*

















Chúc Mừng Năm Mới

*

J. D Salinger mất, 91 tuổi

I can still see him, a man of late middle age, hunched over a magazine at night, looking strangely out of place. I hope he's in a happier place now.
Watching Salinger from a distance (1)

Ở Miền Nam, Catcher được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch là Bắt Trẻ Đồng Xanh.
*

"Tôi tưởng tượng có nhiều đứa trẻ đang chơi một trò chơi nào đó  trên một cánh đồng lúa lớn. Hàng ngàn em, hàng ngàn em đều nhỏ như nhau, không có một người lớn nào ở gần đó - trừ tôi. Công việc duy nhất của tôi là chờ sẵn ở đó và hễ khi có một em nào vô ý sẩy chân và sắp sửa rơi xuống từ vách đá, tôi đứng sẵn ở đó và dơ tay đón bắt từng em. Cả ngày tôi chỉ làm chừng nấy công việc. Tôi chỉ làm công việc bắt trẻ đồng xanh. Tôi biết đó là một điều điên rồ, nhưng đó là công việc duy nhất mà tôi thích làm!"

Salinger có thể không định nói thế nhưng cứ theo hoàn cảnh của chú Caufield mà xét rất có thể chú ta lúc đó đang mắc chứng hoang tưởng chúa trời (God’s complex). Khi người ta có nhiều bất an trong lòng, khi người ta không thật sự tin vào mình, khi người ta e ngại khả năng của mình có hạn, khi cuộc sống dồn đẩy người ta vào chân tường thì người ta có thể làm những việc vá trời, cứu thế giới hay nói những lời đại ngôn tốt đẹp. Dù có ý thức được hay không thì những điều vĩ đại kia cũng giúp làm đối trọng giữ cho tinh thần sa sút khỏi chìm thêm hay may mắn hơn cho thế giới và nhân loại là rút tuột cái tinh thần sa sút kia lên gần với những điều tốt đẹp… Mother Theresa, Jane Goodall.... chỉ là hai ví dụ về sự sợ hãi vực thẳm đẩy người ta lên chỗ cống hiến cả đời cho số đông. Cái dở hơi của cả Chapman và Caufield là đi tin rằng nếu không có bàn tay bên ngoài níu kéo lại thì tất cả con người ta sẽ đều rơi xuống hố. Về thống kê mà nói, nếu cứ để người ta vượt qua bãi cỏ đi về phía vực thẳm rồi sa chân xuống đó thì khoảng một nửa sẽ rơi xuống đó nhưng nửa còn lại sẽ vỗ cánh bay lên.

Quán Như đọc Catcher

Còn một tác phẩm trứ danh khác nữa, cũng có tên là Bắt Trẻ Đồng Xanh, nội dung 'mô phỏng' cái tít trên. Đó là một bài viết của Võ Phiến, về cuộc vơ vét con nít Miền Nam [đồng bằng sông Cửu Long] cho vượt Trường Sơn ra Bắc học,
sau trở về tiếp tục cuộc Trường Kỳ Kháng Chiến Chống Mỹ cứu nước.
Còn một Bắt Trẻ Đồng Xanh, nữa, là cuộc di tản trẻ con lai Mẽo, vào những ngày 30 Tháng Tư 1975. Vì lòng nhân đạo, tất nhiên, nhưng còn là do lo xa: Mấy anh Mẽo sợ VC sau này, dùng lũ trẻ bắt bí phải xùy tiền ransom ra mới cho chuộc!
Chán mớ đời!
*

L'auteur de «l'Attrape-cœurs» avait 91 ans
La mort de Jerome David Salinger
Par David Caviglioli

« Je vais émettre une opinion qui risque de paraître suspecte : l'anonymat de l'obscurité, ou, si l'on préfère, l'obscurité de l'anonymat, constitue pour un écrivain l'un des dépôts les plus précieux qui soient confiés à sa garde pendant ses années productives. »
[Tôi sẽ phán một điều xem ra thật đáng ngờ: cái ẩn danh của sự tối tăm - hay, nếu bạn thích, cái tối tăm của sự ẩn danh - nó đem đến cho nhà văn một trong những vốn liếng quí báu nhất, được giao phó cho nhà văn, trong những năm tháng phì nhiêu của người đó].

