|
Chúc Mừng
Giáng Sinh 2009
Adam
Zagajewski
Thơ của
ông ngợi ca những khoảnh
khắc, khi chúng ta thoáng nắm bắt một thế giới mà mọi nhãn hiệu dán lên
nó đều là
nhảm cả.
-Charles Simic, The New York Review of Books
“Thật hiếm hoi, nàng thơ nói,
với bất cứ ai, rõ ràng như thế, khẩn trương như thế, như là trong
trường hợp
Zagajewski,” Brodsky viết. “Không tận
cùng, lọc ra từ những tập có trước đó, có
những tập đã tuyệt bản, như Trémor,
Canvas, Mysticism for Beginners, ngoài ra còn những bài thơ mới,
trong số
những bài tươi mát, hách nhất, bảnh nhất của ông. Qua những bản dịch
thật sáng
suốt của Clare Cavanagh, Renata Gorczynski, Benjamin Ivry, và C. K.
Williams, …
những bài thơ chia sẻ một thiên hướng, nó cho phép chúng ta, qua những
từ của
Zagajewski, ‘kinh nghiệm sự kinh ngạc, và đứng sững trong kinh ngạc,
trong một
khoảnh khoắc, một chốc lát. Hoặc lâu hơn tí nữa: hai chốc lát’.”
Giáng
Sinh, ngồi nhà đọc chơi vài bài thơ!
Một đóng góp
cho ngành thống
kế
Trong số 100 người
những người luôn luôn hiểu biết,
bảnh hơn người khác
- 52 mạng
nghi ngờ, từng bước chân
- gần như hết, số còn lại
vui mừng vì đưa tay ra,
nếu chuyện đó không mất công,
- 49, nhỉnh hơn một tí
luôn luôn tốt
bởi vì không thể làm khác
- 4 đấng, ồ, may ra có thể 5
có thể ngưỡng mộ,
mà không thèm
muốn, hay ghen tị,
-18 mống
đau khổ vì ảo tưởng
tuổi trẻ qua quá nhanh
- 60, hơn, hoặc kém, một tí
không coi nhẹ chuyện đời
- 40 mạng, thêm 4 mạng
luôn sống trong sợ hãi
một kẻ nào đó, hay một chuyện
gì đó
- 77 mạng
có thể hạnh phúc
hai chục, cỡ đó, ở trên đỉnh
từng cá nhân vô hại, hoang dại
giữa đám đông
- nửa con số trên, ít ra là vậy
độc ác khi hoàn cảnh bắt buộc
- tốt nhất, đừng nên biết
dù con số đại khái
khôn ngoan, sau
sự kiện
-
chỉ vài cặp khôn
ngoan hơn trước
chỉ lấy sự kiện từ đời sống
- ba chục
(tôi mong mình lầm)
còng lưng vì nỗi đau
không ánh sáng loé lên trong
bóng tối
- tám muơi ba
sớm hay muộn
ngay thẳng
- ba muơi lăm, vậy là quá nhiều
ngay thẳng và hiểu biết
- ba
đáng thông cảm
- chín mươi ba
ngỏm
- một trăm phầm trăm
con số này cho tới nay chưa
thay đổi
WISLAWA
SZYMBORSKA
[Nobel văn chương]
Stanislaw Baranczak
và Clare
Cavanagh
dịch từ tiếng Ba Lan
Partisan
Review
1998
December
27, 2009 1:42 PM
From:
Hôm qua vào tiệm sách ngày
boxing day thấy quyển Les
Chuchoteurs của Orlando Figes - định
mua tặng bác làm quà Noel nhưng thấy số trang : 800 thì dội lui, bác
còn thì
giờ đâu mà đọc, sách lại in chữ nhỏ.
Thiệt là buồn khi đọc băng in
rời ngoài quyển sách lời của Emmanuel Carrère : Quyển sách này thật
hay, Figes
đặt tên lại cho người chết, cho người bị xóa tên. Đối với chúng ta đó
là những
câu chuyện, nhưng với họ, đó là cả cuộc đời.
Avec ce livre magnifique,
Figes redonne un nom aux morts, aux effacés de la mémoire. Pour nous ce
sont
des histoires, eux c’était leur vie.
Tác giả bài thơ tháng 12 là
ai vậy?
Thơ hay ghê.
