*


















Chúc Mừng Năm Mới

*

*


13 Janvier 2010 22H03 - Flash Match
Ukraine: Staline, coupable de génocide
Joseph Staline, ainsi que d'autres dirigeants soviétiques, ont été reconnus coupables de génocide par la cour d'appel de Kiev, indiquait mercredi un communiqué de cette juridiction. près de 3, 941 millions d'Ukrainiens seraient morts lors de la grande famine qui a frappé le pays de 1932 à 1933
Tòa án Ukraine kết tội Staline: Diệt chủng
*

*

Gorky và Trùm Mật Vụ Nga


Trận đói của Lenin, 1933: The Terror-Famine, cướp đi, theo Amis [trích dẫn Grossman], chừng 5 triệu người ở Ukraine, 2 triệu ở Kuban, Don, Volga, và Kazakhstan, và đây có lẽ là mùa gặt được mùa nhất tại Liên Xô.

Con số người chết do trận đói năm Ất Dậu, do Nhật gây nên, và do nhử Mẽo vô Việt Nam, cũng đâu có nhằm nhò gì, theo cái kiểu tính toán của Stalin:
Cái chết của một người thì bi thương, cái chết của một triệu người chỉ là thống kê.
[The death of one person is tragic, the death of a million is a mere 'statistic']
*
Sở dĩ hai ông bạn vàng Edmund Wilson và Nabokov cắt bào đoạn nghĩa, là do Lenin gây nên. Để đáp lễ Wilson phạng mình, Nabokov đã lịch sự nghĩ rằng, bạn hiền của ta, do không hiểu thực tại Bolshevik, nên cũng không thể nào hiểu được lời sỉ nhục.
[Nabokov is bearing in mind that Wilson, not understanding the Bolshevik reality, does not understand the insult].
Thật đúng là hòn đất ném đi, cục vàng ném lại!
[Gấu nhớ nằm lòng câu trên, mỗi khi mài dao kéo, sửa soạn đưa lên bàn mổ, những bạn hiền văn chương của mình!]
*
Thê thảm nhất, là, cuộc chiến Việt Nam không thể nào tránh được. Như Cách Mạng Nga, cũng không thể nào tránh được!
Pushkin chẳng đã từng van vái, Lạy Trời đừng bao giờ bắt con phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
Dọn
Bức hình trên, từ cuốn Koba The Dread, của Martin Amis, nhà văn Tây phương đầu tiên viết về Gulag, theo Anne Applebaum. Đọc Solz, thì cũng nên đọc thêm Amis, nhất là cuốn Nhà Hội.
Một tuyệt tác viết về Gulag.Tay điểm sách trên tờ TLS, đọc Nhà Hội, mà ngửi ra được cái mùi của Gulag, thế mới thần sầu.
Amis nhận xét về sự khác biệt giữa Cái Ác Nazi với Cái Ác Đỏ:
Chủ nghĩa Nazi không huỷ diệt xã hội dân sự. Chủ nghĩa Bolshevism hủy diệt xã hội dân sự. Đó là một trong những lý do cho thấy "phép lạ" của sự hồi phục của nước Đức. Stalin không huỷ diệt xã hội dân sự. Lenin huỷ diệt xã hội dân sự.
*
Đọc, Gấu nhận ra, điều này quá đúng với Việt Nam sau 1975. Sự huỷ diệt xã hội dân sự bắt đầu cùng với chiến thắng của VC.
Chính vì lý do này, sẽ chẳng thể nào có sự hồi phục.
*
Chủ nghĩa Bolshevism có thể xuất cảng được, và sản xuất ra những hiệu quả gần như là đồng nhất với nguyên bản, ở khắp nơi. Chủ nghĩa Nazi không thể sao chép. So sánh với nó, những nhà nước phát xít khác chỉ là trò tài tử.
Amis: Koba The Dread

Nhật Ký TV

Phu nhân ở Somerset



*

'David Levine's caricatures were art'
David Levine, in memoriam  

LIKE LEWIS CARROLL, WHO might have imagined he would be remembered for his book on mathematics rather than the one he wrote for Alice, David Levine assumed that his claim to fame would rest on his watercolors. In an earlier age it would have. His paintings were on par with the very best of the previous century, including works by John Constable and Winslow Homer. But when he died on Dec. 29 at age 83, it was as a caricaturist that he was remembered and celebrated.
Like his paintings, his caricatures owed much to a 19th century aesthetic. The link between the crosshatching technique of the French cartoonist Andre Gill and the methods of the Brooklyn-born Levine is unmistakable, but to readers of Esquire in the early 1960S, Levine's style seemed refreshingly different. Soon the painter who regarded caricature as just a sideline also found himself illustrating for New York magazine and Harper's, drawing covers for TI M E and appearing regularly in a new publication, the New York Review of Books.
Levine joined the Review shortly after it was launched in 1963. Within a year, Vietnam would turn the literary journal into a political one as well, opening the door for Levine to produce the most trenchant protest art of the period. His caricature of Lyndon Johnson pulling up his shirt to reveal a Vietnam shaped scar on his abdomen (a parody of a photo Johnson had posed for) was circulated around the world.
But if his political caricature seethed with outrage, the man himself was gentle-he was happiest in a museum, studying Titian and Tintoretto, or with friends at his Wednesday-night life-drawing class, which he co-hosted for half a century.
-BY EDWARD SOREL
Sorel, a cartoonist, has illustrated many magazine covers and children's books
Time Jan 18, 2010

