|
Gấu có nhớ Xứ Đoài không?
Happy
Birthday to U, Jennifer
Về
"huyền thoại
Diễm" trong bài hát Diễm xưa, "người xưa" tâm sự: "Trong
bài này anh Trịnh Công Sơn viết về vẻ đẹp của Huế nhiều hơn là về...
tôi. Tôi
nghĩ vậy. Ðó là bóng dáng của Thành nội cổ kính, của dòng sông Hương
xanh mát
và huyền hoặc, là không khí lãng đãng của thơ, của nhạc".
"Nhiều người tò mò vì
sao Diễm im lặng trong suốt mấy mươi năm?".
"Vì tính tôi như vậy,
không muốn ra trước công chúng. Tôi cũng không biết nói gì và không
biết có ai
cần gì ở mình hay không. Và cũng bởi vì bóng dáng to lớn của anh Trịnh
Công Sơn
đã đủ rồi!".
Tuyệt!
Nguồn
Bearing witness is a sacred trust
Every writer of reportage ought to learn from
the Kapuscinski controversy.
Creative non-fiction is a slippery slope
Một cách đọc khác, về ông nhà văn ký giả kiêm điệp viên xém đoạt Nobel.
To bear witness to genocide, war, revolution and human courage amid
inhumanity is – forgive the pathos – a sacred trust.
Ông
Cà Bi ở Xẻo Quao
As for
me, I prefer to
smell French shit for five years, rather than Chinese shit for the rest
of my
life.
Ta thà ngửi
cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu
cả đời
Di chúc
Bác Hồ
Bố có một mơ ước.
Ước mơ của ông Bố này, những
ngày sau 30 Tháng Tư 1975, đã được biếu không cho đám
Bắc Kít, qua chương trình Kinh Tế Mới, hay Phân Bố Lao Động, tức là đưa
Bắc Kít
Nam Tiến. Tô Hoài trong Bút Ký, nhà xb Hội Nhà Văn, 2000, dành một
chương để tả
những làng xóm Bắc Kít, với những cái tên "chúng ta đi mang từ quê
hương", như Hà
Nội, Lâm Hà, Thanh Trì, Đông Anh... những người làng Vân...
ở những
vùng cao nguyên
như Lâm Đồng, Đơn Dương, Đà Lạt.
Thành ra có tới hai chiến dịch Kinh Tế Mới. Một, tống Nguỵ ra khỏi
thành phố
Miền Nam, và một, đưa đám tinh anh Hà Nội vô thế chỗ, nhà xb Hội Nhà
Văn
bộ
phận phía Nam, thí dụ; và đưa dân Bắc vô, phân bố lao động.
Chương Nhất của Bút
Ký của Tô Hoài có tên là Nhớ Quê.
Quê ở đây là Đàng Trong, là Miền Nam.
Đất Bắc đâu phải quê của Bắc Kít!
Hợp tác
xã nông lâm nghiệp
Thanh Trì – hay khu Thanh Trì, mọi người quen gọi thế. Giữa huyện Đức
Trọng,
huyện Đa Hoai đang xuất hiện ngày càng nhiều những cái tên cũ mà hoàn
toàn mới
trên đất này. Các thị trấn và đường Thanh Trì, Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Ba
Đình, công
viên Thủ Lệ giữa những Lán Tranh, Cam Ly, Dạ Đờm… Mỗi cái tên mỗi công
việc đều
chan chứa hình ảnh thơ mộng và đượm bao nhớ thương, mong ước.….
Chả là
tôi đọc tài liệu thấy
nói cái ông bác sĩ Yécxanh ngày trước ở Nha Trang đã mày mò lặn lội
trên rừng nửa
năm tìm ra đất Đà Lạt cho Tây nghỉ mát, mình là người nước mình, thua
người ngoài
sao được bác nhỉ?
Tôi
quen Hảo từ lâu. Hảo đã vào
ngay đợt đầu, đắn đo trở ra lại vào và bây giờ ở hẳn, đào ao làm nhà.
Tô Hoài: Bút Ký
Bút
Ký đã từng bị cấm, chắc là
vậy.
Có cả Faulkner
nữa!
Giáo Đường, Sanctuaire, ư?
Tất nhiên rồi!
Tôi tưởng tượng ra một chuyện ghê rợn nhất rồi bầy nó ra
mặt giấy. (1)
Câu của Faulkner, áp dụng vào Cánh đồng bất tận mà không tuyệt
sao?
(1)
Trên tờ Nguời
Quan Sát Mới, số 11-17 Mars 2010, mục “Điện thoại đỏ”, cho biết
tin
nóng hổi:
Những
chuyên gia về Faulkner đã rụng rời, en
émoi, kể từ khi người ta khám phá ra
một cuốn sổ đăng ký một đồn điền nô lệ ở Mississipi, được coi là nguồn
sáng
tác Giáo Đường của Faulkner!
