|
Người
Tuyết Sau Nhà
Tết
Canh Dần
Năm Hổ,
Trái Tim Hổ
Le Magazine Littéraire Mai 2002
Tran Minh Huy giới thiệu NHT...
5 năm
TTT ra đi
(22.3.2006-22.3.2010)
Lúc
này, tôi nhắc đến Thạch,
Ðồng, An, Liên, và Nga là những nhân vật trong cuốn Ung Thư. Và, trong
Ung Thư
có một chi tiết thật cảm động, tôi rất thích đó là bối cảnh Hà Nội
trong cơn
hấp hối, thành phố sắp tan rã, suốt đêm Thạch đi tìm Liên khắp Hà Nội,
nhưng
không có nàng, sau đó anh trở về lại con hẻm cũ nơi có nhà nàng ở, đứng
đầu hẻm
với nỗi nhớ người yêu Thạch bụm tay lên miệng cất tiếng hú gọi tên
Liên...
Liên... Liên, tiếng hú vang dội đã làm bầy chó rống lên, sủa ran cả một
khu
phố. Tôi gợi lại chi tiết nhớ được đó, anh Tâm mỉm cười nhìn qua tôi,
tôi đọc
được ở trong cặp mắt anh một niềm vui rất thơ trẻ.
NCK: Tưởng nhớ TTT
HENRI HUET
Born: April, 1927, in Da Lat, Vietnam
Died: February 10, 1971 in Laos
Son of
a French father and a
Vietnamese mother, he moved with his family from Da Lat to France
when he
was five years old.
Educated in Brittany
and at art school in Rennes,
Huet started out as a painter, then went into the army, which sent him
to study
photography.
At 22, he returned to Vietnam as a
French combat photographer, and stayed on after his discharge as a
civilian
photographer for the American and French governments.
He went to work for UPI, and later switched
to the AP.
Henri won the Robert Capa
gold medal in 1967. He was respected for his bravery, dignity and
skill, and he
was loved for his kindness and sense of humor. He was killed with his
colleagues, Larry Burrows of LIFE, Kent
Potter of UPI, and Keisaburo Shimamoto who was working for NEWSWEEK,
when their
helicopter was shot down over the Ho Chi Minh trail in Laos.
(Requiem / Dirck Halstead )
*
Tôi vẫn còn nhớ nhiếp ảnh
viên Henri Huet, người Pháp lai, làm cho UPI, sau về AP. Mỗi lần lên
Đài, nơi
tôi làm việc, anh hay nói chuyện với tôi, và chị Linh, nữ điện thoại
viên phụ
trách mạch Paris. Bằng tiếng Pháp. Một bữa, anh vừa quay đi, chị Linh
ghé tai
tôi nói nhỏ: Thằng chả ăn mắm hút ròi, chưa lột lưỡi đã biết tiếng
Việt, vậy mà
bầy đặt!
Thực tình, cho tới lúc đó, tôi vẫn nghĩ anh không biết tiếng Việt.
Tên của cuộc chiến
Chị
Linh như Gấu biết, không
ưa Henri Huet.
Nhìn bức hình, là nhớ liền ra anh.
Gấu có một kỷ niệm không thể nào quên được về chị Linh này, những
ngày sau
khi ăn mìn VC ở Mỹ Cảnh, nằm dưỡng thương ở trên Đài. Đúng ra là được
nghỉ,
dưỡng thương tại gia, nhưng do làm cho UPI, làm sao nghỉ. Thế là chiếm
cái studio
dành cho báo chí làm nơi dưỡng thương. Một lần em BHD đi cùng cô
em gái, ở
nhà vẫn gọi là Bé, tới thăm, Gấu kéo cả hai vô studio, đóng cửa lại.
Khi hai
chị em về, bà
Linh trách, tại sao lại cho con bé con đó nhìn thấy cái cảnh như vậy?
Gấu ngớ người, hóa ra là bà
nghĩ bậy về Gấu!
