*
















Tuần lễ vừa qua, trời đất thật độc. Và cũng thật đẹp. Độc đến nỗi làm dân Saigon ốm liểng xiểng. Không một bản tin nào nói đến, nhưng người Saigon đều biết có một ‘dịch’ cúm trong thành phố. May thay ‘cúm’ Saigon không ác như ‘cúm’ Phi Luật Tân hay ‘cúm’ Tây ban Nha chẳng làm ai chết cả. Bệnh chỉ làm người ta chảy nước mũi, khó chịu ngầy ngật. Người ta vẫn có thể đi lại, bằng những bước chân chênh vênh thú vị trong bầu không khí cũng hâm hấp bàng hoàng như thần trí. Cái độc của trời đất chính là ở chỗ nó đẹp, càng độc bao nhiêu càng đẹp bấy nhiêu.

Mùa thu đó, mùa thu lúc nào cũng vẩn đục, cũng hoang mang, cũng chập chờn mộng mị, chính là lúc tiêu trầm hấp hối của vạn vật muôn loài. Nhưng đó cũng chính là lúc trời đất và lòng người nghe nổi lên nhiều âm vang kỷ niệm nhất.

Thanh Tâm Tuyền
Vấn Đề, số 15 Tháng 10-1968


An essay is an act of imagination. It still takes quite as much art as fiction.
Suffering from 'novel nausea', Zadie Smith wonders if the essay lives up to its promise.
Tiểu luận là hành động của tưởng tượng. Đâu thua gì giả tưởng.
Đau nhức vì ‘buồn nôn tiểu thuyết’, Zadie Smith mơ mòng tự hỏi, liệu tiểu luận bảnh như là lời hứa, của chính nó?

Bà này viết essay cũng thật tuyệt cú mèo. Gấu mê hơn nhiều, so với giả tưởng.
Cũng vậy, với Coetzee.
Bài essay đầu tiên của bà làm Gấu choáng, viết về Greene.
Bài mới đây, về Kafka.


Cultivating Loneliness


Những cuộc cách mạng 1989


Văn Chương Dấn Thân


Chuyện Hai Thành Phố

Về Kinh Bắc

Cái làng của Gấu, khi ra đi, Gấu mang theo cùng với mình, toàn là những hình ảnh tuyệt vời về nó.
Trước hết, là cái bãi cát bên sông, phía bên kia là Việt Trì, nơi ông via Gấu làm hiệu trưởng trường tiểu học, nhiệm sở cuối cùng trước khi ông bị một ông học trò cho đi mò tôm, bằng cách lùa Thầy vô bẫy: Mời thầy dự tiệc tất niên, tối 30 Tết.
Bởi vì Thầy đã cho học trò nghỉ học trước đó, và Thầy thì cũng đã rời Việt Trì, qua sông, về làng quê ăn Tết. Thế là chúng bèn gửi cái thiệp mời cho bà cụ, do tham phiên chợ Tết ngày 30, ở nán lại. Bà cụ về đưa cái thiệp mời cho ông chồng, và ông chồng tất tả qua sông, dự tiệc!
Sau này, bà nội Gấu bèn đổ cho con dâu cái tội giết chồng, sao mày ngu thế, tại sao không xé cái thư đi mà lại đưa cho thằng chồng mày. Gấu nhớ, có lần, bà cụ cầm chổi nện cho bà mẹ Gấu một trận tơi bời. Suốt tuổi thơ, Gấu cứ băn khoăn tự hỏi chính mình, giá mà mẹ mình xé bỏ, hay đốt bỏ cái thư, không hiểu sự tình sẽ ra sao, chắc là số phận gia đình hoàn toàn đổi khác.
Lần về Bắc, vào năm 2000, Gấu có đi gặp một bà cô, con ông chú làm trùm VC vùng quê Gấu. Bà cô cho biết thêm nhiều chi tiết liên quan tới cái chết của ông via, Gấu mới vỡ ra, là, không thể nào tránh được. Cái bẫy giăng ra ‘bảnh’ quá, con mồi vô phương thoát ra khỏi!
Nói rõ hơn, chính con mồi tự động chui vô bẫy!
Y chang thằng con sau này, cũng bị gài bẫy, và cũng cứ vô tư chui vô!
Ông cụ Gấu chết vì cái bẫy 'yêu nước' do ông học trò giăng ra, y chang cả nước sau này bị bẫy "Đường ra trận mùa này đẹp lắm"!
Ông con cũng bị bẫy, nhưng là bẫy tình!
Bị chính Gấu Cái gài, và tự động chui vô!
*
“My homeland was a feeling, and that feeling was mortally wounded…What we swore to uphold no longer exists… There was a world for which it was worth living and dying. That world is dead”.
Sándor Márai: The Candles Burn Down (1)
Quê Bắc của tớ là một cảm nghĩ, và cảm nghĩ này bị thương tổn trầm trọng… Điều mà tớ quyết tâm gìn giữ cho bằng được, thì đếch còn nữa… Có một cõi Bắc Kít thật đáng sống, đáng chết vì nó. Cái cõi đó ngủm củ tỏi mất rồi. NQT