Cuốn sổ dầy 1.800 trang, giấy vàng khè, từ, datant du, thế kỷ
19. Nhà văn lấy giai thoại từ đó, và còn chôm tên một số nô lệ cho
những nhân vật
của ông.
Tình lơ
Nguyễn Ngọc Tư
V/v Tình Lơ.
Hẳn là Cô Tư đọc Cuốn
Theo Chiều Gió, và bởi vì cùng một nỗi ám ảnh về một Miền Nam sâu
thẳm của một William Faulkner, một Margaret Mitchell, mà viết ra nó.
Scarlett và Melanie ở đây là hai chị em giống nhau như đúc. Và thầy
giáo Thành trong Một Mối Tình, thì biến thành anh chồng ngớ ngẩn lầm cô
chị với cô em, hoặc ngược lại.
Cái không khí chung của tất cả truyện của Cô Tư, vẫn là ảo tưởng về ông
anh Bắc Kít ruột thịt cuối cùng hóa ra… kẻ thù!
Scarlett khi vỡ ra, bèn đoạn tuyệt với ảo tưởng, quyết tâm xây dựng lại
thiên đàng Tara, chờ ngày Rhett [chắc
là đi học tập cải tạo] trở về!
Một độc
giả TV đã khều nhẹ Gấu, Cô Tư làm sao mà đẹp như ông Gấu tưởng tượng
ra, như thế!
Gấu này đành phải thú thực, sợ Cô Tư còn đẹp hơn cả những W. Faulkner,
những Margaret Michell! Tất cả những sáng tác của Cô Tư đều bàng bạc
trong đó, một Miền Nam đã mất, và gốc rễ của nó, phải tính từ thời Adam
và Eva bị tống ra khỏi Vườn Địa Đàng, biến thành một lũ “giả-Do Thái”
[giả ở đây giống như trong từ ‘giả cầy’!], lang thang
khắp miền trái đất, một nửa reo rắc tai ương, một nửa ăn mày lòng
thương hại của nhân loại.
*
Chuyện
Faulkner
thuổng tài liệu đăng ký đồn điền cao su Nam Bộ, ấy chết xin lỗi, đồn
điền nô lệ
Mississipi, viết Giáo Đường,
theo Gấu chưa quái bằng chuyện Cô Tư, chưa từng đọc
Faulkner, vậy mà toàn bộ tác phẩm của cô như bước ra từ chương I cuốn Absalom,
Absalom! của Faulkner!
TV sẽ post chương
I, hồi I trên, và để độc giả TV tuỳ nghi thẩm định!
"Years ago
we in the South made our women into ladies. Then the War came and made
the
ladies into ghosts. So what else can we do, being gentlemen, but listen
to them
being ghosts?"
Những năm nảo năm
nào chúng ta, người Miền Nam,
tôn các bà của chúng ta thành những bậc mệnh phụ. Rồi đám Bắc Kít hô
hào giải
phóng Miền Nam
đánh cho Mẽo cút Ngụy nhào, và biến họ thành những bà vợ đám Ngụy có
chồng đi
tù cải tạo. Chúng ta có thể có thể làm gì, ngoài chuyện, lắng nghe Cô
Tư kể
chuyện?"
Hà, hà!
Đúng là dịch bố lếu bố láo, anh cu Gấu!
Đỗ Hải
Yến trong Cánh Đồng Bất
Tận [hình từ Bee]
Ui chao, nhìn là thấy hiển hiện
ra tất cả những nhân vật nữ của Faulkner!
Nhất là cái em trong Giáo
Đường, Sanctuaire, bị thằng
liệt dương phá
trinh bằng cái bắp ngô!
Liệt
dương ư?
Hay là tay hiệu trưởng gì gì đó?
Interview: Gao
Xingjian
V/v viết như là một cách để
kiếm sống
Trông vào viết để có miếng ăn
ư? Tôi nghĩ, tốt nhất, nên bỏ cái ý nghĩ đó đi. Đây là kinh nghiệm của
riêng tôi.
Lý do tôi viết – ‘văn chương lạnh’ – tôi gọi như vậy - bởi vì nó không
liên
quan tới thị trường. Đây là một yêu cầu nội tại. Chỉ khi nào bị thúc
bách thì tôi
mới cầm lên cây viết. Không phải để bán sách. Có thị trường sách, và
chúng ta
không chống đối chuyện khuyến mãi sách, bởi vì có thứ văn hóa tiêu thụ.
