Nguyễn
Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu
Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada
Đã
xuất bản
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi
Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi
dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân
Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]
Trang
Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và
chuyển
về những
bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy
trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang
có đánh
số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu
trang Tin Văn.
Email
Nhìn
lại những trang
Tin
Văn cũ
1
2
3
4 5
Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ
để
sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái
[free]
Chân Dung Nga
Enrique
Vila-Matas
Luận
về tiểu thuyết
|
CM
@ London
Thơ Mỗi Ngày
WALL
IN MEMORIAM
HENRYK BERESKA
He always
seemed young,
caught up in
new projects and proposals;
he worked
nonstop.
He liked to
talk about the window
in his last
apartment,
the East
Berlin window that looked out
all those
years on the wall and the West,
that
enigmatic land, forbidden.
The wall
covered in snow, in frost,
slick and
damp with rain in May,
darkening in
autumn;
the wall-a
thing unto itself,
the jewel of
German idealist philosophy.
When die Wende arrived, the turning point,
Henryk got
even younger-
and decided
to start a new life,
the life of
a free man,
citizen of a
free country.
He couldn't
understand those
who mourned
the end of the dictatorship.
He was full
of tempered ardor,
though his
neighbor in the village
where he
kept his summer house,
an ex-Stasi
officer, failed to stir
his
sympathies. Of course.
He traveled
through Europe, in Poland
honors and
awards awaited him.
It seemed he
would live on,
that he'd be
given extra years
to reward
him for that East Berlin window.
But a
different decision was made. A different verdict
Neither
reward nor punishment,
just frost,
snow, and mist.
Adam
Zagajewski: Unseen Hand
Tường
Tưởng
niệm HENRYK
BERESKA
Ông luôn có vẻ trẻ măng
giữa những chương trình, dự
án mới mẻ;
ông làm việc không ngừng.
Ông hay nói về cái cửa sổ
ở căn phòng sau cùng của ông
Cửa Sổ Đông Bá Linh bao nhiêu
năm tháng đó
nhìn ra bức tường và Tây Phương
Cái vùng đất bí ẩn, cấm đoán.
Bức tường phủ tuyết, sương,
Trơn và ướt cùng mưa Tháng
Năm,
Tối sẫm đi vào Mùa Thu
Bức tường – nó của chính nó,
cho chính nó,
Kim cương, ngọc quí của triết
học lý tưởng Đức
Khi Đỉnh Cao Trí Tuệ, Bước
Ngoặt Của Thế Kỷ tới
Henryk trẻ hẳn ra, trẻ như chưa từng bao giờ trẻ như thế -
Ông quyết định khởi đầu một
cuộc đời mới,
Cuộc đời của một con người
tự do,
Công dân của một xứ sở tự
do.
Ông không thể hiểu những
người khóc than sự chấm dứt của chế độ độc tài
Ông bừng bừng, hớn hở, như lên cơn sốt
Tuy nhiên ông hàng xóm
trong làng
Nơi có căn nhà mùa hè của ông
Một cựu cớm Stassi, thì không
hớn hở như vậy. Lẽ tất nhiên
Ông đi du lịch, Âu Châu, Ba
Lan
Vinh quang, giải thưởng đợi
chờ ông
Có vẻ như ông sẽ tiếp tục sống
Và được ban cho thêm những
năm tháng
Để tưởng thưởng ông, về Cái
Cửa Sổ Đông Bá Linh
Nhưng một quyết định khác đã
ban ra.
Một bản án khác
Chẳng thưởng mà cũng đếch
phạt,
Chỉ có mù sương, lạnh tuyết
Beckett:
Storming for Beauty
John
Banville
TTT 2012
Ghi chú về
Hiroshima
Xử VC
Horst Faas,
nhiếp ảnh viên, đã từng là trưởng phòng hình ảnh AP, Sài Gòn, nay đã về
hưu, nhớ
lại cái ngày mà ông nhìn thấy bức hình được giải thưởng Pulitzer của
Eddie
Adams, nhiếp ảnh viên AP, chụp cảnh hành quyết 1 tay VC vào năm 1968
TheDigitalJournalist
London,
Sept. 19, 2004 –
Biên tập
phim có thể là 1 công việc buồn nản, nhưng
vào cái ngày cách đây 36 năm –ngày thứ nhì của những cuộc tấn công của
VC vào
những khu trung tâm đông đúc của những thành phố Miền
Nam VN – tôi cảm thấy mình trúng lô độc đắc.
