Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu
Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada
Đã
xuất bản
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi
Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi
dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân
Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Trang
Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và
chuyển
về những
bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang
có đánh
số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.
Email
Nhìn lại những trang
Tin
Văn cũ
1
2
3
4 5
Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ
để
sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái
[free]
|
Thơ Mỗi Ngày
The Anger of Exile
By Colm Tóibín
The Hakawati
by Rabih Alameddine
Anchor, 513 pp., $16.00 (paper)
Cockroach
by Rawi Hage
Norton, 305 pp., $23.95
"Wherever I am,
Germany is"
Thomas Mann
Gấu ở đâu Mít ở đó!
And I step ashore in a fine rain
To a city so changed
By five years of war
I scarcely recognize
The places I grew up in,
The faces that try to explain.
But the hills are still the same
Grey-blue above Belfast.
Perhaps if I'd stayed behind
And lived it bomb by bomb
I might have grown up at last
And learnt what is meant by home.
Derek Mahon
Giận dữ lưu vong
Và tôi bước xuống bến tầu Xề Gòn
Dưới cơn mưa Xề Gòn thật mịn màng
Về với thành phố quá đỗi đổi thay
30 năm nội chiến từng ngày
Tôi không làm sao nhận ra
Những nơi chốn mà tôi đã từng lớn lên
Những khuôn mặt cố giải thích
Nhưng bến tầu thì vẫn bến tầu
Những ống khói tầu thì vẫn mệt lả
Nơi tôi ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông thì cũng vưỡn còn
Tôi ra đi nơi này vưỡn thế!
Có lẽ nếu
tôi đừng đi, và cứ lì ở lại
Và sống với Xề Gòn từng trận hỏa tiễn VC réo ngang đầu
Từng trận B52 rải thảm quanh thành phố
Sau cùng tôi sẽ trưởng thành
Và biết ‘nhà’ nghĩa là cái quái gì
Among
the
Exiles
One met
former cabinet ministers,
University
professors, defrocked priests and officers,
Feeding
pigeons from a park bench,
Squinting
into foreign newspapers
And telling
anyone who happened to ask
Not to
bother their heads about the truth
On the use
of murder to improve the world
They had
many vivid memories
As they
huddled in their dim kitchens,
Clipping
supermarket coupons,
Shifting the
loose dentures in their mouths
While
waiting for the teakettle to boil.
They ate in
restaurants with waiters older than themselves,
Musicians
whose fingers bled
As they
picked at their instruments
Making some
tipsy widow burst into sobs
On hearing a
tune her husband the general loved,
The one who
sent thousands to their deaths.
Giữa đám Lưu
Vong
Người ta gặp
những cựu bộ trưởng
Giáo sư đại
học, tu sĩ mất áo tu, sĩ quan mất quân phục,
Cho bồ câu
ăn ở băng ghế công viên,
Liếc tờ báo
chợ
Và biểu người
nào tính hỏi,
Này, đừng có
bực mình, lúc lắc cái đầu, khi biết sự thực
Về cái việc
sử dụng sát nhân để cải thiện thế giới
Họ có nhiều
kỷ niệm sống động
Khi quay
mòng mòng trong căn bếp tối thui
Cắt cắt mấy
cái phiếu siêu thị
Xốc xốc bộ
răng giả trong miệng
Trong khi chờ
ấm nước pha trà sôi
Họ ăn trong
những tiệm bồi bàn già hơn họ
Nhạc sĩ bấm
đàn bằng những ngón tay rướm máu (1)
Làm một bà
góa ngà ngà say, khóc nức nở
Khi chơi một
điệu nhạc mà ông chồng đại tướng ngày nào của bà thích nghe
Ông tướng
này đã từng ra lệnh làm thịt hàng ngàn người
Charles
Simic: Master of Disguises
(1)
Charles
Simic chắc là có đọc Kiều
rồi, nên thuổng, như đám mũi lõ thuổng nhạc Trịnh,
“nghi án” đang gây chấn động trong giới giang hồ Mít ở trong nước: "bốn
dây nhỏ máu năm đầu ngón tay" !!!
Ui chao, Gấu lại nhớ đến cảnh nàng Kiều họ Trịnh hầu đàn Sáu Dân, Hồ
Tôn Hiến,
những ngày sau 30 Tháng Tư 1975
PAINTINGS
FOR ZBYLUT
GRZYWACZ
Countless
paintings hung on the walls
of the
apartment on Krakow Street. (Why
Krakow
Street in Krakow? The city
didn't know
how to get home?)
None of it
matters now-
the names of
streets, your patriotic passion
for
Kazimierz, your loyal photos
of old
houses, dilapidated gates.