Ui chao mỗi lần Gấu gặp BHD là biến thành tượng đá!
Thánh nữ mà!
Cái cô Bé này, có lần đang ăn cơm chiều, sực nhớ ra, kéo BHD ra một góc
nhà nói
nhỏ, sáng nay em thấy chị đi với anh Gấu.
Cũng cô này, ngay từ khi
hai chị em còn nhỏ xíu, vậy mà mỗi lần ông bố vô phòng hai chị em, là
bỏ ra
ngoài, như BHD cho biết.
Sau này cô làm vợ NNN, nhà văn.
*
Cái vụ thánh nữ này, là có
thiệt. Mỗi lần Gấu gặp BHD là nhe răng cười mặt thộn ra, đúng như cái
cảnh một đứa
bé, khi mẹ đi chợ về.
Thoạt đầu, BHD sung sướng, cảm
động lắm, nhưng mãi, em đâm ngượng với bạn bè. Có lần em nói xa xa, mấy
đứa bạn
của em nó chê anh hay cười…
Hay cười thì cũng đâu có sao.
Nhưng cười, mặt mày thộn ra, thì quê với bạn bè quá.
“Khi em
đi vô cổng trường, rồi anh đừng có đứng lại lâu vì em sẽ
biết anh đang nhìn em, em phải quay lại mỉm cười nhìn anh, lũ bạn vô
lớp lại có
chuyện để nói...”.
Chỉ đến khi BHD đi rồi, Gấu mới
hiểu ra, tất cả những câu nói, những
sấm ngôn như bạn C. thường chọc quê Gấu, đều có ngụ ý hết:
Em không
muốn anh gọi
ông ta là bố. Một mình em gọi là Bố là đã quá lắm rồi.
Này nhé, tại sao em kể cho Gấu
nghe cái sự thù ghét đến ghê tởm ông
bố của em, của cô em gái?
Tại sao, khi Gấu hỏi thăm về người bạn học cùng lớp sau em lấy làm
chồng, anh ta ra sao, em trả lời, anh ta được lòng bố em lắm. Và em kể,
cứ mỗi
lần Sài Gòn rục rịch đảo chánh, là anh ta khệ nệ bê đến nhà ông bố
vợ tương
lai vài bao gạo:
-Anh không làm được như vậy đâu!
Ui chao, sao rành về Gấu như
thế cơ chứ!
Gấu dư sức làm được, nhưng
không nghĩ ra được.
Cái lần gặp cuối cùng, rất ư là
tình cờ, khi em đi chợ Sài Gòn trên
đường về nhà, cả hai vô một cái quán cà phê hủ tíu Tầu khu rạp Long
Thuận, cũng
gần nhà
em, và khi sắp sửa từ biệt, em nói, anh đưa em mấy chục lẻ bù vào số
tiền em tiêu quá lố, em
không
muốn phải giải thích với mẹ…
Thê lương thật.
Chỉ đến khi em đi rồi, Gấu mới giải ra được ý nghĩa của
những lời nói, cử
chỉ thật là chi ly của em.
-Đừng chờ đợi em. Bốn năm năm y khoa dài lắm.
Kiếm
người khác thay em đi.
Cô không nói thẳng, mà qua cô
em họ, Vi, nhờ nhắn lại Gấu.
Giá như hiểu, thì cái bữa chạy
theo Em nơi cổng trường Đại học Khoa
học, đã quì
xuống đường mà khóc, mà năn nỉ, như nhà thơ du tử rồi:
Em đi áo lụa
mềm lưng phố,
Có động lòng thương kẻ
cuối đường?
Em của DTL bye
bye DTL đi lấy chồng.
Còn BHD, từ biệt Gấu, từ biệt cõi đời này.
