có biết không? Chắc không. Nguyên Sa, biết, nhưng không phải lúc thoạt đầu, mà sau đó, chắc là do MT xì ra, và khi xẩy ra đụng độ với TTT, NS tố nhóm Sáng Tạo nhận tiền của Xịa.
Cái sự kiện, TTT ‘không được ưa’ ở NS, và luôn cả ở MT, có thể là do ảnh hưởng của ông đối với đám viết lách liền sau ông, là HPA, NDD..., và Gấu.
Ông cùng đọc những cuốn sách với họ.
Hoặc hiểu họ.
Mai Thảo không đọc sách, nếu có, thì chỉ tới Sagan là hết. Đó là sự thực. Ông rành tiếng Tây, nhưng để đọc được đám hiện sinh, thí dụ, không phải cứ giỏi tiếng Tây. Gấu đã từng có kinh nghiệm này rồi, với ông anh Hiếu Chân. Một bữa, ông phán, mày đưa tao thử đọc cuốn La Nausée coi. Đọc chưa hết mấy trang đầu, ông đã vứt trả lại, phán, tao không hiểu được, tại sao tụi mày lại mê cuốn đó. Có ra cái gì đâu!
Mai Thảo đã từng dịch Sagan, Cô có thích Brahms? Đăng từng kỳ trên tờ Điện Ảnh, khi làm tổng thư ký cho tờ tuần báo này.
Mai Thảo không chịu nổi văn của Gấu. Chính ông đã từng nói ra, khi còn Sài Gòn, và sau này, khi ông đang nằm viện chờ đi, qua NMG cho biết, khi đem bài tạp ghi của Gấu viết về ông vô cho ông đọc, cũng là một cách "ai điếu". Người gật gù, "bây giờ nó viết, được!"
*
Trong cuốn Kẻ Lạ ở Quảng Trường, Koestler dành một chương cho Hội nghị Tự Do Văn Hóa, và tiền tài trợ của Xịa. Nhưng, trước khi nói chuyện tiền bạc, chúng ta nói về cuộc tình chót đời của ông, với cô thư ký Cynthia Jefferies. Khi họ quyết định cùng chết, K 77 tuổi, đủ thứ bịnh tật; Cynthia 55, hoàn toàn khỏe mạnh. Cái note của K. khi chết để lại mới thú:
To Whom It May Concern:
‘It is to her that I owe the relative peace and happiness I enjoyed in the last period of my life-and never before’
“Tôi nợ nàng sự thanh thản tương đối và hạnh phúc tôi được hưởng vào khúc chót của cuộc đời  - trước đó, tôi chẳng hề có”
Đúng, như "K" phán, trên đời này, chỉ có tình là đáng kể, và tình thật đẹp là tình thật sến, theo Gấu!
Đẹp tới đâu sến tới đó.
Cái cảnh mà anh cu Gấu chạy theo em khóc nức nở nơi cổng trường Đại học Khoa học Sài Gòn mà chẳng sến ơi là sến sao?
Bữa đó, Trời cũng khóc, mà khóc cũng thật là sến!
[Vậy mà cũng vưỡn chưa được coi cuốn phim của TNM.]
NQT

