*


















*

Saigon 1965: Hình này thật tuyệt, có đủ cả, nào taxi, mobylette, xích lô máy.


30.4.2010

Robert Frost

Stopping by Woods on a Snowy Evening

Whose woods these are I think I know.
His house is in the village, though;
He will not see me stopping here
To watch his woods fill up with snow.

My little horse must think it queer
To stop without a farmhouse near
Between the woods and frozen lake
The darkest evening of the year.

He gives his harness bells a shake
To ask if there is some mistake.
The only other sound's the sweep
Of easy wind and downy flake.

The woods are lovely, dark and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep

Dừng ngựa bên rừng buổi chiều tuyết rụng 

Rừng này của ai tôi nghĩ tôi biết
Nhà ông ta ở trong làng
Làm sao ông ta thấy tôi ngừng ngựa
Ngắm tuyết rơi phủ kín rừng.

Ngựa của tôi chắc thấy kỳ kỳ
Tại sao ngưng ở đây, chung quanh chẳng nhà cửa trang trại,
Chỉ thấy rừng và hồ nước đóng băng
Vào đúng chiều hôm cuối năm

Nó bèn khẩy khẩy cái chuông nhỏ
Như để nói với chủ của nó, này, chắc có chi lầm lẫn
Để đáp lại tiếng chuông ngựa,
Là tiếng gió thoảng và tiếng mỏng của hạt tuyết rơi.

Rừng thì đẹp, tối, và sâu
Nhưng tôi còn những lời hứa phải giữ
Và nhiều dặm đường phải đi
Trước khi lăn ra ngủ
Lăn ra ngủ

Note: Bài thơ trên, lần đầu tiên Gấu đọc, là khi mới tới Trại Tị Nạn Thái Lan, trong một cuốn sách dậy tiếng Anh mà cái tít của nó, lấy từ bài thơ:

Promises to keep.

Cuốn sách mở ra bằng một số, gọi ngụ ngôn, gọi ẩn dụ, ám dụ gì gì thì cũng được.
Gấu có thuổng mấy cái post trên TV.
Một trong số đó, là câu chuyện một cái trứng chim rớt khỏi tổ xuống đất, may không bể, và được ông bố bà mẹ vịt nuôi, thế rồi cả đời biết ơn bố mẹ nuôi, và cứ nghĩ mình không làm sao bay được như cái lũ chim bay trên trời kia, là do chưa đến ngày đến tháng mà thôi.
Bố mẹ vịt, do là vịt, nên đâu có biết cái chuyện, khi con chim non có đầy đủ lông cánh, là đạp một phát, tống nó ra khỏi tổ, cho nó tập bay.
Cái chuyện Bắc Kít thờ bố mẹ là Đảng CS, y chang bầy vịt, tay Nguyễn Giang, Trùm Bi Bì Xèo, hình như cũng có lần viết về họ, đám con ông cháu cha chiếm hết ‘ghế ngồi’ ở cái sân nuôi gà vịt Hà Nội, tếu thế!
Đảng do là vịt, làm sao biết cái chuyện đạp đám con ra khỏi tổ, để cho chúng tập bay đâu!

Nabokov: Fiodor Dostoievski [1821-1881]

Tư duy biển

UNDER EASTERN EYES
Dưới mắt Đông phương


5 năm TTT ra đi

Trong bài viết mang giọng tự thuật, "Tôi mầy mò viết ra làm sao", đăng trên Người Nữu Ước, số Tháng Chạp, 2003, Garcia Marquez kể, ông không thể nào tưởng tượng ra nổi, chỉ chín tháng sau khi học xong  trung học đệ nhị cấp, truyện ngắn đầu tay của ông được tờ Fin de Semanta, phụ trang văn học của báo El Espectador, ở Bogota, đăng. Đây là tờ báo văn học số một của thời đó.
Bốn mươi hai ngày sau, truyện ngắn thứ nhì của ông cũng xuất hiện trên mặt báo này.. Sướng chưa!
Sướng quá là sướng.
Đúng là sướng quá cỡ thợ mộc, sướng đến điên lên được: Truyện không chỉ được đăng, mà còn được ông phê bình gia số một của thời đại, đi cho một đường giới thiệu ở ngay đầu.

Đó là tay chủ bút tờ báo, còn là phê bình gia sáng suốt nhất của Colombia, me-xừ Eduardo Zalamea Borda, bút hiệu Ulises. Sáng suốt, theo nghĩa, ông này chuyên ngửi ra.... thiên tài!

Đọc tới đây, Hai Lúa nhớ tới trường hợp truyện ngắn đầu tay của mình, và mắt xanh của nhà thơ lớn, nhà văn lớn, nhà phê bình lớn (1), và, nói ngắn gọn, ông anh lớn trong gia đình, Thanh Tâm Tuyền, tức anh Tâm. Dzư Văn Tâm.

Cả hai thằng nhà văn "trẻ", vừa mới viết truyện đầu tay, và đều sướng điên lên, vì gặp mắt xanh, hoặc gặp được đại sư phụ, và được sư phụ gật gù, nói, được, được!

(1) TTT ít viết phê bình, đọc sách, tiểu luận. Nhưng phạng cú nào là ra cú đó.
Thí dụ, bài viết về cuốn tiểu thuyết
Siu Cô Nương, của Mặc Đỗ. Mới đây thôi, trên tờ KH, MĐ, khi trả lời phỏng vấn, vẫn còn đầy hậm hực khi nhắc đến cú đánh đúng tử huyệt của chàng ngày xưa, và ông già bây giờ: Trí thức làm dáng! [Làm Dáng, Mặc Đỗ trả lời phỏng vấn: Văn Học Miền Nam và nhóm Quan điểm, Khởi Hành, số Tháng Chạp 2004].
Hay là loạt bài viết về vị thần linh của miền nam, là Hồ Hữu Tường, và cuốn sách viết trong khi những giờ phút tưởng là cuối cùng của đời ông,
Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình.

Lạ. Phải nói là khủng khiếp. Trong loạt bài điểm cuốn sách trên, trên tuần báo Nghệ Thuật tại Sài Gòn ngày nào, TTT liên tưởng giấc mơ Phật trở lại với thế gian của HHT, với hình ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa của Miền Bắc qua đồng bằng sông Hồng bị xé lẻ, nát bấy, bờ nhiều hơn ruộng. Ông như "tiên đoán ra được", giấc mơ, hay hiện tượng "Chúa Sẩy Thai", tức hiện tượng Hoá Thân: Thay vì Đức Phật trở lại, thì đúng vào ngày cánh đồng kia liền một mối, đất nước liền một giải, là con bọ VC ra đời!
Khủng khiếp chưa!

Con Bọ của Kafka và chiến tranh Việt Nam
Chúng ta đều biết hình dáng con bọ khủng khiếp, hoá thân của một ông VC thực tình tin vào Đảng, ngay sau ngày 30 Tháng Tư. Nhưng ngay cả Kafka cũng không thể nào tưởng tượng ra nổi con bọ của ông. Ông không bao giờ muốn hình dạng của nó được phô bầy ra trước độc giả.
Flaubert đã từng muốn văng tục, khi nhà xb muốn một cuốn sách của ông có hình minh họa. "Minh họa là phản văn chương". "Thà chết còn hơn là minh họa" [Vous voulez que le premier imbécile venu dessine ce que je me suis tué à ne pas montrer ? Marthe Robert: Livre de lectures]. Kafka đành phải chấp nhận bìa cuốn Hoá Thân có hình, nhưng năn nỉ [Marthe Robert dùng chữ supplier] nhà xb, bằng mọi cách, không được trương hình con bọ ở ngoài bìa. "Gì cũng được, nhưng chuyện này nhất định không" ["Surtout pas cela, surtout pas cela!"], ông khiếp hãi trước một chuyện thô bỉ như thế, trong thư gửi nhà xb. Cuối cùng, độc giả có một con bọ Gregor vẫn còn mang dạng người, đứng trơ cu lơ một mình, trong một căn phòng trần trụi, quay lưng về phiá một cái cửa hé mở, trên một cái nền đen, tay ôm đầu.
Gấu tui có đọc báo trong nước ở trên lưới [tờ Người Lao Động thì phải], câu chuyện một nữ cán bộ, trong lúc mệt nhọc vì công chuyện, bật cái máy TV nghỉ xả hơi, và một giọng nói vùng địa phương của bà khiến bà chăm chú theo dõi, câu chuyện một bà, suốt từ 30 Tháng Tư, đi khắp một nửa đất nước, tìm hài cốt chồng. Bà đau lòng nghĩ, mình may mắn hơn, mà sao thê lương quá. Bởi vì chồng bà có về, nhưng đã biến thành một... con bọ. Đúng lúc đó, con bọ bò về nhà, sặc sụa mùi rượu Tây, mùi nước hoa nữ loại thượng hảo hạng...
Ai điếu Samsa