Even that
apartment is gone now.
On canvases:
human faces, women's bodies,
gray and
pink, the world's yellow stains.
Drawings and
sketches of acts, studies of aging,
natures mortes, some dust-covered
and doubly
dead, others fresh
as fruit at
market stands, gleaming
in June's
remembered light.
In summer light strikes
objects
directly,
while in winter it hides
lazily in
wardrobes, sleeps on the stove,
like
minerals on museum shelves.
A champion
talker, a fan of Caravaggio
you vanished
after a few months of illness
of suffering
and strength in dying.
Paintings
and friendship remain,
canvases,
which don't understand
their
loneliness, their dusk,
and
friendship, which of course
lives on-but
as a widow now.
Adam
Zagajewski: Unseen Hand
Họa phẩm
Hằng hà trên
tường trong căn phòng
Ở Phố Sài Gòn
[Tại sao Phố
Sài Gòn trong Sài Gòn?
Thành phố quên
mẹ nó tên, hay quên mẹ đường về nhà?]
Mà bây giờ để
ý làm chó gì -
Những tên đường,
lòng đam mê ái quốc của bạn dành cho Kazimierz,
Những bức hình trung thành
của bạn về những căn nhà cổ,
Những cái cổng xiêu vẹo.
Ngay cả căn
phòng thì bây giờ cũng đâu còn
Trên những tấm
vải bố: những mặt người, những cơ thể đàn bà,
Xám và hồng, những vết màu vàng của
thế giới.
Những vạch,
những phác của những hành động,
Những nghiên cứu về già lão,
Tĩnh vật, một số bụi phủ
Và chết hai
lần, những bức khác tươi mát,
Như trái cây ở chợ, long lanh trong ánh sáng tưởng
nhớ của Tháng Sáu.
Mùa hạ ánh
sáng đập thẳng thừng lên những đồ vật,
Trong khi mùa đông, nó ẩn náu một cách lười biếng ở trong tủ áo,
Ngủ ở trong lò,
Như khoáng vật trên những giá ở viện bảo tàng
Vua đấu láo,
đệ tử của Caravaggio
Bạn biến mất
sau vài tháng bịnh
Chiến đấu kiên
cường trong khi chờ đi xa
Tranh và bạn bè
thì còn ở lại
Những tấm
vải bố, chúng không hiểu nỗi cô đơn của chúng,
Buổi chạng vạng của chúng
Và tình bạn,
lẽ tất nhiên
Tiếp tục sống
– nhưng như là một góa phụ.
Số báo cũng
khá cũ [số 106, 2009] nhưng mua ở tiệm không phải bán sách báo cũ, nên
giá chẳng cũ. Trong có
1 bài, ở lề của tờ báo, như bià sau ghi: Plus John
Banville’s objet trouvé and poetry by
Fanny Howe, [kèm bài viết vật kiếm
thấy của Banville, và thơ của Howe].
Bài của JB
ngắn, ở lề, nhưng tuyệt vời, viết về nghệ thuật mất, “the art of
losing”.
TV sẽ
dịch bài này, tặng độc giả TV, thứ nghệ thuật, không khó làm chủ, the
art of
losing is one that is not hard to master, và có rất nhiều điều hình như
tắm đẫm
cái ước mong được mất đi, nhờ vậy mà cái sự mất đi của chúng không là
một thảm
họa [“seem filled with the intent/to be lost that their loss is no
disaster”], Banville mượn ý thơ của E. Bishop để giải thích.
Chúng ta chẳng
bao giờ trưởng thành, nhưng cứ thêm tuổi mãi ra, già mãi ra, rồi già -
và cái
nhu cầu đồ chơi, và chơi đồ thì chẳng bao giờ yếu đi.
Tay Banville
này, nhà văn, nhưng viết essay, viết review cũng thuộc bậc thầy.
Xứ Mít chưa
đẻ ra được thứ nhà văn này. Toàn thứ viết làm xàm ba cái truyện ngắn,
truyện
dài, bằng 1 thứ văn phong “có sẵn trong trời đất”, trên báo chí,
trong văn của người, nhiễm độc hồi nào không hay, bản thân, chưa từng
có ai đẻ ra được 1 thứ văn phong của riêng mình...
John
Banville còn thử thay nghề viết truyện trinh thám với cái nick Benjamin
Black.
TLS số April 13 2012 có nhắc tới ông, trong sổ tay văn học, với cái tít
Who’s
who, và tiện thể còn nhắc đến cả 1 lô những nhà văn viết bằng
những cái nick khác
nhau, như Romain Gary, người đợp hai lần Goncourt, dù giải này quy định, chỉ
1 lần là đủ, khác Booker Prize
của Anh.