Tôi ngồi chờ nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Sơ Dạ Hương

Hết gì đâu mà hết!
Đến già vẫn còn chết [vì nó]!
*
… a true romantic story of total devotion, absolute loyalty, unconditional surrender and true love.
George Mikes, Sunday Telegraph
Quả đúng là như thế, nhưng cái tay viết bài Intro cho cuốn Kẻ lạ ở Quảng trường, nhận xét, tinh tế hơn:
Cuốn sách này, trong cõi thâm sâu của nó, in essence, là một chuyện tình, nhưng “đếch” giống bất cứ một chuyện tình nào mà tôi đã từng đọc. Có lẽ, nên gọi nó, đúng hơn, câu chuyện về nỗi ám ảnh [the story of an obsession].
Vào Tháng Bẩy, 1949, Cynthia Jefferies, một cô gái xinh đẹp nhưng đau thương sầu muộn trong nỗi e thẹn và cũng khá ngốc nga ngốc nghếch, lúng túng vụng về, một cô gái từ Nam Phi, trả lời một mẩu tin cần người. Một nhà văn cần một cô thư ký tạm, temporary. Nhà văn là Arthur Koestler. Vào lúc đó, ông sống tại một căn nhà ở gần Fontainbleau [chỗ Bác Hồ đã từng ngụ ký hiệp định với Tây?], với Mamaine Paget, một trong hai cô gái xinh đẹp sinh đôi, sau đó ông lấy làm vợ, sau khi cuộc ly dị với bà trước xong xuôi. Cynthia thì sống ở Paris.
Cô có được cái job thư ký, và trong sáu năm tiếp theo, lúc ở Pháp, lúc Anh, lúc Mẽo. Trong thời gian này, cô có chồng, và rồi ly dị. Vào năm 1955, cô từ bỏ việc làm của cô ở New York, để trả lời một cái message của Koestler, và trở về Lơndon làm thư ký toàn thời gian. Vào giai đoạn nào họ trở thành hai người yêu nhau, độc giả cuốn sách hãy tự quyết định và rút ra lời kết luận. Nhưng chẳng nghi ngờ chi, Cynthia yêu Arthur hầu như ngay lần đầu nhìn thấy ông, trong cái cuộc phỏng vấn nhận việc, trong cái dáng điệu ngớ nga ngớ ngẩn của cô, tại Paris.
Họ chia sẻ cuộc đời cho nhau, vào năm 1955 đó, và vào năm 1965, họ làm lễ kết hôn. Vào Tháng Ba 1983, hai cái xác của họ được kiếm thấy, trong phòng khách của căn nhà của họ ở Montpelier Square, [căn nhà mà chúng ta thấy ở bià cuốn sách]. Koestler ngồi trên ghế bành, ly rượu brandy vẫn còn trong tay. Cynthia nằm sô pha, một ly whisky trên bàn kế bên. Ly nào cũng chứa một liều cực mạnh thuốc ngủ barbiturates.
Koestler lúc đó 77 tuổi. Trong bẩy năm cuối cùng, ông đau khổ với chứng bịnh Parkinson, lúc đầu còn kiềm chế được, nhưng ngày một tệ hại. Bốn năm chót, còn thêm bịnh leukaemia, vào thời kỳ chót. Cynthia, 55, hoàn toàn mạnh khoẻ.
Bên cạnh cái note của K, là những dòng của Cynthia: Tôi đã tính tính sổ làm thư ký cho K - một câu chuyện bắt đầu khi đường đời của chúng tôi đụng nhau vào năm 1949. Tuy nhiên, tôi không thể sống không có Arthur, mặc dù cũng một số vốn liếng riêng.
Tôi [Harold Harris] nghĩ, Cynthia quyết định cùng đi, khi nhận ra Arthur hết còn chịu đựng nổi gánh nặng cuộc đời.

Nguồn


Sau bức màn tre

Charlotte Bailey, trên TLS số 12 Tháng Hai, 2010. đọc Hòn đá kiên nhẫn, Goncourt 2008, của Atiq Rahimi.

Người đàn bà không tên, ở trung tâm cuốn tiểu thuyết Hòn đá kiên nhẫn, The Patience Stone, không đem đến cho độc giả một câu chuyện lấy thẳng ra từ cuộc sống tại Afghanistan dưới sự cai trị của Taliban. Nó có vẻ như là một bức màn và đằng sau nó, là kinh nghiệm riêng tư của một người đàn bà, trong một xã hội Hồi giáo, và đây là lần đầu tiên, người đàn bà này kể ra cuộc đời của mình, bằng giọng nói đích thực của mình.

Cái chế độ CS ở Việt Nam, cho dù ác độc thỉ cũng chỉ giống như chế độ Taliban. Đằng sau nó, mới khủng khiếp. Với xứ Afghanistan, là một xã hội Hồi giáo, còn với xứ Mít, chính là cái xã hội mà Tô Hoài gọi là Quê Người.
Nhìn như thế, mới thấy cuộc chiến vừa qua cần thiết đến cỡ nào, đối với một đất nước. Cơ hội đầu tiên và sau cùng để biến quê người thành quê mình.
Đại Mộng thành Ác Mộng. 


Marie NDiaye’s lost souls
From fantasy to melodrama with a French-Senegalese literary prodigy

TLS đọc “Ba bà dũng mãnh”, Trois Femmes puissantes
Chuyện kể là, Jérôme Lindon, ông Trùm nhà xb lừng danh Nửa Đêm, người đã từng khám phá ra cả một lô thiên tài Samuel Beckett, Alain Robbe-Grillet, và Jean Echenoz, ngay sau khi đọc bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay của Marie NDiaye, ông đợi cô gái ở ngay cổng trường trung học, với bản hợp đồng, và “ký tên đóng dấu” ngay tại cổng trường:
Quant au Riche Avenir, xb năm 1985, khi em mới 18. Tiếp theo sau là 8 cuốn, trong đó có En Famille (1991), Rosie Carpe (2001), Mon Coeur à l’étroit (2007), and Trois Femmes puissantes, cuốn sau cùng được Goncourt 2009.


