*
















*

Trang TMT

Bây giờ là đầu tháng Tư. Người Việt nào ở hải ngoại cũng như đang lên cơn sốt, một cơn sốt lây lan ra từ bang nọ đến bang kia, từ quốc gia này sang quốc gia khác, không có thuốc chủng nào ngăn được.
Những cánh rừng


Xin hãy ủng hộ một NGÀY NÓI THẬT

Trong tư duy của người Việt Nam, ngày 1 tháng 4 là ngày mọi người được quyền nói dối.

Đâu phải ngày 1.4!
NQT


Chim thiêng hót lời mệnh bạc
L'oiseau sacré chante le destin tragique

Connu avec Pham Duy comme l'un des deux plus grands compositeurs du Vietnam actuel, Trinh Cong Son se veut avant tout poète et chante « les rêves en ruines de ses êtres ». Son œuvre raconte l'exil collectif de son peuple mais aussi l'éphémère de l'amour et de la beauté. Trinh Cong Son réussit pas à pas sa méditation sur la souffrance, ses textes construits autour d'un lieu de fractures né du passage des guerres offrent un fond de réinterprétations extrêmement riches du bouddhisme, du taoïsme. L'évidence esthétique du texte fait corps avec l'inexistence de l'être.
Được biết đến cùng với Phạm Duy như là một trong hai nhà soạn nhạc lớn lao nhất của Việt Nam hiện nay, Trịnh Công Sơn tự muốn mình, trước hết, như là một nhà thơ và hát "những giấc mơ điêu tàn của đồng loại". Tác phẩm của ông kể cuộc lưu vong tập thể của dân tộc ông, và về sự phù du của tình yêu và cái đẹp. Từng bước, Trịnh Công Sơn hoàn tất cơn trầm tư của mình về sự khổ đau, những bài ca của ông xoay quanh một nơi chốn tang thương đổ nát do chiến tranh cầy đi cầy lại, và chúng tạo nên một cái nền của những tái diễn giải cực kỳ giầu có, tư tưởng Phật giáo và Đạo giáo. Cái đẹp hiển nhiên của bài ca làm bật ra nỗi vô thường của kiếp người.
Le Huu Khoa: Mảng lưu vong [La Part d'Exil]
*

Hãy hát tình ca của ông, theo nghĩa mà Brodsky định nghĩa:
Nếu có gì có thể thay thế cho tình yêu, thì đó là hồi ức.

Tình ca của TCS, là hồi ức, là tưởng nhớ, là kinh cầu cho một miền nam hòa bình đã mất.
“Cái từ giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng và nỗi đau làm người là hai chữ: Tình Yêu.”
*
 Tôi thu tôi lại...

Hạt bụi nào...

He has turned into the life-giving ear of grain
Or into the gentlest rain of which he sang

Akhmatova
Người thi sĩ ấy biến thành mầm sống
Thành hạt mưa dịu dàng nhất mà chàng hát về nó

D.M. Thomas trích dẫn, cho chương Death of a Poet, [trong Solzhenitsyn: Thế kỷ ở trong ta], nói về cái chết của Pasternak.


Net vs Dân chủ

*

« Wikipédia, où est ta démocratie? »

Pour beaucoup d'internautes, l'encyclopédie illustre un processus de démocratisation du savoir. Mais la part d'illusion est grande.
« Si vous regardez aujourd’hui les citations fournies dans l’article sur Defoe, c’est un méli-mélo invraisemblable. »