Happy
Valentine’s
Buổi
đầu gặp gỡ Mr. Koestler
mới khó chịu làm sao
How Unpleasant to Meet Mr
Koestler
By Cynthia Koestler
Tôi
sinh ra tại Nam Phi ngày
9 Tháng Năm 1927. Vào cuối tháng Giêng 1948 tôi rời Cape Town, để tới
sống
với mẹ tôi tại Paris. Đứng trên boong tầu, nhìn mảnh đất từ từ lùi dần,
và
cuối cùng lẫn vào vùng sương mù cuối chân trời, tôi biết mình sẽ chẳng
bao giờ trở lại.
Tại Paris, tôi gia nhập
Alliance Francaise để làm quen trở lại và thực tập mớ tiếng Tây của
mình. Mặc
dù đã trải qua những ngày nghỉ hè tại bờ biển Normandy
vào năm 1938, tôi chưa từng biết Paris.
Tới mùa xuân, tôi bị cảm cúm, do thời tiết thay đổi. Rồi tôi kiếm được
một chân
thư ký tại cơ sở làm phim Warner Brothers. Tô
TVA vs
VTN vs TH
Tribute
to Koestler
He loved man, not men
(or
women)
Càng ngày càng có
thêm những
bài viết thật tuyệt về Koestler, khi điểm cuốn tiểu sử được phép của
ông.
Bài mới này cũng thật tuyệt. Nhất là câu trên đây,
để bào chữa cho cái nam tính thái quá của ông, thấy gái là quất!
Intellectual
fireworks
Albert Camus, 50 năm sau khi
mất
*
Người
Dưng
Note:
Trần Thiện Đạo là một
trong những người mà Trần Phong Giao, và qua ông, tờ Văn, rất tin
tưởng, và
trông cậy, về việc dịch tiếng Tây. Ông là người đầu tiên giới thiệu
Camus với
độc giả Miền Nam
qua tờ Văn
Post lại ở đây, bài viết của
ông liên quan tới vấn đề dịch L'Etranger ra tiếng Việt.
Nói về bản dịch 'Người dưng'
[2/2]
Aujourd’hui, maman est morte.
Gấu đã từng dịch như trên.
Trần
Thiện Đạo giải thích:
Đây là mấy câu độc thoại
nội
tâm mở màn cho thiên truyện, Albert Camus đã dụng công dùng từ maman
hàm nghĩa
má, mẹ, mợ, me, u... nói thầm trong bụng nhơn vật. Chớ không phát thành
tiếng
để gởi tới một đối tượng nào chung quanh, nên nó tuyệt nhiên không mang
ý nghĩa
"một từ gọi mẹ thân thiết" (Trần Hinh) hay một "cách nói theo
thói quen" (Dương Tường): té ra hai ông đã tranh cãi nhau trên một cái
cớ
hão huyền.
Thành ra khi Dương Tường
chuyển chữ maman thành mẹ tôi thì ngay từ đầu đã trật đường và sai
hướng rồi.
Chữ tôi kèm theo chữ mẹ ở đây tự dưng biến nó thành lời khai mào cho
một câu
chuyện thuật lại cho người khác nghe, chớ không còn là suy nghĩ trong
đầu nhơn
vật nữa. Xóa mất tánh cách độc
thoại nội tâm cốt yếu. [Gấu
gạch dưới]
Như vậy là bóp méo văn Pháp
của tác giả.
Đúng quá. Quá đúng.
Cám ơn Trần Thiện Đạo.
Bữa nay mẹ
mất.
Tuyệt!
TTD
giải thích từ “asile”,
viện tế bần, quá đúng. Cụm từ "Cela ne veut rien dire", cũng
thế.
Tks. NQT
*
Tran
Minh Huy:
Albert Camus avait ses
maximes en journalisme, dont celle-ci: « En toutes choses, ne pas
admettre que
la politique l'emporte sur la morale ni que celle-ci tombe dans le
moralisme. »
Considération révélatrice du fossé qui le sépare de Jean-Paul Sartre ...