Như Lewis Carroll, nghĩ mình sau này sẽ được đời tưởng nhớ, như là nhà toán học lừng danh, hóa ra là nhờ mê em nhí Alice; David Levine cứ tưởng bở, mình sẽ đuợc đời nhớ tới, vì những bức mầu nước, hóa ra nhờ hí họa.
Bức hí họa vẽ Johnson vén áo cho đời coi vết thù trên lưng ngựa hoang [vết sẹo chiến tranh VN] mà chẳng ác sao?
Nếu như thế, biết đâu, đời sẽ nhớ Gấu nhà văn nhờ… BHD?
Hà, hà!
Nè, ta cấm mi lôi ta ra làm trò cười đấy nhe!


*

Bức ảnh quý về khí phách sinh viên Huế 1975

Nhìn bức hình đọc bài viết, người ta mới quí cái chế độ Mỹ Ngụy, nó cho phép Huế khí phách như thế!
Tất cả các nhóm sinh viên xuống đường đều do cách mạng chỉ đạo!
Chính những bức hình như thế này, biện minh nhân tính của chế độ VNCH, so với tính thú vật của chế độ VC.
Và nó trả lời cho câu hỏi của tờ Diễn Đàn Forum, khi link bài viết này: Bây giờ sao không có ai dám làm như vậy?
Nó giải thích luôn cả những màn thú tội của LCD, NTT.
Luôn cả cái thái độ buồn bã, biết ơn của đa số người, về màn diễn thành công của nhà nước VC.
Muốn giải thích, là phải lần về những vụ án đầu tiên của đầu tiên, mà nhờ nó, Koestler viết ra được Bóng Đêm Giữa Ban Ngày.

Những bức hình như thế này tố cáo Cái Ác của VC nhiều hơn, so với những bức hình tố cáo tội ác Mỹ Nguỵ tại Viện Bảo Tàng Tội Ác Chiến Tranh Việt Nam: Chúng cho thấy đường biên giữa hai Cái Ác, và từ đó, là câu của Tzvetan Todorov: Chủ nghĩa CS, và những trại cải tạo của nó, là thử nghiệm tối hậu về đạo đức con người.
Để bức hình này, bên cạnh You Tube LCD thú tội trước thế giới là thấy liền sự khác biệt giữa hai chế độ.
Mùa Xuân, Mậu Thân

Note: Những bức hình như trên rất quí đối với chế độ VHCH của Miền Nam. Khi trong nước post lên, chỉ là để vòi vĩnh tí công ơn, tí tiền bạc (1) đối với đám VC hiện đang cầm quyền, của đám VC nằm vùng ngày nào [nên nhớ HPNT đã được trả công cho cú Mậu Thân "mastermind" hình như cũng mấy chục triệu gì đó, Gấu không nhớ rõ].
Nhưng với chúng ta, chúng ta rất cần nó, cho lịch sử sau này đánh giá hai chế độ. NQT

(1) Chi tiết moi từ đáy rương, là quí lắm đấy, bạn NL ngây thơ quá! (2)
NQT

(2)
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ trong một lần soạn lại sách vở tư liệu gia đình, đã phát hiện ra trong thùng đựng ảnh cũ của gia đình bức ảnh thầy giáo siêu hình học Trường Quốc Học Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường đang diễn thuyết trong một cuộc đấu tranh, với câu khẩu hiệu rất “ác chiến” sau lưng “CHÚNG TÔI THÁCH ĐỐ MỌI SỰ ĐÀN ÁP CỦA THIỆU - KỲ”.
Bức ảnh quý về khí phách sinh viên Huế 1975
Trong sách vở thời gian gần đây, bức ảnh trên đã xuất hiện ít nhất trong một quyển sách mang tên Viết trên đường tranh đấu, tập hợp văn thơ của nhóm sinh viên Huế hồi đó
Blog NL


