|
Chúc Mừng
Giáng Sinh 2009
Wistawa Szymborska
Diễn văn
Nobel
Nguyễn Tiến Trung có thể bị
kết án tử hình
Nga đưa 'Quần đảo Gulag' của
Solzhenitsyn vào học đường
Vợ góa của nhà văn Alexander
Solzhenitsyn vừa rút ngắn tác phẩm quan trọng của chồng mình
"The
Gulag Archipelago" ("Quần đảo Gulag" hay "Quần đảo ngục
tù") để tác phẩm này dễ tiếp cận hơn khi được đưa vào học đường ở Nga.
e Van
"Vừa" cái con khỉ, chuyện này
xưa rồi, hồi ông chồng còn sống, và chính ông OK chuyện này. Gấu có bản
này mờ!
Có thể, bi giờ, nhà nước Nga đưa vô chương trình học. Đúng là bảnh hơn
Mít
nhiều!
.
Ngay
ngoài bìa có đề "bản rút
gọn được phép của tác giả". Vậy mà "vừa" gì nữa!
Bài viết giới thiệu tuyệt cú mèo!
Tribute to Solz
D.M.Thomas cho biết, Hamlet,
ngay
từ thoạt kỳ thuỷ của thời đại Stalin, đã bị cấm. Tuy không chính thức,
nhưng
đám cận thần đều biết, Stalin không muốn Hamlet được trình
diễn. Trong một
lần tập dượt tại Moscow Art, Stalin hỏi, có cần thiết không, thế là
dẹp. Vsevolod
Meyerhold, đạo diễn, người ra lệnh Pasternak dịch Hamlet, đành
quăng bản
dịch vô thùng rác, nhưng ông tin rằng, nếu bất thình lình, tất cả
những
kịch cọt đã từng được viết ra, biến mất, và may mắn sao, Hamlet
còn, thì
tất cả những nhà hát trên thế gian này đều được cứu thoát. Chỉ cần diễn
hoài
hoài kịch đó, là thiên hạ ùn ùn kép tới đầy rạp. Tuy nhiên, cả đời ông,
chẳng
có được cơ may dựng Hamlet.
*
Lời giới thiệu ấn bản rút gọn, bộ sách khổng lồ Quần
đảo ngục tù, cho biết,
vào năm 1994, hai chục năm sau khi bị tống xuất qua Tây phương, Solz
trở về
Nga. Tại một thành phố, trên con tầu xuyên Sibérie, trên đường trở về,
trong
cuộc nói chuyện với dân chúng để nhà văn làm quen trở lại với đất Mẹ,
ông bị
một thính giả phạng: “Nếu là mi, và những gì mi viết đã khơi mào mọi
chuyện,
khiến xứ sở của chúng ta lâm vào thảm họa, và đang mấp mé trên bờ tiêu
vong,
thì nước Nga đếch cần mi, hãy trở về với xứ Mẽo yêu quí được chúc phúc
của mi
đi.”
Solz bèn dõng dạc trả lời, cho đến ngày chết, tớ vẫn tiếp tục chiến đấu
với con
quỉ Đỏ, [ý thức hệ ma quỉ, nguyên văn], nó đã từng làm thịt một phần ba
dân
chúng Nga.
Và thế là tất cả mọi người vỗ tay ào ào [The meeting erupted in
applause].
Albert
Camus, 50 năm sau khi
mất
Suốt
cuộc đời, Camus luôn tỏ
ra trung thành với niềm tin, rằng con người phải hoàn chỉnh trọn vẹn
chính
mình, sống trọn với bản chất của mình, khi mình tương hợp với thế
giới tự
nhiên, khi cuộc ly dị giữa nó và thế giới tự nhiên sẽ cắt manh mún cuộc
hiện hữu
nhân sinh của nó. Có lẽ, đây là niềm tin, kinh nghiệm của một người lớn
lên không
nương tay nhờ sỏi, đá, bụi bặm, giọt mưa, sợi nắng, và, nó tách Camus
ra khỏi
cái đám đông khốn kiếp ở thành phố, ở Paris, và hơn thế nữa, tách ông
ra khỏi
cả một tầng lớp trí thức cùng thế hệ với ông. Tất cả lũ, nào Mác Xịt,
nào Ky
Tô, nào tự do, nào hiện sinh, đều có một điểm chung: chúng đều thần
tượng hoá lịch
sử. Sartre và Merleau-Ponty, Raymond Aron và Roger Garaudy, Emmanuel
Mounier và
Henri Lefebvre, ít ra đều đồng ý về một điểm: rằng con người là một con
người
xã hội, và, để hiểu nỗi khốn cùng, những khổ đau của nó, và đề ra giải
pháp cho
vấn đề của con người, việc đó chỉ thế xẩy ra, ở trong cái khung lịch
sử. Kẻ thù
ở bất cứ đâu đâu, ở bất cứ điều gì khác, nhưng đám này đều chia sẻ với
nhau một
giáo điều rộng lớn nhất trong mọi giáo điều của thời đại chúng ta: rằng
lịch sử
là chìa khóa cho câu hỏi nhân sinh [that history is the key to the
human
question], là nơi chốn, môi trường, ở đó, trọn số phận của con người
được quyết
định.
Camus không bao giờ chấp nhận cái sắc lệnh
hiện đại này. Không hề chối
bỏ chiều
hướng lịch sử của con người, ông luôn luôn tin rằng, giải thích số phận
con người hoàn toàn bằng kinh tế, xã hội hay ý thức hệ, là không đầy
đủ, và
trên đường dài, nguy hiểm. Trong Mùa
Hè, 1948, ông viết: “Lịch sử chẳng hề giải
thích vũ trụ tự nhiên, có trước nó, cũng như cái đẹp, ở trên nó”. Cũng
trong bài
tiểu luận, ông phản đối sự lãnh đạo của những đô thị, vì nó a tòng
[associated: kết hợp] với
tính
tuyệt đối của lịch sử, và sau này, trong Kẻ Nổi Loạn, ông coi đây là những
nguồn
gốc đưa đến bi kịch chính trị hiện đại, thời của những chế độ độc tài,
chúng tóm lấy [take] những đòi hỏi lịch sử, như là biện minh triết học
của chúng
Gấu, nhà văn
Nhà Hội
Có thể nói, Gấu này cũng có, cùng hai ông thầy, Faulkner và Sartre, như
Llosa, [ông hơn Gấu một tuổi, sinh 1936, cùng
tuổi TTT], khi tập tành viết lách. Nhưng sự vỡ mộng của ông, đối với
Sartre,
theo Gấu, là do, ông đọc Sartre khác Gấu. Trong bài viết The
Mandarin, ông không hề nhắc đến cuốn bảnh nhất của Sartre, Buồn
Nôn. La Nausée. (1)
*
"Tôi không nghĩ đến thân phận giai cấp mình, tôi muốn nghĩ đến thân
phận
giai cấp khác, thân phận ngay chính giai cấp vô sản"
TTT: Bếp Lửa
Llosa giải thích, thời của ông, cũng là thời của TTT:
Hoàn cảnh bi thương của đám trí thức tiến bộ những năm 1950 và 60, có
thể tóm
tắt bằng câu của Sartre, trong một tiểu luận, viết năm 1960:
"Hợp tác với Đảng Cộng Sản, thì, cùng một lúc, vừa cần
thiết,
vừa bất khả."
