*
















Chúc Mừng Năm Mới

Giáng Sinh, ngồi nhà đọc chơi vài bài thơ!


Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn

Trường hợp Lê Công Định

Cứ theo lịch sử mà nói, thì luôn luôn, cá nhân bị buộc tội phản bội xứ sở của nó.
Tại sao chúng ta không nói ngược lại, theo kiểu đổi bên, nghĩa là, bây giờ đến lượt Gấu buộc tội xứ sở Mít phản bội Gấu!
Hà, hà!
Ý trên, là của Ha Jin, trong bài Ngôn ngữ Phản bội, The Language of Betrayal, trong Nhà văn như là Di dân, The writer as Migrant.
Ông giải thích thêm:
Rất nhiều xứ sở là những tên phản bội đối với những công dân của chúng.
Cái tội ác tệ hại nhất, khốn kiếp nhất mà xứ sở phạm, đối với một nhà văn, là, khiến nhà văn đếch làm sao viết với sự chân thật, và với sự toàn vẹn của người nghệ sĩ.
The worst crime the country commits against the writer is to make him unable to write with honesty and artistic integrity.


'Life has been reborn'

Wanting to Be Something Else

Adam Shatz, trên tờ Điểm Sách London, The London Review of Books, số 7 Jan, 2010, đọc The Museum of Innocence của Pamuk.
Bài này thật tuyệt, nhìn ra những tác giả đương thời cùng dòng, thật giống Pamuk, là Paul Auster và Haruki Murakami. Sau cú 911, những cuốn tiểu thuyết của Pamuk được coi như là những sấm ngôn [oracles]


Levi-Strauss


No Longer and Not Yet

*

Hannah Arendt mở ra bài viết No Longer and Not Yet, điểm cuốn The Death of Virgil của Herman Broch, trong tập tiểu luận Essays in Understanding, bằng nhận xét của Hume:
Trọn văn minh nhân loại dựa vào sự kiện, ‘một thế hệ thì không lui khỏi sàn diễn liền lập tức và một thế hệ khác kế tiếp nó, như trường hợp tằm và bướm’. Ở vài điểm ngoặt lịch sử, ở vài đỉnh cao của khủng hoảng, một số phận tương tự như tằm và bướm giáng xuống một thế hệ: thế hệ già suy tàn, thế hệ mới không bắt buộc phải sinh ra tiếp theo liền; giữa những thế hệ, giữa những con người vì lý do này hay lý do khác, vẫn thuộc về thế hệ già, và những người hoặc cảm thấy cơn thảm họa ở trong xương trong hồn trong tuỷ, hay là đã trưởng thành cùng với nó, sợi ‘sên’ bị gẫy, và một “lỗ hổng, khoảng trống”, một thứ khoảng đất không người lịch sử xuất hiện, và chỉ có thể diễn tả bằng thuật ngữ “không còn nữa, và chưa xẩy ra nhưng sẽ có” [For the decline of the old, and the birth of the new, is not necessarily an affair of continuity; between the generations, between those who for some reason or other still belong to the old and those who either feel the catastrophe in their very bones or have already grown up with it, the chain is broken and an "empty space," a kind of historical no man's land, comes to the surface which can be described only in terms of "no longer and not yet."]
Tại Âu châu, một đứt đoạn tuyệt đối của liên tục đã xẩy ra trong và sau Đệ Nhất Thế Chiến. Những ‘lèm bèm’ của đám trí thức về một thoái trào cần thiết của văn minh Tây phương hay thế hệ bỏ đi nổi tiếng, như nó thường được thốt ra bởi đám “phản động”, thì, nền tảng sự thực của nó là ở đứt đoạn này, và đem đến hậu quả hấp dẫn hơn, so với thứ đầu óc ‘tự do', khi đám này bầy ra trước chúng ta một giải pháp, hoặc tiên phong hoặc giật lùi, một giải pháp chẳng có một ý nghĩa nào, bởi vì nó vẫn giả dụ sợi sên liên tục không bị đứt, gẫy.
Bây giờ, đọc Hannah Arendt, thì Mít chúng ta mới hiểu ra được, tại làm sao mà đám Sáng Tạo, bằng mọi cách, ‘đả phá, huỷ diệt, tàn sát’ văn học tiền chiến: Họ nhìn ra cái sợi sên bị đứt gẫy, và một lỗ hổng xuất hiện.
*
Võ Phiến, khi nhắc tới Sáng Tạo, bởi vì trong đầu ông, cả đám chết hết, chỉ còn Mai Thảo, cũng cùng ở Mẽo, nên chỉ hỏi Mai Thảo!
Ông có đọc mấy ông kia, trước 1975, hẳn có, nhưng làm sao nhớ, ngoài một số cảm tưởng còn sót lại, và cùng với chúng, sự dè bỉu, đố kỵ, chưa kể nỗi hân hoan của kẻ sống sót nói về nạn nhân:
Nhìn như một cách thế thì cách thế Sáng Tạo có những chỗ khó bảo là “tuyệt đẹp”. Chẳng hạn trong lối “khai tử” nền văn nghệ tiền chiến có một cách thế kiêu căng, chẳng hạn trong lối diễn đạt của những vị trong nhóm chủ trương có một cách thế kiêu kỳ: hoặc hoa hoè hoa sói, kiểu cách ưỡn ẹo, hoặc tối tăm rối rắm.
Khi VP viết những dòng trên, đám ST đang ngồi tù.
Ông không có được một chút xót thương những người vấp ngã!
Biết ơn, lại càng không!
Cũng được đi. Nhưng, phải chỉ ra, kiêu căng, õng ẹo, tối tăm, kiêu kỳ, rối rắm ở những chỗ nào, của ai, trong nhóm.
Phán như thế, ai phán cũng được.
Những lời tuyên bố hung hăng nhưng rỗng tuếch của Mai Thảo thật khó mà coi là đại diện cho nhóm được. Nó chỉ là mặt nổi, kiểu khoa trương, kèn trống ỏm tỏi khiến mọi người chú ý tới sự ra đời của nhóm: vở mới, vở mới, mại dô, mại dô.
Muốn biết chủ trương của nhóm, phải đọc những bài viết của Thanh Tâm Tuyền, những cuộc thảo luận của nhóm…
VP viết [trang 184 VHTQ]: Thơ tự do không phải là cái mới mẻ nữa. Nó không phải là sáng kiến của văn nghệ hôm nay, của cách mạng.
Tại sao?
Ông không cho biết.
Trang 186, sau khi trích lời phi lộ của Nhất Linh, khi chủ trương tờ Văn Hóa Ngày Nay, trong có câu, “Sở dĩ ngày nay văn nghệ chưa rung cảm được độc giả vì văn nghệ chưa nói được lòng người”, VP hạ một câu: Cách mạng đã bị phủ nhận.
VP rõ ra là đố kỵ nhóm Sáng Tạo!



