|
30.4.2010
Vân
Tán Tuyết Tan
TMT
Đúng khu phố của GNV
Phải
đọc thêm khúc sau đây
nữa mới đã!
Il faut
savoir voir Lisbonne
pendant le temps exact d'un sanglot. La voir tout entière, par exemple,
dans la
première lumière du matin. Ou la voir complètement dans le dernier
reflet du
soleil sur la Rua da Prata. Puis pleurer. Parce que, même si c'est la
première
fois qu'on la voir, on a l'impression d'y avoir déjà vécu toutes sortes
d'amours tronquées, d'illusions perdues et de
suicides
exemplaires.
Vous marchez pour la première fois dans les rues de Lisbonne et
vous avez à chaque coin le vague souvenir d'y être déjà passé. Quand ?
Vous ne
savez pas. Mais vous êtes déjà venu ici avant d'y aller pour la
première fois.
PESSOA ET AUTRES MESSIEURS
le quartier littéraire de Lisbonne
Ôi chao
giá như viết nổi những
dòng như trên đây. Về Sài Gòn!
Phải
nhìn Sài gòn vào đúng thời gian của một tiếng nấc! Rồi cứ thế mà nức
nở.
Mà nước mắt ngắn, nước mắt dài.
Bởi vì, cho dù chỉ nhìn nó lần đầu, bạn vưỡn có cảm tưởng đã sống hết
những
cuộc tình thê lương của mình ở đó.
Ôi ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
Bởi vì bạn phải ở Sài Gòn rồi, sau đó mới đến Sài Gòn, lần đầu.
Le quartier littéraire de Lisbonne: Góc
văn của Lisbonne
«Mais
suis-je celui qui vit
ici, / qui est retourné ici / qui y est retourné, retourné / et
qui y retourne encore?», se demandait l'employé de bureau Bernardo
Soares qui,
comme M. Pessoa, ne quittait jamais Lisbonne et donc n'y retournait jamais...
Nhưng tôi là ai, phải chăng là kẻ sống ở đây, ở Sài Gòn/ Kẻ trở về đây/
Trở về,
trở về/ Và còn trở về?
Tôi là kẻ chẳng bao giờ rời Sài Gòn, như tay nhạc sĩ họ Trịnh kia, nên
chẳng
bao giờ trở về.
J'y étais déjà venu avant d'y être jamais allé.
Tôi là kẻ đã từng tới Sài Gòn, trước khi chưa từng tới đó.
*
Góc văn của Sài Gòn, như của Lisbonne, là Quán Chùa.
Cũng có con đường Tự Do, thay vì Rua da Prata, nhưng, bởi vì thiếu một
góc biển
của Lisbonne, cho nên cuối đường là bến tầu, với lòng mình phơi trên kè
đá, với
những ống khói tầu mệt lả, và ném mẩu thuốc cuối cùng xuống lòng sông,
là ném
cả hy vọng, cùng cuộc đời trôi theo, cùng muôn trùng những chuyến vượt
biển,
theo ngón tay trỏ của pho tượng Đức Thánh Trần.
*
Ôi chao, nhớ ơi là nhớ, góc quán, góc bàn, những cây me bên ngoài, khúc
đường
này là cuối con đường Gia Long, đầu kia, là Ngã Sáu Sài Gòn....
*
...vivre à Lisbonne comme s'il était une allumette froide tandis que
les
maisons de ceux qui l'avaient aimé tremblaient à travers ses larmes:
Sống ở
Lisbonne như thể nó là một cây diêm lạnh giá, trong khi những căn nhà
của những
con người yêu thương nó run rẩy qua những dòng nước mắt.
Parce que, même si c'est la première fois qu'on la voir, on a
l'impression d'y
avoir déjà vécu toutes sortes d'amours tronquées, d'illusions perdues et de suicides exemplaires.
Bởi là vì, ngay cả khi, lần đầu tiên bạn nhìn thấy Sài Gòn, bạn có cảm
tưởng đã
sống, ở trong đó, tất cả những cuộc tình cụt ngủn, những ảo tưởng mất
đi, và
những cú tự làm thịt mình đáng làm gương cho hậu thế.
Source
Ngô Tự
Lập
Khoa Quốc tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội
Ông Hồ,
như ở đây được NTL
thổi là cha đẻ của văn học viễn tưởng Mít, thực sự chỉ là một ‘phóng
tác gia’.
Và những truyện mà Cụ Hồ chôm của người rồi viết lại theo ý của ông, là
đều
nhằm mục đích chính trị cả.
Miền Nam có HHT được gọi là
ông vua thể loại này, chỉ khác, ông cho biết, ông chôm của ai, còn Bác,
thì để
lại một nghi vấn, hy vọng đời sau có kẻ cố tình lầm, thổi Bác thành cha
đẻ của
văn học viễn tưởng Mít!
Gấu
này, hồi nhỏ đọc Ngọn Cỏ
Gió Đùa, của Hồ Biểu Chánh, mê quá, đến khi đọc Những Kẻ Khốn Cùng của
Victor
Hugo, cứ lầm bầm chửi anh Tây Mũi Lõ thuổng anh Mít Nam Bộ, ấy là vì
truyện của
HBC tuy phóng tác, mà đặc chất Miền Nam. Borges cũng đã gặp tình trạng
này, khi
đọc một bản dịch -dịch chứ không phải phóng tác – và khi đọc nguyên
tác, lắc
đầu, không hay bằng bản dịch, là vậy. Đây là những phép lạ của ngôn
ngữ, và tài
năng của người phóng tác.
Trường hợp Bác Hồ, Bác nhắm
một ý đồ ở bên ngoài văn chương.