Theo dõi thật
nhanh những thước phim của Eddie Adams trên cái máy Nikon của tôi, tôi
thấy điều
mà tôi chưa từng nhìn thấy, cái "giây phút đông lạnh" của 1 sự kiện mà
tôi ngửi
ra liền, đây rồi, cái giây phút trở thành “cái biểu tượng, cái đại
diện, cái
minh chứng, cái bằng chứng…” cho sự tàn
bạo của cuộc chiến Việt Nam.
Cả 12, hoặc 14 tấm hình còn ở dạng âm bản, xoáy vào
chỉ một tấm hình, chụp giây phút tới đỉnh của khoảnh khắc của cái chết
của tên
VC, đã đưa nhiếp ảnh gia, người chụp hình, người “ăn linh hồn”
[chữ của
Rushdie], Eddie Adams, vào vinh quang đời đời.
Bức hình
chụp cuộc hành quyết 1 tên VC dưới đích
tay Tướng Nguyễn Ngọc Loan, chỉ huy trưởng lực lượng Cảnh Sát Miền Nam,
trưa ngày 1 Tháng Hai 1968, đã vượt quá lịch
sử Cuộc Chiến Đông Dương – nó đứng riêng ra, vượt hẳn lên trên, vào
những ngày này,
như là đỉnh cao chói lọi của sự tàn bạo của thế kỷ vừa qua của chúng ta.
The Saigon Execution
To
War with Eddie Adams
October
2004
by
Peter Arnett
Outside
the AP and NBC offices near Lam Son Square, Vo Huynh and Ron Nessen of
NBC,
Eddie Adams, Peter Arnett and two Vietnamese soldiers that NBC was
using to
guide them around the city. Taken early in the Tet offensive a day or
so before
Eddie took the execution shot.
Công
trường Lam Sơn. Hình chụp 1 ngày, cỡ đó, trước khi xẩy
ra cú Xử VC
Có thể nói, một trong
những bức hình
Polaroid
đầu tiên ở Sài Gòn, là bức Forst Faas chụp thằng cu Tuấn,
con trai
đầu của GCC, khi ông từ trên văn phòng AP, ở phía bên trên Passage Eden
đi xuống, tới vườn hoa trước Tòa Đô Chính, trước
Rạp Rex, thấy bố con Gấu đứng trên bãi cỏ, như thử máy, ông bèn giơ nó
về thằng phía thằng bé, bấm 1 phát, chỉ chừng một,
hai
phút sau, ông đưa tấm hình. Cu Tuấn cũng là 1 trong những con nít đầu
tiên được chơi đồ chơi chạy bằng pin, do đám phóng viên đi chơi Hồng
Kông mua về.
Sau Gấu lộn tấm hình
này với tấm - khi Gấu ở Trung
Tâm Phục
Hồi Nhân Phẩm, Bình Triệu, sắp sửa đi nông trường Đỗ Hòa, bà cụ vô
thăm, đưa - chụp thằng con trai đứng trước Nhà Thờ Đức Bà, trước khi
vượt
biên - và
ghé tai nói nhỏ, nó đi thế chỗ của mày, thoát rồi!
Bà cụ Gấu, mặt lúc đó rất
là mừng, nhưng mà là mừng hụt. Chỉ ít lâu
sau thì được tin Anh Cu Tuấn được đưa vô Chí Hoà. Gấu Cái lo thăm nuôi
con, quên
béng Gấu Đực.
Vả chăng, cũng chẳng biết
VC tống đi cải tạo ở đâu, cho
đến khi 1
thằng nhóc ở trong Trại trốn thoát, ghé nhà cho biết tin. Gấu Cái đi
thăm, trong
số đồ thăm nuôi, có cái bị cói đựng gạo, trong giấu mấy trăm bạc.