Nhưng
chúng ta đừng lẫn lộn hai thứ đó. Nhà văn phải thật là rạch ròi về
đường ranh
giữa sự tiêu thụ văn hóa, cultural consumption, và văn chương nghiêm
túc. Liệu
anh ta viết cho sự tiêu thụ của người khác hay là viết cho chính anh
ta? Theo cái
nhìn của tôi, văn chương nghiêm túc được viết dính cứng vào với mình,
serious
literary writing is inherent written for oneself. Chính là vì viết cho
chính mình
như thế mà chúng ta mới đạt tới được cái chân thực của cuộc đời, và nhờ
đó mà có
một cái gì có giá trị để mà cống hiến cho độc giả. Cũng vậy, là với
những từ,
những con chữ. Khi độc giả đọc chúng, họ cũng có thể kinh nghiệm chúng.
Điều này
“chuyển hóa” người đánh dấu, [This ‘transcends’ the marker]. Descartes nói, “Tôi suy tư vậy tôi hiện hữu”.
Với nhà văn, điều này không có nghĩa, “Tôi trình bầy chính tôi, vậy tôi
hiện hữu
[‘I express myself therefore I am']," nhưng mà là, “Tôi viết, vậy tôi
hiện hữu”.
Bằng viết, anh ta không còn sống trong mù lòa, ngớ ngẩn, mà trong sự
sáng suốt
của tâm hồn. Tự thân, kinh nghiệm tự hiểu mình và xác nhận giá trị
những gì
viết ra - xẩy ra trong khi viết – thì cũng là khẳng định giá trị của
nhà văn và
điều này đủ là một phần thưởng rồi.
Ha Jin
Ngôn
ngữ
của sự phản
bội
La critique un art
difficile
Le critique est
étymologiquement celui qui « juge comme décisif » - ou non - ce qu'on
lui
soumet. Cela suppose une compétence, un savoir, mieux, une science qui
le
distingue du lecteur ordinaire. Au grand dam des illusions
démocratiques. Mais
comme il est aussi un contemporain ordinaire, il subit l'influence des
critères
moraux, codes langagiers et partis pris de son temps. Pour s'y
soumettre ou les
combattre. Retour sur l'exercice périlleux - la postérité peut être
impitoyable! - de l'expertise de la littérature. De Sainte-Beuve à
Barthes,
Genette et Lacan.
Philippe-Jean Catinchi
Phê bình, một nghệ thuật
khó
Phê bình gia, theo nghĩa từ nguyên của nó, là
kẻ phán, "quyết định hay
không quyết định", cái mà người ta dí vào mắt anh ta. Điều này đòi hỏi
khả
năng, tri thức, và hơn thế nữa, một khoa học để phân biệt nhà phê bình
với độc
giả bình thường.
Nhưng anh ta còn là một con người đương thời bình thường, và
chịu ảnh hưởng những đòi hỏi đạo đức, những mẫu mã ngôn ngữ và những
định kiến
của thời của mình.
Để mà chiều theo hoặc chống lại.
Văn chương, khi nào?
Câu hỏi
nhức nhối nhất mà phê
bình mỹ học về văn học, lý thuyết văn chương và ngôn ngữ học, gặp phải,
thì không
phải là câu mà Sartre sử dụng như là cái tít cho một tác phẩm của ông, “Văn chương
là gì?" nhưng mà là, “Khi nào
có văn chương?, Quand y-a-t-il litérature? “
Với Gérard Genette, văn phong
vươn tới kết cấu, chứ không phải tới cấu trúc hay cách diễn đạt
Pour Gérard Genette, le style
se manifeste au niveau de la texture, et non à celui de la structure ou
de l’élocution.
L'éternel critique
L'option des “classiques”
Sainte- Beuve écrit clair,
classe juste, ne manque pas de courage. Mais sa manie est de faire la
morale
aux grands écrivains
Phê bình... Vũ Ngọc Phan
Saint-Beuve viết sáng sủa,
xếp loại đúng, không thiếu can đảm. Nhưng ông bị cái tật là ưa giảng
đạo đức
đối với các đại văn sĩ
*
Ở thế kỷ 20, một kẻ chân
thật, thật khó mà là một nhà phê bình văn học. Có quá nhiều điều khẩn
cấp hơn
phải làm. Phê bình chỉ là phụ thuộc. Bởi vì nghệ thuật phê bình là làm
độc giả
quan tâm tới tác phẩm văn học; khổ một nỗi, "quí độc giả" có khi không
cần lắm, tới sự giúp đỡ này. Liệu ai đó đọc phê bình thơ ca, văn
chương, kịch
nghệ, một khi quá rành về nó? Hơn thế, "hai tay" còn khổ, vì
hai cám dỗ. Về phía tay phải, là Lịch sử Văn học, với cái vẻ chắc nịch,
và
những uy thế hàn lâm. Tay trái, trò Điểm Sách - không thực sự một nghệ
thuật,
chỉ là kỹ thuật dựa vào một lý thuyết thật chẳng đáng tin cậy, rằng
phải có cái
gì đáng đọc được in ra hàng năm. Ngay cả một tay phê bình tốt nhất cũng
có thể
bị nó cám dỗ, thôi thì cứ xiêu phải, hoặc quẹo trái. Như Sainte-Beuve
chẳng
hạn; hỡi ơi, làm thế nào tạo được sự vị nể trí thức, một thế đứng khoa
bảng, nhà
phê bình bèn trở thành nhà sử văn (literary historian). Thế là cứ hùa
theo
những đòi hỏi của một cuốn tiểu thuyết, và của tính tức thời; cái phần
có ý
nghĩa trong những phát giác mang tính phê bình tác phẩm của Henry
James, đã
không sống lâu hơn những điều tầm phào được gạt bỏ. Những bài điểm sách
tốt
cũng làm xàm như những cuốn sách tồi.