Tình cờ, vớ được bài thơ của Borges, đăng trên The New Yorker, July 6, 2009, cũng ứng vào LCD:
Poetry
A Dream
by Jorge Luis Borges
July 6, 2009
In a deserted place in Iran there is a not very tall stone tower that has neither door nor window. In the only room (with a dirt floor and shaped like a circle) there is a wooden table and a bench. In that circular cell, a man who looks like me is writing in letters I cannot understand a long poem about a man who in another circular cell is writing a poem about a man who in another circular cell . . . The process never ends and no one will be able to read what the prisoners write.
(Translated, from the Spanish, by Suzanne Jill Levine.)
No one will be able to read what the prisoners write.... Chẳng ai biết tù nhân LCD viết cái gì. Còn cái mà ông đọc, ở trên một tấm bảng, ở bên ngoài camera của Cớm VC. Bên cạnh tấm bảng, một tay Cớm đang kề dao vô cổ vợ con ông!
*
Soi vầng trán cháu ngoan Bác Hồ thành phố mang tên Bác, thấy tương lai của đất nưóc.
Víp Va Ka đã từng tiên tri như vậy.
Khi LCD bị bắt, Gấu bỗng nhớ lời tiên tri của Víp, và bèn giơ cả hai tay lên trời, mà rằng, quẻ bói của Víp đã ứng nghiệm. Những đứa trẻ sinh cùng với “Cách Mạng 30 Tháng Tư”, quả đã nên người, và đều đi tù, thí dụ như LCD, và mới đây nhất, là Nguyễn Tiến Trung. 

NTT, do không mắc míu gia đình, nên không “sao vụt tắt” được. Bà mẹ phán mới bảnh, và chỉ chửi Cớm VC, chúng thính hơi quá: “Không quá bất ngờ, nhưng chúng tôi cũng không nghĩ là lại quá nhanh như vậy. Trung mới được loại ngũ từ chiều tối hôm trước, ở nhà có một đêm, chưa nói được chuyện gì với nhau nhiều.” BBC

Câu nói của bà mẹ, xem ra thật nhẹ nhàng, nhưng là lời thóa mạ nặng nề nhất, dành cho Cớm VC, và Nhà Nước VC.
Quái quỉ làm sao, Gấu lại nhớ đến anh chàng sĩ quan Đạo, trong một truyện dài bỏ dở của TTT. Đây có lẽ là chuyện thực, đã từng xẩy ra, bởi vì Đạo, là từ sĩ quan Vũ Đạo Ánh, bạn thời Hà Nội, của ông [nhân vật Thạch cũng là từ Vũ Đạo Ánh, tuy có phần của chính tác giả ở trong đó]. VDA sau tử trận tại BD, và, vì  là người được đề tặng cuốn BL, người nhà đã chôn một cuốn BL cùng với ông.
Đạo đã từng đóng quân tại một vùng bất an, và trong vùng có một tay biệt động chuyên làm thịt binh sĩ VNCH, và những người dân có cảm tình với chế độ. Hành vi của y xuất quỉ nhập thần, và Đạo thề sẽ làm thịt được tay serial killer này. Tay này có một cô bồ, hay vợ, và lâu lâu, nhớ quá, bò về.
Bữa đó, Đạo và đệ tử nằm ngoài, cho anh ta thoải mái một đêm bên người thân, tới sáng, khi anh ta ló đầu ra, mới nổ súng.
Có thể, để tránh cái cảnh nhìn thấy NTT xuất hiện trên youtube, cả bố mẹ lẫn người yêu của anh đều lên tiếng OK, chấp nhận thương đau, hành động quyết liệt này cũng là để ngăn chặn mọi toan tính làm nhục anh, của VC.

Vậy mà cũng không thoát. Điều này chứng tỏ, đòn đánh vô NTT phải thuộc loại siêu!
Các bạn có nhớ trong Tam Quốc, Tào Tháo lừa chú cháu Mã Siêu bằng đòn gì không?
Gấu nghĩ, NTT trúng đòn này. Anh là người khí khái, rất có bản lĩnh, không chịu ở Tây mà nhất định về. Với những người trẻ tuổi, chưa vướng thê nhi, phải là một đòn đánh vào tự ái của họ. Mày ngu quá, tụi nó lừa mày, chứng cớ đây nè!
Thế là VC chìa mấy cái giấy ký tên nhận tiền Xịa của  mấy đàn anh trong tổ chức!
Hà, hà!