Nhờ mấy trăm
bạc, Gấu
mua chức Y Tế Đội, thoát kiếp ngày ngày đổ mồ hôi, biến sỏi đá thành
cơm.
Nhờ cái
bị gạo, bằng cói, dùng làm bẫy, bắt chuột, lần đầu tiên Gấu được thưởng
thức món ăn đặc sản số
1 của đồng
bằng sông Cửu Long.
Trong bữa đại tiệc thịt
chuột, bữa sáng chủ nhật đó, lần đầu tiên
GCC được nghe bản nhạc Ngày Mai Đi Nhận
Xác Chồng.
Những biến động
liên tiếp như trên, chỉ về già, thì GCC mới nhận ra, chúng có tính
"nhân
quả", chứ không phải liên tưởng, hay ẩn dụ.
Để cho GCC được thưởng thức món thịt
chuột, thì phải chờ cái bị đựng gạo, chờ mấy trăm bạc giấu trong đó.
Nhưng nếu
không gặp cái tay TNXP đã từng đọc Gấu Dịch Giả, dịch Cronin, thì chắc
chắn mất mẹ mấy trăm bạc.
Nhưng để có Gấu Dịch Giả, thì là nhờ Nguyễn Mai, giới thiệu
Gấu với ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son.
Để được NM giới thiệu, thì là nhờ cái ơn
đăng bài viết của anh, trên trang VHNT nhật báo Tiền Tuyến.
Không chỉ đăng, mà hầu
như viết lại toàn thể bài viết, như 1 tên thư ký tòa soạn, và đây là
công việc của
người đó, điều mà đám Bắc Kít, như Sến Cô Nương, gọi là “hiệu đính”, và
tên thằng/con hiệu đính thì để đè lên trên tên người dịch!
Khốn kiếp thật!
Trong giới
giang hồ Nam Kít, cũng có lưu truyền từ "hiệu đính", nhưng hách hơn
nhiều, lịch sự hơn nhiều. Thí dụ, một thằng đàn em mến phục thằng đàn
anh, về
tài, về khả năng, về ngoại ngữ, về tính tình, về tư cách, nhân cách…
bèn
kính cẩn
đưa bản thảo cho đàn anh, và xin phép, thưa anh, anh hiệu đính giùm em.
Và chỉ khi
đó, thằng đàn anh mới được phép để tên mình vô bài viết!
Hiểu chưa?
Đâu có phải
sửa một, hai chỗ dịch sai, nhờ rành ngoại ngữ, rồi đề tên vô, thêm chữ
“hiệu
đính”!
Chuyện hiển
nhiên đang xẩy ra, cái tay Hà Súc Sinh chắc chắn không thể nào dịch hay
hơn Nhị
Linh, vì muốn dịch hay hơn, là phải dịch chuyên, phải tạo cho mình một
văn
phong, độc giả đọc 1 phát là biết ngay tên người dịch. Đâu có phải mang
kính hiển
vi ra, rồi soi, rồi chỉ ra những chỗ dịch sai, rồi la làng, làm công
việc nhục
nhã của 1 tên cớm. Làm như thế, là lộ ra tâm địa đốn mạt, bởi vì chẳng
có ai mất
công như vậy, điều này cho thấy, đấng này chắc là thù NL hơn cả bạn quí
của Gấu
thù Gấu!
Cả một lũ bây giờ chắc là đang hả hê vì đập bể nồi cơm nhà NL.
Chán thật.
Lại phò tên nhóc VC rồi!
Hà, hà!
Trong đời
GCC, dịch dọt cũng nhiều, nhưng nếu biểu giữ lại cuốn gì, nếu phải thẩy
hết vô
lửa thì chỉ có cuốn Istanbul.