Cái sự ở ẩn, lánh đời ở Salinger xem chừng do ông đụng vào cái đề tài cấm kỵ, tuổi thơ ‘nổi loạn, giết người, ăn cướp, ăn trộm, du thủ du thực, du đãng…”. Beidegger, tác giả Phong Thần Bảng cho thấy, như rất nhiều nhà văn khác, thí dụ như Lewis Carroll, Saint-Exupéry thuộc thứ tác giả không chịu già: vài tháng sau khi Ông Hoàng Nhỏ được xuất bản, tác giả của nó, lúc đó 44 tuổi, bèn lên máy bay, làm một phi vụ thám sát [mission de reconnaissance] bên trên vùng trời Địa Trung Hải, và biến mất như nhân vật của mình… 
Camus, [Kẻ Xa Lạ] Alain-Fournier [Le Grand Maulnes]
tất cả đều chết trẻ
*
L'attrape-Salinger, par Beidegger
*

Sous des dehors légers et frivoles, seriez-vous un pessimiste ?
-Il paraît que Kafka riait en écrivant ses livres, pourtant très noirs. Moi, je m’amuse à écrire les miens, et on me dit qu’ils sont très tristes. C’est peut-être l’époque qui veut ça : on rit pour se protéger.
Beigbeder
[Với cái vẻ bề ngoài nhè nhẹ, têu tếu, ông là một gã bi quan?
-Hình như Kafka cười trong khi viết những cuốn sách của ông, mặc dù đen thui. Tôi tự nhủ mình ‘dzui thôi mà’ (1) khi viết những cuốn của tôi, và người ta nói là chúng rất buồn. Có lẽ thời của chúng ta nó muốn thế: người ta cười để tự bảo vệ]

… Ngoài những trang viết về BHD, còn lại thì đen thui!
… Đọc còn thấy vui vui, và tửng tửng, độc giả đọc xong còn muốn tìm đọc lại
Độc giả TV
Tks again.
And Happy New Year to All of U
NQT
(1)

What If… ?
Đọc cái ký mới toanh của Mr. TV, tình cờ, cùng lúc, vớ một số báo NYRB cũ, 19 July 2007, trong có bài của Anita Desai đọc A Tranquil Star: Unpublished Stories, [Ngôi sao trầm lặng: Những chuyện chưa xb], của Primo Levi, dịch từ tiếng Ý.

Anita Desai tự hỏi, liệu có thể dùng từ "playful" để nói về những tác phẩm của Primo Levi, như Sống sót Lò Thiêu, Liệu đây có phải một người ? Về cuộc đời mà ông đã trải qua, nhưng không thể nào, chẳng bao giờ bỏ lại phía sau mình.
Và bà trả lời, đúng là cái tính từ "ấn tượng", "chót", playful, mà một nhà phê bình có thể nghĩ ra được, khi "đọc" Lò Thiêu, khi đang đi trên Đại Lộ Kinh Hoàng, nhưng oái oăm thay, đọc tập truyện, quả là bà chỉ nghĩ đến "một góc trời chỉ biết rong chơi", của TCS!
Tất cả những truyện ngắn trong đó đều gợi nên cái sự rong chơi, vui đùa, cười cợt!
Ấn tượng thật!
Liệu, nếu, giả như, chú chuột giảo thử tối nay đi dự dạ tiệc? Liệu, nếu, giả như cuộc vui tối nay là một cuộc tử chiến giữa người và xe hơi?
Viết như không viết

Note: Cụm từ này, "viết như không viết", là của nhà văn Nhật Tiến, khi đọc Thảo Trần, Những Dòng Sông Chẩy Về Phía Nam, ban cho:
Nhà văn Nhật Tiến, khi đọc xong cuốn truyện ngắn Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam, mà Gấu hân hạnh thay mặt Gấu Cái, viết lời đề tặng, phán, văn như thế này, viết tự nhiên như… không viết, chữ cứ thế tà tà chảy về phiá Nam như những dòng kênh dòng lạch của Miền Nam chảy ra biển cả, mở ra giống dân lưu vong có tên là thuyền nhân sau này, thì cần gì phải ăn ké tiếng tăm của thằng cha Bắc Kỳ di cư 1954, thằng cha Gấu, nhà văn?
Nguồn
*
(1) Ui chao, lại nhớ đến Mít, với những bài, thí dụ, nhìn Tô Hoài  từ một khoảng hơi gần gần và rất gần, hay bài của “bạn thân quí của Gấu”, là thi sĩ DT Táo, viết về nhà thơ đàn em NTN, "không thích" nhân gian đành "siêu ở ẩn", tại một chốn hạnh phúc hơn! (2)
Và nhớ Brodsky, khi ông phán, cái chết là thuốc thử mầu tuyệt vời nhất, để nhận ra ‘mùi đạo đức’ ở cái đám viết lách, nhà văn nhà viếc, bạn quí bạn kiếc, bạc giả, bạn giả....
(2) siêu ở ẩn:
Nhà hài hước John Hodgman nói sau khi nghe tin Salinger qua đời: “Tôi cứ nghĩ J.D. Salinger chỉ quyết định trở nên siêu-lánh-đời.” [theo NY Times]
Da Mầu


