|
Cháu
nội Gấu
Hi, everybody!
Vientiane Laos
30.4.2010
Phim Thái Lan giành giải
Cành cọ vàng
Đề tài phim 'cũng' liên quan tới
Lễ Tưởng Niệm 30 Tháng Tư năm tới!
Hiện giờ chúng ta có 3 “mấu
chốt”, clues, để tiên đoán lễ tưởng niệm 30
Tháng Tư 2011, nếu đúng như sự tưởng tượng của GNV:
1. Phim Chàng Hôi Chi Cụt
Tai [cú
thần kỳ chót phim]
2. Đề nghị của Tạ Chí Đại
Trường liên quan tới mồ mả lính Ngụy.
3. Phim Thái Lan mới ẵm
giải Cọ Vàng, và đề tài của nó [The
director thanked "all the spirits and all the ghosts in Thailand.
They
made it possible for me to be here."]
"bố lếu bố láo một
cách thật là tuyệt vời", wonderfully eccentric, chữ của tờ L.A.
Times, sẽ là ý nghĩa của lễ tưởng niệm
30 Tháng Tư 2011!
It was a great
night for a
guy named Joe, as Apichatpong Weerasethakul's "Uncle Boonmee Who Can
Recall His Past Lives," a film as wonderfully eccentric as it
sounds, won the Palme d'Or at the 63rd Festival des Cannes.
Thai director Weerasethakul,
who tells people to call him Joe because of the difficulty Westerners
have
pronouncing his name, has made a one-of-a-kind dreamy ghost story about
a man
who is on speaking terms with all manner of supernatural beings.
"This is like another
world for me. This is surreal," the director said on accepting the
prize
at the Palais des Festivals on Sunday night.
After telling jury president
Tim Burton, "I really like your hairstyle," he thanked "all the spirits
and all the ghosts in Thailand. They
made it possible for me to be here."
Source
*
Truyện chàng
Hôichi cụt tai
Nguyên tác : Hirai
Teiichi dịch
Lafcadio Hearn (từ Anh ra Nhật)
Người dịch : Nguyễn Nam Trân (từ tiếng Nhật)
Vài trăm năm trước ở vùng
Akamagaseki có một chàng mù tên gọi Hôichi (Phương
Nhất). Hôichi nổi danh về tài đánh tì bà và hát theo điệu đàn. Cái tài
đánh đàn
kể truyện anh chàng vốn có từ ngày còn bé. Khi hãy còn là một gã thiếu
niên,
tài chàng đã vượt cả thầy học. Chả thế mà mấy chốc Hôichi đã trở thành
nhạc sư
tì bà, sở trường về khúc "Truyện hai nhà Minamoto-Taira tranh hùng (1).
Người ta bảo khi Hôichi chơi đến đoạn nói về cảnh thủy chiến ở Dan no
Ura thì
não nùng ai oán đến "quỉ thần cũng phải cảm thương nhỏ lệ".
Lúc Hôichi chưa có danh chi, chàng ta rất nghèo. May nhờ có một người
tri kỷ
nâng đỡ anh. Người ấy là hòa thượng trụ trì chùa A Di Đà, một nhà tu
hành tinh
thông cả thi ca âm luật, lâu lâu vẫn gọi Hôichi đến chùa đánh tì bà cho
cụ
nghe. Hòa thượng thấy chàng trẻ tuổi tài cao, thường mến muốn giúp đỡ
đến độ
mời chàng đến trọ hẳn. Hôichi cảm lòng tốt của cụ, bèn nhận lời. Từ đó,
Hôichi
vào ở hẳn một gian hậu liêu. Cảm cái ơn cho nơi ăn chốn ở, hễ đêm nào
không có
khách mời chơi đàn, Hôichi vác tì bà đến đánh để hòa thượng giải sầu,
và như
thế thành lệ.
Chuyện xảy ra vào một buổi chiều mùa hạ. Hôm đó, một đàn việt có tang
ma, sư cụ
phải đi đọc kinh suốt đêm, mấy chú tiểu chú điệu đều tháp tùng. Hôichi
ở lại
canh chùa một mình. Trời nóng hầm, Hôichi lò mò ra ngoài hàng hiên
trước phòng
ngủ để kiếm chút hơi mát. Hàng hiên này nhìn ra khu vườn nhỏ phía sau
chùa.
Hôichi ra ngồi đây với ý định chờ sư cụ về nhưng ngồi một mình mãi
không làm gì
cũng buồn, chàng mới bắt đầu dạo một khúc tì bà. Quá nửa đêm mà sư cụ
vẫn chưa
về. Hôichi dợm vào phòng nằm duỗi tay chân một chút thì thấy không khí
trong
phòng hãy còn nóng, chàng ta mới ra ngoài lại. Vừa trở ra, Hôichi bỗng
nghe
tiếng chân người từ cánh cổng sau tiến lại gần. Ai đó đi xuyên qua cảnh
vườn
con, tiến về phía hàng hiên. Đang phỏng đoán như thế thì chàng ta thấy
bước
chân kia đã tới sát trước mặt mình, đứng sựng lại. Nhưng người đó không
phải là
hòa thượng. Một giọng to, khỏe cất lên gọi tên chàng mù. Giọng trịch
thượng, kẻ
cả như giọng samurai gay gắt gọi người dưới:
- Hôichi!
Hôichi quá kinh hoàng đến độ trong một chốc không cất thành tiếng.
Giọng nói
kia lại như ra lệnh:
- Hôichi!
- Thưa vâng!
Chàng mù lí nhí trả lời chả bù với giọng nói nhanh như gió cuốn của
người lạ.
"Thưa tôi mù loà, không thấy đường. Vị nào đang gọi tôi đấy ạ..."
- Ngươi chớ sợ.
Giọng nói bỗng có phần dịu lại, người lạ tiếp lời: "Ta nhân đóng quân ở
gần vùng này, có việc mới ghé qua đây. Chủ quân của ta là bậc cao quí,
xưa vẫn
ra vào chỗ cung cấm. Nay bề trên và đoàn tuỳ tùng của ngài ghé trọ qua
đêm ở
vùng Akamagaseki này, biết đến trận quyết chiến ở Dan no Ura nên ghé
vãng cảnh.
Bề trên nghe đồn tài kể chuyện của ngươi rất cao diệu, ngài muốn nghe
một khúc.
Vậy ngươi hãy mau mau lấy đàn theo ta đến chỗ dừng chân của các bậc tôn
quí.
Các vị ấy đang chờ ngươi đó!"
Thời ấy, samurai đã ra lệnh thì mọi người phải răm rắp tuân theo.
Hôichi vội
vội vàng vàng xỏ dép, vác đàn, đi theo người lạ. Người vũ sĩ nắm tay
Hôichi một
cách gọn gàng, kéo chàng ta đi nhanh như tên bắn. Bàn tay người lạ rắn
như thép
nguội, mỗi bước đi, bên sườn có tiếng lách cách như thể đang mang giáp
trụ. Có
lẽ người lạ là vũ sĩ cận vệ của một nhà quyền thế nào đó. Cái sợ hãi
buổi đầu
đã bớt dần. Hôichi điềm tĩnh trở lại và trong lòng bắt đầu rộn lên một
niềm
hãnh diện. Bởi vì anh chàng nhớ ra lúc nãy người lạ có nhắc đến mấy chữ
"một bậc cao quí ngày xưa vốn ra vào chỗ cung cấm", như vậy tài đàn
của mình đã lọt đến tai một bực đệ nhất công hầu nào rồi. Vừa nghĩ đến
đó thì
người vũ sĩ bỗng dừng bước. Hôichi lắng tai nghe và có cảm tưởng hai
người đang
đứng trước một cánh cổng lớn. Ở chốn xa thành thị phố xá như thế này,
ngoài
chùa A Di Đà chắc không làm sao có một cái cổng lớn cỡ này. Hôichi đang
nghi
hoặc thì tùy giả đã cất tiếng dõng dạc:
- Khai môn!