Life Reborn

Tại sao họ tin tưởng vào Stalin?
Why They Believed in Stalin


*

Về hai Mùa Xuân Lớn và về những Skvorecky
Milan Kundera
1
Vào Tháng Chín 1968, đang lúc quá đau thương vì cú Liên Xô xâm lăng Tiệp, tôi có vài ngày ở Paris; Josef và Zdena Skvorecky cũng có đó. Hình ảnh một anh chàng trai trẻ bỗng trở lại với tôi, cùng với giọng đầy gây gổ:
-Mấy người đã chán chủ nghĩa xã hội chưa?
Trong cùng những ngày như thế đó, chúng tôi tranh luận dài dài với một nhóm bạn bè người Pháp; họ, nhìn thấy hai Mùa Xuân, một của Paris, và một của Prague, những biến động có vẻ giống nhau, cùng sáng rỡ lên vì sự nổi dậy, phản kháng. Thật sung sướng nghe, nhưng mgộ nhận vẫn còn đầy
Mai 68 của Paris là một cuộc bùng nổ không chờ đợi. Mùa Xuân Prague, là sự hoàn tất của một tiến trình dài, cắm rễ ở trong Khủng bố Staline của những năm đầu sau 1948.
Mai 68 ở Paris, thoạt kỳ thuỷ của nó, là do đám trẻ khởi động, đẫm trong nó là chất trữ tình cách mạng. Mùa Xuân Prague được gợi hứng từ nỗi bi quan hậu cách mạng của đám người lớn.
Mai 68 là nhằm chống lại văn hóa Âu Châu chán ngấy, trịnh trọng, xơ cứng.
Mùa Xuân Prague là ngợi ca, là hứng khởi, của chính cái thứ văn hóa đó, nhưng bao lâu nay bị nghẹt thở ở trong cái ngu si đần độn ý thức hệ, là chống đỡ, bảo vệ tinh thần Ky tô giáo thay vì cái sự vô đạo, vô thần! Và tất nhiên, còn nghệ thuật hiện đại nữa [je dis bien: moderne, non pas postmoderne. Kundera]
Mai 68 dán nhãn quốc tế ca. Mùa Xuân Prague lại đem đến cho một quốc gia nhỏ bé cái nguồn gốc của nó, cái sự độc lập của nó.
Bằng một ‘tình cờ tuyệt vời’, hai Mùa Xuân, không đồng thời, mỗi mùa tới từ một thời điểm lịch sử khác hẳn nhau, vậy mà gặp nhau, trên ‘bàn mổ’ của năm đó.
2
Khởi đầu của con đường đưa tới Mùa Xuân Prague, được ghi dấu ở trong hồi ức của tôi, bằng cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Skvorecky, Những kẻ hèn nhát, Les Lâches, xuất bản năm 1956, và được đón nhận bằng một trận lửa thù từ giới chức nhà nước. Cuốn tiểu thuyết trình bầy một khởi đầu lớn lao của văn học đó, nói về một điểm khởi đầu lớn mang tính lịch sử: một tuần lễ của Tháng Năm 1945, trong đó, sau sáu năm bị Đức chiếm đóng, nước Cộng Hòa Tiệp lại ra đời. Nhưng tại sao lại hận thù như thế? Cuốn tiểu thuyết cực kỳ chống cộng, cực kỳ phản động? Không đâu, làm gì có chuyện đó! Skrorecky thuật câu chuyện một anh chàng trẻ tuổi mê khùng mê điên nhạc jazz  (như Skvorecky), bị cuốn hút vào cơn lốc vài ngày của một cuộc chiến chấm dứt với đoàn quân Đức quỳ gối đầu hàng, trong khi kháng chiến Tiệp vụng về tìm kiếm nó, và trong khi người Nga ùa tới. Chẳng có tí chống cộng, nhưng mà là một thái độ, một không khí không chính trị, và, vui như tết: tự do như khí trời, nhẹ như tơ trời, không ý thức hệ một cách rất ư là bất lịch sự, vô lễ, hỗn láo, impoliment.
Rồi thì, chỗ nào cũng thấy khôi hài, tiếu lâm, một thứ tếu tếu, cà chớn không hợp thời, không đúng lúc. Điều này khiến tôi nghĩ rằng trên khắp các phần đất của thế giới, con người cười không giống nhau. Làm sao nghi ngờ chất hài của Bertolt Brecht? Nhưng ông chuyển thể thành kịch trình diễn tác phẩm Người lính can đảm Chveik cho thấy, ông chẳng hiểu gì về chất hài của Hasek. Tiếu lâm của Skvorecky (cũng như của Hasek hay của Hrabal) là tiếu lâm của những người ở xa quyền lực, chẳng màng quyền lực, và coi Lịch sử như một mụ phù thuỷ già, mù, mà những phán bảo đạo đức của nó làm họ bật cười. Và tôi coi thật có ý nghĩa, chính cái tinh thần không-nghiêm trọng, bài-đạo đức, bài-ý thức hệ đã mở ra, vào lúc rạng đông của những năm 60, một thập kỷ lớn lao của văn hóa Tiệp (vả chăng, thập kỷ cuối cùng mà người ta có thể gọi là lớn lao)
3
Ui chao, những năm 60 đáng yêu làm sao: tôi thèm nói, một cách đểu cáng: một chế độ chính trị lý tưởng, là một chế độ độc tài đang rã ra, une dictature en décomposition, bộ máy đàn áp hoạt động càng ngày càng trục trặc, nhưng nó luôn luôn có đó, để mà châm chích, tạo hứng cho người dân chửi, chọc quê chế độ.  

