Đọc
Buồn Nôn, La Nausée.
Trong
một bài viết về La Nausée, tôi có nhắc tới một kỷ niệm về nó, lần ngồi
Pagode,
vào cái thời mới tập tành viết, tập tành đọc sách Tây, và đã dám hùng
dũng
tuyên bố với bậc đàn anh, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, là Gấu tôi mê cuốn
đó lắm!
Ông trợn mắt, như không thể tin, hay là nghe lầm, và hỏi gặng lại:
-‘Cậu’ hiểu nó hả?
-Em nghĩ là… hiểu!
Ông thở dài than:
-Vậy là cậu hơn tôi rồi!
Bao nhiêu năm sau, giờ này, ngồi viết những dòng này, Gấu tôi tự hỏi
chính
mình: Mi ‘hiểu’ La Nausée của Sartre?
Kinh
nghiệm, đúng ra là kỷ niệm, thứ nhì, về Buồn Nôn, là với ông anh rể của
tôi,
nhà báo Nguyễn Hoạt, tức Hiếu Chân, một trong những ông thầy Pháp văn
đầu tiên
của tôi. Lần đó, khi Sartre đang là một hiện tượng trong lớp trẻ trong
đó có
tôi, ông nói, mày đưa tao cuốn La Nausée đọc thử coi. Ngay ngày hôm
sau, ông gần
như ném cuốn sách trả lại, nói, tao không hiểu thằng chả viết gì, nhất
là cái
đoạn không ngày tháng, ngay ở đầu cuốn sách!
Với riêng tôi, cái đoạn không ngày tháng, và nhất là, một câu văn ở
trong đó,
là chìa khoá mở cho tôi vào vương quốc văn chương, gồm những cư dân, là
những độc
giả, và những độc giả này, một cách nào đó, đều lăm le làm… nhà văn,
đều lăm
le, sẽ có được một dịp may, thử tài viết của mình!
ABC
[Milosz], La Nausée [Sartre], và Bông Hồng Đen [Gấu]. (1)
(1)
BHD cũng có ABC. Đó là tên nhà sách, nhà xb, nhà in của ông cụ thân
sinh của
BHD. Gấu biết đến BHD, một phần là nhờ nhà xb ABC
Với
Gấu tôi, cuốn ABC của Milosz có thể là từ nhân vật Tự Học, Autodidacte,
đọc
sách theo vần abc tên tác giả, của Sartre, trong La Nausée. Một cuốn
sách với
những đầu vào [entry] xếp theo thứ tự abc. Nhưng theo Milosz, đây là
một món đặc
sản của Balan, a Polish genre, một thể loại văn học được cấu tạo theo
kiểu 'tản
mạn" với những đầu vào ngắn, theo thứ tự abc. "Có lẽ ABC là một
'thay vì" của những thễ loại văn học khác. Thay vì viết một cuốn tiểu
thuyết,
một tiểu luận về thế kỷ 20. một hồi ức... tôi bèn viết ABC".
Và sau đây là một đầu vào của ông.
*****
Dostoiesky,
Fyodor.
Tôi dậy một lớp học về Dos, và rất nhiều lần học sinh hỏi tôi, tại sao
"thầy"
không viết về ông ta. Tôi trả lời có cả một thư viện, trong rất nhiều
ngôn ngữ
khác nhau, đã được viết, về ông ta. Và tôi không phải là một học giả.
Nói một
cách tối đa, tôi còn là một bà con xa của ông ta nữa cơ đấy.
Nhưng sự thực, lý do là như vầy.
Ông ta là một nhà văn lớn lao có một tầm ảnh hưởng - không ai sánh nổi,
so với
bất cứ một nhà văn đồng thời với ông, ngoại trừ Nietzsche - lên sự suy
tưởng của
Âu Châu và Mỹ Châu.
Một nhà tiên tri, có lẽ. Và còn là một ông thầy nguy hiểm.
******
Milosz
không ưa Sartre, lẽ dĩ nhiên, vì Sartre mê Cộng Sản, mà ông từ
phía đó bỏ
chạy qua Paris.
Ông hợp với Camus, và cả hai rất thông cảm nhau, về cái tai ương
của nhân
loại: Cái Ác Mầu Đỏ đó.
Sau
đây là đầu vào về Camus của ông trong ABC.
Camus, Albert. Tôi theo dõi chuyện xẩy ra cho ông,
sau khi xuất bản Con
Người Nổi Loạn, L'homme révolté. Ông viết như một con người tự do [like
a free
man], nhưng hoá ra là điều này không được phép, bởi vì đụng vô lằn ranh
"chống-đế
quốc" [có nghĩa, chống Mỹ, và ủng hộ Xô Viết]. Chiến dịch thô bỉ nhằm
phạng
Camus của Sartre, và Francis Jeanson, trên tờ Thời Đại Mới, được a dua
[joined]
bởi Simone de Beauvoir, cú này trùng hợp với thời điểm tôi đoạn tuyệt
[break] với
Varsaw vào năm 1951. Đây cũng là thời điểm mà Sartre viết về Camus:
"Nếu bạn không ưa cả Cộng Sản lẫn Tư Bản, thì chỉ còn có một chỗ cho
bạn
dung thân là Quần Đảo Galapagos".
Camus thò tình bạn, tức đồng minh, ra bắt tay tôi, và điều này thật
quan trọng.
