*
















Chúc Mừng Năm Mới

*


tt

Tết này con chắc chưa về được (1)
                                             gởi Cậu Ba Cậu Tư                          

 Tết này con sẽ không về được
Cậu đốt dùm con mấy nén hương
Lên mồ của ngoại sau vườn nhãn
Và khấn dùm con nỗi nhớ thương

Cậu hái sau vườn mấy nhánh bông
Đặt lên mồ ngoại ba mươi tết
Và khấn cho con một chút lòng

Bên đó giờ đây chắc nắng hồng
Cậu còn trải đệm ra phơi lúa
Chờ đón xuân về ngoài bến sông

Hay là bên đó nắng hanh vàng
Cậu ra sân trước ngồi hong nắng
Tỉa mấy nhành mai đón xuân sang

Tết này con chắc chưa về được
Bên trời lưu lạc bước gian nan
Hồn thiêng ước muốn về cố quận
Quê người gởi lại nắm xương tàn.

tháng 12 năm 2004
nguyễnthịkimhồng

(1) ý thơ Nguyễn Bính

*

*


*

*

NYRB Feb 11, 2010

Ai chỉ định anh là thi sĩ? 

Thứ Sáu, ngày 8 tháng 3 năm 1996, vào lúc 5 giờ chiều, buổi tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky (tháng Năm 24, 1940 - tháng Giêng 28, 1996), Nobel văn chương 1987, tại nhà thờ St. John the Divine, New York, có lẽ đã đúng như ý nguyện của ông. Thay vì cuộc sống vị kỷ, những người bạn của ông đã nhắc nhở nhau về những chu toàn, the achievements, ngôn ngữ - the language - của người quá cố:
Death will come and will find a body
whose silent peace will reflect death's approach
like any woman's face
[Tĩnh vật, trong Phần Lời, Part of Speech]
 (Chết sẽ tới và sẽ thấy một xác thân
mà sự bình an lặng lẽ sẽ phản chiếu cái chết tới gần
như gương mặt của bất cứ một người đàn bà nào).
Tuy sống lưu vong gần như suốt đời, ông được coi là nhà thơ vĩ đại của cả nửa thế kỷ, và chỉ cầu mong ông sống thêm 4 năm nữa là "thế kỷ của chúng ta" có được sự tận cùng vẹn toàn. Ông rời Nga-xô đã hai chục năm, cái chết của ông khiến cho căn nhà Nga bây giờ mới thực sự trống rỗng.
Ông sang Mỹ, nhập tịch Mỹ, yêu nước Mỹ, làm thơ, viết khảo luận bằng tiếng Anh. Nhưng nước Nga là một xứ đáo để (Chắc đáo để cũng chẳng thua gì quê hương của mi...): Anh càng rẫy ra, nó càng bám chặt lấy anh cho tới hơi thở chót....


thơ của lê thị diễm thúy
Phạm Tường Mây chuyển ngữ

Untitled

to my sister lê thi diem trinh
shrapnel shards on blue water

cho em tôi, lê thị diễm trinh
những mảnh đạn bên biển xanh 

everyday i beat a path to run to you
beaten into the melting snow/the telephone polls
which separate us like so many signals of slipping
time
and signposts marked in another language
my path winds and unwinds, hurls itself toward you
until it unfurls before you
all my stories at your feet
rocking against each other like marbles
down a dirt incline
listen

mỗi ngày chị đi qua một lối mòn
tuyết sền sệt dưới chân những cột
điện
bảng chỉ đường bằng một ngôn ngữ lạ
như mốc thời gian những phân ly
ngõ mòn quanh co, dẫn lối
những câu chuyện chị muốn kể đến em
ấp ủ như những viên sỏi
nằm yên trong đất, lắng nghe 

ma took the train every morning
sunrise
from phan thiet to saigon
she arrived
carrying food to sell at the markets
past sunset
late every evening she carried her empty baskets
home
on the train which runs in the opposite direction
away from the capital
toward the still waters of the south china sea 

mỗi rạng đông,
mẹ lấy xe lửa từ phan thiết vào saigon
quảy gánh ra chợ bán
đến mãi tận hoàng hôn
xe lửa lại ngược dòng
xuôi về phía nước xanh lững lờ
biển nam hải

once ba bought an inflatable raft
yellow and black
he pushed it out onto a restricted part of water
in southern california
after midnight
to catch fish in the dark
it crashed against the rocks
he dragged it back to the van
small and wet
he drove us home
our backs turned in shame
from the pacific ocean

có lần bố mua một ghe nhỏ bằng phao
màu vàng đen
ông đi đánh cá lúc nửa đêm
trong vùng biển cấm ở nam cali
ghe va vào đá
bố lôi nó lên bờ
dáng ông nhỏ nhoi, run rét
bố chở chị em mình về
để lại tủi hổ sau lưng
từ phía biển thái bình 

our lives have been marked by the tide
everyday it surges forward
hits the rocks
strokes the sand
turns back into itself again
a fisted hand
know this about us
we have lived our lives
on the edge of oceans
in anticipation of
sailing into the sunrise

cuộc đời chúng mình được đánh dấu
bằng những ngọn thủy triều
vươn lên tạt vào đá
mơn trớn bờ cát mềm
rồi trở về lại biển xanh
như bàn tay nắm chặt
như thế đó em ơi
ta sống bên bờ hai đại dương
và lúc nào cũng ước mơ
những cánh buồm chèo xuôi về phía bình minh