*
Steiner, trong bài trả lời
phỏng vấn trên The Paris Review, khi
được hỏi, văn chương, khi tới đỉnh cao
ngất, thì còn phân biệt được của nam hay nữ, phán, văn chương khi tới
đỉnh, thì hết còn
phân biệt được.
Sai. Bây giờ thì Gấu nhận ra
như vậy.
Chứng cớ là hình ảnh giọt lệ
trời ngàn năm trước biến thành giọt lệ người trên lưng bàn tay.
Nam thi sĩ không làm sao tạo ra được hình ảnh
này, bởi vì
cùng với nó, là cả một lô huyền thoại, nào hòn vọng phu, nào là hòn đá
kiên
nhẫn (Syngué
sabour, Pierre de patirnce, của Atiq Rahimi, giải thưởng
Goncourt) ….
Đây cũng là ý mà Claude
Lévi-Strauss vinh danh tác phẩm nghệ thuật, ngàn năm trước, ngàn năm
sau
chỉ là
chớp mắt, bỏ đi vài ngàn năm như vậy, vẫn còn được!
Và đó cũng là ý của Brodsky,
khi coi thơ là một hình thức tiết kiệm tối tiết kiệm, (1) tối giản [cả
một
thế kỷ Lò
Thiêu, Lò Cải Tạo, nằm gọn trong bài thơ nhỏ xíu Kinh Cầu của Akhmatova,
thí dụ],
là thời gian được tái cấu trúc, ngàn năm biến thành một phút phù du, đủ
khô
một giọt lệ...
Gấu,
Noel, chẳng biết đi đâu,
ngồi nhà ‘đọc chơi’ ba nhà thơ, TMT, Adam Zagajewski, Wislawa
Szymborska, và
khám phá ra được nhiều điều thú vị…
Thân, kính
NQT
(1)
Trong tiểu luận "Chín
Mươi Năm Sau" (in trong "On Grief and Reason"), khi viết về bài
thơ "Orpheus. Eurydice. Hermes" của [nhà thơ Đức] Rilke, Brodsky cho
rằng, mọi thực tại đều mong có được cái thân phận, là một bài thơ, ấy
chỉ vì lý
do tiết kiệm. Tiết kiệm là "lý do hiện hữu" tối hậu của nghệ thuật,
và lịch sử nghệ thuật chỉ là lịch sử những phương cách dồn nén, sao cho
ở bầu
thì tròn ở ống thì dài. Thơ ca, là ngôn ngữ, nghĩa là thực tại, ở dạng
nén cao
cấp của nó. Nói ngắn gọn, một bài thơ "cho rất nhiều mà chẳng nhận bao
nhiêu" [bài thơ không phản ảnh, mà là sản sinh].
Thơ Trẻ ở trong nước
*
Tôi yêu người yêu thật là
xa
“Xa”, ở đây, là ngàn ngàn kiếp kiếp, như ý của câu sau, tình trong ngàn
kiếp....
Nam
thi sĩ, hay nói chung, nam nhi, chí lớn, làm sao có sự chung tình như
thế này?
Thơ TMT, nói chung, rất thật
thà, đôn hậu, bởi vậy, nhiều người lầm, chỉ vào những lúc ‘sinh tử’ thì
dòng thơ
thần mới bật ra!
*
Bởi vì làm thơ, in thơ, đọc
thơ, đều là những gì liên quan đến hạnh phúc.
Cho dù là thứ hạnh phúc vào
lúc xế chiều.
Như nến muộn.
*
Gấu quên một thứ hạnh phúc:
viết về thơ.
Nhất là lúc về già, còn vài
ngày rảnh rỗi, chờ ới một tiếng là đi.
Không phải để khen để chê, mà
để học.
Giống như một triết gia, Gấu
quên tên, bị kết án tử, chờ hành quyết, xin được học thổi sáo. (2)
Gấu cũng muốn được như vậy,
viết về thơ, viết được chữ nào cười khoái trá chữ đó, để những giây
phút cuối,
không bị hồn ma bóng quế, không bị cái cô đơn hành hạ, như một lời 'cầu
chúc'
của một bạn đọc.
Hôm trước, viết đến cái giây
phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến thành giọt lệ người, Gấu sướng tê
người, bồi
hồi nhớ lại những giọt nước mắt ngày nào của Bông Hồng Đen, nhỏ xuống
vì Gấu,
khi Gấu được mấy anh VC thưởng cho hai trái mìn claymore ở nhà hàng Mỹ
Cảnh,
ngay bến đò Thủ Thiêm, Cột Cờ Thủ Ngữ, bến tầu Sài Gòn.
