*

















30.4.2010

*

cc 1906

Cái sự bành trướng về phía Nam là số phần của giống dân quần tụ tại đồng bằng sông Hồng, lúc nào cũng nơm nớp hai hiểm họa, giặc Bắc và lũ lụt. An Nam nhất thốn thổ, mảnh đất sông Hồng nhỏ quá, người cứ đẻ mãi ra, đất thì chỉ có thế, ruộng thì càng ngày càng co lại vì bờ nhiều hơn ruộng, ruộng thì ngày càng cằn cỗi vì con đê sông Hồng chặn hết mọi phù sa mầu mỡ, nước sông ngày càng đục ngầu, mầu như mầu máu. Kể từ khi có Đàng Trong, là toàn thể cộng đồng Bắc Hà nhìn về nó, như là Miền Đất Hứa. Thành ra giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, hai miền chan hòa, là giấc mơ đẹp nhất của xứ Bắc Kít.
Nhưng không ai có thể ngờ được, nằm bên dưới giấc mơ đẹp nhất, là Cái Độc, Cái Ác của một miền đất.
Chỉ đến khi lấy được Miền Nam thì Cái Ác mới lộ diện.
Phải đầu hàng, không có bàn giao bàn giếc mẹ cái gì hết! Bố khỉ!
Mày phải đầu hàng, vì tao là kẻ chiến thắng, đất đai của mày, nhà của mày, vợ con của mày, của cải của mày, căn cước của mày… tất tất của tao, của chúng ông, tất tất đều chiến lợi phẩm. Hiểu chưa, chú gà tồ Big Minh!
Source
   


Trời ở nơi nào ta ở đây…
Nguyễn Ngọc Tư 

"Wherever I am, Germany is"
Thomas Mann
Gấu ở đâu Mít ở đó!

And I step ashore in a fine rain
To a city so changed
By five years of war
I scarcely recognize
The places I grew up in,
The faces that try to explain.

But the hills are still the same
Grey-blue above Belfast.
Perhaps if I'd stayed behind
And lived it bomb by bomb
I might have grown up at last
And learnt what is meant by home.
Derek Mahon

Giận dữ lưu vong

Và tôi bước xuống bến tầu Xề Gòn
Dưới cơn mưa Xề Gòn thật mịn màng
Về với thành phố quá đỗi đổi thay
30 năm nội chiến từng ngày
Tôi không làm sao nhận ra
Những nơi chốn mà tôi đã từng lớn lên
Những khuôn mặt cố giải thích

Nhưng bến tầu thì vẫn bến tầu
Những ống khói tầu thì vẫn mệt lả
Nơi tôi ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông thì cũng vưỡn còn
Tôi ra đi nơi này vưỡn thế!
Có lẽ nếu tôi đừng đi, và cứ lì ở lại
Và sống với Xề Gòn từng trận hỏa tiễn VC réo ngang đầu
Từng trận B52 rải thảm quanh thành phố
Sau cùng tôi sẽ trưởng thành

Và biết ‘nhà’ nghĩa là cái quái gì


Note: Có thể, cái tít bài viết Cô Tư được ‘gợi hứng’ từ Thomas Mann.
Và nếu như thế, Cô Tư thường ghé... TV?


&

Karl Marlantes, cựu binh Mẽo, đã bỏ ra 30 năm để viết tác phẩm đầu tay về cuộc chiến mà anh trải qua tại Việt Nam.
Matterborn,
dầy 650 trang, nhà xb Grove/Atlantis, 2010.
Nó đã bị hơn một nhà xb vứt vô thùng rác.

GNV không mê truyện viết về chiến tranh. Chẳng cần chuông gọi hồn ai, mà cũng dư biết kẻng gọi hồn Gấu đó.