Vài nét về tác giả bộ truyện gián điệp Z-28

Trước năm 1975, dân ghiền đọc sách có lẽ đều có dịp đọc bộ truyện gián điệp của Người Thứ Tám. Trong đó nhân vật chính là Đại Tá Tống Văn Bình tức Z.28.  Nhiều bạn bè của tôi đã sưu tầm tất cả bộ truyện gián điệp này và trân quý giữ gìn.
Tôi chịu những sách của ông là về phần tin tức về các thành phố mà ông dùng làm bối cảnh câu chuyện.  Không hiểu ông nghiên cứu và khảo sát từ đâu, nhưng các chi tiết về các thành phố mà Z.28 đi qua, cùng các nhân vật khác trong truyện sinh sống, đều đúng y chang như ngoài đời. Tôi và bạn bè, trong những chuyến du hành, so sánh tận nơi về các địa điểm nổi tiếng, các nhà hàng, quán cóc, ngỏ hẻm, chốn ăn chơi đều đúng y như vậy.  Mà tôi thì không nghĩ tác giả đã đi qua những nơi ấy, lấy ví dụ như các xứ Cộng Sản.
Tôi nghĩ tác giả đã lấy những tin tức này từ các quyển chuyên về du lịch nên mới chính xác, và rút ra những nét thú vị mà chia sẻ với độc giả.  Phải chi tác giả là người Âu Mỹ, truyện của ông chắc sẽ được nhiều người xem lắm và hổng chừng được làm thành phim dài hay phim ngắn cho TV.
Sau năm 1975, ra đến ngoại quốc, tôi lấy làm lạ là chẳng thấy tin tức gì của ông.  Tôi có hỏi thăm vài bạn bè quen biết ông, nhưng chẳng ai biết ông đã lưu lạc phương nào.
May quá có anh H.T.Trực là dân làng báo khi xưa, anh thương và chiều tôi nên đã cố gắng hỏi thăm giùm.  Thật cảm ơn anh vô cùng!
Mặc dù đây chỉ là thư riêng, nhưng tôi xin mạn phép được đăng lên đây để chia sẻ niềm vui của tôi với "dân ghiền Z.28" ngày trước.  Hy vọng BDH Đặc Trưng chấp thuận.
NDT
*********
(trích thư của anh H.T.Trực)
Anh chị em thân mến:
        Là một nhà văn chuyên viết tiểu-thuyết gián-điệp lẫy-lừng của miền Nam Việt-Nam trước năm 1975 nhưng tiểu-sử của Người Thứ Tám, tác-giả cha đẻ điệp-viên hào-hoa phong-nhã Đại-Tá Tống Văn Bình, bí danh Z 28 lại rất hiếm người nhắc đến (không như một số nhà văn viết truyện trinh-thám gián-điệp khác như Phú Đức, Phi Long, Phạm Cao Củng ...).
        Nhằm đáp-ứng sự tò mò của một vài anh chị em Thụ-Nhân, tôi đã cố-gắng liên-lạc lại với Cụ Mạc-Kinh Trần Thế Xương, năm nay đã 84 tuổi, đang sinh-sống tại Luân-Đôn, để nhờ Cụ cung-cấp thêm một số chi-tiết vì chính Cụ Mạc-Kinh là người đầu tiên đã gới-thiệu các tác-phẩm của Người Thứ Tám Bùi Anh Tuấn đến với độc-giả từ giữa thập-niên 50. Bài sau đây do cháu nội gái 22 tuổi của Mạc Kinh đánh máy và gởi sang. Tôi chỉ sửa một vài lỗi chính tả và thêm một ít ghi chú màu xanh khi nào cảm thấy cần thiết.
       Xin mời anh chị em cùng đọc. 
Kính gửi Anh Huỳnh trung Trực,
Dựa theo nội dung Email anh gửi cho hai ông bạn TQK và ST, tôi được biết anh có ý định tìm hỏi tôi về “tiểu sử” nhà văn Bùi Anh Tuấn. (TQK: Giáo-sư Tạ Quang Khôi, sinh 1929, nhà văn, nhà thơ, Hiệu-Trưởng Trung-học Nguyễn Trãi Sài gòn - ST: Sơn Tùng Nguyễn Minh Ngọc, sinh 1935, Chủ-Tịch Văn Bút Việt Nam Hải-Ngoại, Luật-sư))
Vậy chuyện ấy cũng dễ thôi. Chỉ có điều trong lúc chưa biết thật rõ về ý định của anh định dùng vào trường hợp nào, thành thử cũng hơi khó cho tôi được thanh thản đề cập đến.
Thôi thì, thế này nhé. Tôi viết theo lời một lá thư thông thường, bình thường. Vắn tắt, giản dị như chúng ta đang nói chuyện qua điện thoại với nhau nhắc về một người quen đã hơn 35 năm tôi chưa gặp lại.
Minh định với anh như vậy rồi, tôi xin nêu mấy nét chính về nhà báo, nhà văn BÙI ANH TUẤN như sau, trong phạm vi tôi biết:
·     Hai chúng tôi là bạn, là đồng nghiệp cầm bút trong 21 năm ở Miền Nam (VNCH). BAT cùng một lứa tuổi với tôi.
·     Anh Tuấn sinh trưởng ở đất Bắc (tỉnh Thanh Hóa – vùng địa đầu xứ Trung Kỳ). Anh có mặt ở Saigon sau Hiệp định Genève 1954, chia cắt đất nước.
Thời gian ấy anh đã lập gia đình. Bà Bùi Anh Tuấn là một phụ nữ đất Thần Kinh, thuộc một vọng tộc tên tuổi. Hai ông bà sinh hạ được một bé trai vài bốn tuổi. Và, nếu là một ký giả, một nhà văn thì Anh Tuấn sớm có một đời sống khá cao ở đất Saigon giữa lúc đông đảo lớp người di cư vào Nam đang phải bận tâm rất nhiều về mặt lo ổn định cuộc sống, lập nghiệp.
·     Tính tình anh điềm đạm, nhã nhặn, nghiêm túc trong tiếp xúc với bạn bè, trong công việc. Đã hẹn là “đúng giờ”. Đã hứa là “làm”.
·     Anh không bao giờ la cà trong các chốn trà đình tửu quán. Nếp sống của anh dành hoàn toàn cho mái ấm gia đình, cho sự chăm sóc bà vợ vốn tình trạng sức khoẻ không được tốt lắm; sau các việc hàng ngày. Anh phục sức, mang dáng dấp của một thông tín viên Au Mỹ thời đó đến Saigon . Anh hầu như chỉ thắt “nơ” cánh bướm thay cho “cà vạt”. Và, trên các đường phố nhỏ hẹp của Saigon Chợ Lớn - nếu có người Việt nào lái chiếc xe Mỹ Plymouth to cồng kềnh, dài ngoằng, màu cánh gián, thì người đó không ai khác hơn là Bùi Anh Tuấn.
(đoạn mô tả ngoại-hình và lifestyles này phù-hợp với hồi-ức của Đỗ Khiêm trong Tống Văn Bình, trên TV
·     Thời ở tuổi vừa ngoài 20, Nhật hạ Pháp qua cuộc đảo chính 9/3/1945, Phong trào Việt Minh (sau này lộ diện là CS) nổi lên, và cướp chính quyền trong tay Thủ Tướng chính phủ Trần Trọng Kim đặt dưới quyền lãnh đạo tối cao của nhà Vua Bảo Đại, thì Bùi Anh Tuấn đã là một đảng viên VNQDĐ. Anh lao mình tham gia các hoạt động chống lại VM. Kịp đến lúc tiếng súng mở đầu cuộc chiến tranh Việt – Pháp ngày 19/12/1946, BAT bị Ban Trinh Sát (tức Công An-Mật Vụ CS theo tên gọi bây giờ) nhận diện, bắt, và đưa đi an trí tại trại giam Đầm Đùn thuộc tỉnh Thanh Hoá (Liên khu IV), nổi tiếng là đia ngục trần gian, đã vào đây khó có ngày về. Chốn ngục tù hãi hùng này là nơi giam hầu hết các anh em đảng phái QG chống lại CS Việt Minh. (một phần khác đáng kể, thì bị đày lên chốn rừng rú Thái Nguyên, Việt Bắc).
Anh Tuấn bị tra tấn tàn khốc, có lúc tưởng khớp xương đầu gối lìa ra, không còn cho phép anh đi đứng bình thường lại nữa.
Nhưng số mệnh cho anh lay lắt sống.
Cũng như vài năm sau số mệnh lại cho anh có cơ hội thoát ngục trong đường tơ kẽ tóc. Anh lần mò về thành. Về Hà nội, rồi vào Nam .
Trong những năm, tháng bị an trí ở Đầm Đùn, Bùi Anh Tuấn có duyên may gặp một bạn tù đã ở vào tuổi trung niên. Thời Pháp thuộc, ông này dạy Anh văn ở Lycée Louis Pasteur Hà nội. Nay trong thân phận tù đầy, để cố quên mà tồn tại, mà sống, ông dạy Anh ngữ cho Tuấn. Học cho qua ngày. Nhưng sau này, nhờ vậy, BAT có sẵn số vốn cần thiết về ngôn ngữ Hoa Kỳ khi người Mỹ thoạt đặt bước vào Miền Nam (Trước kia đại đa số người Việt 3 miền Trung Nam Bắc chỉ biết có tiếng Pháp).