Tuy nhiên còn một lý do cơ bản nữa cho thấy tại sao khó, đối với một
đầu óc
nghiêm túc, sinh nhầm thế kỷ (sinh trong thế kỷ nhiễu nhương và hiểm
nguy này),
muốn cúc cung tận tụy với phê bình văn học. Thế kỷ của chúng ta, khỏi
cần nói
thì ai cũng biết, được mùa môn khoa học tự nhiên. Chín chục phần trăm
những nhà
khoa học đều đang còn sống. Thắng lợi ròn rã của khoa học, chân trời
lùi dần
trước tinh thần tra hỏi, đâu còn chỗ cho quá khứ? New Americas [Những
Tân Thế
Giới], được kiếm thấy mỗi ngày. Tâm tính con người do đó cũng bị ảnh
hưởng bởi
giá trị khoa học. Ảnh hưởng và sự mê hoặc của chúng vượt quá bờ cõi
khoa học,
theo nghĩa cổ điển của từ này. Lịch sử và kinh tế học cũng khoa học,
theo một
tiêu chuẩn nào đó. Cũng vậy, luận lý học và xã hội học. Nhà nghệ sử gọt
rũa
tinh vi những dụng cụ và kỹ thuật ông coi là có tính khoa học. Nhà soạn
nhạc thập
nhị cung (twelve-tone) qui chiếu khổ công tu luyện của mình về những
thực tập
của những nhà toán học. Durrell, trong lời tựa cho Tứ Khúc [BHD] của
mình, phán,
ông cố gắng chuyển vào ngôn ngữ và vào dòng kể, his narrative, viễn
tượng của
thuyết Tương Đối. Ông nhìn thành phố Alexandria theo không gian bốn
chiều.
*
Ở thế kỷ 20, một
kẻ chân thật, thật khó mà là một nhà phê bình văn học. Có quá nhiều
điều khẩn cấp
hơn phải làm....
Steiner
Câu trên có thể áp dụng vào trường hợp của Gấu, khi ra hải ngoại, nhất
là đúng
vào lúc cầm lên cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner.
*
Và bởi vì phê bình, như thế,
chỉ là một siêu ngôn ngữ, cho nên, nhiệm
vụ của nó, chẳng hề là khám phá ra, "những sự thực", nhưng mà là
"những cái có giá trị" ["the validities"]. Tự thân, ngôn ngữ
không thực, mà cũng chẳng giả; nó có giá trị, hoặc không: giá trị,
valid, có
nghĩa, tạo một hệ thống hài hòa những ký hiệu. Những lề luật của ngôn
ngữ văn
chương chẳng màng đến sự ăn ý, giữa nó với thực tại [cho dù mấy trường
phái hiện
thực lải nhải cỡ nào thì cũng… dẹp!], nhưng mà là sự cúi mình chịu vô
khuôn
khép với hệ thống ký hiệu tác giả tạo ra (và chúng ta, lẽ dĩ nhiên,
phải đem đến
cho cái từ ‘hệ thống’ này một cái nghĩa rất ư là mạnh, ở đây] (1). Phê
bình chẳng
có tí trách nhiệm nào, về cái việc phải tuyên bố, liệu Proust nói lên
“sự thực”.
Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất
(hay, ngôn
ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ phê bình phải đụng
(deal)
với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình với ngôn ngữ của
tác giả
được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với thế giới. Chính
sự
"đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, cái gọi là
phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình thật giống với một
hoạt
động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự phân
biệt
giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.
Phê Bình Là Gì?