Kẻng tù VC, và cái kỷ niệm tuyệt cú mèo, lần phê thuốc lào tại nông trường Phạm Văn Cội Củ Chi, ngay sau Phỏng Dái. (1)
Nhưng, nhân tiện VC đốt pháo hoa mừng ngày 30 Tháng Tư, TV sẽ giới thiệu bài viết về cuốn trên, trên tờ Poets & Writers May/June 2010. Thử coi, có hách hơn của bạn văn VC của GNV, Bảo Linh, với cuốn Lỗi Buồn Chiến Tranh!
(1) 

Sá gì mấy cuộc bể dâu

Câu thơ "Nhớ bạn như đang nhớ thuốc lào", [bạn ở đây là Phan Lạc Phúc, tức ký giả Lô Răng], của Thanh Tâm Tuyền, tuy thoát thai từ ca dao (nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên), nhưng chỉ những ai đã từng ở tù Vi Xi, thì mới cảm thấy hết được cái nỗi nhớ, và cùng với nó, là cái nỗi say, và kẻ hèn này cũng đã từng có một kỷ niệm huy hoàng (kinh hoàng, đúng hơn), về nó.
Ở trong tù hút thuốc lào bằng khẩu ba zô ka, và, tôi không biết trại tù miền bắc ra sao, chứ ở trại tù miền nam, thường là cả lán chỉ có một khẩu, và, bạn biết rồi đấy, cái bi thuốc lào đầu tiên buổi sáng, khi đang còn mắt nhắm mắt mở (đang còn say ke), nó mới ngon làm sao, say làm sao, và mới nhớ làm sao, những ngày sau này, khi không còn được ở trong trại tù!

Nhà văn gốc Do Thái viết văn bằng tiếng Hung, Imre Kertéz, được giải Nobel năm rồi, đã nói đến những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi, ở một nơi thỉnh thoảng có mặt trời là Lò Thiêu, tôi cứ thử tưởng tượng, nếu ông đi tù vi xi, chắc chắn phải thêm vào "một chỗ dưới mặt trời" - mượn cái tên phim có cô đào Taylor và chàng Monty Cliff – tức khoảnh khắc hạnh phúc mà điếu thuốc lào mang lại.

Như trên đã viết, cả phòng chỉ có một khẩu ba zô ka, thành thử trước khi đi ngủ, "trại viên" thường tìm cách giấu khẩu súng, riêng cho mình, để sáng sớm hôm sau, là người đầu tiên nhét bi thuốc, châm que diêm bắn một phát, rồi ngã lăn đùng ra, mặc kệ trời đất xoay mòng mòng...
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền cũng đã tả cái thú bắn thuốc lào này, trong Thơ Ở Đâu Xa:

Thơ thuốc lào

Ngồi chơi hút điếu thuốc lào
Tạm quên những lúc gian lao ưu phiền
Điếu thông đóm nỏ thuốc êm
Thử coi sẽ thấy đảo điên đất trời
Bạn tù ơi lửa châm rồi
Rít cho ròn rã mê tơi cõi lòng
Tựa lưng nhả khói thong dong
Tít say lú lấp cả mong với chờ
Kể chi vợ dại con thơ
Sá gì chuyện cửa chuyện nhà mai sau
Sá gì mấy cuộc bể dâu
Loay hoay chỉ tổ bạc đầu mà thôi
Này đây trà đậm chén mời
Long Giao còn thú tuyệt vời nào hơn

Sáng bữa đó, "bạn tù", "trại viên", tức kẻ hèn này hân hạnh là người đầu tiên nạp đạn. Vừa nhả khẩu súng, chưa kịp ngã lăn đùng ra để phê, thì tiếng kẻng "tập hợp, chào cờ!" rùng rợn đã ré lên!

Thế là "chàng" cứ thế bò, lăn, lê, mắt nhắm tít, để "kìm" cơn say, nhằm hướng sân trại, đâu biết rằng tất cả bạn tù, lẫn quản giáo, đang "chiêm ngưỡng" từng bước "lăn trầm" của "chàng"!
Trong Tuyển Tập Tạp Ghi cũng có những dòng "sám hối, giải oan cho một trận thuốc lào này," của Lô Răng, khi cô con gái út khuyên ông, "Đừng hút thuốc lào nữa bố ơi, con chịu không nổi." (trang 66).
Đấy là cô "lịch sự", không nói thêm, "... vì nó ‘hôi’ lắm"!
Source