Dick Francis, former champion jockey who sold more than 60m books, dies in the Cayman Islands

Dick Francis, chuyên viết truyện trinh thám liên quan đến đua ngựa, mất, thọ 89 tuổi.
Mai Thảo mê tay này lắm. Gấu cũng mê. Có những bữa ngồi La Pagode, cả hai thi nhau nói về tay này, về cuốn mới đọc...

“Not to read Dick Francis because you don’t like horses is like not reading Dostoyevsky because you don’t like God.”
Không đọc Dick Francis vì không thích ngựa, thì cũng giống như không đọc Dos. vì không thích Chúa!


Tribute to Koestler

Nhân đây, nói chuyện Văn Học Tổng Quan của Võ Phiến.
Khi lấy tiền của Mẽo để viết nó, chắc chắn VP còn nhớ trong đầu, cái vụ Mai Thảo bị Nguyên Sa tố lấy tiền của Mẽo làm tờ Sáng Tạo. Ông không muốn mang tiếng, và vờ đi, và thay vào đó, là lời cám ơn “Uỷ ban Nghiên cứu Khoa học, Xã hội”, nghĩa là thay vì để tên thực, bằng tiếng Anh của cơ quan cung cấp tiền, ông dịch cái tên tiếng Anh ra tiếng Việt.
Nên nhớ, một cái tên riêng không thể nào dịch được, và không thể sử dụng bản dịch thay thế bản chính được.
Gấu đã từng kể chuyện, hồi học Đệ Thất trường Nguyễn Trãi Hà Nội, có ông thầy dậy tiếng Anh tên là Xuân, và một bữa, có anh học trò hí hoáy vẽ lên bảng một bức hí hoạ, và ghi là Mr. Spring. Đúng lúc đó, Thầy bước vô, và định phạt anh học trò, nhưng anh này láu lỉnh cãi:
-Spring không phải là tên Thầy.
Ông thầy gật gù, đúng!
Y chang trường hợp của Võ Phiến.
Gấu, ra ngoài này, lần đầu được một người bạn đưa cho đọc, tự hỏi, ở đâu ra cái Uỷ ban đáng quí này. Liệu nó có giúp được gì một thằng cha Gấu, với cả lố tác phẩm ở trong đầu?
Những chuyện này không thể không viết ra. Gấu đâu có thù hằn gì Võ Phiến, hay Nguyễn Mộng Giác, [sử dụng tên HPNT cho một  nhân vật của ông] hay bất cứ một ông bạn quí. Gấu đã tính vờ hết, nhưng, đúng như Gấu đã từng kể, nhiều lần, về cái bữa nằm mơ nhìn thấy xác Gấu nổi lều bều trên dòng… Bến Hải, tỉnh dậy, bèn viết ra tất cả, chẳng chừa một chuyện gì, để thanh thản mà đi!
Dù thế nào thì thế nào, Gấu cũng vẫn là một tên Yankee mũi tẹt. (1)
Giả như Gấu không bỏ chạy vào năm 1954, thì cũng là một trong những tên ăn cướp, và miệng lúc nào cũng có mùi vị chiến lợi phẩm, hẳn thế!
Viết là viết trong cái thú đau thương đó, đâu thù hằn chi ai?
Cái vụ Dọn, là cũng trong tinh thần đó, nhưng như chàng dũng sĩ hạ san trừ quỉ của Nhất Hạnh, đúng vào lúc Gấu sắp biến thành quỉ thì bạn bè hét lên, này coi chừng, thế là tỉnh dậy, may quá!
(1)

As a Hungarian Jew and native German speaker who wrote in English, he isn't a natural part of anybody's literary canon. There is an Orwell Society at Eton, but I doubt very much that there is a Koestler Society at any school in Budapest.
[Một tên Bắc Kít bỏ chạy vô Nam, viết bằng thứ tiếng Mít của đám Mỹ Ngụy, của đám Chống Cộng điên cuồng hải ngoại, đâu phải là một phần tự nhiên của bất cứ một cõi văn của bất cứ một người nào? Có một cõi "thơ từ đâu tới', một cõi SCML, thí dụ, ở quê hương Mít, nhưng cõi của mi, Gấu nhà văn, ở đâu?
Hà Nội hay Sài Gòn?
Yesterday's Man?
By Anne Applebaum
Koestler: The Literary and Political Odyssey of a Twentieth-Century Skeptic
by Michael Scammell


