|
Nhìn
hình mới nhất của ông trên
TV thấy già đi nhiều quá!
TT
Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi
Nhà Thơ Hữu Loan: Giải thưởng
văn chương Khởi Hành 2007
Cái cú
giải thưởng VL này, thật
là tuyệt vời. Gấu chỉ nhớ mài mại, bèn gõ Google, ra liền. Ra cái cú
PNH phỏng
vấn VL, mò ra trang net của Khởi Hành, đọc cái cuộc nói chuyện
giữa hải ngoại và Hữu Loan, thú quá, bởi vì đây không phải chỉ là hải
ngoại nói chuyện với trong nước không thôi, mà
còn là thế hệ đàn em nghe thế hệ đàn anh dặn dò, ui chao vậy mà cả hải ngoại lẫn trong nước đếch có một thằng
nào con nào nhắc tới cái cú giao lưu thần sầu này.
Trong nước, đám BVVC của Gấu rét quá, đã đành, đám hải ngoại, cộng mấy
cái loa “vòa là”, lông hồng [hồng mao] gì gì cũng vờ, thế mới tếu!
*
Bài thơ Mầu Tím Hoa Sim sở dĩ
được quí mến nâng niu trân trọng, bởi vì nó hay, nó thực, nó tự nhiên,
nó chi
tiết đời thường… tất nhiên, nhưng nó càng trở nên của quí của hiếm, ấy
là vì
khi nhà nước bắt nhà thơ làm tự kiểm, thì ông bèn nghỉ chơi với nhà
nước, và về
nhà làm anh thơ nặng thợ đẽo đá, thồ đá.
Trong thế giới CS trên toàn thế giới,
chưa hề có một trường hợp như vậy. Ông Trùm Mác Xít Lukacs phải khai tử
cuốn Tân Thánh Kinh của chủ nghĩa CS, là cuốn Lịch Sử và Ý Thức Giai
Cấp, Nguyễn Tuân
phải bye
bye Vang Bóng Một Thời, Nguyễn Đình Thi phải từ bỏ thơ tự do, còn nhiều
nữa…
*
Những gì Italo Calvio viết về
Conrad xem ra có thể áp dụng vào trường hợp Hữu Loan, theo nghĩa này:
Chính cái
sự nói không với chế độ, và cùng với nó, cuộc sống cực kỳ khó khăn sau
đó, “bảo
đảm” thơ của ông.
Thơ của tao đẹp như thế, vì đời của tao còn đẹp hơn thế.
Tao
bận làm người đến quên làm thơ!
*
Những vì đại
uý thuyền trưởng của Conrad
Italo Calvino
Conrad
mất đã được 30 năm, vào
ngày 3 Tháng Tám 1924, trong căn nhà nhà quê của ông ở Bishopsbourne,
gần Canterbury.
Ông thọ 66 tuổi. Ông dùng 20 năm trong số đó để đi biển, và 30 năm để
viết. Thành công từ khi còn
sống nhưng phải liền sau khi ông vừa nằm xuống thì mấy nhà phê bình mới
viết về ông: Vào
tháng Chạp năm 1924, trên tờ Nouvelle
Revue Francaise, số đặc biệt dành trọn cho
ông, có bài của Gide và Valéry: Cái xác chết của vì thuyền trưởng theo
sóng đưa
đi nằm phơi trên bãi cát bờ biển được phủ bằng những vòng hoa vinh danh
nhất
mực của giới tinh anh nghệ sĩ trí thức. Ngược lại, ở Ý, những bản dịch
của ông được
xếp vào thể loại phiêu lưu mạo hiểm của nhà xb Sonzogno, nhưng Emilio
Cechchi đã
đánh động
giới thưởng ngoạn thứ thiệt.
Về ông X, người tranh chấp
quyền tác giả phần lời bài Tiến quân ca
Vụ này, TV đã lèm bèm từ khuya rồi. Tuy
nhiên, bài mới này không biết tới câu phán thật hách của VC [Văn Cao]:
“Tháng 11 năm 1944, tôi tự
tay viết bài Tiến Quân Ca lên đá in, trong trang văn nghệ đầu tiên của
tờ báo
Độc Lập” [Tại sao tôi viết TQC?]