INTERESTING TIMES
POWER OF THE PEN
by George Packer
What a journalist in Burma could teach Politico.
Quyền năng của cây viết
Một ký giả ở Miến Điện có thể dậy Bộ Chính Trị điều gì

*

Nay Phone Latt
Imprisoned voice of a generation
BY SALMAN RUSHDIE

THERE ARE TWO PHOTOS OF Nay Phone Latt that I love. In the first one, he's in a vacant lot flying a kite. In the other, he's standing in front of a wall-size King Kong vs. Godzilla poster, Godzilla lunging for his right ear.
Looking at these, it takes no great leap to guess what he is: a poet and blogger. And since he lives in Burma, you can guess what else he is: a prisoner.
The recipient of this year's PEN/Barbara Goldsmith Freedom to Write Award, Nay Phone Latt, 29, is the voice of a generation of Burmese who are finding ways around an aging regime's desperate censorship. When the junta there cracked down on Buddhist-monk-led demonstrations in 2007 and restricted press coverage, Nay Phone Latt's blog was a go-to source for international journalists. For this, he was arrested and is serving 12 years.
As Burma charts its future in this crucial year, what it really needs is kite flyers who stand up to giants. Will the generals let him go free?
RUSHDIE is a novelist

*
*

Malalai Joya
Fighting oppression in Afghanistan
BY AYAAN HIRSI ALI

TO BE A WOMAN GROWING UP IN AFGHANISTAN UNDER THE Taliban and to survive is in itself a major feat. To be so lucky as to become literate in a place where girls are shrouded and denied even fresh air is close to a miracle. To start underground schools and educate girls under the noses of turbaned, self-appointed defenders of virtue and forbidders of vice is truly extraordinary.
But to get a seat in parliament and refuse to be silent in the face of the Taliban and warlord zealots shows true fiber. When Malalai Joya did this, her opponents responded in the usual way: expulsion from parliament, warnings, intimidation and attempts to cut her life short. She has survived all of it.
Malalai, 31, is a leader. I hope in time she comes to see the U.S. and NATO forces in her country as her allies. She must use her notoriety, her demonstrated wit and her resilience to get the troops on her side instead of out of her country. The road to freedom is long and arduous and needs every hand.
HIRSI ALI, author of Infidel, has a book, Nomad, out this month

Time, May 10, 2010. 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
TV giới thiệu 2, thay cho 2 Mít.
Tùy bạn chọn: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định…


Raging towards Utopia

Neal Ascherson
KOESTLER:
THE INDISPENSABLE INTELLECTUAL by Michael Scammell.
Faber, 689 pp., £25, February, 978057113853 I

WATCHED from a safe distance, Arthur Koestler's life was like a Catherine-wheel breaking free from its stake. Leaping and spinning and scattering crowds, emitting fountains of alarming flares and sparks as it bounded in and out of public squares and unexpected back gardens, flinging dazzling light into dim minds, Koestler's career left scorch marks and illuminations across the 20th century. When it finally stopped and the flames died, the darkness suddenly seemed absolute.
London Review of Books, 22 April 2010
Koestler
Nhìn từ một khoảng cách an toàn, cuộc đời K giống như một trái cầu lửa, bùng lên một cách hung hãn ngay từ khởi đầu và, cứ thế lao vào đám đông, quảng trường, những khu vuờn sau nhà... phóng ra những tia lửa, những khối sáng vào những cái đầu tăm tối; sự nghiệp, cuộc đời của ông để lại những vết cháy nám đen, và những khối sáng lòa dọc theo thế kỷ 20.
Khi trái cầu ngưng hẳn, khối lửa lụi tàn, và bóng đen bất thình lình kể như tuyệt đối.
Cuộc “phần thân” mới khủng khiếp làm sao!
So với ông, kể như chỉ có nhi đồng Lê Văn Tám!
*

 'I don't believe in humanity, I believe in the individual' (1)
Koestler 1
Koestler 2 spinning
Koestler: Con quỉ của sự tuyệt đối

(1)
Tôi không tin vào nhân loại. Tôi tin vào cá nhân.
Câu này tặng cá nhân Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân... nhân Tết Canh Dần, cũng thấy ấm lòng.