Thế giới con người trong Cát Bụi Chân Ai, lạ thay, là đảo ngược thế giới loài vật Tô Hoài mô tả, những ngày trước Mùa Thu. Những con vật của ông "người" hơn, so với những con người sau này (so với cách ông miêu tả con người sau này). Vẫn theo bài viết của Levi, từ tiếng nhạc dế có thể suy ra khí hậu của môi trường sống. Người ta còn nhận ra một điều: dưới những điều kiện thiên nhiên bình thường, dế đực và dế cái cùng một nhiệt độ, nhưng nếu thân nhiệt của dế đực (thí dụ vậy) tăng lên chỉ một hay hai độ, tiếng nhạc của nó tăng lên bán-cung, và bạn lòng của nó sẽ không trả lời: con cái không còn nhận ra dục tính ở con đực. Môi trường thay đổi chút xíu, thế là có một "thảm họa", một bất toàn, một khiếm khuyết, một bất xứng đôi, nẩy sinh: phải chăng chúng ta có một mầm (germ) tiểu thuyết ở đây? Levi tự hỏi.
Nguyễn Tuân buông một câu: Không hiểu sao, tôi cứ loay hoay tìm cách giải thích "vấn nạn này", và đành phải mượn Levi, mượn Kim Dung. Bằng một cách nào đó, Nguyễn Tuân đã giữ thân nhiệt của mình không bị môi trường Mùa Thu làm thay đổi. Và nếu ông nghĩ đến Két, thực ra là (còn) nghĩ đến bạn mình. Ở đây, ta lại thấy vị thiền sư xén tóc, và anh chàng võ sĩ dế mèn hăm hở với giấc mơ trừ hết ác ôn tề nguỵ. Và cái câu "Cứ đến ngồi đây..." đâu có khác gì hành động của vị sư già chuyên việc quét dọn Tàng Kinh Các, khi thấy hai ông sư giả cầy Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn xào xáo lung tung kinh kệ tìm cho đủ 72 tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm, đã cố nhét những kinh Phật xen vô, để hy vọng cải hóa...

Một chuyến đi

Đoạn trên, trích từ một bài tạp ghi cũ, trên tờ Văn Học, khi GNV còn là một anh làm công cho ông chủ NMG! Đó là bài bye bye cái chức làm công, cái mục tạp ghi do Gấu phụ trách, nhưng đúng ra, là một viết tạm biệt hai ông bạn nhà văn mà Gấu rất quí trọng, của băng đảng Văn Học, là Trúc Chi và Tạ Chí Đại Trường.
Phải đến mãi sau này, khi đọc Grass, nhất là sau cái cú ông thú nhận đã từng tình nguyện tham gia “thành đoàn Nazi”, đọc Sebald, đọc… rồi tới khi đọc Ba Người Khác, thì Gấu mới nhìn ra, một cách đọc khác, Tô Hoài.
Chẳng khác gì Grass và đồng bọn, ông tự nhận, ông có ‘ăn có’ trong cái ác làm nên Lò Cải Tạo, từ cái thuở cải cách ruộng đất, tạm tính từ thời điểm đó.
Rồi tới khi đọc Chuyện Kể Năm 2000, thì Gấu lại thấy ra một cái mặt khác của Cái Ác Bắc Kít. Nhất là khi đọc những lời sám hối của tác giả của nó, khi bị nhà nước cho đi tù, nhờ đó viết được Chuyện Kể Năm 2000: Nếu không có cái chính sách “pha lê hóa” đó, thì làm sao lấy được Miền Nam? (1)
Ngay trong bài tạp ghi trên, GNV đã băn khoăn về cái chuyện làm sao Nguyễn Tuân thoát được Cái Ác Bắc Kít, làm thế nào ông giữ được sự điều hòa của thân nhiệt.

Một số vấn nạn, nhân bài viết Việt Nam một xã hội bị lưu manh hóa của LDD:
Tại làm sao mà xã hội Việt Nam lại bị lưu manh hóa đến mức ghê rợn như thế?
Tại VC ư?
Tất nhiên rồi. Tuy nhiên, ngay cả khi khẳng định thì vẫn còn tra hỏi:
Tại sao VC, ngày nào tốt như thế, đến nhân loại nằm ngủ, mơ, chỉ mong sáng thấy mình biến thành VC, mà bây giờ tệ như thế?
NQT

(1)
Tôi viết về những người cam chịu lịch sử

Đây là thứ lịch sử "của đám đông" mà Cao Hành Kiện rất tởm.
*
Cái vụ đạo đức băng hoại mà cái diễn đàn blog gì gì đó đang bàn tới, và đang cố tìm ra nguyên nhân của nó, làm Gấu nhớ tới cái vụ nhà văn Phi châu da đen Chinua Achebe chửi Conrad là một tên thực dân khốn kiếp, một tên phân biệt sắc tộc [racist], do cái cách mà ông ta mô tả người Phi Châu: như những con vật!
Mấy đấng Yankee mũi tẹt hải ngoại, khi viết về chuyện băng hoại đạo đức ở trong nước, cứ làm như đang mô tả về một xứ sở đếch có mấy đấng đó ở trong đó.
Cái đó cũng làm Gấu tởm!
Sao ghét talawas
*