Vào thời đó, Bác cũng không
nghĩ đến chuyện thuổng hay không thuổng. Giống trường hợp Khái Hưng,
cũng đã từng
phóng tác một truyện ngoại, của Langelaan, thành Bóng người trong
sương mù, (1) câu
chuyện anh lái tầu hoả, được hồn vợ nhập vào một con bướm cứu mạng, khi
cố ngăn
xe lửa vì cây cầu phía trước đã bị bão đánh sập.
NTL còn thổi Bác thành nhà tiên
tri. Không hiểu Bác có tiên tri ra một đất nước băng hoại như hiện nay?
(1)
Lần đó, đi cùng với ông bạn
thân. Ông này sau đi với Gấu, xuống Ba Xuyên đưa xác thằng em Gấu về
Sài Gòn.
Lượt về Gấu đi máy bay C.130 cùng cái xác thằng em, trong chiếc quan
tài, ngoài
gỗ, trong kẽm. Cũng nhờ tài xoay sở của một ông cố vấn Mẽo tại phi
trường Sóc
Trăng. Thằng em, sĩ quan Thủ Đức, ra trường biệt phái đơn vị địa phương
quân lo
an ninh phi trường. Ông bạn, nhà giáo bị động viên, đi xe đò trở về Cần
Thơ,
nhiệm sở của ông lúc đó. Xe của ông thứ nhì. Xe thứ nhất xơi nguyên một
trái
mìn VC. Gấu có kể qua truyện này một hai lần rồi. Nó làm Gấu nhớ tới
câu chuyện
Bóng Người Trong Sương Mù của Khái Hưng. Hồi nhỏ, đọc truyện này,
Gấu hơi
bị ấn tượng [thuổng cách nói của VC], nhưng hóa ra rằng thì là, ông
thuổng
truyện ngoại quốc. Của tay Langelaan, tác giả một truyện ngắn được coi
là kinh
dị số một của thế kỷ, Con
Ruồi , đã từng được dịch
đăng trên tờ Bách
Khoa, Sài Gòn, trước 1975.
Gấu tin rằng thì là, thằng em trai của Gấu, đã xúi ông bạn đừng đi
chuyến xe
đầu.
Cũng như Gấu đã từng mường tượng ra cái chết của thằng em, ngay từ khi
nó bị
gọi đi Thủ Đức.
Đúng ra, ngay từ khi Gấu chết hụt ở nhà hàng Mỹ Cảnh.
Như thể, Thần Chết, bắt hụt thằng này, thì tóm thằng kia.
Chính vì vậy mà ông bạn HPA không làm sao đọc ra "cái tầng hầm", của
đoạn văn sau đây, bởi thế, ông mới chửi, sao lại có một thằng mê gái
thê thảm
đến trở thành lố bịch, như mày, hử Gấu?
Gấu
cũng đã từng bị lừa, như
NTL.
Với NTL, thì ông giả đò bị
lừa, còn Gấu, bị lừa thực tình, khi đinh ninh Sến cô nương là tác giả
Thiên Sứ.
Hoá ra truyện phóng tác.
Phóng tác, nhìn một cách nào
đó, thì cũng là một hình thức đạo văn, nếu cố tình không cho biết
nguyên tác.
Giấc ngủ mười năm có thể
khiến ta liên tưởng đến chuyện Từ Thức, nhưng tôi muốn so sánh nó với
Rip Van
Winkle của văn hào Mỹ Washington Irving.
NTL
Chắc
chắn là Bác thuổng Irving,
vì Bác mê Mẽo
lắm, như PXA.
Bác đã từng thuổng Mẽo, để viết
bản tuyên ngôn độc lập, không nhớ sao?
Trong số những người làm sống
lại nhân vật Rip Van Winkle này, có Koestler.
Trong Bóng đêm giữa ban ngày,
có anh tù tên là Rip Van Winkle, suốt ngày lảm nhảm câu “Vùng lên, hỡi
những nô
lệ ở trên thế gian này”, nhưng do bị công an nện nặng quá, bị mát cái
đầu, thay
vì “Vùng lên…”, thì là, “Tùng lên…” (1)
Gấu nghi, tay NTL này cũng
đang ‘giả đò’ là một Rip!
Hay "thực sự" là?
*
(1)
….
Chiến tranh ngăn chặn quá khứ
một quê hương phải rời bỏ, ngăn chặn tương lai, và cùng với nó, tất cả
những
ước mơ khiến chúng tôi nhìn rõ nỗi thất vọng của nhau, cùng cách thức
mà từng đứa
lựa chọn để biểu lộ nỗi phiền muộn của mình… Lãng tìm cách tự cứu, tập
Yoga, ăn
cơm gạo lức muối mè, xa lánh bạn bè, những bức thư của anh thường tận
cùng bằng
câu, "Bao giờ thì hoà bường?" Không bao giờ anh dùng từ "hoà bình",
như sợ hãi, ghê tởm… hoà bường, hoà bường, trong trí tưởng tượng của
tôi, người
bạn những năm trung học trở thành Rip Van Winkle, nhân vật của
Koestler, gã tù
nhân khốn khổ suốt ngày lảm nhảm khẩu hiệu ghê gớm nhất thời đại,
"Bebout
les Damnés de la terre!"; "bebout" thay vì "debout",
"Vùng lên hỡi những kẻ trầm luân…" biến thành "Tùng lên, tùng
lên…". Còn Vưu đọc đi đọc lại một cuốn sách cũ nát bấy, khi tôi hỏi tìm
gì, anh trả lời, "Les pages érotiques" (Những trang khiêu dâm). Tường
tự tạo cho mình những cơn khoái lạc, tưởng tượng trên thế gian không
còn đàn
bà… Chúng tôi không chết vì đã chót sinh ra, đã chót già, nhưng chết vì
cuộc
chiến không phải do chúng tôi gây nên, và không phải chúng tôi muốn
tiếp tục,
"Tôi năm nay hai mươi tuổi và không cho phép bất cứ một ai được nói, đó
là
tuổi đẹp nhất trong đời một người"....