"Nhân loại", cái giống Mít, Gấu, tuy không là Koestler, nhưng quả thật là quá chán nó rồi!
Hết tin vào nó rồi!
Cũng sắp đi, chán hay không chán, thì cũng đành thôi.
NQT

Raging towards Utopia, cái tít bài viết chẳng là chào mừng và tiên tri số phận Mít sao: khùng điên lao vào không tưởng, đường ra trận mùa này đẹp lắm, tiếng hát át tiếng bom, xong trận này là xong tất cả, là thảnh thơi xây cái nhà Mít ở trên mặt trăng!

Ở đâu ra cái tít Đêm giữa Ngọ của Koestler?

Từ Milton, nhưng không phải do tác giả chọn, như những dòng sau đây, trong Kẻ Lạ Ở Quảng Trường cho biết:
Chính là khi ở Pentonville mà tôi nhận được bản in thử của Darkness at Noon, và lần đầu tiên biết được cái tít tiếng Anh của cuốn sách - dựa trên một trích dẫn từ Milton, mà Daphne đề nghị, và tôi rất thích. Đúng là một sự trớ trêu, ở trong tình trạng tù đọc bản in thử của một cuốn tiểu thuyết về một người đàn ông ở trong tình trạng tù. Nhưng tôi may mắn hơn, vì ở tù ở Pentonville thì chắc chắn hơn hẳn ở Lubianka [nhà tù nổi tiếng của Liên Xô].
Đêm giữa Ngọ, cái tít đúng là như vậy.
Ngọ, Noon ở đây, là chỉ hiện tượng nhật thực, giữa trưa mà trời đất đen thui.
*
"...O dark, dark, dark, amid the blaze of noon,
Irrecoverably dark, total eclipse
Without all hope of day!"

Những dữ kiện như trên cho thấy không dễ gì mà có được cái tít Đêm giữa ban ngày.
Từ đó suy ra, không dễ gì mà không tin Ngài VTH cầm nhầm cái tít của Koestler!
*
Khi cuốn sách của VTH xb ở hải ngoại, và nó nổi lên như cồn, Gấu đã nghi rồi, nhưng thấy cũng chẳng đáng khui ra, nhưng bi giờ, hàng nhái lại trở nên bảnh hơn đồ zin, đồ xịn, thì đành phải lên tiếng.
Chán thật! NQT


MY HERO: Samuel Beckett
Người hùng của tôi: SAM

Since then I must have read Waiting for Godot – of course – a hundred times. Every time I go back to Beckett he seems more subversive, not less; his works make me feel more uncomfortable than they did before. The unsettling idea, most explicit in Godot, that life is habit – that it is all just a series of motions devoid of meaning – never gets any easier.
It's that willingness to question the things the rest of us take for granted that I admire most about Beckett; the courage to ask questions that are dangerous because, if the traditions and meanings we hold so dear turn out to be false, what do we do then?

Beckett


*

CULTURE
BOOKS
Stars of the stalls
Booksellers on street corners are a New York institution. But which books are they most likely to be selling - and why?
SIMON AKAM works it out
“Số 1” sách vỉa hè: Graham Greene
The Quartely from The Economist, Spring, 2010

Ui chao, lại nhớ những kiosques sách cũ; mua, bán, cho thuê những cuốn série noire… tại đường Lê Lợi, hay khu sách cũ Chợ Đũi, gần nhà ông bạn quí HPA...


Nỗi buồn Istanbul

*

Doc bai dich tren blog hay qua .
Anh Tru dich "mướt" lam roi .
K
Biet khi nao VN moi co mot tac pham nhu the.