Một vị độc giả đọc nó, gửi mail khen, đọc thấy
nhớ Sài Gòn và những ngày xưa kinh khủng. Một vị khác, dịch mướt lắm,
và than, bao
giờ thì Việt Nam có 1 tác phẩm như vầy… Những nhận xét tựu chung là
muốn nói cùng
1 điều, bản dịch của GCC được quá, đạt được cái điều, giả như 1 độc giả
Thổ Nhĩ
Kỳ đọc Istanbul bằng tiếng của họ, thì "cẩm", comme,
như 1 độc giả Việt đọc Istanbul, bản tiếng Mít, do GCC
dịch!
Khi dịch, Gấu nhớ Sài Gòn,
nhớ BHD, nhớ những ngày có em, chưa bị em đá, có Sài Gòn... đến
muốn… khóc, và có thể
nhờ vậy mà
bản dịch tới.... chỉ?
Thành thử bạn
có giỏi ngoại ngữ cách mấy, mà không phải là dịch giả, không mê văn
chương, thì chưa chắc dịch hay.
Cái tay HTL này quả đúng như thế,
ông ta làm
nghề thầy cò, làm nghề cớm, thì được.
Khác
CVD. Anh có thể dịch sai, nhưng bắt buộc thôi.
Bản thân GCC, mỗi lần
tính dịch
cuốn nào, là phải cố tậu cho được cả hai, bản chính, và bản dịch, qua
tiếng
Anh, hay ngược lại.
Những tác phẩm của bậc thầy, sở dĩ những dịch giả không dám
bập vô ngay, là cũng chờ cho nó chín nẫu, toả mùi rộng ra, rồi mới dám
đụng vô.
Tây mũi lõ, đến bây giờ mới có bản dịch Inner
Workings, của Coetzee, thí dụ.
Bạn CVD này, giá mà chờ thêm ít lâu,
có thêm
bản tiếng Anh, của Bản Đồ,
rồi hãy dịch, hãy vẽ, [Không biết bạn có hiểu “vẽ bản
đồ” nghĩa là gì không], thì khoẻ hơn nhiều.
Mà thôi, để ý
làm đéo gì, nghỉ ngơi ít lâu, đọc tiếp, viết tiếp, dịch tiếp. Nó không
nhã thì
mình… bất nhã [nam] vậy: Kiếm 1 nhà xb khác.
Dễ ợt!
Hà, hà!
Ghi
chú
trong ngày
Maggie
Fergusson
Six Good
Books
NOVELLA
The Buddha in the Attic
by Julie
Otsuka
(Fig Tree, hardback, out now). In a prequel to her acclaimed debut,
which told the
story of a Japanese-American family sent to an internment camp in 1942,
Julie
Otsuka explores the deracination of a shipment of Japanese "picture
brides" who sailed into San Francisco in 1919. Escaping the drudgery of
the
paddy fields, and a culture of entrenched chauvinism, most find they
have
exchanged one bell for another. Their husbands submit them to sexual
degradation and back-breaking toil; their children feel they belong
nowhere; after
Pearl Harbour, most are transported to camps in Utah. In eight linked
narratives, Otsuka writes chiefly in the first person plural- "On the
boat
we were mostly virgins" - laying experiences one on another until they
form an incantation: a restrained but vivid memorial to lives that left
little
trace.
SHORT
STORIES
What We Talk About When We
Talk About
Anne Frank
by Nathan
Englander (Weidenfeld & Nicolson, hardback, out now). Reading this
deeply
felt and unsettling collection reminded me of walking into the forest
of concrete
slabs that form the Holocaust Memorial in Berlin. To begin with, all
seems
simple; soon you are in deeper, and darker, than you expected. The
linking
theme is Jewishness, and the Jews in Nathan Englander's stories,
whether
orthodox or secular, are preoccupied by fine distinctions - between
neurosis
and humour, piety and superstition, legal contract and human trust. The
first and
last stories deal with the effects of the Holocaust as it casts its
long shadow
down the generations; in each, Englander's spare, unshowy prose
enhances a
sense of devastation. The book comes so larded with compliments - from
Jonathan
Franzen,Jennifer Egan and Dave Eggers, among others - that you set out
feeling certain
it will disappoint. It doesn't.
Intel Life
Chúng ta nói
gì khi chúng ta nói về… Anne Frank.