Những ngày ở Sài Gòn
*
NTL là một trong những tay phán
nhảm nhất, về đủ thứ trên đời, chỉ vì anh nghĩ là anh có cái khiên
chống đỡ những
lời chỉ trích, là cái mảnh bằng to tổ bố của anh, những gì gì “khoa
cuốc
tế, đại học cuốc da’, thí dụ!
GNV, lần về Hà Nội có gặp. Ở ngoài đời
thấy có vẻ cũng được, tuy hơi nổ!
Có lần anh viết về bạn anh là nhà
phê bình
lớn NTS, nhảm quá, Gấu nực, bèn đi một đường sửa sai.
Được cái,
không giận,
còn gửi mail, cám ơn, và chúc tết.
NTL
giống hệt một tay ở hải
ngoại, nhưng tay này thì không có cái tính không giận như NTL.
Độc hơn nhiều!
Cũng dựa vào mảnh
bằng tiến sĩ gì gì đó, phán tứ lung tung loạn cào cào.
Có một cái blog, và có một bầy
đệ tử.
Đọc,
có cảm giác, một thứ Mộ Dung Phục, sau khi thất bại giấc mộng hưng
quốc, phục
quốc, bèn thành lập vương quốc ảo, với một bầy con nít, mỗi lần vua
phán
là bầy tôi hoan hô, xong, ngửa tay xin kẹo!
Làm gì
có thứ văn hóa quyền lực
ở Foucault!
Suốt
đời Foucault băn khoăn
nhiều chuyện, trong có chuyện discours & pouvoir.
Discours: Bản văn viết/văn nói.
Không phải văn hóa, culture.
Theo
ông, bất
cứ một
thứ "đít cua", cho dù hiền hoà cỡ mấy, thì đều ẩn tàng quyền lực,
ít, hoặc nhiều.
Nói, ta
bắt ngươi phải nói,
Nghe ta bắt ngươi phải nghe,
như Blanchot phán.
Gấu
này, trong bài viết từ đời xửa đời xưa, về ‘ông
anh của ông ta’ ["anh thì anh"], là Võ Phiến, đã lèm bèm về chuyện này
một lần,
nhân phải phân biệt hai cõi văn, một, Miền Bắc, một Miền Nam, trong
thời chiến tranh, và một nữ văn sĩ ra đi từ Miền Bắc khen nức nở, chú
phân
tích đúng
quá!
Tiện
đây, post lại
*
Khi đọc Alain, Võ Phiến không
nhìn ra một Weil ở phía sau. Do đó, ông không đọc được Đỗ Long Vân, một
người
cũng say mê Alain. Cuộc sống ẩn dật, từ chối mọi đặc quyền của Đỗ Long
Vân
(suốt đời sống ẩn dật, khi bị bắt đi trình diện nhập ngũ đã không trưng
bằng cấp,
giấy tờ chứng minh giáo sư đại học, bằng lòng làm binh nhì...) có thể
bị coi là
không bình thường, nhưng chưa trầm trọng như Weil: ngay cả người thân
của bà,
André Weil, cũng kết luận, tính khí của bà vượt quá mức bình thường.
Còn tướng
de Gaulle nói thẳng thừng: người đàn bà này khùng.
Đỗ Long Vân, theo tôi, không
chọn con đường tự huỷ, có lẽ vì đã đọc, rất mê, và đã từng viết về Kim
Dung, và
đã nhận ra, chỉ ở trong thế rỗng ruột (hư trúc), mới giải được ván cờ
ma quái.
Hư Trúc (nhân vật trong chuyện chưởng của Kim Dung) khi đi nước cờ,
không hề
nghĩ chuyện thua thắng: đấy mới là vấn đề. Võ Phiến khi đọc Zweig,
không thấy
Dostoevsky, không nhận ra sự thiếu sót của phân tâm học, muốn đơn giản
con
người như một sinh vật bị bịnh. Theo như tôi được biết Võ Phiến không
chịu được
những trào lưu "thái quá", không phải chỉ về tư tưởng, mà cả ở trong
ngôn ngữ. Có vẻ như ông không chịu nổi thơ dịch. Không chịu nổi Thanh
Tâm
Tuyền.
Võ Phiến rời Việt Nam ngay
1975, ông không có "cơ hội" ở lại chịu chung với cả miền Nam những
cay đắng khổ nhục sau đó. Ở lại là chết, nhưng do bỏ đi "sớm", ông
không cảm nhận được nỗi vinh quang và nhục nhằn của kẻ ở lại: một cách
nào đó,
ông không cảm nhận sự thực, về "thất bại trong chiến thắng", đối với
những người Cộng Sản, và do đó ông không "trực giác" cơ hội thống
nhất đất nước, không phải theo kiểu chiếm đoạt Miền Nam: chỉ ở trong
nhục nhã
cay đắng của Miền Nam thất trận, chúng ta mới có thể hiểu những năm
tháng ghê
rợn cả một miền đất sống dưới tai trời ách nước là chủ nghĩa Cộng Sản;
và ôm
lấy những đồng bào ruột thịt Miền Bắc.
Đây là một tất
yếu lịch sử.