Mô Phật


Chỉ là đồ chơi

Những lầm lẫn của VP, hay của NMG, theo Gấu, là thuộc phạm trù đạo đức văn học, không liên quan tới đời thường. Cả hai, theo như Gấu biết, là những con người mẫu mực, sống những cuộc sống mẫu mực. Nhưng khi viết, họ đã vi phạm điều không thể vi phạm. Một khi vi phạm, tác phẩm dù có hay cỡ mấy, thì cũng coi như bỏ đi.
VHTQ vi phạm đạo đức văn học, ngay ở trong cái viễn tượng viết nó của VP: như là một bài ai điếu cho một nền văn học, và những tác giả làm nên nền văn học đó, thay vì để cứu tử nó, bảo vệ nó. Giọng điệu huênh hoang, tếu táo, tạp ghi không ra tạp ghi, khảo luận chẳng ra khảo luận, phê bình lại càng không, càng làm hỏng nó.
Bởi thế, khi nhìn lại, vào lúc "cuối cùng", có thể VP ngộ ra, và ngậm ngùi, "no big deal", "ở về phía đồ chơi".
Có lẽ, đây là phút nói thật của ông.
*
Since then, at an uncertain hour,
That agony returns,
And till my ghastly tale is told
This heart within me burns. (1)
Coleridge, The Rime of the Ancient Mariner.
(1) Cynthia Ozick trích dẫn, trong bài viết về Primo Levi.
Tạm dịch:
Kể từ đó, đâu biết giờ nào,
Cơn hấp hối đó trở lại,
Và cho tới khi câu chuyện thê lương của tôi được kể
Trái tim này trong tôi bỏng rát.
Coleridge: Bài hát của người thủy thủ già.

Trong bài viết Võ Phiến, nhà văn Bình Định, Gấu trích lại.

Và, bây giờ, tự hỏi, liệu VP, vào giờ phút "cuối cùng", cũng đã ngộ ra, như Primo Levi, "cũng chỉ là đồ chơi, playful", (2) mà thôi?

(2)
Viết về tập truyện mới xb bản của Primo Levi, A Tranquil Star: Unpublished Stories, [Ngôi sao trầm lặng: Những chuyện chưa xb], của Primo Levi, dịch từ tiếng Ý, Anita Desai tự hỏi, liệu có thể dùng từ "playful" [dzui thôi mà] để nói về những tác phẩm của Primo Levi, như Sống sót Lò Thiêu, Liệu đây có phải một người ?, về cuộc đời mà ông đã trải qua, nhưng không thể nào, chẳng bao giờ bỏ lại phía sau mình.
Và bà trả lời, playful, đúng là cái tính từ "ấn tượng", "chót", mà một nhà phê bình có thể nghĩ ra được, khi "đọc" Lò Thiêu, khi đang đi trên Đại Lộ Kinh Hoàng, khi đang hứng những trận mưa hỏa tiễn của VC giáng xuống đầu dân Sài Gòn…, bởi vì, đọc tập truyện, quả là bà chỉ nghĩ đến "một góc trời chỉ biết rong chơi", của TCS!