V/v talawas, bauxite tái xuất giang hồ

Tin Văn rất mừng.
Tuy nhiên, có mấy hạt sạn, ở trong giầy, đi cứ thấy thốn thốn:
1. Tại sao khi talawas bị tin tặc đánh sập, PTH lại biết, khi trả lời BBC [?], đây là cú dẹp loạn, trước khi xử Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung?
2. Tại sao khi xong vụ xử, cả hai lại cùng tái xuất một lượt? Chỉ là tình cờ? (1)
NQT
(1)
Steiner đã đưa ra câu trả lời, khi nạn nhân Lò Thiêu cằn nhằn với Thượng Đế, tại làm sao mà Người để xẩy ra Vụ Án:
-Lúc đó Ta [lawas] vắng mặt!
Còn Thanh Tâm Tuyền, trong Bếp Lửa, trả lời, lúc đó Thượng Đế hạ san, nhập xác phàm, cùng chịu nỗi khổ đau Lò Thiêu với nhân loại!

Bạn thích câu nào?
NQT
*
Chẳng lẽ “phản biện” về mọi vấn đề  kinh tế, xã hội v.v… để thúc đẩy đất nước đi lên, cứ phải luẩn quẩn kiểu ông Ninh, ông Nang, mèo khen mèo dài đuôi, con hát mẹ khen, nhất nhất tung hô vạn tuế, vạn vạn tuế?
talawas

Ít ra cũng phải có một tay như thế này!
Nhưng phản biện chẳng đi tới đâu.
Chỉ cần có “một tay” dám nói, đúng, chúng tôi là một lũ ăn cướp, và chính vì cái dã tâm đó, mà khiến cho cuộc chiến đẹp như thế, đỉnh cao như thế, biến thành tội Đại Ác.
Đây là điều Gấu ngu này lèm bèm rất nhiều lần rồi. Một khi không dám nhìn vô sự thực thì vẫn chỉ là mẹ hát con khen hay mà thôi.
NQT

Chính cái sự ăn cướp Miền Nam đã gây nên tai họa khủng khiếp, và đẩy đất nước chìm đắm vào cơn băng hoại, không biết đến bao giờ mới thoát ra được.
Có vẻ như sự kiện chúng chẳng thể nói được điều này, còn là do mặc cảm dốt nát. Cả một diễn đàn như thế, trong mấy năm trời như thế, đâu có để lại một cái gì cho ra hồn, ngoài mớ văn học Miền Nam được họ sưu tầm?
Cả một đám làm cho Bi Bi Xèo như thế, mà dịch “Bán Đảo” Ngục Tù? Khi có người chỉ cho thấy sự dốt nát, thì cũng không biết lên tiếng cám ơn? Chúng 'vô học' đến mức như thế thì làm sao khá cho được?
Cái sự băng hoại đạo đức, ở đám chóp bu như đám này, mới đáng sợ, và vô phương cứu chữa.

Lịch sử Việt Nam có một nếp gấp, ngay khi Đàng Trong xuất hiện. Có Đàng Trong một cái là có giấc mơ đổi đời, giấc mơ thoát ra ngoài luỹ tre làng, thoát ra khỏi một miền đất chẳng còn mầu mỡ gì nữa trừ Cái Độc, Cái Bất Nhân, Cái Ác. Thành thử, chúng ta phải coi chủ nghĩa CS, với những giấc mơ tuyệt vời, không tưởng của nó, là giấc mơ giải thoát khỏi cái ác muôn đời của một miền đất, chứ không phải là để đắm chìm mãi vào. Đám Yankee mũi tẹt, qua đám tinh anh của nó, gục ngã trước Cái Ác muôn đời, khi hạ nhục Miền Nam, biến nó thành mảnh đất chiến thắng thay vì mảnh đất giải phóng. Nên nhớ, câu nói của Bùi Tín, một phần, là từ đáy lòng của ông bộc phát ra, chứ không hoàn toàn là chủ trương của Đảng. Sau này, đám VC cố sửa nó, bằng những câu nói khác, thí dụ của Lê Duẩn, Gấu nhớ đại khái, bây giờ là lúc xây dựng cái nhà Mít, thay vì xúm nhau ăn cướp hôi của, qua các chính sách đánh tư sản mại bản, tống đi Kinh Tế Mới, đi tù cải tạo Siberia Mít, nơi Cổng Trời....  hay của Sáu Dân, một triệu người vui, thì có một triệu người buồn....
Không phải tự nhiên mà mấy đấng Cu Sài nhỏ máu ngón tay viết đơn xin vô Nam chiến đấu. Trong hành động đó, có giấc mơ đổi đời, lột xác của người dân quê, đời đời kiếp kiếp, khốn khổ khốn nạn, của cánh đồng xơ xác, của con sông Hồng, trong số đó, có cả anh Chí Phèo, và hậu duệ của anh ta, những đứa con của lò gạch ngày nào.
Thành thử không thể đổ hết tội ác lên chủ nghĩa CS được.

