Chúc Mừng
Giáng Sinh
Tưởng
niệm Camus, 50 năm sau
khi ông mất
Bây giờ đọc lại Những
Con Dã Tràng,
Gấu nhận ra một
điều thật là hiển nhiên, nếu chưa từng đọc Kẻ Xa Lạ, không thể
nào viết
ra được.
Kỹ thuật viết, [lồng ba bốn câu
văn vào
nhau, Người con gái lớn đứng im lặng, nhìn ra biển. Tôi bỗng
nói, tôi
không thể làm sống lại người đã chết, tóc xõa che lấp cả khuôn mặt, và
hơn nữa, tôi không muốn ngồi vào chỗ của người khác, cúi
xuống nhặt
một viên sỏi, ném ra xa, cử chỉ lạnh lùng, người đàn bà (bà mẹ)
ngạc
nhiên nhìn tôi.. ] chưa từng có trong cõi văn Mít, trước Gấu, và
cho tới
bây giờ, cũng vẫn chưa có!
Nghe tiếng mưa khi mưa
hãy còn xiêu xiêu
ngoài sông, rồi mưa băng qua bờ lá có căn chòi hoang ở phía Nam cồn, ào
vào bãi
đất xơ rơ những thân lau sậy cháy, giờ thì mưa đã dội trên mái nhà,
trượt theo
những đuôi lá mục mưa thả mình vào đất. Khe vách rách rã chẻ mỏng những
ngọn
gió ướt, chém ngọt qua người, lạnh rởn từng lỗ chân lông.
Nguyễn
Ngọc Tư: Khói trời lộng
lẫy
Câu văn mở ra, [khởi đầu là
lời], mới lộng
lẫy làm sao!
Bất giác nhớ đến câu văn mở ra
đời văn của
Gấu:
Villa trông ra biển
Của Camus:
Bữa nay mẹ tôi mất.
*
Người mở truyện hách nhất, có lẽ là Camus.
Thử coi, có đúng không.
NOCES A TIPASA
Au printemps, Tipasa est habitée par les dieux et les dieux parlent
dans le
soleil et l'odeur des absinthes, la mer cuirassée d'argent, le ciel
bleu écru,
les ruines couvertes de fleurs et la lumière à gros bouillons dans les
amas de
pierres.
Hôn lễ ở Tipasa
Vào mùa hè, Tipasa
là nơi trú ngụ của những vị thần, và những vị thần lèm bèm với nhau
trong ánh nắng,
trong mùi ngải, biển rát bạc, trời xanh tươi, giữa những điêu tàn phủ
hoa, giữa
ánh sáng sủi cục trong những đống đá.
LE VENT A DJÉMILA
Il est des lieux où meurt l'esprit pour que naisse une vérité qui est
sa
négation même. Lorsque je suis allé à Djémila, il y avait du vent et du
soleil,
mais c'est une autre histoire.
Gió về Djémila
Có những nơi chốn
mà ở đó, tinh thần chết đi để nẩy ra sự thực, là phủ định chính nó. Khi
tôi tới
Djémila, thì ở đó có gió, có mặt trời, nhưng đó một câu chuyện khác.
L'ÉTÉ A ALGER
Ce sont souvent des amours secrètes, celles qu'on partage avec une
ville. Des
cités comme Paris, Prague,
et même Florence
sont refermées sur elles-mêmes et limitent ainsi le monde qui leur est
propre.
Mais Alger, et avec elle certains milieux privilégiés comme les villes
sur la
mer, s'ouvre dans le ciel comme une bouche ou une blessure. Ce qu'on
peut aimer
à Alger, c'est ce dont tout le monde vit: la mer au tournant de chaque
rue, un
certain poids de soleil, la beauté de la race. Et, comme toujours, dans
cette
impudeur et cette offrande se retrouve un parrfum plus secret. A Paris, on peut
avoir la
nostalgie d'espace et de battements d'ailes. Ici, du moins, l'homme est
comblé,
et assuré de ses désirs, il peut alors mesurer ses richesses.