*
Gấu đọc bài viết trên, của Barthes, chỉ sau cái cú đọc Bếp Lửa ít lâu,
và đều
là những cú mặc khải. Nhờ bài viết của Barthes, Gấu tách ra khỏi được
những
"vấn nạn lớn lao" của văn chương, đề ra bởi Sartre, thí dụ, văn
chương là gì, viết cho ai, viết để làm gì, và nhất là dòng văn chương
dấn thân,
mà ông là chủ soái.
Bạn tha hồ dấn thân, như một con người, trong cái xã hội người cùng
thời với
bạn, nhưng văn chương, là một câu chuyện "khác".
Barthes chỉ ra sự khác biệt, giữa nhà văn, écrivain, và nhà dùng văn,
écrivant.
Nhà văn đặt nặng chuyện sáng tạo, tìm cái mới, khởi từ hệ thống ngôn
ngữ đã có,
của thời của mình; nhà dùng văn, écrivant, sử dụng, cũng ngôn ngữ đó,
cho mục
đích, mục tiêu, một cái "goal", mà người này manh nha, hoặc toan
tính, chỉ chờ có thời gian ngồi xuống bàn, để viết ra.
Chính vì thế Barthes được coi như người bảo vệ, trường phái tiểu thuyết
mới, và
cùng với nó, là quan niệm, "tôi viết để hiểu tại sao tôi viết".
*
Khoảng cách giữa hai cú mặc khải - đọc
cọp Bếp Lửa trên đường phố Sài Gòn, và
đọc Barthes, khi đã đi làm, và cầy, không chỉ một, mà tới hai "job",
một cho Bưu Điện, và một cho UPI - là một giấc mộng đã thoả: Gấu đã
từng rớt
Toán Đại Cương chỉ vì không có tiền mua sách Đại Học, và đã từng thề
với mình,
khi nào tao có tiền, tao sẽ mua sách cho thoả chí bình sinh!
Thành thử cái vụ bỏ ngang Đại Học, đi làm Bưu Điện, thật là tuyệt vời!
Nếu không làm Bưu Điện, Gấu chẳng làm sao có cơ hội tiếp xúc với xứ
người, qua
đám ký giả ngoại quốc, qua sách vở, báo chí ngoại.
Nhờ đô la Mẽo, Gấu mua, cả những cuốn sách Tây, trên vốn liếng ăn đong
của
mình, nào là Lịch Sử và Ý thức Giai cấp của Lukacs, nào là
những cuốn
của nhà xb Nửa Đêm, Tây chính gốc cũng còn ớn, thành thử, câu nói, "Mày
có
biết tiếng Tây không đấy?", Gấu chưa nghe, nhưng nhìn thấy nó, thật rõ,
ở
trên mặt, những văn hữu, trong có cả Trần Phong Giao, nhưng ông này
lịch sự
hơn, hỏi thẳng, "Mày mua cái này về để trưng ở tủ sách, hở?"
Tuy nhiên, cái sự đọc sách, nó cũng ly kỳ lắm. Khi mua những cuốn như
thế, Gấu
chỉ tự nhủ, sẵn tiền, cứ mua, khi nào dư dả chữ Tây, thì mình đọc, đâu
có sao!
Ui chao, chiêu như thanh ty, có tới hai cái thú, nay, mộ thành tuyết,
chỉ còn
một: Lên xóm và ghé tiệm sách!
Lần đầu lãnh lương Bưu Điện, là bèn đi xóm.
Lần đầu lãnh đô la Mẽo, là bèn ghé một trong những tiệm sách ở đường Lê
Lợi,
cũng gần sở làm UPI, 19 Ngô Đức Kế.
Sau đó, thì cũng lại lên xóm!
Làm sao thoát!
*
Lại nói chuyện không có tiền mua sách Đại Học.
Bỗng nhớ Miếng Thịt Bò của Hemingway, chuyện một anh võ sĩ già,
hết
thời, chỉ vì thiếu một miếng thịt bò, cho bữa điểm tâm, trước khi so
găng, đành
thua một gã trẻ tuổi mới vô nghề đấm.
Giá có miếng thịt bò, thì cú đấm tối hiểm của anh đã hạ nốc ao địch thủ.
Ui chao, giá như Gấu không quá nghèo, không quá đói, thì... sao
nhỉ?
Nhưng, thịt bò hay không thịt bò, thì cũng không còn "ép phê" gì nữa
rồi!
Hội chứng hậu
chiến tranh Việt Nam, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khủng khiếp vô
cùng, đối
với Việt Nam, chứ không phải đối với Mẽo.
Mẽo cút rồi, thế là yên thân Mẽo.
Chỉ tội đám Mít. Thắng trận giặc Mẽo rồi, làm sao thắng trận giặc Mít
đây:
Làm sao tiêu diệt đám bọ thèm đô la Mẽo?