Sao ghet talawas


IN MEMORIAM W. G. SEBALD

Will Self’s Sebald Lecture

January 28, 2010

As several readers of Vertigo have mentioned, an “edited” version of Will Self’s January 11, 2010 lecture on W.G. Sebald has been published in the Times Online.  Self touches on several of Sebald’s books and a cast of characters that includes Woody Allen, Albert Speer, Alexander Kluge,Bernhard Schlink, Hannah Arendt, and many others.  It’s a complex, dense, thoughtful, broad ranging and controversial speech that is definitely worth reading.  Here are a few quotes:

Sebald is rightly seen as the non-Jewish German writer who through his works did most to mourn the murder of the Jews.

To read Sebald is to be confronted with European history not as an ideologically determined diachronic phenomenon – as proposed by Hegelians and Spenglerians alike – nor as a synchronic one to be subjected to Baudrillard’s postmodern analysis. Rather, for Sebald, history is a palimpsest, the meaning of which can only be divined by rubbing away a little bit here, adding on some over there, and then – most importantly – stepping back to allow for a synoptic view that remains inherently suspect.

In England, Sebald’s one-time presence among us – even if we would never be so crass as to think this, let alone articulate it – is registered as further confirmation that we won, and won because of our righteousness, our liberality, our inclusiveness and our tolerance. Where else could the Good German have sprouted so readily?

Trang Nguyễn Ngọc Tư


*

Hồi ký Madame Nhu?

Bà Nhu có viết “hồi ký” không? Câu trả lời chắc chắn và rõ ràng nhất là KHÔNG, hoàn toàn không có cái gọi là “hồi ký Bà Nhu” như nhiều lời đồn đại và cũng là trông chờ của nhiều người.

Bà Nhu không viết hồi ký và bà cũng không có gì cần phải cải chính, biện minh hay tâm tình. Thực sự thì trong những lúc rảnh rỗi, bà có viết nhiếu bài tạp bút. Nếu gom góp những bài tạp bút này thì cũng có thể in thành một cuốn sách dầy đến sáu trăm trang. Bà Nhu đã viết gì? Có thể nói đây là một cuốn sách đạo. Bà Nhu viết về sự hằng hữu của Thiên Chúa và đời sống tâm linh của con người. Sau ngày Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát, Bà Nhu sống gần như là một người khổ tu hết lòng trông cậy phó thác vào sự an bài và định đoạt của Thiên Chúa. Bà viết nhiều về lòng thương xót của Chúa không những đối với con người mà còn đối với những tạo vật trong vũ trụ. Bà rất có lòng yêu mến và gần gũi với Đức Mẹ Maria. Bà viết về những ân sủng đã được nhận lãnh và những mầu nhiệm huyền diệu của Đức Mẹ mà bà đã được ân hưởng những phước đức từ lòng yêu mến và cậy trông Đức Mẹ. Khi được tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát thì Đức Giáo Hoàng Paul Đệ Lục và các giám mục trên toàn thế giới đang họp Công đồng Vatican II đã cùng dâng thánh lễ cầu nguyện cho Tổng Thống Diệm. Đó là một sự kiện vô cùng đặc biệt và Bà Nhu đã một lần duy nhất nhắc đến tên Tổng Thống Diệm trong gần sáu trăm trang giấy.

*


*

*

1969 Paris South Vietnam VP Cao Ky Nguyen and wife at reception
given by South Vietnam Peace Talks Delegation.

Note: Ky est Ky? [Qui est Ky ? De Gaulle]


Voyage au bout de la nuit
Uncovering Céline

Tình lơ
Nguyễn Ngọc Tư
Một độc giả TV đã khều nhẹ Gấu, Cô Tư làm sao mà đẹp như ông Gấu tưởng tượng ra, như thế!
Gấu này đành phải thú thực, sợ Cô Tư còn đẹp hơn cả những W. Faulkner, những Margaret Michell! Tất cả những sáng tác của Cô Tư đều bàng bạc trong đó, một Miền Nam đã mất, và gốc rễ của nó, phải tính từ thời Adam và Eva bị tống ra khỏi Vườn Địa Đàng, biến thành một lũ “giả-Do Thái” [giả ở đây giống như trong từ ‘giả cầy’!], lang thang khắp miền trái đất, một nửa reo rắc tai ương, một nửa ăn mày lòng thương hại của nhân loại.
*
Feb 1, 2010
Xe miền Tây

Mình gọi đó là “liệu pháp đường xa” mỗi khi cần phải chống sốc vì phải đi về giữa hai môi trường sống, hai thế giới khác biệt. Quả thật thần kinh mình hơi… mỏng. Nên hoang mang gửi lại ngã ba Trung Lương. Đãi bôi bỏ bên cầu Mỹ Thuận. Ấm lạnh người đời mình thả xuống bắc Cần Thơ. Hội hè miên man bỏ lại ở quán ăn bên đường, cùng với được mất đắng cay sau những ngày rời tổ. Có quá nhiều thứ phải bỏ lại, và mình cần có thời gian. Cũng may đường rất dài mà xe chạy thì chậm rãi, nhà cũng xa vừa vặn để mình trở lại là mình (hoặc gần giống mình).