i tell you all this
to tear apart the silence
of our days and nights here
i tell you all this
to fill the void of absence
in our history here

chị kể em nghe
để xóa đi cái thinh lặng
của ngày, đêm ở nơi đây
chị kể em nghe
để làm đầy những trống vắng
sự hiện diện của chính mình

we are fragmented shards
blown here by a war no one wants to remember
in a foreign land
with an achingly familiar wound
our survival is dependent upon
never forgetting that vietnam is not
a word
a world
a love
a family
a fear
to bury

chúng ta là những mảnh đạn
vương vãi đến đây
từ một cuộc chiến không còn ai muốn nhớ
đất ngoại lai
sống với vết thương đã lên da
nhưng em hãy nhớ rằng:
Việt Nam không bao giờ
là một con chữ
là một thế giới
là một tình yêu
là một gia đình
là một sợ hãi
mà phải quên đi 

let people know
VIETNAM IS NOT A WAR
let people know

VIETNAM IS NOT A WAR 

hãy nói cho họ biết
Việt Nam không chỉ là một chiến tranh
hãy nói cho họ biết
Việt Nam không chỉ là một chiến tranh

let people know
VIETNAM IS NOT A WAR
but a piece
of
us
sister
and
we are
so much
more 

hãy nói cho họ biết
Việt Nam không chỉ là một chiến tranh
mà là một mảnh của chính ta
em hỡi,
và chúng mình còn rất nhiều hơn nữa.

Phạm Tường Mây chuyển ngữ

VHNT 542, 5 May, 2002

J. D Salinger mất, 91 tuổi

J.D. Salinger was a writer, not just a myth

Nhà hài hước John Hodgman nói sau khi nghe tin Salinger qua đời: “Tôi cứ nghĩ J.D. Salinger chỉ quyết định trở nên siêu-lánh-đời.”
[theo NY Times] [Trích lại từ Da Mầu]
Happy Catching, chị Phùng Khánh. Quán Như
TLS, Tháng Hai 5, J.C. người giữ mục Sổ Tay, viết về sự ra đi của nhà văn J.D. Salinger vào ngày 27 Tháng Giêng, thọ 91 tuổi, với cái tít ‘vỗ một bàn tay’. [Báo giấy].
Còn trên net:

Steiner dùng hình ảnh 'vỗ một bàn tay' để nói về cái sự rút lui của từ.



Gấu có một bài viết, cứ ấp ủ mãi, mà không làm sao viết ra được, cho đến lúc thấy cái tít kỷ niệm 5 năm talawas !
Bài viết liên can đến một bài hát, Gấu nghe, lần đầu trong đời, những ngày ở trại lao động cải tạo Đỗ Hòa, Cần Giờ.

Chuyện Tình Buồn.
Có hai tay ca bài này thật là tới, một là bạn thân của Gấu, Sĩ Phú, và một, Tuấn Ngọc.

Năm năm trời không gặp,
Từ khi em lấy chồng...
...
Anh một đời rong ruổi,
Em tay bế tay bồng..

Chả là, trước khi bị tóm, bị tống đi lao động cải tạo, một buổi tối, Gấu nhớ cô bạn quá, mò tới con hẻm ngày xưa, đứng thật xa nhìn vô căn nhà, lúc đó cũng đã tối, thành thử cũng chẳng ai thèm để ý, và Gấu thấy cô bạn ngày nào đang đùa với mấy đứa con, đứa bò, đứa nằm dưới sàn nhà, tay cô thì bận một đứa nữa.
Cảnh này, cứ mỗi lần nghe bản nhạc là lại hiện ra, ngay cả những ngày sắp sửa đi xa như thế này....
Thế mới thảm !
Thế mới nhảm !
Thế mới chán ! NQT
Chúc mừng 5 năm talawas
Talawas bị tường lửa

Thư tín v/v talawas bị tường lửa 

Ông Nguyễn Quốc Trụ,

 Tôi là một người đàn bà Việt Nam nhưng tôi rất lấy làm xấu hổ dùm cho ông.
Tôi là thế hệ sinh sau đẻ muộn hơn ông nhiều và thấy ông thối và vô duyên quá nên tôi phải lên tiếng.
Ông bợ bọn VC vừa phải thôi. Biết bao nhiêu trang web của người Việt Hải Ngoại bị tường lửa chặn lâu nay sao ông câm như hến. Còn bây giờ Talawas mới bị tường lửa thì ông đấm mặt đấm mày chửi toáng lên, khóc như cha mẹ ông chết… 

NQT trả lời:
Cám ơn đã e-mail.
Xin phúc đáp:
Mấy trang web hải ngoại bị tường lửa là chuyện thường ngày ở huyện. Chửi VC làm gì cho mệt…
Trang TIN VĂN của tui cũng bị tường lửa, không những bị tường lửa mà còn bị kiến lửa:
Mỗi ngày nhận chừng trên chục email có chứa virus.
Còn chuyện talawas, là khác. Đây là đòn Mộ Dung Cô Tô mà.
Best Regards
TB: Xin phép post thư bạn. How?
NQT

The answer is NO. Are you crazy? I don't think It's worth posting. Your response has not convinced me at
all. Intellectually, you are bất lực.
[Câu trả lởi là KHÔNG. Mi có khùng không? Thư dzậy mà cũng đăng, hử? Câu trả lời của mi không thuyết phục nổi ta. Trí thức mà nói, mi là (một thằng) bất lực.]
[Câu trả lời là KHÔNG. Ông có khùng không, hả? Tôi không nghĩ, email của tôi có thể post, vì nó không đáng. Câu trả lời của ông không thuyết phục tôi một chút nào hết. Nói theo kiểu trí thức, ông thì bất lực].