Đang nói chuyện thơ, vớ được
bài trên Người Kinh Tế, điểm cuốn viết về hai ông thi sĩ nổi cộm nhất ở
Anh, đã
từng đi học chung, từng là bạn thân, và là hai trong số những người mở
ta
trường phái Lãng Mạn, coi tình cảm cá nhân mới là số 1, vượt lên khỏi
luật lệ
của lý trí: The Friendship: Wordsworth and Coleridge, của Adam Sisman,
nhà xb
Harprrs Press.
Giọt
Mưa
Trời Khóc
(2)
Giai thoại
này, là về Socrate – trong tù, ông học một bài hát mới – cai tù hỏi mai
chết rồi hôm nay
ông còn học à, ông nói, học đầu đời cũng như học bây giờ...
Tks. NQT
V/v
giọt lệ trời….
Bản nhạc sến ơi là sến, sến đến chết người đi
được, Xin Gọi Nhau Là Cố
Nhân, của Song Ngọc, cũng có một hình ảnh thật tuyệt.
Sáng tác năm 1969
Nhịp 2/4 Buồn, tiếc nuối Hợp
âm La thứ
1.
Tôi trở về đây lúc đêm vừa
lên
Giăng mắt trời mưa phố xưa
buồn tênh
Gót mòn tìm dư hương ngày xưa
Bao nhiêu kỷ niệm êm ái
Một tình yêu thoát trên tầm
tay
2.
Tôi trở về đây với con đường
xưa
Đâu bóng người thương cố nhân
về đâu?
Tiếng buồn chợt đâu đây vọng
đưa
Công viên lạnh lùng hoang
vắng
Ngọn đèn đêm đứng im cúi đầu
Điệp
khúc
Thu đến thu đi cho lá vàng
lại bay
Em theo bước về nhà ai
Ân tình xưa đã lỡ
Thời gian nào bôi xóa
Kỷ niệm đầu ai đành lòng
quên?
3.
Phố buồn mình tôi bước chân
lẻ loi
ray rứt trời mưa bỗng nghe
mặn môi
Nỗi niềm chuyện tâm tư người
ơi
Xin ghi nhạc lòng thương nhớ
Mình gọi nhau cố nhân u sầu.
*
Ray rứt trời mưa bỗng
nghe mặn
môi!
Giăng mắc trời mưa, phố xưa
buồn tên
Phải buồn tên mới được!
Mấy em Nam Kỳ, nửa khuya mà rên
bài này, là chỉ có từ chết đến bị thương!
Ngọn đèn đêm đứng yên cúi đầu
Câu trên cũng thần sầu, nhưng
nghe, thì nó ra như thế này:
Ngọn đèn đêm đứng yên cuối đầu.
Câu, Em theo bước về nhà ai, Gấu
nghe mấy em hát, thành:
Em theo bướm về nhà ai,
Và cứ thắc mắc hoài, em là bướm, tại sao lại còn
theo bướm?
Vả chăng, nếu như thế, thì “tình”
quá!
Em theo bướm [của em] về nhà
ai?
Mãi sau
này, nhờ kararoke, nhờ
google, mới vỡ ra!
Gấu đã nói rồi, cái hồn của văn
chương miệt vườn Miền Nam,
là nằm trong những bản nhạc sến!
Hình
ảnh Gót mòn tìm dư
hương ngày xưa, mà chẳng thần sầu sao?
Gấu đã từng mượn ý này, viết về BHD:
Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn
thuyền, chàng
trở lại chốn xưa, tìm vết giầy trên lớp bụi thời gian, và tiếng cười
của nàng
vẫn còn văng vẳng đâu đây!
Ôi chao, giờ đọc lại vưỡn còn bùi ngùi!
*
Author
claims political pressure behind cancellation of Stalin book
Historian Orlando
Figes: claims publisher of book about life in Russia
under Stalin has bowed to 'political pressure'
Russian
revelations
Sách viết về Nga dưới thời Stalin, bản dịch qua tiếng Nga bị nhà xb huỷ
giao kèo
*
Stalin
no better than Hitler?
Well, at least Stalin wasn't as bad as Hitler." How many times have we
all heard that said – or said it ourselves? For a variety of
complicated reasons I still half-believe it. "At least he didn't
butcher the Jews." Hey, no, Joe butchered or enslaved everyone, Jews
included. Read The Whisperers, now that Russians can't.