Thôi thì chân chất, ừ thì quê mùa… miền Tây mà, vẫn nghèo vẫn xa xôi. Đây không phải Sài Gòn Hà Nội, đây là một thế giới khác rồi. Thế giới mà người ta vẫn còn mua bắp luộc, bánh mì ở bến xe đem về xứ làm quà, trẻ con vẫn reo mừng tở mở. Xe ghé quán ăn dọc đường, nhiều người ngồi chồm hổm chờ ngoài sân không dám ghé mông ngồi vào ghế, sợ thức ăn đắt đỏ. Đi qua quầy trái cây mình thấy có người đứng đằng xa ngó, tay nắn hai túi áo bà ba mỏng, trên miệng túi cài cái kim tây. Có lần mình ngồi cạnh một bà già, cứ ngồi lận lấy mấy hạt lúa từ trong nẹp vạt áo, cắn lóc cóc.

Những người miền Tây quăn queo lam lũ thật thà này, bolero này, dầu gió này mình không bao giờ gặp trên những chuyến bay. Lý do có vẻ ngớ ngẩn, nên thấy mình ham xe đò có bạn bè cười, mình chống chế bằng một câu danh ngôn nổi tiếng, những gì thuộc về con người thì không xa lạ với tôi. Nhưng trong bụng nghĩ, thôi bà sến thì nói đại là sến cho rồi, có sao đâu…

Ui chao, đọc, chỉ muốn len lén về!
NQT
*

Cúi xuống là đất

Note:
Mung nam moi, [2008]  Sao bac cang gia cang viet ma.nh vay? Su+c da^u vay?
Tui cang gia` thi cang khg doc no^~i nu+a, nu+a chan trong nu+a chan ngoai roi.
Bac tiep tuc song khoe ma.nh va giup do+i nhe.
Blog cua NNT cung lay xuong bai nay. Sao vay? http://ngngtu.blogspot.com/
*
Doc "Cui Xuong La Dat", roi doc may loi ban cua anh ve truyen GdM (2) , ve thang con the khong nhin mat me, nho mot bai viet o Viet Bao , viet ve nuoc My, bay gio khong nho ten tac gia, chi nho chuyen chi ke : Di vuot bien voi chong con, bi hai tac Thai tom duoc . Chi bi hiep, chong bi giet. Chi thuong con còn be, chiu dung cho qua con kho nhuc . Vao trai ty nan, qua My, mot minh di lam hai job, lo cho con an hoc . Thang be lon len, bi canh sat bat vi toi an cuop giet nguoi . Duoc hoi tai sao, no bao tai vi me khong lo cho no, khong o ben canh no, khong huong dan no luc no can den chi . Bai viet co noi dung rat cam dong, toi nghiep, ma vi tac gia khong biet cach viet sao cho van hoa , khong dao sau duoc phan tam ly the tham cua phan nguoi VN , cho nen doc xong roi cung thoi , chang thay ai nhac nho den nua .
Ket luan la van chuong moi la yeu to can thiet de dat den mot muc dich nao do . Khong co no, du cho hoai bao co to bang troi cung khong ai nghe .
Doc gia TV
*
Tks. NQT
Sao bac cang gia cang viet ma.nh vay?
Gấu đang chạy đua với Thần Chết!
*
Cúi xuống là đất.
Tuyệt.
Làm sáng hẳn ra, những cái tít cũ: Lá Rụng Về Cội, Nước Mắt Chẩy Xuôi...
(2)
Guy de Maupassant.
*

Kỳ vương Kasparov kể một kỷ niệm vào năm 1985, ở Hamburg, một mình ông đấu với 32 cái máy PC cùng một lúc. Bốn hãng làm PC chơi cờ tướng hàng đầu trên thế giới gửi những cái PC thượng hảo hạng của họ tới, trong đó có những cái đặt tên theo tên ông.
Do cái sự PC hồi đó cũng chưa hách cho lắm, thành thử tôi thắng 32-0, đả biến thiên hạ vô địch thủ. Tuy nhiên, có một lần, khá căng, khi phải đối đầu với một cái PC mang tên tôi, nếu máy thắng, hay hòa, thì thật bất tiện, vì thiên hạ sẽ nghĩ tôi chơi cuội!
Sau cùng, tôi chơi một cái mánh với máy, bằng một cú hi sinh, và máy từ chối [Eventually I found a way to trick the machine with a sacrifice it should have refused.]
Đúng là những ngày vàng son của con người vs máy chơi cờ!