Vị nữ độc giả này có vẻ rất nóng, thành thử Gấu đành chịu thua, nhịn tới giờ, mới dám phúc đáp, v/v “Câu trả lời của ông không thuyết phục tôi”.
Trong chưởng Kim Dung, không chỉ có dòng Mộ Dung Cô Tô mới rành đòn ‘gậy ông đập lưng ông’.
Còn một tay nữa, sử dụng đòn này, vào bậc thượng thừa. Bảnh hơn, hách hơn, và nhất là, ‘tràn trề nhân tính’ hơn Mộ Dung Phục nhiều!
Đố bạn, ai?

talawas tái xuất giang hồ

Lịch sử Việt Nam có một nếp gấp, ngay khi Đàng Trong xuất hiện. Có Đàng Trong một cái là có giấc mơ đổi đời, giấc mơ thoát ra ngoài luỹ tre làng, thoát ra khỏi một miền đất chẳng còn mầu mỡ gì nữa trừ Cái Độc, Cái Bất Nhân, Cái Ác. Thành thử, chúng ta phải coi chủ nghĩa CS, với những giấc mơ tuyệt vời, không tưởng của nó, là giấc mơ giải thoát khỏi cái ác muôn đời của một miền đất, chứ không phải là để đắm chìm mãi vào. Đám Yankee mũi tẹt, qua đám tinh anh của nó, gục ngã trước Cái Ác muôn đời, khi hạ nhục Miền Nam, biến nó thành mảnh đất chiến thắng thay vì mảnh đất giải phóng. Nên nhớ, câu nói của Bùi Tín, một phần, là từ đáy lòng của ông bộc phát ra, chứ không hoàn toàn là chủ trương của Đảng. Sau này, đám VC cố sửa nó, bằng những câu nói khác, thí dụ của Lê Duẩn, Gấu nhớ đại khái, bây giờ là lúc xây dựng cái nhà Mít, thay vì xúm nhau ăn cướp hôi của, qua các chính sách đánh tư sản mại bản, tống đi Kinh Tế Mới, đi tù cải tạo Siberia Mít, nơi Cổng Trời....  hay của Sáu Dân, một triệu người vui, thì có một triệu người buồn....
Không phải tự nhiên mà mấy đấng Cu Sài nhỏ máu ngón tay viết đơn xin vô Nam chiến đấu. Trong hành động đó, có giấc mơ đổi đời, lột xác của người dân quê, đời đời kiếp kiếp, khốn khổ khốn nạn, của cánh đồng xơ xác, của con sông Hồng, trong số đó, có cả anh Chí Phèo, và hậu duệ của anh ta, những đứa con của lò gạch ngày nào.
Thành thử không thể đổ hết tội ác lên chủ nghĩa CS được.


Giấc mộng giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, phải nói lại, có, kể từ khi có giống dân Mít.
Nó nằm ngay trong huyền thoại Bà Âu Cơ đẻ trăm trứng.
Nàng là giống Rồng, ta là giống Tiên, không ở đời với nhau được.
Ui chao, còn lời nguyền nào cay đắng thê lương hơn, đối với dân Mít?
Gấu bất giác lại nhớ đến một câu của triết gia Tây Glucksmann: Dân Mít [Bắc Kít đúng hơn] bị trời nguyền, luôn phải gây chiến!
Nhưng, chính vì thế mà, cứ có một tên Mít ra đời, là có một giấc mơ giao lưu hòa giải, hợp nhất Đàng Trong, Đàng Ngoài, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Bắc Kít là ông anh, Trung Kít, Nam Kít là hai ông em cùng sống chung trong cái nhà Mít bằng năm bằng mười ngày nảo ngày nào.
Chỉ đến khi có ngày 30 Tháng Tư, tất cả đều đảo lộn. Thiên Sứ biến thành Quỉ Sứ! Kẻ Cứu Vớt biến thành Đao Phủ.
Thành thử không phải tự nhiên mà Bùi Tín nói, chúng ông lấy sạch rồi, chúng mày còn cái gì mà bàn giao?
Trong thâm tâm ông có một tên ăn cướp Bắc Kít, với trái tim ‘thống nhất’, hoặc nói theo Bác, với trái tim để ở Miền Nam!
Hay ông nhà văn Nê Nựu phán, giặc Mẽo vô nhà ta, giết hại, hiếp đáp vợ con ta… bảo sao ta ngồi yên? (1)

Và đúng như cô người làm Rose, trong truyện Y sĩ đồng quê của Kafka khều nhẹ ông chủ của mình, me-xừ Nê Nựu không hề biết trong nhà ông có gì.
Chứng cớ: Đọc bài viết mới nhất về ông, thì rõ, đến ngay vợ con ông mà ông cũng không biết lòng dạ, và khi biết rồi thì chỉ có khóc rống lên, rồi chờ đi!