·        Tôi nghĩ, điều anh Huỳng Trung Trực muốn biết trước nhất, có lẽ là những gì liên quan đến nhà văn BAT ở địa hạt viết lách. Sao BAT lại viết một loạt truyện gián điệp có đến vài bốn chục tác phẩm trong đời cầm bút của Anh? Anh khởi sự viết về ngành Tình báo lúc nào, và ở mảnh đất dụng võ đầu tiên, là báo nào? Sao Anh lại mang bút hiệu Z28. (bút hiệu chính-thức là Người Thứ Tám). Và có khi ở ngoài đời, thuở Sàigòn còn vô cùng hưng thịnh, đầy quyến rũ, thì bạn bè và đồng nghiệp thường ít dùng đến tên Bùi Anh Tuấn mà quen gọi đùa vui Z28, hoặc Văn Bình (tên nhân vật gián điệp hào hoa, xuất quỷ nhập thần mà tác giả chọn, đặt vào các tác phẩm trinh thám hữu hạng của Anh. Cứ như ngày nay, giới độc giả thưởng ngoạn biết đến James Bond!)
Đúng ra, Bùi Anh Tuấn không chỉ viết văn “hay”về tiểu thuyết trinh thám mà Anh còn là cây bút bình luận có trình độ khá cao. Anh thực sự là một nhà báo chuyên nghiệp! Thực sự là một nhà văn, trên ngôn đàn Miền Nam ! Của VNCH!
(Một chút bối-cảnh lịch-sử)
·        Lúc người Mỹ có mặt ở Miền Nam 1954 cũng là lúc muốn hất chân, thay thế chính quyền thực dân Pháp ở VN, ở toàn cõi Đông Dương Việt, Miên, Lào. Sớm muộn, quân đội Viễn chinh Pháp cứ rồi phải cuốn cờ kéo ra khỏi vùng đất VN trước hết...
Cùng với sự hiện diện của các phái bộ chính trị, quân sự Mỹ đổ vào Miền Nam ủng hộ nhà lãnh tụ quốc gia N.Đ. Diệm thiết lập một tiền đồn chống Cộng ở ĐNÁ, người ta bắt đầu nghe đến một tiếng gọi khá lạ tai: XI-AY-Ê  (C.I.A)! Có nghĩa là một đạo quân vô hình trong bóng tối, xuất quỷ nhập thần. Sứ mạng của họ là san bằng mọi chướng ngại vật cản trở những bước tiến, những mục tiêu cần đạt được của Hoa Kỳ tại các vùng đất người Mỹ muốn đến. Khởi thuỷ, là Nam Hàn, Tổng thống Lý Thừa Vãn phải mất chức, lưu vong trốn ra nước ngoài. Rồi, ở Phi Luật Tân, Magsaysay được đưa lên làm Tổng Thống. Chẳng bao lâu, Magsaysay “giở chứng quốc gia-dân tộc” thì rất mau chóng, nhà lãnh tụ đất Phi bị gài bom nổ tan xác trên chiếc máy bay chở ông đi kinh lý! Thế rồi, ở Lào, viên đại uý Koong Ly [Khong Le] làm đảo chính toan hạ bệ đương kim thủ tướng – Hoàng thân Souvana Phouma (thân Pháp, chủ-trương Trung-Lập, có vợ là người Pháp)....
Chưa hết. Sát biên giới Miền Nam, ông Hoàng Sihanouk nước Miên định đóng vai nhà chính trị đi giây, vốn là con cưng của người Pháp, xoay chiều theo ngọn gió thời thế, mở đường rước Nga sô vào xứ Chùa Tháp, kết thân với Trung Cộng, cùng lúc, hết lời ca tụng khối Trung lập Nehru Ấn độ. Và, tận tình giúp đỡ CS Hà nội trong tay ****, bằng cách để Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mở chiến khu trên đất Miên chống lại VNCH. (Sihanouk tuy vốn sợ chế độ Ngô Đình Diệm ngoài mặt, nhưng vì lòng căm thù Miền Nam đến xương tuỷ Sihanouk vẫn âm thầm thực hiện manh tâm riêng cho bằng được).
Sihanouk biết ngán ngẩm người Mỹ lắm. Thèm muốn sáp lại với Hoa Kỳ song bị Hoa Kỳ quyết liệt cho đứng xa...Và, (Hoa-Kỳ) luôn có sẵn giải pháp “hạ thủ” Sihanouk khi thời cơ đến …
Tại Thái Lan, chỉ cách VNCH không đầy 1 giờ bay, cảnh đảo chính kế tiếp đảo chính xẩy ra như cơm bữa. Nhiều nhóm tướng lãnh quân đội, hết lần này đến lượt khác, thay nhau tạo biến cố lật đổ chính phủ. Khiến xã hội chính trị đất Thái luôn sống trong hỗn loạn bất an.
Giải đất Đông Dương trăm năm đặt trong tay người Pháp nay đang sống những giờ phút hãi hùng...thay bậc đổi ngôi.
Nhìn vào, dư luận bên ngoài đều liên tưởng đến bàn tay phù thuỷ của cái tổ chức  XIAYẾ (CIA) kia... (xi-ai-ây)
Trên giải đất VNCH, tiếng vọng “CIA” không ngớt vang dội, người người nghe mãi hóa quen tai, đã đổi thành “XIA” cho tiện việc. (cũng phổ-biến với tên gọi Xịa)
May mắn, nhà lãnh tụ Ngô Đình Diệm đang ở thời dốc toàn lực chống trả đạo quân đặc công miền Bắc xâm nhập nên tình huống VNCH buổi đầu chưa đến nỗi nào!
Thời cuộc ấy, chính là lúc gợi ý cho tác giả Bùi Anh Tuấn chọn con đường sáng tác loại tác phẩm thích ứng với tâm lý quần chúng độc giả Miền Nam .
Z. 28 ra đời là vậy!
·        Tại Sàigòn, thuở phôi thai của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, tôi đang chủ trương tờ tạp chí Pháp ngữ Horizon và điều khiển tòa soạn nhật báo Dân Chúng (Chủ-Nhiệm của nhật-báo Dân-Chúng là Cụ Trần Nguyên Anh, thân-phụ của cụ Mạc-Kinh Trần Thế Xương và là chú của Ngoại-Trưởng Trần Chánh Thành) một hôm, Bùi Anh Tuấn ghé thăm tôi và ngỏ lời với tôi thử xem Anh có thể đóng góp gì cho một tờ báo chống Cộng không?
Và rất tự tin, thành thực, đi thẳng vào đề:
-        Đã biết từ lâu và nghe nhiều về anh, càng biết anh bận lắm nhưng mong anh dành cho tôi 15’. Chỉ cần anh liếc mắt nhanh trong khoảnh khắc thời gian ấy, cho hết chapitre đầu vào truyện, tôi tin chắc, ở vị trí chủ bút như anh, anh sẽ cho tôi nhận xét “được hay chẳng được” (toàn bộ bản thảo cuốn truyện khoảng gần 300 trang). Anh nhận, thì tôi mừng, tôi vui lắm. Anh không nhận, vẫn chẳng sao. Vì, xin lỗi anh, tôi có niềm thú vị riêng – Anh là người “độc giả” đầu tiên, tôi chọn, tôi trao anh đọc nó. Hễ được là được. Hễ chưa được, tức đề tài của truyện chưa đạt. Tôi tự biết sẽ làm sao sau đây...
Đấy, tính tình tác giả Z28 là vậy đó. Tôi mến Anh, cũng vì vậy.
Không phụ lòng anh. Mỉm cười thân mật, tôi đọc ngay chương sách đầu.
Một thoáng chốc qua mau.
Giữa lúc, có thể, là anh đang quan sát tôi kỹ lắm, tôi đặt bản thảo xuống, cất tiếng vừa đủ để anh nghe:
-        Anh cho tôi giữ chương truyện này nhé. Và xin giữ luôn toàn bộ bản thảo, sẽ đọc vào lúc khác.
Tôi đang cần 1 feuilleton như anh đã có ngay cho báo Dân Chúng. Số báo mai, tôi đăng lời giới thiệu. Và, đầu tuần tới, “Điệp viên Miền Nam trên đất Bắc” sẽ lọt vào mắt các độc giả Sàigòn và lục tỉnh. Cám ơn anh.
Bùi Anh Tuấn cất tiếng cười vang.
Và, tôi cũng cười vang, cùng vui với anh.
Đấy, tác giả Z. 28 xuất hiện trên mặt báo Dân Chúng, bên này sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17, như thế đó.
Và, trong 3 năm liên tục (1957-1960), ngày lại ngày, nhiều cốt truyện gián điệp khác của Z. 28 đã được đăng trên tờ nhật báo Dân Chúng (sau đó, mới in thành sách) đem lại biết bao sôi nổi, hào hứng cho nhiều từng lớp độc giả thân mến của anh em cầm bút chúng tôi.
Và, độc giả vẫn mãi mãi là những bậc vạn thế sư biểu của giới văn nhân đất Việt!
                                  --------
Gần 40 năm qua, từ sau ngày Sàigòn thất thủ, BAT hoàn toàn “mất tích” trong đời tôi. Tôi thật muốn gặp lại anh. Để tâm sự việc đời người, việc thời thế của một quá khứ đầy thê lương. Tràn ngập u uất...
Tôi bị kẹt lại vùng CS 9 năm. Tôi không đi “trình diện”. Cuối năm 1976, tôi mới bị sa vào tay CACS. Bị giam giữ riêng tại Sở CA **** (trụ sở cũ của Tổng Nha Giám Đốc Cảnh Sát QG, đường Trần Hưng Đạo). Ngày đêm chịu sự thẩm vấn triền miên của “Ban Chánh Trị” trực thuộc Uỷ Ban Quân Quản Thành Uỷ ****. Tháng 4/1984, nhờ sự can thiệp của Chính phủ Anh quốc, tôi và gia đình được “bước lên máy bay” sang Luân Đôn cư ngụ cho đến ngày nay.
Tất cả, chẳng qua vẫn chỉ nằm trong bàn tay của Thần Định Mạng...
Mac Kinh
Nguồn: Đặc Trưng