Albert Camus, 50 năm sau khi mất

L'ENFANCE DANS L'AUTOBIOGRAPHIE
Tuổi thơ trong tự thuật
Le passé inguérissable de Camus
Cái quá khứ không thể lành của Camus
“Le Premier Homme” est l'ébauche du grand roman autobiographique auquel l'écrivain travaillait
"Người thứ nhất", "Le Premier Homme", là phác thảo của một cuốn đại tiểu thuyết tự thuật mà nhà văn đang loay hoay, hì hục, thì bị cái chết đánh gục.

Retrouver l'enfant, les souvenirs d'enfance, c'est retrouver les germes de l'œuvre à venir et ce qui a déterminé la présence de l'adulte au monde. C'est ce qu'ont fait avec talent, entre autres, Rousseau, Perec, Camus, Sartre et Yourcenar.
Tìm lại đứa bé, những kỷ niệm thời ấu thơ, là tìm lại những cái mầm của tác phẩm sẽ có, và điều quyết định sự hiện hữu của kẻ được gọi là người lớn trong cuộc đời. Đó là điều mà bằng tài năng, họ đã làm được, trong số “họ” đó, có những nhà văn như Camus, Perec, Sartre và Yourcenar.

Cảm xúc không rời chúng ta theo từng trang sách. Một tuổi thơ thật ngây thơ, thật hăm hở, từ đó toát ra một sự thuần khiết, gần như một ân sủng. Cùng với Mặt trái và Mặt phải, Người đàn ông thứ nhất là một trong bản văn hiếm, dưới dạng gần như tự thuật, của một nhà văn vốn tởm lợm cái trò tâm sự ỉ ôi. Người ta biết, nó phải gồm ba phần: phần thứ nhất dành cho tuổi thơ, thứ nhì thuở mới lớn và tuổi trưởng thành (hoạt động chính trị, xứ Algérie, Kháng chiến), và phần thứ ba (“mẹ”), đề cập đặc biệt tới “vấn đề Ả Rập, văn hóa da trắng ở xứ thuộc địa, và số phận của Tây phương”



Sống chung với kiểm duyệt?