Bài TQC lần đầu in, ghi là:
Nhạc Anh Thọ [bí danh của Văn Cao] Lời: Anh Dũng. Anh Dũng là bí danh
của Đỗ
Hữu Ích, ông chủ nhà mà Văn Cao đã nhắc tới [Anh bạn nhường cho tôi căn
gác ấy,
là người đã xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên của tôi, cũng không thấy nói
đến
việc trả tiền nhuận bút]. Vào năm 1983, ông này kiện Văn Cao. Văn Cao
cho biết
rõ chi tiết: Đề tên Anh Dũng, là do lý do bảo vệ “cách mạng”: Anh Dũng
lúc đó
là người có liên hệ mật thiết với hiến binh Nhật. Đề tên anh ta vô, như
vậy là
bảo đảm trăm phần trăm! Và Văn Cao đã kiện lại tờ báo tung tin “nhảm”,
là tờ
Tiền Phong chủ nhật. Khi có người trách ông: Quốc Hội đã công nhận bài
hát là
của ông, tại sao còn kiện? Văn Cao trả lời, đại để: cái thằng Văn Cao
kiện, là
thằng Văn Cao ở ngoài đời: Tôi không muốn, vợ con tôi, cháu tôi, nghĩ,
tôi là
một thằng đạo văn. Còn thằng Văn Cao nghệ sĩ thì nó đếch cần kiện!
Họa sĩ Tạ Tỵ, trong hồi ký,
viết về Văn Cao, có kể chuyện ông đã từng vẽ tiền giả, đem đi tiêu xài,
bị lộ,
rút súng, bắt mọi người ngồi yên để ông chuồn. Sau cách mạng, tức là
sau khi đã
được đồng chí Vũ Quí chiếu cố, ông có tới gặp khổ chủ, và đưa lại tiền
thiệt.
Còn một giai thoại nữa về
ông, là Văn Cao có cô bồ, là vợ một tay hiến binh Nhật. Mỗi lần tay này
trực
đêm, là ông mò tới. Một lần ngủ quên tới sáng, chút xíu nữa là ăn đạn
Nhựt!
"Tin từ Hải Phòng lên
cho biết mẹ tôi, các em và các cháu tôi đang đói khổ. Bà đưa các đứa
nhỏ ấy từ Nam
Định ra Hải
Phòng, dọc đường đã để lạc mất đứa cháu gái con anh cả tôi. Nó mới lên
3. Đôi
mắt nó giống như mắt con mèo con. Có thể nó nằm ở dọc đường trong đám
người
chết đói năm ấy.
Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo
đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen, tôi cố tìm
một cái
gì để nói. Tìm một âm thanh đầu tiên. Những đường phố quen thuộc ấy
thường
không vang một âm thanh nào hơn những tiếng nghe buồn bã hàng ngày. Hôm
nay phố
đông người hơn, và lòng tôi thấy vui hơn. Tôi đang chờ nhận một khẩu
súng và
được tham gia vào đội vũ trang. Tôi đang chuẩn bị một hành động gì có
thể là
mạo hiểm hy sinh, chứ không chuẩn bị để quay lại làm bài hát. Thật khó
nghĩ tới
nghệ thuật lúc này. Tôi đi mãi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một
gốc cây,
bóng mấy người đói khổ trần truồng loang trên hồ lạnh. Họ đang đun một
thứ gì
trong một ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt.
Có một
đứa bé gái. Nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt
nó
giống như mắt mèo con. Cháu bé không có mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa
nhìn
mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải là con cái số người đó.
Hình như
nó là đứa trẻ bị lạc, cũng không phải là cháu tôi. Nó đã chết thật rồi.
Có thể
nó đã nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam
Định - Hải Phòng. Tôi bỗng trào
nước mắt, và quay đi.
Đêm ấy, về căn gác tôi đã
viết được nét nhạc đầu tiên của bài Tiến Quân Ca."
Bài viết này phải
coi là Di chúc của Văn Cao.
Được đọc nhiều nhất trên TV.
Hân hạnh được Wiki trích dẫn nữa chứ!
Có vẻ như "Tên Sa Đích Văn Nghệ" hơi bị ghét!
Chứng cớ: cả Wiki tiếng Anh
tiếng U lẫn tiếng Mít đều vờ anh cu Gấu, tuy làm link tứ lung tung,
trong khi
em Sến, anh Thẹp, anh Bảo Linh… ui chà chà, dzô Google gõ một cái ra
cả một đống!
Có vẻ như đám Bắc Kít biến luôn
cả không gian ảo thành bãi đánh hàng rùi!
Khác hẳn BHD!
Hà, hà!
Trước một đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn Nôn của
tôi chẳng là cái thá
gì [Sartre].
Bài Tiến Quân Ca, với sự căm giận của nó, "thề phanh thây uống máu quân
thù", đã được phát sinh ra như thế đó, nghĩa là từ cái chết của một đứa
trẻ.
Một lời kinh cầu đầy phẫn nộ dành cho một đứa trẻ đã chết.
Một cách nào, nó tiên tri... nửa số phận một dân tộc, tính đến 1954.
Nửa còn lại kia, Trần Dần nhìn ra:
Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ.
Về Văn Cao, theo tôi, có một số câu hỏi, và
cùng với nó, một số sự
kiện, cần
nêu thêm.