Tin Văn đã từng đi một đường tưởng niệm
Mai Thảo, khi ông dùng cái nick Nhị, để mần thơ.
Nhưng TTT không có cái may này.
Trước khi thành danh với cái nick TTT, thì ông có vài cái nick, nhưng
sau khi “chết
tên” rồi, là thôi.
Chứng cớ, trong thư gửi đảo xa, ông kể, ông làm thơ tặng đảo xa,
đăng báo Văn, ký nick khác,
MT & Ông Vượng, chủ báo lắc đầu, no!
GCC thì nhiều
nick quá. Lần trốn cái tên NQT tên sa đích văn nghệ, mượn cái tên của
đứa cháu
gái, viết VHNT & Việt Báo online, "chấn động giang hồ", độc nhất có
1 tay phê bình gia BVP là nhận ra, vì quá rành những
tác giả GCC đọc & trích dẫn [Steiner, Kafka, Bejamin… thí dụ]
Banville
says that he started writing novels at the age of 12. His early
attempts were
"dreadful imitations" of Joyce's Dubliners; the opening line of one
was, "The white May blossom swooned slowly into the open mouth of the
grave".
Banville cho
biết ông khởi sự viết văn khi 12 tuổi, và những bản văn đầu tay “bắt
chước thê thảm,
chết người” Những người dân thành
phố Dublin của Joyce, thí dụ dòng mở ra 1 bản
văn, "The white May blossom swooned slowly into the open mouth of the
grave"
[tạm dịch, “Bông
Tháng Năm, trắng toát, xỉu dần đi trong miệng huyệt mở rộng”]
The
past beats inside me like a second heart
All works of art are scar tissue.
Tác
phẩm 'nghệ thuật' nào [của Gấu] thì cũng như vết sẹo [ở trên tay
cô bạn],
và quá khứ những ngày ở Sài Gòn là trái tim thứ nhì [ở trong Gấu].
Nó đập còn dữ dằn hơn trái tim thứ nhất.
Càng đập càng nhớ... vết sẹo! (1)
John Banville
Note: Bài viết
về Cesare Pavese mới thê lương làm sao, “viết ngoài đời”. Trong nhật
ký, ông than
thở, "chẳng em nào chơi với tôi, sẽ chẳng bao giờ chơi với tôi.”
Trách nào tự
tử.
Nơi chốn
không làm sao sống nổi, là nơi chốn mà con người cảm thấy hạnh phúc!
Một cái lý
do tốt lành để mà tự tử, thì không hiếm hoi, ở bất cứ một con người!
Nỗi buồn lớn
lao nhất, mà một con người cảm thấy, đó là khi những lý tưởng thất bại
của người
đó, biến thành hiện thực! (1)
30.4.2012
"Of
course, he was a formidable adversary.... By his own admission, by
early 1969,
I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this.
Now such
a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does
not
make a military genius...".
NQL: “Những bức
ảnh dưới đây cho chúng ta nhìn lại Chiến tranh Việt nam từ lúc Mỹ leo
thang can
thiệp đầu những năm 1960 đến lúc chính quyền Sài Gòn cũ sụp đổ”.
Denverpost chỉ
giới thiệu một câu vậy thôi nhưng xem phóng sự ảnh dưới đây ta thấy cả
cuộc chiến
tranh Việt Nam đã được dựng lại rất sinh động và xác thực, thật tuyệt
vời! Cảm
ơn KTS Võ Thanh Lân đã gửi cho đường link và Bs Nguyễn Hải Phong đã
dịch phóng
sự ảnh này. (Đọc tiếp…)
Những bức hình
dưới đây, thì cả thế giới đều biết từ khuya rồi, tính sinh động, xác
thực thì cũng
thế, nhưng cái xác thực, trước và sau những tấm hình, thì lại đếch có.
Xác thực thứ
nhất, chính VC nhử Mẽo vô Nam Việt Nam, để có cớ xâm lăng, bằng cú ngụy
tạo đầu
độc tù Phú Lợi.
Xác thực thứ
nhì, 3 triệu người xác thực chết, để tạo ra xác thực là 1 nước VC bây
giờ, muốn
bắt ai thì bắt.
Khoe khoang
thành quả 30 Tháng Tư hoài, sao không khoe nhục nhã?
Có 1 cái
blog mà phải khóa lại, sao không khoe?
Kít!
Người cha ôm xác con hỏi
lính VNCH: Tại sao?
Từ "xác thực",
đã nhảm, nhưng từ "tuyệt vời" đại khốn nạn.
Bạn nhìn cái hình người cha ôm xác đứa
bé hỏi đám Ngụy, "Tại sao?", có cảm thấy “Tuyệt vời” không?