Milosz
viết về bạn tình, bạn đường, của Sartre.
Beauvoir, Simone de. Tôi chẳng hề gặp, nhưng chuyện
không ưa nổi bà ta
thì không hề giảm, sau khi bà mất, và ngay cả cho tới bi giờ, khi bà
chỉ còn là
một cái tiểu chú về thời của bà... Thì cứ thú nhận thẳng ra ở
đây, một thằng
nhà quê miệt vườn, làm sao mà ưa cho nổi một bà lớn [grande
dame]... Tôi
không thể tha thứ cho bà ta về những trò hạ cấp, cùng Sartre, nhắm bề
hội đồng
Camus.
*
Nói tới Camus, Gấu tôi nhớ, có lần ngồi Pagode, nhà thơ TTT chê Kẻ Xa
Lạ, khi
so sánh đoạn tử tội Meursault gặp ông thầy tu, với cũng một xen như
vậy, trong
Đỏ và Đen, thì, Camus không đáng là học trò của Stendhal.
Ấy là mấy chục năm sau, thằng em diễn lại câu phán của ông anh, qua...
tưởng tượng.
Quả thế thực, nhưng theo Gấu tôi, phải tính tới cái tuổi của người đọc,
khi đọc
bất cứ một tác giả.
Stendhal là phải già già một chút mới đọc được. Còn me-xừ Meursault
không kịp
có tuổi già. Những nhân vật như thế, là phải "chết non", mượn lại từ
của ông anh.
Và có những tác phẩm, bạn không nên đọc sớm quá, và nên để dành! Lời
khuyên của
ông bà chúng ta, chớ đọc Phan Trần, chớ đọc Thuý Vân Thuý Kiều, là có
thiện ý
chứ không liên quan tới đạo đức. Cái cảnh:
"Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Rành rành trước mắt một tòa thiên nhiên"
chỉ 'trở thành hiện thực', khi bạn vừa đọc xong câu đó, là bèn thực
hành liền!
Theo nghĩa đó, một độc giả của tờ TLS [số tháng Hai, 2004, mục Sổ Tay]
sung sướng
la lên rằng, may quá, tới hơn nửa đời người, mới đọc Hamlet. Đúng là
một món
quà quí báu dành để đọc vào lúc xế bóng về chiều, mái tóc muối tiêu [a
mid-life
gift to himself].
*
Sự nổi tiếng của một số tác giả ở trong nước, sau 1975 thí dụ như NHT,
DTH, BN,
có dư luận hải ngoại cho rằng, họ ảnh hưởng văn chương miền nam trước
1975. Tôi
nghĩ, có. Chiến thắng miền nam, và thực thế phũ phàng sau đó, làm sao
không ảnh
hưởng lên bất cứ một người viết? Đoạn cuối Nỗi Buồn Chiến Tranh,
đọc, thấy
phảng phất Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền. Tướng Về Hưu có không khí
hiện sinh
của một thời hậu chiến ở bên... Tây. Thiếu, là thiếu một tiếng
hát, của
Gréco, và một điệu Jazz, thí dụ, some of these days... Một ngày nào,
anh sẽ nhớ
em... của La Nausée.
Thiệp có thể mơ hồ nhận ra sự thiếu sót đó, và thay bằng tiếng hát...
nữ thuỷ thần.
Mơ
biết tiếng ngoại mà chẳng cần hiểu nó [The dream: to know a foreign
(alien)
language and yet not to understand it. Roland Barthes. The Unkown
Language,
trong Empire of signs, bản tiếng Anh của Richard Howard, nhà xb Hill
and Wang, NY].
Ông giải thích thêm về giấc mơ này: [Mơ như vậy tức là] cảm nhận
mà chẳng
cần “thu hồi” sự khác biệt ngôn ngữ qua những chuyện ăn nói xã giao phù
phiếm,
qua truyền thông, giao tiếp, hay các trò tầm phào khác…. [Chỉ cần] một
nhận xét
của một người bạn về người Nhật, thế là cả một trời diễm ảo của xứ sở
này được
mở ra, cả một trời diễm ảo, the whole fictive realm mà chỉ một vài bản
văn hiện
đại [nhưng tiểu thuyết, không], là có thể đảm đương một quan niệm, cho
phép
chúng ta cảm nhận một quanh cảnh mà lời nói của chúng ta không làm sao
khám
phá, hoặc thăng hoa.
Cái giấc mơ biết tiếng ngoại mà chẳng cần hiểu nó, áp dụng vào chuyện
đọc một
cuốn sách, hoặc bằng chính tiếng mẹ đẻ, hoặc bằng tiếng nước ngoài,
cũng y hệt
như vậy theo tôi. Và, mô phỏng câu của Barthes, “chỉ cần một nhận xét…
“, chúng
ta có thể nói: Chỉ cần hiểu một hình ảnh, một câu văn ở trong cuốn sách
mà bạn
đang đọc đó, thế là cả cuốn sách mở ra trước mắt bạn.
Borges cũng đã từng nói như vậy, khi ông cho rằng, chỉ cần đọc một câu
của
Shakespeare thôi, là bạn trở thành… Shakespeare. Nhưng để có được một
câu văn
tình cờ đó, là cả một vấn đề, và nhất là một cơ may.
Nguồn