TTT cũng mê Z. 28 lắm lắm. Mấy truyện đầu thật tuyệt cú mèo, thí dụ Núi đá tiên tri. Tống Văn Bình có cú atémi thần sầu, nhưng làm sao quên tài phóng dao của Lê Diệp!
Đó là thời mới lớn, mới quen bạn C. Gần như ngày nào Gấu cũng ở bên nhà bạn. Bà cụ C. cũng mê Tống Văn Bình!
Sau này, Gấu mới biết, nhiều truyện phóng tác, thí dụ, truyện Tống Văn Bình ra Hà Nội, Gấu không còn nhớ cái tít, phỏng theo truyện Gián điệp về từ miền lạnh của John le Carré.
Sau Z.28 là tới chưởng KD
Trước 1975, Gấu cũng đã nghe nói tới Bùi Anh Tuấn là cha đẻ của Z.28.



Rửa tay gác kiếm

Tiếu Ngạo Giang Hồ mở ra bằng cái lễ Phong Kiếm Qui Ẩn của một tay chính phái; giang hồ đếch chịu, đâu có được, mi đã vô giang hồ là chỉ có chết mới ra thoát được thôi!
Bảo Ninh viết rửa tay gác kiếm là cũng nghĩ, chiến thắng Mỹ Ngụy xong rồi, đâu còn việc gì làm!
Trong khi anh ngồi viết cái truyện này, hẳn là Gấu đang học tập cải tạo tại nông trường Phạm Văn Cội, Củ Chi, và thê thảm thật, cũng nghĩ như anh, bây giờ xương máu hết đổ xuống rồi, tha hồ mà xây dựng căn nhà Mít.
Ba cái nhảm đó, thôi bỏ, tuy nhiên cái truyện ngắn của anh làm Gấu nhớ đến em Mai, đến bà Dì của cô, đến Những ngày ở Sài Gòn, và cái giấc mơ ở cuối truyện:
Tôi chờ đợi khi ra khỏi nhà thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương Grall nhìn ra ngoài đời và  khi đó chiến tranh đã hết.


Subject: Thu hoi am cua Duat
Date: Wed, 15 Sep 1999 22:49:46 -0800
From:
To:
Tôi đã đọc thư E-mail của anh NQTgửi cho NND qua điện thoại. Ảnh mừng lắm nên vừa nghe xong, ảnh nhờ tôi ghi những lời ứng khẩu sau đây  bày tỏ tâm tư của anh và chuyển giùm đến các bạn:
Thân gửi các bạn NQT, NXH , NTH.

Ngày 1-9 năm nay, cách đây 14 ngày, mình đã lên bàn mổ và đã mất đi toàn bộ lá phổi bên phải vì cái bướu ung thư không dung thứ cho lá phổ bên phải một chút nào hết. Thôi thì với 35 năm dạy học thì kết quả như thế này cũng đủ rồi. Với lá phổi trái còn lại, vào cuối tháng chín này, mình sẽ trở lại Trung Tâm Ung Bướu để người ta sẽ rà xét lại và giúp mình truy quét tàn quân địch tức là các tế bào ung thư còn sót nếu có, để bảo vệ lá phổi bên trái cho đến mãn đời mình. Cuộc đời dạy học theo biên chế Nhà Nước.
của mình sắp chấm dứt tức là sắp về hưu rồi nên mình cố gắng kéo lê nó cho đến dứt luôn nhưng khao khát chính của đời mình là viết được những điều tâm đắc, những điều mà hồi trẻ mình đã cùng các bạn Hối, Trụ, Hoàng,Viên Linh, Đặng Phùng Quân,  NDToàn , Huỳnh phan Anh đã từng ấp ủ và đã từng viết được chút này chút nọ, rải rác trên báo này báo kia và chưa đâu vào đâu cả. Điều nhức nhối là mình phải làm sao thực hiện dược những tác phẩm có tầm vóc xứng đáng với mấy chục năm trời sống, cảm, nghĩ, đọc và tiếp xúc với những người và những tác phẩm đã qua. Điều mình tha thiết nhất là viết về những hình thái đặc sắc nhất của văn chương và nghệ thuật, viết về những biểu hiện sâu sắc nhất của văn nghệ nói chung tức là viết về mỹ học, nhất là mỹ học về văn chương đồng thời những vấn đề lớn của triết học, những vấn đề không ngừng làm thao thức những tâm hồn sâu sắc nhất của mọi thế kỷ, những vấn đề mà mình quan tâm nhất như ý nghĩa của con người, của cuộc đời, của tình yêu và cái chết trong cõi nhân sinh này và trong vũ trụ bao la. Tất cả những điều đó rốt cuộc còn tồn đọng lại trong ta ý nghĩa gì và giá trị gì ?
Quãng đời còn lại của mình sẽ dành cho việc viết về những vấn đề cơ bản nhất của văn học nghệ thuật và của triết học như ngày xưa mình cùng các bạn đều đam mê đeo đuổi suy tư và rung cảm cùng với chúng.
Mình hứa sẽ không lãng phí quãng đời còn lại của mình trong im lặng đâu.
Nhớ các bạn lắm và nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa. Chúng như đang hiển hiện trước mắt mình. Tuy nhiên mình nghĩ rằng nhớ đến các bạn thì phải làm sao cho xứng đáng với những điều các bạn trông đợi ở nơi mình . Mình cũng chờ nơi các bạn những sáng tác vá biên khảo thể hiện những rung cảm của các bạn trong tình huống mới của cuộc sống riêng tư và cộng đồng .
Những người như chúng ta chỉ nên sống cuộc sống có ý nghĩa bằng ngòi bút chứ không phải bằng tịch mịch của phủ định sạch trơn mà thời gian muốn trùm lên mỗi người.
Chúng ta hãy cùng nhắc nhau sống cho sáng tạo và bằng sáng tạo đến hơi thở cuối cùng .Các bạn có biết không ở miền đất như mình đang sống đây có tâm hồn nào đã từng mang nặng ưu tư với nhũng nỗi đau đời vá tha thiết  với cái đẹp muôn màu của sự sống mà lại không khắc khoải , không thao thức trong từng giờ , từng phút của cuộc sống ý thức ? Chúc các bạn mọi sự may mắn và chúng ta sẽ được gặp nhau qua rất nhiều bài viết trong tương lai.
Đây là những lời xuất khẩu qua điện thoại trong cuộc nói chuyện với anh bạn đồng nghiệp, của một người bạn đang bị bệnh, nhưng chỉ có bệnh về thân xác chứ tâm hồn thì vẫn đủ sức khang kiện và nghị lực để còn tiếp tục vươn lên theo với đời, với bạn.
Xin các bạn ghi nhận nơi đây sự tỉnh táo của mình qua từng câu, từng chữ. Mình không mê sảng chút nào đâu các bạn ạ.
NNDuật.
*