-Tại sao lại phải đổi “quốc
ca”?
1. Trong bài Tại sao tôi
viết Tiến Quân Ca, lý do tôi [Văn Cao] viết,
là do đói
quá. Thí dụ đoạn Văn Cao và Vũ Quí gặp nhau ở tiệm cơm, và sau đó, ông
này dẫn
đến cơ sở cách mạng, ra lệnh nấu cơm tháng cho Văn Cao. Chính vì vậy,
nên trong
nước đã có lần hô hào phải đổi quốc ca, theo tôi.
Chẳng lẽ bài quốc ca của cả
nước, mà lại được viết ra, vì là do tác giả
của nó,
đói quá, được tổ chức hứa cho ăn, và sau đó, ra lệnh đi giết người?
2. Trong bài trả lời Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã đăng trên Hợp Lưu, và cùng
với nó,
là lý do tại sao suốt cuộc chiến sau đó, ông không viết nhạc có lời nữa.
Trả lời HPNT, VC cho biết,
lúc đó, ông không phải nhận lệnh viết quốc
ca nhưng
mà nhận lệnh đi giết người. Cú giết người của ông đó khiến ông sau này
không
làm nhạc ca ngợi được nữa, cho tới Mùa Xuân Đầu Tiên, “từ đây người
biết quên
Người” [chữ người đầu không viết hoa, chữ sau viết hoa], ‘từ đây người
biết yêu
Đời” [yêu Đời cho nên không giết người nữa].
Việc giết ĐĐP đó, theo thiển
ý của tôi, giống như trong tổ chức Mafia,
ai đã đọc
Bố Già thì biết, nó gọi là đầu danh trạng. Muốn gia nhập tổ chức, là
phải lập
tí công đầu, là giết người. Nó còn là bản án treo lửng trên đầu tay
găng tơ,
mày mà phản, là tao gửi ngay cái này tới nơi cần gửi.
Gấu có nhớ Xứ Đoài không?
Mùa
Xuân & Hạnh Phúc
Đặng Tiến
As for
me, I prefer to
smell French shit for five years, rather than Chinese shit for the rest
of my
life.
Ta thà ngửi
cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu
cả đời
Di chúc
Bác Hồ
Trở lại nơi một thời vang bóng
Tôi
nhắc tới rạp Majestic ở phố Huế, bởi vì chỉ còn nó
là sống sót, sau Hà Nội tiếp quản, sau Hà Nội cải cách ruộng đất – đại
bác đêm
đêm dội về thành phố, người phu địa chủ quét đường, dừng chổi lắng
nghe! – sau
Hà Nội Nhân Văn Giai Phẩm, sau Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi - và để đánh đổi
sự sống
sót, nó đành mất tên, trở thành Rạp Tháng Tám.
Ông cậu cho tôi biết, tiền thân của nó là Majestic.
Anh chàng xe ôm bảo tôi: đây là rạp xi nê độc nhất của
Hà Nội bây giờ.
Lẽ dĩ
nhiên đường từ St Petersburg
tới Stockhom đi qua địa ngục, cũng
vẫn nhà thơ người Nga, trong bài diễn văn nhận giải Nobel văn chương,
đã tuyên
bố như vậy.
Nobel hay không Nobel, tôi cũng thử bắt chước ông và
tuyên bố: Lẽ dĩ nhiên, con đường trở về Hà Nội đi qua địa ngục.
Interview: Gao
Xingjian
Về cái sự “nghiêm ngặt với chính
mình”, “self-discipline” [kỷ luật tự giác]
Mọi
người đều biết tôi gặp
nhiều khó khăn khi xb sách tại TQ. Ngoài những giới hạn về in ấn, xuất
bản, của
nhà cầm quyền, nhà văn cũng phải đặt giới hạn cho chính mình, và thực
tập sự “nghiêm
ngặt với chính mình”. Nhưng tại TQ, ngay cả khi tôi “kỷ luật tự giác”
như thế,
tác phẩm của tôi vẫn bị biếm [banned]. Thế là tôi tung hê, đếch thèm
chơi với
nhà nước nữa. Linh Sơn là một
tác phẩm mà suốt thời gian viết nó, tôi rất ư là
thoải mái, chính là do tôi không nghĩ khi mình còn sống mà lại nhìn
thấy nó chường
mặt ra với nhân gian!
Về nhà văn như là những triết
gia của thời của mình.
Hiểu
biết của tôi về chuyện này
là, sự trong sáng, rõ ràng là nhắm nói về tư tưởng, ý nghĩ. Nếu tư
tưởng, ý nghĩ
không rõ ràng, trong sáng, thì cái sự viết ra chữ viết cũng mắm sốt!