Những chuyện Bắc Tiến, giải phóng Miền Bắc, những ngày 1954 chỉ để nói
cho vui,
để lên tinh thần... tại sao vậy? Bởi vì nếu coi ngôn ngữ mới là căn
phần của
con người, văn chương Miền Nam không hề mang chất đế quốc, không hề
nhắm tới
quyền lực. Từ một văn chương như thế làm sao có thể đi xâm chiếm Miền
Bắc, cho
dù là để giải phóng?
Văn Học Tổng Quan của Võ
Phiến, đoạn nói về nhà văn Miền Bắc thoắt chốc vào Nam ra Bắc, dưới
những bút
hiệu khác nhau, rồi giả dụ Miền Nam cũng làm như vậy, là quá tếu và
không hiểu
cả hai miền, còn hạ giá (hay quá đề cao?) nhà văn Miền Nam. Bởi vì, văn
chương
Miền Nam, bản chất của nó, không mắc mớ gì đến tinh thần chiếm đoạt,
tranh ăn
thua, còn Miền Bắc, vẫn nằm trong dạng khai hoá, vẫn tự coi như là
quyền năng
chính thống, theo kiểu, cần dậy cho mày một bài học, và phải trả bằng
xương
máu, bằng đất đai: Đấy là ý nghĩa của nhiệm vụ khai hoá!
Một
cách nào
đó, nếu
chúng ta nhìn ra tương quan dây mơ dễ má, giữa Cách Mạng Pháp, và chủ
nghĩa
Cộng Sản, cùng lúc chúng ta nhận ra tính thực dân của văn học hiện thực
xã hội
chủ nghĩa: đây vẫn là một thứ văn chương quyền lực. Nhìn theo cách thế
đó,
chúng ta còn nhận ra tính giai đoạn của dòng văn chương phản kháng ở
trong
nước. Nó phải qua đi, để lộ ra con người với ngôn ngữ, những lời nói
lành lặn
của nó...
"Tại sao ta không thể
yêu, những gì chúng yêu, nếu chúng chiếm được cuộc đời, ta đành chọn hư
vô", mê cung dành cho nhân vật trong Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền là
vậy.
Đừng nhìn thơ tự do, dòng văn chương Sáng Tạo, Văn Chương Kinh Nghiệm
Hư Vô
(Huỳnh Phan Anh), như là một "cái đuôi" của dòng văn chương hiện sinh
Pháp. Chúng là những con chim báo bão, cho một hư vô huỷ diệt, của
những trại
tù sắp tới... Khi bị những nhà phê bình Miền Bắc "tra hỏi" (Trong khi
họ xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa, những nhân vật tôi mọi nô lệ này
đi
đâu?) tác giả Bếp Lửa đã "nhẹ nhàng" yêu cầu, hãy đặt những câu hỏi
đó ra cho chính các ông. Nên nhớ, những nhà văn Miền Nam, những tác
phẩm
"chống Cộng" của họ chỉ có, khi "bị đòn": Giải khăn sô cho
Huế, Địa Ngục Có Thực, Mùa Hè Đỏ Lửa, Vòng Đai Xanh... Ngay cả Võ Phiến
cũng
vậy; sợ Cộng Sản, sợ mất Miền Nam quá ông mới la làng, còn nhẩn nha
được là ông
lại nghiên cứu chiều sâu con người, dò tìm cội rễ của một bài chòi!
Chúng ta đã lầm một cách thê
thảm, Mac Namara nói vậy, không đúng mà cũng không sai: người lính Việt
Nam
Cộng Hòa không thua trên chiến trường, mà thua vì tính người: họ chưa
bao giờ
coi người lính Miền Bắc là kẻ thù tuyệt đối. Họ không hề được trang bị
bằng một
thứ văn chương quyền lực.
Nhìn theo cách đó, chúng ta
mới thấm được những dòng thơ "thiền", giọng điệu cảm khái, tráng sĩ
"biên đình" của những Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên... hay những lời ca
"đồn anh đóng bên rừng mai, nếu mai nở làm sao biết mùa xuân đã về".
Đánh giặc, súng nổ ầm ầm, thần chết hỏi thăm từng giây, từng phút, bất
cứ lúc
nào, nhưng cứ hở ra được một chút là lại "thiền"! Vinh danh người
lính Việt Nam Cộng Hòa là đúng, chẳng có gì chuế cả, nhưng cố vực họ
dậy, giữa
vòng dây oan nghiệt của lịch sử là bi thảm hoá một huyền thoại, là tự
hài lòng
với nỗi bi thảm: nạn nhân của phi nhân.
Thua trận, nhục nhã thật, nhưng
thà
rằng thua, mà vẫn giữ được "con người"! Làm người lính thiền, chắc
chắn là hơn làm đao phủ thiền!
Thi sĩ không bao giờ là nạn nhân (J.
Brodsky).
Mỗi người lính, như Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên, Khoa Hữu, Cao Thoại
Châu, Luân
Hoán... là một nhà thơ, người lính bảo vệ ngôn ngữ, và trong khi bảo vệ
ngôn
ngữ, chống lại những điều dối trá, phi nhân, họ bảo vệ con người.
Nhà
văn một
kẻ sống sót, là vậy.
VP: Nhà văn BD
Có lần,
Foucault giải thích
cho một sinh viên:
Quyền lực không phải là cái
nghĩa [le sens] của bản văn/nói. Bản văn/nói là một chuỗi những phần tử
thao tác
ở bên trong một cơ chế tổng quát của quyền lực, le discours est une
série d’éléments
qui opèrent à l’intérieur du mécanisme général du pouvoir. Hậu quả là,
phải coi
bản văn/nói như là một chuỗi những biến động, như những biến
động chính
trị, và qua chúng, quyền lực được chuyên chở và hướng về [véhiculé et
orienté].