Cứ theo lịch sử mà nói, thì luôn luôn, cá nhân bị buộc tội phản bội xứ sở của nó.
Tại sao chúng ta không nói ngược lại, theo kiểu đổi bên, nghĩa là, bây giờ đến lượt Gấu buộc tội xứ sở Mít phản bội Gấu!
Hà, hà!
Ý trên, là của Ha Jin, trong bài Ngôn ngữ Phản bội, The Language of Betrayal, trong Nhà văn như là Di dân, The writer as Migrant.
Ông giải thích thêm:
Rất nhiều xứ sở là những tên phản bội đối với những công dân của chúng.
Cái tội ác tệ hại nhất, khốn kiếp nhất mà xứ sở phạm, đối với một nhà văn, là, khiến nhà văn đếch làm sao viết với sự chân thật, và với sự toàn vẹn của người nghệ sĩ.
The worst crime the country commits against the writer is to make him unable to write with honesty and artistic integrity.



Văn chương & Chính Trị
Cao Hành Kiện trả lời phỏng vấn BBC

BBC: Hôm nay là sinh nhật thứ 70 của ông, trước hết, xin chúc ông một sinh nhật vui vẻ. Cũng xin chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày ông đoạt giải Nobel Văn chương. 70 năm qua đối với ông chắc cũng không khác lắm so với những người Trung Quốc cùng thời, có nghĩa là phải trải qua rất nhiều thay đổi. Nhìn lại thì ông thấy thời điểm nào là ấn tượng nhất trong số những kỷ niệm của ông?
Cao Hành Kiện: Nhìn lại thì tôi thấy có quá nhiều thay đổi, thăng trầm, bước ngoặt, quá nhiều sự kiện. Rất khó để có thể nói thời điểm ấn tượng nhất là gì.
Tôi đã sống tại Paris được 22 năm. Nếu chúng ta hay nói đùa về ba kiếp thì đây là kiếp thứ ba của tôi. Kiếp đầu tiên của tôi là ở Trung Quốc, thứ hai là ở Paris. Sau khi giành giải Nobel, tôi bị một trận ốm nguy kịch, suýt chết, và kể từ đó, tôi hay gọi đây là kiếp thứ ba của tôi.
*
Trên Tin Văn, cũng có mấy bài viết của Cao Hành Kiện. Bài Tiếng nói cá nhân thật tuyệt, muốn giới thiệu độc giả Tin Văn, mà cứ lần khân mãi, thật chán quá!

Trang Cao Hành Kiện

Mấy bài dịch Cao Hành Kiện, là của NTV. Bài Diễn văn Nobel, NTV nhờ Gấu gửi cho ông anh nhà thơ, khi ông chưa mất. Đọc xong, ông phone cho NTV. Người  phán, đọc, phảng phất văn phong của Nguyễn Đức Quỳnh.
NTV cảm động lắm, vì NDQ là sư phụ của anh.
Khi NDQ mở ra những khóa Đàm Trường Viễn Kiến, có một người bạn thân của Gấu rủ Gấu tới dự. Ông bạn này, tuy lúc đó đang còn đi học, đã hoài bão sau này bước vào con đường chính trị, “làm cách mạng” như đám nhóc chúng tôi hồi đó hay nói. Gấu thì lại không thú cái chuyện đó, thành thử lắc đầu. Giá mà gật đầu đi, biết đâu cũng là một đệ tử của sư phụ NDQ rồi!


Albert Camus, 50 năm sau khi mất

 Prince of the absurd
Ông Hoàng của SPhi Lý

Khi Camus bị tử nạn xe cộ cách đây 50 năm, vào ngày 4 tháng Giêng, ông 46 tuổi, đã được Nobel văn chương và cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông, Kẻ Xa Lạ, giới thiệu tới độc giả trên toàn thế giới một thứ triết học về sự phi lý. Tuy nhiên, vào thời điểm ông mất, Camus thấy mình là một tên bị xã hội ruồng bỏ, tứ cố vô thân tại Paris, bị nhạo báng bởi Jean-Paul Sartre và những trí thức tả phái khác, họ tố cáo thứ suy tư tự do của ông, là từ chối không chịu hò theo những quan điểm chính trị đang ăn khách. Như cô con gái của ông nói: “Bố tôi thì cu ki, chỉ có mình bố tôi” [“Papa was alone.”]