Nhìn nỗi đau
của người khác mà cảm thấy tuyệt vời!
Kít thật!
NQT
Dirck
Halstead, tác giả bức hình là sếp UPI của GCC
Blog TV
Ngày 28 hay
29 tháng 4 bố không còn nhớ rõ, thành phố đang trong cơn hỗn loạn, bố
gặp lại
người sếp cũ, lúc này làm cho tờ báo Time,
tới Sài-gòn làm phóng sự về cuộc di
tản. Lúc đó cơ quan DAO của Mỹ đã đóng cửa, không còn máy bay C.130,
anh ta bảo
chỉ có thể đi bằng trực thăng ra Đệ Thất Hạm Đội, và như vậy chỉ một
mình bố đi
được thôi. Bố không thể bỏ mẹ và các con trong lúc mấy chục binh đoàn
Cộng Sản
Bắc Việt đang chờ sẵn ở ngoại ô thành phố và viễn tượng biển máu đang
chờ đợi
người dân Sài-gòn.
NNT chưa từng đọc Faulkner,
nhưng có thể nói, toàn bộ tác phẩm của cô, bước ra từ khúc dạo đầu của Absalom,
Absalom! của Faulkner
Absalom,
Absalom! có thể
sánh với Âm thanh và Cuồng nộ, và
tôi không biết, có lời vinh danh nào cao hơn thế nữa, về nó!
Borges
Tuyệt!
Khen 1 tác phẩm của
Faulkner, bằng 1 tác phẩm khác, cũng của Faulkner!
Đây cũng là đòn của Kim Dung, cho Vô Kỵ sử dụng, để đánh bại 1 nhà sư
Thiếu
Lâm, bằng chính võ công của Thiếu Lâm, và đúng cái môn võ công mà nhà
sư nổi
danh nhờ nó, trong 1 trận đánh kinh thiên động địa trên Quang Minh
Đỉnh, để cứu
cả một lũ Ngụy, tức Ma Giáo!
Đâu có thứ võ công nào
khác, để mà đánh bại Ngài, ngoài võ công của chính Ngài!
Ẩn tàng trong giai thoại
trên, là bí mật của sáng tạo: Mi muốn viết văn là phải kiếm ra vị Thầy
của mi,
và mi sẽ dùng chính môn võ công của Thầy mi dậy mi đó, để làm thịt Thầy!
Tôi cầu mong đám trẻ chôn
tôi! Trần Dần phán.
*
Kiều, làm sao có, nếu không
có Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng khi viết xong Kiều, thì Nguyễn Du cũng làm
thịt
xong anh Tẫu sư phụ của ông!
Thập thành con đĩ mắc mưu
quan.
Chu Mạnh Trinh hình như đã
từng chửi Kiều như vậy?
Khi còn học trung học với Thầy
Vũ Hoàng Chương, thi sĩ đã giải thích cho thằng
học trò sau này thành nhà văn nhớn Gấu Nhà Văn, Kiều mắc bẫy HTH là do
cái
policy của Trung Ương Đảng, của Bắc Bộ Phủ.
Mấy ông vua Tầu, khi gặp đám giặc cỏ ở ngoài biên cương như Từ Hải, dẹp
không
được, thì bèn chiêu hàng và thí cho một chức quan nào đó. Kiều bị lừa
là vậy.
Em cũng muốn bỏ chốn giang hồ, về đời, làm phu nhân một ông quan phủ họ
Từ.
Cả Miền Nam bị lừa, cũng y
chang!
Nước
Mít phải là một! Miền Nam phải là một phần của nước Mít.
Miền
Nam bị Hồ Tôn Hiến Sáu Dân và đám MTGP lừa, vì cái chân lý đó. (2)
Warning: e-mail
TV [yahoo.com] bị virus, [nhiều người bị], tự động gửi/nhận e-mail loạn
cào cào. Bạn đọc/bạn bè xin
lưu ý.
Thống Kê
25 Apr 2012
424
26 Apr 2012
540
Không biết có
phải vì ngày 30 Tháng Tư sắp tới, số khách viếng TV, bữa nay, giờ này,
6:18 PM,
local time, là 540 visitors.
Như thế, tới
nửa đêm về sáng, hẳn là còn bảnh hơn nữa.
Một con số kỷ lục!
Tks. TV/NQT
Tổng cộng: 627
visitors/26.4.2012.
Tks again. NQT
Tribute to Khoa Hữu
"Tay này không học bơi, theo chiều, hay nguợc
chiều dòng nước"
Hannah Arendt
Trong
bài viết về ông, trên tờ Le Magazine
Littéraire,
số Tháng Chín, 2009, có một chi tiết sai: ông
mất ở Port-Bou,
thuộc Tây Ban Nha, không phải Pháp.