*
Đó không phải là cách đọc Sartre của đám Gấu, và đồng bọn, thường được
coi là
nhóm 'tiểu thuyết mới" ở Miền Nam.
Một cách nào đó, đám Gấu đọc Sartre từ La Nausée, và cũng bắt
đầu viết,
từ đó, từ những phát giác văn chương, của Sartre, nhưng do quá mê chính
trị,
ông đã bỏ qua.
Gấu đã từng kể kinh nghiệm đọc La Nausée của Gấu, và của ông
bạn HPA. Có
những xen, hai đứa đọc, trong những tình huống, thời điểm khác nhau,
nhưng,
phản ứng, có thể nói, y hệt nhau.
HPA @ home, hẻm
Trần Quí Cáp, Saigon, cc 2002
Tôi
"biết"
Sài-gòn, phần lớn là qua "ông thầy" Huỳnh Phan Anh. "Thằng
chả" dậy tôi chơi banh bàn, bi da. Quán bi da nổi tiếng mà lâu ngày tôi
quên mất tên, ở khu Ngô Tùng Châu, gần trường Nguyễn Bá Tòng, là nơi
hai đứa
nhiều ngày đứng suốt buổi, khi ra khỏi quán hai chân rã rời, kéo nhau
băng qua
đường, leo lên gác xép ngủ. Nhà Huỳnh Phan Anh là nơi lần đầu tiên tôi
nhìn
thấy cái bàn ăn "dã chiến", khi ăn mở ra, ăn xong xếp lại. Đứa em
trai nói ngọng. Mấy chị em là nguồn kinh tế của hai đứa chúng tôi. Rồi
thằng
chả dậy tôi "xóm" nghĩa là gì.
Sau này học trò vượt ông thầy. Tôi sa xuống mãi đáy Sài-gòn, những nơi
chốn mà
bạn tôi đã từng căn dặn chớ mò tới. Cái trò đọc sách trong một quán
chệt, chỉ
cần một ly cà phê túi, hoặc ly hồng xà (hồng trà), rồi cứ thế ngồi suốt
buổi,
là cũng do anh truyền cho tôi. Và hai đứa chia nhau kinh nghiệm đọc,
nhờ nó. Có
lần anh kể cho tôi nghe, bữa trước đọc Buồn Nôn, La Nausée, tới đoạn
Roquentin
đi trong thành phố Bouville, "một mình mà như cả một đoàn quân đang
xuống
phố"; "đọc tới đây, thú quá tao cũng bỏ ra ngoài đường lang thang một
hồi...", và có lần cũng cảm thấy, như Roquentin, "tương lai đang chờ
đợi ở một ngã tư đầu đường". Tôi cũng có những kinh nghiệm y hệt như
vậy.
Qua anh tôi có được quá nhiều bạn: Dương Văn Ba, Nguyễn Xuân Hoàng,
Nguyễn
Đồng, Hoàng Ngọc Biên, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật... Có thời
gian tôi
"cộng tác" với báo Điện Tín, là do anh. Thân nhất, có lẽ là lúc anh
đang học Sư Phạm Đà Lạt. Tuần nào tôi cũng nhận được thư. Anh vốn là
một con
người rất cứng rắn, "dur", ít khi bộc lộ tình cảm. Những lá thư là
một Huỳnh Phan Anh "đích thực", đối với tôi.
Lần đầu tiên tôi biết Đà Lạt là lần lên thăm anh. Đúng vào dịp Giáng
Sinh, với
một người bạn. Cả ba đi lang thang ngoài đường đến gần sáng, say, hát,
la, rống
dọc theo những con dốc. Lần đó, tôi có cảm tưởng sống lại Hà-nội, và mơ
hồ hiểu
được tâm trạng của những người lính lê dương nhớ nhà, say sưa giữa
thành phố,
giữa cuộc chiến "không phải của họ".
Với Huỳnh Phan Anh, tôi chỉ ân hận một điều, anh dậy tôi nhiều quá, còn
tôi,
chỉ có một bài học, đúng ra là một kinh nghiệm, mà không làm sao nói
lại cho
anh hiểu: tại sao bỏ vào Nam.
Nhưng câu hỏi đó, cho đến nay tôi cũng vẫn chưa trả lời được, cho chính
tôi.
Chợ
Đũi, Huỳnh Phan Anh, và tôi
Milosz không ưa
Sartre, lẽ dĩ nhiên, vì Sartre mê Cộng Sản, mà ông từ phía đó bỏ
chạy qua Paris.
Ông hợp với Camus, và cả hai rất thông cảm nhau, về cái tai ương
của nhân
loại: Cái Ác Mầu Đỏ đó.
Sau đây là "đầu vào" [input, entry], về Camus của ông trong ABC.
Camus, Albert. Tôi theo dõi chuyện xẩy ra cho ông,
sau khi xuất bản Con
Người Nổi Loạn, L'homme révolté. Ông viết như một con người tự do
[like a
free man], nhưng hoá ra là điều này không được phép, bởi vì đụng vô lằn
ranh
"chống-đế quốc" [có nghĩa, chống Mỹ, và ủng hộ Xô Viết]. Chiến dịch
thô bỉ nhằm phạng Camus của Sartre, và Francis Jeanson, trên tờ Thời
Đại Mới,
được a dua [joined] bởi Simone de Beauvoir, cú này trùng hợp với thời
điểm tôi
đoạn tuyệt [break] với Varsaw vào năm 1951. Đây cũng là thời điểm mà
Sartre
viết về Camus:
"Nếu bạn không ưa cả Cộng Sản lẫn Tư Bản, thì chỉ còn có một chỗ cho
bạn
dung thân là Quần Đảo Galapagos".