GCC hỏi BHD.
Đọc tập truyện
thấm thật sâu, gây nỗi quan hoài, lo lắng này, như thấy mình đang đi vô
1 khu rừng
làm bằng những phiến đá mỏng tạo thành Đài Tưởng Niệm Lò Thiêu ở Berlin.
Để bắt
đầu, thì lại có vẻ như rất ư là đơn giản; chẳng mấy chốc, bạn cảm thấy
sâu quá,
tối quá, sâu tối hơn rất nhiều so với bạn dự đoán. Đề tài nối kết là Do
Thái Tính,
và những người Do Thái trong tập truyện, Chính Thống Giáo hay là Thế
Tục, thì đều
quan tâm đến những sự phân biệt tinh, mịn, nguyên – giữa loạn thần
kinh, hay tiếu
lâm, giữa mộ đạo và mê tín, giữa hợp đồng hợp pháp hay là lòng tin cậy
giữa con người. Truyện đầu và cuối đụng tới hậu quả của Lò Thiêu, như
nó đổ cái
bóng của nó xuống hàng hàng thế hệ; trong mỗi truyện ngắn, văn của tác
giả,
thanh đạm, kiềm chế, tạo sự tan hoang, rã rời ở nơi người đọc.
Nhiều người thổi
nó quá, toàn những bậc thầy, như Jonathan
Franzen,Jennifer Egan and Dave Eggers … có thể làm bạn ngại, và
có thể còn làm bạn bất
bình, thất vọng, nhưng không phải như vậy.
Đọc thì biết,
BHD biểu GCC.
Một sự tình
cờ thú vị. Số báo Lire, Đọc, trên, có
bài nói chuyện, entretien, với Patrick Chamoiseau, tác giả cuốn “Dấu
vết Lỗ
Bình Sơn”, “L’Empreinte à Crusoé”, 258 p, Gallimard, 18,50 Euros.
LBS là ai,
thì các bạn biết rồi!
Tay này phán
cũng hách lắm, chẳng thua gì… LBS: "Một
tác phẩm phải bắt đầu từ bất khả, nếu không, mất thì giờ". [Une oeuvre
doit
partir de l'impossible, sinon, c'est une perte de temps"]
Ui chao lại
nhớ… BHD.
Em phán, bằng
tiếng Tây, ta thương mi, vì mi muốn điều bất khả. [Je t’aime parce tu
veux
l’impossible]
Hà, hà!
Tình
yêu, tình yêu,
anh mơ tưởng hạnh phúc còn em nghĩ hạnh phúc không có, "Je t’aime parce
que tu veux l’impossible", và chàng trả lời….,
Lan Hương
Hồi
Ký Viết Dưới Hầm
Cái “ý thức sáng
suốt là một bệnh hoạn”, cái “ý thức khốn
khổ” của tác giả Hồi Ký, của
Dos sau này đã đè nặng lên toàn thể khí hậu văn chương,
triết học Âu châu, nhất là ở những tác giả thuộc chu kỳ hiện sinh như
Sartre,
Camus. Chúng ta có thể thấy rõ ràng, cuốn tiểu thuyết La Chute, Sa đọa, đang được
dịch trên Văn, của Camus, như một cuốn Hồi Ký được viết lại bằng giọng văn
của
thế kỷ hai mươi, và gã Clémence, nhân vật chính trong La Chute, trốn chui trốn
nhũi đến một góc tận cùng trái đất, rồi cứ thế mà tự sỉ vả mình, sỉ vả
thế giới,
chỉ là hậu thân của tác giả thiên
Hồi Ký viết dưới hầm. Hơn nữa, cái tâm trạng
tôi là một người riêng biệt, còn họ là “tất cả mọi người”, của gã đã
trở nên một cas chung, một phénomène cho
tất cả những nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết
thuộc loại lớn, những tác phẩm đặt nặng
vấn đề ý thức hệ, thời đại tính, ý thức, thời đại, lịch sử…. G. Lukacs
gọi đó là
những “héros poblématiques”, theo nghĩa,
những nhân vật này bị đẩy đến những cảnh ngộ khốn khổ, bị du vào cái
thế “trên đe
dưới búa” (chữ của ông Vũ Khắc Khoan trong “Thần Tháp Rùa”]…
GCC đọc Hồi
Ký Viết Dưới Hầm của Dos, bản dịch tiếng Việt của Thạch Chương.