Tks NQT

*

*

To die for others is difficult enough.
To live for others is even harder.
G. Steiner: Errata
Giữa “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” và “Ngày mai đi nhận xác chồng” là chân lý:
Chết vì người đã khó, sống vì người còn khó hơn?
*
Nhà thơ Lê Thị Ý, người được độc giả đón nhận bàng hoàng khi biết chính là tác giả bài thơ dội vang tình cảm người đọc trong thời chiến tranh khốc liệt. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, được người đọc lấy câu thơ đầu trong bài để gọi tên: “Ngày mai đi nhận xác chồng.”
Thực ra, “Ngày mai đi nhận xác chồng” có tên nguyên tác là “Thương Ca 1” trong một chuỗi năm bài Thương Ca được ghi số Thương Ca 1, Thương Ca 4, Thương Ca 5, Thương Ca 6, và Thương Ca 8.
Nhắc chuyện cũ, tác giả Lê Thị Ý cho biết thêm, “Bài thơ được chọn đăng trên tờ Tranh Ðấu của sinh viên Sài Gòn. Học giả Nguyễn Ðức Quỳnh đọc được đã gửi cho bạn ông là nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Duy đã phổ nhạc rồi cho phổ biến trên các đài phát thanh lúc bấy giờ. Chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cấm.”
Nói về hoàn cảnh bài thơ được khai sinh, tác giả Lê Thị Ý cho biết, “Nhà tôi ở gần nhà xác trên Pleiku. Khi ấy vào những năm 1969, 70 chiến tranh đang diễn ra thật khủng khiếp. Không ngày nào nhà xác không nhận thêm được xác những chiến binh QLVNCH hy sinh tại chiến trường. Và những người vợ trẻ thì đứng đầy quanh nhà xác với những vành tang trắng thê lương nên hồn thơ được nhập đầy những cảnh thê lương ấy.
“Em không thấy được xác chàng,
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai...”

Cái chi tiết về NDQ đọc, và gửi cho PD, tuyệt!
Có lẽ đã đến lúc phải viết về cái kỷ niệm nghe bản nhạc trong tù VC rồi đấy. Gấu bảo Gấu.
Gấu đã lèm lèm vài lần về kỷ niệm này, nhưng chưa viết hết về nó, theo nghĩa, chưa báo cáo độc giả Tin Văn, để được nghe bản nhạc đó, Gấu phải trải qua những cơ may huyền diệu, sau những đau khổ khủng khiếp như thế nào!
Gấu có cảm tưởng, bản nhạc PD sáng tác là chỉ để dành riêng cho Gấu, trong cái dịp trọng đại đó.
Nó ra đời là để chờ gặp Gấu, vào bữa đó.
Cái món quà con K trao cho Gấu, khi Gấu đi vô tù VC để gặp nó!
*
Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.
Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.

Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
*
Nhà thơ Lê Thị Ý là em của Vương Đức Lệ, qua bài phỏng vấn trên báo Người Việt cho biết.
-ÐQAThái: Khi phổ thành ca khúc, hình như Phạm Duy có sửa vài lời trong bài thơ?
-Nhà thơ Lê Thị Ý: Ðúng vậy. Có lẽ ông Phạm Duy sửa vài chữ cho nó hòa hợp với âm điệu bài nhạc hơn. Có câu ông Phạm Duy cắt bớt. Thí dụ câu tôi viết, “Chiếc quan tài phủ cờ màu, hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng” thì Phạm Duy sửa thành “Bây giờ anh phủ mầu cờ” và cắt đi câu thơ kế tiếp.
-ÐQAThái: “Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng”, tại sao lại phũ phàng ạ?
-Nhà thơ Lê Thị Ý: Khi đau đớn thì cái gì cũng phũ phàng cả. Phũ phàng là hình ảnh đau đớn, quằn quại.

Tuyệt! Thơ được trao cho thi sĩ, là như vậy đó. Đám thi sĩ dởm làm sao biết một chân lý đơn giản như vậy. Cái tay ký giả thì bị ám ảnh bởi mấy cái vạch cờ ba sọc, nên mới théc méc,"tại sao lại phũ phàng ạ"!

Cũng ý này, Lão Tử phán, thiên địa bất nhân dĩ vạn vật như sô cẩu [Gấu nhớ đại khái, không biết có đúng không, cái này là tán phó mát thêm!]
*
Thật tiện lợi, khi hồi nhớ làm việc được cả hai chiều”.
“Hồi nhớ của tôi chỉ làm việc một chiều”. Alice nói. “Tôi không thể nhớ chuyện, trước khi nó xẩy ra”.
“Quá nghèo nàn, thứ hồi ức chỉ nhớ chuyện đã qua”. Hoàng hậu nói.
“Bà nhớ rành rọt nhất, là những chuyện gì?”. Alice dò hỏi.
"Ồ! Những chuyện xẩy ra tuần lễ tiếp theo tuần tới”. Bà Hoàng thản nhiên nói.
(Through the Looking Glass).