Không phải đợi lâu, có tiếng song hồng mở nặng nề, hai người đã bước
vào bên
trong cửa. Đi qua khỏi một khu đình viên khá rộng, cả hai đến một cánh
cửa
khác. Dừng chân ở đó, tuỳ giả lại hô lớn:"Có ai trong đó không, xin
được
bẩm đã đem Hôichi về đến đây rồi". Nói xong, có tiếng chân người từ bên
trong đi ra, lại có tiếng vách giấy mở ra, tiếng rèm cửa cuốn lên,
giọng đàn bà
con gái xì xào. Nghe họ trò chuyện với nhau, Hôichi thầm nghĩ những
người này
phải là bọn thị tỳ trong một phủ đệ. Chàng mù đâm ra lo lắng không biết
người
ta sẽ dắt mình đi đâu. Chưa kịp nghĩ ngợi gì, có người đã đưa tay dắt
chàng ta
đi lên năm sáu bậc thang. Đến bậc cao nhất, có lệnh phải cởi dép. Bàn
tay đàn
bà lại tiếp tục dắt Hôichi đi qua những khu hành lang lát gỗ nhẵn thín
và dài
tưởng chừng bất tận. Chàng mù rẽ quặt không biết bao nhiêu lần ngõ
ngách, cột
trụ, xuyên qua mấy gian phòng trải chiếu rộng thênh thang trước khi
được đưa
vào trong một gian đại điện. Hôichi nghĩ ôi chao, đại điện này hẳn là
nơi tụ
tập các vị tôn quí vì hắn nghe tiếng vạt áo lụa chạm nhau sột soạt như
tiếng lá
trong rừng xao động, tiếng người đông đảo đang trò chuyện với nhau. Họ
đang thì
thầm những gì, Hôichi không hiểu rõ nhưng ngôn từ họ dùng là của nơi
gác tía
lầu son.
Hôichi được lệnh cứ tự nhiên. Người ta bày trước mặt chàng một tấm nệm
tròn,
mềm mại và bảo ngồi lên. Hôichi đang nắn lại giây đàn thì một giọng đàn
bà đã
cất lên, dường như tiếng của lão chủ quản trong cung:
- Mi hãy so dây, bắt đầu dạo khúc "Truyện Heike" cho bề trên thưởng
thức đi. Nhưng nếu bà ta chỉ nói chừng đó thì Hôichi không biết phải
bắt đầu từ
đâu. Truyện nhà Taira dài lắm, kể biết mấy đêm mới xong. Hôichi mới
đánh bạo:
- Dám thưa Truyện Heike khá dài, một buổi không sao kể hết. Chẳng hay
bề trên
muốn nghe đoạn nào?
Hỏi đến đây thì giọng lão bà lại trả lời:
- Hãy kể cho ngài nghe đoạn quyết chiến ở Dan no Ura. Trong cả một
Truyện
Heike, đoạn này nghe buồn thấm thía nhất đấy.
Hôichi bèn từ từ cất giọng, kể lớp nói về trận thủy chiến khủng khiếp.
Tiếng
đàn khéo làm sống lại nào là tiếng mái chèo quạt nước, tiếng đoàn
thuyền lao
lên xung trận, tiếng tên bay xé gió, tiếng chân rầm rập xen với tiếng
quân reo
hò, tiếng đao kiếm giáp trụ chạm vào nhau soang soảng, tiếng người bị
đâm ngã
ùm xuống nước. Trong lúc Hôichi đang ra sức trình tấu, chung quanh
người nghe
đã bắt đầu xuýt xoa tán thưởng. "Làm sao lại có tay đàn tuyệt vời như
thế
nhỉ" , "Ngay ở kinh đô, cũng chưa nghe ai đánh hay đến vậy",
"Dưới gầm trời này, hỏi ai hơn được Hôichi!", bao nhiêu lời khen tặng
lọt vào lỗ tai chàng mù. Trong lòng Hôichi rộn một niềm tự hào, chàng
lại ra
sức đàn hát. Tán thưởng tưởng còn như không dứt thì chung quanh bỗng
nhiên trở
lại im lặng như tờ. Lúc ấy, khúc đàn đã tiến dần đến đoạn tả thảm cảnh
nhà
Taira, một đoàn người đẹp, trẻ thơ, bỗng nhiên gặp cảnh tuyệt mệnh,
thương tâm,
nhất là cảnh hai bà phi bồng ấu chúa trầm mình dưới giòng nước bạc.
Người nghe
ai nấy ngậm ngùi thở dài, chợt nổi lên đâu đây tiếng nấc tức tưởi nghẹn
ngào
rồi tiếng khóc oà vang. Tiếng khóc vỡ ra như không cầm lại được, chính
Hôichi
cũng phải ngạc nhiên không ngờ mình đã động mối thương tâm của người
nghe đến
thế. Tiếng khóc kéo dài một hồi lâu rồi như vơi đi, bốn bề bỗng yên
tĩnh trở
lại. Trong cái im lặng đó, giọng bà lão lại cất lên:
- Người đàn như thế thật trên đời có một không hai. Đã đành từng nghe
tiếng
người đồn dãi nhưng hôm nay xem mi trổ tài mới biết lời đồn kia còn
thua sự
thật. Đức vương thượng rất hài lòng. Ngài còn giáng chỉ cho chúng ta
bảo phải
ban cho mi nhiều tặng vật để thưởng công. Vậy kể từ đêm nay, trong suốt
sáu
đêm, mỗi đêm ngươi phải tới đây đánh đàn tiếp cho chúng ta nghe. Nếu
đức ngài
không phải lên đường thượng kinh gấp, thì ngày mai, cũng vào giờ khắc
này, sẽ
có người gọi mi tới dinh nầy. Kẻ dẫn đường cho mi hôm nay ngày mai sẽ
đến đón.
Ta chỉ có một điều căn dặn ngươi là chuyện bề trên ngự đến vùng
Akamagaseki
này, ngươi không được hé môi cho ai. Đức Ngài vi hành tới vùng này nên
không
muốn trong hay ngoài biết. Hôm nay như thế là xong, ngươi có thể lui về
chùa
được rồi.
Hôichi rạp mình chào xong, bàn tay thị nữ lại dắt chàng ta ra tận cửa,
ở đó,
người tùy giả lúc nãy đã đợi để đưa hắn về chùa. Vũ sĩ đưa Hôichi trở
lại mái
hiên chùa, rồi từ giã quay về. Lúc Hôichi trở lại chùa trời đã sáng
bạch nhưng
việc anh ta qua đêm ở ngoài, chẳng có ai để ý. Hòa thượng coi bộ đêm đó
về
khuya lắm, tưởng là chàng mù đã đi ngủ từ lâu nên chẳng bận tâm. Sáng
hôm sau,
Hôichi có nằm nướng một chút lấy sức nhưng cái chuyện kỳ lạ đêm qua,
anh ta
không để lọt ra ngoài một tiếng. Nửa đêm hôm đó, người vũ sĩ lại đến
tìm Hôichi
đi trình tấu ở chỗ các bậc tôn quí hội họp, và cũng như đêm trước,
chàng thu
lượm được muôn ngàn lời tán tụng. Tuy nhiên, trong lúc Hôichi đi đánh
đàn, ở
chùa người ta bỗng phát giác sự vắng mặt của chàng mù. Khi về chùa lúc
hừng
sáng, chàng ta được gọi đến trước mặt sư cụ. Sư cụ không bằng lòng chút
nào,
luôn miệng trách mắng:
- Hôichi, ta nói điều này chỉ vì ta lo cho ngươi thôi. Đã mù lòa, một
thân một
mình mà bỏ chùa đi đâu suốt đêm đến sáng. Thật không có gì nguy hiểm
hơn. Nếu
có đi đâu sao không bảo tụi nhỏ đứa nào nó dắt đi mà tự ý đi một mình
như vậy.
Thế chớ đến nay, người đã đi những đâu?
- Bạch sư cụ thứ lỗi cho con. Chỉ vì con có chút việc riêng mà ban ngày
ban mặt
không thu xếp xong phải kéo đến tối đấy ạ.
Hòa thượng coi mòi Hôichi không chịu nói thực, cụ không bực mình mà chỉ
ngạc
nhiên. Đây là chuyện không bình thường chút nào, hẳn có lý do chi đây.
Hoặc giả
chàng mù này đang gặp chuyện gì chẳng lành, bị ai lừa lọc gì chăng. Lo
thì lo
nhưng hỏi thêm không tiện, hoà thượng chỉ còn biết ra lệnh cho mấy điệu
phải
trông chừng nhất cử nhất động của chàng mù. Hễ mà đến đêm Hôichi còn bỏ
chùa đi
đâu nữa thì phải tức tốc theo dõi.
Đêm ấy, khi Hôichi vừa ra khỏi chùa thì đã có người biết. Mấy chú tiểu
chú điệu
liền xách lồng đèn theo dấu anh chàng. Thế nhưng trời đang mưa, đường
tối mịt.