Gặp nhau tại Sài Gòn
5 năm
TTT ra đi
(22.3.2006-22.3.2010)
Và làm thơ trong trại cải
tạo, đó cũng là trở về với thơ ca bình dân. Chế độ lao động
trong trại, đó là
một ngày căng thẳng tám tiếng, không có cuối tuần; mỗi tù nhân có riêng
một vũ
trụ của anh ta: một cái chiếu, chừng năm, sáu chục tù nhân trên dưới
hai lớp,
trong tấm "toan" trên trăm tù. Viết là một xa xỉ: chỗ ngồi, thời gian
viết. Với nhịp tù hối hả như thế, cái lạnh, cái đói... ai dám nghĩ đến
sáng
tạo? Ngay cả thiên tài, ngay một sức mạnh siêu nhiên cũng chẳng thể
vượt qua,
những "trói buộc" này.
Tuy nhiên, người Việt nói "làm thơ",
không ai nói "viết thơ". Như vậy, người ta có thể làm thơ bất cứ ở
đâu, trong bất cứ vị trí nào: đi, đứng, nằm, ngồi, thức... Thơ gặp anh
không
cần hò hẹn, không định rõ ngày giờ. Người ta không thể kiếm nó, vì biết
đâu mà
kiếm. Bạn chỉ có một việc: tiếp nhận nó, bàn bạc cùng nó. Nó chỉ yêu
cầu bạn:
hãy giữ tiếng nói chơn chất của bạn. Tiếng nói này, sau đó, sẽ quyết
định cuộc
đời của riêng nó.
*
It is almost
impossible to
imagine that under the unbearable conditions imposed by the Nazis,
intellectual
life could still continue. The historian Yitzhak Schipper, who was
writing a
book on the Khazars while he was all inmate of the Warsaw ghetto, was asked how he did
his work
without being able to sit and research in the appropriate libraries.
"To
write history," he answered, "you need a head, not an ass."
Alberto Manguel: The library
as survival [in The Library
at Night]
Thật khó mà tưởng tượng được,
dưới điều kiện Nazi đời sống tinh thần vẫn tiếp tục. Sử gia Yitzhak
Schipper viết
một cuốn sách về Khazars trong khi là tù nhân ghetto Warsaw; khi được
hỏi làm
sao có thể viết, khi không thể ngồi, và không có tài liệu nghiên cứu
như ở
trong thư viện, ông trả lời, để viết lịch sử, bạn cần cái đầu, không
phải cái đít.
Trốn
đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
*
Thất
Hiền
Thất Hiền, tức bẩy người hiền,
tức bẩy đứa
chúng tôi, đều quen nhau qua Chất, em trai nhà thơ TTT.
Năm đó, do trường tư không có lớp đệ nhất, đám chúng tôi, sau khi đậu
tú tài I,
đều được trường Chu Văn An thâu nhận, do đó Chất và tôi quen nhau.
Sủng, Luận
tuy cùng bọn, nhưng đậu Tú Tài I năm trước. Cẩn bỏ học ngang đang tìm
việc làm.
Giả sử như Chất đậu năm trước đó, cùng với hai tên Sủng và Luận, tôi đã
không
có cơ hội làm quen với anh, và như thế mọi chuyện trong cuộc đời của
tôi chắc
chắn sẽ đổi khác.
Phải đến mãi sau này, khi về già, nhớ lại,
tôi mới nhận ra, một số chuyện xẩy đến với tôi, tưởng như chẳng liên
quan với
nhau, vậy mà, “ma đưa lối quỉ dẫn đường”, chúng đều như xúi giục, năn
nỉ , hăm
dọa, “này Gấu, mày là phải viết văn chứ không thể trở thành một ông
thầy dậy
toán, hay lý hoá như mấy tên Sủng tên Luận bạn mày đâu”!
Tôi cứ như nhìn ra con đường dẫn, từ cái cảnh Gấu tôi, đứng ngay trên
vỉa hè
Sài Gòn ngấu nghiến đọc cọp cuốn Bếp Lửa của TTT. Cảnh
này dẫn tới cảnh anh bạn
Nguyễn Hải Hà “tình cờ” giúi vào tay Gấu tờ Sáng Tạo, trong khi cả hai
đều là
những thằng mê toán đến phát điên, và có thể trở nên khùng, nếu gặp một
bài toán
khó, không làm sao giải được!
Tất cả là để dẫn tới chuyện, tôi quen Chất, tại năm học đệ nhất ban
toán, tại
lớp B. 8, trường Chu Văn Anh. Và được anh dẫn về nhà chơi, biết bà cụ
anh, và
ông anh của anh, nhà thơ TTT.
Tôi đã có lần kể lại, trong Một Người Anh”, cái cảnh đến nhà, lần
thứ
nhất gặp nhà TTT ngồi ở một cái bàn nhỏ ở góc nhà.