Nhà văn Lê Lựu: Cái Tết buồn nhất trong đời người

(1) Lê Lựu phán như vậy, trong một cuộc phỏng vấn, về cuộc chiến Việt Nam, Gấu không còn nhớ rõ nguồn.
Sau quả đúng như vậy, cái nhà mà ông nói tới, là cái nhà mà ông sẽ có, sau khi chiếm được Miền Nam! Ông tiếc, là tiếc cái nhà Đảng ban cho ông, ở Miền Bắc, không phải cái nhà ăn cướp ở Miền Nam!
Cũng vậy, với nhà văn Nguyễn Khải. Ăn cướp xong là ông vô liền, có cái nhà liền, nhưng chỉ để ở tạm, sau có cái hoành tráng hơn nhiều, qua bài viết của Trần Mạnh Hảo, về hai lần viếng thăm ông. Gấu đọc trên net, không nhớ rõ ở trang nào, hình như Quê Choa của NQL.
*
“Gấu nhà văn” thường ưu tư về một vấn nạn: Giải pháp chót, [mượn chữ của Hitler, khi quyết định làm cỏ sạch Do Thái] đưa đám Nguỵ đi lao động cải tạo, cho đến khi lại thành người Mít trở lại, hẳn phải do Bắc Bộ Phủ quyết định, nhưng, vào thời điểm nào?
Cái vụ đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố HCM rực rỡ tên Người, qua một số hồi ký của VC, thì là có sự đồng ý của Bác.
Bác sướng điên lên, chứ còn gì nữa!

Bi giờ, là ưu tư mới: Liệu có, “chỉ một tên Bắc Kít", cảm thấy ân hận vì cuộc chiến thần thánh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước?
Bất giác Gấu lại nhớ đến một bài viết của… Gấu, về trường hợp Hoàng Ngọc Hiến.

Trong phim Xử Án Tại Nuremberg, những nhà trí thức Nazi, khi được hỏi về Lò Thiêu, đã trả lời, "Chúng tôi không biết". Toà nói, các ông phải biết, bắt buộc phải biết, vì các ông là những nhà trí thức của chế độ đó.
Tôi cũng tưởng tượng ra một vụ Xử Án Lò Cải Tạo, và một ông HNH đã được gọi ra để làm nhân chứng.
Thay vì nói, "Tôi Không Biết",
Ông nói: "Tôi Xin Lỗi".
Đó là tinh thần bài viết của ông, theo tôi.
*
Bài viết post lên, NTV đọc, thú quá, khen um lên, nhất là cái câu “Tôi xin lỗi”, của HNH, mà Gấu phịa ra. Anh nói, đại ý:
Phải đẩy ‘họ’ vô cái thế, không thể nói ngược lại, nghĩa là không làm sao phản biện được!

Ui chao, giá có một tên, chỉ một tên Yankee mũi tẹt, thực sự thốt lên câu đó, thì cũng đỡ tủi công lao Gấu làm trang Tin Văn trên 10 năm trời!

Bất giác lại nhớ đến câu chuyện “Cuộc phiêu lưu trên lưng ngỗng” của Selma Lagerlof, trong có xen mô tả anh cu Nils lạc vô một thành phố bị Trời đọa đầy, vì ăn chơi sa đọa, với lời nguyền, chỉ một khi có một người bỏ tiền ra mua, một món đồ, do bất cứ một cư dân thành phố, do lao động mà làm ra, thì khi đó, lời nguyền của Ta mới hết hiệu lực.

Giả sử có một tên Yankee mũi tẹt ân hận nói lên,“Tôi xin lỗi”, thì số phận Mít sẽ đổi khác!
Sướng chưa!

*

Tôi xin lỗi!

HISTORY
Diminished responsibility
Guilt, denial and indifference among senior Nazis before Nuremberg
RICHARD J. EVANS
Richard Overy
INTERROGATIONS
The Nazi elite in Allied hands, 1945 664pp. Allen Lane
The Penguin Press. £25. 0713 993502

At the end of the Second World War, the victorious politicians of Britain, France, the USA and the Soviet Union were faced with the problem of what to do with the surviving Nazi leaders who had fallen into their hands. Some favored shooting them out of hand; but eventually saner counsels prevailed, and it was decided to put them on trial. Many leading Nazis had already been arrested when Allied troops finally rounded up the shadowy "government" set up by Hitler's designated successor, Admiral Donitz, in the North German town of Flensburg after Hitler's suicide. Others evaded capture for f longer. Rudolf Hoss, for example, commandant of Auschwitz from 1941 to the end of 1943, was not arrested until March 1946.
TLS Oct 26 2001
*

For One Man, War's End Was Trivial Next to His Travails
FALL OF SAIGON 20 YEARS LATER.
Communism's victims were not just in the South. A Hanoi intellectual suffers for speaking out.
By Cameron W. Barr
Staff writer of The Christian Science Monitor / April 27, 1995
HANOI, VIETNAM

Tuong says, the war's end had ''no significance.''
Chấm dứt cuộc chiến thì đâu có gì là ghê gớm?
Communism's victims were not just in the South
Nạn nhân của CS đâu chỉ ở trong Nam?
In an October 1956 speech, Tuong declared: ''We have let die, in a horrible way, old people and children whom we did not want to suppress,'' according to an account later published by the South Vietnamese government.
Chúng tôi đã để cho người già, trẻ con chết, một cái chết ghê rợn, những người mà chúng tôi không muốn trừ khử.
Nguyễn Mạnh Tường

Ui chao, trong những người mà ‘chúng tôi để chết một cái chết ghê rợn’, có cô Hồng Con của Gấu.
Bài phỏng vấn này, thực hiện vào 1995, tức 20 năm sau khi Sài Gòn thất thủ, và cái câu ‘đâu chỉ ở trong Nam’, theo Gấu, có thể coi là một lời, "Tôi xin lỗi" của NMT, vì ông biết, ông có phần trách nhiệm của mình, như là một nhà trí thức của Miền Bắc.
Không hẳn "Tôi xin lỗi", mà là, "Tôi cũng chịu chung "nỗi đau ở trong Nam".