Camus thò tay ra, bắt tay tôi, vào thời điểm đó, thật quan trọng, thật
chí
tình.
Milosz viết về bạn tình, bạn đường, của Sartre.
Beauvoir, Simone de. Tôi chẳng hề gặp, nhưng chuyện
không ưa nổi bà ta
thì không hề giảm, sau khi bà mất, và ngay cả cho tới bi giờ, khi bà
chỉ còn là
một cái tiểu chú về thời của bà... Thì cứ thú nhận, thẳng ra ở
đây, một
thằng nhà quê miệt vườn, làm sao mà ưa cho nổi một bà lớn [grande
dame]... Tôi không thể tha thứ cho bà ta về những trò hạ cấp,
cùng
Sartre, nhắm bề hội đồng Camus.
Nói tới Camus, Gấu tôi nhớ, có lần ngồi Pagode, nhà thơ TTT chê Kẻ
Xa Lạ,
khi so sánh đoạn tử tội Meursault gặp ông thầy tu, với cũng một xen như
vậy,
trong Đỏ và Đen, thì Camus không đáng là học trò của Stendhal.
Ấy là mấy chục năm sau, thằng em diễn lại câu phán của ông anh, qua...
tưởng
tượng.
Quả thế thực, nhưng theo Gấu tôi, phải tính tới cái tuổi của người đọc,
khi đọc
bất cứ một tác giả.
Stendhal là phải già già một chút mới đọc được. Còn me-xừ Meursault
không kịp
có tuổi già. Những nhân vật như thế, là phải "chết non", mượn lại từ
của ông anh.
Và có những tác phẩm, bạn không nên đọc sớm quá, và nên để dành! Lời
khuyên của
ông bà chúng ta, chớ đọc Phan Trần, chớ đọc Thuý Vân Thuý Kiều, là có
thiện ý
chứ không liên quan tới đạo đức. Cái cảnh, "Rõ ràng trong ngọc trắng
ngà,
Rành rành trước mắt một tòa thiên nhiên", chỉ 'trở thành hiện thực',
khi
bạn vừa đọc xong câu đó, là bèn thực hành liền!
Theo nghĩa đó, một độc giả của tờ TLS [số tháng Hai, 2004, mục Sổ Tay]
sung
sướng la lên rằng, may quá, tới hơn nửa đời người, mới đọc Hamlet. Đúng
là một
món quà quí báu dành để đọc vào lúc xế bóng về chiều, mái tóc muối tiêu
[a
mid-life gift to himself].
Sự nổi tiếng của một số tác giả ở trong nước, sau 1975 thí dụ như NHT,
DTH, BN,
có dư luận hải ngoại cho rằng, họ ảnh hưởng văn chương miền nam trước
1975. Tôi
nghĩ, có. Chiến thắng miền nam, và thực thế phũ phàng sau đó, làm sao
không ảnh
hưởng lên bất cứ một người viết? Đoạn cuối Nỗi Buồn Chiến
Tranh, đọc,
thấy phảng phất Tiếng Động của Thanh Tâm Tuyền. Tướng Về
Hưu có
không khí hiện sinh của một thời hậu chiến ở bên... Tây. Thiếu,
là thiếu
một tiếng hát, của Gréco, và một điệu Jazz, thí dụ, some of these
days...
Một ngày nào, anh sẽ nhớ em... của La Nausée.
Thiệp có thể "mơ hồ" cảm nhận ra sự thiếu sót đó, và thay bằng tiếng
hát...
nữ thuỷ thần.
Kinh
nghiệm đọc Buồn Nôn
Có thể nói, Gấu này cũng có, cùng hai ông thầy, Faulkner và Sartre, như
Llosa, [ông hơn Gấu một tuổi, sinh 1936, cùng
tuổi TTT], khi tập tành viết lách. Nhưng sự vỡ mộng của ông, đối với
Sartre,
theo Gấu, là do, ông đọc Sartre khác Gấu. Trong bài viết The
Mandarin, ông
không hề nhắc đến cuốn bảnh nhất của Sartre, Buồn Nôn. La Nausée. (1)
Kinh
nghiệm đọc Buồn Nôn
"Je serai ta femme". LH 16.8.1967
... sự sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng
liêng: Chàng
vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Thời
gian
Hình chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn.
Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT.
Gấu làm quen với
tờ Văn bằng truyện ngắn Thời gian. Truyện thứ nhì, sau truyện
đầu
tay
trên Nghệ Thuật. Những Ngày ở Sài Gòn.
NĐT order, ngay
lần đầu gặp, tại phở 44, Phan Đình Phùng.
*
Gấu sống, là nhờ được thay máu. Đêm đầu tiên, nằm phòng hậu-giải phẫu,
đau quá,
Gấu lăn lộn, vết thương nứt, máu chảy thành vũng dưới sàn giường. Sáng
sớm, vừa
cho phép thân nhân vô phòng, bà cụ lao vội vô, thấy thằng cu Gấu nằm
ngay đơ,
sợ quá la lên, y tá tới, tiếp máu liền tù tì, may thoát.
*
Đêm thứ nhì sau vụ mìn nổ, khi chàng tỉnh táo, nhận ra những khuôn mặt
thân
thương trong gia đình, chàng cố gắng cất tiếng nói nhưng không thể, và
chàng
cảm thấy thật rõ ràng một điều, chàng sẽ chết trong đêm, và trước khi
chết,
chàng sẽ được gặp nàng lần cuối cùng. Trước khi chết, chàng sẽ còn đủ
thì giờ
để nói với nàng, rằng chàng yêu nàng vô cùng, và tình yêu đó chẳng liên
can gì
đến đời sống hoặc cái chết, rằng nó phải như vậy, nếu không đã chẳng
thể nào có
nàng và chàng ở trên đời, và điều chàng ân hận, là chàng đã yêu nàng
nhiều quá,
như một lần chàng đã viết, "Chúng ta không sợ chúng ta không yêu thương
nhau mà chỉ sợ chúng ta yêu thương nhau nhiều quá." Chàng cảm thấy đời
chàng
sẽ kết thúc như vậy, và chẳng thể nào khác.