Daniel Rondeau:
On ne peut rien créer sur le
mensonge, dit un jour Albert Camus. « Le privilège du mensonge est de
toujours
vaincre celui qui prétend se servir de lui. Et aucune vertu ne peut
s'allier à
lui sans mourir. » Ce qui va séparer Camus et Sartre, c'est
principalement la
question de savoir s'il est bon ou pas de dire la vérité sur les camps soviétiques
. On peut d'ailleurs faire une lecture rétrospective de la littérature
française du xx· siècle sous cet angle particulier: mensonge/ vérité.
Ce qui a
été engagé avec Barrès (mentir au procès de Rennes (2) pour ne pas désespérer
l'armée
française) est continué par les valses rouges de Hourrah l'Oural et
conduit aux
délires de Sartre sur l'URSS (pour ne pas désespérer Billancourt).
Rares sont
les écrivains qui n'ont pas participé à l'étouffement de leurs
contemmporains
par le mensonge. Citons quand même Gide, Mauriac, Camus bien sûr, et
naturellement Malraux. S'il existe, comme je le pense, une fraaternité
distante
entre Camus et Malraux, elle est fondée sur l'estime réciproque et par
un goût
profond des deux hommes pour la vérité. Je sais bien ce qu'on reproche
à
Malraux: ses invenntions, son art de broder sur le réel, mais au fond,
dès
qu'il s'agit de choses sérieuses, et malgré des chemins parfois «
farfelus »,
Malraux est toujours en quête de vérité.
[Trò chuyện với Daniel
Rondeau, nhà văn. Le Magazine
Littéraire Mai 2006]
Tran Minh Huy:
Camus có những châm ngôn của ông khi làm nghề báo, thí dụ, «Trong mọi
chuyện,
đừng chấp nhận chính trị vượt đạo đức, cũng đừng chấp nhận để cho đạo
đức xuống
cấp, trở thành rao giảng đạo đức”. Đúng là một nhận xét mặc khải làm
bật cái
hố phân cách Camus và Sartre....
Daniel Rondeau:
Camus đã từng nói, người ta
không thể sáng tạo gì được với nói dối. “Đặc quyền của nói dối là, nó
luôn
thắng kẻ tưởng là sử dụng được nó. Không có một tính tốt nào, một khi
đồng
minh với nói dối, mà không ngỏm củ tỏi.” Camus và Sartre xa nhau, “anh
đi đường anh, tôi đường tôi,” chính là khi cả hai đứng trước câu hỏi,
liệu nói
hay không nói sự thực về những trại tập trung Xô Viết. Người ta có thể
nhìn lại
văn học Pháp thế kỷ 20 dưới khía cạnh đặc biệt này : dối trá/sự thật.
Điều mà
Barrès dấn vô [nói dối ở tòa án Rennes
để khỏi làm nhụt chí quân đội Pháp] được tiếp tục bằng những điệu luân
vũ đỏ Hourrah Oural và đưa tới những lời nói
sảng của Sartre về Liên Xô (để khỏi làm nản lòng Billancourt). Hiếm có
nhà văn
nào mà không tham dự vào cơn nghẹt thở của những đồng nghiệp đương thời
của họ,
vì nói dối. Kể luôn Gide, Mauriac, Camus đương nhiên, và tất nhiên
Malraux.
Theo tôi, nếu có một tình huynh đệ xa xa nào giữa Camus và Malraux thì
tình này
được xây dựng trên sự tương kính lẫn nhau và cái khiếu sâu đậm của cả
hai về sự
thật. Tôi biết người ta trách Malraux về những điều ông ta thêu dệt ra,
về
nghệ thuật chờn vờn chung quanh cái thực, nhưng xét cho cùng, một khi
đụng
chuyện nghiêm túc, và, mặc dù những con đường đôi khi ‘phù phiếm’,
Malraux lúc
nào cũng truy tìm sự thật.
*
“Đặc
quyền của
nói dối là, nó luôn thắng kẻ tưởng là sử dụng được nó”
Ui chao, áp dụng
vô Mít, mới “thiên tài, thiên tai” làm sao!