Gấu muốn sử dụng kỷ niệm trên đây, của Kỳ Vương, để viết về cái sự viết trang Tin Văn, “một mình chống với tri thức của cả thiên hạ mũi lõ”, (1) và cũng là để “chữa thẹn”, về mấy cú sơ suất về dịch thuật vừa rồi, và cũng để cám ơn hai vị tả hữu hộ pháp của TV, một về tiếng Tây, và một về tiếng Anh.
Nhờ có họ, mà Gấu yên tâm dịch tưới, vì nghĩ bụng, sai, thể nào họ cũng không bỏ qua!
(1)

V/v Một mình "Gấu vs tri thức mũi lõ", xin đọc thêm bài sau đây:

Đọc Buồn Nôn, La Nausée.

Trong một bài viết về La Nausée, tôi có nhắc tới một kỷ niệm về nó, lần ngồi Pagode, vào cái thời mới tập tành viết, tập tành đọc sách Tây, và đã dám hùng dũng tuyên bố với bậc đàn anh, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, là Gấu tôi mê cuốn đó lắm!
Ông trợn mắt, như không thể tin, hay là nghe lầm, và hỏi gặng lại:
-‘Cậu’ hiểu nó hả?
-Em nghĩ là… hiểu!
Ông thở dài than:
-Vậy là cậu hơn tôi rồi!
Bao nhiêu năm sau, giờ này, ngồi viết những dòng này, Gấu tôi tự hỏi chính mình: Mi ‘hiểu’ La Nausée của Sartre?

Kinh nghiệm, đúng ra là kỷ niệm, thứ nhì, về Buồn Nôn, là với ông anh rể của tôi, nhà báo Nguyễn Hoạt, tức Hiếu Chân, một trong những ông thầy Pháp văn đầu tiên của tôi. Lần đó, khi Sartre đang là một hiện tượng trong lớp trẻ trong đó có tôi, ông nói, mày đưa tao cuốn La Nausée đọc thử coi. Ngay ngày hôm sau, ông gần như ném cuốn sách trả lại, nói, tao không hiểu thằng chả viết gì, nhất là cái đoạn không ngày tháng, ngay ở đầu cuốn sách!
Với riêng tôi, cái đoạn không ngày tháng, và nhất là, một câu văn ở trong đó, là chìa khoá mở cho tôi vào vương quốc văn chương, gồm những cư dân, là những độc giả, và những độc giả này, một cách nào đó, đều lăm le làm… nhà văn, đều lăm le, sẽ có được một dịp may, thử tài viết của mình!

ABC [Milosz], La Nausée [Sartre], và Bông Hồng Đen [Gấu]. (1)

(1) BHD cũng có ABC. Đó là tên nhà sách, nhà xb, nhà in của ông cụ thân sinh của BHD. Gấu biết đến BHD, một phần là nhờ nhà xb ABC

Với Gấu tôi, cuốn ABC của Milosz có thể là từ nhân vật Tự Học, Autodidacte, đọc sách theo vần abc tên tác giả, của Sartre, trong La Nausée. Một cuốn sách với những đầu vào [entry] xếp theo thứ tự abc. Nhưng theo Milosz, đây là một món đặc sản của Balan, a Polish genre, một thể loại văn học được cấu tạo theo kiểu 'tản mạn"  với những đầu vào ngắn, theo thứ tự abc. "Có lẽ ABC là một 'thay vì" của những thễ loại văn học khác. Thay vì viết một cuốn tiểu thuyết, một tiểu luận về thế kỷ 20. một hồi ức... tôi bèn viết ABC".
Và sau đây là một đầu vào của ông.
*****

Dostoiesky, Fyodor.
Tôi dậy một lớp học về Dos, và rất nhiều lần học sinh hỏi tôi, tại sao "thầy" không viết về ông ta. Tôi trả lời có cả một thư viện, trong rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, đã được viết, về ông ta. Và tôi không phải là một học giả. Nói một cách tối đa, tôi còn là một bà con xa của ông ta nữa cơ đấy.
Nhưng sự thực, lý do là như vầy.
Ông ta là một nhà văn lớn lao có một tầm ảnh hưởng - không ai sánh nổi, so với bất cứ một nhà văn đồng thời với ông, ngoại trừ Nietzsche - lên sự suy tưởng của Âu Châu và Mỹ Châu.
Một nhà tiên tri, có lẽ. Và còn là một ông thầy nguy hiểm.