Tưởng niệm Nguyễn Nhật Duật

… Thời gian là cái điều tàn bạo, nó phát triển trong người tôi như cục bướu ung thư, không  dễ gì lấy lui lại được.
… que cette chose atroce: le temps, se développe en moi comme un cancer, irrévocablement.
(André Malraux, La Voie Royale, Con Đường Vương Giả)

Subject: Thư hồi âm của Duật
Date: Wed, 15 Sept 1999 22:49:46 - 0800
From:
To:
Tôi đã đọc thư E-mail của anh... gửi cho NDD qua điện thoại. Ảnh mừng lắm, nên vừa nghe xong, ảnh nhờ tôi ghi những lời ứng khẩu sau đây, bày tỏ tâm tư của anh và chuyển giùm đến các bạn:
Thân gửi các bạn...
Ngày 1-9 năm nay, cách đây 14 ngày, mình lên bàn mổ và đã mất đi toàn bộ lá phổi bên phải vài cái bướu ung thư không dung thứ cho lá phổi bên phải một chút nào hết. Thôi thì với 35 năm dạy học, kết quả như thế này cũng đủ rồi. Với lá phổi trái còn lại, vào cuối tháng chín này, mình sẽ trở lại Trung Tâm Ung Bướu để người ta rà xét lại và giúp mình truy quét tàn quân địch tức là các tế bào ung thư còn sót lại nếu có, để bảo vệ lá phổi bên trái đến mãn đời mình.
... Khao khát chính của cuộc đời mình là viết được những điều tâm đắc, những điều hồi trẻ mình cùng các bạn.... từng ấp ủ, và đã từng viết được chút này chút nọ, rải rác trên báo này báo kia và chưa đâu vào đâu cả. Điều nhức nhối là mình phải làm sao thực hiện được những tác phẩm có tầm vóc xứng đáng với mấy chục năm sống, cảm, nghĩ, đọc và tiếp xúc với những người và những tác phẩm đã qua. Điều mình tha thiết nhất là viết về những hình thái đặc sắc nhất của văn chương và nghệ thuật, viết về những biểu hiện sâu sắc nhất của nghệ thuật nói chung tức là viết về mỹ học, nhất là mỹ học về văn chương đồng thời những vấn đề lớn của triết học, những vấn đề không ngừng làm thao thức những tâm hồn sâu sắc nhất của mọi thế kỷ, những vấn đề mà mình quan tâm nhất như ý nghĩa của con người, của cuộc đời, của tình yêu, của cái chết trong cõi nhân sinh này và trong vũ trụ bao la. Tất cả những điều đó rốt cuộc còn tồn đọng lại trong ta ý nghĩa gì, giá trị gì? Quãng đời còn lại của mình sẽ dành cho việc viết về những vấn đề cơ bản nhất của văn học nghệ thuật và của triết học như ngày xưa mình cùng các bạn đều đam mê đeo đuổi suy tư và rung cảm với chúng. Mình hứa sẽ không lãng phí quãng đời còn lại của mình trong im lặng đâu...
Nhớ các bạn lắm và nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa. Chúng như đang hiển hiện trước mắt mình... Xin các bạn ghi nhận nơi đây sự tỉnh táo của mình qua từng câu từng chữ. Mình không mê sảng chút nào đâu, các bạn ạ.
 Nguyễn Nhật Duật

Người chủ địa chỉ e-mail viết thêm: Đây là những lời xuất khẩu qua điện thoại với anh bạn đồng nghiệp, của một người bạn đang bị bệnh nhưng chỉ có bệnh về thân xác chứ tâm hồn thì vẫn đủ khang kiện và nghị lực để tiếp tục vươn lên với đời.
Nhưng sau cùng, anh e-mail:

Subject: Về lễ an táng của Duật
Date: Thu, 17 Feb 2000 15:25 +0700
From:
To:
Anh... và tôi đã đi phúng điếu anh Duật lúc 10 giờ sáng nay 17-2-2000.
Chị Duật nhờ tôi báo tin cho các bạn bên Hoa Kỳ rõ. Chị dặn tôi nhờ anh H. nhắn tin này cho anh Viên Linh biết.
Nhìn bản cáo phó dán trên tường, tôi ghi lại vài hàng:
Nguyễn Nhật Duật 1940, quán Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, từ trần lúc 6 giờ ngày 16-2-2000, thọ 61 tuổi.
Động quan lúc 6g sáng ngày 19-2-2000; an táng tại nghĩa trang chùa Giác Nguyên, huyện Hóc Môn.
Duật có 8 người con (7 gái, 1 trai)... Gia đình còn chờ người con gái thứ hai ở bên Đức về VN tối mai, 18-2, để cháu được nhìn thấy mặt bố lần cuối cùng. Vì vậy thi thể anh Duật được chích thuốc, nên mặt nhìn vẫn tươi tắn, và trông mập ra.

Trong số bè bạn cùng thời hồi đó, Duật tách biệt hẳn, với dáng điệu chững chạc, mô phạm, không bao giờ ăn nói tục tĩu, không bao giờ đề cập tới chuyện gái gẩm, chuyện ghé thăm Ngã Năm, Ngã Ba... nhưng suy nghĩ cho cùng, chính tôi mới là một kẻ lén lút xâm nhập, vị khách bất đắc dĩ của "bàn tiệc văn học": Nguyễn Nhật Duật, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Xuân Hoàng... đều học triết, và sau ra làm giáo sư. Chỉ có tôi là dân toán, dân kỹ thuật, "nhẩy dù" qua văn chương, triết học! (Có lẽ cũng chính vì vậy, cho nên trong Văn Học Tổng Quan, phần tiểu sử tác giả, Võ Phiến đã ghi tôi làm nghề dậy học.)
Tôi quen anh qua Huỳnh Phan Anh. Trong bữa gặp mặt lần đầu đó, Duật là người nói nhiều hơn cả. Tôi kính cẩn ngồi nghe. Khi ra về, Huỳnh Phan Anh lắc đầu: không thể tưởng tượng được, chỉ một thời gian không gặp mà nó khác hẳn xưa. Mình phải bớt đi chơi banh bàn, ngã năm ngã ba, đóng cửa diện bích mới được! Chừng hơn tháng sau gặp lại, anh khoe, đã tụng xong bộ Hữu Thể và Hư Vô, của Sartre, (đâu chừng dăm, bẩy trăm trang!). Phải ăn mừng mới được! Thằng bạn chẳng cần phải hỏi, cũng biết sẽ ăn mừng chiến thắng ở đâu!
Khi cả đám nhẩy lên Đà Lạt học Sư Phạm, tôi đã ra trường đi làm công chức Bưu Điện. Rồi Huỳnh Phan Anh làm đặc san văn nghệ cho trường, lấy tên là Chiều Hướng Mới. Lần gặp lại mới đây, tại Paris, anh nhắc tôi mới nhớ tên số báo đó. Anh tự hào cho biết thêm: sinh viên làm báo đặc san, mượn tiền của mấy linh mục giáo sư, vậy mà bán có lời! Bài tiểu luận đầu tay của anh, là trên Chiều Hướng Mới: Văn Chương và Kinh Nghiệm Hư Vô. Truyện ngắn đầu tay của tôi: Những Con Dã Tràng. Đây cũng là nơi đăng truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Nhật Duật: Huyền. Kỷ niệm tức cười về Huyền, tôi đã viết lại, trong bài Một Chuyến Đi. Tác giả truyện ngắn đã không hề thay tên riêng Huyền bằng bất kể một từ khác, và nhà in đành phải nhờ Huỳnh Phan Anh, nhân dịp về thăm gia đình ở Sài Gòn, mang lên đủ những con chữ cần thiết. Sau này đọc Kundera, khi viết về Kafka, ông đã phân tích "tai họa" mà những nhà dịch thuật Kafka qua tiếng Pháp, đã tự ý thay đổi chữ cái K (trong Joseph K) bằng những nhân vật đại danh tự khác. Theo Kundera: không thể thay thế được! Hay nói theo Steiner: "Trong bảng mẫu tự về cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người."
Tôi cũng muốn mô phỏng Steiner: Trong cái bảng abc tình ái của anh bạn Duật, mẫu mực, mô phạm ngay từ hồi "đó đó", Huyền là... Huyền. Không thể thay thế được!
Sau truyện ngắn đó, Duật nghỉ hẳn viết. Ra trường, đi dậy học, mãi đến khi Viên Linh làm tờ Khởi Hành, anh mới xuất hiện trở lại, qua những bài phê bình, biên khảo, đọc sách... Anh đoạn tuyệt với truyện ngắn, như thể: trong thể loại này, vĩnh viễn chỉ có một truyện ngắn, và nó vĩnh viễn thuộc về... Huyền!