(1) Cuốn này hình như trong nước đã dịch, và hình như có tranh chấp về dịch giả?

Một trong những hình ảnh khủng khiếp một cách tuyệt vời, hay tuyệt vời một cách khủng khiếp, là về bãi cát ven sông làng Gấu, nó liên quan đến những phiên chợ chính ở Việt Trì bên kia sông. Với người dân trong làng, đó là dịp để họ mang mớ rau, mớ tôm, mớ cá, con gà, con vịt... qua sông, bán kiếm tí tiền, và mua những vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
Xế trưa, chiều, về, bãi cát dài, nóng bỏng, vai gánh nặng, chân trần, người đàn bà mang theo một tầu lá chuối, và chạy thật nhanh trên mặt cát, tới khi bỏng không thể chịu được nữa, ném tầu lá chuối xuống mặt cát, và đứng lên trên đó, thở.
Những ngày về Hà Nội, được bà cô cho ăn học, được thưởng thức những món ăn tuyệt vời, vì tuyệt vời và vì ăn lần thứ nhất trong đời, nào chiếc bánh mì  đũa, nào thịt nguội hun khói, nào mứt [confiture], Gấu quên hẳn làng của Gấu, chỉ đến khi vào Nam, khi đi làm, sống cuộc đời một gã công chức bậc trung, kèm thêm job phụ, nhân viên UPI, cái làng của Gấu bắt đầu hành Gấu, và mãi đến năm 2000, trở về, Gấu mới có dịp thanh toán quá khứ.
Có thể nói, những mối tình với bất cứ một cô gái Bắc, có thực, như BHD, hay tưởng tượng, rất nhiều đều là tưởng tượng, có thể nói, gặp bất cứ một cô gái Bắc nào mà đều muốn mê, muốn yêu, chỉ để được gặp lại hình ảnh tuyệt vời thê lương kia, có thể biểu hiện khác đi, nhưng “yếu tính”, “bản chất” thì đúng như vậy!



Đọc TMT


Hồn Ốc



Kỷ niệm, kỷ niệm

TIN VĂN:

nguyễn quốc trụ & jennifer tran phụ trách:

1. Chào mừng một diễn đàn bạn: Talawas-Forum
*

nơi nao?

Linda Lê
trích từ "VOIX" (TIẾNG NÓI)

Đinh Linh giới thiệu
dịch từ Pháp ngữ bởi Nguyễn Đăng Thường

VÀI Ý KIẾN CỦA VĂN HỮU:

Tôi thử đọc, khó vào quá, chắc chắn không phải vì LL, mà vì bản dịch…

Vừa đọc vào đã gặp những câu, từ khó chấp nhận. Không phải vì chúng Tây, mà vì chúng thiếu tự nhiên và sinh động, không toát lên một giọng riêng, một mầu sắc, một mùi vị gì đáng để ý. Còn nếu đó là dụng ý của người dịch hòng trung thành với văn bản thì lại thiếu triệt để, chưa đủ cách điệu. Chúng đơn giản là văn dịch, văn nhân tạo.
Phạm Thị Hoài

Tôi đang đọc bản dịch. Sướng quá! Hay tuyệt vời. Mọi người sẽ phải cám ơn anh đã bỏ công làm một việc cực kỳ ích lợi này…
Đã đến lúc độc giả Việt Nam có cơ hội thưởng thức một tài năng rất hiếm có đã xuất phát từ đất Việt.
Đinh Linh

Bản dịch thật hay và thi vị. Đó không những là truyện mà còn là thơ, một bài thơ với nhịp điệu mới mẻ, làm ngạc nhiên những nhà thơ.
Khế Iêm

Trên đây là vài lời nhận xét thẳng và thật của văn hữu mà người dịch rất trân trọng và hết lòng cám ơn hầu khắc phục những yếu điểm cuœa mình. Dù sao thì cũng chỉ là một bản dịch thử nghiệm để cống hiến cho độc giả trong giai đoạn này và để dọn đường cho những bản dịch mới đặc sắc hơn. NĐT

*

Ui chao, cái thuở ban đầu nưu nuyến ấy!