Những Kỳ Tích về Walter Benjamin
Từ một khoảng
cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi nhớ một điêu tàn lớn lao
khác của
văn học thế kỷ 20, "Thi khúc" ("Cantos"), của Pound. Cả hai
tác phẩm đều được chiết ra từ những năm tháng đọc sách theo kiểu cú vọ
(jackdaw
reading). Cả hai đều được dựng nên từ những mẩu đoạn và những trích
dẫn, và
trung thành với một thẩm mỹ học hiện đại bậc cao, về hình ảnh và dàn
dựng. Cả
hai đều có tham vọng kinh tế và đều nằm dưới sự chứng giám của những
nhà kinh tế
(một bên là Marx, và một bên là Gesell và Douglas).
Cả hai
tác giả đều có đầu tư vào trong những ngành cổ học, và cả hai đều đánh
giá quá
cao sự thích nghi của chúng đối với thời đại của chính họ. Chẳng người
nào biết,
khi nào thì dừng. Và cả hai, sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là
chủ nghĩa
phát xít. Với Benjamin, là một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.
"To great writers, finished
works weigh lighter than those
fragments on which they work throughout their lives."
("Với những nhà văn lớn, những tác phẩm hoàn tất nhẹ ký hơn, so với
những
mẩu đoạn mà họ miệt mài suốt đời.")
Walter Benjamin (1892-1940)
Ui chao, câu
trên mà đề tặng
Gấu Nhà Văn thì thật là tuyệt:
Bài viết nào
cũng nhếch nhác, chẳng bài nào hoàn tất, chẳng biết khúc
nào
Gấu viết, khúc nào Gấu chôm chĩa!
Vẫn thua giấc
đại mộng của Benjamin: Viết một đại tác phẩm, toàn trích
đoạn, chôm của kẻ khác!
My hero:
Walter Benjamin
by Elif Shafak
'One doesn't
read him to feel better – one reads him to feel'
Walter
Benjamin, trong bài viết về Kafka (16), nhận xét: "điều lạ là, đàn bà
nòi
đĩ ở trong truyện Kafka không hề tỏ ra đẹp (these whorelike women never
seem to
be beautiful)... Hơn thế nữa, cái đẹp ở trong thế giới Kafka thường chỉ
xuất hiện
tại những nơi u tối nhất - ở giữa đám "tề nguỵ" (cho phép tôi liều
lĩnh dịch chữ "accused persons" như vầy, cho đúng với "tinh thần
bài viết"!)... "Vụ Án cho thấy những thủ tục là vô hy vọng đối với tội
nhân, vô hy vọng ngay cả khi họ có hy vọng để trắng án. Có thể chính
cái gọi là
vô hy vọng đã làm lộ ra cái đẹp ở nơi họ; chỉ có họ là được ông ưu ái"
(17). Benjamin nhớ lại một cuộc trò chuyện giữa Max Brod (18) và Kafka.
"Tôi nhớ lại", Brod viết, "một lần trò chuyện với Kafka, bắt đầu
bằng Âu-châu ngày-này và sự suy tàn của nhân loại. 'Chúng ta là những
tư tưởng
hư vô, những tư tưởng tự sát vốn đến từ cái đầu của Thượng Đế', Kafka
nói. Điều
này thoạt đầu làm tôi (Brod) nhớ tới ý niệm Gnostic (19), về cuộc đời:
Thượng Đế
chỉ là một ác thần. Thế giới: Sự Sa Ngã của Người. 'Ô, không phải đâu,'
Kafka
nói, 'thế giới chúng ta chỉ là một cơn xấu tính, bad mood, của Thượng
Đế, một
ngày xấu của người.' 'Vậy thì có hy vọng ở bên ngoài cái thế giới mà
chúng ta
biết'. Ông mỉm cười. 'Ôi, nhiều hy vọng, hằng hà sa số hy vọng - nhưng
không
cho chúng ta, dù chỉ một'. Những lời nói này đã tạo cây cầu tới những
nhân vật
thực là kỳ quái của Kafka: những kẻ độc nhất đã thoát ra ngoài cái
vòng tròn
gia đình, chỉ với họ may ra có thể có hy vọng. Những kẻ không phải
là loài
vật; ngay cả giống lai hoang (hybrids), hay nhân vật giả tưởng như Cat
Lamb hay
Odradek cũng không luôn; họ vẫn còn ở trong cái vòng tròn gia đình. Không
phải
ngẫu nhiên mà Gregor Samsa thức giấc như là một con bọ ở trong nhà bố
mẹ, mà
không ở một nơi nào khác, và cái con vật khác thường nửa mèo nửa cừu
đó, là thừa
hưởng từ người cha. (Một nhân vật) Odradek như thế là mối quan tâm
của người
cha trong gia đình. "Những kẻ trợ giúp", tuy nhiên, là ở bên ngoài
vòng tròn này. (The "assistants", however, are outside this circle).