TV sẽ đi vài đường giới thiệu
Foucault, nếu rảnh!
Điều
Foucault lèm bèm về liên
hệ giữa bản văn và quyền lực, Mít nói ra, một cách thật là giản dị, qua
câu chuyện
cái lưỡi.
Một bữa ông chủ ra lệnh cho đầy tớ mổ lợn,
và phán, mang về cho tao cái ngon nhất.
Ông hầu đem về cái lưỡi.
Lần sau, ra lệnh, cái khốn
nạn nhất.
Ông hầu đem về lại cái lưỡi!
Luỡi
không xương, nhiều đường
lắt léo, là vậy!
Hà, hà!
Thành
thử làm gì có thứ văn hóa
‘là’ quyền lực, văn hóa [là] chiến tranh, mà có thứ văn hóa phục vụ
chiến tranh, văn
hóa xúi người ta đi giết người.
Karl
Marlantes, cựu binh Mẽo,
đã bỏ ra 30 năm để viết tác phẩm đầu tay về cuộc chiến mà anh trải
qua tại
Việt Nam.
Matterborn,
dầy 650 trang, nhà xb Grove/Atlantis, 2010.
Nó đã bị hơn một nhà xb vứt vô
thùng rác.
GNV
không mê truyện viết về chiến
tranh. Chẳng cần chuông gọi hồn ai, mà cũng dư biết kẻng gọi hồn Gấu đó.
Kẻng tù
VC, và cái kỷ niệm tuyệt
cú mèo, lần phê thuốc lào tại nông trường Phạm Văn Cội Củ Chi, ngay sau
Phỏng Dái. (1)
Nhưng, nhân tiện VC đốt pháo
hoa mừng ngày 30 Tháng Tư, TV sẽ giới thiệu bài viết về cuốn trên, trên
tờ Poets
& Writers May/June 2010. Thử coi, có hách hơn của bạn văn VC
của
GNV, Bảo
Linh, với cuốn Lỗi Buồn Chiến Tranh!
Trời ở nơi nào ta ở đây…
Nguyễn Ngọc Tư
"Wherever I am, Germany
is"
Thomas Mann
Gấu ở đâu Mít ở đó!
And I step ashore in a fine
rain
To a city so changed
By five years of war
I scarcely recognize
The places I grew up in,
The faces that try to
explain.
But the hills are still the
same
Grey-blue above Belfast.
Perhaps if I'd stayed behind
And lived it bomb by bomb
I might have grown up at last
And learnt what is meant by
home.
Derek Mahon
Giận dữ lưu vong
Và tôi bước xuống bến tầu Xề
Gòn
Dưới cơn mưa Xề Gòn thật mịn
màng
Về với thành phố quá đỗi đổi
thay
30 năm nội chiến từng ngày
Tôi không làm sao nhận ra
Những nơi chốn mà tôi đã từng
lớn lên
Những khuôn mặt cố giải thích
Nhưng bến tầu thì vẫn bến tầu
Những ống khói tầu thì vẫn
mệt lả
Nơi tôi ném mẩu thuốc cuối
cùng xuống dòng sông thì cũng vưỡn còn
Tôi ra đi nơi này vưỡn thế!
Có lẽ nếu tôi đừng đi, và cứ
lì ở lại
Và sống với Xề Gòn từng trận
hỏa tiễn VC réo ngang đầu
Từng trận B52 rải thảm quanh
thành phố
Sau cùng tôi sẽ trưởng thành
Và biết ‘nhà’
nghĩa là cái quái gì
INTERESTING TIMES
POWER
OF THE PEN
by George Packer
What a journalist in Burma
could
teach Politico.
Quyền năng của cây viết
Một ký
giả ở Miến Điện có thể
dậy Bộ Chính Trị điều gì
Nay
Phone Latt
Imprisoned voice of a
generation
BY SALMAN RUSHDIE
THERE
ARE TWO PHOTOS OF Nay
Phone Latt that I love. In the first one, he's in a vacant lot flying a
kite.
In the other, he's standing in front of a wall-size King Kong vs.
Godzilla
poster, Godzilla lunging for his right ear.
Looking at these, it takes no
great leap to guess what he is: a poet and blogger. And since he lives
in Burma,
you can
guess what else he is: a prisoner.
The recipient of this year's
PEN/Barbara Goldsmith Freedom to Write Award, Nay Phone Latt, 29, is
the voice of
a generation of Burmese who are finding ways around an aging regime's
desperate
censorship. When the junta there cracked down on Buddhist-monk-led
demonstrations
in 2007 and restricted press coverage, Nay Phone Latt's blog was a
go-to source
for international journalists. For this, he was arrested and is serving
12
years.
As Burma
charts its future in this
crucial year, what it really needs is kite flyers who stand up to
giants. Will
the generals let him go free?
RUSHDIE is a novelist
*
Malalai
Joya
Fighting oppression in Afghanistan
BY AYAAN HIRSI ALI
TO BE A
WOMAN GROWING UP IN
AFGHANISTAN UNDER THE Taliban and to survive is in itself a major feat.
To be
so lucky as to become literate in a place where girls are shrouded and
denied
even fresh air is close to a miracle. To start underground schools and
educate
girls under the noses of turbaned, self-appointed defenders of virtue
and
forbidders of vice is truly extraordinary.
But to get a seat in
parliament and refuse to be silent in the face of the Taliban and
warlord
zealots shows true fiber. When Malalai Joya did this, her opponents
responded
in the usual way: expulsion from parliament, warnings, intimidation and
attempts to cut her life short. She has survived all of it.
Malalai, 31, is a leader. I
hope in time she comes to see the U.S. and NATO forces in her
country
as her allies. She must use her notoriety, her demonstrated wit and her
resilience to get the troops on her side instead of out of her country.
