Ông
Cà Bi ở Xẻo Quao
“No one really
knows whether or not grass did grow again where Genghis Khan had
passed; there
is no one left to look.”
Steiner: De Profundis [viết về Solz và Quần đảo Gulag]
[Dịch kiểu phóng bút của... anh cu Gấu: Chẳng ai biết cỏ mọc lại hay là
không nơi -Cánh Đồng Bất Tận - vó ngựa
“Thành Cát Tư Hãn” tràn qua bởi vì đâu
còn ai để mà nhìn thấy]
Nhưng chưa khủng bằng câu sau đây:
“Anthropology”, says Lévi-Strauss in concluding Tristes Tropiques, can
now be
seen as “entropology”: the study of man has become the study of
disintegration
and certain extinction.
Steiner trích dẫn, trong bài viết về Lévi-Strauss: The Lost Garden
[Việc nghiên cứu ông Cà Bi và những hậu duệ của ông trở
thành việc nghiên
cứu một sự phân huỷ từ người biến thành bọ…]
*
Chắc chắn sẽ có
người chê rằng đem đặt vụ án Lê Thị Công Nhân bên cạnh vụ án Nguyễn Ái
Quốc là
so sánh khập khiễng.
Đúng thế!
Người viết xin
thành thật xin lỗi Lê Thị Công Nhân, vì đã so sánh cô với Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
ĐTT talawas
Giả như HCM sống lại,
ở vào chỗ LTCN, sợ còn khốn khổ hơn nhiều.
Đó là ý của Dos,
qua viên Đại Phán Quan, theo đó, giả như Chúa sống lại thì cũng bị đệ
tử của Chúa
làm thịt để bảo vệ Nhà Thờ, Ky Tô giáo!
Bố có
một mơ ước. Mơ ước này
tôi nghe thường xuyên trong những bữa cơm tối lúc tôi còn nhỏ, khi bố
còn làm ở
công ty điện lực Hà Nội. Mà không, tôi đã nghe nó từ trước đó, suốt
những năm
tôi còn nằm cũi và bố mới ở chiến trường miền Nam
về. Sau gần một năm nằm dưỡng
thương ở chiến trường Nam Lào toàn rừng khộp và nắng, bố hành quân ghép
với các
đơn vị khác vào đến Đà Lạt; lần đầu tiên bố nhìn thấy những đồi thông
xanh và
những thung lũng đầy hoa. Bố bảo khi nào để dành được nhiều tiền, bố sẽ
vào Đà
Lạt mua một miếng đất, xây một cái nhà nhỏ và làm trang trại trồng rau
xanh.
Khí hậu Đà Lạt tốt, bệnh xoang và khớp bắt nguồn từ những năm nằm rừng
của bố
có thể không cần chữa cũng sẽ tự khỏi.
Hơn 20
năm qua, lúc nào bố
cũng chỉ có một mơ ước như thế. Bây giờ, cái ước mơ ấy dồn cả vào gốc
đậu ván
bố trồng ở hiên sau. Cây đậu ván leo từ tầng một lên sân thượng; hoa
đậu ván nở
suốt mùa đông, tím ngắt cả ba tầng nhà. Hôm tôi mới về, bố cầm rổ cho
tôi và Tu
Ti nhặt những quả đậu ván già trên sân thượng để luộc. Bố lại nói bố
muốn có
một trang trại trong miền Nam – không cần Đà Lạt vì đất Đà Lạt bây giờ
đắt quá,
chỉ cần chỗ nào đó ở đồng bằng sông Cửu Long, rẻ thôi, miễn là ấm áp.
Chỉ cần
vào đó trồng trọt thì tự khắc bệnh xoang, rồi bệnh khớp, rồi bệnh tiền
đình sẽ
khỏi hẳn. Có thể bố sẽ lại nghe lại được.
Bố ạ,
con tốt nghiệp đi làm
bên đó, con sẽ để giành tiền cho bố mua đất trong Nam.
Phan
Việt: Những ngày ở Việt Nam.
[Trích
lại từ blog Thích
Học Toán]
- hmhoang permalink
Cảm
ơn Phan Việt.
Bức
tranh hiện sinh không né tránh, ngồn ngộn.
Ngột
ngạt sự thật.
Ngoài
ra cũng có thể hơi thiếu một tí những làn gió thoảng khi vẫn có trong
không
gian và tâm hồn người Việt hôm nay.
P.S.
Chính tả, “cặp sách”, (để đựng sách) chứ không phải “cặp xách” (để xách
tay).
*
Đây là còm của Gấu:
Trong bài viết, cũng có một giấc
mơ Miền Nam,
y chang giấc mơ ngày nào, thuở nào.
Thành thử cái tít nên đặt lại
là: Những ngày ở Hà Nội.
Như Gấu có Những ngày ở Sài Gòn.
Tâm hồn Việt hôm nay?
No.
Tâm hồn Bắc Kít, có, như
giấc mơ Bắc Kít.
Note: Lâu lâu đổi
món. Cứ Cô Tư, Faulkner hoài!
Mà cũng quái thật. Ngay cái thuở chập chững như anh cu Tu Ti trong truyện trên, Gấu đã
được Ông Trời
trang bị đầy đủ, để sau này chống lại giấc mơ ăn cướp:
Koestler, Đêm
giữa Ngọ.
Faulkner, Absalon, Absalon!
[Anh em ruột giết lẫn nhau].
Và Greene: Tình yêu dành cho Miền Nam, qua, thí dụ:
Người Mỹ trầm
lặng v PXA trong Thời gian
của Người...