Tất cả những truyện ngắn trong đó đều gợi nên cái sự rong chơi, vui đùa, cười cợt!
Ấn tượng thật!
*
Primo Levi là một nhà văn người Ý gốc Do Thái, sống sót Lò Thiêu, trở về căn nhà mà ông dự định sẽ sống hết cuộc đời ở đó, cuối cùng tự huỷ mình, một năm sau khi cho xuất bản tác phẩm chót, “Những kẻ chết đuối và những người được cứu thoát”, như là kinh nghiệm sau cùng về Lò Thiêu.
Mấy câu thơ trên được ông dùng làm đề từ cho cuốn sách trên.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Risa Sodi, khi người phỏng vấn cho biết, sử gia H. Stuart Hughes đã liệt kê ông là một trong sáu nhà văn Ý gốc Do Thái, hay nói gọn nhẹ, “nhà văn Do Thái”, và hỏi, “cái định nghĩa ‘nhà văn Do Thái’ có hơi quá đối với ông không”, Primo Levi đã trả lời:
- Ở Ý, chụp cái mũ “nhà văn Do Thái”, hay “nhà văn không Do Thái”, là điều không thể xẩy ra. Cái mũ này, người Mỹ ban cho tôi đầu tiên, chứ không phải người Ý. Ở Ý, người ta biết tôi là nhà văn, và “chuyện cũng thường thôi,” có người còn biết thêm, tôi gốc Do Thái; theo kiểu, ông ấy là con ông A, ông B nào đó. Ở Mỹ lại là chuyện khác. Khi tôi tới đó vào năm 1985, người ta làm cho tôi có cảm tưởng, lại được gắn cho ngôi sao Do Thái ở trên ngực! Nhưng tôi chẳng cần…. Ngoài ra, tôi nhớ, sử gia Hughes đã gọi tôi là “người Do Thái độc nhất”, hay “người Do Thái thực sự đầu tiên”, (le premier vrai juif), tôi không nhớ rõ đúng từ ông dùng. Riêng về phần tôi, những cuốn sách khoa học giả tưởng chẳng mắc mớ gì tới Do Thái, cuốn “Chiếc mỏ lết” cũng chẳng phải là một “cuốn sách Do Thái”. Nhưng nói gì thì nói, tôi thoải mái (de bon gré) chấp nhận cái định nghĩa “nhà văn Do Thái”.
Người phỏng vấn hỏi tiếp, “Ở đầu cuốn ‘Những kẻ chết đuối và những người được cứu vớt’, ông trích dẫn những dòng thơ trong ‘Bài ca của người thuỷ già’; sau khi đọc cuốn sách đó, tôi [Risa Sodi] tự hỏi, liệu có thể ngưng ‘kể’ được không”.
Primo Lévi trả lời:
-Người ta có thể tìm thấy câu trả lời ở trong cùng cuốn sách đó. Một số bạn tôi, những bạn rất thân, chẳng bao giờ nói tới [Lò Thiêu] Auschwitz. Ngược lại, một số khác, không bao giờ ngưng nói. Tôi thuộc một trong số sau đó. Tôi hơi lố (exagéré), khi trích dẫn nhà thơ Coleridge. Trái tim của tôi không thường trực bỏng rát…. Có thể nói, tôi hơi làm dáng (rhétorique: sử dụng tu từ) khi trích dẫn những dòng thơ đó.
Nhưng quả là những dòng thơ thật là tuyệt vời!
*
Với riêng Gấu, chỉ với những truyện ngắn, là xứng đáng để chúng ta vinh danh một  “Võ Phiến, nhà văn”. Ngoài ra, quả “chỉ là đồ chơi”, thực!
Và, truyện ngắn của ông, chưa ai lần vô được cõi này. Những gì mà những nhà phê bình Mít, viết về truyện ngắn của ông, đều là nhảm cả!

Lần Gấu đọc Coetzee viết về Marcellus Emants, và chợt nhận ra, có thể áp dụng những nhận định của ông, vào trường hợp Võ Phiến.
Trước hết, xin giới thiệu bài của Coetzee, sau tìm ra những tương đồng giữa hai tác giả, xoáy vào điểm này:
Cái con người Mít, đặc biệt là Mít miền Trung, như được Võ Phiến miêu tả, có những điểm rất ư là kỳ cục, phải nói là, hơi bình bịnh, ông lấy ở đâu ra?
*
Trong bài viết [về nhà văn Hòa Lan], Marcellus Emants: A Posthumous Confession [in trong Stranger Shores, nhà xb Viking, NY, 2001], Coetzee cho rằng, nhận xét của Emants, trong một tiểu luận về Turgenev, cũng có thể áp dụng cho chính ông ta [và với tôi, cho Võ Phiến]: Khi còn trẻ [Emants viết], chúng ta tạo ra một lý tưởng kỳ quái về một cái tôi mà chúng ta mong muốn là [cái tôi đó]. Nhưng cuộc đời của chúng ta, với những kiểu cọ của nó, khốn thay, được xác định không phải bởi lý tưởng, mà là bởi những sức mạnh vô thức ở bên trong chúng ta. Chính những sức mạnh vô thức này thúc đẩy chúng ta hành động, và chính những hành động này, sau cùng làm bật ra cái con người mà chúng ta thực sự là. Cái sự cố gắng vô ích, làm sao cho lý tưởng ăn khớp với những sức mạnh vô thức kia, làm chúng ta vỡ mộng, và đau, đau lắm. Nỗi đau càng nhức nhối, khi chúng ta nhận ra, cái hố thẳm không thể vượt qua, giữa lý tưởng và cái tôi thực sự.
Áp dụng vào trường hợp Võ Phiến, tôi nghĩ, việc ông theo CS là nhằm lấy tập thể hủy diệt cái tôi - một cái tôi bịnh hoạn, thí dụ như nhân vật mang dấu bàn chân của vợ ghi lên ruộng, ở ngoài đồng, về nhà thờ... Và khi thất bại, trở về thành, ông hủy diệt cái tôi đó, bằng cách viết ra, theo nghĩa: viết tức là chữa trị, chữa trị bằng cách phơi bày...
Emants được coi là nhà văn thuộc trường phái những nhà văn "Tự Nhiên" (Naturalists), bởi vì ông (như anh em nhà Goncourt) quan tâm tới cuộc sống dục tính che giấu của giới trưởng giả, và (như Zola), ông dùng ngôn ngữ của những khoa học mới về di truyền, dòng dõi, và tâm lý trị liệu, để giải thích những động cơ của con người, nhưng vẫn theo Coetzee, trong khi những nhà văn Tự Nhiên viết loại tiểu thuyết kinh nghiệm (roman expérimental), dựa vào những "data", Emants tới với những chất liệu của ông bằng con đường của hồi nhớ, cơ may, và introspection (xem xét nội tâm) [tương tự Võ Phiến], những người đi trước ông thuộc những nhà văn hiện thực Âu Châu, đặc biệt là Flaubert và Turgenev.
Nguồn