Nhà văn,
trước hết, phải suy tưởng rất ư là thận trọng, tới chỉ, về điều mà anh
ta đang
viết, và điều mà anh ta muốn chuyên chở, muốn gửi tới độc giả. Theo
nghĩa này,
có hai loại “tư tưởng gia”. Một, là thứ sử dụng một cách thức triết học
để nhìn
ngắm nhân sinh, và đưa ra những câu trả lời cho nhiều câu hỏi. Cũng còn
một thứ
suy tư lòng vòng chung quanh những hình ảnh. Nhà văn và nghệ sĩ, trong
sự nghiên
cứu sau cùng,
Ha Jin
Ngôn
ngữ
của sự phản
bội
V/v virus phi nhân.
Tri thức nhân loại nhận dạng, có Cái Ác Nazi là do con virus này gây
nên, và
hậu quả của nó là Lò Thiêu.
Gần đây, có tên Gấu Nhà Văn đề nghị thêm vô, Cái Ác Bắc Kít, cũng do
con virus
này gây ra, và hậu quả là Lò Cải Tạo!
Hà, hà!
*
Một nền sư
phạm, giáo dục của
hận thù
Phô bầy hận thù thì tục tĩu,
phỉ báng hơn
cả thói khoe khoang. Tôi thách mấy ông viết sách khiêu dâm chỉ cho tôi
một bức
hình đê tiện hơn bất cứ tấm nào trong số 24 bức minh họa ở trong cuốn
sách Trau
keinem Fuchs auf gruener Heid und keinem Jud bei seinem Eid [Don't
Trust
Any Fox from a Heath or Any Jew on his Oath, đừng tin lũ cáo trong
rừng, hay lời
thề của một gã Do Thái], dành cho thiếu nhi, ấn bản lần thứ tư của nó
thì đang
làm độc Bavaria. Lần xuất bản lần thứ nhất năm 1936 đã bán ra 51 ngàn
ấn bản.
Mục đích của nó là tiêm, chích, tẩm vào cơ thể, tâm hồn của những đứa
trẻ Đệ
Tam Reich một sự không tin cậy, và thù nghịch đối với những người Do
Thái. Thơ,
vè, ca dao, tục ngữ (chúng ta quá rành những đức tính dễ thuộc dễ nhớ
của cái
gọi là vần, điệu, nhịp), và hình vẽ, tranh khắc có mầu (chúng ta cũng
thật rành
hiệu quả của những hình ảnh mầu mè hoa lá cành lên đầu óc trẻ thơ), cả
hai, kẻ
xứng, người họa trong cuốn sách giáo khoa đích thực của hận thù này.
Borges
Ui chao, liệu những nhà văn Bắc
Kít thời
chống Mỹ cứu nước cũng đã được Đảng giáo dục, và trưởng thành, từ những
cuốn
sách giáo khoa như thế?
Có tất cả bao nhiêu thế hệ Bắc Kít được "trồng" từ thứ giáo dục của hận
thù như
vậy?
Muốn biết, thì cứ nhìn vào cái mức băng hoại vô phương cứu chữa hiện
nay.
Tình lơ
Nguyễn Ngọc Tư
5 năm
TTT ra đi
(22.3.2006-22.3.2010)
What are poets for?
Thi sĩ để làm cái quái gì cơ chứ?
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Heidegger
"... and what
are poets for in a destitude time?", Holderlin hỏi, trong bài điếu
"Bánh mì và Rưọu vang".
Thời của đêm thế gian là thời điêu đứng: The time of the world's night
is the
destitude time.
*
Is Rainer Maria Rilke a poet in a destitude time? How is his poetry
related to
the destitution of the time? How deeply does it reach into the abyss?
Where
does the poet go, assuming he goes where he can go?
Liệu có phải Rilke là nhà thơ của thời điêu đứng?
Như thế nào, làm thế nào, thơ của ông móc nối với sự điêu đứng của thời
gian?
Sâu thẳm cỡ nào, thơ của ông với xuống vực thẳm? Nhà thơ đi đâu, giả dụ
như có
một nơi chốn nhà thơ có thể đi?
*
Từ 'thời gian', ở đây có nghĩa, thời gian mà chúng ta còn thuộc về nó.
Với kinh
nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Đấng Ky Tô
Christ
đánh dấu bắt đầu và chấm dứt ngày của những vị thần, the day of the
gods. Đêm
xuống, và kể từ đó, ba ngôi nhập một, the 'united three' - Herakles,
Dionysos,
và Christ - rời bỏ thế gian, buổi chiều của thế gian chìm dần vào đêm
tối của
nó. Đêm thế gian trải dài bóng tối của nó. Đây là thời thần linh trễ
hẹn [The
era is defined by the god's failure to arrive], thời khiếm khuyết thần
linh,
default of god. Thời khiếm khuyến thần linh mà Holderlin kinh nghiệm
không có
nghĩa chối bỏ liên hệ giữa thần và người và nhà thờ. Khiếm khuyết thần
linh có
nghĩa, chẳng còn thần linh tóm thâu người và vật thành một mối, và bằng
một mối
thâu gom như thế, lịch sử thế gian được đặt để, và con người dong duổi
cùng với
nó.