Tình lơ

Trang Nguyễn Ngọc Tư



Dịch và Cắt

(Ký sự một chuyến đi)
Nguyễn Quốc Trụ

"We come to terms with and reconcile ourselves to reality, that is, try to be at home in the world."
(Qua sông lụy đò,
Hãy cố coi đây là nhà).
Annah Arendt

 ... and when "the future" is uttered, swarms of mice
rush out of the Russian language and gnaw a piece
of ripened memory which is twice
as hole-ridden as real cheese.
After all these years it hardly matters who
and what stands in the corner, hidden by heavy drapes,
and your mind resounds not with a sepharic "doh",
only their rustle.
Life, that no one dares
to appraise,
like that gift horse’s mouth,
bares its teeth in a grin at each
encounter.

What gets left of a man amounts
to a part. To a spoken part. To a part of speech. 

(... Và khi "tương lai" được thốt ra, những đàn chuột nhắt
ùa ra khỏi tiếng Nga, gậm mẩu
ký ức chín ruỗng, lỗ chỗ gấp hai lần miếng phó mát thực.
Sau tất cả những năm tháng đó, đâu hề chi, là ai
hay là cái gì, còn đứng trong xó, che bởi những tấm màn nặng nề,
và trong đầu bạn bạn vang lên, không phải một âm "đô" thần tiên, mà chỉ là những tiếng gậm nhấm.
Cuộc đời mà không ai dám lượng định,
giống như miệng của chú ngựa tặng kia
nhe răng cười mỗi lần
gặp gỡ.

Những gì còn lại của một người dồn
một mảnh. Mảnh ngôn. Mảnh lời.)
     Joseph Brodsky (A Part of Speech).
 

Ta còn để lại gì không
Kể non đá lở, nọ sông cát bồi.
....

Ta van cát bụi bên đường,
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.
Để ta trọn một kiếp say,
Cao xanh liều một cánh tay vói trời.
Nói chi thua được với đời,
Quản chi những tiếng ma cười đêm thâu.
Tâm linh đốt nén hương cầu,
Nhớ quê rằng rặc ta sầu đó thôi
Bao giờ ta trở về ngôi,
Hồn thơ còn lại luân hồi thế gian.
Một phen đã nín cung đàn,
Nghĩ chi còn mất hơi tàn thanh âm.
   Vũ Hoàng Chương (Nguyện cầu). 

Nhà thơ Nga Joseph Brodsky, trong cuộc hành trình xuyên qua thế kỷ 20, có thời gian làm nghề cắt xẻ xác chết tại một bệnh viện tỉnh. Ông nói với ký giả Mỹ, David Remnick: "Bạn biết không, tôi lại khoái nghề đó. Thật xấu hổ, khi bỏ nghề".
Ông giải thích lý do bỏ nghề, trong một lần trò chuyện với Solomon Volkov. "Đó là một bệnh viện địa phương, và vào mùa hè, họ mang tới một ít trẻ con. Mùa này (lúc đó là tháng Bẩy), trẻ con chết bộn, do ăn uống bậy bạ. Bữa đó, một tay bô hê miêng tới nhà xác, và tôi (Brodsky) đưa cho anh ta hai đứa nhỏ – hai đứa sinh đôi, nếu tôi không lầm. Khi nhìn thấy hai đứa con được cắt xẻ ngon lành, anh ta bỗng nổi điên, và, tay cầm dao, dượt đuổi vòng vòng, giữa mớ tử thi. Một cảnh tượng siêu thực như thế, nhà thơ, thuộc hàn lâm viện Pháp Jean Cocteau cũng phải chào thua!" Sau cùng ông bố tóm được nhà thơ-tên đồ tể, may sao Brodsky vớ được cây búa và khiền vào cổ tay cầm dao, ông bố xuội lơ, ngồi bệt xuống, và cứ thế ôm mặt khóc. Và nhà thơ cảm thấy có một điều gì đó không ổn...
Đó là một trong những lý do ông bỏ nghề.

Michel Foucault: Nguồn gốc vấn đề người Việt tị nạn.