Bọn nhà chùa vừa ra tới ngõ lớn thì đã hút mất bóng Hôichi. Làm như thể
Hôichi
có chuyện phải nhanh chân đi gấp. Không thấy đường mà đi được nhanh như
thế
thật có trời mới hiểu, nhất là đường sá gập ghềnh. Bọn nhà chùa bèn thử
xuống
dưới xóm, đến những nhà Hôichi quen biết xem hắn ta có ghé đó không. Họ
điểm
từng nhà hỏi thăm, không sót đâu cả thế mà chẳng ai rõ tung tích chàng
mù. Lúc
không còn biết đi đâu mới theo ven bãi lui gót trở lại chùa thì họ chợt
hoảng
kinh. Trong khu nghĩa địa chùa A Di Đà, bổng văng vẳng tiếng tì bà dồn
dập.
Phía khu mộ địa tối om vẫn chập chờn đôi ba ánh lửa ma trơi như mọi
hôm. Theo
ánh lửa đèn lồng, bọn trai trẻ nhà chùa rốt cục tìm ra Hôichi trong
nghĩa địa.
Giữa cơn mưa tầm tã, Hôichi đang ngồi thẳng lưng trước lăng Thiên Hoàng
Antoku,
tay đàn miệng hát, dáng điệu đau đớn thiết tha, kể sự tích cuộc tranh
chiến ở
Dan no Ura. Chung quanh Hôichi toàn là bia, là mộ, ngổn ngang gò đống,
và trên
đó, hàng hàng lớp lớp những ngọn lửa quỉ lạnh lẽo chập chờn. Từ trước
đến giờ,
chắc chắn chưa có ai thấy một nơi nào mà ma trơi tụ tập nhiều như ở đây.
- Chú Hôichi ơi, chú ơi!
Bọn trai trẻ gào lên. "Chú Hôichi ơi, ma nó ám chú rồi!"
Chàng mù như không đếm xỉa gì đến lời nói đó. Không những thế, chàng ta
càng
mạnh tay đàn, cao giọng hát, dồn hết tâm lực như kể truyện trận quyết
chiến Dan
no Ura. Bọn nhà chùa nắm vai Hoichi, lay lấy lay để và nói như thét vào
tai
:"Chú Hôichi, chú Hôichi ơi, theo bọn tôi về chùa thôi!" Bỗng lúc đó,
Hôichi quay lại chúng, nói như mắng:
- Trước mặt bậc cao quí như thế này mà chúng mày dám ồn ào. Coi chừng
mất đầu
đấy nhé!
Lời nói chẳng ăn nhập gì đâu vào đâu làm bọn trai trẻ nhà chùa không
khỏi phì
cười. Đã đến mức này thì họ biết Hôichi gặp đúng của gì rồi. Họ bèn hè
nhau
dùng sức kéo Hôichi dậy và bốc hắn về chùa. Theo lời dạy của sư cụ, họ
thay
quần áo khô và cho hắn ăn hắn uống. Thế rồi hòa thượng giục Hôichi phải
tường
trình về hành vi lạ lùng của hắn.
Ban đầu, Hôichi còn trù trừ không muốn nói nhưng cuối cùng, nghĩ đến sư
cụ xưa
nay vẫn chu đáo với mình, mà mình lại làm phiền, mới đem tình thực giãi
bày. Từ
chuyện người samurai nửa đêm đến tìm mình cho đến những chuyện gì đã
xảy ra từ
đó đến nay, đều thuật lại cho nhà sư.
Hòa thượng lúc đó mới nói:"Hôichi, thật tội nghiệp cho ngươi. Ngươi
đang
gặp nạn lớn đấy. Khổ nỗi là ngươi không chịu kể cho ta chuyện này sớm
hơn. Trăm
điều nguy khốn xảy đến cho ngươi cũng vì do cái tài đánh đàn tì bà. Tuy
nhiên,
lúc này ngươi phải tỉnh táo để tìm cách chấm dứt cơ sự này. Mấy đêm nay
ngươi
chẳng đi đánh đàn ở nhà ai cả, chỉ ra ngồi ở khu mả họ Taira trong
nghĩa trang
nhà chùa đó thôi. Thật ra, hồi hôm, bọn nhỏ nó tìm ra ngươi giữa đêm
mưa trước
lăng thiên hoàng Antoku đấy. Có thể là ma dẫn lối quỉ đưa đường cho
ngươi nhưng
những gì ngươi đã gặp đều là huyễn ảnh thôi. Một khi đã nghe lời ma quỉ
thì
chúng sẽ trói buộc ngươi mãi mãi. Nay đã đến tình cảnh này chỉ còn có
cách
không bao giờ chịu nghe theo chúng nữa, nếu không có ngày chúng phanh
thây.
Thật đấy, chẳng chóng thì chầy chúng sẽ giết ngươi thôi... Mà này,
Hôichi, hôm
nay lại có đàn việt mời đi cầu siêu suốt đêm, bắt buộc ta phải rời
chùa, không
thể ở bên ngươi được. Dầu sao, trước khi đi ta cũng sẽ viết kinh lên
trên người
để làm bùa hộ mạng cho ngươi.
Trước khi tắt nắng, hòa thượng bảo Hôichi phơi trần ra rồi cùng tăng sĩ
trông
việc sổ sách kho đụn, cả hai lấy bút lông xúm lại viết kinh lên người
chàng mù.
Từ ngực đến lưng, cả trên đầu, trên mặt, tay chân, cùi chỏ... ngay cả
gan bàn
chân cũng được chép đầy Ban Nhược Tâm Kinh, coi như toàn thân không
thiếu chỗ
nào. Chép kinh xong, hòa thượng mới ôn tồn:
- Đêm nay, khi ta đi xong, ngươi nhớ ra ngồi chỗ hàng hiên hậu liêu mà
chờ. Tất
nhiên ma kia sẽ đến đón. Thế nhưng dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa,
nhất thiết
ngươi không được trả lời, không được động đậy. Cứ câm như hến, ngồi đấy
thiền
định theo phép Tam Muội, chuyên tâm vô niệm cho ta. Hễ ngươi rục rịch
hay mở
mồm là ngươi tới số đó nhé. Nói vậy chứ ngươi đừng sợ hãi gì, có gì xảy
ra cũng
chớ mở miệng kêu cứu, kêu cứu chỉ tổ chết sớm. Cứ làm đúng từng li từng
tí lời
ta căn dặn thì ngươi sẽ thoát hiểm từ đây.
Tối đến, hòa thượng cùng tăng sĩ thủ kho ra đi. Hôichi đúng lời sư cụ
dặn, ra
ngồi trước hàng hiên. Chàng mù đặt cây đàn tì bà trên sàn ván, ngồi
nghiêm
trang nhập định. Tâm thần yên ắng, không một tiếng ho khẽ, không một
hơi thở
mạnh. Cứ như thế, Hôichi ngồi chờ từ giờ này sang giờ khác. Dần dà, đã
nghe
tiếng chân bước từ chỗ phía khách vãng lai tiến về phía mình. Tiếng
chân đi
ngang cửa gỗ, thông qua khu vườn đến bên hàng hiên, dừng lại trước mặt
Hôichi.
- Hôichi! Vẫn cái giọng khỏe, oang oang, cất tiếng gọi. Thế nhưng lần
nầy,
chàng mù nén thở, im tiếng, châu thân bất động.
- Hôichi! Tiếng quát lần thứ hai lanh lảnh rợn người. Lần thứ ba nó trở
nên hằn
học.
- Hôichi!
Hôichi vẫn ngồi im như tượng đá. Giọng nói kia không giữ được sự bực
bội:
- Không trả lời! Quái! Thằng khốn nạn kia nó biến đi đâu nhỉ?
Tức khắc đã nghe tiếng chân bước thô bạo lên hiên. Tiếng chân xáp gần
Hôichi
rồi bỗng nhiên khựng lại. Hôichi cảm thấy trống ngực đập thình thịch,
người run
lẩy bẩy. Bên cạnh, vẫn không có một tiếng động nào.
Thoạt nhiên , cái tiếng nói thô bạo kia bỗng ghé sát bên tai chàng mù:
- Tì bà thì có mà nhạc sĩ tì bà không thấy. Chỉ có hai cái lỗ tai treo
ở đây!
... Có tai mà không nghe để trả lời. Chắc muốn trả lời mà không có
miệng. Cả
người chỉ còn lại cặp tai! ... Được rồi, đến thế này thì ta chỉ còn
cách đem
cặp tai này cho bề trên để có chứng cứ là ta đã làm đúng mệnh lệnh của
ngài.
Chỉ trong một sát na, Hôichi đã cảm thấy hai ngón tay cứng như thép
nguội giật
lấy tai hắn ta, rồi xoẹt, hai tai đã đứt lìa. Khỏi phải nói chàng mù
đau nhói
đến tâm can nhưng cắn răng không thốt nửa lời. Tiếng chân kia từ từ
bước xuống
khỏi hàng hiên, đi qua khu vườn, xa dần về phía cổng hậu rồi mất hút.