*
“Hồi Võ Phiến sang chơi Paris và đóng đô tại nhà tôi ở
Bagnolet, có bận tôi
hỏi, theo ông, Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ hay nhà văn. Võ Phiến đã
đáp
không do dự: là một nhà văn.”
Kiệt Tấn
*
Nhận xét của Võ Phiến, theo tôi, sai.
Ngay từ năm 1973, khi viết về TTT, trong số Văn đặc biệt về ông, Gấu
này đã
phán, nay xin ghi lại ở đây:
1. Một vài ý nghĩ nho nhỏ về thơ Thanh Tâm Tuyền.
Bởi vì tiểu thuyết, truyện, truyện ngắn vốn dễ đọc hơn thơ, kịch, cho
nên, đối
với số đông độc giả, Thanh Tâm Tuyền thành công về mặt văn xuôi hơn là
thơ.
Nhưng đối với một thiểu số độc giả thường lưu tâm tới vấn để văn
chương, những
tập Tôi không còn cô độc, Liên đêm mặt trời tìm thấy đã định
nghĩa thế
nào là thơ, thơ tự do, thơ TTT.
*
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Holderlin
Có thể, thơ Thanh Tâm Tuyền cũng như thơ của một số thi sĩ khác cùng
thời với
ông, một cách gián tiếp, nhằm trả lời câu hỏi trên của Holderlin.
Bởi vì, người ta vẫn thường quan niệm thơ, từ ngàn xưa, vẫn chỉ là
những gì phù
du, thơ chỉ có trong một thời bình.
Cớ sao lại có thi sĩ, trong một thời đại nhiễu nhương
như thế này?
Đọc Thanh Tâm Tuyền
[Bài này mất tiêu! NQT]
Ngay từ những ngày
1973, khi chưa chấm dứt cuộc chiến, Gấu này đã nhìn ra, thơ TTT, đúng
là thứ
thơ của thời điêu đứng, đúng như Heidegger coi Rilke là thi sĩ của thời
điêu đứng:
Là thi sĩ của thời điêu đứng , có nghĩa là: hát, chú tâm đến dấu chân
để lại
của những vị thần trong khi bỏ chạy. Chính vì thế, vào thời gian của
đêm tối,
thi sĩ nói điều thiêng. Chính vì thế, trong ngôn ngữ của Holderlin, đêm
thế giới
là "đêm thiêng" (1)
Être poète en temps de détresse, c'est alors : chantant, être attentif
à la
trace des dieux enfuis. Voilà pourquoi, au temps de la nuit du monde,
le poète
dit le sacré. Voilà pourquoi, dans la langue de Holderlin, la nuit du
monde est
la « nuit sacrée ».
Pourquoi des poètes en temps de détresse? Heidegger
*
(1) Trong Mảng Lưu Vong, La Part d'Exil, Le Huu Khoa coi Trịnh
Công Sơn
là chim thiêng hót lời mệnh bạc
[Trinh Cong Son: L'oiseau sacré chante le destin tragique]
*
Holderlin phán:
Ở nơi nào có nguy nàn,
Ở đó có cứu rỗi
Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve
Holderlin, IV, 190
Nếu thế, so sánh thơ TTT với những nhà thơ tiền chiến, đúng là "coi
thường" ông, theo Gấu, và, chẳng biết gì về thơ, về vực thẳm, về đêm
đen
chia cách ông với những nhà thơ mà ông và nhóm Sáng Tạo đả phá:
Một cách nào đó, những dòng thơ tiền chiến mở ra vực thẳm, đêm đen.
Một cách nào đó, thơ TTT, và của một số bạn bè của ông, như Tô Thùy
Yên, nhạc
Trịnh Công Sơn... là thơ nhạc của thời điêu đứng.
*
Một lần, nhằm giải thích một nhận định của Đặng Tiến, TTT không có
truyền nhân,
Gấu đã trích dẫn một số câu văn của TTT, để chứng tỏ, ông làm thơ khi
viết văn.
Muốn là truyền nhân của ông, phải là một nhà thơ, chứ không phải nhà
văn.
Như tay Ninh Hạ cho biết, TTT có lần nói với ông ta, ông thấy làm thơ
dễ hơn là
viết văn, là cũng theo nghĩa đó.
Vả chăng, tuy nhà văn, viết đủ thứ, nhưng chỉ Một Chủ Nhật Khác
đúng là
một cuốn tiểu thuyết.
Giáng
Sinh, ngồi nhà
'đọc chơi' vài bài thơ!