Lời người giới thiệu: Sau đây là chuyển ngữ, từ bản tiếng Pháp, cuộc phỏng vấn đặc biệt triết gia người Pháp, Michel Foucault, đăng trên tạp chí Nhật Bản, Shukan posuto, số đề ngày 17 tháng Tám 1979. Nhan đề tiếng Nhật: "Nanmin mondai ha 21 seiku minzoku daiidô no zencho da." ("Vấn đề người tị nạn là điềm báo trước cuộc di dân lớn lao mở đầu thế kỷ 21"). Người phỏng vấn: H. Uno. Người dịch ra tiếng Pháp: R. Nakamura.
Người phỏng vấn: Theo ông, đâu là cội nguồn của vấn đề người Việt tị nạn?
Michel Foucault: Việt Nam không ngừng bị chiếm đóng, trong một thế kỷ, bởi những thế lực quân sự như Pháp, Nhật, và Mỹ. Và bây giờ cựu-Miền Nam bị chiếm đóng bởi cựu-Miền Bắc. Chắc chắn, cuộc chiếm đóng Miền Nam bởi Miền Bắc thì khác những cuộc chiếm đóng trước đó, nhưng đừng quên rằng, quyền lực Việt Nam của Miền Nam hiện nay, là thuộc về Việt Nam của Miền Bắc. Suốt một chuỗi những chiếm đóng trong một thế kỷ như thế đó, những đối kháng, xung đột quá đáng đã xẩy ra ở trong lòng dân chúng. Con số những người cộng tác với kẻ chiếm đóng, không nhỏ, và phải kể cả ở đây, những thương gia làm ăn buôn bán với những người bản xứ, hay những công chức trong những vùng bị chiếm đóng. Do những đối kháng lịch sử này, một phần dân chúng đã bị kết án, và bị bỏ rơi.
-Rất nhiều người tỏ ra nhức nhối, vì nghịch lý này: trước đây, phải hỗ trợ sự thống nhất đất nước Việt Nam, và bây giờ, phải đối diện với hậu quả của việc thống nhất đó: vấn đề những người tị nạn.
Nhà nước không có quyền sinh sát - muốn ai sống thì được sống, muốn ai chết thì người đó phải chết - với dân chúng của mình cũng như dân chúng của người – của một xứ sở khác. Chính vì không chấp nhận một thứ quyền như thế, mà [thế giới đã] chống lại những cuộc dội bom Việt Nam của Hoa Kỳ và, bây giờ, cũng cùng một lý do như vậy, giúp đỡ những người Việt tị nạn.
-Có vẻ như vấn đề người Căm Bốt tị nạn khác với của người Việt tị nạn?
Chuyện xẩy ra ở Căm Bốt là hoàn toàn quái đản trong lịch sử hiện đại: nhà cầm quyền tàn sát sân chúng của họ, theo một nhịp độ chưa từng có, chưa từng xẩy ra, chưa từng đạt tới. Và số dân chúng còn lại, lẽ dĩ nhiên, coi như là sống sót, và họ đang sống dưới sự đàn áp của một quân đội chỉ lo việc hủy diệt, và tỏ ra tàn bạo. Hoàn cảnh như vậy không giống Việt Nam.
Ngược lại, điều quan trọng ở đây là sự kiện này: trong những tổ chức, lực lượng đoàn kết tương trợ, được thành lập trên khắp thế giới, nhằm hỗ trợ những người tị nạn vùng Đông Nam Á Châu, người ta đã bỏ qua, không tính tới sự khác biệt về những hoàn cảnh lịch sử và chính trị. Như vậy không có nghĩa là, người ta có thể tỏ ra rửng rưng, không thèm để ý tới những nghiên cứu lịch sử và chính trị của vấn đề người tị nạn, nhưng điều khẩn thiết cần phải làm liền, là cứu những con người đang gặp nguy hiểm.
Bởi vì, vào lúc này, bốn chục ngàn người Việt Nam đang chới với trên biển Đông, trước khi tới được đảo, cận kề với cái chết. Bốn chục ngàn người Căm Bốt đang ngột ngạt tại Thái Lan, và cũng đang cận kề với cái chết. Như vậy là không kém con số tám chục ngàn người đang ngày đêm cận kề với cái chết. Mọi tính toán so đo, về sự cân bằng tổng quát những sứ xở trên trái đất, những khó khăn chính trị và kinh tế đi cùng với sự cứu trợ người tị nạn – tất cả những so đo tính toán như vậy không thể nào biện minh cho việc những nhà nước [trên thế giới] bỏ rơi những con người, ở ngưỡng cửa của cái chết.
Vào năm 1938 và 1939, người Do Thái chạy trốn khỏi Đức Quốc và Âu Châu, nhưng do chẳng có ai đón tiếp họ, cho nên đã có những người trong số đó bị chết. Bốn chục năm đã qua, kể từ đó, không lẽ bây giờ người ta lại đem cái chết đến cho hàng trăm ngàn người?
-Về một giải pháp mang tính toàn cầu đối với vấn đề người tị nạn, những quốc gia gây ra tình trạng này, đặc biệt là Việt Nam, phải thay đổi đường lối chính trị. Nhưng bằng cách nào, theo ông, người ta có thể có được một giải pháp toàn cầu?
Trong trường hợp Căm Bốt, tình hình bi đát hơn là so với Việt Nam, nhưng lại hy vọng có được một giải pháp, trong tương lai gần. Người ta có thể tưởng tượng ra, sự thành lập một chính quyền có thể được dân chúng Căm Bốt chấp nhận, và từ đó, giải pháp ló ra. Nhưng với Việt Nam, vấn đề phức tạp hơn nhiều. Quyền lực chính trị đã được tạo dựng, thế nhưng mà, quyền lực này coi là ngụy (exclure: đuổi, khai trừ) một phần dân chúng, và lẽ dĩ nhiên, những con người bị khai trừ này không muốn điều đó. Nhà nước đã tạo ra một tình trạng là, những con người bị khai trừ bắt buộc phải chọn cái tình thế bấp bênh, hiểm nghèo như là một cơ may sống sót, tức là trao thân cho biển cả quyết định, thay vì ở lại Việt Nam. Rõ ràng là phải tạo áp lực để cho Việt Nam thay đổi đường lối chính trị. Nhưng "tạo áp lực" nghĩa là gì?
Tại Genève, trong hội nghị của Liên Hiệp Quốc về vấn đề người tị nạn, những quốc gia thành viên đã đưa ra áp lực đối với Việt Nam, áp lực theo nghĩa đòi hỏi, yêu cầu, hoặc gợi ý, cố vấn (conseil). Nhà cầm quyền Việt Nam do đó đưa ra một số nhượng bộ. Thay vì bỏ rơi những con người muốn ra đi, trong những điều kiện bấp bênh, và có thể mất mạng, nhà cầm quyền Việt Nam đề nghị xây dựng những trại chuyển tiếp, để gom lại những người muốn ra đi: những người này sẽ ở đây hàng tuần, hàng tháng, và hàng năm, cho tới khi có quốc gia nhận họ.... Nhưng đề nghị này tương tự, lạ lùng làm sao, với những trại cải tạo.
-Vấn đề người tị nạn đã từng xẩy ra nhiều lần trong quá khứ, nhưng, giả dụ như có một khía cạnh lịch sử mới mẻ, trong trường hợp những người Việt tị nạn, theo ông, khía cạnh này mới mẻ này là gì?
Thế kỷ 20 xẩy ra nhiều vụ diệt chủng và bách hại sắc tộc. Tôi nghĩ là, trong một tương lai gần, những hiện tượng này lại tái diễn, dưới những hình thức khác. Bởi vì, thứ nhất, những năm mới đây, con số những nhà nước độc tài cứ tăng lên mà không giảm đi. Bởi vì tự do diễn đạt tư tưởng chính trị là điều không thể có được tại những quốc gia như vậy, và lại chẳng làm sao có được một lực lượng kháng chiến, những con người bị khai trừ bởi chế độ độc tài đành phải chọn cách trốn khỏi địa ngục.
Thứ hai, trong những xứ sở cựu thuộc địa, người ta tạo nên nhà nước bằng cách tôn trọng biên giới như là đã có từ hồi còn thuộc địa, đến nỗi, những sắc dân, những tiếng nói, những tôn giáo cứ thế trộn lẫn vào nhau. Hiện tượng này tạo nên những căng thẳng nghiêm trọng. Trong những xứ sở như vậy, những đối kháng ở trong lòng dân chúng có nguy cơ bùng nổ, đưa đến tình trạng di chuyển một số lượng lớn dân chúng, và sự sụp đổ cơ chế nhà nước.
Thứ ba, những sức mạnh kinh tế tại những xứ sở phát triển, do cần lực lượng lao động từ thế giới thứ ba, và từ những xứ sở đang trên đà phát triển, đã kêu gọi di dân từ Bồ Đào Nha, Algérie, hay Phi Châu. Nhưng, ngày nay, những xứ sở này, do kỹ thuật tiến bộ, đã không cần tới lực lượng lao động chân tay, và lại tìm cách xua đuổi di dân.
Tất cả những vấn đề trên đẻ ra cơn lũ di dân, hàng trăm hàng triệu người. Và thật bi thảm, thật nhức nhối, với những người chết, những vụ sát nhân. Tôi sợ rằng, chuyện xẩy ra tại Việt Nam không chỉ là một tiếp nối của quá khứ, mà nó tạo nên một điềm báo cho tương lai.
Jennifer Tran chuyển ngữ.
VHNT 3.3.2002