Bài Ngày mai đi nhận xác chồng này Gấu đọc lại, mới nhớ ra đây là một bài viết bỏ lửng, tính viết tiếp, rồi quên luôn.
Vào lúc đang viết đó, Gấu đụng vô, cái gọi là sự “chúc dữ của nước”, tạm gọi như vậy, mô phỏng điều mà Koestler gọi là sự "chúc dữ của cái vòng tròn", la malédiction du cercle, giáng lên văn minh Tây Phương.
Vì quá mê cái vòng tròn mà văn minh Tây Phương mất mẹ nó mất hai ngàn năm, kể từ Pythagore cho đến khi Kepler khám phá ra quỹ đạo của các hành tinh là hình bầu dục [ellipse].
Khi Kepler khám phá ra điều này, ông nghĩ mình là thằng khùng, hay tên tội phạm, bởi vì đây là điều cách đây hai ngàn năm Pythagore đã biết rồi!

Nhà Gấu bị chúc dữ bởi nước! Vào năm 1946, ông bố bị một ông học trò làm thịt, đòm một phát, thẩy thầy xuống sông, kèm cục đá.
Thằng em trai của Gấu chết vì một viên đạn bắn từ bên kia sông, xuống mặt nước, giống như bắn thia lia, và viên đạn nhảy lóc cóc trên mặt nước, qua bên này sông, bay lên, lọt vào ót thằng em trai, lúc đó đang cùng tiểu đội tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng, vào năm 1967, trước Mậu Thân một năm. (1)

Khi thằng em vô quân trường Thủ Đức, là Gấu đã ngửi ra cái chết của nó.
Và nó sẽ chết vì nước!
Lần Gấu thoát chết vì mìn claymore của VC ở bờ sông Sài Gòn, là Gấu biết, thằng em vô phương!

(1) Đây là Gấu phóng đại, làm gì có viên đạn nào đi thia lia, nhẩy lóc cóc, nhưng nếu bạn bắn một viên đạn xuống bước, thì bắt buộc nó phải trồi lên, theo một định luật về vật lý học. Thằng em Gấu quả là chết vì một viên đạn như thế. Khi nghe tiếng súng từ bên kia sông, theo phản sạ, cu cậu cúi đầu né, cái nón sắt, do ẩu tả, không cài dây, rớt xuống đất, và khi viên đạn bay hết đà, bèn ghé cái ót cu cậu nằm nghỉ!

Gấu đã từng gặp viên quân y sĩ, ông nói, nếu lấy viên đạn ra, thì sẽ nát bấy khuôn mặt, nên tôi để luôn trong đó.
Đến khi Gấu bỏ chạy quê hương, bèn đào mộ ông em, lấy xác, hoả thiêu, đem tro cốt vô chùa, vì cũng sợ, mấy ông VC chẳng tha người đã chết.
Và quả đúng như vậy, chúng cho ủi sạch nghĩa trang quân đội Gò Vấp.
Mới đây thôi, đứa con gái út của Gấu về Việt Nam, ghé chùa, mang tro cốt của bà cụ và đứa em trai ra Vũng Tầu, thả xuống biển.
Bà sư trụ trì chùa nói, Ông Tướng Râu Kẽm cũng vừa ghé, và cũng làm như Gấu!
*
Tiền nhuận bút Istanbul, được Cô Xì Lô dùng để lo lần chót cho Bà Nội và Chú, trong chuyến đi trên.

Tks all of U. NQT
NKTV
*

Orhan Pamuk
Nghệ thuật giả tưởng

Orhan Pamuk sinh năm 1952 tại Istanbul, nơi ông tiếp tục sống. Gia đình làm giầu trong nghề xây dựng đường xe lửa vào những năm đầu của nền Cộng Hòa Thổ, và Pamuk theo học ở trường Robert College, nơi dành cho con cái của giới tinh anh, sính ngoại. Khi còn nhỏ, ông mê hội họa, nhưng sau khi học kiến trúc, ông quyết định viết. Hiện nay, ông là một tác giả được đọc nhiều nhất của Thổ nhĩ kỳ.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện hai đợt, vào năm 2004, tháng 5,trùng thời gian ra mắt Tuyết, Snow, và 2005, tháng Tư, cùng tại London, cùng thời gian Istanbul ra lò.