Sáng sớm hôm sau, khi chàng nhận thấy đã chống cự nổi, và thắng cả thần
chết,
đã lừa dối được định mệnh, đồng thời chàng cũng nhận ra một sự thật
thảm
thương, là sự sống sót của chàng như có một điều chi bất thường, giống
như một
nốt nhạc sai, dư, thừa, bất toàn, một giọng hát lạc giữa một bài ca, sự
sống
sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng: Chàng vẫn
sống và
nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Trong khi lần hồi sống lại, trong những lần nàng vào nhà thương Grall
thăm
chàng, nghe nàng kể chuyện, khi được tin, nàng đã khóc và không dám
giụi mắt,
vì sợ mắt sẽ đỏ, và người trong nhà sẽ biết. Chàng nghe kể lại, vừa cảm
động
vừa hổ thẹn...
Thời
gian
*
Bây giờ, sắp xuống lỗ, Gấu nhận ra, không phải đêm thứ nhì sau vụ mìn
nổ, mà là
đêm đầu tiên, nằm phòng hậu giải phẫu trên.
Thời gian Gấu nằm nhà thương Đô Thành, LH không tới thăm.
Tức là cái đêm tí nữa thì đi, đúng như định mệnh phán bảo, nhưng do LH
không
làm sao kiếm cớ ra khỏi nhà, nên định mệnh lại phán tiếp, thôi tha cho
nó!
*
Gấu ăn tới hai trái claymore của mấy ông biệt động thành. Cú thứ nhất,
gẫy cánh
tay trái, giống như một nhánh cây bị bẻ, gập đôi lại. Cú thứ nhì, thủng
bụng.
Khi được đưa vô nhà thương Đô Thành, bác sĩ băng bó tạm cánh tay, lo
giải phẫu
vết thương bụng. Tay, cùng lắm thì
cưa bỏ,
bụng để lâu là đi. Một tay bác sĩ người Đức mổ.
Trong khi chờ vết thương bụng lành dần, cánh tay bốc mùi, kiến bu đen
kịt mớ
băng dính đầy máu. Đúng lúc đó, tổng giám đốc Bưu Điện, cũng là thầy
của Gấu,
ông Nguyễn Văn Điều, vô thăm, ông lắc đầu, ra lệnh, cho nó vô Grall
liền. Tao
trả tiền. Grall là nhà thương tư của Pháp. Cỡ Gấu không làm sao vô đó
nổi.
Tao trả tiền, có nghĩa, nhà nước trả tiền, trừ dần vào lương Gấu
sau đó.
Chỉ có ông mới quyết định được chuyện này.
Thành ra, "tha cho nó", còn sướng như vậy nữa!
Khi nằm nhà thương Đô Thành, tay Dirck Halstead, sếp UPI của Gấu vô
thăm, hỏi
nhà thương, hết bao nhiêu. Và anh xỉa tiền cho Gấu. Gấu bỏ túi. Đúng là
"tha cho nó"!
Nhưng qua tới nhà thương Grall, UPI Nữu Ước lắc đầu, mày là nhân viên
part time
của chúng tao, không phải staff. Ít thì tao cho, nhiều quá, để VNCH,
tức Bưu
Điện của mày lo!
Không có thầy Điều, thì cũng thành độc thủ đại hiệp. Độc thủ, độc nhãn,
thành
Lưỡng Độc Đại Hiệp!
Ông TBT, trưởng đài, sếp của Gấu, may được một anh MP Mẽo, thường lên
Đài nói
chuyện với gia đình ở Mẽo, nhận ra, gọi xe cứu thương đưa liền vô bệnh
viện của
Mẽo. Sau đó, anh cũng qua Grall, nhưng chỉ để nằm chờ cho vết thương
lành lặn.
Anh kể lại, tao thấy tay bác sĩ Danney [hay Daney], vô phòng mổ ngay
sáng sớm,
tới đâu 4, hay 5 giờ chiều mới ra, đi không nổi, bước loạng choạng!
Phòng của anh nằm ngay phiá bên ngoài phòng mổ.
*
Vào thời kỳ Gấu ăn mìn claymore, nhân loại chưa phát minh ra chất inox.
Để thay
cho khúc xương bị mìn claymore thổi bay biến vào hư vô, bác sĩ sử dụng
một
thanh kim loại, không biết chất gì, nhưng được mạ bằng platine, tức
vàng trắng.
Gấu sau đó phải trả mấy năm mới hết nợ nhà nước.
Gấu lần đầu làm quen morphine, là do những ngày nằm nhà thương, sau vụ
mìn nổ.
*
Thú thực, Gấu này chưa từng thấy, một quốc gia nào làm nhục người dân
của nó,
như đám VC trong nước.
Những người cầm viết, nếu có một chút lương tri, là cảm thấy nhục nhã,
hơn lên,
không biết bao nhiêu ngàn lần.
Không phải người cầm bút thì khác người dân thường. Nhưng, vì đã chọn
cái nghề
cầm bút như là nghiệp của mình, thì thường là, nhạy bén hơn, trong cái
việc cảm
thấy nhục nhã.
Và thường hay bị con bọ lương tâm cắn rứt hơn!
Lấy trường hợp Gấu, làm trang Tin Văn, một mình một chợ, muốn viết gì
thì viết,
và khi viết, chỉ phải đối diện với lương tâm của mình. Lỡ viết câu nào
không
đặng, đọc lại, nghe lương tâm phán, câu này không được, là delete.
Bịt miệng người dân, cho cả thế giới nhìn thấy, rồi sau đó bào chữa,
làm vậy
không đúng, vậy mà còn có kẻ thổi ống đu đủ, Ngài Chủ Tịch nước thật là
"bản lãnh", mới dám 'nhận lỗi' như vậy!
*
Tin Văn xuất hiện như vậy là cũng được vài niên, từ 17, Tháng Năm 2003,
không
kể thời gian ăn nhờ ở đậu bên VHNT của PCL trước đó. Vậy mà, duy nhất
chỉ có
một lần, cơ quan quản lý tên miền gửi email, nhắc nhở, này, có gì thay
đổi
không đấy, nếu vũ như cẩn, thì OK, khỏi phải trả lời.
Sắp tới sinh nhật Gấu, nên đi vài đường cảm khái, mong bạn đọc, và VC,
thông
cảm! NQT
*
Réfugiés
« Le malheur ? Ils s'en accommodaient. L'environnement
hostile ? Ils
l'acceptaient. Comme la tempête, le froid, la sécheresse. La haine, la
cruauté,
la mort: on s'y habituait. Tout cela faisait partie de l'exil.