Tôi sợ rằng, chuyện xẩy ra tại Việt Nam không chỉ là một tiếp nối của quá khứ, mà nó tạo nên một điềm báo cho tương lai.
Bảnh thật. Biết trước thảm họa của dân Mít mở ra thảm họa của nhân loại.
Post lại, nhân đọc bài viết trên Books, số tháng Giêng & Hai, 2010 về thảm họa Pol Pot.

Trên Tin Văn đã có một bài rồi. Bài mới này, của Simon Leys, dịch từ một bài tiếng Anh, cũng của tác giả, điểm cuốn Vụ án Khờ Me Đỏ, Le Procès des Khmers rouges, của Francis Deron: Một trường hợp tự diệt chủng: Khờ Me Đỏ
Bài viết, nếu đọc theo cái dòng tiên tri như bài của Foucault, có vẻ như tiên đoán sự tự diệt của dân Mít.
TV post và dịch sau.

*

Un cas d'autogénocide: les Khmers rouges
[Một trường hợp tự diệt chủng: Khờ Me đỏ]

Article de Simon Leys
The Monthly

D'une rare clairvoyance et d'une étonnante érudition, Simon Leys est un écrivain, essayiste et traducteur belge, spécialiste de la Chine. La parution en 1971 de son livre Les Habits neufs du président Mao, le premier à dénoncer la Révolution culturelle, lui valut la haine des maoïstes français. Il nourrit aussi une passion pour la mer. Il vit à Canberra.
Paroxysme de folie collective, la tragédie cambodgienne éclaire d'une lumière crue la dynamique fondamentale qui a nourri la grande tradition hitléro-stalino- maoïste.
LE LIVRE
Le Procès des Khmers rouges. Trente ans d'enquête sur le génocide du Cambodge, Gallimard, 2009.
L'AUTEUR
Journaliste, spécialiste de l'Asie où il a vécu plus de vingt ans, Francis Deron était notamment un grand connaisseur de la Chine et de son histoire. Ancien correspondant du Monde à Pékin, il est mort en juillet 2009, peu après la parution de son ouvrage de référence sur le génocide cambodgien.
*