Kỷ Niệm

Đọc số báo đặc biệt về Đứa bé & Nhà văn, Gấu thấy Gấu, ở trong thằng bé chưa thành nhà văn Camus: cũng có một ông bố bỏ đi mất tiêu. Số phận ông bố của Camus thì quá rõ ràng, ông tử trận. Còn ông bố của Gấu thì bị một đấng học trò thủ tiêu, nhưng thực sự ra sao, thì chẳng ai hay. Thế rồi Gấu lại thấy tuổi thơ của mình sao giống của ‘em’ Nathalie Sarraute, bị một miền đất chôm mất!

Đọc, bồi hồi nhận ra, hình dáng trong trí tưởng tượng về một BHD, là từ cái tuổi thơ bị Miền Bắc giam cầm đó.
Một cách nào đó, có thể nói, BHD bước ra từ cái bóng của… Lolita.

1989. Trong một bài viết ở phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.
Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.

Lần Cuối Sài Gòn
*
Khi gặp BHD, Gấu nhận ra liền, tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp thoáng ở trong dáng đi, nụ cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc răng khểnh của Em, là vậy.
Ngoài ra, còn là nỗi ước mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của Gấu!
Hà, hà!
Nhưng, bằng cách nào mà BHD lại ‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa ngoái lại, lắc đầu:
Mi đâu có thương yêu gì ta! Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé con đó!
Khủng khiếp nhất, là, kể từ khi Gấu lấy một em miệt vườn làm vợ, cái xứ Bắc Kít trả thù mới tàn bạo làm sao: Ta nguyền rủa đời mi, hễ cứ gặp bất kỳ một em Bắc Kít, là khốn khổ khốn nạn, là bấn xúc xích, là đều nhìn thấy một BHD của mi ở trong em đó!
*
Un Exil Fondateur
Một Lưu vong, Trùm.
Dans toute l'œuvre de Nathalie Sarraute résonne sa jeunesse russe qui lui fut volée.
Trong tất cả tác phẩm của Nathalie Sarraute vang vọng lên tuổi trẻ Nga của bà, bị chôm mất!