Người phỏng vấn:
Ông cảm thấy sao về cái vụ phỏng vấn phỏng viếc như vầy?
Pamuk:
Đôi khi tôi cảm thấy không thoải mái, bởi vì tôi đưa ra những câu trả lời ngu đần cho một số những câu hỏi vô nghĩa. Chuyện này xẩy ra trong những cuộc phỏng vấn tiếng Thổ nhiều hơn là tiếng Anh. Tôi nói tiếng Thổ tồi, và thường phán những câu cực kỳ ngu xuẩn. Tôi bị phạng tơi bời trong tiếng Thổ, vì những phỏng vấn hơn là những cuốn tiểu thuyết của tôi. Đám bình luận, chính trị gia bằng mồm, những tay biếm văn đâu có bao giờ đọc tiểu thuyết, ở đó.
Đám Âu Châu, Mẽo nói chung đều gật gù với những cuốn sách của ông. Còn đám Thổ nơi quê nhà thì sao?
Những năm tháng tốt lành thì đã qua. Khi tôi cho xb những cuốn sách đầu tiên của tôi, đám già đều đã "Xưa rồi Diễm ơi", và đều đi theo TCS cả rồi, bởi vậy, tôi được vồ vập, vì là một tác giả mới.
Khi ông nói, thế hệ trước, đám đàn anh, ông nghĩ đến những tay nào ở trong đầu?
Những tác giả cảm thấy họ có trách nhiệm xã hội, những tác giả cảm thấy văn chương là để phục vụ đạo đức, và chính trị. Họ là những nhà hiện thực tầm tầm, flat realistics, không phải thứ thể nghiệm, not experimental. Như những tác giả trong rất nhiều xứ sở nghèo đói, họ phí phạm tài năng của mình trong cái việc cố gắng phục vụ quốc gia, dân tộc của họ. Tôi không muốn như họ, bởi vì ngay cả khi còn trẻ, tôi mê Faulkner, Virginia Woolf, Proust – tôi chưa bao giờ mơ trở thành một đấng hiện thực xã hội chủ nghĩa như là Steinbeck hay Gorky. Thứ văn chương được sản xuất vào thập niên 60 và 70 thì trở thành lỗi thời, bởi vậy tôi được chào đón như là một tác giả của thế hệ mới. Tới những năm thuộc nửa sau thập niên 1990, khi sách của tôi được bán ra ào ào, tới mức độ mà chưa có ông nhà văn Thổ nào dám mơ tưởng, thì cũng là lúc tuần trăng mật giữa tôi và đám báo chí Thổ chấm dứt. Luôn cả với đám trí thức. Kể từ đó, phản ứng của mấy đấng phê bình thì nhắm vào công chúng vào số lượng sách bán ra, chứ không vào nội dung. Bây giờ, bất hạnh thay, tôi nổi tiếng vì những cái còm chính trị hầu hết được đám báo chí Thổ cóp nhặt từ những cuộc phỏng vấn quốc tế, và được chúng nhào nặn, cắt xén, để biến tôi thành một thứ ‘cà chớn’, ‘khùng điên ba trợn’, không đúng con người thực sự là tôi.
Vậy là có một sự thù nghịch đối với cái tiếng tăm bình dân của ông?
Quan điểm mạnh mẽ của tôi về vấn đề này, là, đó là một thứ trừng phạt đối với con số lớn lao những cuốn sách bán ra, và những lời lèm bèm phạng nhà nước về chính trị của tôi. Nhưng tôi không muốn tiếp tục lải nhải theo đường hướng như vậy, vì nghe ra có vẻ chống đỡ, biện minh, phân trần. Có thể, tôi trình bầy sai bức tranh toàn thể những sự kiện.
Ông viết ở đâu?
Tôi luôn luôn nghĩ, cái chỗ bạn ngủ, và chia sẻ, chung chạ với bạn đời phải tách ra khỏi cái chỗ bạn viết.