Remember, it's nationalism, not nationalization, that we have to worry
about in the economic crisis.
*
Hell
Cách đây nửa thế kỷ, Hannah
Arendt viết,
cả hai chế độ Nazi và Bolshevik tạo ra "địch thủ khách quan" và
"kẻ thù khách quan", và, tùy theo hoàn cảnh, mà đội mũ nón cho chúng,
sao cho thích hợp. Khi làm thịt xong địch thủ, thì tới kẻ thù, đại khái
như
thế. Và cũng đại khái như thế, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành của mấy ông
công an
chế độ ta, không phải, khám phá tội ác, nhưng luôn trong tư thế sẵn
sàng còng
tay loại người nào vừa được nhà nước ban cho nón mũ mới.
Again: people were arrested not for what they had done, but for who
they were.
Lại nữa: nhân dân bị bắt không phải vì đã làm gì, mà đã là thứ gì?
*
One problem is that all the best-known memoirists were
trusties-prisoners
rewarded with an extra ration or a comfortable job in return for their
collaboration with the camp authorities. Solzhenitsyn even claimed that
nine
tenths of survivors had been trusties. Ginzburg, Razgon, Shalamov, and
Solzhenitsyn were all trusties, and everything they wrote must thus be
judged
with this in mind-that they survived and did so perhaps at the cost of
other people's
lives. Primo Levi wrote about the Nazi camps, "We, the survivors, are
not
the true witnesses." The "true witnesses" - those in full
possession of the unspeakable truth- are the sommersi: the
drowned, the
dead, the disappeared.
Chúng tôi, những kẻ sống sót không phải là những chứng nhân thực sự.
Những
chứng nhân thực sự, những người sở hữu đầy đủ cái gọi là sự thực không
thể nói
lên được - là những sommersi: những kẻ chết đuối, những người
chết,
những kẻ biến mất.
But
this, it seems to me, is not an explanation
of the Western public's general indifference toward the Stalinist
terror. That
must surely be explained by simple Western prejudice: whereas Hitler's
victims
were European Jews (read: urbane and educated people like ourselves),
Stalin's,
in the main, were laborers, peasants, and Communist officials from the
provincial back waters of Eurasia.
Films and
literature are also relevant. Stalin's victims have not found their
Steven
Spielberg. And while Solzhenitsyn's short novel One Day in the Life
of Ivan
Denisovich (1962) was very widely read, no Gulag memoir has the
standing in
the West of Primo Levi's If This Is a Man - though Lev Razgon's
True
Stories and Eugenia Ginzburg's Journey into the Whirlwind
certainly
deserve to be bettter known.
Nhật ký Tin Văn
Levi-Strauss
… chúng
ta hãy trở về với những
câu hỏi triết học. Kết cục của Regarder
Écouter Lire, Nhìn Nghe Đọc, giống của Tristes Tropiques,
Nhiệt đới Buồn hiu, giống của L’Homme
nu, Con người trần trụi,
cuốn chót của bộ Mythologiques,
Huyền thoại học: chẳng có gì thì,
chẳng có gì đáng,
tất cả biến mất. [Rien n’est, rien ne vaut, tout s’évanouit]. Cuốn chót
coi bộ lạc
quan hơn: “Nhìn từ cái nhìn của những thiên niên kỷ, vue à l’échelle
des millénaires,
những đam mê của con người trùng lập, lẫn lộn, les passions humaines
se confondent (…) Bỏ đi [supprimer] một cách tình cờ, ngẫu nhiên, chừng
10 hoặc
20 thế kỷ, điều này chẳng ảnh hưởng gì đến tri thức của chúng ta đối
với
thiên nhiên, nói về mặt cảm tính [facon sensible]. Cái mất mát độc nhất
không
thể nào thay thế, là mất mát những tác phẩm nghệ thuật mà những thế kỷ
đó đã thấy
chúng xuất hiện. Bởi vì con người chỉ khác biệt, và hơn thế nữa, chỉ
hiện hữu,
nhờ tác phẩm nghệ thuật.
Như tượng gỗ đẻ ra từ khúc cây, chỉ nhờ chúng, mà con
người biết rằng, bao nhiêu nước chảy qua cầu, thời gian cứ thế trôi đi,
một điều
gì đó đã thực sự xẩy ra giữa đám người!