“…. Rồi thi đậu Tú Tài phần một. Khi đó trường tư chưa có Đệ Nhất. Tôi
được vào Chu Văn An, hiệu trưởng là
thầy Trần Văn Việt,
khi nhà trường còn nằm nhờ phía sau trường Pétrus Ký. Học chung với đám
dân
trường tư, trong có Chất, em anh T. Qua Chất, tôi có thêm một số bạn,
Cẩn,
Quốc, Sủng, Luận, Tín. Đúng 7 đứa. Nhà bà cụ Chất là nơi chúng tôi
thường tụ
họp. Ngay từ những ngày đầu tới chơi, thấy anh T. ngồi co cả hai chân
lên ghế,
trước một cái bàn nhỏ ở góc nhà, tôi đã tưởng tượng, phải nói là đã mơ
ước,
tương lai của mình sau này rồi sẽ y hệt như vậy.”
Một
người anh
Cái bàn nhỏ đó,
tôi lại nhớ ra nó, khi gặp lại ông cậu, lần trở lại Hà Nội. Ông cũng
nhớ lại,
lần đầu tiên ông có được cái bàn ở trong đời, đấy là nhờ ông Nguyễn Văn
Linh và
chính sách cởi trói. “Không có ông Linh, với chính sách cởi trói cho
đảng viên,
mợ mày đâu có cơ hội mở ra cái quầy bán đinh sắt ở phía dưới nhà, nhờ
vậy mới
có đồng ra đồng vào."
Tôi nhìn lên
bàn, thấy cuốn Larousse, ấn bản đời thứ tiền sử.
"Cậu dùng cuốn từ điển này?”
Ông gật đầu.
“Cũng mới mua sau này, nhờ cái sạp bán đinh sắt.”
Ông bùi ngùi kể lại, lần hai cậu cháu gặp
gỡ năm 1954, cậu thì từ rừng núi Việt Bắc về tiếp thu thủ đô, cháu, sau
khi
nhường thủ đô cho ông cậu, bèn vội vàng chạy ra ga Hàng Cỏ, lên tầu
hoả, xuống
Hải Phòng, xuống tầu há mồm, ra vịnh Hạ Long, lên tầu Đệ Thất Hạm Đội,
chuồn vô
Nam, năn nỉ Sài Gòn nhận thằng bé Bắc Kỳ làm con nuôi.
Năm 2001, về lại Hà Nội, nghe ông cậu than thở:
"Suốt cả tuổi trẻ, cậu lên rừng, theo kháng chiến, 1954 về Hà Nội, lập
gia
đình, suốt quãng đời còn lại, chỉ mong sao có được một cái bàn để mà
làm việc."
Ôi chao câu nói của ông cậu, làm tôi nhớ đến Nguyên Hồng, khi viết Bỉ
Vỏ, trên
mấy cái thùng gỗ, thay cho cái bàn!
Khỉ như thế đấy, viết, tức là nhớ lại, những khổ với sướng chung quanh
một cái
bàn!
NQT
6 năm BHD
ra đi
Tribute
to Koestler
Steiner,
trong ai điếu “La
Morte d’Arthur”, viết:
Đêm giữa Ngọ
của Koestler là một trong những cuốn tiểu thuyết cổ điển của thế kỷ. Nó
giáo dục
những thế hệ về những ghê rợn của chúng, it educated generations to
theirs
terrors. Di chúc Tây Ban Nha, The Sapnish
Testament (còn biết dưới cái tít Chuyện
trò với Thần Chết, Dialogue with Death) thì cũng xấp xỉ cái thế giá
đó. Những kẻ mộng du, The Sleepwalkers - đặc
biệt là những chương về Kepler – là một trong những bữa tiệc hiếm của
nhân
gian, về sự tái-sáng tạo tưởng tượng thuyết phục của khoa học lớn,
convincing
imaginative re-creation of great science, về lô gíc thơ của khám phá,
poetic
logic of discovery. Tôi không chia sẻ những xác tín của ông trong Trầm tư về tội treo cổ, Reflections of Hanging,
nhưng nó sẽ còn hoài như là một trong những dấu ấn lớn lao của thời đại
chúng
ta, và thời điểm mấu chốt liên quan đến cuộc tranh luận về án tử hình.
Có những
chương có tính cổ điển như thế, ngay cả ở trong những tác phẩm tự thuật
như là Arrow in the Blue. Nhưng với Koestler,
có một cảm quan về một cái gì đó vượt lên tổng số những gì ông viết ra.