Note:
Từ 'đọc chơi' này, GNV
thuổng.
No
Longer and Not Yet
Tại Âu châu, một đứt đoạn tuyệt
đối của
liên tục đã xẩy ra trong và sau Đệ Nhất Thế Chiến. Những ‘lèm bèm’ của
đám trí
thức về một thoái trào cần thiết của văn minh Tây phương hay thế hệ bỏ
đi nổi
tiếng, như nó thường được thốt ra bởi đám “phản động”, thì, nền tảng sự
thực
của nó là ở đứt đoạn này, và đem đến hậu quả hấp dẫn hơn, so với thứ
đầu óc ‘tự
do', khi đám này bầy ra trước chúng ta một giải pháp, hoặc tiên phong
hoặc giật
lùi, một giải pháp chẳng có một ý nghĩa nào, bởi vì nó vẫn giả dụ sợi
sên liên
tục không bị đứt, gẫy.
Bây giờ, đọc Hannah Arendt, thì Mít chúng ta mới hiểu ra được, tại làm
sao mà
đám Sáng Tạo, bằng mọi cách, ‘đả phá, huỷ diệt, tàn sát’ văn học tiền
chiến: Họ
nhìn ra cái sợi sên bị đứt gẫy, và một lỗ hổng xuất hiện.
*
Khoanh vùng vào văn chương Âu châu mà nói, cái hố thẳm mở ra một không
gian
trống và thời gian rỗng này, nhìn rõ nhất là ở sự lệch pha, không đồng
điệu,
giữa hai ông khổng lồ, hai vị sư phụ vĩ đại nhất của thời đại chúng ta,
đó là
Marcel Proust và Franz Kafka. Proust là lời giã từ cuối cùng, đẹp như
mơ, gửi
tới thế giới của thế kỷ 19, và khi chúng ta trở lại với tác phẩm của
ông, viết
trong âm điệu "no longer", "không còn nữa”, ["than ôi, hoa
rụng bên kia sông mất rồi, hết rồi, hết rồi, em ơi chiều nay cơn mộng
tan rồi”,
"ố là là", hết Loan, hết Dũng, hết Đôi Bạn mất rồi…], và thế là cái
tâm trạng não nề [‘từ lúc đưa em về là biết xa ngàn trùng’] khiến chúng
ta vãi
lệ chứa chan!
Kafka, về một mặt khác, là người đương thời với chúng ta, chỉ tới một
giới hạn.
Sự tình như thể, ông viết từ một điểm thuận tiện cho ông, nghĩa là, từ
một
tương lai xa xa, như thể, ông chỉ có thể ‘ở nhà’ trong một thế giới
‘not yet’,
"chưa có nhưng sẽ có". Godot sẽ tới, nhưng chiều nay, thì chưa! Điều
này đẩy chúng ta vào một cái vị thế xa xa, bất cứ khi nào chúng ta đọc,
và bàn
về tác phẩm của ông, một khoảng cách chẳng bao giờ trở nên nhỏ lại, mặc
dù chúng
ta biết nghệ thuật của ông thì là biểu hiện của một thế giới tương lai
nào đó,
cũng là thế giới của chúng ta – giả như chúng ta có được tương lai!
Nếu Nhất Linh, ông Trùm tiền
chiến, đóng vai
Proust, thì Kafka Mít, là Thanh Tâm Tuyền!
Cái hố thẳm giữa họ, được cuộc chiến khốn kiếp làm đầy.
*
Tất cả những nhà văn và thi sĩ lớn khác của Âu Châu tìm thấy chỗ, và
những
chuẩn mức đo lường của họ ở đâu đó giữa hai vị thầy đã mất này. Nhưng
sách của
Hermann Broch rớt vào một phạm trù khác hẳn so với số còn lại. Ông có
chung,
với Proust giọng độc thoại nội tâm, và với Kafka sự chối bỏ hoàn toàn
và triệt
để, điều mua vui, giải trí, cũng như sự bận bịu với cái siêu hình. Ông
chia sẻ
với Proust một sự yêu mến quá đỗi, thật là thâm sâu, với cõi đời, như
là nó
được trao cho chúng ta; và ông chia sẻ với Kafka, niềm tin tưởng, rằng,
“người
hùng” của tiểu thuyết thì hết còn là một nhân vật với một số phẩm chất
được
định nghĩa tới nơi tới chốn, mà chỉ là “một con người như thế đó” (bởi
vì đối
với cuộc đời thực của một con người và nhà thơ, Virgil chỉ là một cơ
hội cho
những dự đoán triết học của Broch) - tất cả thì đều thực, và những lịch
sử của
văn học sau này có thể sẽ nói ra điều này.