 Trong một truyện ngắn chưa hề in ấn, bản dịch tiếng Anh lần đầu tiên xuất hiện trên một số báo The New York Review of Books, "Bông Hồng của Paracelsus", Jorge Luis Borges kể chuyện một vị đại sư về huyền thuật có tên là Paracelsus, một bữa cầu khẩn "Thượng Đế của ông", xin Ngài gửi tới cho ông một đệ tử. Và một đêm kia, có tiếng gõ cửa, một kẻ lạ xuất hiện, bước vào trong căn phòng. Trông anh ta có vẻ hết sức mệt mỏi. Vị đại sư ra dấu mời khách ngồi. Sau cùng chủ nhà là người lên tiếng trước:
"Tôi nhớ lại tất cả những khuôn mặt từ Đông qua Tây, vậy mà không nhớ ra bạn. Bạn là ai, và bạn mong gì ở tôi?"
"Tên tôi chẳng quan trọng. Tôi đã trải qua một cuộc hành trình ba ngày ba đêm để tới nhà của Ngài. Tôi mong được là đệ tử của Thầy. Tôi mang tới cho Thầy tất cả sản nghiệp của tôi".
Anh đổ sản nghiệp xuống mặt bàn: những đồng tiền, bằng vàng. Một đống tiền. Anh làm việc này với tay phải. Vị đại sư quay lưng đốt cây đèn. Và khi xoay người lại, ông thấy tay trái vị khách lạ cầm một bông hồng. Bông hồng làm ông bối rối.
"Bạn nghĩ tôi có thể tạo nên cục đá biến tất cả mọi vật trở thành vàng, tuy nhiên bạn vẫn mang vàng đến cho tôi. Nhưng tôi không tìm kiếm vàng, và nếu bạn quan tâm đến nó, bạn sẽ không bao giờ có thể là đệ tử của tôi".
"Tôi không quan tâm đến vàng. Những đồng tiền này chỉ để nói lên lòng mong ước của tôi được theo chân Thầy. Tôi muốn Thầy dậy tôi Nghệ Thuật. Tôi muốn bước kế bên Thầy, trên con đường đi tới Cục Đá."
"Con đường 'là' Cục Đá... Mỗi bước đi của bạn, là mục tiêu mà bạn tìm kiếm."
Người đàn ông nhìn vị đại sư, giọng anh thay đổi:
"Nhưng, như vậy là không có mục tiêu?"
Vị đại sư cười lớn:
"Mấy kẻ cố tình lật tẩy tôi, cũng hằng hà sa số như những tên ngu đần; chúng nói như vậy đó: làm gì có mục tiêu, và họ gọi tôi là một kẻ bịp bợm.' Họ tin rằng tôi đã lầm... Tôi biết rằng có Con Đưòng, có Đạo (a Path)."
Yên lặng một hồi, sau cùng người khách lên tiếng:
"Con sẵn sàng đi trên con đường đó với Thầy, cho dù chúng ta có thể sẽ phải đi hoài đi huỷ trong nhiều năm. Hãy cho phép con vượt sa mạc. Hãy cho phép con nhìn thoáng thấy, dù từ xa, đất hứa... Tất cả những gì con đòi hỏi, là một chứng cớ, trước khi bắt đầu cuộc hành trình"
"Khi nào?" Vị đại sư tỏ ra khó chịu.
"Ngay bây giờ". Người khách quyết định tức thời.
Suốt từ đầu, họ nói chuyện bằng tiếng La Tinh. Bây giờ, họ chuyển qua tiếng Đức.
Người đàn ông giơ cao bông hồng:
"Thầy nổi tiếng vì có thể đốt bông hồng thành tro than, và lại làm nó nở ra thành bông hồng, từ mớ tro than đó... Hãy cho con chứng kiến phép lạ. Để đổi lại, con xin dâng hiến trọn đời con."
"Anh quá cả tin. Tôi không cần cả tin. Tôi cần niềm tin."
Người khách nài nỉ:
Bởi vì con không cả tin, nên con muốn chứng kiến tận mắt, sự huỷ diệt và tái sinh của bông hồng".
Vị đại sư lúc này đã cầm bông hồng trên tay, và đang vuốt ve nó.
"Anh thật cả tin. Anh nghĩ rằng tôi có thể huỷ diệt nó?"
"Bất cứ một người nào cũng có sức mạnh huỷ diệt nó".
 "Anh lầm rồi. Anh thực sự tin rằng một điều gì đó có thể biến thành hư vô? Anh tin rằng vị Adam đầu tiên ở Thiên Đàng có thể huỷ diệt một bông hồng đơn độc, một cọng cỏ đơn độc?"
 "Chúng ta không ở Thiên Đàng.", người đàn ông trẻ tuổi cứng đầu trả lời. "Tại đây, trong thế giới trần tục này, mọi vật đều chết".
 "Chúng ta hiện đang ở đâu, nếu không phải là Thiên Đàng? Bạn tin rằng thần thánh có thể sáng tạo ra một nơi không phải là Thiên Đàng? Bạn không tin, rằng Sa Ngã chính là do không nhận ra một điều: chúng ta đang ở Thiên Đàng?"
 "Một bông hồng có thể bị đốt cháy", người trẻ tuổi nói bằng một giọng thách đố.
"Có lửa ở đây", vị đại sư đưa tay chỉ.
 ......
 Người trẻ tuổi cầm bông hồng trên bàn, và ném vào lửa. Một khắc, tựa thiên thu, trôi qua; anh ta chờ đợi phép lạ.
Vị đại sư ngồi bất động. Ông nói, bằng một giọng giản dị:
 "Tất cả những nhà vật lý, dược sĩ tại thành phố Basel này nói tôi là đồ dởm. Có lẽ họ nói đúng. Có tro than vốn xưa là bông hồng, sẽ chẳng còn là bông hồng nữa."
 Người trẻ tuổi cảm thấy xấu hổ. Anh chỉ là một kẻ lén lút xâm nhập nhà vị thầy, vậy mà còn ép buộc ông thú nhận, huyền thuật của ông chỉ là đồ dởm.
Anh ta quì trước vị đại sư và nói:
"Điều tôi làm thật không thể tha thứ được. Tôi thiếu niềm tin, trong khi Thượng Đế đòi hỏi, chỉ một điều, tin tưởng. Hãy cho tôi được tiếp tục, nhìn tro than. Tôi sẽ trở lại, khi nào mạnh mẽ hơn, và sẽ là đệ tử của Ngài, và ở cuối Con Đường, tôi sẽ nhìn thấy bông hồng".
Anh ta nói với một niềm đam mê thực sự, nhưng đam mê này chỉ là lòng thương hại vị thầy già. Ta là ai, hỡi Johannes Grisebach này? Ta là kẻ, bằng bàn tay thiêng liêng ném bông hồng vào lửa, đã khám phá ra rằng, đằng sau mặt nạ, chẳng có một người nào.
Để lại đống vàng có thể là một hành động làm cho những kẻ nghèo đói "bực mình", anh ta lượm tất cả lên. Vị đại sư tiễn khách ra tới cửa, và nói anh luôn luôn là vị khách quí tại nơi đây, nếu trở lại; nhưng cả hai đều biết rõ một điều, chẳng bao giờ còn có lần thứ hai.
Vị đại sư lại cô đơn một mình. Trước khi thổi tắt ngọn lửa, ông trút tí tro than từ lòng bàn tay này qua lòng bàn tay kia, lẩm nhẩm một từ đơn độc. Bông hồng xuất hiện trở lại.


"Khao khát chính cuộc đời của mình...", tôi bỗng nhớ thời của lũ chúng tôi, những giấc mộng, "vốn xưa kia là những giấc mộng nhưng sẽ chẳng còn là những giấc mộng nữa". Và tôi nhận ra, Duật, hay tôi, hay những bạn bè của tôi, bất cứ một kẻ nào, đều có thể là người khách lạ trẻ tuổi, trong câu chuyện của Borges.
Chúng tôi đều đã có dịp gặp vị thầy của mình.
 Vĩnh biệt bạn Duật!
 Nguyễn Quốc Trụ (và bằng hữu).
 *
Liệu độc giả tin rằng, trang TV chính là phép lạ, trên, và BHD xuất hiện trở lại, qua nó?
Dám lắm!
*

Người viết có một anh bạn, mê văn chương. Mê lắm, nhưng cứ nay lần, mai lữa, vì còn nhiều việc phải làm. Nào lo cho xong cái nhà, kiếm mấy chân hụi cho bà xã để dành tiền lo cho xấp nhỏ… tới lúc rảnh rang, tính viết văn, thì phát giác ung thư đã ăn tới tận cổ họng. Văn chương, ở ngay “làng kế bên” (The next village, Kafka)* vậy mà cả một cuộc đời dài như thế, hạnh phúc như thế, “vưỡn” chẳng nhín ra được một tí thời giờ cần thiết cho nó!