Hôichi
cảm thấy hai bên đầu có cái nước gì nóng nóng đang ròng ròng chảy xuống
nhưng
vẫn không dám đưa tay lên sờ.
Tờ mờ đất, hòa thượng mới khăn gói về chùa. Đến nơi, cụ đã tức tốc chạy
xuống
phía hiên hậu liêu. Bỗng sư cụ dẫm lên cái gì nhờm nhớp, trượt chân
suýt ngã.
Rồi cụ bỗng hoảng hốt vì dưới ánh sáng ngọn đèn lồng, đó là một vũng
máu. Nhìn
ra thì trên hàng hiên, Hôichi vẫn ngồi chính tọa trong tư thế nhập
định, từ vết
thương, máu nhỏ xuống nhuộm đỏ cả người.
- Hôichi đó hả ! Sư cụ ngạc nhiên kêu "Trời Phật ơi, làm sao đến nỗi bị
thương thế này ? "
Nghe tiếng hòa thượng, Hôichi biết nguy hiểm đã qua, bật lên khóc rồi
bù lu bù
loa kể sự thể những gì xảy ra đêm qua.
- Tội nghiệp ơi là tội nghiệp !
Hòa thượng không cầm được tiếng than. "Trăm sự cũng tại ta bất cẩn.
Viết
kinh lên khắp người của ngươi mà lại không viết lên tai. Thấy chỗ tai
hẹp, khó
viết ta mới cậy thủ kho viết giùm, mà chính ta cũng chẳng chịu kiểm xem
hắn có
viết cho chưa. Để đến nỗi này là do ta sơ ý... Nhưng có hối cũng đã
muộn, điều
gấp rút bây giờ là trị liệu cho ngươi chóng bình phục. Hôichi, chớ có
buồn nữa,
phải vui lên vì kể từ nay, tai qua nạn khỏi rồi. Chắc chắn ma quỉ chẳng
còn đến
đây hạch sách quấy nhiễu ngươi nữa đâu ."
Nhờ lương y tận tâm, chẳng bao lâu, vết thương của Hôichi đã lành lặn.
Câu
chuyện kinh dị xảy đến cho chàng mù được đồn đãi nhanh chóng, danh
tiếng chàng
nổi lên như cồn. Bao nhiêu nhà giàu có cao quí đua nhau tới vùng
Akamagaseki để
thưởng thức ngón đàn của chàng, thi nhau cho vàng tặng lụa. Chẳng mấy
lúc
Hôichi trở thành giàu có. Thế nhưng vì câu chuyện quái dị kể trên mà
Hôichi
mang cái hỗn danh là "chàng Hôichi cụt tai".
Nguyên tác : Hirai Teiichi dịch
Lafcadio
Hearn (từ Anh ra Nhật)
Người dịch : Nguyễn Nam Trân (từ tiếng Nhật)
(đã đăng ở Hợp Lưu)
Chú thích
(1) Cuộc thư hùng giữa hai giòng họ quyền thần Taira, (Bình, còn gọi là
Heike
(Bình gia)) và Minamoto (Nguyên, còn gọi là Nguyên thị (Genji)) thời
trung cổ
Nhật Bản, cũng giống như những cuộc tranh phong Trịnh Nguyễn, Lê Mạc
của ta.
Tháng 3 năm 1185, danh tướng Yoshitsune nhà Minamoto đánh tan đoàn
chiến thuyền
Taira ở Dan no Ura và mở màn cho chính trị mạc-phủ Kamakura. Cả một nhà Taira bị diệt
vong,
thiên hoàng Antoku (cháu ngoại họ Taira, tuổi hãy còn thơ) cũng chết
trong trận
thủy chiến. Sinh hoạt của hai giòng họ đã để lại những cổ điển bất hủ
như Genji
monogatari (Nguyên thị vật ngữ), một tác phẩm phong lưu được coi như
truyện
Kiều của Nhật, hay anh hùng ca Heike monogatari (Bình gia vật ngữ).
Kết cục
của truyện như trên,
khác hẳn trong phim, đại khái như sau:
Ngày hôm sau, tất cả triều
đình, hồn ma quân cán chính… của cả một miền đất, ban ngày ban mặt, cứ
như diễn
binh, tới trình diện họ Trịnh, nghe họ Trịnh hát rong kể lại cuộc oan
khiên là
giải phóng mà biến thành ăn cướp, là trận đánh làm thịt Miền Nam.
Nghe xong,
bao nhiêu hồn ma, như được thanh tẩy, cứ thế chìm dần vào “vương quốc
bên kia”,
từng hồn ma, chờ đến lượt mình đầu thai…
"Giữa
những 30 Tháng
Tư", sẽ có một 30 Tháng Tư, là ngày hội Rửa Oan, Thanh Tẩy, Tảo Mộ, Xá
Tội, Người Chết Người Sống Gặp Nhau, nghe đọc ca dao, nghe kể chuyện
tình bằng
nồi ngô khoai, nghe tiếng guốc mộc gõ lạch cạch át tiếng đô la...!
Như cú chót trong phim chàng Hôi Chi Cụt Tai.
Hà, hà!
Trang thơ
Đài Sử
Grace Kelly 1954
Some say the world will end in fire,
Some say in ice.
Robert Frost
In her short Hollywood career (five years, a
mere 11
movies), Grace Kelly became the archetype of the Blonde Who Will Melt
Her ice sheen, most glittering in Hitchcock's "Rear Window" and
"To Catch a Thief" (pictured), is not a glacier but a glaze. The hint
is in the hair itself - the dark roots are the clue that her cool
protects a hidden
warmth. She looks as if she's humming "One Day My Prince Will Come":
come he did, and Grace became a fairy-tale princess in a fairy tale
kingdom The
fairy tale ended in horror, a car tumbling over the edge of the most
beautiful
road in France.
"Some say the world will end in fire,” wrote the poet Robert Frost,
"Some say in ice." In Grace Kelly, the two met head-on.
Thú thực Gấu không làm sao tìm được trong
tiếng Mít
cái từ tương đương để vinh danh vẻ đẹp “ice blonde”!
Này, đừng xúi dịch là ‘bạch kim’!
Liệu có thể minh họa bằng hai
câu này chăng:
Vàng bay mấy lá năm hồ hết
Hờ hững ai xui thiếp phụ
chàng ?
năm hồ hết/ the world will
end; vàng/blonde; hờ hững/ice
OK?
STARS OF
THE STALLS
CULTURE
BOOKS
Stars of the stalls
Booksellers on street corners
are a New York
institution. But which books are they most likely to be selling - and
why?
SIMON AKAM works it out
“Số 1” sách vỉa hè: Graham
Greene!
The Quartely from The Economist, Spring, 2010
Ui
chao, lại nhớ những
kiosques sách cũ; mua, bán, cho thuê những cuốn série noire… tại đường
Lê Lợi,
hay khu sách cũ Chợ Đũi, gần nhà ông bạn quí HPA...
Coi cái danh sách thì
mới lại càng thú: toàn những tác giả GNV mê, râu xồm hay không râu xồm!
(1)
(1) Hình ảnh này, từ Sến cô nương,
mê liền Dos ngay khi vừa gặp.
Đọc sách: Thành phố “được”
suy tàn
SGTT - Người Do Thái lang
thang (Le Juif Errant, như
nhan đề một cuốn sách của Eugène Sue – tác
giả Bí
mật thành Paris), thích cho vay cắt cổ, hay người Thổ hung hiểm
giảo
hoạt thích
dùng thanh gươm cong, chỉ văn học mới tạo ra được những hình ảnh ăn sâu
đến
vậy. Và cũng chỉ văn học mới giải trừ được các huyền thoại dân gian lan
truyền
nhiều đời.
Orhan Pamuk của cuốn hồi ký Istanbul (Nguyễn
Quốc Trụ dịch, Nhã Nam & NXB Văn Học) là nhà văn
của phân
tích kỹ càng và của sự giải thích mềm mại; sự chừng mực trong cách nhìn
và sự
phê phán của ông (nhất là phê phán cách nhìn Istanbul của người phương
Tây và
sự Tây hoá vô lối của người Thổ Nhĩ Kỳ) thu hút sự ngưỡng mộ cho những
người
Thổ đặc biệt nhưng ít được biết tới, Ahmet Rasim “nhà bỉnh bút” hay
Koçu nhà
bách khoa, nhưng không nhận chìm Edward Said vào sự thù ghét hoặc phóng
đại sự
sai lệch trong tác phẩm quá nhấn mạnh tính “kỳ hoa dị thảo” của Pierre
Loti.