Claude Lévi-Strauss trả lời
Cathérine Clément trong bài phỏng vấn:
“De Poussin à Rameau, à Chabanon, à Rimbaud…”
Trong Le Magazine Littéraire,
hors-série, 2003, đặc biệt về Lévi-Strauss.
*
Tuyệt!
Nếu như thế, thì những dòng
sau đây, “ ngàn ngàn đời sau”, giả như còn giống Mít, và giả như có một
tên Mít,
tình cờ đọc nó, thế là những ngày Mậu Thân hiện ra mồn một:
Những ngày Mậu
Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào
da thịt
thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của
thành phố
cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm
nhìn bóng
mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố,
trong lúc
cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một
cách bình
thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như
vậy...
Kiếp khác
Lại… tự sướng!
Book of the
Year
Sách trong năm
The Secret Lives of Somerset Maugham
Sinh
thời, S. Maugham là nhà
văn thành công nhất trong thế giới tiếng Anh, the Anglophone world. Vào
lúc ông chín bó, 80 triệu ấn bản những
tác phẩm
của ông được bán ra; ông rất mức nổi tiếng trong quần chúng, [a media
celebrity] và rất ư là giầu. Ông cũng sống khá nhiều cuộc đời của mình,
theo kiểu
‘under cover’, chìm, theo Selina Hastings, tác giả cuốn tiểu sử về ông,
Những cuộc
sống bí ẩn của Somerset Maugham. Ông mầy mò, tìm đủ mọi cách, để
xóa
bỏ,
erase, chứng cớ về cuộc đời riêng tư, tiêu huỷ một cách hệ
thống những
giấy tờ cá nhân, yêu cầu bạn bè đốt bỏ những thư từ, và ra lệnh cho
những người
thực hiện di chúc của mình phải làm nản lòng đám tiểu sử gia - phê bình
gia dởm
nữa - lăm le tìm hiểu, có mấy thằng cha Maugham!
Giữa đám người này kẻ
nọ, – ít ra
là ở khoảng đời trung niên của ông – ông sống như là một tay xa lánh, ở
ẩn, đếch
ưa một
ai: "Một thằng cha khó chịu", ‘an unpleasant man’, P.G. Wodehouse trả
lời
phỏng vấn,
về Maugham, vào những 1970.
Hasting xì ra một điều, “bạn quí”, firm friendship, của
Maugham, là Kenneth Clark, và miêu tả Maugham, ‘một nhân vật cực kỳ bí
ẩn’.
Christopher Isherwood gán ông với "cái bị Gladstone":
Chỉ có Thượng Đế mới biết được bên trong có cái gì”.
(Maugham nói y
chang như vậy
về Isherwood).
Ngược hẳn lại với những toan tính như trên, trong khi
viết, ông
lại tự mình tố cáo mình!
Và đây là một thứ bịnh ghiền, ở nơi ông, đúng
như ông
thú nhận: “Hầu hết các nhà văn, viết cái điều từ thua cho đến thua: tự
thuật” (1)
Miranda Carter điểm cuốn The Secret
Lives of Somerset Maugham trên tờ Điểm Sách London, 17 Dec 2009
(1)
Nguyên văn hơi khác, câu mà Gấu phóng tác, trên, cho hợp với tình cảnh
"Gấu nhà
văn":
Most of what one writes is to greater or lesser degree
autobiographical: Hầu
hết điều mà nhà văn viết, thì đều mang tính tự thuật, ít hoặc nhiều.
Về "vấn nạn"
này, ý của William Trevor, người
Ái nhĩ
lan, chuyên gia viết truyện
ngắn, bảnh nhất, theo
Gấu:
"They are my memories too, but I am not the character in the
story", Những hồi ức là của tôi, nhưng tôi không phải là nhân vật trong
truyện, William Trevor, nhà văn Ái-nhĩ-lan nhận xét về nghệ thuật giả
tưởng.
Viết,
theo ông, là nghiệp (a professional activity), tuy nhiên thành phẩm -
giả tưởng
khi chín mùi - bắt buộc phải là của riêng.
Khi dấn vào nghiệp, bạn đừng
mong trốn
thoát cái kẻ là bạn đó, cho dù bạn không hề có ý định tra hỏi về chính
mình,
cho dù bản năng cho bạn biết, rằng, đừng để dấu tay của bạn lên trang
sách chừng
nào, tốt chừng đó.