Kỷ
Niệm
Dương
Văn Ba
TỪ TỘI
“PHẢN ĐỘNG”THÀNH TỘI
KINH TẾ
Doanh
nhân sinh 1941 tại Bạc
Liêu. Sống ở TPHCM (2010).
Nguyên
là dân biểu đối lập
thuộc nhóm trí thức và nhà hoạt động xã hội tiến bộ Nam
bộ – hình thành “Lực lượng thứ ba” không theo Mỹ - Ngụy mà cũng không
theo Cộng
sản - chống chế độ Thiệu Kỳ đấu tranh đòi hoà bình độc lập ở miền Nam
trước 75.
Sau đó vẫn ở lại với mong muốn hoà nhập cùng chế độ mới xây dựng lại
đất nước
sau chiến tranh.
Ban đầu
cùng các chiến hữu cũ
(Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung…) tham gia thành lập báo Tin
Sáng
tại TPHCM, phụ trách làm kinh tế cho tờ báo rồi sau đó chuyển về Ban
Biên tập.
Sau khi
báo Tin Sáng bị đình
bản “hoàn thành nhiệm vụ” năm 1981, trở về quê Bạc Liêu (lúc đó thuộc
tỉnh Minh
Hải) hoạt động kinh tế rồi được TPHCM cử làm đại diện hợp tác làm ăn
với Minh
Hải nhận chức Phó Giám đốc Cty Cimexcol do tỉnh thành lập và quản lý có
nhiệm
vụ hợp tác kinh doanh với Lào.
Comexcol
đang phảt triển
thuận lợi (thời này nổi tiếng với việc nhập xe Honda cũ – xe “Cub” -
giá rẻ từ
Lào về bán lại ) thì đùng một cái năm 1987 toàn bộ lãnh đạo Cimexcol và
cả lãnh
đạo tỉnh (cả… Chủ tịch UBND tỉnh!)ø bị Trung ương bắt giam điều tra đến
năm
1989 đưa ra tòa xét xử ở Minh Hải với tội danh kinh tế “tham ô tài sản
xã hội
chủ nghĩa, buôn bán hàng cấm, đưa và nhận hối lộ, cố ý làm trái gây hậu
quả
kinh tế nghiêm trọng cho Nhà nước…” Phiên toà do Toà án Nhân dân tối
cao xử
theo thủ tục đặc biệt hiếm có là xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm luôn
không cho
kháng nghị! Kết quả trong 21 bị cáo thì đương sự là người duy nhất lãnh
án
chung thân nặng nhất.
Sau
phiên toàn rất nhiều dư
luận, ý kiến ngay cả trong hàng ngũ cán bộ cao cấp địa phương lẫn Trung
ương
lúc bấy giờ không đồng tình yêu cầu xử lại vì nhiều lý do như “xét xử
không
đúng người không đúng tội, không đúng pháp luật, không được lòng dân và
xét về
tình tiết, nội dung phán quyết của phiên toà sai trái đến mức nghiêm
trọng làm
tình tiết và bản chất của vụ án thay đổi một cách cơ bản…”. Nhưng tất
cả đều vô
ích.
Tuy
nhiên đến năm 1994 thì
các bị cáo lần lượt được… trả tự do – có đuơng sự –vì điều tra lại thì
quả đây
là một vụ án lớn… xử oan! Bởi chính xác thì Cimexcol chẳng những làm ăn
không
thua lỗ gì cả mà còn… lời nữa. Chẳng qua đây là hậu quả của cuộc xung
đột mâu
thuẫn giữa 2 phe mở cửa và bảo thủ trong thời mới Đổi mới như đánh giá
của
Trường Đảng An Giang: “Quan điểm xét xử không đổi mới , lấy Nghị Quyết
4, NQ 5
xử NQ 6 (đổi mới); lấy cơ chế cũ xử cơ chế mới, lấy tư duy cũ xử tư duy
mới đi
ngược lại NQ Đại hội VI…” Nhưng các kết quả của phiên toà sau 5 năm bị
vô hiệu
hóa một cách tự động như trên đều không có thông báo “minh oan” nào
chính thức
mà chỉ được thực hiện một cách… âm thầm để “né” trách nhiệm!