The
road to freedom is long and arduous and needs every hand.
HIRSI ALI, author of Infidel, has a book, Nomad,
out this month
Time,
May 10, 2010. 100 nhân
vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
TV giới thiệu 2, thay cho 2
Mít.
Tùy bạn chọn: Lê Thị
Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định…
Tribute to
Koestler
'I don't believe in
humanity, I
believe in the individual'
Tôi không tin vào nhân loại.
Tôi tin vào cá nhân.
Câu này tặng cá nhân Nguyễn Tiến Trung, Lê Công
Định, Lê Thị Công Nhân... nhân
Tết Canh Dần, cũng thấy ấm lòng.
CULTURE
BOOKS
Stars of the stalls
Booksellers on street corners
are a New York
institution. But which books are they most likely to be selling - and
why?
SIMON AKAM works it out
“Số 1” sách vỉa hè: Graham
Greene!
The Quartely from The Economist, Spring, 2010
Ui
chao, lại nhớ những
kiosques sách cũ; mua, bán, cho thuê những cuốn série noire… tại đường
Lê Lợi,
hay khu sách cũ Chợ Đũi, gần nhà ông bạn quí HPA...
Some say the world will end
in fire,
Some say in ice.
Robert Frost
Grace
Kelly 1954
In her
short
Hollywood career (five years, a mere 11 movies), Grace Kelly became the
archetype
of the Blonde Who Will Melt
Her ice sheen, most glittering in
Hitchcock's
"Rear Window" and "To Catch a Thief" (pictured), is not a
glacier but a glaze. The hint is in the hair itself - the dark roots
are the
clue that her cool protects a hidden warmth. She looks as if she's
humming
"One Day My Prince Will Come": come he did, and Grace became a
fairy-tale princess in a fairy tale kingdom The fairy tale ended in
horror, a
car tumbling over the edge of the most beautiful road in France.
"Some say the world will end in fire,” wrote the poet Robert Frost,
"Some say in ice." In Grace Kelly, the two met head-on.
Thú
thực Gấu không làm sao
tìm được trong tiếng Mít cái từ tương đương để vinh danh vẻ đẹp “ice
blonde”!
Này, đừng xúi dịch là ‘bạch
kim’!
Nabokov: Fiodor Dostoievski
[1821-1881]
Tư duy
biển
Kỷ
Niệm
Ta tha thứ cho mi, vì mi có
nhiều kẻ thù
quá!
Nhớ, hồi mới quen
BHD, về khoe nhặng với bạn C. trong Thất Hiền, bạn gật gù thông báo với
cả bọn,
Thánh nữ đó, mỗi lần Thánh nữ phán, là một Thánh ngôn đối với bạn Gấu
ta!
Còn bà cụ C thì lắc đầu, nhà đó không chịu nổi một thằng như mày đâu!
Ông anh bèn cãi lại, nó lấy con H. chứ đâu phải gia đình con H. Mày cứ
lấy nó
đi, đem nó ra khỏi cái gia đình đó, là đại phúc cho con H đấy!
Ui chao, đúng ra, ông phải nói, đại phúc cho thằng Gấu chứ!
Mày lấy nó đi.
Ôi sao đơn giản như thế mà Gấu không làm được!
Về già, nghĩ lại, mới thấm đòn,
tại sao ngày đó ngu thế. Vừa mới nghe em nói
bây giờ H hết lãng mạn rồi, là điên lên, may là chưa tát tai cho em một
cái,
đúng như DP, thằng bạn của thằng em trai đã tử trận, khi đọc đoạn chạy
theo em
ở nơi cổng trường Đại Học Khoa Học:
-Gặp tay em là em bạt tai cho vài cái rồi!
Sau này, nhớ lại Maugham, nhớ
ra cái mẹo của cô gái ở trong một truyện ngắn của
ông, khi tìm cách tống cổ ông Phó Vương ra khỏi nhà, thì mới vỡ ra
rằng, BHD cố
tình nói như vậy, để tống cổ Gấu ra khỏi gia đình của cô, tránh cho Gấu
cái
khổ, phải dạ dạ vâng vâng thưa Bố, với ông bố vợ Bắc Kít!
Một mình em gọi ông ta là Bố là quá đủ rồi!
*
Ta tha thứ cho mi, vì mi ngu quá, không hiểu lòng ta. Ta không muốn mi
phải gọi
cái ông bố của ta là bố, nên đành phải từ chối tình mi.
Mi vừa ngu, vừa kiêu ngạo, vừa bướng bỉnh, vừa quá yêu ta... Chỉ cần ta
giả đò
lắc đầu, là mi bỏ đi, ta biết trước như vậy...
Ui chao, sao mà khôn như thế, đúng là Gái Bắc Kít!
*
Trong Lục Mạch Thần Kiếm, A Châu có tài hóa trang thần kỳ, đóng giả vai
Kẻ Đại
Ác Đoàn Chính Thuần, chịu chết dưới Giáng Long Thập Bát Chưởng của
người yêu là
Kiều Phong, trong khi ngắc ngoải, nằm trong lòng Kiều Phong, nghe người
yêu
gặng hỏi, tại "nàm" sao mà nàng phải "nàm" như vậy, à, thôi
ta hiểu rồi, nàng sợ ta đánh chết Đoàn Chính Thuần, dòng họ Đoàn có Lục
Mạch
Thần Kiếm sẽ kiếm ta giết đi để trả thù…
A Châu mỉm cười mà đi, chàng hiểu em rồi, em chết là vì chàng, cho
chàng, chứ
không vì ai khác.