Huế Mậu Thân


J. D Salinger mất, 91 tuổi

V/v Tin Van : Dung roi, nen thay doi , keo khong nhu O noi, ba tram nam sau (hihi), co nguoi di tim tac pham cua NQT chi thay toan "kit" voi "deo", "nhu kit" v.v.... thi khong biet se xep tac pham vao loai van chuong gi . Hihi .
K
[V/v Tin Văn: Đúng rồi, nên thay đổi [dẹp cái mục “Dọn” đi, cấm chửi lộn, chửi bậy, không được sử dụng những từ thô tục…] kẻo không, như O. nói, ba trăm năm sau có người đi tìm tác phẩm của NQT, chỉ thấy toàn ‘…. ', thì không biết sẽ xếp tác phẩm vào loại văn chương gì.]

V/v Bắt Trẻ Đồng Xanh.
Tờ TLS đặt vấn đề, và đề nghị độc giả giúp sức, liệu bản tiếng Anh, xb tại Anh, đã được lược bỏ những tiếng thô tục, dơ dáy…
Số TLS tuần lễ liền sau đó, Feb 12, 2010, đích thân tay biên tập ấn bản Penguin Classics, Tim Bates, phụ trách coi lại, overseeing, lần tái bản năm 1993, từ nguyên tác Mẽo: Bản hiện có của The Catcher in the Rye đã được biên tập nặng nề bởi Hamish Hamilton, vào thập niên 1950; những từ thô tục, chửi thề đã bị kiểm duyệt, và cách ăn nói theo kiểu địa phương của Mẽo của nhân vật chính trong truyện cũng được sửa cho hợp với người Anh.
Và bây giờ Penguin muốn sửa chữa tình trạng này…

“Fuck you” mà bị thiến còn  “… you’, thì làm sao fuck!

Nhưng chưa ghê bằng trường hợp Céline. Ông này khủng khiếp hơn Salinger nhiều. Trên cùng số báo có bài của Steiner: Bây giờ lại là giờ của Céline [Once again, Céline’s hour]. Đọc loáng thoáng, thấy Steiner nhắc tới một câu của Sartre, phán không lâu, khi sắp sửa đi chơi xa: Chỉ có mỗi một tên trong lũ chúng ta là sống nhăn: Céline [only one of us will endure: Céline].
Sinh thời, Céline chửi Sartre như chửi… chó:
Ta tởm mi, một tên chính trị cơ hội, một tên triết gia dởm, [second-hand philosophy].

Ui chao chửi như Mít chửi NHL!

 *

Le Grand Macabre                                
The constant voice of a pivotal writer in the history of the modern novel, who pours out inhuman tracts
GEORGE STEINER
Céline
LETTRES
Edited by Henri Godard and Jean-Paul Louis
2,034pp. Gallimard. €66.50.
9782070116041

*
Voyage au bout de la nuit
Uncovering Céline

Note: Bạn bè, thân hữu xử ép Gấu quá!



talawas tái xuất giang hồ


Tình lơ

Hồi ký Madame Nhu?
Albert Camus, 50 năm sau khi mất
Kỷ Niệm