Ha Jin khởi sự nghề văn [viết một cách nghiêm túc] sau cú Thiên An Môn, 1989, mà ông gọi là sự bắt đầu cuộc đời của ông như là một nhà văn, ‘nguồn của mọi nhiễu nhương’ [‘source of all the trouble’]. Tác phẩm đầu tay bằng tiếng Anh của ông là một bài thơ, “The Dead Soldier’s Talk”, cuộc nói của người lính chết, cho một xưởng thơ, poetry workshop, ở Brandeis. Ông thầy, thi sĩ Frank Bidart, đưa bài thơ cho Jonathan Galassi, lúc đó là tay chủ biên thơ của tờ The Paris Review. Ông này vồ ngay lấy, in liền tút suỵt! Với sự hối thúc của Bidart, Jin xin gia nhập chương trình MFA, học viết giả tưởng, của Đại học Boston. Tốt nghiệp, đi dậy ở Emory University ở Atlanta, vừa dậy học vừa viết truyện ngắn, tiểu thuyết, được mấy cái giải thưởng, PEN/Faulkner Award, the Flannery O’Connor Award dành cho truyện ngắn, một cái Guggenheim fellowship, và The National Book Award.

Vào cái thời ông sống dưới chế độ CS, ông có cảm thấy ngột ngạt không?
Không. Tôi cũng bị tẩy não vậy.
Làm thế nào mà trở thành không còn bị tẩy não?
[How did you become un-brainwashed?]
Đó là một tiến trình dài. Thoạt đầu, tôi không thể tưởng tượng thế giới quá biên giới TQ: như hầu hết những người TQ trẻ, tôi trở thành rất ái quốc và tin tưởng ở cái phải, cái đúng của cách mạng và của đảng. Nhưng, trong khi tôi theo học tại Đại học Shandong, tôi bắt đầu đọc một lố văn học Mỹ từ nguyên tác, và dần dần nhận ra có rất nhiều đường hướng giao tiếp, thông cảm, và có những dân tộc sống khác hẳn [người TQ]. Và, viết bằng một ngôn ngữ khác thay đổi tôi.
Tại sao những cuốn sách của ông lại bị biếm [banned]?
Tôi viết về những đề tài cấm kỵ: Tibet, Cuộc Chiến Korean, Cách Mạng Văn Hóa, cú Thiên An Môn. Sau cú TAM, tôi trở thành một gã lớn họng, a outspoken…. Tôi chẳng hề muốn dính đến chính trị, nhưng những nhân vật của tôi chạy trời không khỏi nắng [my characters exist in the fabric of politics]. Nói vậy để thấy rằng, thật vô phương tránh né chính trị, nhất là ở TQ.
*
Sự thực mà nói, Gấu chưa hề đọc được bất cứ một nhà văn Mít, Bắc Kít, trong nước cũng như hải ngoại, dám nhìn lại chính họ, như những Đại Hán, thí dụ, Ha Jin, Ma Jian…  và nhất là Cao Hành Kiện.
Có lần Gấu đành phải phán thật khốn nạn, miệng họ đều có mùi chiến lợi phẩm ["phẩn" cũng được!], thành thử không làm sao cất lên tiếng nói, hay viết ra như những đấng Đại Hán trên, là vậy!

*
Giấc mơ giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước là giấc mơ tuyệt vời nhất của Miền Bắc, và nó càng thêm tuyệt vời khi rong ruổi với giấc mơ Mác Xít về một con người hoàn toàn, l’homme total, con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nằm dưới đáy sâu lịch sử của một miền đất, nằm nơi đáy sâu của bất cứ một con người Miền Bắc, vừa đẻ ra là đã có rồi, kể từ khi có Đàng Trong, còn là con thú săn mồi sống mà nhân loại có từ thời ăn lông ở lỗ, và cùng với con thú đó, là cơn đói khát, ao ước được thoả mãn, thành thử rong ruổi với cái tốt, còn là cái xấu, cái đại ác của một miền đất, quá cằn cỗi vì thiên nhiên khắc nghiệt ảnh hưởng tới lòng người hà khắc, chai đá.

Tới thời điểm 30 Tháng Tư, thì cái tốt mất hết, chỉ còn cái xấu, con thú xổ chuồng, khi đẩy được Miền Nam vào thế bại trận, biến cả một miền đất thành chiến lợi phẩm. Đó là sự thực về cuộc chiến, theo Gấu.

Câu nói của DVM, chúng tôi chờ mấy ông để bàn giao, và hành động trước đó, đuổi Mỹ ra khỏi Miền Nam trong vòng 24 tiếng, bắt VNCH bỏ súng, nói lên tấm lòng của người Miền Nam, nhưng câu nói của Bùi Tín, cũng nói lên "tấm lòng" của người Miền Bắc. Sự thực của cuộc chiến, chỉ cần hai câu nói, là quá đầy đủ!