Mùa hè ở Alger
Luôn luôn là những mối tình
thầm kín, thứ mà người ta chia sẻ với một thành phố. Những đô thị như Paris, Prague, và
luôn cả Florence,
chúng tự khép lại,
và giới hạn cái thế giới của riêng chúng. Nhưng Alger, và, cùng với nó
là một vài
vùng đặc quyền như những thành phố nhìn ra biển, mở ra bầu trời, như
một cái miệng,
hay như một vết thương. Điều mà người ta có thể yêu ở Alger, là ai cũng
có phần sống của mình: biển ở mỗi ngõ quặt của con phố, một mẩu mặt
trời, cái đẹp của
sắc dân. Và luôn luôn, trong cái dơ dáng, đĩ thõa, thèm cho không, biếu
không, là một mùi phấn
hương bí ẩn. Ở Paris,
người ta có thể hoài nhớ không gian, những tiếng vỗ cánh. Ở đây, ít ra,
con người
tràn đầy, no đủ, và một khi, mọi ham muốn đều được bảo đảm, thằng chả
bây giờ bèn
thẩm định sự giầu có của mình.
*
Gấu,
khi mở ra Mùa Hè Miền
Nam, đã
chắc mẩm, kể như xong, một truyện dài, chẳng thua gì Lumière d’Aout của
thầy Faulkner.
Hóa ra tẽn tò!
*
Phi
lý của Camus ở đâu mà ra?
*
Albert Camus và đạo đức học của
những giới
hạn
Hai mươi năm trước đây, Albert
Camus là
một tác giả thời thượng; những kịch phẩm, tiểu luận và tiểu thuyết của
ông giúp
những người trẻ tuổi, sống. Vào lúc đó, bị ảnh hưởng Sartre, say mê
những tư
tưởng của ông ta, tôi đọc Camus mới ngán ngẩm làm sao, và nhiều khi còn
bực bội
về cái gọi là chất trữ tình làm ra vẻ trí thức của ông!
Sau đó, khi tác phẩm di cảo của ông, Sổ Ghi [Notebooks], được
xb, vào năm
1962 và 1964, tôi bèn đi vài đường tạp ghi, bằng một giọng văn tầm
phào, bố lếu
bố láo, phiến diện, tôi chụp cho cái xác của ông một cái nón mầu ‘xám
chưa đủ
xám’[a ‘premature greyness’]. Dựa vào thái độ của ông trước thảm kịch
Algeria -
một vị trí mà tôi thật sự chẳng hiểu cái chó gì, hò theo những kẻ thù,
đối thủ của
ông, không chịu đọc thẳng ông, tôi tự cho phép mình vẽ ra một hình ảnh
tiếu lâm
về ông, một kẻ công chính, một ông bình vôi, the lay saint, mà những đệ
tử của
ông để lên bệ thờ và cứ thế xì xụp!
Tôi đếch thèm đọc ông, cho mãi tới mấy tháng trước đây, may mắn làm
sao, trong
khi theo dõi một vụ khủng bố tấn công ở Lima
[ở Sài Gòn, do tay khủng bố VC nằm vùng DH, cũng một đệ tử của ông,
thực hiện!
Hà, hà!]….
Mario Vargas Llosa, Lima
18 May 1975
[còn tiếp]
Ui chao,
xuống phố, lượm phụ trang văn học của tờ Le Monde:
1959: Gấu
trước tác Những Con Dã Tràng ở Sài Gòn
1959: Tiểu thuyết mới đăng quang ở Pháp.
1959: Kẻ Công Chính Cuối Cùng, Le Dernier Des Justes, của
André
Schwart-Bart, được Goncourt của Tây.
Gấu quả là
bảnh thật!
André
Schwarz-Bart (1928-2006),
prix Goncourt 1959, avait choisi de ne plus publier depuis 1972. L’Etoile
du matin, lancé comme une enquête d’une jeune historienne dans les
archives du mémorial de Yad Vashem, prend la forme d’un conte
hassidique. Le roman posthume paraît aux éditions du Seuil.