Một chuyến đi
Không
phải ngẫu nhiên mà nhân vật Tâm, trong
Bếp Lửa, khi đã bỏ chạy thoát cái nước Mít
khốn nạn, viết về cho Thanh, cô bạn gái, người em họ, cô ca sĩ:
Buộc vào quê hương phải
là những người cùng máu mủ với mình.
Thanh,
Không ngờ
Thanh còn nhớ đến anh.
Anh cảm động
khi đọc thư. Anh tưởng nơi quê hương không còn ai nhớ đến anh nữa. Đôi
lúc anh
vẫn ân hận rằng anh không buộc với xứ sở một dây liên lạc nào ngoài anh
ra. Nguời
ta gặp nhau ở ngoài phố rồi quên nhau ngay, thì ở quê hương hay một
phương trời
nào khác gì nhau.
Một hôm
tình
cờ anh nghe đài phát thanh và được gặp giọng hát Thanh.
Vẫn giọng
ấy. Trở về mái nhà xưa. Anh
định viết cho Thanh nhưng anh nghĩ biết đâu, Thanh chẳng
đã quên anh rồi như mọi người. Được thư Thanh anh phải cám ơn Thanh
nhiều.
Thanh lại
sống
một mình. Nga đã lấy chồng. Chắc Nga thôi viết văn rồi nhỉ? Bên này anh
cũng có
người bạn gái là văn sĩ nổi danh. Thanh hát lại là phải, anh đã chẳng
nói thế
sao? Vợ chồng Minh vẫn mạnh khỏe, được mấy cháu rồi? Hãy nói với Minh
lấy tên
anh đặt cho một đứa con của Minh để anh được đinh ninh anh còn nhiều
liên lạc với
quê hương.
Chúng ta
là
những người sinh ra để đi một mình suốt đời. Thanh hãy can đảm nhận lấy
điều ấy.
Đi một mình suốt đời khó nhọc đấy chứ. Không có một sự gì ràng buộc ta,
thật là
bất hạnh.
Những
buổi
trời lạnh, tự sửa soạn bữa ăn lấy, anh nhớ Thanh hơn hết. Anh chỉ còn
có Thanh
và chắc Thanh chỉ còn có anh. Hãy cho anh sự tin tưởng khi anh có dịp
trở về
quê hương, anh đã có sự ràng buộc, ấy là Thanh. Không phải những người
bạn. Bạn
chưa đủ. Buộc vào quê hương phải là những người cùng máu mủ với
mình.
Chúng ta
phải
tự tạo lấy sự ràng buộc nhau để cùng bám chặt quê hương, nếu không
chúng ta sẽ
mất trong sự quên lãng.
Anh yêu
quê
hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Tâm
Viết xong tại
Thủ Dầu Một
vào tháng
10-1956
Bếp Lửa
Tôi là sinh
viên cao đẳng khi bắt đầu đọc WB. Nhà phê bình văn học, triết gia, tiểu
luận
gia, ông là 1 người của những con chữ. Là một người Đức Do Thái, sinh
vào thời
nhiễu nhương, vào cuối thế kỷ 19, và ở một nơi chốn nguy hiểm nhất,
Berlin.
Khi còn sống,
ông được chỉ một dúm người biết tới, và sau khi chết, danh tiếng của
ông thì bắn
đi như 1 trái hoả tiễn. Tôi còn nhớ, mình kiên nhẫn đợi khủng như thế
nào, bản
tiếng Thổ “Dự Án Vòm” của ông.
Cuốn sách du lịch mọi nơi cùng với chủ
của nó,
là tôi, tất nhiên, trang nhàu nát, góc xoắn tít, thời gian nhấm nháp,
tàn thuốc
ăn lủng, mặt đầy tàn nhang, là những giọt cà phê, và một lần, trong 1
buổi hòa
nhạc rốc, chủ của nó bỏ mặc nó dưới mưa.
Trong tất cả những cuốn sách
mà tôi đọc
trong năm dó, giả tưởng hay không giả tưởng, không có cuốn nào được yêu
thương
bằng 1 cách thương đau, một cách rã rời, tả tơi như Dự Án Vòm!