Gấu này tin rằng, ngay trong đám tinh anh của sĩ phu Bắc Hà cũng không nhận ra cái phần đẹp nhất của giấc mơ giải phóng Miền Nam của Yankee mũi tẹt, chính vì vậy mà DTH cho rằng, đây là cuộc chiến ngu xuẩn nhất của dân Mít.
Bạn phải nhìn ra cái phần đẹp nhất của nó, thì mới có thể tưởng niệm những liệt sĩ của Miền Bắc, như nữ thi sĩ Xuân Quí, như Đặng Thùy Trâm được. Và, ở bên kia thế giới, họ mới bớt đau lòng.
Giấc mơ đẹp biến thành hiện thực khủng khiếp, chính là do Cái Độc Cái Ác của một miền đất mà ra.
Chính Cái Độc, Cái Ác này đã đẩy họ vô chiến trường, như chính họ thú nhận trong nhật ký. Họ quá tởm nó, mà bỏ Đất Bắc, một phần.
Sở dĩ Lời Dối Trá được muôn người một một tin theo, ấy chính là vì nó hợp với giấc mơ của muôn người
Gấu đã mường tượng điều này, khi viết về bài thơ Điện Biên của Tố Hữu:
"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó" (3). Đằng sau những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất Điện Biên.
Như chúng ta đều biết, giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.

PXA, đến giờ chót, đi không được, là cũng vì giấc mơ thất bại đó, chắc hẳn?

Đỉnh Cao Chói Lọi

Sao ghét talawas

Cái sự bành trướng về phía Nam là số phần của giống dân quần tụ tại đồng bằng sông Hồng, lúc nào cũng nơm nớp hai hiểm họa, giặc Bắc và lũ lụt. An Nam nhất thốn thổ, mảnh đất sông Hồng nhỏ quá, người cứ đẻ mãi ra, đất thì chỉ có thế, ruộng thì càng ngày càng co lại vì bờ nhiều hơn ruộng, ruộng thì ngày càng cằn cỗi vì con đê sông Hồng chặn hết mọi phù sa mầu mỡ, nước sông ngày càng đục ngầu, mầu như mầu máu. Kể từ khi có Đàng Trong, là toàn thể cộng đồng Bắc Hà nhìn về nó, như là Miền Đất Hứa. Thành ra giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, hai miền chan hòa, là giấc mơ đẹp nhất của xứ Bắc Kít.
Nhưng không ai có thể ngờ được, nằm bên dưới giấc mơ đẹp nhất, là Cái Độc, Cái Ác của một miền đất.
Chỉ đến khi lấy được Miền Nam thì Cái Ác mới lộ diện.
Phải đầu hàng, không có bàn giao bàn giếc mẹ cái gì hết! Bố khỉ!
Mày phải đầu hàng, vì tao là kẻ chiến thắng, đất đai của mày, nhà của mày, vợ con của mày, của cải của mày, căn cước của mày… tất tất của tao, của chúng ông, tất tất đều chiến lợi phẩm. Hiểu chưa, chú gà tồ Big Minh!


Anger of Exile
"Wherever I am, Germany is"
Thomas Mann

Gấu ở đâu Mít ở đó!

And I step ashore in a fine rain
To a city so changed
By five years of war
I scarcely recognize
The places I grew up in,
The faces that try to explain.

But the hills are still the same
Grey-blue above Belfast.
Perhaps if I'd stayed behind
And lived it bomb by bomb
I might have grown up at last
And learnt what is meant by home.
Derek Mahon

Giận dữ lưu vong

Và tôi bước xuống bến tầu Xề Gòn
Dưới cơn mưa Xề Gòn thật mịn màng
Về với thành phố quá đỗi đổi thay
30 năm nội chiến từng ngày
Tôi không làm sao nhận ra
Những nơi chốn mà tôi đã từng lớn lên
Những khuôn mặt cố giải thích

Nhưng bến tầu thì vẫn bến tầu đó
Những ống khói tầu thì vẫn mệt lả
Nơi tôi ném mẩu thuốc xuống dòng sông thì cũng vưỡn còn
Tôi ra đi nơi này vưỡn thế!