******

Milosz không ưa Sartre, lẽ dĩ nhiên, vì Sartre mê Cộng Sản, mà ông từ  phía đó bỏ chạy qua Paris. Ông  hợp với Camus, và cả hai rất thông cảm nhau, về cái tai ương của nhân loại:  Cái Ác Mầu Đỏ đó.

Sau đây là đầu vào về Camus của ông trong ABC.
Camus, Albert. Tôi theo dõi chuyện xẩy ra cho ông, sau khi xuất bản Con Người Nổi Loạn, L'homme révolté. Ông viết như một con người tự do [like a free man], nhưng hoá ra là điều này không được phép, bởi vì đụng vô lằn ranh "chống-đế quốc" [có nghĩa, chống Mỹ, và ủng hộ Xô Viết]. Chiến dịch thô bỉ nhằm phạng Camus của Sartre, và Francis Jeanson, trên tờ Thời Đại Mới, được a dua [joined] bởi Simone de Beauvoir, cú này trùng hợp với thời điểm tôi đoạn tuyệt [break] với Varsaw vào năm 1951. Đây cũng là thời điểm mà Sartre viết về Camus:
"Nếu bạn không ưa cả Cộng Sản lẫn Tư Bản, thì chỉ còn có một chỗ cho bạn dung thân là Quần Đảo Galapagos".
Camus thò tình bạn, tức đồng minh, ra bắt tay tôi, và điều này thật quan trọng.

Milosz viết về bạn tình, bạn đường, của Sartre.
Beauvoir, Simone de. Tôi chẳng hề gặp, nhưng chuyện không ưa nổi bà ta thì không hề giảm, sau khi bà mất, và ngay cả cho tới bi giờ, khi bà chỉ còn là một cái tiểu chú về thời của bà...  Thì cứ thú nhận thẳng ra ở đây, một thằng nhà quê miệt vườn, làm sao mà ưa cho nổi một bà lớn [grande dame]...  Tôi không thể tha thứ cho bà ta về những trò hạ cấp, cùng Sartre, nhắm bề hội đồng Camus.
*
Nói tới Camus, Gấu tôi nhớ, có lần ngồi Pagode, nhà thơ TTT chê Kẻ Xa Lạ, khi so sánh đoạn tử tội Meursault gặp ông thầy tu, với cũng một xen như vậy, trong Đỏ và Đen, thì, Camus không đáng là học trò của Stendhal.
Ấy là mấy chục năm sau, thằng em diễn lại câu phán của ông anh, qua... tưởng tượng.
Quả thế thực, nhưng theo Gấu tôi, phải tính tới cái tuổi của người đọc, khi đọc bất cứ một tác giả.
Stendhal là phải già già một chút mới đọc được. Còn me-xừ Meursault không kịp có tuổi già. Những nhân vật như thế, là phải "chết non", mượn lại từ của ông anh.
Và có những tác phẩm, bạn không nên đọc sớm quá, và nên để dành! Lời khuyên của ông bà chúng ta, chớ đọc Phan Trần, chớ đọc Thuý Vân Thuý Kiều, là có thiện ý chứ không liên quan tới đạo đức. Cái cảnh:
"Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Rành rành trước mắt một tòa thiên nhiên"
chỉ 'trở thành hiện thực', khi bạn vừa đọc xong câu đó, là bèn thực hành liền! 
Theo nghĩa đó, một độc giả của tờ TLS [số tháng Hai, 2004, mục Sổ Tay] sung sướng la lên rằng, may quá, tới hơn nửa đời người, mới đọc Hamlet. Đúng là một món quà quí báu dành để đọc vào lúc xế bóng về chiều, mái tóc muối tiêu [a mid-life gift to himself].
*
Sự nổi tiếng của một số tác giả ở trong nước, sau 1975 thí dụ như NHT, PTH, BN, có dư luận hải ngoại cho rằng, họ ảnh hưởng văn chương miền nam trước 1975. Tôi nghĩ, có. Chiến thắng miền nam, và thực thế phũ phàng sau đó, làm sao không ảnh hưởng lên bất cứ một người viết?  Đoạn cuối Nỗi Buồn Chiến Tranh, đọc, thấy phảng phất Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền. Tướng Về Hưu có không khí hiện sinh của một thời hậu chiến ở bên...  Tây. Thiếu, là thiếu một tiếng hát, của Gréco, và một điệu Jazz, thí dụ, some of these days... Một ngày nào, anh sẽ nhớ em...  của La Nausée.
Thiệp có thể mơ hồ nhận ra sự thiếu sót đó, và thay bằng tiếng hát... nữ thuỷ thần.