Kỷ Niệm

Raymond Carver récrit par son éditeur
On célébrait la concision du style du nouvelliste américain. Et l'on découvre qu'elle serait due en grande partie aux “corrections” de Gordon Lish ...
The New York Times
États Unis
D.T Max

Gordon Lish, le premier , éditeur de Raymond Carver, a répété pendant vingt ans à ses amis qu'il avait joué un rôle crucial dans la création des preemières nouvelles de l' écrivain. A l'en croire, il avait telllement transformé certains de ses textes qu'il en était plus l'auteur que Carver lui-même. Personne n'avait jamais accordé beaucoup de crédit à ses propos. Que pesaient les affirmations d'un homme dont les propres livres avaient si peu de succès face à celui que beaucoup considéraient comme le nouvelliste le plus important des Etats-Unis? Il y a sept ans ceependant, Gordon Lish a vendu ses archives à la bibliothèque de l'université de l'Indiana. Des spécialistes de Carver ont alors étudié les manuscrits revus par Lish, mais la veuve de Carver, la poétesse Tess Gallagher, a fait interdire la publication de leurs conclusions.
Les manuscrits des reecueils ultérieurs de Carver sont pratiquement vierges de corrections des éditeurs. Les manuscrits de l'université de l'Indiana portent d'innombrables corrections. Des paragraphes entiers ont été coupés ou rajoutés. Dans le recueil Parlez-moi d'amour, Lish a coupé environ la moitié des mots de la première version, et récrit la fin de dix des treize nouvelles. Dans l'histoire Mr. Coffee and Mr. Fixit, il a coupé 70 % du texte d'origine. Dans C'est pas grand-chose, mais ça fait du bien, il a réduit le texte d'un tiers, éliminant la plupart des descriptions et tous les passages introspectifs ... Dans les manuscrits originaux, les personnages parlent de leurs sentiments. Ils pleurent. Après le passage de Lish, ils ne pleurent plus, ne sentent plus. Lish coupait des passages entiers don il ne gardait qu'une phrase, forte, qu'il plaçait à la fin. Parfois, Carver ne tenait pas compte de ces révisions. La plupart du temps, cependant, il les intégrait dans ce qui allait devenir la version définitive.
Carver avait montré aux écrivains l'intérêt qu'il y a à mesurer ses mots. C'était clair, pourtant. Le minimalisme si caractéristique de son écriture, en particulier au début de sa carrière, était de Gordon Lish. Raymond Carver a d'abord accueilli les interventions de son éditeur avec reconnaissance, même si celle-ci était empreinte de malaise. Dans une lettre de 1969 qui se trouve dans ces archives, il écrit: « Tout bien considéré, cette nouvelle est maintenant meilleure que lorsque je te l'ai postée et, j'en suis sûr, c'est ce qui importe. »
Peu à peu, cette situation lui devint insupportable. En juillet 1980, il écrivit une lettre de cinq pages à Lish pour lui dire qu'il ne pouvait pas le laisser publier Parlez-moi d'amour tel qu'il l'avait revu: « S'il te plaît, Gordon, entends-moi. ( ... ) Ma santé mentale est en jeu. Je sens que si le livre devait être publié dans sa forme corrigée, je risque de ne plus jamais écrire une autre histoire. » Gordon Lish passa outre et publia le livre. Il fallut atttendre 1982 pour que Lish accepte de ne pas intervenir sur le livre suivant, Les vitamines du bonheur (il se contenta de quelques reemarques acerbes dans les marges). Ses interventions n'étaient plus nécessaires. Ce recueil, sélectionné pour le prix Pulitzer, fut le plus grand succès de Carver. •
Lire, Oct. 1998
Nhân đang ì xèo chuyện biên tập, Tin Văn giới thiệu bài viết về liên hệ giữa Raymond Carver, được coi là người viết truyện ngắn số 1 của Mẽo, và tay biên tập đầu tiên của ông, Gordon Lish, và tự hỏi: Liệu như không có Lish, liệu số phận của Carver ra sao?
*

Gấu có lần, đọc một bài viết của một bạn văn, khi đó nhờ coi giùm bản thảo, bèn ngứa tay, sửa, đúng ra là gần như viết lại hoàn toàn, chỉ một nửa đầu bài viết, nửa sau để nguyên si, và gửi cho một anh bạn, là tổng thư ký một tòa soạn nhật báo.
Anh ta gửi mail, trả lời:
Phần đầu, tuyệt vời. Phần thứ nhì quái quá, sao… cà chớn quá!
Vụ này Gấu Cái biết. Bả cười, khen, ông bạn của Gấu giỏi thật!
Bài viết đó gây chấn động ở trong nước, vì đây là một tác giả ở trong nước.
Gấu không dám bật mí, nhưng quả là một trường hợp thú vị trong đời Gấu nhà văn!
*
Và, nếu muốn đi xuôi chiều lịch sử :)) nhòm vào bộ Văn miền Nam, Thư ấn quán mới phát hành năm 2009 tại California, thì ta sẽ thấy trong bộ sách rất dày không hề có những người như Vũ Hạnh. Bạn hiểu ra vấn đề rồi chứ? (bắt chước mấy bác viết blog lúc nào cũng tưởng tưởng ra cái sự tương tác nó khổng lồ lắm cứ đến cuối là lại hỏi "bạn có nghĩ thế không", "thế bạn thì nghĩ gì", "điều này có gợi lên ở bạn cái tâm tư gì hông" hehehe).