Cách nhìn không phi thường về
một thành phố phi thường như Istanbul, bờ cõi của cả Đông phương và Tây
phương,
nơi mọi cái tên đều thuộc vào lịch sử kỳ vĩ của một nền văn hoá:
Byzance,
Ottoman, Hagia Sophia, pasha (*)… không những tạo ra những góc quay
thật đẹp về
mùa đông Istanbul, khói phà toả trên mặt vịnh, những con tàu cháy ngoài
biển,
mà còn tạo ra được một hiệu ứng đặc sắc: ngay cả trong cái kỳ vĩ vẫn có
thể tìm
ra được điều giản dị của đời thường và sự kỳ lạ của những mẩu tin trên
báo chí
(chương Đừng vừa đi ngoài đường vừa
há hốc miệng ra), miễn là có đầu óc
sáng
suốt.
Một trong những điều đặc biệt
của Istanbul
(cuốn sách có quá nhiều điều đặc biệt, tất cả đan cài xâu chuỗi móc
xích vào
nhau giống như một bức tranh nhiều hoạ tiết phức tạp trong hội hoạ Hồi
giáo) là
suy nghĩ của Pamuk về sự suy tàn.
Không thể nói là một con
người say đắm với thành phố quê hương như Pamuk lại thoải mái và vừa
lòng với
sự suy tàn cứ ngày ngày diễn ra trước mắt ông, một cách vật chất chứ
không hề
trừu tượng, lẩy ra từ trong sách vở: chương Phá huỷ dinh cơ của các
pasha: nỗi
buồn dạo phố mô tả những dinh thự bằng gỗ của Istanbul cứ thi nhau cháy
rụi:
“Vào những năm cuối thập niên 1950, hầu hết những dinh cơ này bị đốt
rụi hoặc
phá huỷ, dọn đường cho các khu căn hộ” (tr. 48).
Thế nhưng, những đoạn tả cảnh
hay nhất (gồm những câu văn thật dài, nhiều chục dòng không dấu chấm)
lại là
khi Pamuk đưa cái nhìn chầm chậm theo những đổ nát, hoang phế đế chế,
những bức
tường không còn đứng vững, những vết nứt, những vỉa hè lát đá vỡ. Với
suy tàn
cái nhìn ấy ve vuốt, dịu dàng hơn nhiều so với những khi nhìn vào đổi
thay cuộc
sống và phong tục, hay sự hiện đại hoá. Thành phố Istanbul được suy
tàn, chỉ
đống đổ nát của một nền văn minh mới có sức mạnh gợi hứng cho một cái
nhìn mới,
của một con người tự nhận mình “thuộc thế hệ thứ nhất của một nền văn
minh mới”
thay thế cho những người Ottoman từng chinh phục Byzance.
Chương Chinh phục hay suy
tàn? Constantinople trở thành Thổ Nhĩ
Kỳ là
nơi sự lưỡng lự đẹp đẽ nhất trong trí tuệ Pamuk này được hé lộ và phân
tích kỹ
càng. Sống ở một thành phố như Istanbul,
người ta không được phép không lưỡng lự, nếu muốn xứng đáng với tinh
thần thành
phố của mình.
Istanbul vẫn cứ là thành phố
kỳ lạ ấy, mà Pamuk đã cống hiến toàn bộ tài năng để cảm nhận, và sống,
cái
thành phố mà Dario Moreno đã phác hoạ thật khái quát và đơn giản đầy
hiệu quả
bằng một bài hát: “Istanbul, đó là Constantinople… Istanbul đó không còn là châu Âu nữa.
Hoặc là Istanbul hoặc là Constantinople”.
Cao Việt Dũng
(*) Pasha: tổng trấn – từ chỉ
một giới được kính trọng thời Ottoman. Trong nhiều thập kỷ, các sĩ quan
cấp cao
của Thổ Nhĩ Kỳ – tự xưng là người bảo vệ truyền thống của đất nước –
được gọi
là pasha
Nguồn
Crimson Mai
22:48 22-09-2007
Cháu đọc entry của bác từ lúc
nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều
và
rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả thực là không biết nói gì thêm,
hihi.
Hôm nào cháu viết tặng bác 1
entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét của bác "cái hồn của văn
chương
Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến"...
*
Cái hồn của văn chương Việt Nam...
D.H Lawrence diễn tả bảnh hơn
Gấu nhiều. Ông gọi là "Nỗi Nhớ Bùn" [La nostalgie de la boue].
Gấu
thuổng chữ của ông, viết được một đoạn thật là tuyệt vời về Sài Gòn:
"Sao không hát cho những
người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi không sao
chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi
tên
thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ
dại.
Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ
những kỷ
niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần
nhà cô
bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải
lắc đầu,
rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia
Long. Buổi
sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn
người
yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha
thẩn
giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng
đậu trên
vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu mai
không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu
ngao
một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng
báo trước một Miền Nam
mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong mỗi chúng ta đều có một
Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của
bạn sáng
ngời.
Quen CM, tình cờ, khi đọc
entry "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya",
trên lưới, nhớ mưa quá, bèn viết tiếp cái entry đó
Nhờ vậy quen CM. Rồi từ CM ra
NL.
Không quen, nhưng thấy trong friends list của CM.
Thế rồi một bữa đẹp trời nhận được cái mail, đề nghị dịch Istbanbul,
của
một tay lạ hoắc. Nhờ CM hỏi giùm, thật không đấy?
CM hỏi NL. Thật đấy.
Thế là dịch.
Tks all.
Quái nhất là cái tay lạ hoắc.
Rất rành về ‘văn phong’ của Gấu!
Để rảnh kể tiếp.
Sách Mới Thảo Trường:
Đón đọc, đón đọc!
Liên tiếp 3 cuốn!
Nghe
NXH, mới gọi điện, nói
yếu lắm rồi?
NQT
Cam on da tham hoi. Du'ng the^'. Ye^'u ro^`i.
Moi xem cai
bia sach sap in...
Moi xem
them hai cai bia nua
cung sap in. Deu do Nguyen Dong va Nguyen Thi Hop lam cho.
Thế
mà.. yếu ư?
NQT
Tưởng
niệm Hoàng Cầm
Võ Đình
Đêm Tận Thất Thanh.
Văn Học số Xuân Đinh Sửu
[129&130], trong phần Tạp Ghi, ông Nguyễn Quốc Trụ viết: "... rằng
sau
Auschwitz, 'nếu cá nhân nào đó mà còn làm được thơ thì thật là dã man'
(sic),
và 'mọi văn hóa sau Auschwitz chỉ là
rác
rưởi'.
Tôi chưa từng được quen biết,
trong lãnh vực văn học, ông Adorno này, nên không lạm bàn rông rài. Chỉ
"trộm" nghĩ rằng câu nói của ông [ta] có vẻ như... "vung tay quá
trán". Có thể đổi được chăng những câu phê phán này thành... "sau Auschwitz mà còn làm thơ... Trời ơi, Tuyệt!"? Hay là, "Mọi văn hóa sau Auschwitz
là những nhánh kỳ hoa bung lên từ bãi dơ bầy
nhầy, ruồi nhặng sâu bọ lúc nhúc, thối um"?
Đêm Tận Thất Thanh là một nhánh kỳ hoa
đó...
Tôi
không may mắn (?) từng
đọc tác giả Adorno nói trên....
Loxahatchee, Florida 5-2-97
24 tiếng trước Tết Đinh Sửu,
ở Việt Nam
Võ Đình
Trên
đây trích từ bài viết
của Võ Đình, ở cuối cuốn Đêm Tận
Thất Thanh của "bạn ta" là Phan Nhật Nam.
Trong cuốn sách bạn ta tặng, buổi tối tại nhà Nguyễn Đình Thuần. Với
lời đề
tặng:
Của Ông
Sơ Dạ Hương [1] với
tình thân 30 năm Nguyễn Quốc Trụ, La Pagode.
CA Oct/28/2003.
PNN ký tên.
Hai Lúa
quả đã từng ngồi với
nhà văn người tù hiển hách này ở Quán Chùa, thời gian liền sau khi PNN
cho ra
lò cuốn đầu tay, Dấu Binh Lửa [?], chắc vậy, vì HL còn nhớ rõ, đây là
tác phẩm
đầu tay, và chắc đó là lần ra Quán Chùa cũng "đầu tay" [đầu tiên] của
chàng, để trình diện.
Lính Mới mà!
Nhớ rõ, đó là thời gian ra
đời Thuế Kiệm Ước, và do thuế đó, giá giấy sẽ tăng.
Chàng mừng quá, nói, đại
khái:
May quá mình là nhà văn rồi!