Ngoài
ra vụ án lớn này còn có
một nguyên nhân nữa là “đánh” vào bản thân DV Ba quy kết vào tội “phản
động” do
nghi ngờ nhân vật “Tư lệnh quân đội” Dương Văn Tư của tổ chức phản động
Hoàng
Cơ Minh lưu vong ở Mỹ đưa quân thâm nhập về VN chống phá chính quyền
Cách mạng
là… em ruột của ông (theo cách đặt tên của dân Nam bộ, tên “Tư” tất là
em của
tên “Ba” rồi)! Ngoài ra còn cho ông là thủ phạm giật dây sát hại một
cán bộ
Minh Hải thuộc quyền nhằm “bịt đầu mối” biết mình là trung gian ở
Cimexcol nhận
tiền Hoàng Cơ Minh gửi về nước âm mưu phá hoại chế độ mới.
Nhưng
sau đó điều tra… không
tìm ra bằng chứng xác đáng vì DVT Tư hơn tuổi DV Ba và lại sinh trưởng
ở miền
Bắc, còn vụ cán bộ thuộc quyền tự tử chết thì chẳng có liên quan gì.
Bởi vậy
mới tìm cách chuyển tội danh DV Ba qua lãnh vực kinh tế gán cho Phó GĐ
Cimexcol
này 3 tội danh kinh tế, xem là “người cầm đầu, chủ mưu, có vai trò quan
trọng
nhất và quyết định nhất trong vụ án”. Cũng vì thế mà phải lấy một vài
cán bộ
lãnh đạo tỉnh làm “vật hy sinh “ ra tòa (lãnh án nhẹ hơn nhiều) để “xử
bọn
kia”!
Hiện đã
rút vào im lặng nhưng
nhờ mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Lào ngày xưa nên còn âm thầm làm ăn
với
nước bạn, được mô tả là sống ở Lào nhiều hơn ở… VN!
Cao Huy
Khanh
Người
đầu tiên dẫn Gấu lên
Xóm là Huỳnh Phan Anh và Dương Văn Ba!
Gấu quen anh qua HPA. Liền
sau khi quen, HPA được tay Trịnh Văn Thanh giao cho làm trang VHNT cho
tuần báo
Mã Thượng. Lãnh nhuận bút lần đầu tiên, là kéo nhau lên Xóm. Cả hai vội
quá,
lên là kiếm em đưa vô phòng liền, bỏ Gấu ngồi ngoài. Gấu lúc đó ngu
lắm,
lại nghĩ
hai đứa chắc là vội đi ị đi đái gì đó. Tới khi bà chủ hỏi, cậu “đi”
không, Gấu
lắc đầu!
Hồi ức
của Gấu chỉ tới đó. Bởi
vì sau này, nhớ lại, Gấu không hiểu tại làm sao hai thằng làm ăn xong
rồi, lại
kéo Gấu ra về, chẳng thèm hỏi han, mày đi chưa.
Chỉ có thể giải thích, tụi nó
nghĩ, Gấu cũng vội như tụi nó!
Nói rõ hơn, cả hai không hề
nghĩ, Gấu chưa từng đi xóm!
Cao Huy
Khanh là nhà phê bình
rất bảnh của Miền Nam
trước đây.
Bảnh hơn Võ Phiến nhiều, vì anh là thứ thiệt. VP, bất đắc dĩ.
Giả như
anh ra được hải ngoại
sớm, chắc đỡ quá!
84 -
Huỳnh Phan Anh
KINH NGHIỆM HƯ VÔ THỰC SỰ
Nhà văn
tên thật Huỳnh Thanh
Tâm sinh 1940 tại Bình Dương. Sống ở Mỹ (2010).
Trước 75 dạy Triết và viết
báo, sáng tác, dịch thuật, từng ra ứng cử Quốc hội ở miền Nam. Sau 75 vẫn
ở lại TPHCM không theo gia đình ra nước ngoài.