Posted by Nhị Linh at 8:20 AM

Labels: bouquin

3 comments:

NQT said...

@ Văn học miền nam của THT: Đâu phải chỉ không có Vũ Hạnh? Rất nhiều người không có, vì THT là như thế! Ông ta quê NQT là người đã chê tác phẩm đầu tay của ông, nên ông ta gạt tên NQT ra! Nên nhớ khi Vũ Hạnh nằm tù VNCH, NQT vẫn viết bài về ông, như là nhà văn, chứ không phải là VC nằm vùng!
Sau đó PEN Việt Nam can thiệp, ra lệnh cho nhà nước VNCH phải thả!
Thả thiệt!

January 13, 2010 9:18 AM >

NQT said...

Chính là tập Bút Máu, NQT đã giới thiệu trên tờ Tiền Tuyến, nhật báo của quân đội VNCH.
Ở đây, đừng nghĩ NQT khoe cái tôi. Nó là những chứng liệu để so sánh hai chế độ. NQT

January 13, 2010 9:21 AM
*

Bài điểm cuốn đầu tay của THT, Gấu nhớ hoài, vì, một cách nào đó, đó là bài viết cho tất cả đám: Giả như may mắn hơn Y Yuyên, nghĩa là giả như sống sót cuộc chiến, liệu sống sót cuộc văn ?
[Lại] một cách nào đó, THT không đọc ra thông điệp này.
*

Tôi đã hân hạnh đọc tác phẩm đầu tay của Trần Hoài Thư, cuốn Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang, nếu tôi nhớ không lầm tên cuốn sách, và điểm, giới thiệu, thời gian tôi phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật của nhật báo quân đội miền nam, tờ Tiền Tuyến.
Tôi không biết Trần Hoài Thư có đọc bài đó không, mà tôi còn nhớ đại khái như vầy.
Lúc đó, tôi nhớ có đưa ra nhận xét, tuy tác giả đã có vài tuổi lính, nhưng tuổi văn, như vậy là kể như chỉ mới có một.
Lúc đó, là thời gian mà tôi nhớ là Y Yuyên vừa mới tử trận, tác phẩm của ông còn chưa kịp khô mực.
Quá xúc động vì cái chết của Y Yuyên, đọc Trần Hoài Thư, một người lính nhà văn khác, tôi có cầu chúc tác giả của Nỗi Bơ Vơ sẽ may mắn hơn Y Uyên, và sẽ sống sót cuộc chiến.
Tới lúc đó, ông sẽ còn phải đụng một cuộc chiến khác, khốc liệt hơn, tàn nhẫn hơn cuộc chiến khốn kiếp kia: Văn Chương.
Đọc ông bây giờ, nhớ lại xưa kia, tôi nhận ra một sự thực, là, ông Trần Hoài Thư đã không vượt được, cả hai cuộc chiến.
Sorry about that.
NQT

Hồ sơ một bài viết


Hello Mr. Nguyễn Quốc Trụ:

Tôi sẽ gởi ông một copy bài viết của Nadine Gordimer […. ]

Ông NTH dịch ba đoạn đầu, và mỗi đoạn chỉ dịch một vài câu, thậm chí trong một câu (a complete sentence) chỉ dịch một phần câu, and left the rest of its complete sentence. [....]

Tôi sống ngoài này hơn 30 năm chưa về VN lần nào, và trong cuộc sống hiếm khi phải đọc, nhất là ít khi phải viết tiếng Việt nên không có ý kiến nhiều về dịch thuật. Tuy nhiên tôi nhận thấy phần dịch tiếng Việt (mà tôi hiểu) của ông NTH khác với cái tôi hiểu khi đọc original English text, e.g.   “Living when we do, where we do, as we do,” Nadine Gordimer simply means to say “in our own circumstances in South Africa now” (which implies under apartheid regime with racial segregation policy of South Africa’s white minority government at the time).
Có lẽ ông NTH không nắm được mạch tư tưởng của Gordimer và bối cảnh chính trị sục sôi tại Nam Phi lúc đó và tình hình chính trị (với Anti-apartheid movement) căng thẳng kéo dài suốt thập niên 80’s đến giữa thập niên 90’s mới được xem là ổn định tại Nam Phi nên ông ta dịch chỗ đó chung chung không ai hiểu gì cả như sau:
“Nẩy sinh ngay trong lúc, ngay tại nơi, và ngay trong công việc chúng ta làm”.
Đang chờ thơ trả lời của ông
Thân chào
Tin Văn Reader

Phúc đáp:
Tks. And Happy New Year.
NQT

Nadine Gordimer
A writer's freedom

This is the text of a paper delivered at the Conference on ' Writings from Africa: Concern and Evocation', held by the South African Indian Teachers' Association in Durban in September 1975.