Tay
này, sau cuốn trứ danh, đầu tiên, và cuối cùng, Kẻ Trung Thực Cuối Cùng, Prix
Goncourt 1959, là tịt ngòi, cho tới bây giờ, Ngôi Sao Mai, một di cảo.
OUR WORLD
IN
MEMORIAM W. G. SEBALD
I never met him, I only knew
his books and the odd photos, as if
purchased in a secondhand shop, and human
fates discovered secondhand,
and a voice quietly narrating,
a gaze that caught so much,
a gaze turned back,
avoiding neither fear
nor rapture;
and our world in his prose,
our world, so calm-but
full of crimes perfectly forgotten,
even in lovely towns
on the coast of one sea or another,
our world full of empty churches,
rutted with railroad tracks, scars
of ancient trenches, highways,
cleft by uncertainty, our blind world
smaller now by you.
One Response to “The
Perfect Present for
Sebald Readers
- Ivo Kievenaar Says:
February 8, 2009 at 8:14 am
I just bought: Adam Zagajewski / Eternal enemies, a marvelous
book of poems, Farrar, Straus and Giroux, 2008. One of the poems is
dedicated to W.G. Sebald.
Trang
thơ Adam Zagajewski
Letter from a Reader
Too much
about death,
too many shadows.
Write about life,
an average day,
the yearning for order.
Take the
school bell as your model
of moderation,
even scholarship.
Too much
death,
too much
dark radiance.
Take a look,
crowds packed
in cramped stadiums
sing hymns of hatred.
Too much
music
too little harmony, peace,
reason.
Write about
those moments
when friendship's foot-bridges
seem more enduring
than despair.
Write about
love,
long evenings,
the dawn,
the trees,
about the endless patience
of the light.
Adam Zagajewski
Dịch từ tiếng Ba Lan: Clare Cavanagh
*
Từ một
độc giả Tin Văn
Đen
thui,
Ngoại trừ những dòng
Về BHD
Quá nhiều về chết chóc
Quá nhiều bóng tối
Hãy viết về cuộc đời
một ngày, khoảng đó,
khát khao trật tự
Zadie
Smith
Steiner, trong A Death of
Kings,
cho rằng, trước cái tuổi dậy thì, thì ba món ăn chơi ngỡ ngàng hứng
thú, thứ ưu
việt, của giống người là âm nhạc, toán học và cờ tướng. Liền đó, ông
vinh danh
Lévi-Strauss và cơ cấu luận: Levi-Strauss nhìn thấy ở trong sự phát
minh ra
giai điệu “chiếc chìa khoá mở ra niềm bí ẩn tối thượng’ của con người –
nó là
cái manh mối mà nếu chúng ta mò theo thì có thể sờ vô được cái máy trời
đặc dị,
cái thiên tài chủng loại.
[Music and mathematics are among the preeminent wonders of the race.
Levi-Strauss sees in the invention of melody "a key to the supreme
mystery" of man - a clue, could we but follow it up, to the singular
structure and genius of the species].
Cũng trong bài viết, ông nhận xét, bên dưới những giả tưởng của
Nabokov, là một
cái bàn cờ tướng ẩn dụ, biểu tượng: Chess is the underlying metaphor
and
symbolic referent throughout Nabokov's fiction. Pnin plays
chess; a
chance look at the Soviet chess magazine 8 x 8 impels the hero of The
Gift
to undertake his mythical biography of Chernyshevski; the title of The
Real
Life of Sebastian Knight is a chess allusion, and the intimation of
Master
play between two modes of truth runs through the tale; the duel between
Humbert
Humbert and Quilty in Lolita is plotted in terms of a chess
match whose
stakes are death.
Kadaré:
Le Diner de trop
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Cùng
lúc đọc, viết. Truyện
ngắn đầu tay của tôi, Những Ngày Ở Sài Gòn, thai nghén tại nhà thương
sau khi
đọc một bài thơ của một người bạn, thi sĩ Cao Thoại Châu, trên báo Văn,
tiền
thân tờ Văn bây giờ, của Nguyễn Xuân Hoàng. Viết tại đỉnh cồn, một tay
bị băng
bột, phải tựa lên thành ghế, một tay viết. Ban đêm ngủ phải nằm sát
tường, để
có chỗ dựa cho cánh tay băng bột. [Vậy mà cũng vác cánh tay đi chơi với
‘Cô
Bé’. Thấy mọi người chăm chú nhìn, cô cười nói, họ nhầm anh với một anh
lính
chiến!]