Có tác phẩm trình diện anh em rồi. Nếu không, thì bỏ mẹ với Kiệm Ước!
Nhớ, bữa đó, "bạn
ta" mặc đồ nhà binh, một bộ quân phục kaki mầu vàng. Trông chàng còn
trẻ
măng!
[1] Sơ Dạ Hương là bút hiệu
của Hai Lúa, khi mới tập tành viết.
NKTV
*
Thấy Gió O làm số Giỗ Đầu Võ Đình.
Bèn lục cái mẩu trên, tính đóng góp, nhưng mò lại thấy mất tiêu, chắc
là do bài
viết của bà chủ báo bật mí nhiều chuyện động trời quá.
Trước giờ, Gấu đâu có biết,
thí dụ chuyện Nhất Hạnh quen thân Võ Đình, rồi Nhất Hạnh & Cao Thị
Ngọc Phượng,
rồi Hoàng Bắc khóc Võ Đình….
GNV có bê về Blog 360 plus đây, làm kỷ niệm, bài viết của LTH
*
Trong bài viết của LTH, có nhắc tới bạn
Gấu, là Lê Huy Oanh, và đấng con trai của anh.
Gấu đã từng gặp cậu này, một lần,
khi ghé nhà, khi đó còn nhỏ, chừng chưa tới 10 tuổi. Không hiểu hai cha
con giờ này ra sao.
Sau
1975, bạn ta có sạp bán sách
báo cũ ở con phố nổi tiếng phía sau rạp Đại Nam, Gấu Cái, khi đó bán
sách chạy
trên phố Lê Lợi, mỗi khi khách hỏi sách hiếm quí là phải chạy vô khu
phố này để
lấy, ở những sạp như của LHO.
Hồi đó, thấy Gấu Cái cực quá,
và thấy Gấu lậm Cô Ba nặng quá, anh biểu Gấu, mi nên tự tử đi, như
vậy tốt
hơn.
Ui chao, nhớ hoài lời khuyên
của bạn ta.
Hồi đó, anh có cô vợ còn trẻ
măng. Cũng mừng cho anh, sau những cái tin thật chán đời về anh, tại
Đài Phát
Thanh, hồi đó.
Đàn bà, nhiều lúc chán thật
Nhỉ!
Nhưng không có thì còn chán nữa!
I Will Win
You
Nhân đọc cái mail của nhà thơ
Thi Vũ, v/v PD, trên Gió O, Gấu bèn rị mọ đọc bài viết của Nguyễn Đức Sơn, về nữ
thi sĩ
L.L. Lan,
rồi đọc những lời phán của ông về người nữ, và về nữ thi sĩ, thì mới
ngộ ra một
chân lý thật lớn: Đàn ông Mít ngoài cái chuyện coi thường đàn bà, thì
bèn thừa
thắng xông lên, coi thường nữ thi sĩ.
NDS phán:
Tôi vốn yêu vô cùng cái nữ
tính tự nhiên và nồng đậm trong thơ đàn
bà (dù tôi cũng yêu vô cùng những đứa con gái có đàn ông tính trong
người chút
đỉnh). Tôi nghĩ đó là yếu tố quyết định
sinh mệnh của thơ họ. Nghĩa là dù họ có đả động đến cái gì, thơ đàn bà
là phải
làm toát ra cái hơi thở đàn bà từ ngôn ngữ, hình ảnh và âm điệu. Huống hồ là từ bản chất trời sinh, làm sao họ
có thể làm cái gì lớn hơn ngoài cái việc bồng đứa con trong lòng. Tôi không thiển cận và lạc hậu đâu. Bởi làm sao đào đâu ra một nữ
thi hào đúng nghĩa trong văn học sử cổ kim
trên mặt địa cầu này (có thể có biệt lệ biết đâu đối với những hành
tinh có
người khác). Đàn bà sinh ra là vậy. Họ có thể trở thành một nhà đại bác
học
nhưng không thể trở thành một thi sỹ lớn đúng nghĩa một cách tuyệt đối.
Đây là
do vốn liếng quá nghèo
nàn, chưa từng nhìn ra cõi thơ thế giới, chưa từng đọc thơ của những nữ
thi sĩ,
thí dụ, Marina Tsvetaeva, hay Anna Akhmatova của Gấu Mẹ Vĩ Đại [Nga la
tư].
Tsvetaeva là nữ sư phụ của Brodsky, Nobel văn chương còn Akhmatova, nữ
thần thi
ca Nga.
Nhân
tiện đang lèm bèm về vụ
Hoàng Cầm, TV sẽ giới thiệu một số bài viết về hai bà này, cùng một số
thơ của
họ. Trước hết, là sẽ giới thiệu bài của Brodsky giới thiệu tập thơ của
Akhmatova, trong có nhiều điều chiếu sáng cõi thơ của những đấng trong
Nhân Văn
Giai Phẩm, đồng thời giải ra sự kiện, tại sao họ chịu cúi đầu trước anh
chàng
thi sĩ nhà quê, thi sĩ của quần chúng Tố Hữu. Và đặt ra vấn nạn ‘nếu’:
Nếu những
tinh anh của sĩ phu Bắc Hà không gục ngã trước nhà thơ đất Thần Kinh,
liệu cuộc
chiến Mít có thể khác đi chăng?
Bài giới thiệu tập thơ
Akhmatova của Brodsky khó đọc, và tất nhiên, khó dịch, Gấu cứ nấn ná,
không dám
đụng vô, nhưng đúng là một bài viết thật tuyệt. Không phải chỉ về
Akhmatova, mà
còn từ cõi thơ của bà, nhìn ra một điều vô cùng quan trọng: nhiều khi,
cả một
thời đại, được nén lại, chỉ trong vài câu thơ.
Nữa!
Điều ghê gớm trên, nhạc vàng,
nhạc sến, nhạc lính Miền Nam
làm được!
*
Trong bài
tưởng niệm TCS, Gấu có dẫn một câu của Canetti, nhà văn Đức, Nobel văn
chương, trong đầu thì đầy ắp kỷ niệm những ngày ở Trung Tâm Ba Tuyển Mộ
Nhập Ngũ, và tiếng huýt sáo bài Tình Nhớ của một anh chàng tân binh như
Gấu càng làm Gấu nhớ cô bạn:
Đừng
sợ nữa. Bạn sợ như vậy là đã quá đủ cho đám tụi mình rồi. Tất cả chúng
mình đều phải chết. Nhưng bạn chưa chắc đã phải chết. Có lẽ những bản
rất tình ca của bạn, là cái phải đại diện cho cả lũ chúng mình với hậu
thế. Bạn đã phục vụ chúng tớ bằng tình bạn trung thành và chân thực.
Thời của lũ chúng ta chắc là chưa buông tha cho bạn đâu.
Nguồn
Bây giờ Gấu
hiểu, nhạc TCS không thể nào đại diện cho "cả lũ chúng mình" với hậu
thế.
Chỉ nhạc vàng, nhạc sến nhạc lính làm được điều này.
Gấu sẽ giải thích, bằng kinh nghiệm riêng của chính mình.
*
Nói về
nữ thi sĩ, làm sao bỏ
qua Wislawa Szymborska. GNV có, hầu như
đủ hết những tập thơ của bà.
Post lại bài diễn
văn Nobel, “đọc chơi”!
LOVE AT
FIRST SIGHT
They're
both convinced
that a sudden passion joined
them.
Such certainty is beautiful,
but uncertainty is more
beautiful still.
Since
they'd never met
before, they're sure
that there'd been nothing between them.
But what's the word from the
streets, staircases, hallways -
perhaps they've passed by each other a million
times?
I want
to ask them if they
don't remember –
a moment face to face
in some revolving door?
perhaps a "sorry"
muttered in a crowd?
a curt "wrong number"
caught in the receiver? –
but I know the answer.
No, they don't remember.
They'd
be amazed to hear
that Chance has been toying
with them
now for years.
Not
quite ready yet
to become their Destiny,
it pushed them close, drove
them apart,
it barred their path,
stifling a laugh,
and then leaped aside.
There
were signs and signals,
even if they couldn't read
them yet.
Perhaps three years ago
or just last Tuesday
a certain leaf fluttered
from one shoulder to another?
Something was dropped and
then picked up.
Who knows, maybe the ball
that vanished
into childhood's thicket?
There
were doorknobs and
doorbells
where one touch had covered
another
beforehand.
Suitcases checked and standing
side by side.
One night, perhaps, the same
dream,
grown hazy by morning.
Every
beginning
is only a sequel, after all,
and the book of events
is always open halfway
through.
At
certain periods of history
it is only poetry that is capable of dealing with reality by condensing
it into
something graspable, something that otherwise couldn't be retained by
the mind.