Có lẽ nếu tôi đừng đi, và cứ lì ở lại đó
Và sống với Xề Gòn từng trận hoả tiễn VC réo ngang đầu
Từng trận B52 rải thảm quanh thành phố

Sau cùng tôi sẽ trưởng thành

Và hiểu ra được, nhà là cái quái gì!


 Romania

Herodotus once said that
Our ancestors, the Tracs
Might have become all-powerful
If each did not against the other fight.

But for them, there was never a desire for unity.
Gods in vain have told them to relent.
They have fought, and fight again.

We, descendants of their blood,
Have walked their roads for centuries.
But never, and nowhere
Have we found the healing flowers.

To argue is our way
as their cursed schemes remain.
We are wedded to the conflicts
That Herodotus knew well.

Alexandru Cetateanu
Asia Literary Review, Winter 2009

Ba Lan/Mít

Horodotus có lần nói
Tổ tiên chúng ta, giống Tracs
Đúng ra là đã hùng cường vô cùng
Nếu họ đừng người nọ choảng người kia

Đối với họ, chẳng có ước muốn thống nhất
Ông Trời năn nỉ họ đừng có đánh nhau nữa, cũng chẳng ăn thua gì
Họ cứ đánh nhau, đời này qua đời khác

Chúng ta là hậu duệ của họ
Chúng ta bước những con đường của họ hàng bao thế kỷ
Vậy mà chẳng bao giờ, chẳng ở đâu chúng ta tìm thấy những bông hoa chữa lành vết thương

Chỉ thấy những bông hoa ‘đường ra trận mùa này đẹp nắm’!  


nhớ. người
             năm thứ năm

giọt nắng. choàng nụ. hôn
rằng. đôi môi xuân. nở
ngày. heo may. mắc cở
lẩn. theo mây vu. vơ
rằng. kéo màn. khung cửa
ngập những. hạt phù du
gió. lộng mùa. con gái
xấn xổ. xuân. con trai
cây. hí mắt tìm. ai
mưa. phất phơ. lật ngửa
giữa lòng. cỏ mơ. màng
rằng người. đi xa. lắm
cũng là. vừa tàn. đông
chim du di. bay. ngược
người. thở. ra nụ. cười
vòng tròn. nối tròn. vòng
cô độc. hoàn cô độc
rằng. chỉ là. cuộc chơi
một. hai. ba. xuân. ngã

Đài Sử


Paul Celan và những người dịch ông
Paul Celan and his translators
J.M. Coetzee

Từ 1938 cho tới khi tự trầm vào năm 1970, Celan làm chừng 800 bài thơ bằng tiếng Đức; trước đó, là cả một khối, a body, bằng tiếng Romania. Sự công nhận tài năng của ông cũng sớm sủa, ngay từ 1952, khi xuất hiện Mohn und Gedachtis [tên tiếng Anh, Poppy and Memory], ông củng cố tiếng tăm của mình như là một trong những thi sĩ trẻ viết bằng tiếng Đức, với Sprachgitter (Speech Grille, 1959), và Die Nietmandsrose [The No-One’s Rose, 1963). Thêm hai tập xuất hiện khi ông còn sống, và, ba, sau khi ông mất. Mảng thơ muộn, lệch điệu - ngả qua tả phái-  đối với tầng lớp trí thức Đức sau 1968, cho nên không được hồ hởi đón nhận.
Về danh tiếng quốc tế của ông, cho tới 1963, thiên hạ dễ dàng tiếp cận thơ ông, Tuy nhiên mẻ thơ muộn thật khó đọc, có thể nói, tối tăm. Đám phê bình gọi thơ hũ nút, do cái phần biểu tượng bí hiểm và những qui chiếu mang tính riêng tư, cá nhân. Ông la bai bải: “Làm gì có cái chuyện hũ nút”. “Đọc! Tiếp tục đọc, cái hiểu tự nó mò tới” [“Read! Just keep reading, understanding comes of itself”]
Hũ nút đúng điệu thơ Celan, là bài thơ in sau khi ông mất, vô đề, tôi [Coetzee] trích dẫn ở đây theo bản dịch của John Felstiner:

You lie amid a great listening,
enbushed, enflaked.

Go the Spree, to the Havel,
go to the meathooks,
the red apple stakes
from Sweden -

Here comes the gift table,
it turns around an Eden -

The man became a sieve, the Frau
had to swim, the sow,
for herself, for no one, for everyone -

The Landwehr Canal won't make a murmur.
Nothing
           stops.