Xong, gửi báo tuần báo Nghệ
Thuật. Truyện được đăng, sau đó được tòa soạn nhắn xuống lấy tiền nhuận
bút.
Nhân thế, quen Viên Linh, liền sau đó thay Thanh Nam
làm tổng thư ký. Anh xúi tôi
viết tiểu luận, phê bình, điểm sách, điểm phim! [Mới đây, gặp lại, anh
chìa cho
tôi xem, một trong những bài điểm sách đầu tiên của tôi, là cuốn Thị
Trấn Miền
Tây, của Viên Linh, đăng trên báo Văn Học Sài Gòn, không phải tờ Văn
Học Cali
bây giờ]
Tôi nói với ông anh. Ông bảo
sợ gì chuyện đó. Thì cứ viết, bằng cách giới thiệu những trào lưu văn
học thế
giới. Thấy tôi ngần ngại, ông bảo, Nguyễn Đình Thi cũng viết cuốn Triết
Học
Nhập Môn theo kiểu đó, vừa đọc, vừa dịch, vừa giới thiệu, vừa sáng tác.
Đừng sợ
sai, sai thì sửa. Không làm như vậy, chẳng bao giờ có tác phẩm.
Kinh nghiệm của Nguyễn Đình
Thi, qua ông anh, đã theo tôi suốt bao năm mê mải với mớ chữ. Tôi
cứ thế giới
thiệu, nào trào lưu hiện sinh [Tôi còn nhớ tên loạt bài viết cho Nghệ
Tthuật:
Thế nào là văn chương dấn thân?], tới những tác giả tiếp theo trào lưu
hiện
sinh như Roland Barthes, Gérard Genette... Tôi giới thiệu Beckett vào
năm 1965
- 1966, trước khi ông được Nobel vào năm 1969. Ra hải ngoại, vẫn ‘mửng’
đó, tôi
giới thiệu Borges, Steiner, Naipaul, Said... nghĩa là vừa đọc, vừa
[tập] dịch
[tiếng Anh].
Những Ngày Ở Sài Gòn,
thai
nghén tại nhà thương sau khi đọc một bài thơ của một người bạn, thi sĩ
Cao
Thoại Châu…
Không phải như vậy.
Những ngày viết
lâu rồi, nhưng bỏ trong ngăn kéo. Chỉ đến khi ăn mìn VC, và, trong khi
nằm dưỡng thương trên Đài, đọc bài thơ CTC trên tờ Nghệ Thuật, thế là
lôi ra, sửa sửa, rồi nhờ anh bạn Trần Công Quốc, nhân ghé Đài thăm, đưa
cho anh Tâm, tức TTT. Anh Tâm đem xuống cho Nghệ Thuật.
Bài thơ của CTC, là một bài thơ viết về chiến tranh. Hồi đầu, thơ CTC
đầy không khí chiến tranh, thí dụ như câu Xin lấy máu làm dầu soi sáng, cho đám Mít
nhìn rõ mặt nhau.
Sau này, thơ anh đầy đàn bà. Bài thơ nào cũng có đàn bà, hoặc bạn.
Truyện
ngắn Những Con Dã Tràng,
được viết ra, để giải tỏa một nỗi nhức nhối của đời sống, ngay sau khi
đọc Kẻ
Xa Lạ của Camus. Chỉ đến khi đọc Faulkner, và viết được cái
truyện ngắn Những
Ngày Ở Sài Gòn, thì Gấu biết mình sẽ có ngày trở thành nhà văn.
Chính cái
style, cái không khí truyện, cái giọng văn, cái hình dáng của một câu
văn, câu
nọ choàng lên câu kia, câu trước chưa thở hết cái hơi
thở của nó, thì câu sau đã hăm he choán chỗ, câu trước đẩy câu sau… cho
Gấu biết điều này.