Bởi thế, mà, qua bên kia, BHD mới ngoái lại mà nói rằng, ta tha thứ cho
mi, vì
cái chuyện, mi không hiểu lòng ta, đâu phải ta không yêu thương mi, mà
vì ta
không muốn làm nhục mi, khi bắt mi gọi ông bố Bắc Kít của ta là bố!
*
Maugham có
mấy truyện thật xịn, nhưng suốt đời
đau, vì bị giới phê bình coi là nhà văn hạng nhì, đến khi chết, nhắn
lại với
hậu thế, cớ sao nhà văn hạng nhì như tớ mà có nhiều độc giả quá như
thế. Cuốn
Lưỡi Dao Cạo của ông mà chẳng bảnh sao. Ông còn một cái truyện Gấu rất
mê, Up
at the Villa, chuyện một em, khi còn là con nít, được một ông bạn của
bố nhắm,
lớn lên, mê một anh, lấy làm chồng, anh này tối ngày say xỉn, lại còn
máu mê cờ
bạc, sau chết vì thượng mã phong, đại khái như vậy, còn ông bạn của bố,
sắp
được phong chức Phó vương Ấn độ, nghe tin em rảnh rang [available], bèn
về Anh
cầu hôn. Em tính sáng hôm sau gật đầu, nhưng tối hôm đó đi ăn, để mắt
thương
hại tay nhạc sĩ vĩ cầm ốm đói, một anh sinh viên phải bỏ chạy quê hương
do
chống đối nhà nước, và khi về lại villa, thì gặp anh này lết tới đó,
bèn cho vô
nhà, cho ăn, cho làm tình, cho hưởng thú nhất dạ đế vương, và khi anh
sinh viên
hỏi, tại sao mà đối xử với anh ta quá tốt như thế, em ngu quá nói thật,
ấy là
vì tôi thương hại anh, muốn cho anh hưởng lạc thú mà suốt đời anh không
tin là
anh có thể được hưởng!
Tay
sinh
viên phát điên lên, chửi, sao lại có thứ đàn bà khốn kiếp như mi, mi
tưởng mi
là thứ gì, ta là thứ gì, và bèn rút súng ra, đòm chính anh ta một phát,
đi
luôn.
Người đẹp cuống lên, bèn phôn cho một tay quen, một lãng tử, anh này
tới, cho
cái xác vô hòm xe rồi kiếm chỗ vắng thẩy xuống biển, và dặn, nè, đừng
có kể cho
ông Phó Vương nghe đấy nhé.
Bữa sau, em lại ngu quá, kể hết, Phó Vương đau như hoạn, nhưng vẫn tỏ
ra là
người quân tử, vẫn ngỏ lời cầu hôn, nhưng tuyên bố, sẽ gặp Nữ Hoàng từ
chối
vinh dự Phó Vương, vì sợ sau này có người khui ra thì bỏ mẹ. Em chán
quá, bèn
lắc đầu, tưởng ông làm Phó Vương thì tôi mới lấy, chứ già khú đế đại
vương như
ông, tôi lấy để làm gì!
Tuyệt!
Sự thực, em chẳng ham gì chức vợ Phó Vương, nhưng, theo bạn, có cách
nào hay
hơn thế, để tống anh già ra khỏi nhà, đi một mạch qua Ấn làm Phó Vương?
Anh lãng tử biết trước, chuyện sẽ xẩy ra như vậy, và phán, người như
em, chỉ
hợp với anh thôi!
Lần đầu đọc truyện, Gấu cứ khen hoài, cô gái hay thiệt, nghĩ ra cái mưu
nói
"Không" với ông Phó Vương thật tuyệt, nhung sau ngộ ra, chính cái chết
của anh
sinh viên làm cô bớt ngu đi.
Nhưng cái
truyện ngắn của Maugham mắc mớ đến ông Hồ, là như thế này.
Nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn của M. mà Gấu quên tên, kể là, ông
có biết
một tay làm bồi bàn cho một nhà hàng nọ. Thế rồi bẵng đi một thời gian,
tình cờ
gặp lại, anh bồi bàn lúc này có vợ, và được giới thiệu là bá tước gì gì
đó.
Hỏi, còn nhớ tui không, ông bá tước lắc đầu.
Thế rồi, sau đó, một lần, gặp bà bá tước, không thấy ông chồng, hỏi
thăm, bả
nói, thằng khùng đó ngỏm rồi. Hỏi, ngỏm ra sao, bả nói, vì tôi lấy anh
ta, nên
anh ta được mọi người kêu là ngài bá tước, như ông chồng đã mất của
tôi. Thế
rồi anh ta cứ nghĩ mình là bá tước thiệt. Đi đứng, ăn nói như ngài bá
tước. Bữa
đó, cháy nhà, cả hai đã chạy ra thoát, kẹt con chó, anh ta quay vô cứu
con chó,
nói sao cũng không được, vì bậc bá tước, bậc vương giả phải xử sự như
vậy.
Cái lý do ông Hồ không thể nào làm con người bình thường được nữa thì
cũng y
chang. Cục đất thành thần rồi không thể nào trở lại làm cục đất được
nữa.