Điều quan trọng hơn – ít ra vào lúc này, là, tác phẩm của Broch – qua
những đề
tài mà nó quan tâm, qua trọn tính uyên nguyên, qua giọng rất đỗi thơ
tuyệt vời
của nó – có một điều gì giống như một đường dây dẫn bị thiếu, mất, giữa
Proust
và Kafka, giữa một quá khứ mà chúng ta đã mất và không thể nào lấy lại
được và
một tương lai chưa ở trong tay. Nói một cách khác, cuốn sách, tự thân
nó, thì
giống như một cây cầu mà Virgil cố gắng băng qua hố thẳm của quãng
không giữa
“không còn nữa” và “chưa nhưng sẽ có”. Và kể từ khi mà cái hố thẳm này
thì
thực, rất đỗi thực, kể từ khi mỗi năm nó lại mỗi sâu thêm, đáng sợ
thêm, kể từ
năm định mệnh 1914 trở đi, cho tới khi những cơ xưởng của Thần Chết
được dựng
lên ở ngay trái tim của Âu Châu, cắt đứt luôn sợi dây đã cũ mòn mà nhờ
nó chúng
ta còn bám víu được với thực thể hơn hai ngàn năm lịch sử; và, kể từ
khi chúng
ta hoàn toàn sống trong “cõi trống rỗng”, đối đầu với một thực tại mù
tịt về ý
tưởng truyền thống về thế giới và con người có thể thắp sáng – quý báu
như thể
truyền thống này vẫn còn nằm ở trong tim của chúng ta – chúng ta phải
cám ơn sâu
xa tác phẩm thi ca lớn lao cố bám víu thật tuyệt vọng vào đề tài này.
Điều khá kỳ quặc là tác phẩm trước đó của Broch chẳng hề tiên đoán, ông
sẽ ị ra Cái Chết của Virgil. Những kẻ mộng du, ngoại trừ
những phẩm chất của nó,
như là một cuốn tiểu thuyết, chỉ cho thấy một điều là, tác giả của nó
thì đầy ứ
tài kể chuyện, xuyên suốt tác phẩm, ông tỏ ra nôn nóng với tác phẩm của
riêng
mình: ông nói với độc giả của mình, tốt nhất, hãy cố mà tìm cho ra kết
cục của
câu chuyện, đừng trông mong ở nơi ông; ông lơ là nhân vật, tình tiết và
chỉ
xoắn mãi vào những ức đoán dài dòng về bản chất của lịch sử. Cho tới
một thời
điểm nào đó, Broch quả là một tay kể chuyện tốt, chịu chơi, biết chọc
cười, làm
độc giả vui, nhưng không phải là một thi sĩ lớn.
Cái biến động làm cho Broch thành một nhà thơ có vẻ trùng hợp với màn
cuối u
tối của Âu Châu. Khi bóng đêm chụp xuống, thế là a ê hấp, Broch thức
giấc…
Ui chao, đọc đoạn
trên đây, làm sao không nghĩ đến ông anh nhà thơ cho được! Ông tỉnh
giấc, trở
thành nhà thơ, đúng vào màn cuối u tối của miền đất ông ra đời, rời bỏ
nó, đúng
lúc đêm đen chụp xuống, 1954.
Biến động làm Broch thành
một nhà
thơ có vẻ trùng hợp với giai đoạn u tối sau cùng của Âu Châu. Khi bóng
đêm chụp
xuống, thế là a ê hấp, Broch thức dậy. Ông tỉnh giấc trước thực tại
khiến ông
ngỡ ngàng và thế là ông lập tức chuyển dịch nó vào trong một giấc mơ,
quá xứng
hợp với một người thức giấc trong đêm. Giấc mơ này là Cái Chết của
Virgil.
Những nhà phê bình phán, cuốn sách được viết bằng một thứ văn xuôi trữ
tình,
điều này không hẳn đã đúng. Văn phong, độc nhất, do căng thẳng dồn nén,
rất
giống những lời cầu khấn trong những thánh ca Homer, trong đó Thượng Đế
được
con người kêu gọi hoài hoài, mỗi lần là mỗi nơi chốn Thượng Đế cư ngụ,
mỗi
khung cảnh thần thoại, nơi khấn bái, thờ phụng, như thể kẻ cầu nguyện
phải cảm
thấy chắc chắc, tuyệt đối chắc chắn, anh ta không thể nào quên Thượng
Đế. Trong
cùng đường hướng như vậy, Broch cầu khấn Đời sống, hay Cái chết, hay
Tình yêu,
hay Thời gian, hay Không gian, như thể ông muốn hoàn toàn chắc chắn,
tuyệt đối
chắc chắc, ông không quên một điểm nào. Điều này đem cho cuộc độc
thoại
khẩn thiết tình cảm thê thiết của nó và làm bật ra hành động căng
thẳng, tập
trung từ dự đoán rất thực […]
Đề tài của cuốn sách của Broch, như cái tít chỉ ra, là 24 giờ chót của
cuộc đời
Virgil. Nhưng cái chết thì được coi như không phải là một sự kiện mà là
một
thành tựu tối hậu của con người - hoặc theo nghĩa, những khoảnh khắc
hấp hối là
cơ may sau cùng và độc nhất để biết đời sống là cái gì, hay theo nghĩa,
đó là
thời khắc mà con người phán đoán về chính cuộc đời của mình, kẻ đang
chết đó.