Sau này, Gấu
để ý, chỉ có hai nhà văn Mít cũng viết như vậy, là Nguyễn Ngọc Tư, và
Mai Ninh.
Ở NNT, Gấu nghĩ, văn của bà là từ những dòng sông, những con rạch,
những
cánh đồng
bạt ngàn của Miền Nam trước khi đám Yankee mũi tẹt tàn phá chúng, tạo
nên.
Văn chương Bắc Kít, y hệt cái ao làng, một
thửa vườn, thửa ruộng nhỏ xíu, bị bờ ruộng, bị lòng người, tình người
bít chặt đến nghẹt thở. Bạn cứ thử đọc, bất cứ một ông nào, bà nào, là
thấy liền tù tì!
Đã thế lại còn hay triết lý, biện luận, giảng giải, lúc nào cũng sợ độc
giả ngu, không nhận ra tư tưởng thâm viễn của... chúng ông!
*
Lời giới thiệu:
Là một nhà văn nổi tiếng ở hải
ngoại, nhưng với một độc giả, thí dụ như tôi, và
có lẽ, với chính tác giả, đến bây giờ, cả hai mới nhận ra giọng văn
đích thực,
của mình.
Hy vọng sẽ có
dịp nói thêm, về một thứ tùy bút, giống như mưa mùa xa, theo
nghĩa chưa từng có, chợt về với khí hậu văn chương Việt Nam.
Nhưng cũng
không hẳn như vậy, bởi vì đọc Mưa Mùa Xa, bỗng nhiên tôi liên tưởng
tới... Một Mối Tình:
Mưa vô mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu
diễn, tôi về quê, má tôi chặt lá, giúc
nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh, tôi hỏi
má gói
chi nhiều vậy, má cười...(1)
Như vậy, đâu
phải bốn, mà chỉ có hai mùa, mưa và nắng, nhất là mưa, ở trong Mưa
Mùa Xa:
"Mưa Sài Gòn
độ rất nhỏ.."
Và "nhất là"
những câu như thế này:
"Rồi tôi, cô bé mười ba bấy giờ biết những
chấn động đầu tiên trong đời
qua màn mưa phả suốt đêm giới nghiêm, ngập ngụa những tờ truyền đơn ướt
nát,
những manh biểu ngữ rách bươm và gậy gộc lẫn nhang đèn vung vãi trên
vỉa hè sau
cuộc biểu tình tuyệt thực rầm rộ trước nhà, loa phóng thanh rền rĩ niệm
kinh
suốt buổi chiều. Lẫn trong tiếng nước đập rộn rã vào cửa liếp và những
chậu
kiểng mẹ trồng thay hàng dâm bụt với gốc tầm ruột xanh từng chùm đã đốn
đi,
thỉnh thoảng rú lên hụ còi xe quân cảnh tuần tiễu chạy rút giữa lòng
đường."...
Bạn nhận ra
ngay, Sài Gòn của những ngày xuống đường, ở trong Mưa Mùa Xa,
Bạn nhận ra
ngay, Miền Nam
ở trong Một Mối Tình.
Roland
Barthes
Ghi
chú về Brodsky
Chăm
sóc cô đơn
Dọn Tiếp!
V/v NDT
Theo Gấu, vụ xb “Thơ từ đâu
tới”, gồm
những bài phỏng vấn của NDT, với một số nhà thơ trong và ngoài nước, là
một
thiện ý của giới cầm viết ở trong nước.
Họ muốn có được một cú giao lưu như thế. Bởi vì nếu không, chúng ta
không thể
hiểu được, tại sao những Lê Đạt, Hoàng Cầm lại nhận lời. Không lẽ họ
không
‘bảnh’, so với VL, TTY?
Trong thiện ý đó, Trung Trung Đỉnh, đã cố gắng dàn xếp với giới kiểm
duyệt, và
rất bực, khi bị qua mặt, tình tiết cú qua mặt này xin đọc Blog Nguyễn
Trọng
Tạo, nhưng vẫn bỏ qua, chứng cớ là màn vĩ thanh, như đăng trên talawas.