 Tâm Tài Mỹ

Giữa lòng đen

Kun @ Mít

Graham Greene, bị chụp cho cái nón, 'tiểu thuyết gia Ky Tô', đã gật gù trả lời, tớ là một tiểu thuyết gia, 'không may' còn là một tín hữu Ky Tô!
Milan Kundera bị tống ra khỏi Đảng VC Czech năm 1950, tái xét và cho nhập lại 1956, lại tống ra vào năm 1970 và sau cùng bị ép phải lưu vong, cũng lèm bèm trong rất nhiều năm, ông không phải là ‘nhà văn ky khai’, nhưng mà là một tiểu thuyết gia, không may, cùng lúc, còn là một tên Czech,
và cùng với tên Czech là ông đó, là cái kinh nghiệm thê lương, cay đắng nhức nhối, về chính trị, về lưu vong, của đất nước của ông, qua ông!
[
Ui chao, đọc một cái là Gấu gật gù, tớ cũng thế! Tớ còn bảnh hơn ông nhiều, lưu vong, bỏ chạy quê hương, cũng vài lần, vượt biển nhiều lần, và thảm hơn ông, còn bị cả một gánh nặng là Cái Ác Bắc Kít đổ lên đầu!]
Ông viết, tất nhiên, về kinh nghiệm đó, và rất bực khi bị đọc bằng một cách đọc chính trị. Và ông trả lời Ian McEvans, trong một số báo Granta, khi bị hỏi tại sao.

Bởi vì đó là một cách đọc tồi tệ. Tất cả những gì bạn nghĩ quan trọng ở trong cuốn sách bị bỏ qua. Một cách đọc như thế chỉ nhìn thấy một khía cạnh: Tố cáo chế độ Cộng Sản. Nói thế không có nghĩa là tôi thích những chế độ Cộng Sản; tôi tởm chúng. Nhưng tôi tởm chúng như là một công dân: như là một nhà văn, tôi không nói điều tôi nói để tố cáo một chế độ.
*
Đây là sự khác biệt giữa Kundera, với Solz, thí dụ. Hay với Brodsky. Hay với Nguyễn Du.
Brodsky, viết, Mĩ mới là Mẹ của Đạo Hạnh, bởi vì ông tin rằng, nhân dân càng trọng Mĩ tới đâu, thì càng sàng lọc cái Xấu, Cái Tà Ma Ác Quỉ ra tới đó.
Sở dĩ người đọc, đọc, cách đọc chính trị, tác phẩm của Kundera, ấy là vì, về mặt "kỹ thuật", ông chưa vươn tới cái Đẹp, tương xứng với tác phẩm! Ông chưa làm cho người đọc quên cách đọc chính trị, và chỉ đọc ông, theo cách đọc văn chương!
Đám mê văn chương, theo nghĩa tệ nhất của nó, [nghĩa là chỉ mê cái đẹp], đã không đọc được Solz, một cách nào đó, cũng là một cách đọc tồi tệ, theo Gấu.
Đám Bắc Kít chê thơ Nguyễn Chí Thiện, chê văn DTH, là cũng theo nghĩa này.
*

Ở đây, chúng ta đụng tới một vấn đề sinh tử của văn chương, Kafka đã từng đụng, và ông ngộ ra, khi phán: Kỹ thuật mới là linh hồn [hữu thể, chữ của ông], của văn chương.
Theo nghĩa đó, Barthes phán, ‘viết thế nào’, comment écrire, mới quan trọng, và nhờ 'viết thế nào', thì ra được, 'tại sao thế giới', pourquoi le monde.

Với Gấu, cách viết hách nhất, là, viết như không viết!
Còn Barthes? Ông đề nghị viết ở cái mức không độ của nó.