Puisqu'il
fallait vivre, autant se familiariser avec ses obstacles. »
Elie Wiesel
*
Bernard Kouchner - đại ân nhân của người Việt tị nạn, nhờ có ông mà có
con
thuyền cứu người vượt biển Đảo Ánh Sáng, ông còn là người sáng lập cơ
quan
"Y sĩ không biên giới", bất cứ người tị nạn nào đều biết tới, hoặc đã
từng chịu ơn - mở ra chương Tị nạn, Réfugiés, trong cuốn Bất
hạnh của
những kẻ khác, Le malheur des autres, bằng câu trên, của Elie
Wiesel, Nobel
hòa bình, sống sót Lò Thiêu.
"Bất hạnh ư? Họ làm quen. Môi trường thù nghịch ư? Chấp
luôn. Chấp
luôn, nào bão tố, nào lạnh lẽo, nào khô cằn. Thù hận, độc ác, cái chết,
làm
quen luôn. Tất cả những thứ đó, thuộc về lưu vong, làm nên lưu vong.
Và, bởi vì
phải sống, thì phải làm quen với đủ thứ trở ngại."
*
Ông lập luận, nếu nhân loại tranh đấu, để loài vật, thí
dụ loài voi, không
bị tận diệt, thì cũng vậy, tị nạn cần được bảo vệ.
Ông vinh danh Sartre, sau khi hết còn bị Cộng Sản bỏ bùa mê, đã cùng
với ông
tranh đấu cho con thuyền Đảo Ánh Sáng, với câu nói tuyệt vời:
"Trước tiên hãy lo cứu những xác người!" ["D'abord
sauver les
corps"].
Quả là tuyệt vời, bởi vì đây là câu Sartre mượn Camus.
Một người bạn, và cũng là, kẻ thù, của ông.
*
Năm di cư thứ hai
mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của
đất Bắc ở
cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng
nó là
câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa
ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp
của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
TTT: Trong
đất trời
Liệu Gấu này có
ngoa ngôn, khi dõng dạc phán: Cả một sự nghiệp 'đường ra trận...', 'mãi
mãi
tuổi hai mươi', cả một 'nhật ký họ Đặng'... sánh không bằng 'nửa' lời
ca của
Trần Thiện Thanh: Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ...
Sao
không hát cho những bà mẹ già, những người còn mải mê, những người vừa
nằm xuống
chiều qua? (1)
Nếu phải nhìn lại cuộc chiến, thì, một điều hiển nhiên, giải thích thái
độ
chống đối nhà nước VC, của cộng đồng hải ngoại, là do những gì xẩy ra
sau đó,
và tiếp tục xẩy ra cho đến ngày nay, đối với dân chúng ở cả hai miền.
Từ đó, suy ra: tất cả những ai dung thứ cho chế độ đó, đều là VC hoặc
những kẻ
cùng hưởng lợi với họ.
(1) Trong cuốn DVD tưởng niệm Trần Thiện Thanh, người ta được biết, bản
nhạc
Rừng Lá Thấp, có những lời ca như trên, được Trần Thiện Thanh sáng tác
trong vụ
Mậu Thân, nhân cái chết của một bạn thân, sĩ quan VNCH.
Nhật
Ký
*
Chống Cộng điên cuồng?
Nhưng Cộng nào, mới là vấn đề.
Trước 1975, gần như không có chống Cộng, đừng nói Chống Cộng điên
cuồng, trừ
một thiểu số, có thân nhân bị họ giết hại, hay một đấng tiên tri, hiểu
hơn hết
cả mọi người, nếu Cộng thắng, là sẽ khủng khiếp lắm, là sẽ xẩy ra hiện
tượng
Chúa Sẩy Thai.
Sau 1975, Chống Cộng điên cuồng như thế, vẫn chưa đủ.
Phải làm sao y hệt như trước 1975, nhưng ngược lại, nghĩa là, cả nước,
cả trong
lẫn ngoài, cả ở trên trời lẫn dưới đất, cả ở thiên đường, lẫn địa ngục,
đều
Chống Cộng điên cuồng!
Gấu,
nhà văn
Kỷ Niệm TV
Call For The Dead
Cái
đoạn sau đây, thật tuyệt.
Nó cho thấy, tài năng của một nhà văn bậc thầy, theo nghĩa, chỉ bậc
thầy, vào
phút chót, mới tìm ra được sinh lộ, cho mình, và tác phẩm của mình.
Viết,
là nó phải như thế, chứ
đâu phải cái trò hề, vỗ ngực xưng tên, tao là nhà văn, là nhà phê bình,
nhà khảo luận đâu!
Theo
nghĩa trên, nhiều người,
trong có Borges, coi, tiểu thuyết trinh thám mới thực sự là… văn chương!
Smiley
was tired, deeply, heavily
tired. He drove slowly homewards. Dinner out tonight. Something rather
special.
It was only lunch-time now - he would spend the afternoon pursuing
Olearius
across the Russian continent on his Hansa voyage. Then dinner at
Quaglino's,
and a solitary toast to the successful murderer, to Elsa perhaps, in
gratitude
for ending the career of George Smiley with the life of Sam Fennan.
He remembered to collect his
laundry in Sloane Street,
and finally turned into Bywater
Street, finding a parking space about three
houses
down from his own. He got out carrying the brown paper parcel of
laundry,
locked the car laboriously, and walked all round it from habit, testing
the
handles. A thin rain was still falling. It annoyed him that someone had
parked
outside his house again. Thank goodness Mrs Chapel had closed his
bedroom
window, otherwise the rain would have ...
He was suddenly alert.
Something had moved in the drawing-room. A light, a shadow, a human
form; something,
he was certain. Was it sight or instinct? Was it the latent skill of
his own
tradecraft which informed him? Some fine sense or nerve, some remote
faculty of
perception warned him now and he heeded the warning.
Without a moment's thought he
dropped his keys back into his overcoat pocket, walked up the steps to
his own
front door and rang the bell.
It echoed shrilly through the
house. There was a moment’s silence, then came to Smiley's ears the
distinct
sound of footsteps approaching the door, firm and confident. A scratch
of the
chain, a click of the Ingersoll latch and the door was opened, swiftly,
cleanly.