Từ đó sống đời quên lãng lang
thang quán xá bầu bạn với giới văn nghệ trẻ đàn em say sưa quên đời.
Bấy giờ
mới đích thực được sống “kinh nghiệm hư vô” như nhan đề một cuốn tiểu
luận đã
viết những năm 60 – “Văn chương và kinh nghiệm hư vô” – lúc ấy vốn mới
chỉ là
một mớ kinh nghiệm lý thuyết ảnh hưởng văn chương viễn mơ phương Tây.
Bất ngờ đến thời đổi mới được
“khôi phục” lại vị trí nhà văn cũ uy tín, bắt đầu dịch và in lại một số
tác
phẩm văn học Pháp. Thế là được cả chính phủ Pháp công nhận là một
chuyên gia về
văn hóa Pháp, được mời đi nghiên cứu dịch thuật ở Pháp.
Mãi đến năm 2002 mới chịu qua
Mỹ đoàn tụ với gia đình song vẫn thường xuyên về nước đi tìm lại dư âm
của bao
thời dâu bể đã qua. Với một quan điểm độc lập: “Tôi xin khẳng định một
điều là
cho dù tôi có sống ở Mỹ một vài năm nay hay trong suốt phần đời còn lại
của
cuộc đời thì tôi cũng khó hội nhập được vào nước Mỹ! Tôi không bao giờ
là một
nhà văn lưu vong. Tôi đã và vẫn sẽ là một người VN… Tôi nghĩ trong khi
chờ đợi
làm nhà văn thì hãy làm người đã. Điều đó cũng có ích cho xã hội.”
Cao Huy Khanh
Tên
thật của HPA là Huỳnh Thành
Tâm.
Sau 75 vẫn ở lại TPHCM
không
theo gia đình ra nước ngoài.
CHK
Không đúng. Sau 1975, HPA
thực tình tin tưởng vào nhà nước mới, thực sự cộng tác, sáng tác.
Gia đình, vợ con vượt biển,
gặp nạn, người sống, người chết.
Qua Mỹ là do cô con gái bảo lãnh.
NQT
*
Nhân nói đến chi tiết, tài
quan sát của nhà văn, và nhân đang đọc về Camus, nhân kỷ niệm 50 năm
ông đi, Gấu
vớ được bài viết của Simon Leys, trong mục
do ông phụ trách trên Le Magazine Littéraire, Mai 2006, đặc biệt về
Camus.
Informations saugrenues [Những
chuyện kỳ cục quái quái]: Từ những chiếc quần lót của Lỗ Tấn tới chứng
say sóng
[mal de mer] của Conrad.
Leys mở
ra bài viết bằng một ‘giai
thoại’: Trong lần gặp vua Phổ, Napoléon chăm chú nhìn cái quần dài của
nhà vua,
và sau cùng lên tiếng, “Thưa Ngài, Ngài ngày nào cũng phải cài tất cả
những nút
quần? Nhưng, xin lỗi tính tò mò của tôi, Ngài cài chúng, từ trên xuống
dưới,
hay từ dưới lên trên?”
Giai thoại tuyệt vời này, giữa
hai đấng vương giả, được lưu giữ trong Hồi
Ký của Louise de Prusse. Claudel chôm một lần, trong Nhật
Ký của ông. Và bây giờ đến lượt tôi [Leys]. Chính ba thứ giai
thoại kỳ cục này làm nên nét quyến rũ của
Nhật Ký của Claudel.
Sau đó, Leys nhắc tới Orwell,
ông này thú nhận: Tôi không thể, không muốn, và chẳng bao giờ từ bỏ cái
nhìn thế
giới mà tôi có được hồi trẻ thơ. Khi mà tôi còn sống là tôi còn mê bề
mặt của
trái đất [la surface de la terre], mê cú đụng chạm, sờ mó lên những đồ
vật cứng
[chérir le contact des objets solides], và chẳng bao giờ bỏ đi cái thú
sưu tầm
những thông tin kỳ cục.