Đoản văn trên, là do xúc động trước giấc mộng mỹ học của bạn ta, mà bật ra.

Lại có ông, cứ mong được người đời phỏng vấn, để giơ hai tay lên trời, ngửa cổ than: đây là nghiệp của tôi. Ông khác thì nói: tôi mà không viết thì ngứa không chịu được. Ôi ngứa thì gãi, nghiệp thì đi cúng giải oan, đi chùa bố thí cho hết nghiệp. Đừng để ba trăm năm sau, thiên hạ khóc cho cả… đất nước mình!

Có thể, nhà phê bình thù GNV, là từ những dòng ‘tôi mà không viết thì ngứa không chịu được', trên.
*
Trong những ngụ ngôn của Kafka, Gấu nghĩ rằng, ngụ ngôn sau đây, thuộc thứ khó hiểu nhất, và do đó, đẹp nhất, và, muốn ban cho nó, một ý nghĩa nào, cũng được!

Trong cuộc đấu sinh tử, giữa bạn và thế giới, hãy ở về phiá thế giới
I
n the duel between you and the world, back the world.

Sau đây là câu trả lời của Roland Barthes.

Kafka's Answer

In the duel between you and the world, back the world.
Kafka

A moment has passed, the moment of committed literature. The end of the Sartrean novel, the imperturbable indigence of socialist fiction, the defects of political theater - all that, like a receding wave, leaves exposed a singular and singularly resistant object: literature. Already, moreover, an opposing wave washes over it, the wave of an asserted detachment: revival of the love story, hostility to "ideas," cult of fine writing, refusal to be concerned with the world's significations: a whole new ethic of art is being proposed, consisting of a convenient swivel between romanticism and off-handedness, between the (minimal) risks of poetry and the (effective) protection of intelligence.
Is our literature forever doomed to this exhausting oscillation between political realism and art-for-art's-sake, between an ethic of commitment and an esthetic purism, between compromise and asepsis? Must it always be poor (if it is merely itself) or embarrassed (if it is anything but itself)? Can it not have a proper place in this world?
This question now receives an exact answer: Marthe Robert's Kafka. Is it Kafka who answers? Yes, of course (for it is hard to imagine a more scrupulous exegesis than this one), but we must make no mistake: Kafka is not Kafka-ism. For twenty years, Kafka-ism has nourished the most contrary literatures, from Camus to lonesco. If we are concerned with describing the bureaucratic terror of the modern moment, The Trial, The Castle, The Penal Colony constitute overworked models. If we are concerned with exposing the claims of individualism against the invasion of objects, The Metamorphosis is a profitable gimmick. Both realistic and subjective, Kafka's oeuvre lends itself to everyone but answers no one. It is true that we do not question it much, for writing in the shadow of his themes does not constitute a question; as Marthe Robert says, solitude, alienation, the quest, the familiarity of the absurd, in short the constants of what is called the Kafka-esque universe—don't these belong to all our writers, once they refuse to write in the service of a world of ownership? As a matter of fact, Kafka's answer is addressed to the person who has questioned him least, to the artist.
This is what Marthe Robert tells us: that Kafka's meaning is in his technique. A brand new argument, not only in relation to Kafka, but in relation to all our literature, so that Marthe Robert's apparently modest commentary (is this not one more book on Kafka, published in a pleasant popularizing series?) forms a profoundly original essay, providing that good, that precious nourishment of the mind which results from the correspondence of an intelligence and an interrogation.
For after all, paradoxical as it seems, we possess virtually nothing on literary technique. When a writer reflects on his art (something for the most part rare and abhorred), it is to tell us how he conceives the world, what relations he entertains with it, his image of Man; in short, each writer says he is a realist, never how. Now literature is only a means, devoid of cause and purpose; in fact, that is what defines it. You can of course attempt a sociology of the literary institution; but you can limit the act of writing by neither a why nor a wherefore. The writer is like the artisan who diligently fabricates some complicated object, as ignorant of its model as of its use, analogous to Ashby's homeostat. To ask oneself why one writes is already an advance over the blissful unconsciousness of "inspiration," but it is a despairing advance - there is no answer. Apart from demand and apart from success, empirical alibis much more than real motives, the literary act is without cause and without goal precisely because it is devoid of sanction: it proposes itself to the world without any praxis establishing or justifying it: it is an absolutely intransitive act, it modifies nothing, nothing reassures it.
So then? Well, that is its paradox; this act exhausts itself in its technique, it exists only in the condition of a manner. For the (sterile) old question: why write? Marthe Robert's Kafka substitutes a new question: how write? And this how exhausts the why: all at once the impasse is cleared, a truth appears. This is Kafka's truth, this is Kafka's answer (to all those who want to write): the being of literature is nothing, but its technique.
In short, if we transcribe this truth into semantic terms, this means that a work's specialty is not a matter of its concealed signified (no more criticism of "sources" and "ideas"), but only a matter of its significations. Kafka's truth is not Kafka's world (no more Kafka-ism), but the signs of that world. Thus the work is never an answer to the world's mystery; literature is never dogmatic. By imitating the world and its legends (Marthe Robert is right to devote a chapter of her essay to imitation, a crucial function of all great literature), the writer can show only the sign without the signified: the world is a  place endlessly open to signification but endlessly dissatisfied by it. For the writer, literature is that utterance which says until death: I shall not begin to live before I know the meaning of life.
But saying that literature is no more than an interrogation of the world matters only if we propose a technique of interrogation, since this interrogation must persist throughout an apparently assertive narrative. Marthe Robert shows that Kafka's narrative is not woven of symbols, as we have been told so often, but is the fruit of an entirely different technique, the technique of allusion. All Kafka is in the difference. The symbol (Christianity's cross, for instance) is a convinced sign, it affirms a (partial) analogy between a form and an idea, it implies a certitude. If the figures and events of Kafka's narrative were symbolic, they would refer to a positive (even if it were a despairing) philosophy, to a universal Man: we cannot differ as to the meaning of a symbol, or else the symbol is a failure. Now, Kafka's narrative authorizes a thousand equally plausible keys—which is to say, it validates none.
Allusion is another matter altogether. It refers the fictive event to something besides itself, but to what? Allusion is a defective force, it undoes the analogy as soon as it has posited it. K is arrested on the orders of a tribunal: that is a familiar image of justice. But we learn that this tribunal does not regard crimes as our justice does: the resemblance is delusive, though not effaced. In short, as Marthe Robert explains, everything proceeds from a kind of semantic contraction: K feels he has been arrested, and everything happens as if K were really arrested (The Trial); Kafka's father treats him as a parasite, and everything happens as if Kafka were transformed into a parasite (The Metamorphosis). Kafka creates his work by systematically suppressing the as ifs: but it is the internal event which becomes the obscure term of the allusion.
Thus allusion, which is a pure technique of signification, is actually a commitment to the world, since it expresses the relation of an individual man and a common language: a system (abhorred phantom of every anti-intellectualism) produces one of the most fiery literatures which has ever existed. For example, Marthe Robert reminds us, we have commonplaces such as like a dog, a dog's life, a Jew dog; it suffices to make the metaphoric term the entire object of the narrative, shifting subjectivity to the allusive realm, in order for the insulted man to become a dog in fact: a man treated like a dog is a dog. Kafka's technique implies first of all an agreement with the world, a submission to ordinary language, but immediately afterwards, a reservation, a doubt, a fear before the letter of the signs the world proposes. As Marthe Robert puts it, Kafka's relations with the world are governed by a perpetual yes, but . . . One can fairly say as much of all our modern literature (and it is in this that Kafka has truly created it), since it identifies, in an inimitable fashion, the realistic project {yes  to the world) and the ethical project (but . . .).
The trajectory separating the yes from the but is the whole uncertainty of signs, and it is because signs are uncertain that there is a literature. Kafka's technique says that the world's meaning is unutterable, that the artist's only task is to explore possible significations, each of which taken by itself will be only a (necessary) lie but whose multiplicity will be the writer's truth itself. That is Kafka's paradox: art depends on truth, but truth, being indivisible, cannot know itself: to tell the truth is to lie. Thus the writer is the truth, and yet when he speaks he lies: a work's authority is never situated at the level of its esthetic, but only at the level of the moral experience which makes it an assumed lie; or rather, as Kafka says correcting Kierkegaard: we arrive at the esthetic enjoyment of being only through a moral experience without pride. Kafka's allusive system functions as a kind of enormous sign to interrogate other signs. Now, the exercise of a signifying system (mathematics, to take an example quite remote from literature) has only one requirement, which will therefore be the esthetic requirement itself: rigor. Any lapse, any vagueness in the construction of the allusive system would produce, paradoxically, symbols—would substitute an assertive language for the essentially interrogative function of literature. This is also Kafka's answer to all our inquiries into the novel today: that it is finally the precision of his writing (a structural, not a rhetorical precision, of course: it is not a matter of "fine writing") which commits the writer to the world: not in one of his options, but in his very defection: it is because the world is not finished that literature is possible.
1960
Roland Barthes