Ui chao, không lẽ đây là BHD?
Alors, cette petite fille a un réflexe très étrange: elle tue sa mémoire. On lui a volé son pays, eh bien, elle tue les souvenirs de son pays. C'est fini pour elle. Elle est morte, haute comme trois pommes.
Và nàng có một phản ứng thật lạ: nàng làm thịt hồi ức của nàng. Người ta chôm mất của nàng một xứ sở, vậy thì nàng làm thịt tất cả những kỷ niệm về miền đất đó!
*
Un Exil Fondateur
Dans toute l'œuvre de Nathalie Sarraute résonne sa jeunesse russe qui lui fut volée.
Il était une fois Nathalie Sarraute. Il était cette petite fille, le front droit, les yeux attentifs, Nathalie, quelque part en Russie.
Le début du siècle. Sa Russie est là, de tous les côtés, autour d'elle. Par-dessus la barrière de bois peinte en vert et les gros soleils aux pétales jaunes et aux graines noires, il y a, dans la maison de bois découpé comme une dentelle, derrière la fenêtre aux rideaux très blancs, un chat noir qui ne dort pas, mais qui fait semblant, et, dans une grosse bonbonne sombre transparente, la confiture de fraises, les fraises ronndes ou pointues nagent, aussi netttes que des billes, dans le sirop rouuge. Sous les rayons penchés du soir, la couche de neige bleu et rose est l'édredon qui garde au chaud l'herrbe de la route, parce que la route, à Ivanovo, n'est pas de pavés ni de terre, mais tout en herbe.
Dans la maison, aux murs faits de troncs d'arbre tout ronds et gris posés les uns sur les autres, plane un silence d'une qualité inoubliable, un silence poudreux, céleste, et sur ce silence, les paroles se posent en douceur, comme en secret: «Mam, gdié ? .. », «Vot, tak ... », « Potchimou ... » ...
Et, d'un coup d'un seul, la petite fille se retrouve dans la chambre sans vie, sans couleur, d'un appartement, dans une rue qui n'a pas le moindre caractère, à Paris. Les sons y cassent les oreilles.
Alors, cette petite fille a un réflexe très étrange: elle tue sa mémoire. On lui a volé son pays, eh bien, elle tue les souvenirs de son pays. C'est fini pour elle. Elle est morte, haute comme trois pommes.
Mais elle est là, encore, avec son front droit et ses yeux attentifs, assise par terre, jambes repliées, dans un coin de la chambre noire et, comme rappelle Nathalie Sarraute qui aime bien les phrases toutes faites parce qu'elles sont plus humbles, «petit poisson deviendra grand ».
A partir de ce jour-là, la petite fille dépaysée, dépossédée, l'enfant déportée, se ferme presque une fois pour toutes à plusieurs franges d'ondes, plusieurs franges de sensations. Elle ne perçoit plus les gens, les choses de la vie que dans un vide de limbes, fantomatique. Et, désormais, un seul «phénomène» va lui parvenir, va l'atteindre, la toucher, la blesser, la surprendre: c'est les mots qu'elle entend. Les mots qui sont dits près d'elle.
Tout se passe comme si ces paroles « précipitaient» en elles-mêmes, agglutinaient en elles-mêmes, phagocytaient l'ensemble des autres sensations visuelles, tactiles, gustatives, et même auditives, que Nathalie Sarraute s'interdit, dont elle se prive volontairement puisqu'on l'a privée de ses confituures de fraises et du chat noir dans la fenêtre, de sa neige rose et bleu et du silence de son isba.
Ce ne sont pas les mêmes paroles. Ce n'est pas du russe, c'est du français. Ce sont des mots plus secs, aux arêtes plus coupantes, et lui chantent moins. Et ces paroles tombent de partout, montent de partout, comme si les gens, ici, ne savaient vivre que par elles, aller et venir que par elles, se sentir être que par elles. Nathalie est révulsée et aimantée par ces paroles, qui occupent le champ entier de ses facultés perceptives.
Il faut bien reconnaître que l'une des choses les plus étonnantes de la vie, c'est lorsque vous surprenez, dans la rue, dans un autobus, dans un café, deux personnes qui parrlent, qui parlent d'affilée, sans pause, de n'importe quoi, comme des machines, sans presque s'écouter l'une l'autre, comme si le nœud crucial, le nerf central du corps humain, et de la conscience, c'était ça : produire à tout prix des mots, et avoir à portée de la main quelqu'un pour les écouter. Comme si les paroles, même creuses, même inutiles et nulles, existaient plus que les personnes, avaient pris leur place, ici bas.
Et il y a, partout, sans cesse, mille autres situations, mille autres emplois, des paroles: les paroles de piège, de tentative d'investissement, de blessure maligne, de farfouillage indiscret ...
A lire Nathalie Sarraute, oui, nous saisissons mieux qui nous sommes, et comment nous nous y prenons pour nous débrouiller dans nos jours. Mais, avant tout, nous tombons sous l'emprise de la voix unique de Nathalie Sarraute, une voix plutôt lente, plutôt calme, d'un rythme assez régulier, comme si elle «parlait pieds nus» dans un chemin de campagne, épousant les formes vivantes du sol.
Il semble pourtant que l'emprise de la voix de Nathalie Sarraute, il semble, disons carrément les choses, que notre amour de Nathalie Sarraute, tienne à une autre raison: c'est que dans chaque page, dans la plus petite page qu'elle écrit, se serrent, blottis, muets, tremblants, bruissants, souriants ou en larmes, tous les souvenirs qu'elle a tués, toute cette enfance qui lui fut volée, et que, même dans son livre nommé Enfance, elle n'a pas dite. Chaque fois que Nathalie Sarraute aura desserré les lèvres, elle les aura gardées fermées sur un secret, sur la plus grande souffrannce. Chaque fois qu'elle a parlé, elle s'est tue.
MICHEL COURNOT (23 juillet 1986)


Dọn Tiếp!

Những đoạn của Gordimer nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt thích, và dịch, xuất hiện cũng đã lâu rồi. Sở dĩ Gấu đến bây giờ dám ‘đụng’ tới nó, là vì bài thơ ‘Tôi biết ơn những người vấp ngã’ được nhà đại phê bình mang ra thổi vung vít, khiến Gấu ‘lại đâm bực’!
Hãy thử tưởng tượng, gia đình LCD đang ló sốt vó, không biết ông có bị VC đem ra làm vật tế thần hay không, mà phải đọc những tình cảm nhân hậu và nhân bản dành cho người yếu đuối, quá nhẹ dạ, và vấp ngã, thì có điên lên không?
Gấu này, người ngoài cuộc, đọc, mà còn giận điên lên, và như người ta nói, giận mất khôn, mất luôn cả 'tư cách nhà văn', mất luôn 'lòng tự trọng', là như vậy.
Dù sao, cũng xin lỗi thi sĩ, một lần nữa.
NQT
Chán thật. Vừa cảnh cáo nhà phê bình qua đệ tử của Người, coi chừng cắn phải lưỡi, thì cắn ngay lưỡi của chính mình!
NQT
*
Bài thơ của Nguyễn Tôn Hiệt, Gấu mầy mò tìm lại xuất xứ, hóa ra là được gợi hứng từ bài thơ của Trần Tiến Dũng, và cái từ “vấp ngã”, là của TTD.
Nhà thơ TTD sử dụng từ này, thì OK, ấy là bởi vì, ông không thể sử dụng một từ khác. Trong tinh thần bài thơ của ông hình ảnh ‘vấp ngã’ thật đẹp, vì nó không nhắm thẳng vào những cá nhân như LCD, NTT, mà chỉ khiến người đọc nhìn ra, và nhập vào khổ nạn của tất cả những người như họ, được tượng trưng bằng một số nhân vật trong bài thơ (1)
Cũng theo cái dòng đó, mà bài thơ của Nguyễn Tôn Hiệt đi tiếp. (2).
Nói rõ hơn, nhà thơ NTH không sử dụng bài thơ của ông, để chỉ đích danh, và để nhớ ơn, những LCD, NTT. Thành thử bài viết của NHQ, với cái tít: Một bài thơ cho Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung, là sai.
Đây là đòn "mượn hoa hiến Phật", "của người phúc ta", khiến Gấu bị mắc hỡm!