Tôi, Leys. rất chia sẻ với cái
thú thu gom chuyện quái. Đã từ lâu, tôi mơ viết một cuốn về Lỗ Tấn, nhà
văn uyên
nguyên nhất của những nhà văn TQ thế kỷ 20, và trong vòng mười lăm năm,
tôi thu
lưọm được cả một mớ những câu chuyện đủ loại về ông ta….
Một bài viết thật quái. Dưới
entry “Bêtiser”, ông viết: Trong những điều cà chớn, sotties, nói về
Conrad, tôi
thật buồn phải nhắc tới hai tác giả đáng yêu.
Orwell phán: “Trong những dấu
hiệu thật chắc chắn về thiên tài của Conrad, là phụ nữ không mê đọc
ông”. Ở đây,
theo Leys, Orwell muốn nói tới tính ghét đàn bà, ghét hôn nhân của
chính ông
ta.
Nabokov: “Conrad là nhà văn của
đám hướng đạo sinh, boys-scouts”
Leys giải thích, sự thù nghịch
của Nabokov không mắc mớ đến văn chương, mà là do chính trị. Ông của
ông,
Dimitri, bị Sa Hoàng ra lệnh đàn áp sự nổi dậy của những người Ba Lan,
vào năm
1862, còn ông bố của Conrad lại là một trong những thủ lĩnh của đám nổi
loạn. Gần
như toàn thể gia đình Conrad bị tàn sát trong vụ này. Tuy không dám thú
nhận thẳng
ra, nhưng chẳng bao giờ Nabokov tha thứ cho Conrad, về cái chuyện đã
tiên tri
ra được “Cái Ác Niên Xô” [Sans pouvoir l’avouer, ce que Nabokov ne
pardonne pas
à Conrad, c’est sa dénonciation prophétique (et passionnément
européenne) de la
barbarie russe.] (1)
Ui chao, thảo nào đám Bắc Kít
thù Gấu.
Thảo nào Gấu mặt dầy xin cắp rổ theo hầu Sến Cô Nương, vẫn bị đuổi ra
khỏi 'Chợ Cá!’
Hà, hà!
Conrad, Ba Lan. Còn
mi, cũng Bắc Kít. Sao giống nhau?
Cả một miền đất ruột
thịt, gia đình
Conrad làm sao so được?
(1)
Joseph Conrad, sống 17 năm
tại Ba-lan, và tại Russia, lưu vong cùng với gia đình. 50 năm còn lại,
ở Anh,
hay trên những con tầu Anh. Đương nhiên, ông viết văn bằng tiếng Anh,
về đề tài
Anh. Ông bị dị ứng, khi đụng phải những gì có "mùi Nga": dấu vết
Ba-lan độc nhất ở nơi ông. Tội nghiệp Gide, không thể hiểu tại sao
Conrad
"không thiện cảm" với Dostoevsky.
Mùa Thu
Gấu có
nhiều kỷ niệm thật tuyệt
về Dương Văn Ba. Từ từ kể.
Gấu
về
lại Sài Gòn, gặp ông bạn
quí, được ông đưa đi gặp DVB, khi đó làm chủ một nhà hàng khiêu vũ nổi
tiếng,
khu Nguyễn Thông. Đại ca Ba [hồi làm Mã Thượng, tụi này thường gọi anh
bằng cái
nick Ba Bù Long, Gấu không dám phiên âm tiếp, cái từ Bù Long này, do bị
cấm dùng
từ thô tục!], lúc này có rất nhiều đệ tử, em út. Gấu nài nỉ, chia cho
thằng bạn
ngày nào một em đi. Mà em nào thật ngon, còn zin thì càng tốt! Ba Bù
Long bật cười,
chỉ một em đẹp ơi là đẹp, ghé tai cho biết giá cả, Gấu quay qua em, xin
cái hẹn…
Thôi, không dám kể tiếp.
|
|