..  In 1953 in Le Degre zero, however, Barthes was thinking not of Alain Robbe-Grillet but of Albert Camus, whose attempt at neutral, non-affective writing, Barthes called 'zero degree writing'. Sartre had seen Camus's écriture blanche as a refusal of commitment, but for Barthes, Camus's writing, like other examples of self-conscious literature since Flaubert, is historically engaged at another level: it struggles against 'literature' and its presumptions of meaning and order.
Bathes: A Very Short Introduction
… Vào năm 1953, trong Không độ của cách viết, Barthes không nghĩ tới đám tiểu thuyết mới, mà là Camus, với cách viết ‘người dưng’ [dửng dưng, không dấn thân, không nhập cuộc, ‘em chả, em chả’], và Barthes gọi đây là ‘cách viết ở không độ’. Sartre nhìn cách ‘viết trắng’, của Camus như là từ chối xuống thuyền, nhập cuộc. Nhưng Barthes coi đây là một dấn thân ở một mức độ khác…

Trở lại với Kundera, chúng ta nhận ra một điều, sở dĩ người đọc đọc ông như tác phẩm chính trị, ấy là vì tác phẩm của ông chưa vươn tới mức ’viết mà như không viết’, chất chính trị mạnh quá, lấn lướt chất văn học. Đây là một ‘lỗi lầm’ về kỹ thuật, đúng như Kafka nói.

Có một ông bạn nhà văn, thuộc loại đàn em, rất mê TTT, và coi TTT như là đỉnh cao chói lọi của văn chương Miền Nam. Mới đây, trong cuộc trò chuyện, anh cho biết, bây giờ anh bắt đầu thấy ra, truyện của TTT đã bị vượt, theo nghĩa, anh vẫn đọc, nhưng thấy không hay bằng của… Gấu, cũng được viết ra vào thời kỳ đó!
Anh cho rằng, có một cái gì đó, trong truyện của Gấu vượt ra được tính chính trị của thời đại, và nhờ vậy, sống sót!
Thú nhất là, anh phán, 'cote' [rating] của BHD và em Mai [Mai, để anh kể cho Mai nghe, về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó, thì phải rời bỏ...], ngày càng lên!
Tks. NQT

Nhưng, phải Kafka mới là kẻ tử đạo, văn, và cùng lúc, đời, khi phán, trong cuộc đấu sinh tử, tay đôi, giữa anh và thế giới, hãy ở bên… thế giới!
In the duel between you and the world, back the world. (1)
Kafka 
Thần sầu!
(1)
Câu trả lời của Kafka


Nam Le's File


Nắng Mới

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ Mẹ tôi thuở thiếu thời,
Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng Mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.
Lưu Trọng Lư

Bài thơ “Nắng mới”, do đó, theo tôi, không phải là một bài thơ mô tả nỗi niềm nhớ mẹ. Nó chỉ nhằm thể hiện mối quan hệ giữa tâm sự thương nhớ của con người với không gian và thời gian họ sống. Điều này giải thích lý do tại sao ngay cả khi mẹ chúng ta còn sống, chúng ta vẫn thích và thường ngâm nga bài “Nắng mới”. Chỉ cần trong lòng dậy lên niềm nhớ nhung xa xôi nào đó.
NHQ. Blog VOA

Một bài thơ, từ đầu đến cuối, chỉ nhắc tới bà mẹ đã mất từ khi cậu bé LTL mới lên 10, vậy mà ông phê bình đại phán, không phải nhớ Mẹ!
Rồi ông giải thích, chứng cớ là 'đám tụi mình' vẫn ngân nga, dù nhiều người trong đám chúng mình, Mẹ chưa mất?
Ông này còn ngây thơ hơn cả Gấu nữa.
Gấu mê một em, em lấy chồng từ hồi nảo hồi nào, bây giờ già cằn, sắp đi, những chắc là sau Gấu, vậy mà vẫn mơ, vẫn nghĩ vẫn còn là của mình!
Chán thế!
Nhưng ngây thơ của Gấu, dù sao cũng dễ thương hơn ngây thơ của nhà phê bình, vốn là do cái gu quái đản của ông mà ra: Ông thích nói ngược thiên hạ!

Nhà phê bình bỏ qua một từ thật là thần sầu trong bài thơ, thành ra đọc sai đi, sái đi, quá xa.
Chữ thần trong bài thơ là chữ 'không', trong 'Chập chờn sống lại những ngày không'.
Gấu đọc câu thơ, là bèn chập chờn sống lại những ngày em bỏ Gấu đi lấy chồng, không còn em nữa, vậy mà vẫn nhớ, vẫn nhớ hoài!