Ở cái mức thô thiển nhất của nó, bài thơ nói vcái gì vậy? Thật khó nói, cho tới khi có người may mắn vớ được tí thông tin, do chính Celan xì ra cho nhà phê bình Karl Liebknecht. Cái cô phải bơi đó, là Rosa Luxemburg. “Eden” là tên khu nhà xây trên khu đất hai nhà hoạt động bị bắn vào năm 1919, mấy cái móc treo thịt là ở Plotzensee, bờ sông Havel River, nơi mấy kẻ tự coi là những sát thủ tính làm thịt Hitler bị móc lên, vào năm 1944… Từ những thông tin như vậy, bài thơ ló dạng, như là một bình luận bi quan về sự tiếp tục sát nhân của cánh hữu ở Đức, và sự câm nín của người Đức về chuyện đó.
Bài thơ Rosa Luxemburg trở thành một locus classicus nho nhỏ, triết gia Hans-Georg Gadamer sử dụng nó để bảo vệ Celan, chống những cáo buộc thơ hũ nút; ông khẳng định, bất cứ một độc giả đầu óc cởi mở, chịu hấp thụ, chịu cảm nhận, receptive, thủ sẵn một nền tảng văn hóa Đức là có thể hiểu được điều quan trọng cần hiểu, trong thơ Celan, chẳng cần sự giúp đỡ nào khác, và, thông tin nền tảng, background information phải coi như là thứ cấp, second place, so với “điều bài thơ [tự thân] hiểu” (“what the poem [itself] knows).
Coeztee viết, lời phán của Gadamer can đảm, nhưng, thua, [Gadamer’s argument is a brave but losing one].


Paris Review 4


5 năm TTT ra đi

ONE DAY IN THIS EPOCH, THE MID-FIFTIES, OLGA IVINSKAYA received a phone call from her lover, Pasternak. His voice sounded shaken and he began to speak in a voice choked by tears. 'What's wrong?" she asked in alarm. "He's dead, he's dead, I say!" he groaned several times over.
He was speaking about Yuri Zhivago. The harrowing chapter in which he suffers a fatal heart attack on a tram (not far from where later a so Pasternak would die at his car wheel) was now finished; and soon the whole novel would be completed.
Art, he wrote, is always meditating upon death and thereby creating life.
D.M. Thomas: Solzhenitsyn

Một bữa, trong cái thời kỳ này, vào giữa thập niên 1950, OLGA IVINSKAYA nhận được cú điện thoại của người yêu là Pasternak. Giọng ông run rẩy, như sắp bật khóc.
-Chuyện gì thế anh?
Nàng hoảng hốt hỏi.
-Ông ta chết, ông ta chết rồi.
Nhà thơ muốn nói tới nhân vật của mình là Bác sĩ Zhivago. Chương sách viết về cái cú đau tim quật ngã ông trên chiếc xe điện (cũng không xa nơi sau này đứa con trai của Pasternak bị xe cán chết), vào lúc này, kể như xong.
Nghệ thuật, Pasternak viết, luôn là suy tư về cái chết để sáng tạo ra đời sống.
*
Sau này, nếu có ai còn nhớ cái đám Miền Nam bỏ chạy bợ đít VC, chắc chắn là sẽ qua hình ảnh của Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, bỏ chạy thoát cuộc chiến, nhưng lại mò về để chết lãng nhách vì bị lầm là Cộng Quân.
Và như thế, chắc chắn là hậu thế sẽ tha thứ cho chúng!
Bởi vì sẽ chẳng ai còn nhớ, thí dụ một tên chó săn, ”người của chúng ta ở Paris”, đệ tử của bạn của Gấu, là Cao Bồi!
Hà, hà!
*
The explosion of grief and celebration at Pasternak's funeral in 1960 marked a turning point in Soviet history"
Sự bùng nổ của nỗi đau [về sự ra đi của nhà thơ], và của ngợi ca [thơ ca của ông], tại đám tang Paternak vào năm 1960 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử Liên Xô.