Bởi vì, Nguyễn Tôn Hiệt không hề làm bài thơ cho LCD và NTT.
[Không hiểu, ở những chỗ khác, ông có ghi là "tặng và nhớ ơn LCD, NTT vì vấp ngã" hay không.]
Khi đọc cái tít, trên, khi đọc những dòng sau đây, của NHQ, tôi, NQT đã bị lầm.

Ở đây, tôi chỉ xin giới thiệu một bài thơ viết nhân ngày Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung bị bắt [Note: Nếu sự kiện chỉ có thế, thì không thể ‘giật cái tít’ như trên được. NQT], và sau đó, xuất hiện trên màn ảnh truyền hình với lời nhận tội và xin khoan hồng. Về sự kiện ấy, rất nhiều người đã lên tiếng. Người thì thông cảm, cho họ bị công an lừa gạt hoặc gây sức ép. Người thì thất vọng, cho là họ quá nhẹ dạ và yếu đuối.
Tôi thích nhất là thái độ của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt. Trong bài “Tôi biết ơn những người vấp ngã”, ông đưa ra một cái nhìn nhân hậu và nhân bản, bày tỏ sự trân trọng đối với những người từng dũng cảm lên tiếng chống lại tội ác ngay cả những khi họ bị vấp ngã.
Về phương diện nghệ thuật, đây cũng là một bài thơ hay. Xin mời quý bạn đọc thưởng thức.
NHQ
. Blog VOA

Từ cũng, "đắt" thật!
NQT
*
Hôm qua, 06.01.2010, sau khi viết xong bài “Khi một con người không còn biết tự trọng” (trong đó, tại hạ phê phán việc ông Nguyễn Quốc Trụ thoá mạ tại hạ một cách vô căn cứ, vô cớ và thiếu lương thiện về một bài trích dịch Nadine Gordimer)…
NTH

Tôi, NQT, sợ rằng, “thiếu lương thiện”, đúng ra phải áp dụng cho nhà thơ!
Ông có nguyên tác trong tay, ông giấu biệt, lâu lâu "xón" ra một câu dịch rất đỗi tức cười, NQT đọc, nghi quá, mới gõ Google, ra được cái bản tóm tắt. So nó với những đoạn ông đã dịch, thì nghĩ trong bụng, nhà thơ không đọc nổi bản văn của Gordimer, từ đó mới xổ ra một số từ khá nặng nề, bởi thế, khi ông lên tiếng, phải nhận lỗi về mình.
Câu văn “All that the writer can do, as a writer, is to go on writing the truth as he sees it”, có thể nằm trong nội dung bài viết, thì hiểu được, nhưng vì tách ra, nên NQT mới bị lầm, và cũng đã nhận lỗi.
Giả như ông NTH để nguyên văn tiếng Anh, kèm câu dịch, thì đâu có chuyện.
Chính vì sợ ‘thiếu luơng thiện’ mà Tin Văn mỗi khi dịch, cố gắng kèm nguyên tác, vậy mà cũng bị hiểu lầm là coi thường độc giả.
Trường hợp “thiếu lương thiện” đã từng xẩy ra trên Hậu Vệ, với một dịch giả nổi tiếng. Tin Văn đã khui ra, không tiện  nhắc lại.
Cách tốt nhất, là, đề nghị NTH dịch toàn bài, sau đó mới có thể nói chuyện tiếp được, về những “dịch đại, dịch nhảm”…
V/v Summary, tôi NQT chỉ cần có vậy, nên “đoán ẩu” là của nhà xb, không đúng như sự thực, của
AcaDemon, như NTH sửa lại.
Tks, anyway. NQT