Benjamin là
một nhà luyện kim kiểu này hoặc kiểu nọ, một nhà
trí thức Mác Xít quái đản nhất, con cừu đen ở mọi bày đàn. Ông
quậy văn chương vô triết học, những câu hỏi được tôn giáo nêu ra với
những câu
trả lời từ thế tục, đối lập tả phái với chủ nghĩa thần bí, chủ nghĩa lý
tưởng Đức với duy vật lịch sử, chán chường, tuyệt vọng với sáng tạo…
Ông
là một chuyên gia về Goethe, Proust, Kafka, va Baudelaire, nhưng cũng
còn viết
rộng rãi về những điều nhỏ bé, bình thường ở đời. Ông không phải thứ
triết gia tháp
ngà. Một khi bạn tiếp tục đọc ông thì hầu như bạn đang theo dõi ông
lang thang
trên đường phố, lắng nghe những con người, loay hoay ghi chép, làm
những phác họa,
hoài hoài thâu gom, nhặt nhạnh.
Người ta không
đọc ông để cảm thấy khá hơn. Người ta đọc ông để “cảm thấy”. Trong vũ
trụ của ông
không điều gì xuất hiện như là nó xuất hiện, có đó, và có một sự cần
thiết sống
còn, cực kỳ quan trọng, là, vượt quá những bề mặt và móc nối với nhân
loại. Sống là
bước trên đống đổ nát, lắng nghe bất cứ dấu hiệu của đời sống từ bên
dưới điêu
tàn vọng ra. Buồn bã tạo nên phần nội của hiện hữu của ông. Một buổi
chiều, một
tên bạn trai tôn thờ hư vô chủ nghĩa, nhậu say, nhìn bức hình Benjamin
trên
tường la lớn: “Cười đi, me-xừ Mr. Walter!” Đâu cần ông vác thế giới
trên
đôi vai của ông. Ông chết rồi mà, hãy relax!” Anh ta sau đó ném ly rượu
vang vào
ông. Tôi nghi là anh ta tính quăng vào mặt tôi. Tôi lau dọn sạch sẽ
bằng xà bông giặt đồ, một vệt dơ rượu vang nằm ỳ trên mắt
kiếng, khiến
như ông nhìn mọi vật qua cặp kiếng màu đỏ.
Elif Shafak
Walter
Benjamin là ‘hero’của Gấu Già, so với những Lukacs, Henri Lefebvre,
Roland
Barthes… của một Gấu Trẻ, thời mới lớn ở Sài Gòn.
Đám đệ tử của Thầy Cuốc
thì cứ
đổ diệt, thầy của mi là TTT, là Camus…, và về già, do mi muốn hồi đầu
VC, thì
là “hitman” HPNT, thí dụ.
Hay thằng
nhóc VC, CVD!
Chả là Gấu
đã từng viết bài Mùa Xuân nói chuyện
Mậu Thân, trong có khen văn tài của đao phủ
thủ HPNT.
Chúng cứ thấy
khen VC là chịu không nổi!
Hà, hà!
Cái từ “vòm”
này, chỉ dân “ken” mới hiểu được.
GCC đọc bài viết của cái em Thổ xưng
tụng
hero của mình, bèn nhớ ra,WB còn là bạn của GCC, bạn hút, và cùng lúc,
nhớ
ra cuốn sách trên của ông, viết về thú đi mây về gió.
Trong văn
chương, nó đã từng được Nguyên Hồng sử dụng, trong Bỉ Vỏ, “cái
gì gì”,
"anh đây công tử không vòm", câu hát một tay anh chị ngân nga khi bị
bắt vô tù.... Nhờ câu hát, bà vợ hoàn lương, lấy anh cai tù, bèn bỏ chồng mới, cứu chồng cũ, và cùng nhau trở lại cõi
giang hồ.
GCC đã từng đòi
phen toan tính sử dụng “kỹ thuật viết “của Walter Benjamin, hay đúng
hơn, tham
vọng, hay, giấc đại mộng của ông, làm sao viết 1 cuốn sách chỉ gồm toàn
trích dẫn.
Lần bạn
quí nhờ đỡ cho 1 tay, do đang đau ốm gì đó, đi 1 đường trên mục anh phụ
trách,
trên Blog VOA.
Bèn, 1 công đôi
ba việc:
Viết về nhạc
vàng, nhạc lính, nhạc sến, làm sao làm bật ra chân lý: cái hồn của văn
học Miền
Nam nằm trong những câu hát của nhạc sến.
Và bị độc giả
& bạn quí [LTL, anh của KT] & đệ tử Thầy Cuốc chửi tơi bời hoa
lá [thí
dụ, thường, đọc nhiều, hiểu nhiều, phải
tiêu hóa của
hay vật lạ thành cái của riêng mình. Chứ bạ đâu cũng mượn tên ông Nga
này, bà
Tây nọ nhét vào bài viết, tựa như gái quê khoe của..]