Còn một từ nữa, cũng lạ, là từ đỏ, trong áo đỏ.
Gấu nghĩ, đây là áo của Cu Tý LTL, bà mẹ thấy nắng, bèn vội vàng mang phơi, sợ ẩm, sợ mốc.
Thành thử nhà thơ lại càng nhớ Mẹ!
*
Viết đàng hoàng đi...
Độc giả TV

*
Yes, I do!
NQT
*
Có vẻ như, nhà phê bình, chuyên gia về thơ của chúng ta, chỉ rành dăm ba bài ca dao, [nhưng cũng chưa chắc, chứng cớ, bài ‘Hôm qua lên núi hái chè’ ông nhớ lộn tứ lung tung], mấy nhà thơ tiền chiến, vốn liếng chỉ có vậy?
Chưa thấy ông lên lớp về Đường thi, thí dụ?
Thơ tiếng Anh, tiếng U, chắc cũng chưa từng?
Thua cả Gấu, chưa từng dám vỗ ngực xưng tên nhà phê bình, tuy có mon men bên lề, lèm bèm về thơ!

*

Một trong những triết gia ăn nói ngược ngạo bậc Thầy, theo Gấu, là Wittgenstein.
Giá mà ông gặp nhà đại phê bình, nhỉ!

Vài câu của ông.

“Văn là người”. “Văn chính [même] là người”.
Câu thứ nhất, nghèo nàn, do ngắn ngủi như là một đề từ. Câu thứ nhì, đúng, và mở ra mọi viễn tượng khác. Nó nói, văn phong là hình ảnh của con người [Elle dit que le style est l’image de l’homme]

Có những nhận xét [remarques] gieo [như mạ], có những nhận xét gặt [như lúa].

Minh triết thì không đam mê. [La sagessse est sans passion]. Niềm Tin, La Foi, ngược lại, Kierkegaard gọi nó là một đam mê, une passion.
Tôn giáo, như thế, thì cũng giống như biển sâu, yên nghỉ, lặng lẽ; ở bên trên, trên mặt, có thể có những ngọn sóng.

Chỉ cần một tư tưởng bé tí là đủ để làm đầy cả một đời.
[Comme une petite idée peut cependant remplir toute une vie]
Cũng cách đó, người ta có thể cả đời rong chơi trong một góc Sài Gòn, và tưởng tượng ra rằng, làm gì có cái gì ở bên ngoài, và cứ giả dụ như có gì, thì cũng chẳng thèm, thèm để làm cái gì!
[De la même facon qu'on peut, sa vie durant, parcourir la même petite province et s'imaginer qu'il y a rien en dehors d'elle]

Tình cảnh của Gấu, bị đẩy ra khỏi Sài Gòn, là ngoài ý muốn!


A Burn-out Case [Một trường hợp lụi tàn]
by Graham Greene

Ấn bản năm 2004, nhà xb Vintage, nhân kỷ niệm 100 năm Graham Greene, có bài giới thiệu, và lời đề tặng, đọc rất thú vị.
Thú vị hơn nữa, liền mới đây, tờ Điểm Sách Luân Đôn, số đề ngày 2 Tháng Tám 2007, có bài viết,  Graham Greene at the Leproserie, của Michel Lechat, người được Greene mượn đỡ bộ vó, đưa vô cuốn tiểu thuyết, kèm lời đề tặng ở trang đầu. Y chang cái thư ở đầu cuốn Một người Mỹ trầm lặng.
Nhưng tuyệt hơn nhiều, nhất là câu này:
Ông, cũng như bất cứ ai, sẽ hiểu được tới cỡ nào, tôi thất bại, trong toan tính của mình. Một vị bác sĩ thì cũng đâu có được miễn nhiễm, bởi nỗi chán chường kéo dài, mình thì vô tích sự, chẳng làm được một việc gì nên thân, cơn u sầu, le cafard, lẵng nhẵng theo nhà văn, như một thứ đỉa đói.
*
Cũng là những giây phút nhiệm mầu.
*
Tháng Tám, tháng sinh nhật Gấu.
Sẽ đi một đường về trại cùi. Về cuốn tiểu thuyết, đúng hơn. Và về câu trứ danh của Greene, qua nhân vật của ông, Dr. Colin, mà nguyên mẫu ngoài đời, là vị bác sĩ Lechat nói trên:
"A patient can always detect whether he is loved or whether it is only his leprosy which is loved. I don't want leprosy loved. I want it eliminated".
"Một bệnh nhân luôn luôn ngửi ra, liền tù tì, hoặc anh ta được yêu, hoặc cái bệnh cùi của anh ta, được yêu. Tôi đếch khoái cái thú đau thương, yêu bệnh cùi. Tôi khoái nó bị trừ khử vĩnh viễn".
*
Câu trên, áp dụng cho cái bệnh toàn trị, bất trị gì gì đó, thì thật là tuyệt vời!
Cũng một thứ cùi hủi, của thế kỷ.
Thế kỷ Gulag.