Đây là một cách rất Nga, để nói lời giã biệt với một thi sĩ lớn. Có vẻ như, một sự tưởng nhớ như thế chỉ có thể xẩy ra ở một xã hội mà sự đàn áp quá dữ dằn, khốc liệt; tuy nhiên điều này cũng không phải tuyệt đối. Dưới chế độ Stalin, không thể xẩy ra một trường hợp như thế. Trong những chế độ dân chủ tiêu thụ êm ả của Tây Phương, dân chúng chắc là chẳng muốn như thế, và cũng chẳng cần như thế, và cũng chẳng cảm thấy cực kỳ cần thiết như thế.
Nhưng có lẽ chúng ta phải đọc cả chương sách Cái chết của một thi sĩ, trong cuốn Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ông ta thì mới có một cái nhìn tổng quát vấn đề.
Pasternak đã từng bị nhà nước Liên Xô hành hạ đủ điều, khi ông được Nobel. Và đây là cách trả lời của dân chúng Nga, đối với nhà nước CS của họ.
Đâu phải tự nhiên khi TCS mất đi, cả thành phố Sài Gòn [lập lại, thành phố Sài Gòn] đổ xô ra đường tiễn đưa ông.

Philip Roth once contrasted, slightly enviously, the American writer, who can say anything he wishes but is usually ignored, with his Eastern Bloc counterpart, who, since nothing is permitted to him, receives respectful attention for everything he writes.
Roth có lần lầu bầu, giả như mình là nhà văn Mít nhỉ!
Bởi vì theo ông, nhà văn Mẽo tha hồ viết, cái gì cũng được, nhưng đếch ai thèm để ý tới, còn Mít ư, viết cái chó gì cũng xúm lại đọc!
Chứng cớ?
Chợ Cá đó!
Hà, hà!
*
“Cái chết của Lucien de Rubempré là một bi kịch lớn, the great drama, trong đời tôi”, Oscar Wilde nhận xét về một trong những nhân vật của Balzac. Tôi luôn coi lời phán này, this statement, là thực, literally true. Một dúm nhân vật giả tưởng đã ghi dấu thật đậm lên đời tôi hơn những con người bằng xuơng bằng thịt, bằng máu bằng mủ mà tôi đã từng quen biết.

Llosa mở ra cuốn tiểu luận của mình The Perpetual Orgy, Đốt đuốc chơi Em, như trên. Cả một cuốn tiểu luận, dành cho Em Bovary, chưa đủ, sau ông còn viết cả một cuốn tiểu thuyết, Gái Hư, The Bad Girl, để vinh danh Em! (1)

(1) Sự thực, là để vinh danh Flaubert, và cuốn Giáo dục Tình cảm:
At one point, as if aware of something missing in the substantiation of his heroine's allegedly irresistible charm, Vargas Llosa comes up with a Vietnamese orphan, unable to talk since his traumatic childhood. The mute boy meets the bad girl and lo, he speaks. It is a moment of unforgivable schmaltz that merely makes Otilia seem more improbable than ever.
The name "Mme Arnoux", Otilia's third alias, is also that of the object of Frederic Moreau's infatuation in Flaubert's Sentimental Education. Vargas Llosa has written extensively of his love of Flaubert, and The Bad Girl is in part an homage to Sentimental Education. Some elements, such as the tenuously incorporated running commentary on Peruvian politics, really only make sense if understood as allusions to the original - in this case the backdrop of French political turmoil. Stylistically, however, the book couldn't be less like Flaubert, whose injunctions against cliche, generic description, idees recues, it flouts with apparent glee, tossing out such lines as "He was the incarnation of the careless, absent-minded intellectual" by way of characterisation, and off-the-peg accessories (high-end, of course) - Guerlain toothbrush, Vuitton dressing case - by way of furnishings.
Source 

Nhân vật Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, chắc chắn sẽ còn sống mãi với độc giả Mít, như một tay Bắc Kít di cư, bỏ chạy Đất Bắc một lần, rồi bỏ chạy cuộc chiến, rồi trở về, để chết cùng với Miền Nam mà anh ta đã chọn.
Liệu có thể viết như thế, về Kiệt?
*
Kiệt và Thuỳ gặp nhau ở Âu Châu trong năm học cuối cùng của Thùy. Thùy bị gia đình gọi về khi bà mẹ ngã bệnh nặng hấp hối. Bà cụ qua khỏi nhưng lại bị bán thân bất toại và giữ Thùy ở nhà. Thùy gọi Kiệt về. Kiệt chần chừ: về để làm gì? Làm gì ở đấy? Em nhìn chung quanh em xem? Sang với anh. Thùy đáp: Em không thể bỏ má; anh không thể bỏ em; không phải anh chọn lý tưởng hay tổ quốc hay bất cứ thứ gì, anh chỉ chọn em, một mình em và đứa con sắp chào đời của chúng ta. Anh không nghe tiếng kêu xốn xang của em sao?