Mọi giả tưởng đều mang mầm tự thuật...
Nhập một, con người
(với những hồi ức như thế), với nhà văn, là nghiệp viết.
Ấu thời
Timothy
Garton Ash at the
intersection of journalism, history and literature
Timothy Garton Ash
FACTS ARE SUBVERSIVE
Political writing from a decade without a name
446pp. Atlantic Books. £25.
978 1 8488 7089 5
Arthur
Koestler, Man of
Darkness
Arthur
Koestler, Người
của Bóng tối
Không
nhà văn nào của thế kỷ 20 có được những tao ngộ ly kỳ như Arthur
Koestler: chơi toàn quái chiêu, gặp toàn những đấng hách xì xằng, có
mặt - ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng
lúc - thảm họa xẩy ra!
27
tuổi Đảng, ông trải qua trận đói mùa đông 1932-33, ở Kharkov, giữa hàng
triệu người
dân Ukrainians ngắc ngoải và chết đói. Chạy kịp về phía nam nước Pháp,
khi những binh đoàn
Nazi xâm lăng nước Tây, ngay sau gót chân, vào năm 1940; chộp được
Walter
Benjamin, cưa đôi với ông mẻ “ken”, và chỉ vài tuần sau, triết gia
người Đức
này chơi quá “liều” [liều lượng], tự mình cho phép mình đi luôn. Tay
guru ghiền, dân Harvard, Timothy Leary đã từng chia cho Koestler những
mẻ thuốc
psilocybin, vào giữa thập niên 1960, “Phu nhân sắt” Margaret Thatcher,
đã nghe
theo những lời cố vấn của ông, trong cuộc tranh cử của bà vào năm
1979.
Simone de Beauvoir đã có lần được 'hầu hạ' Koestler, nhưng sau đó
lại tỏ
ra thù ghét ông và hư cấu thành một nhân vật cực kỳ thông minh, có tài
làm đàn bà vãi linh hồn, đầm đìa hai chân!
V/v
tài chăn gối, "trường túc bất chi lao", của nữ hoàng hiện sinh de
Beauvoir, thì khỏi
chê. Như đoạn sau đây, trên tờ TLS, trong bài điểm cuốn hồi ký của
Lanzmann chứng
tỏ:
The young Claude was, for several happy years, Le
Castor’s live-in lover, if not her only one: before they first went
to bed,
she warned him that six other people were already in the frame.
Claude Lanzmann's
liberated memories
Albert
Camus, 50 năm sau khi
mất
Camus
và đạo đức học của những giới hạn
Le Magazine Littéraire:
Albert Camus là một khuôn mặt
trí thức nổi cộm trong đời sống tinh thần của nước Tẩy… Ngoài ra còn là
một nhân
vật, một huyền tượng…
Olivier Todd: Tôi mất năm năm
với thằng chả, để viết cuốn tiểu sử về hắn ta. Trong đời thường, cũng
cay
đắng ngọt bùi lắm [sucrées-salées: đường ngọt, muối mặn]. Một bữa, vào
những năm
1950, tôi đang ngồi Cà phê Marie, chỗ quảng trường Saint-Sulpice, với
bà vợ tuyệt
trẻ của tôi [avec ma très jeune femme]. Camus tới, ngồi ở quầy, và nhìn
bả như
muốn lột trần truồng bả ra, [qui n’arrête pas de la déshabiller des
yeux.] Tôi tức
điên lên…
Alain Finkielkraut: Tức điên,
hay sướng điên lên? [Furieux ou flatté?]
Chí Phèo vs Julien Sorel [Đỏ và Đen] vs Tâm
[Bếp Lửa]
Loạt
bài tiểu luận
đầu tay của Gấu từ thời còn ‘ở truồng’, viết vào thập niên 1960, trên
tờ Nghệ
Thuật, có tên là Thế nào là
văn chương dấn thân?
Dấn
thân, thì bây giờ
lỗi thời
rồi. Phải hậu hiện đại cơ. Nhưng có lẽ cũng nên 'thanh toán' dòng văn
chương hiện
thực trước đã, rồi tới hiện thực xạo hết chỗ nói, rồi mới có thể làm
thịt hậu vệ
được!
Bởi
vì có vẻ như mấy ông
Trùm ở đó, mù tịt về chúng!
Về cả ba!
Cũng là một cách
tưởng niệm ông Trùm phê bình Mác Xít G. Lukacs
|
|