Brodsky
Vào một vài thời điểm lịch sử,
chỉ có thơ là có thể lèm bèm được với thực tại, bằng cách nén nó lại
thành một điều
gì gọn thom lỏm, điều mà cái đầu đầu hàng không cất giữ.
Đó cũng là điều nhạc sến làm được!
Coetzee
viết về Brodsky: Thi
sĩ đòi cho thơ, cái quyền giáo dục, và cứu rỗi con người. Và nếu như
thế, vị
trí của ông, về vấn đề này, gần gụi với Cổ Athens, khi họ dậy nam sinh
viên
[không có nữ], thế chân vạc của âm nhạc [nhạc làm cho tâm hồn nhịp
nhàng, hài
hòa: to make the soul rythmical and harmonious], thơ, và thể dục.
Plato đạp đổ thế chân vạc, ba
còn hai: nhạc nuốt thơ, và trở thành môn học chính về tâm thần và tinh
thần
[the principal mental/spiritual discipline].
Những
quyền năng mà Brodsky
phán, thuộc về thơ, có vẻ như, thuộc về âm nhạc nhiều hơn, theo
Coetzee. Thời
gian là chốn đồng vọng, the medium, của nhạc hơn là của thơ: Chúng ta
đọc thơ
trên trang giấy in, nhanh cỡ nào tùy theo chúng ta thích hay không
thích, trong
khi chúng ta nghe nhạc, ở trong thời gian của riêng nó.
Thời
gian của riêng nó, với
nhạc vàng nhạc sến của Miền Nam,
đúng là cái thời để yêu, để hát, và để chết!
Gấu này đã kể, về cái lần đầu
nghe Tình Nhớ, của TCS, khi nó vừa mới ra lò, trong đêm khuya, khi đối
diện với
cái giường sắt lạnh lẽo nơi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, và tưởng
tượng ra
rằng, có thể đứa em trai đã từng nằm, chính cái giường này, trước khi
bỏ đi xa.
le thi diem thuy
trở về thăm xứ Mít:
NT vs HCM
Đọc bài
này thì mới
biết, chuyện gì cũng có thể xẩy ra trên đời được.
Lại nghĩ đến chuyện xưa, có một anh viết chữ đẹp nhất thiên hạ, được
tay đương thời đương đắc ý vời đến ra lệnh khắc bia chúc mừng, anh viết
chữ đẹp lắc đầu, ông làm toàn điều ác, biểu tôi khắc bia toàn điều
thiện, thiên hạ sau này chửi tôi, làm sao tôi chịu thấu.
Mi không khắc bia, là ta làm thịt!
Anh viết chữ đẹp đành làm việc khắc bia, nhưng xin một điều, đừng bắt
khắc tên anh ta!
Ông này
khắc đến ba
bốn cái tên của ông ta ở cuối bài bia!
Ở ngay đầu bài!
Tên chưa ghê, lại còn thêm đại học đại hiếc nữa chứ!
Chán quá!
Lạ, là
tại sao ông ta
không ví Bác Hồ với... Bác Hồ?
Bởi vì không có ai có thể so với Bác Hồ được.
So như thế, là hạ thấp đức độ của Bác!
Nguyễn Trãi sau chết vì gái, sao dám so với Bác, hử?
Tính
trích một, hai
câu, làm minh họa, nhưng câu nào cũng khủng quá, trâng tráo quá, đành
thua!
Nabokov: Fiodor Dostoievski
[1821-1881]
UNDER EASTERN EYES
5 năm TTT ra đi
Rửa
tay gác kiếm
Gấu Cái, đọc TV,
‘phàn nàn’,
ngày xửa ngày xưa, khi mày mới lấy tao, thì mày một chân trên mây, một
chân chạm
đất, bây giờ, hai chân chạm huyệt, mà có khác chút nào đâu?
Cái
chất giang hồ nghĩa khí trong
chưởng Kim Dung giống y chang trong série noire.
Trong série noire, còn
có một điều gì hơn cả chưởng Kim Dung, là điều mà Gấu tạm gọi là
phận
người, như một con thú bị xã hội săn đuổi, và cố gắng sống sót.
Tưởng
niệm Nguyễn
Nhật
Duật
Người
viết có một anh bạn, mê văn chương. Mê lắm,
nhưng cứ nay lần, mai lữa, vì còn nhiều việc phải làm. Nào lo cho xong
cái nhà,
kiếm mấy chân hụi cho bà xã để dành tiền lo cho xấp nhỏ… tới lúc rảnh
rang,
tính viết văn, thì phát giác ung thư đã ăn tới tận cổ họng. Văn chương,
ở ngay
“làng kế bên” (The next village, Kafka) vậy mà cả một cuộc đời dài như
thế,
hạnh phúc như thế, “vưỡn” chẳng nhín ra được một tí thời giờ cần thiết
cho nó!
Đoản
văn trên, là do xúc động trước giấc mộng mỹ học của bạn ta, mà bật ra.
Lại có
ông, cứ mong được người
đời phỏng vấn, để giơ hai tay lên trời, ngửa cổ than: đây là nghiệp của
tôi.
Ông khác thì nói: tôi mà không viết thì ngứa không chịu được. Ôi ngứa
thì gãi,
nghiệp thì đi cúng giải oan, đi chùa bố thí cho hết nghiệp. Đừng để ba
trăm năm
sau, thiên hạ khóc cho cả… đất nước mình!
Có thể,
nhà phê bình thù GNV, là từ những dòng ‘tôi mà không viết thì ngứa
không chịu được', trên.
Một độc
giả của trang nhà
dutule.com đã báo cho nhóm chủ trương biết rằng, theo kiểm kê của cơ
quan Alexa
thì trang nhà dutule.com, tính tới 2 giờ 30 phút chiều Thứ Bảy, ngày 15
tháng
5, đang đứng ở hạng thứ 33,977.
Source
Nhảm!
Thứ
hạng của dutele.com, Gấu vừa mới check, là 2,151,679 [Alexa.com]
Traffic Rank in US: 559,758
Online Since 05-May-2000 [Không
phải chỉ mới 5 tháng!]
art2all.net Alexa Traffic Rank: 890,132
16-Apr-2005
Tanvien.net:
758,240
Online Since 17-May-2003
Gió-O:
1,150,961
Đứng
đầu là Chợ Cá, tất
nhiên, rồi tới băng đảng Hậu Vệ, Da Màu.
Rồi tới núi Tản sông Đà của Gấu.
Thế là quá bảnh rồi!
Bởi vì, như vậy có nghĩa,Tản Viên số 1.
Đừng
nghĩ Gấu cường điệu.
TV rất
khó đọc, vì trong nó,
là tinh anh của toàn những thứ số 1 trên thế giới, vậy mà số lượng độc
giả như
vậy, phải nói là một dấu hiệu quá khích lệ!
Tks All
NQT
Nghe
nói, trên thế giới, có
chừng 2 ngàn tỉ trang web, thành thử đọc những lời tự thổi thành tích
của
dutule.com, nói dóc còn hơn cả Vẹm, Gấu tức cười quá! Đến ngay Chợ Cá
kia, nơi
tụ hội đủ những tinh hoa của net, của cả trong lẫn ngoài nước, của cả
quốc lẫn
cộng, của cả cộng phản tỉnh lẫn thứ vững như thành đồng Củ Chi… vậy mà
Alexa
Traffic Rank: 63,873, cũng còn thua con số do nhà thơ DTL phịa ra cho
trang net
của ông, 33,977.
Nhưng
chưa ghê bằng những
nhận định của bạn ta về thơ, về thi sĩ.
Điếc không sợ súng, phán tào
lao, liều lĩnh, từ khủng tới khủng, đáng sợ thật! Có vẻ như DTL bây giờ
‘hết còn nghi hoặc’ về những gì Người phán rồi!
Cái này
là GNV nghe qua
trưởng môn nhân phái Nga Mi, không biết đã ‘xì ra’ trên TV chưa. Kể lại
ở đây,
là cũng chỉ để chọc quê bạn DTL thôi, đừng nghĩ GNV tính cà khịa
với bạn
ta!
Nữ văn
sĩ Nghé Ọ kể là, có
một hồi, thấy ông chồng cũ của bà kẹt quá, bèn phát cho một mảnh đất
xeo xéo
trên báo của bà, tha hồ mà cầy bừa. Một bữa, tình cờ bà ghé đọc, thấy
toàn
những bài khen thơ DTL, ký đủ các thứ tên, và đều là do DTL ‘nhuận sắc’
cả!
Nhưng,
DTL thật tuyệt vời,
nhất là đối với bạn bè. Ông không hề có tí đố kỵ, không hề giận bạn, ít
ra là với riêng GNV.