Cho nên, cái vụ này, không liên quan tới nhà nước VC, không liên quan
tới kiểm
duyệt VC.
Còn cái chuyện liên quan tới nhà biên khảo HNT, cũng chẳng mắc mớ gì
tới chuyện
kiểm duyệt, mà chỉ vì NDT tính muợn tí tên tuổi của mấy ông này, khi
"cám
ơn" họ đã giúp đỡ này nọ. Mấy ông này, đã trả lời thẳng thừng rồi, là
xong, đâu cần phải khoe tao bảnh hơn mày, đếch cho phép nhà nước VC
kiểm duyệt
tác phẩm?
Toàn chuyện ruồi bu!
Trong vụ này, rõ
ra là đám BVVC
bảnh hơn đám
hải ngoại! (1)
Chán thế!
NQT
(1) Mi lại muốn "làm lợi cho CS", hử ?
*
V/v "chở
sách về tù", của đám nhà văn hải ngoại, Gấu là người đầu tiên nếm thú
đau
thương.
Lần đó, đám BVVC mở lời trước, Gấu nể tình, quả đúng là như vậy, gật
đầu. Khi
được anh Lê Tự, của báo Đại Đoàn Kết phỏng vấn, Gấu cũng nói ra điều
này, nhưng
do nghe, rồi về viết lại, anh viết, chuyến này về Gấu mang về theo hai
cuốn
sách, tính xin xb, khiến Gấu hoảng quá, bèn đi một đường đính chính.
Cũng rét
vậy. Và sự thực nó không đúng như vậy.
Một trong số những BVVC còn đưa Gấu ra Hội Nhà Văn ở Hà Nội, để gặp
‘mấy anh’,
vẫn nể quá, Gấu cũng đi, và may quá, chẳng có anh nào ở đó, bữa đó. Có
vẻ như
biết Gấu không ham, anh ta đề nghị, tụi này sẽ download bài trên net,
tự nguyện
cắt xén, đưa kiểm duyệt, rồi lo in ấn, xb, anh vờ đi coi như không biết
tới.
OK?
Một ông nữa, thì yêu cầu Gấu chuyển bản thảo về, qua email, tới hai lần
lận,
nhưng sau đó cũng im re. Theo Gấu, anh ta biết, nếu cắt xén, thì coi
như chẳng
còn gì.
Chuyện xb sách ở trong nước, vào thời điểm bây giờ, chỉ là chuyện ruồi
bu. Có
cái gì hay, cứ đưa lên net, là trong nước đọc. In, chưa chắc họ đã đọc,
vì biết
chỉ là cứt đái.
Bởi vì nếu không là cứt đái, thì đã không qua được kiểm duyệt!
Đây là nói chuyện ôm tác phẩm ngoại, về xin đi tù VC, không liên quan
gì tới
tác phẩm ở trong nước.
Ở trong nước, thì đã có câu của Borges: Kiểm duyệt là mẹ của ẩn dụ.
NHT, thí dụ, rất rành chuyện này. Ông bắt Nguyễn Huệ sống dậy, làm giùm
ông cái
việc ông cần làm.
*
Tờ Granta, số 64, Mùa
Đông, 1998,
đặc biệt về Miền Đông Hoang dã của Nga xô, Russia, The Wild East,
Tin
Văn đã từng chôm một vài đoạn ở trong đó. Trong bài Intro, được scan
dưới đây,
và nếu có thể sẽ được dịch, có đoạn:
Về văn chương, Nga có một truyền thống hiện thực chủ nghĩa, lớn, có lẽ
lớn
nhất, và có vẻ như nó đang dậm chân tại chỗ. Có lẽ thực tại, chính nó,
vào lúc
này thì hơi bát nháo, và sự thực về nó, thì cũng hết còn bị dồn nén,
cho nên
những nhà văn mới của Nga thường khoái biếm văn và những trò kỳ quái
mang tính
ám dụ. Những thể loại văn học mà một khi mất nội dung xã hội, họ bắt
buộc phải
sử dụng chúng nhằm tránh né khó khăn, và thất bại, khi muốn vươn tới
những xã
hội khác, những ngôn ngữ khác.