Bài viết ngắn của Gấu về “nhịp thời
gian”, khi nhắc
tới câu của Brodsky vinh danh Mandelstam, khi nhắc tới Kinh Cầu của
Akhmatova,
là để đặt chúng vào hai đỉnh của một tam giác, đỉnh thứ ba là bài Rừng
Lá Thấp.
Chẳng có vấn đề tiêu hóa, ăn thức ăn mũi lõ rồi ị ra
cứt Mít ở đây.
Cấu trúc bài viết, mô phỏng
Walter Benjamin, khi ông mơ, viết được một
tác
phẩm, gồm toàn trích dẫn, và nếu có gì của ông ở trong đó, thì chúng
giống như
dàn giáo.
Nhà dựng xong, là tháo gỡ bỏ.
Nói rõ hơn, chẳng có cái chó gì của Gấu ở trong đó!
Nếu có thì đều là những 'câu bất thành cú', toàn là đồ vứt đi, sau khi
dựng
xong căn nhà!
*
Ở Việt Nam, có một
điều rất chi thú vị:
tôi nhận ra là tuyệt đại đa số người ta rất hãi, rất dị ứng, rất nổi da
gà da
vịt trước những gì không hiểu được ngay sau một lần đọc. Mọi thứ phải
thật là
uốn éo dễ hiểu sáng quắc cơ. Thói này tôi gọi thẳng luôn tên là chứng
bạo dâm
bệnh lý: một người đọc "trí thức" ở Việt Nam luôn luôn có xu hướng đè
bẹp tác giả, muốn đọc ai đó viết hay nhưng phải thấp thấp một tí, ẻo ẻo
một tí,
để mình được ở hơn, ở trên. Thế cho nên ngày nay chính là mảnh đất màu
mỡ cho
những người như Lê Hoàng hay Nguyễn Quang Lập :d Cách thức này không
giúp gì
cho việc tiếp cận, đọc thực sự những người như Coetzee. Hic, giải thích
khó
nhỉ, các bác cứ thử bỏ khoảng mấy tháng để lần mò theo một cuốn sách
nào đó của
Benjamin thì có thể lờ mờ hiểu tôi muốn nói gì.
Blog NL
Cuốn Thương Xá [tức Dự Án Vòm] của Walter Benjamin,
khổng lồ, gồm toàn trích
dẫn.
Độc giả Mít, đọc, chắc là phát điên lên được.
Tây mũi lõ cũng phát điên chứ đừng nói Mít.
Đọc bài biết của Coetzee về cuốn này, khi
đăng trên NYRB, "Điểm sách New
York", số đề ngày 11.1.2001, là Gấu bèn dịch liền tù tì, vốn liếng
tiếng
Anh ăn đong, phải viện tới NTV.
Gấu đã kể kỷ niệm tuyệt vời này rồi, hai thằng
ngồi quán cá phê Tầu, Coffee Time,
ở Phố Tầu Đông, cãi nhau ỏm tỏi, chủ quán
bèn đuổi cổ ra công viên gần đó…
Bài này sau in trong Inner Workings,
cuốn sách bạn NL đang giới thiệu
TTT 2012
Ghi
chú
trong ngày
Nhà văn Tạ
Duy Anh: Ngửi là biết đàn bà hư, ngoan
Tụi mũi lõ có
câu Gái hư bóp nát t[r]im bạn: Bad girls break hearts
TDA chắc chưa đọc Đời Mưa Gió
của Khái Hưng,
càng chưa đọc The Bad Girl của Vargas Llosa.
GCC mê gái hư,
không mê gái ngoan!
Hà, hà!
Mario
Vargas Llosa's engaging novel The Bad Girl is not only a story of
thwarted love, it reveals a haunted swath
of the third world diaspora. Its characters are cast about the globe
like seeds
in the wind. Homeless in their adopted countries, the host of
nationalities
that populate the novel become the sum and subject of their ambitions
and
desires. Sound familiar? It should. Llosa has snatched the art of
self-invention away from the earnest and mopey Great American Novel and
fashioned it, with glorious effect, to suit his cast of exiles.
Đọc 1 phát
là bạn bèn nhớ tới những cô gái xứ Mit, nhờ thành quả cách mạng 30
Tháng Tư
1975, làm
dâu xứ Hàn, làm gái hư ở nước người... a haunted swath
of the third world diaspora. Its characters are cast about the globe
like seeds
in the wind.
Lolita
vs BHD
Cali
Tháng Tám 2011
|
|