Qui ne se souvient des dernières lignes du Procès de Kafka? Joseph K., citoyen innocent tombé dans un incompréhensible engrenage de poursuites judiciaires interminables, pour des raisons qui ne lui seront jamais révélées, est finalement emmené dans une carrière abandonnée par deux messieurs à l'apparence de fonctionnaires. Là, avec une sorte de raideur bureaucratique imbécile, sans violence, sans colère et sans un mot, ils entreprennent de l'exécuter. Tandis que l'un des deux messieurs retourne par deux fois un couteau dans son coeur, K. a un dernier sentiment conscient: « C'était comme si la honte allait lui survivre. »
Cette dernière phrase a laissé perplexes bien des lecteurs. Mais c'est cette perplexité même qui laissait perplexe Primo Levi, qui explique dans son court essai sur Kafka : « Cette dernière page me coupe le souffle. Moi, qui ai survécu à Auschwitz, je ne l'aurais jamais écrite, ou pas comme cela: par incapacité ou manque d'imagination, certainement, mais aussi par un sentiment de décence face à la mort (que Kafka méconnaissait ou rejetait); ou peut-être simplement par manque de courage. La célèbre formule, source de tant de discussions, qui clôt le livre comme une pierre tombale ("C'était comme si la honte allait lui survivre") ne présente aucune énigme à mes yeux. De quoi Joseph K. devrait-il avoir honte? Il a honte de maintes choses contradictoires. [ ... ] Je sens pourtant qu'il y a, dans sa honte, un autre élément que je connais bien. À la fin de son douloureux parcours, le fait qu'un tel tribunal corrompu existe et qu'il contamine tout alentour lui fait honte. [ ... ] Après tout, ce tribunal a été créé par l'homme, pas par Dieu, et K., avec le couteau déjà enfoncé dans le cœur, connaît la honte d'être un homme.»


Hồi ký Madame Nhu?


Voyage au bout de la nuit
Uncovering Céline

In the next TLS
George Steiner:
The old Céline still hisses


PTVA vs VTN vs TH


Albert Camus, 50 năm sau khi mất

Kỷ Niệm

*

Săn chuột

Ui chao, lại nhớ đến những ngày tháng thiên đường ở nơi địa ngục, là nông trường cải tạo Đỗ Hòa, thuộc khu vực Cần Giờ, Nhà Bè, Rừng Sát…
Một Miền Nam Sâu Thẳm nhờ VC giải phóng mà có được!
*
Trên vẹt-xì-tốp-đi-thôi, có bài viết về Phạm Duy:

Bài viết cũng thường thôi.
Tuy nhiên, nó làm Gấu nhớ tới hai lần được nghe nhạc của ông ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa.
Cả hai kỷ niệm đều thuộc loại khủng khiếp, trứ danh, thần sầu, tuyệt cú mèo cả, và chúng làm Gấu hiểu ra một điều rất ư thú vị, là, ngay cả một chuyện, dù rất ư tình cờ, cũng phải có sự tính toán, sắp đặt của Thượng Đế!

Cái lần nghe bản Thuyền Viễn Xứ không thể nào có được, nếu thiếu cây đàn Tây ban cầm độc nhất của Đội Ba, vật trấn sơn, để tại đỉnh núi Thiếu Thất, là Bộ Chỉ Huy Đội.
Để cho Gấu sờ được vô nó, thì, bảnh như…  Thượng Đế cũng phải chờ Gấu Cái lo cho thằng con lớn - vượt biên bằng đường bộ, bị bắt, bị đưa về khám Chí Hòa, tất tưởi lo tin tức, lo thăm nuôi, chờ được tha - xong xuôi, mới có dịp lo cho Gấu. Nhiêu khê lắm!
Trong khi đó, Thượng Đế cũng còn phải chờ…  Gấu, do bặt tin nhà, đói quá, lo quá, bèn vượt trại, bị bắt lại, bị tống vô tổ trừng giới, và khi Gấu Cái thăm nuôi lần đầu, Gấu còn ở tù trong tù, nhờ vậy mà gặp được cứu tinh: Cái anh chàng cán bộ chuyên khám đồ thăm nuôi của tù tổ trừng giới, rất mê Cronin, nhà văn y sĩ Hồng Mao, rất mê cuốn Khách Lạ ở Thiên Đàng do Gấu dịch. Thế là anh ta ra tận hiện trường, nơi Gấu đang lao động là vinh quang, lôi về, vừa đi vừa biểu Gấu, có mấy trăm bạc ở trong bị gạo, dím liền đi, mấy bữa nữa tính. Gặp người thân, tranh thủ ăn, về tổ là chúng làm sạch.

Nhưng bức hình trên đây, cộng bài viết, chỉ nói được một nửa kỷ niệm.
Phải thêm bức hình dưới đây, nhất là cái bị đeo trên vai Gấu nữa mới đủ bộ... nhớ!
Cái bị trong bức hình làm Gấu nhớ cái bị đeo trên vai, ngày đầu tiên hai vợ chồng Gấu tới được Bangkok, lần bỏ chạy quê hương, đúng cái ngày 16 Tháng Năm, như ghi trong hình, [tức ngày sinh của Bác Hồ], năm 1989, hoặc 1990. Chắc là 1990, vì Gấu nhớ là, khi đang trên đường chạy trốn quê hương qua Xứ Phật, thì xẩy ra cú Thiên An Môn.
Cái bị này làm nhớ tới cái bị Gấu Cái đựng gạo thăm nuôi. Một cái bị cói.
Phải bị cói mới được. Và cái này là doThượng Đế sắp xếp.
Chính là nhờ nó mà bẫy được chuột.

*