Có những
con người, đàn ông hay đàn bà, ở vào những thời đại, ở vào những xã
hội, họ đưa
mình ra, “đành làm” chứng nhân thiết yếu, cần thiết, không có không
được, và chính
là nhờ vào hiện hữu cá nhân, cảm quan riêng tư của một con người như
thế mà
những ý nghĩa lớn lao, rộng rãi hơn của thời đại được tập trung, được
xoáy chiếu,
và trở nên sáng sủa, visible. Trong thế kỷ đen tối…
Note:
Đọc được câu này, thật
thú vị, trong bài viết B.B. của
Steiner, về Bertolt Brecht.
Trả lời Walter Benjamin, sau khi
chạy thoát Nazi, và đi một đường thăm viếng Moscow, "Này kiếm được mảnh vườn
dưỡng đời
ở đó chưa?", B.B. phán:
“Tớ là một tên CS, nhưng đâu
phải là một thằng ngu!"
[B.B. is said to have replied when Walter Benjamin - himself soon to
die a
hounded fugitive - asked whether the great playwright would seek haven
in Moscow,
"I am a
Communist, not an idiot"]
*
Hội nghị Văn hóa Tự do
Arthur Koestler
I
Vào
tháng Ba 1950, tôi viết
thư cho Hermon Ould, thư ký Văn Bút, PEN Club:
… Tôi hơi bị sốc khi đọc trên
tờ Tin tức PEN [News], Tháng Hai, trang 5, một báo cáo về “Văn hóa ở
Liên Xô”.
Có vẻ như nó được viết bởi một tay viễn mơ, hay, người ở mặt trăng. Tôi
không
muốn làm phiền ông bởi ba thứ còm kiếc, vì biết ông rất bận rộn, nhưng
cho phép
tôi đi một đường phản đối. Ông chắc là còn nhớ tôi vốn là một thành
viên hoạt động
năng nổ, active, của PEN, nhưng rồi sau đó ỉu xìu, lý do là tôi ngửi ra
cái mùi
trung lập, neutrality, trước sự đàn áp, bách hại lố bịch nhất, kinh
khiếp nhất đối
với nghệ thuật, khoa học, và văn học, từ những nhà khoa học, những nhạc
sĩ cho
tới những anh hề ở rạp xiếc.
Chủ
nghĩa trung lập thực sự
chỉ là một hình thức được đẽo gọt cho thật ngon lành của cái gọi là sự
phản bội
trí thức. Nó chỉ ra, một bên, tha thứ, bỏ qua cho sự ghê rợn toàn trị,
và, một
bên, tố cáo tới chỉ, độc như thịt vịt, with unforgiving venom, trước
bất cứ một
thất bại, hay bất công của Phương Tây.
Cái thái độ bại hoại này của
giới trí thức hậu chiến....
Kỷ
Niệm
Bí kiếm
Móng tay quỷ
Fujisawa Shuhei
Phạm Vũ Thịnh dịch
Gấu mới được coi
một phim của Nhật, The Hidden Blade.
Đề tài của nó, cũng có gì tương tự tới đạo
và tuyệt kỹ. Có hai kiếm sĩ cùng học một thầy, một ác, một thiện. Tay ác võ công cao hơn. Ngay khi đang học, thầy
đã đoán
ra, sau này, hai thằng thể nào cũng đụng độ, và giấu đi một tuyệt
chiêu, không
dậy.
Sau quả nhiên đụng độ thực, và anh thiện, trước trận đụng độ, trở về
gặp thầy,
học chiêu võ công thầy vẫn để dành cho mình, thắng anh ác, rồi, trả thù
cho anh
ác luôn, vì anh này cũng bị lừa mà trở thành kẻ giết người.
Điều Gấu này muốn nói, cái chất thiện đó, mới là cần. Tuyệt kỹ, học lúc
nào mà
chẳng được.
Có tay triết gia thời Hy La thì phải, bị kết án tử, chỉ còn vài ngày là
rụng
đầu, vậy mà còn muốn học thổi tiêu [?], nữa là !
Tuyệt chiêu mà ông thầy để dành đó, cũng thật là ly kỳ, Gấu không kể ra
ở đây,
sợ làm mất hứng những ai chưa coi phim.
Trong phim còn có một mối tình thật là tuyệt vời, cũng không dám kể ra
ở đây.
Nhật ký TV
Note: Phạm Vũ Thịnh dịch mấy
truyện kiếm của Nhật, thật tuyệt. TV trân trọng giới thiệu
Coi
phim, rồi đọc truyện, thấy
phim hay hơn truyện nhiều lắm. Bí kiếm “móng tay quỉ” quả có thật,
nhưng không được sử dụng để giết bạn, mà là trả thù cho bạn, và vợ bạn.
Cô tớ gái cũng
không đúng như trong truyện, trong phim đẹp hơn nhiều.
|
|