*
Chúng ta đều biết câu chuyện hai ông tượng, một gỗ, một đất, trời nổi
cơn lụt
lội, trôi lềnh bềnh trên mặt nước, tượng gỗ cám cảnh cho tượng đất, tôi
tuy
lềnh bềnh, nhưng vưỡn còn, ông chỉ tí nữa, là tan ra thành đất; ông kia
cười
phán, tớ là đất, thì lại về với đất, còn cậu mới cơ khổ, đang được con
người xì
xụp quì lạy, cúng bái, bây giờ như cục kít trôi sông; con người, cái
túi thịt
hôi thối, như Phật nói, một bữa thức giấc thấy mình biến thành thần, là
không
thể trở lại làm cái túi thịt hôi thối được nữa. Bảnh như Solzhenitsyn
kia mà
còn bị cái vinh quang đốt cho điêu đứng, như Steiner phán về ông:
Cùng với sự xuất hiện của "Một ngày", chỉ trong "một đêm",
Solzhenitsyn trở thành nổi tiếng. Ông tới gặp Anna Akhmatova, nhà thơ
vĩ đại
nhất khi đó hiện còn sống của nước Nga. Bà hỏi: "Liệu anh chịu được
lâu,
vinh quang?... Pasternak chịu, thua. Thật khó kéo dài vinh quang, nhất
là thứ
đến muộn." Một lời cảnh cáo nóng bỏng.
Đúng ra là Solzhenitsyn đã không bị nó đốt cháy: Ông vẫn sống như
trước, một ẩn
sĩ nhà quê, ăn món ăn nhà quê. Nhưng than ôi, ông mất đi, phần nào tính
bao
dung; dấn mình, như chưa khi nào dấn mình như thế, vào chức năng Thượng
Đế ban
cho, hoặc tự mình ban cho: tố cáo, lột trần Cái Ác. Hy sinh tất cả gia
đình,
bản thân... cho "cuộc điều tra mang tính lịch sử-văn chương": Quần
đảo Gulag.
"Nếu ông ta đừng quá bám chặt vào tư tưởng cố định, idée fixe, nếu ông
ta
cho phép mình, một chút nghỉ ngơi, cho dù vui chơi cho dù sầu muộn,
cũng được
đi, như Puskhin chẳng hạn...", Tây-phương không thể hiểu, nhưng những
bạn
tù đã cho ông sự hỗ trợ cần thiết, đã ban thưởng cho ông, còn giá trị
hơn cả
Nobel văn chương. Thật dễ dàng khi chỉ trích ông, về cách đối xử với vợ
con,
nhưng không ai có thể trách cứ ông, về chuyện một lòng một dạ với những
bạn
tù... Với hàng triệu tù gulag, một nhận định nhân vô thập toàn không
phải là
một lời an ủi, mà là một sự được phép, bởi vì, không một thói hư tật
xấu nào có
thể lấy đi sức mạnh "thép đã tôi thế đấy", ở con người này: một nhà
văn, một công dân.
Một linh hồn lưu vong
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, Bác Hồ, chính ông, đã từng thổi ông lên
thành vị
thần, tự đút cái ống đu đủ vào đít mình thổi mình, rằng thì là suốt đời
hy sinh
cho đất nước dân tộc đến không màng cái thân, đếch còn thì giờ nghĩ đến
vợ con,
[ui chao Gấu bỗng nhớ đến DTH, hiện đang ở Tây, cũng chẳng còn thì giờ
để sống
nữa, vì còn lo viết, lo đại sự, lo tóm cho được sự thực về một đỉnh cao
chói
lọi…], thế mà đùng một cái, thê nhi tử trọc, cục gạch gói trong tờ báo
chẳng
thấy đâu, giờ lòi ra cục gạch mềm mại ấm áp thơm như múi mít, thì ăn
nói làm
sao với nhân dân?
Cà mèng như Gấu, mà cũng có lúc phởn, tự thổi chính mình, tớ sinh ra
đời là để
tố cáo Cái Ác Bắc Kít. Thượng Đế ban cho tớ nhiệm vụ cao cả đó!
Ui chao, bất giác Gấu lại nhớ đến Trung Uý Kiệt VNCH ở trong Một
Chủ Nhật
Khác. Sau khi em Oanh về Sài Gòn, Kiệt rơi vào khủng hoảng, chạy ra
Bưu Điện
chơi cái điện tín, SOS. Rồi chạy ra. Rồi lại chạy dzô, lấy lại cái
điện. Em
cũng vô phương, tình vĩ đại cỡ nào thì cũng vô ích... Khi gặp lại Oanh,
kể cho Em
nghe, Em cảm động lắm, đi một đường nhẹ nhàng:
-Thầy coi thường Em quá.
Thầy vặc:
-Em là cái quái gì. Mình là cái quái gì! Đôi khi cũng phải coi mình như
là đống
kít, thì mới sống được!
*
Đọc DTH trả lời phỏng vấn
BBC, Gấu mới nhận ra bà nghĩ mình được trời giao cho một sứ mệnh, như
Jeanne
d’Arc, như Solz, những người “thấy trước” được những chuyện làm cho họ
khác với
người thường, dù sao người nhỏ làm việc nhỏ, người lớn làm việc lớn,
Việt Nam
có được người như bà là can trường lắm…. (1)
Nhưng
Solz,
đến cuối đời ngộ ra, ông trở về Nga, đúng như mình tiên đoán cho chính
mình, về
một ngày về vinh quang, nhưng bảnh hơn thế nữa, ông nhận giải thưởng
của Putin
ban cho ông, cho phép Putin tới nhà uống trà với ông! Thế mới ghê. Đa
số chửi
ông là phản bội lý tưởng, phản bội đủ thứ, nhưng không phải như vậy.
Mới đây,
trên TLS, một độc giả trả lời bài viết của một tay trên TLS, và giải ra
cái
chuyện tại sao ông nhận giải thưởng, thì Gấu mới hiểu ra, mấy tay Nhân
Văn nhận
giải thưởng của VC, là cũng như vậy. Chẳng có gì gọi là phản bội ở đây
hết.
Source
(1) Đoạn viết về DTH, đọc,
thấy
mâu thuẫn, đã sửa lại, như trên.
NQT
Vụ Án
|
|