Smiley had never seen him
before. Tall, fair, handsome, thirty-five odd. A light grey suit, white
shirt
and silver tie - habillé en diplomate.
German or Swede. His left hand remained nonchalantly in his jacket
pocket.
Smiley peered at him
apologetically: 'Good afternoon. Is Mr Smiley in, please?'
The door was opened to its
fullest extent. A tiny pause. 'Yes. Won't you come in?'
For a fraction of a second he
hesitated. 'No thanks.
Would you please give him
this?' He handed him the parcel of laundry, walked down the steps
again, to his
car. He knew he was still being watched. He started the car, turned and
drove
into Sloane Square
without a glance in the direction of his house. He found a parking
space in Sloane Street,
pulled in and rapidly wrote in his diary seven sets of numbers. They
belonged
to the seven cars parked along Bywater Street.
What should he do? Stop a
policeman? Whoever he was, he was probably gone by now. Besides there
were
other considerations. He locked the car again and crossed the road to a
telephone kiosk. He rang Scotland Yard, got through to Special Branch
and asked
for Inspector Mendel. But it appeared that the Inspector, having
reported back
to the Superintendent, had discreetly anticipated the pleasures of
retirement
and left for Mitcham. Smiley got his address after a good deal of
prevarication, and set off once more in his car, covering three sides
of a
square and emerging at Albert
Bridge.
He had a sandwich
and a large whisky at a new pub overlooking the river and a quarter of
an hour
later was crossing the bridge on the way to Mitcham, the rain still
beating
down on his inconspicuous little car. He was worried, very worried
indeed.
*
Trong cuốn
này, có hai cú thần sầu.
Smiley trước khi về nhà, ghé tiệm giặt ủi lấy quần áo. Về tới nhà, tính
lấy
chìa khoá mở cửa, nhưng "linh tính mách bảo", thay vì vậy, lại giơ
tay gõ. Cửa mở, một ông thò ra, anh lễ phép nói, đại khái, tôi là nhân
viên
tiệm giặt ủi, tới giao quần áo…
Tay sát thủ, do cũng không rành mặt S. nên bị lừa, nhưng liền sau đó,
hắn làm
thịt, hụt, S.
Cú thứ nhì, là cú xẩy ra trong The Last Act.
Màn này mới đúng là mise en abime, kịch trong kịch.
Một tuyệt cú. Chính cú này mới thực sự cho chúng ta thấy tài nghệ của
Le Carré.
Salman Rushdie đọc không nổi Le Carré, chê dài dài, trong một viết in
trong Quê
hương tưởng tượng. Có vẻ như tay này không mê truyện trinh
thám, điệp viên.
Nhưng Ông Trời quả là thương Gấu, sợ Gấu bỏ qua, và sợ Gấu buồn, trong
những
nằm tù tại nhà tù quốc tế Bangkok, bèn nhờ anh bạn tù người Malaysia
nằm kế bên
đưa cho Gấu cuốn này.
Nhờ đọc nó, mà hồn ma của Gấu, ở trong những hang cùng ngõ hẻm, những ổ
điếm,
tiệm hút, những trại tù, sống dậy, và trở thành hồn thiêng của... Sài
Gòn!
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn
thiêng của thành phố thức
giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang
thang
trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng
với Sài
Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể."
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó…
*
Vòng hoa trao tặng Pamuk (1) vinh danh nhà văn Nobel 2006 một cách nào
đó, là
kết hợp của hai vòng hoa, của Gấu, tặng Sài Gòn, viết khi ở nhà tù
Bangkok, câu
trên, và ở trại tị nạn Thái Lan:
Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn
tuyệt vọng chạy đua với
chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông
chủ thuộc
địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ
thù.
Lần
Cuối Sài Gòn
(1)
"who in the quest for the melancholic soul of his native
city has
discovered new symbols for the clash and interlacing of cultures."
"Người mà trong khi tìm kiếm linh hồn sầu muộn của thành phố quê hương
của
mình, đã khám phá ra, những biểu tượng mới cho cuộc đụng độ và quấn
quít lấy
nhau, của những nền văn hoá."
Tuyệt!
*
Cuốn tiểu thuyết giới thiệu với chúng ta, anh chàng điệp viên cù lần bị
vợ bỏ: George Smiley
Adam
Zagajewski
Dọn Tiếp!
Nguyễn
Hưng Quốc – Chế độ
kiểm duyệt sách báo tại Việt Nam
Note:
Lại bổn cũ post lại!
Chán thiệt.
Nhà phê
bình ít đọc, thành ra
không thể nào hiểu được cái chuyện phê bình ở một chế độ toàn trị, nó
khác hẳn
với mọi nơi chốn khác.
*
Để chống lại
chủ
nghĩa toàn trị, bạn chỉ cần nhớ, có mỗi một điều này: Chủ nghĩa toàn
trị nhất
quyết không thí cho bạn một tí tự do nào.
Hannah Arendt: Về bản chất của chủ nghĩa toàn trị.
Nguyên bản tiếng Anh: In order to fight totalitarianism, one need
understand
only one thing: Totalitarianism is the most radical denial of freedom.
Không thí cho một
tí nào, mấy cha có hiểu, nghĩa là gì không?
Ceux
qui ne tirent pas les leçons du passé sont condamnés à le revivre.
Kẻ nào không rút ra được những bài học quá khứ, kẻ đó bị kết án phải
sống lại
nó.
Hannah Arendt.
Bà còn nói một câu hay lắm, để Gấu 'search', sau, đại khái, chủ nghĩa
toàn trị thủ tiêu chúnh trị.
Chỉ có Đảng. Chấm hết!
Hannah
Arendt pendant le
procès Eichmann à Jérusalem, en 1961. Elle suit le procès pour le New
Yorker.
Eichmann va lui inspirer une définition de la nature du mal: ce ne
serait ni de
la méchanceté, ni de la stupidité, mais quelque chose comme de la
bêtise:
l'absence de la force de juger.
Hannah Arendt khi đang theo dõi vụ xử Eichmann cho tờ The New Yorker.
Nhờ
Eichmann bà ngộ ra, về một định nghĩa, về bản chất của cái ác: nó không
phải là
tính độc ác, cũng không phải sự ngu si, nhưng mà là một điều gì đó
giống như sự
bố lếu bố láo, chẳng ra cái chó gì hết, lãng nhách, nhảm, đại nhảm, la bêtise: không có sức mạnh để mà phán
đoán, quyết định. (1)
Ui
chao, đọc chuyện "chở
sách về tù VC", thơ từ đâu tới, biên tập, kiểm duyệt… thấy đại, đại
nhảm!