Nhận xét trên thật quá đúng đối với văn chương Mít ở trong nước. Nào là
rung
chuông tận thế, nào là ẩn dụ "cởi truồng", chờ hoài chờ huỷ không
thấy kinh, và chỉ thấy kinh, [có tháng] vào ngày lễ ra trường ngợp cờ
đỏ, hay
bị bóng đè, bị hồn ma tiền nhân, hay ma net hiếp...
[Note: Những dữ kiện nêu ra ở đây, chỉ có tính minh họa, không nhằm
khen chê
bất cứ tác giả nào].
Theo Gấu có một sự băng hoại khủng khiếp ở trong văn chương trong nước.
Nhà văn
hàng ngày phải chứng kiến những tội ác chưa từng có trong lịch sử nước
Mít, thí
dụ, đại
gia xả xui bằng cách lấy
trinh hàng loạt trẻ em, ông hàng xóm hiếp đứa con nít 5 tuổi
nhà kế
bên bằng mồi nhử là ba cục kẹo... Khủng khiếp hơn nữa, những con
quái vật
này không bị trừng phạt, hoặc trừng phạt thật nhẹ. Khủng khiếp hơn nữa
nữa,
chính nạn nhân năn nỉ khoan hồng cho chúng, bởi vì đành phải chấp nhận
một tí
tiền bồi thường bên ngoài tòa án, nếu không, chẳng được gì. Và do sợ
hãi, do
bổng lộc, do hèn hạ... nhà văn đành câm miệng trước tội ác, và để
quên
nhục nhã, viết biếm văn, viết ẩn dụ cởi truồng.
Cứ giả dụ, nhà văn ý thức được những cái ác nhan nhản trước mắt, nhưng
do không
kiếm ra nổi một thứ ngôn ngữ trung tính, một cách viết trắng, như cách
viết của
Camus, thí dụ, và sử dụng thứ ngôn ngữ ô nhiễm, [nào đại gia, nào máu,
nào
đạn...], hoặc ngôn ngữ dối trá nâng bi quá khứ, tác phẩm cũng không thể
nào đọc
được.
Cái sự băng hoại của ngôn ngữ, cái sự dối trá mới đáng sợ làm sao!
Làm
thế nào để làm điêu tàn
một xứ sở?
Trang Yiyun Li
Trong chợ
sách, ở bên
Tây, DCT ca ngợi hai tác giả cùng có mặt, Bảo Ninh, và Thuận.
Bảo Ninh, thì ‘xưa rồi Diễm ơi’, nhưng Thuận, với Chinatown,
theo tôi,
không phải là cõi văn Mít.
Phải coi nó là một tác phẩm ngoại, ngay cái tên của nó, đã cho thấy.
Nếu coi đây là hai tác phẩm tiêu biểu, thì sẽ có một lời giải thích
liên quan
tới cả hai:
Chính cái sự bế tắc của Bảo Ninh, và cùng với nó, văn học Mít sau 1975,
đẻ ra
thứ văn chương ngoại lai, tả pí lù Chinatown.
Những đứa trẻ bị những đại gia
phá trinh,
những người dân Mít bị chà đạp, mất nhân phẩm, những Lê Công Định, thí
dụ,
không hề có mặt ở trong Chinatown.
Thứ ngôn ngữ ở trong đó, không chấp nhận họ.
Những thể loại văn học mà một khi mất nội dung xã hội,
họ bắt buộc phải sử
dụng chúng nhằm tránh né khó khăn, và thất bại, khi muốn vươn tới những
xã hội
khác, những ngôn ngữ khác.
Câu trên, có thể áp dụng cho Chinatown, và rất
nhiều tác phẩm khác,
kể cả thứ viết cho nhi đồng, như Vừa nhắm mắt vừa mở cửa, thí
dụ, của
một tay giả đò làm con nít, trong khi giả đò nhắm mắt coi phim sex diễn
ra nhan
nhản trong xã hội.
Nhật
Ký Tin Văn