Câu trả lời của Kafka.
... but we make no mistake: Kafka is not Kafka-ism... For the [sterile] old question: why write? Marthe Robert's Kafka substitutes a new question: how wrtite? And this how exhausts the why: all at once the impasse is cleared, a  truth appears. This is Kafka's truth, this is Kafka's answer [to all those who want to write]: the being of literature is nothing but its technique. (1)
Roland Barthes: Kafka's Answer.
Câu văn trên, [the being of literature...], Hai Lúa đọc qua bản tiếng Tây, ngay vào lúc chập choạng bước vào cõi văn, quả là một câu văn mặc khải.
Về già, Hai Lúa hiểu thêm ra là, cái mà Kafka gọi là kỹ thuật đó, chính là đạo, đạo ở đời.
Viết, đối với mấy tên nhà văn nhà thơ, là đạo ở đời.
Theo nghĩa đó, Nguyễn Du viết, "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài."

"Chữ tâm kia", chính là kỹ thuật của nhà văn, vậy.
(1) Tạm dịch:... Nhưng chớ có lầm: Kafka không phải là chủ nghĩa Kafka.... Đối với câu hỏi cũ kỹ, kiệt mọi đường sinh đẻ, tại sao viết?, [tác phẩm] Kafka của Marthe Robert thay bằng câu hỏi mới viết thế nào? Và chính cái thế nào quật cho cái tại sao một trận mê tơi, đến kiệt thở. Và thế là cùng tắc thông, sự thật xuất hiện. Sự thật của Kafka, câu trả lời của Kafka [cho tất cả những ai muốn viết]: Hữu thể [Linh hồn] của văn chương, chính là kỹ thuật của nó.
Nhật ký
Trong ẩn dụ của Kafka, có ẩn dụ của sáng tạo, allégorie de le création, và đây là một đề tài thú vị, của một phụ trang văn học của tờ Le Monde, liên quan tới những bí ẩn văn học

*

«Oulipo pièces détachées », spectacle conçu et mis en scène par Michel Abecassis, avec Nicolas Dangoise, Pierre Ollier et Olivier Sai ène par Michel Abecassis. avec Nicolas Dangoise. Pierre Ollier et Olivier Salon.

Un tableau, un manuscrit, une édition devenue introuvable, une partition moins harmonieuse qu'il n'y paraît...
La littérature adore s'emparer des œuvres d'art pour le plaisir du jeu, l'exercice virtuose, la plongée vertigineuse aussi vers des vérités cachées
ou interdites. Invitation au voyage donc dans un monde où l'écriture se joue des règles

Trong số phụ trang văn học này, có mấy bài thật thú, về những bí ẩn văn học, về mắc mớ giữa nghệ thuật, triết học và cờ tướng.
Có thể phán thật ẩu, mấy tay chơi cờ tướng bảnh,
thí dụ như GNV, thường viết văn được! 
Kafka, người chiêm nghiệm một cách tới đáy, thật sáng suốt, về sự bất lực của mình, cả về văn, về đời, về cờ tướng, tự chọn cho mình là một con tốt của con tốt, “le pion du pion”, một hình tượng không có, không biết chơi, une figure qui n’est pas, qui ne saurait jouer.
*

Les deux Borges

Dans «La Bibliothèque de Babel» - l'univers total -, tous les livres existent déjà. La lecture précédera donc toujours l'écriture, et il n'y a pas d'auteur a priori. Mais alors, qui a écrit le premier livre? Et à quoi bon en écrire un supplémentaire qui ne peut jamais faire que répéter, commenter ou déchiffrer inutilement un de ceux qui sont enfouis de toute éternité dans quelque recoin du labyrinthe littéraire? Raphaël Lellouche prend le risque de pulvériser l'aporie borgésienne et malgré la certitude que tout est écrit persiste à se glisser, comme lui, sur un rayonnage de la bibliothèque. Il fait bien, car cet essai-là n'a sûrement pas été rédigé, du moins aussi magistralement.
L'Hypothèse de l'auteur s'appuie sur une autre hypothèse, ou une autre conviction, borgésienne elle aussi: celle selon laquelle l'écriture restera toujours “indigne”, en deçà de ce qui la suscite. L'illuminaation qu'engendre « 'Aleph» dans le conte de Borges, “ce point de l'espace qui contient tous les points” et qui est aussi la première Lettre, c'est le vertige de l'infini auquel ne pourront succéder que la mort ou l'oubli absolu, et face à quoi l'écriture est sans voix. D'où l'impossible transmission de la Lettre: l'ineffable ne se dit pas, ne s'écrit pas et resste sans auteur.
Reste à lever l'hypothèse: et si l'auteur était lui aussi dans la fiction, dans l'infini littéraire où le texte s'écrit? Peut-être qu'en dépit des apparences, «Borges est un autre». Ni seulement l'auteur, ni seulement le personnage, mais, dans le conte, l'auteur qu'invente le perrsonnage pour les besoins de la cause. «Borges n'est pas seulement une "vaste littérature'; c'est aussi l'autre fameux, le personnage fictif "Borges" que l'écrivain Borges a créé, doublant ses lettres et considéré officiellement comme leur auteur. On confond généralement les deux, mais Borges, lui, les distingue soigneusement.”

L'Hypothèse de l'auteur
part du principe que, chez Borges,l'auteur renverse les valeurs de la gloire (“fama”) épique: il n'est plus «fameux» mais infâme, indigne de tout témoignage authentique, impuissant à se distinguer de son récit et à en garantir la vérité. L'auteur ne trouve son salut qu'en s'effaçant, dans «l'infamie».
Loin de se contenter d'une analyyse des morceaux thématiques récurrents chez Borges, le superbe essai de R. Lellouche se lit comme un roman policier où l'énigme serait le plaisir de la raison, ou plutôt de l'humble inquiétude de la raison devant le mystère insoluble. Il s'engouffre dans le puzzle de l'œuvre sans prétendre le reconstituer et, en traçant la totalité continue de son mouvement, il donne la raison d'être des fictions. Comme sur un dessin d'Escheret à la manière de l'univers de Borges, les entrées sont multiples. La parole rebondit avec fulgurance, pénètre sans scrupule les paradoxes borgésiens et le casse-tête qui définit l'innclusion réciproque entre l'histoire et son écriture .•
Marion Van Renterghem 12 janvier 1990

Borges ou l'hypothèse de l'auteur, de Raphaêl Lellouche, Balland.
*

La bibliothèque de Babel

« L'écriture méthodique me distrait heureusement de la présente condition des hommes. La certitude que tout est écrit nous annule ou fait de nous des fantômes ... Je connais des districts où les jeunes gens se prosternent devant les livres et posent sur leurs pages de barbares baisers, sans être capables d'en déchiffrer une seule letttre. Les épidémies, les discordes hérétiques, les pèlerinages qui dégénèèrent inévitablement en brigandage, ont décimé la population. Je crois avoir mentionné les suicides, chaque année plus fréquents. Peut-être suis-je égaré par la vieillesse et la crainte, mais je soupçonne que l'espèce humaine -la seule qui soit - est près de s'éteindre, tandis que la Bibliothèque se perpétuera: éclairée, solitaire, infinie, parfaitement immobile, armée de volumes précieux, inutile, incorruptible, secrète.
Je viens d'écrire infinie. Je n'ai pas intercalé cet adjectif par entraînement rhétorique; je dis qu'il n'est pas illogique de penser que le monde est infini. Le juger limité, c'est postuler qu'en quelque endroit reculé les couloirs,les escaliers, les hexagones peuvent disparaître - ce qui est inconcevable, absurde. L'imaginer sans limites, c'est oublier que n'est point sans limites le nombre de livres possibles. Antique problème ou j'insinue cette solution: la Bibliothèque est illimitée et périodique. S'il y avait un voyageur éternel pour la traverser dans un sens quelconque, les siècles finiraient par lui apprendre que les mêmes volumes se répètent toujours dans le même désordre - qui, répété, deviendrait un ordre: l'Ordre. Ma solitude se console à cet élégant espoir. ».


Vụ Án