Chuyện ruồi bu!
Bà Hannah Arendt nói tiếng Mít, như
thế!
(1)
La bêtise.
Nếu, chủ nghĩa Cộng sản là một sự sỉ nhục trí thông minh con người, thì
cái ngu
si, tầm bậy, la bêtise, của nó, giống như sợi chỉ đỏ, xuyên suốt tác
phẩm của
Raymond Aron. Tiếp theo những nghiên cứu của Élie Halévy về bản chất
của những
chủ nghĩa toàn trị và sự yếu hèn của dân chủ, Aron nắm lấy đề tài này,
ngay từ
năm 1937, trong một viết về chính trị kinh tế của Mặt trận bình dân. Áp
dụng
vào giới trí thức, trong một bài viết trên tờ Le Figaro, vào năm
1948,
Aron đề ra, "nghịch lý của chủ nghĩa Cộng Sản": "Coi như giai
đoạn giải phóng con người, một chế độ tạo ra những trại tập trung cải
tạo,
những tờ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, tức những tờ thông hành chỉ để
đi lại
trong chính quê hương của họ, một hệ thống cảnh sát trị còn khốn kiếp
hơn cả
dưới thời đại vua chúa, như vậy là vượt quá giới hạn của sự ngu đần,
vậy mà về
lâu về dài, mấy đấng trí thức cũng đành chấp nhận.”
Điều mà Aron kết án, thực ra, 'nhẹ' về phần đồng ý gật đầu chấp nhận,
tham gia
vào ý thức hệ [Cộng sản], nhưng 'nặng', về phần mà ông gọi là sự "đồi
bại
trí thức". Chính sự đồi bại trí thức đã đưa đến hóa trang [maquiller]
thực
tại, đánh bóng mạ kền, bôi son đánh phấn cho nó, và vặn vẹo, bóp méo
tính hợp
lý, nhờ nó mà một sử gia theo dõi bước đi của lịch sử. Cú phạng này của
ông, là
trung tâm tác phẩm Thuốc phiện của trí thức, dữ dằn, nhức nhối
đến nỗi,
đám trí thức lầu bầu, thà lầm với Sartre còn hơn có lý với Aron.
Nhật
Ký Tin Văn: Điềm
11.8.2007
Nguyễn Đức Tùng
1. Bài của Likhachev, “Phẩm tính trí thức”, là bài rất có ích cho các
nhà văn.
Tôi đặc biệt chú ý đến đoạn nói về cách sống và phong độ của giới trí
thức Nga,
cũng như đoạn về nhà văn Solzhenitsyn. Không trách gì nhiều nhà văn
nước ta
(chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà
mê là
đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền Nam và
ở hải ngoại
nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết bao nhiêu điều
để học,
sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner? Tuy nhiên theo thiển nghĩ của
tôi, sự
phân chia hướng Âu hay Á-Âu thật ra không quan trọng lắm.
2. Nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc về tuyên bố của Bộ trưởng Thông
tin-Truyền
thông rất chính xác, thẳng thắn, mà vẫn có ý vị văn chương. Tôi rất
thích đoạn
ông bắt bẻ về vụ mười chữ và năm từ. Thật ra từ vẫn gọi là chữ được, vì
từ hay
chữ chỉ là qui ước của các nhà ngữ pháp sau này thôi, chứ lúc tôi còn
đi học
không có sự phân biệt đó. Vấn đề chính là, đúng như Nguyên Ngọc nói,
nói năm từ
hay chữ (đôi) thì đúng hơn là nói mười chữ. Mười chữ đơn lẻ không có
nghĩa gì
cả. Tôi nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 75, ngồi bên radio nghe Tổng
thống Nguyễn
Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi rằng (thì là) theo
nhận
xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng thống có vẻ không
đúng với
văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha tôi nhìn tôi im lặng
một lát
rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút lụi tàn bao giờ
cũng có
những biểu hiện như thế.
3. Nhờ cái link của talawas mà tôi cũng đọc được bài “ Hồ Anh Thái có
sợ giải thiêng?”
trên VietNamNet nói về tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi.
Cuốn này
có trích đăng trên talawas chủ nhật, tôi chưa kịp đọc, nhưng Hồ Anh
Thái thì
tôi có đọc qua một hai cuốn khác vì bạn bè khuyên. Tôi cũng chưa đọc
Phạm Xuân
Thạch bao giờ, không biết ông có ký tên nào khác không, hay chỉ vì tôi
ít đọc
các nhà văn trong nước. Bài của ông làm tôi ngạc nhiên quá: tôi lấy làm
mừng
cho nền phê bình văn học Việt Nam.
Ít ra cũng phải có những bài review mạnh mẽ, thuyết phục, khen chê rõ
ràng như
vậy. Thường thì các nhà phê bình Việt Nam chỉ khen các nhà văn
nhà thơ
chứ không chỉ ra được cho họ các khuyết điểm nghệ thuật cần tránh.
Xin cám ơn La Thành, Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Thạch, và Ban biên tập
talawas.
Nguồn
Cái tay thi sĩ,
tác giả "thư thi sĩ" trên talawas, là một người, có một thời, rất
thân quen với Gấu, ở ngoài đời. Gấu gặp ông lần thứ nhất, khi mới từ
trại tị nạn
qua, còn ông thì từ một bang khác chuyển về, trong bữa tiệc tất niên,
có sự hiện
diện của ông nhà văn họ Nguyễn, sau kiêm thêm nghề MC, cũng dân Sơn Tây
như Gấu.
Ông giới thiệu cả hai, tuy không ngồi chung bàn, với cộng đồng. Sau đó,
có một
đêm, thi sĩ ghé building Gấu ở, trong một căn hộ tít trên thượng tầng,
ngó ra
ngoài trời đầy sao, là cả một vùng trời sáng rực của thành phố, ngủ
lại, và cả
hai uống rượu, nói về thơ, suốt đêm, tới sáng.
Đó là thời gian Gấu tính bye bye văn chương, chuyên làm một anh bán bảo
hiểm.
Và đêm hôm đó, là đêm từ giã những con chữ. Cảm khái lắm. Đau thương
lắm.
Hoá ra là đêm đó, có tới hai thằng từ giã thơ!