Phán đoán này không phải là tự buộc tội, bởi vì lúc đó đã quá muộn để
mà mất
thì giờ với một việc như thế, cũng không phải tự biện minh, bởi vì, nếu
như
thế, thì việc này lại quá sớm; đó là cố gắng tối hậu để tìm ra sự thực,
lời nói
chung quyết của trọn câu chuyện. Điều này làm cho phán đoán sau cùng là
chuyện
của con người, con người tự tính sổ với con người, tránh cho Thượng Đế
khỏi
vướng bận vào chuyện tầm phào như thế!
6 năm BHD
ra đi
Tribute
to Koestler
Steiner, trong ai điếu “La
Morte
d’Arthur”, viết:
Đêm giữa Ngọ của Koestler là một trong những cuốn
tiểu thuyết cổ điển
của thế kỷ. Nó giáo dục những thế hệ về những ghê rợn của chúng, it
educated
generations to theirs terrors. Di chúc Tây Ban Nha, The Sapnish
Testament
(còn biết dưới cái tít Chuyện trò với Thần Chết, Dialogue with Death)
thì cũng xấp xỉ cái thế giá đó. Những kẻ mộng du, The Sleepwalkers
- đặc
biệt là những chương về Kepler – là một trong những bữa tiệc hiếm của
nhân
gian, về sự tái-sáng tạo tưởng tượng thuyết phục của khoa học lớn,
convincing
imaginative re-creation of great science, về lô gíc thơ của khám phá,
poetic
logic of discovery. Tôi không chia sẻ những xác tín của ông trong Trầm
tư về
tội treo cổ, Reflections of Hanging, nhưng nó sẽ còn hoài như là
một trong
những dấu ấn lớn lao của thời đại chúng ta, và thời điểm mấu chốt liên
quan đến
cuộc tranh luận về án tử hình. Có những chương có tính cổ điển như thế,
ngay cả
ở trong những tác phẩm tự thuật như là Arrow in the Blue. Nhưng
với
Koestler, có một cảm quan về một cái gì đó vượt lên tổng số những gì
ông viết
ra. Có những con người, đàn ông hay đàn bà, ở vào những thời đại, ở vào
những
xã hội, họ đưa mình ra, “đành làm” chứng nhân thiết yếu, cần thiết,
không có
không được, và chính là nhờ vào hiện hữu cá nhân, cảm quan riêng tư của
một con
người như thế mà những ý nghĩa lớn lao, rộng rãi hơn của thời đại được
tập
trung, được xoáy chiếu, và trở nên sáng sủa, visible. Trong thế kỷ đen tối, dân Do Thái Trung Âu, có
lẽ hơn bất
cứ một bộ lạc nào khác, cưu mang trong nó sự tàn ác dã man của viễn ảnh
và kinh
nghiệm thúc ép, đòi cho có cho bằng được của nhân loại. Koestler, sinh
năm 1905
ở ngay đúng nơi chốn mà những sợi gân lịch sử, chính trị, ngôn ngữ của
thế kỷ
20 chấm dứt tại đó. Những trào lưu ác liệt, cường tráng của thế kỷ chảy
qua ông.
Lần giở cuốn “cà ta lô” những sự hiện diện lớn của hiện đại – chính trị
học Mác
Xít, khủng bố Phát Xít, phân tâm học, và những tra hỏi về
những dị
dạng của tinh thần, trí tưởng, của cái đầu của con người, bước nhẩy vọt
của những
môn sinh học, những xung đột của ý thức hệ và nghệ thuật – và thế là
bạn không
chỉ bắt gặp những tác phẩm lớn của Koestler, mà còn cả con người, chính
nó! Ông
rành rọt, hay, dầy dạn, lưu vong và nhà tù, ly dị, trai gái, tứ đổ
tường, cuộc giành
giựt cuộc sống riêng tư với quần chúng, đám đông. Những tấm căn cước
của
Koestler, thực hay giả, những con dấu, những quá cảnh trên những tờ
thông hành,
những cuốn sổ địa chỉ, những cuốn nhật ký bàn giấy, desk diaries, tất
cả vạch
ra tấm bản đồ và những cuộc hành trình của một kẻ bị săn đuổi của thế
kỷ của chúng
ta.
|
|