Và thật
tình mừng, khi thấy
GNV tái sinh, sống đời thứ nhì, thật ra trò, thật đáng sống!
Tks. Thảo Trần & GNV
Vụ
Án
CHA
ĐẺ
CỦA VĂN HỌC VIỄN TƯỞNG VIỆT NAM
Ngô Tự Lập
Khoa Quốc tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội
Ông Hồ,
như ở đây được NTL
thổi là cha đẻ của văn học viễn tưởng Mít, thực sự chỉ là một ‘phóng
tác gia’.
Và những truyện mà Cụ Hồ chôm của người rồi viết lại theo ý của ông, là
đều
nhằm mục đích chính trị cả.
Miền Nam có HHT được gọi là
ông vua thể loại này, chỉ khác, ông cho biết, ông chôm của ai, còn Bác,
thì để
lại một nghi vấn, hy vọng đời sau có kẻ cố tình lầm, thổi Bác thành cha
đẻ của
văn học viễn tưởng Mít!
Gấu này, hồi nhỏ đọc Ngọn Cỏ
Gió Đùa, của Hồ Biểu Chánh, mê quá, đến khi đọc Những Kẻ Khốn Cùng của
Victor
Hugo, cứ lầm bầm chửi anh Tây Mũi Lõ thuổng anh Mít Nam Bộ, ấy là vì
truyện của
HBC tuy phóng tác, mà đặc chất Miền Nam.
Borges cũng đã gặp tình trạng
này, khi đọc một bản dịch - dịch chứ không phải phóng tác – và khi đọc
nguyên
tác, lắc đầu, không hay bằng bản dịch, là vậy. Đây là những phép lạ của
ngôn
ngữ, và tài năng của người phóng tác.
Trường hợp Bác Hồ, Bác nhắm
một ý đồ ở bên ngoài văn chương.
Vào thời đó, Bác cũng không
nghĩ đến chuyện thuổng hay không thuổng. Giống trường hợp Khái Hưng,
cũng đã
từng phóng tác một truyện ngoại, của Langelaan, thành Bóng người trong
sương
mù, (1) câu chuyện anh lái tầu hoả, được hồn vợ nhập vào một con bướm
cứu mạng,
khi cố ngăn xe lửa vì cây cầu phía trước đã bị bão đánh sập.
NTL còn thổi Bác thành nhà
tiên tri. Không hiểu Bác có tiên tri ra một đất nước băng hoại như hiện
nay?
(1)
Lần đó, đi cùng với ông bạn
thân. Ông này sau đi với Gấu, xuống Ba Xuyên đưa xác thằng em Gấu về
Sài Gòn.
Lượt về Gấu đi máy bay C.130 cùng cái xác thằng em, trong chiếc quan
tài, ngoài
gỗ, trong kẽm. Cũng nhờ tài xoay sở của một ông cố vấn Mẽo tại phi
trường Sóc
Trăng. Thằng em, sĩ quan Thủ Đức, ra trường biệt phái đơn vị địa phương
quân lo
an ninh phi trường. Ông bạn, nhà giáo bị động viên, đi xe đò trở về Cần
Thơ,
nhiệm sở của ông lúc đó. Xe của ông thứ nhì. Xe thứ nhất xơi nguyên một
trái
mìn VC.
Gấu có kể qua truyện này một hai lần rồi. Nó làm Gấu nhớ tới câu chuyện
Bóng Người Trong Sương Mù
(2) của Khái Hưng. Hồi nhỏ, đọc truyện này, Gấu hơi
bị ấn tượng [thuổng cách nói của VC], nhưng hóa ra rằng thì là, ông
thuổng
truyện ngoại quốc. Của tay Langelaan, tác giả một truyện ngắn
được coi
là kinh
dị số một của thế kỷ, Con
Ruồi , đã từng được
dịch đăng trên tờ Bách Khoa, Sài
Gòn, trước 1975.
Gấu tin rằng thì là, thằng em
trai của Gấu, đã xúi ông bạn đừng đi chuyến xe đầu.
Cũng như Gấu đã từng mường
tượng ra cái chết của thằng em, ngay từ khi nó bị gọi đi Thủ Đức.
Đúng ra, ngay từ khi Gấu chết
hụt ở nhà hàng Mỹ Cảnh.
Như thể, Thần Chết, bắt hụt
thằng này, thì tóm thằng kia.
Chính vì vậy mà ông bạn HPA
không làm sao đọc ra "tầng hầm", của đoạn văn sau đây, bởi thế,
ông mới chửi, sao lại có một thằng mê gái thê thảm đến trở thành lố
bịch, như
mày, hử Gấu?
(2) Truyện này, được dịch qua
tiếng Anh, trên art2all.net. Langelaan có truyện Phép Lạ, dân Ky Tô mê
lắm, câu
chuyện một anh chàng mua bảo hiểm nhân mạng, đi xe lửa, xe lửa bị lật,
anh ta
giả đò què để hưởng bảo hiểm, sau đó cực ngoan đạo, chờ đến ngày hành
hương Lộ
Đức, nhận phép lạ. Đến ngày đó, chẳng có phép lạ, mà trở thành liệt
luôn, và
cũng trong bữa đó, một bé gái bị liệt, lại được hưởng phép lạ, ‘Ta cho
con đôi
chân của một kẻ không cần đến nó nữa”.
Hồi nhỏ Gấu mê đọc tay này
lắm, còn mấy truyện nữa, cũng rất ư ly kỳ, chất nhân bản cao lắm, như
truyện
Rip, thí dụ, vậy mà bị hậu thế thuổng, sử dụng vào ba cái trò tuyên
truyền nhảm
nhí, vậy mà còn có tên vẫn thổi lấy thổi để. Chán quá!
Còn một truyện của tay
Langelaan ly kỳ lắm, câu chuyện một ông con trai bán linh hồn cho Quỉ,
để được
hưởng đủ thứ trên đời, rồi sau đó đi tù, rồi đến lúc ra tù [xử tử], Quỉ
chờ sẵn
ở bên
ngoài, thì cũng là lúc ông anh tới chứng kiến ông em đền tội đời, hai
bên đấu trí, ông anh cứu
thoát
linh hồn thằng em, Quỉ thua trí bỏ đi.
Liệu đây cũng là câu chuyện của…
NTL?
Làm sao ra ông anh bi giờ đây?
Gấu
cũng đã từng bị lừa, như NTL.
Với NTL, thì ông giả đò bị lừa, còn Gấu, bị lừa thực tình, khi đinh
ninh Sến cô
nương là tác giả Thiên Sứ.
Hoá ra truyện phóng tác.
Phóng tác, nhìn một cách nào đó, thì cũng là một hình thức đạo văn, nếu
cố tình
không cho biết nguyên tác.
Giấc ngủ mười năm có thể khiến ta liên tưởng đến chuyện Từ
Thức, nhưng tôi muốn so sánh
nó với Rip Van Winkle của văn hào Mỹ Washington Irving.
NTL
Chắc
chắn là Bác thuổng Irving,
vì Bác mê Mẽo lắm, như PXA.
Bác đã từng thuổng Mẽo, để viết bản tuyên ngôn độc lập, không nhớ sao?
Trong
số những người làm sống lại nhân vật Rip Van Winkle này, có
Koestler.
Trong Bóng đêm giữa ban ngày, có anh tù tên là Rip Van Winkle,
suốt ngày
lảm nhảm câu “Vùng lên, hỡi những nô lệ ở trên thế gian này”, nhưng do
bị công
an nện nặng quá, bị mát cái đầu, thay vì “Vùng lên…”, thì là, “Tùng
lên…” (1)
Gấu nghi, tay NTL này cũng đang ‘giả đò’ là một Rip!
Hay "thực sự"... là?
(1)
Lãng tìm cách tự cứu, tập Yoga, ăn cơm gạo lức muối mè, xa lánh bạn bè,
những
bức thư của anh thường tận cùng bằng câu, "Bao giờ thì hoà bường?"
Không
bao giờ anh dùng từ "hoà bình", như sợ hãi, ghê tởm… hoà bường, hoà
bường, trong trí tưởng tượng của tôi, người bạn những năm trung học trở
thành
Rip Van Winkle, nhân vật của Koestler, gã tù nhân khốn khổ suốt ngày
lảm nhảm
khẩu hiệu ghê gớm nhất thời đại, "Bebout les Damnés de la terre!";
"bebout" thay vì "debout", "Vùng lên hỡi những kẻ trầm
luân…" biến thành "Tùng lên, tùng lên…".
Những
ngày ở Sài Gòn (1965)
|
|