Không hiểu, sau khi đọc những gì mới đây Gấu viết, ông còn tí thiện cảm
nào
dành cho Gấu không.
Nhưng, như Gấu đã từng viết, về câu cách ngôn Tầu mà Brodsky rất khoái,
bệ lên
đầu một bài essay của ông:
Cứ kiên trì ngồi bên bờ sông, là có ngày nhìn thấy
xác kẻ thù trôi qua.
Tất cả chỉ là cơ duyên. Hết duyên thì tới nợ. Vậy thôi.
*
"Nhưng Lưu Hiểu Ba nói có mấy câu mà giờ thành tội phạm. Ông nói tôi
nghe Hiến
pháp Trung Quốc viết cho ai. Tôi không biết nữa."
BBC
Đọc bài viết của nhà phê
bình
post lại, mới thấy, Gấu thật ‘la bêtise’ khi lỡ đụng vô ông!
Rõ ràng là cuốn sách của ông
chỉ toàn là những cóp nhặt, hết thông tin, thông báo, thông cáo, nghị
quyết, cộng
thêm ba cái giai thoại nào là về Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh…. về chế
độ kiểm
duyệt của VC.
Trong khi đó, chỉ cần đọc một
câu của Hannah Arendt là tỉnh hẳn giấc mơ VC, là cương quyết không thèm
len lén
về, dủ chỉ một lần, đừng nói đến hai, và ngẩng đầu, ngửa cổ lên trời,
than, giá
mà ngày ấy Bác cứ ôm mấy cục gạch ấm áp cũng được, đừng đọc Lenin cho
dân Mít
mhờ!
*
Đau nữa, là bà chị Sến lại còn
lôi vết thương ra, mà sát thêm muối vô, khi hỏi khéo anh Triết Mù, tại
sao mà
VC đối xử, nhất bên trọng nhất bên khinh, một bên thì còi hụ, một bên
thì lót lá
chuối!
Độc, độc thật!
Có vẻ như bà chị biết trước,
thằng em sẽ không thèm nhắc đến Chợ Cá, khi xuống đường, làm cách mạng
Mạng Hóa!
A Letter to Su
T’ung Po
by W. S. Merwin
Almost a thousand years later
I am asking the same questions
you did the ones you kept finding
yourself returning to (1) as though
nothing had changed except the tone
of their echo growing deeper
and what you knew of the coming
of age before you had grown old
I do not know any more now
than you did then about what you
were asking as I sit at night
above the hushed valley thinking
of you on your river that one
bright sheet of moonlight in the dream
of the water birds and I hear
the silence after your questions
how old are the questions tonight
Thư
gửi Tô Đông Pha
Gần
một ngàn năm
sau
tôi đang hỏi chính những câu hỏi ông đã hỏi
những câu hỏi ông cứ tự mình tìm kiếm
quay trở lại như thể chẳng có gì thay đổi
ngoài âm sắc tiếng vọng lại của chúng trở nên sâu hơn
và những điều ông biết về tuổi thành niên trước khi ông lớn lên
tôi chẳng biết hiện nay hơn gì ông đã biết khi đấy
về những điều ông đã hỏi giống như tôi ngồi trong đêm
bên trên thung lũng lặng câm nghĩ về ông trên dòng sông của ông
một dải lấp lánh ánh trăng trong giấc mơ về những con chim nước
và tôi nghe thấy sự im lặng sau những câu hỏi của ông
bao nhiêu tuổi những câu hỏi đêm nay.
Bài thơ này, thấy
trên Blog
Đông A. Theo
Gấu, có mấy chỗ dịch chưa tới.
(1)
Không phải “ông tự mình tìm kiếm”, mà là “những câu hỏi mà ông tìm
kiếm, và ông tự mình trở lại với chúng”
(2)
‘had grown’, past perfect, đi trước “knew”, past. Như
vậy nên dịch là, "ông đã từng trải để mà hiểu chuyện đời xấy ra tiếp
theo
sau đó".
Chúng
ta biết, thì hiện tại hoàn hảo là để bảo đảm cho thì hiện tại.
Thí dụ, I
have just finished my reading when she arrives” Tôi vừa đọc xong thì em
tới. Câu
đánh số 2, ý nghĩa cũng giống như vậy.
[Cái
này là múa rìu qua mắt thợ. Xin nhờ mấy đấng Trùm tiếng Ăng Lê chỉ
giáo.
NQT]
Solzhenitsyn's widow
cuts 'Archipelago' to student size
Alexander
Solzhenitsyn's widow has abridged his watershed book, "The Gulag
Archipelago", for students in Russia in the latest move to rehabilitate
the Soviet-era dissident, newspapers said Friday.
Natalya
Solzhenitsyn said she cut her husband's monumental three volume work by
80 percent to be palatable to students and hoped it would be taught as
early as next year.
"We
had to cut it by about five times.... But I hope that I managed to keep
the distinctness of every line and not lose the heat, anger, passion
and humor of the original," she told the Nezavisimaya Gazeta.
"The
book has become so thin, it seems to me it will not only be possible
for school children to get through but also fascinating to them."
Readings
from the once-banned book were added to the school curriculum this year
by the ministry of education.
Solzhenitsyn's
64-chapter tome on the network of forced labor camps in which millions
perished came to symbolize institutionalized repression under Soviet
dictator Joseph Stalin.
"Readers
must understand (from the book) that the Gulag was a system. They must
understand its spread over the country," Natalya Solzhenitsyn said.
Two
of the dissident author's other works - the far shorter "One Day in the
Life of Ivan Denisovich" and "Matryona's House" which are both equally
critical of the communist regime - are already part of the Russian
curriculum.
But
his writings remain controversial as Russia has yet to face up in full
to its traumatic recent history, Soviet secret police archives stay
sealed, and Stalin is viewed by many as an unimpeachable hero for his
role in defeating Nazi Germany in World War II.
Solzhenitsyn,
who died last year aged 89, won the Nobel Peace Prize for Literature in
1970. He was expelled from the Soviet Union in 1974 after authorities
discovered manuscripts for "The Gulag Archipelago".
He
lived in exile for 20 years in Germany, Switzerland and later the
United States before returning in 1994 after the fall of communism.
Nguồn
Note:
Quả có cái vụ eVăn loan báo thiệt. Nhưng không phải cuốn đã được Solz
cho phép rút gọn. Cuốn mới này còn mỏng hơn nữa.
|
|