Kiệt nghe tiếng kêu xốn xang của Thùy. Chàng trở về.
Một Chủ Nhật Khác


Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi

Kỷ Niệm

*

Bữa nay đẹp trời, nắng như nắng Sài Gòn, [làm sao mà như được!], Gấu đi lang thang, vớ được số The Paris Review, Winter 2009, ngỡ ngàng, vì cứ nghĩ ba thứ này tuyệt bản ở Toronto, do cái vụ suy thoái kinh tế.
Hồi Gấu mới qua, 1994, thành phố hiển hách với một vài tiệm sách cực kỳ lâu đời của nó, sách báo cỡ gì cũng có, rồi cứ thế mất dần, như nó muốn biểu Gấu, mi già rồi, sách mới báo làm gì nữa!
Hay là nó muốn nói, như cô bạn đã từng nói, cũng những ngày tháng mới gặp lại đó, đọc như vậy đủ rồi, viết về tôi đi!
Ui chao có mấy kỷ niệm về cô bạn, thật tuyệt cú mèo, mà cứ không dám viết, vì sợ uổng!
Trong số báo có hai bài phỏng vấn thật tuyệt, một, Ha Jin, the Art of the Fiction, và một, Mary Karr, the Art of the Memoir.

I am profoundly devoid of cool. I remember a poem about a suicidal dog, which began, ‘Don’t do it, dog.’
[Cái này là dịch ẩu: Tôi chẳng còn tí ‘cool’(nghĩa đen: mát mẻ) nào.Tôi nhớ tới một bài thơ về một con chó tự tử, bắt đầu bằng, “Đừng làm thế, chó". Nếu thực tình mày muốn như vậy, thì chờ tao kiếm tí lá mơ đã!]

Mary Karr
The Art of the Memoir
Winter 2009

CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ

phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương

phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng

em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong

xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồi biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên

Vũ Hữu Định (1942-1981)

Trích blog Mang Viêng Long,

Note:  Từ đắt nhất, là từ “lắc”, trong "mai xa lắc'
Câu thơ

Da em mềm như mây chiều trong
Gấu nghe hát, thành ra:
Nên em buồn như mây chiều trôi

Đến lúc coi lại, thì trong, chứ không trôi.
Lại thắc mắc, mây trời trong thì làm sao mà buồn?

Đến giờ thì mới biết, nó là:
Da em mềm như mây trời trong!

Foucault viết, vào thời hoàng kim của nghệ thuật, con người ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật: Tại sao trời mưa? (1), thí dụ vậy. Đó là thời kỳ Barthes gọi là ‘nhà văn không văn chương’, cứ viết ra chữ là thành văn rồi.

Văn chương sau này, theo Foucault, bắt đầu bằng cơn điên cuồng gọi tên sự vật, với sự tiếp tay của con quỉ tương tự, le démon de l’analogie, của những từ "như, hình như, có vẻ…."

Hình như là tình yêu!

(1) Truyện đầu tiên, tôi chẳng còn nhớ nổi tên, đăng trên tuần báo Mã Thượng, trang văn học nghệ thuật cuối tuần, do nhóm chúng tôi chủ trương, khi đó đều còn học trung học, có Huỳnh Phan Anh, Dương Trần Thảo, tức Dương Văn Ba, sau làm dân biểu, làm báo Tin Sáng, và tôi. Chính trên trang báo này, Huỳnh Phan Anh và Dương Trần Thảo đã cho đăng lá thư gửi nhóm Sáng Tạo, tranh luận về "nghệ thuật hôm nay" (bạn đọc có thể đọc bài viết này trên trang Tin Văn do Nguyễn Quốc Trụ phụ trách). Lúc đó, nhóm chúng tôi chủ trương nghệ thuật hôm nay là nghệ thuật mô tả cuộc sống như nó là, gợi ý từ cụm từ "Tel Quel" của Pháp. Truyện ngắn đầu tay của tôi, lạ lùng thay, lại rất hợp với chủ trương của nhóm (Tôi còn nhớ, HPA gật gù, đúng là "tel quel" thật!). Câu chuyện một anh chàng chủ nhật khơi khơi đi ra đường, rồi khơi khơi ghé nhà em, nhìn em nhặt rau, rửa chén, rồi phơi phới ra về. Ra ngoài đường, trời mưa, và anh chàng băn khoăn hỏi trời, hỏi đất, hỏi người qua đường, hà cớ chi mà trời mưa?

Nhật ký Tin Văn