What is a writer's freedom? 
To me it is his right to maintain and publish to the world a deep, intense, private view of the situation in which he finds his society. If he is to work as well as he can, he must take, and be granted, freedom from the public conformity of political interpretation, morals and tastes.

Tự do của nhà văn là gì?
Theo tôi, đó là quyền duy trì và công bố, trước thế giới cái quan điểm riêng tư, sâu xa, mãnh liệt, về một hoàn cảnh mà từ đó anh ta tìm thấy xã hội của mình. Nếu anh ta làm việc hết sức mình thì anh ta cần phải, và phải được phép nắm lấy quyền tự do vượt ra khỏi sự đồng dạng chung về những diễn giải chính trị, đạo đức hay khiếu thưởng ngoạn. (1)
TV sẽ có bản tiếng Việt, sau.
(1) Câu này, Gấu dịch ngược nghĩa:
Theo tôi, đó là quyền duy trì và công bố, trước thế giới, qua tác phẩm xuất bản, một quan điểm sâu xa, mãnh liệt, riêng tư về hoàn cảnh, mà trong hoàn cảnh như thế đó, anh ta tìm thấy xã hội của mình. Nếu anh ta làm việc như là anh ta có thể, anh ta phải lấy tự do, và được phép lấy nó, phù hợp với công chúng, về dẫn giải chính trị, đạo đức và khiếu thưởng ngoạn.
Nay sửa lại.
Tks K. NQT
*
Câu thứ nhì giải thích câu thứ nhất.

Lần đầu Gấu đọc câu dịch của NTH, có cảm giác ngờ ngợ, mới mò vô Google, mới sinh chuyện, và - bởi vì vị độc giả thân hữu cấm Tin Văn không được chửi lộn, không được dùng từ ngữ thô tục [giả như nam nữ sinh viên cần đến trang TV, họ vô đọc, thì sao... Hãy viết đàng hoàng, già rồi lại càng cần viết đàng hoàng...], Gấu không dám đụng tới băng đảng Hậu Vệ nữa, và nếu có, thì cũng rất ư là lịch sự! - cho đến khi được vị độc giả TV gửi cho nguyên tác, thì mới “ơ ra kià” một tiếng: Chính là vì NTH bỏ câu thứ nhì không dịch, thành ra câu văn thứ nhất mới cô đơn, trống trải như vậy.

Nhân đây cám ơn vị "Tin Van Reader" một lần nữa.
Cám ơn lời chúc Tết Tây, Tết Ta của bạn.
The same to U & Family
NQT & gia đình
*
Hello Mr. Trụ
Trong phần viết về Nadine Gordimer:
...he must take, and be granted, freedom from the public conformity of political interpretation, morals and tastes.
Nếu dịch là : "...anh ta phải lấy tự do, và được phép lấy nó, phù hợp với công chúng, về dẫn giải chính trị, đạo đức và khiếu thưởng ngoạn" thì ngược với ý nghĩa nguyên bản.
Tôi nghĩ câu ấy có nghĩa: "...anh ta phải lấy, và được trao cho tự do (để thoát khỏi) những quy ước xã hội về chính trị, đạo đức và khiếu thưởng ngoạn."
Kính
Giang
*
Tks
Toi da sua roi
Mot nguoi ban da chi cho thay
Tks very much
Happy New Year
NQT



Thống Kế Tin Van
13.1.09

Top 25 countries
1. VN
2. Russian Federation
3. USA
4. Canada
5. Australia


Countries Pages Hits Bandwidth 
Vietnam vn 18926 25098 920.55 MB 
Russian Federation ru 6047 6066 72.03 MB 
United States us 2241 7216 497.23 MB 
Canada ca 1953 11962 509.51 MB 
Australia au 282 1002 82.32 MB 
Germany de 94 521 37.00 MB 
European country eu 67 245 22.61 MB 
France fr 61 243 20.56 MB 
Sweden se 33 214 19.29 MB 
Latvia lv 31 37 3.16 MB 
Japan jp 22 74 5.37 MB 
China cn 19 40 3.41 MB
 Great Britain gb 19 71 6.44 MB 
Brazil br 19 59 3.41 MB
 Hong Kong hk 17 18 488.07 KB 
South Korea kr 14 69 4.87 MB 
Belgium be 11 21 482.42 KB 
Spain es 9 43 5.16 MB 
Singapore sg 8 13 470.38 KB 
New Zealand nz 8 27 1.44 MB 
Taiwan tw 7 19 1.06 MB
 Romania ro 6 6 99.39 KB
 Colombia co 6 36 5.02 MB 
Ukraine ua 5 22 1.50 MB
 Israel il 4 5 431.95 KB