Mơ biết tiếng ngoại mà chẳng cần hiểu nó [The dream: to know a foreign (alien) language and yet not to understand it. Roland Barthes. The Unkown Language, trong Empire of signs, bản tiếng Anh của Richard Howard, nhà xb Hill and Wang, NY].
 Ông giải thích thêm về giấc mơ này: [Mơ như vậy tức là] cảm nhận mà chẳng cần “thu hồi” sự khác biệt ngôn ngữ qua những chuyện ăn nói xã giao phù phiếm, qua truyền thông, giao tiếp, hay các trò tầm phào khác…. [Chỉ cần] một nhận xét của một người bạn về người Nhật, thế là cả một trời diễm ảo của xứ sở này được mở ra, cả một trời diễm ảo, the whole fictive realm mà chỉ một vài bản văn hiện đại [nhưng tiểu thuyết, không], là có thể đảm đương một quan niệm, cho phép chúng ta cảm nhận một quanh cảnh mà lời nói của chúng ta không làm sao khám phá, hoặc thăng hoa.
Cái giấc mơ biết tiếng ngoại mà chẳng cần hiểu nó, áp dụng vào chuyện đọc một cuốn sách, hoặc bằng chính tiếng mẹ đẻ, hoặc bằng tiếng nước ngoài, cũng y hệt như vậy theo tôi. Và, mô phỏng câu của Barthes, “chỉ cần một nhận xét… “, chúng ta có thể nói: Chỉ cần hiểu một hình ảnh, một câu văn ở trong cuốn sách mà bạn đang đọc đó, thế là cả cuốn sách mở ra trước mắt bạn.
Borges cũng đã từng nói như vậy, khi ông cho rằng, chỉ cần đọc một câu của Shakespeare thôi, là bạn trở thành… Shkespeare. Nhưng để có được một câu văn tình cờ đó, là cả một vấn đề, và nhất là một cơ may.
Nguồn


Tin Văn vs Võ lâm giang hồ
Alexa      Traffic Rank

talawas.org   84,868
tienve.org    140,313
damau.org   249,924
art2all.net  325,576
tanvien.net  499,405
  gio-o.com   1,330,003


PTVA vs VTN vs TH


Arthur Koestler, Người của Bóng tối


Về cuốn Đêm giữa Ngọ, nó không chỉ là một cuốn sách phổ thông: Nhờ nó mà Đảng Ta chẳng bao giờ lên cầm quyền được ở cựu mẫu quốc, tức nước Pháp, một chuyện có thể xẩy ra vào thời gian đó. Bây giờ nhìn lại, thật khó tưởng tượng được, Tây Âu và Mẽo có thể gắn bó với nhau những 50 năm trời. Luôn cả chuyện thắng Cuộc Chiến Tranh Lạnh.
Thành quả đó, công lao đó, là nhờ ba cuốn Trại Loài Vật của Orwell, Tôi Chọn Tự Do của Victor Kravchenko, và Đêm giữa Ngọ của Koestler.
Trong ba ông, số phận của Kravtchenko là thê thảm nhất, như Todorov cho biết. Năm 1947, sau khi cuốn sách Tôi chọn tự do của ông xb, 1946, tờ báo CS của Tây, Les Lettres Francaises tấn công ông, ông thưa ra tòa và thắng kiện, nhưng cũng chẳng được coi là vị anh hùng, hai mươi năm sau, ông tự tử tại căn phòng trong một khách sạn ở New York.


Orwell, ou l’invention du vrai

Một trong những cách đọc mới về Orwell, trên tờ Le Magazine Littéraire số Tháng Chạp 2010, là của một nữ triết gia Mẽo, Martha Nussbaum, giáo sư đại học Chicago. Trong bài viết Một thế giới không có sự thương hại, bà tra hỏi, qua 1984, và tác giả của nó, Orwell, những thành phần cơ bản của tình cảm cảm thông, les fondements du sentiment de compassion. Một tác giả khác, Éric Dior, trong bài viết L’enragé de la lucidité, coi vị trí của Orwell tương tự của Camus, mặc dù cả hai đều thoát thai từ thời kỳ Ánh Sáng: Ông Tây thuộc địa Camus thì mê mặt trời và đàn bà; ông Hồng Mao thích bia bọt âm ấm, không khí âm u ẩm ướt của mấy tiệm bia rượu và làm vườn


Kundera: Gặp Gỡ
Albert Camus, 50 năm sau khi mất


Kỷ Niệm

*

Săn chuột

Ui chao, lại nhớ đến những ngày tháng thiên đường ở nơi địa ngục, là nông trường cải tạo Đỗ Hòa, thuộc khu vực Cần Giờ, Nhà Bè, Rừng Sát…
Một Miền Nam Sâu Thẳm nhờ VC giải phóng mà có được!