Ui chao, lại y chang GNV!
Hồi còn trẻ, còn Sài Gòn, nhà thì nhà nước cấp, đâu có chia ra thành phòng ăn, phòng ngủ, phòng làm việc, tất tất chỉ có một phòng, GNV cứ phải đợi cả nhà ngủ ngon, rồi mới len lén bò dậy, ra cái bàn, bật cái đèn bàn nhỏ xíu chiếu sáng vừa đủ trang giấy, rồi cắm cúi viết, như một tên trộm!


Nabokov: Fiodor Dostoievski [1821-1881]


Tư duy biển

UNDER EASTERN EYES
Dưới mắt Đông phương


Kỷ Niệm

Re: Hi
Sunday, October 11, 2009
I am fine. Tks…
Vui thấy anh Trụ vẫn ra sức ... đọc và viết
K

Vẫn ra sức?
Độc thiệt!
Đọc và viết, thôi, sao?
Còn... trả đòn nữa chứ!
Tks, anyway!
NQT


Hình Tượng I
Figures I
Gérard Genette


Vụ Án

To Docteur Michel Lechat
Dear Michel,
    I hope you will accept the dedication of this novel which owes any merit it may have to your kindness and patience; the faults, failures and inaccuracies are the author's alone. Dr Colin has borrowed from you his experience of leprosy and nothing else. Dr Colin's leproserie is not your leproserie which now, I fear, has probably ceased to exist. Even geographically it is placed in a region far from Yonda. Every leproserie, of course, has features in common, and from Yonda and other leproseries which I visited in the Congo and the Cameroons I may have taken superficial characteristics. From the fathers of your Mission I have stolen the Superior's cheroots - that is all, and from your Bishop the boat that he was so generous as to lend me for a journey up the Ruki. It would be a waste of time for anyone to try to identify Querry, the Ryckers, Parkinson, Father Thomas - they are formed from the flotsam of thirty years as a novelist. This is not a roman à clef, but an attempt to give dramatic expression to various types of belief, half-belief, and non-belief, in the kind of setting, removed from world-politics and household-preoccupations, where such differences are felt acutely and find expression. This Congo is a region of the mind, and the reader will find no place called Luc on any map, nor did its Governor and Bishop exist in any regional capital.
    You, if anyone, will know how far I have failed in what I attempted. A doctor is not immune from 'the long despair of doing nothing well', the cafard that hangs around a writer's life. I only wish I had dedicated to you a better book in return for the limitless generosity I was shown at Yonda by you and the fathers of the Mission.
Affectionately yours,
Graham Greene 

Trên đây là cái thư gửi vị bác sĩ trại cùi của Greene. Nó có cái gì giống thư mở ra Người Mỹ trầm lặng, có thể chỉ như là một cái cớ, a pretext, để móc tác phẩm của ông vào thực tại, theo nghĩa câu của Hans Andersen, mà Greene cũng mượn, để mở ra tác phẩm The Human Factor của ông, ‘out of reality are our tales of imagination fashioned’: dù tưởng tượng thế nào thì những giả tưởng của chúng ta đều chui ra từ thực tại.
Gấu tôi tự hỏi, tại sao trong nước không mê, và ít ai dịch Greene trong khi ông mê Miền Nam của Mít bội phần, hơn cả… PXA.
Hơn nhiều!
Trong cái thư trên, cái câu Gấu gạch dưới, tuyệt cú mèo, và có thể, lại ‘có thể’, nó giải thích cái mail của vị nữ bác sĩ gửi cho TV: ‘Một vị bác sĩ thì cũng không được miễn nhiễm bởi cái chuyện quá chán chường vì cứ ì ra không làm bất cứ chuyện gì cho ra hồn’.
Đó là cơn “cafard” đeo ngay ở cổ một thằng cầm viết, lẵng nhẵng suốt đời làm khổ nó.

To Dr Ngo Phuong Thao,
....
Affectionately yours,
Trân trọng,
NQT