Tôi
làm báo
Witness
Khi “Shoah”
ra lò vào năm 1958, nó lập tức biến thành lịch sử. Tông
tông Pháp lúc đó, Francois
Mitterrand đi coi ngày đầu
chiếu. Nhà cầm quyền Ba Lan đề nghị cấm. Gorbachev ra lệnh, chỉ một vài
lần chiếu
cho công chúng coi, ở Liên Xô, vào năm 1989. Vaclav Havel coi ở trong
nhà tù
Czechoslovak.
Lần thứ nhất được chiếu trên màn hình TV, là ở Thổ Nhĩ Kỳ.
“Shoah”,
tiếng Hebrew có nghĩa là "tai ương, thảm họa", và, kể từ khi có nó, thì
nó “vượt” cái từ “Lò Thiêu”.
Lanzmann gọi
"Shoah", một “giả tưởng về sự thực” và nói, ông
tưởng tượng ra mình, như là cái đầu và như là linh hồn, của cả hai
đấng, kẻ giết
người và nạn nhân.
Ông cũng ơn ớn
những rủi ro về mặt đạo đức, nhưng tin rằng, ông tuân theo cả hai: một,
“ta ra
lệnh cho mi tìm cho được cái gọi là sự thực”, và một, “làm ra một tác
phẩm của
‘cái đẹp’”. Vào lúc trình làng cuốn
phim, ông phán, “Tôi cực kỳ tin nghệ thuật và đạo đức đồng nhất, là
một.
Tôi không làm phim tài liệu mà là một phim thực, và tôi muốn phim
thực này thì
tuyệt là đẹp”, và làm bật ra cái gọi là “cái đếch chịu được thì chịu
được”: "make the unbearable bearable."
Cuốn
phim như là 1 đáp ứng, phản pháo, đúng hơn, cho câu phán khủng khiếp
của Adorno: "Sau Lò
Thiêu mà còn làm
thơ thì thật là dã man".
LOOK AGAIN
"Shoah"
and a new view of history.
What
he doesn't emphasize (he says it in passing) is that Hitler's war
against the
Jews was an attempt to eliminate an entire people-to efface their
identity
altogether-whereas Stalin's campaign against, say, Ukraine was an
attempt to
eliminate not all Ukrainians but those who conceivably might resist
collectivization and the triumph of Communism.
Điều ông không
nhấn mạnh là cuộc chiến của Hitler chống lại Do Thái, là toan tính làm
cỏ cả một dân tộc – xóa sạch căn cước của 1 giống dân – trong khi cuộc
chiến dịch của
Stalin chống lại Ukraine là toan tính làm cỏ không phải toàn thể dân Ukraine
mà là
những người chống lại tập thể hóa, và chiến thắng của Chủ Nghĩa Cộng
Sản.
Nhìn Lại
Tiếng kêu cứu
giữa đêm của phụ nữ, trẻ em và cướp giật khủng bố giữa ban ngày (1)
Khi đám VC Bắc Kít thắng
cuộc chiến, và đẩy đám sĩ quan Ngụy lên
miền rừng thiêng nước độc Bắc Bắc Việt, và chiến dịch tiếp theo, sẽ đưa
hết đám
vợ con Ngụy lên đó, chẳng phải là để xóa sạch tất cả đám Ngụy, "một
nửa" giống dân
Mít?
Giả như không
có tụi Tẫu dậy cho VC 1 bài học, liệu có còn, chỉ 1 tên Ngụy, sống sót?
Cái điều mà
VC Bắc Kít tính làm với Ngụy, thì bây giờ chúng làm với tất cả nước
Mít, người
Mít
WATCHING
SHOAH IN A
HOTEL ROOM
IN AMERICA
There are
nights as soft as fur on a foal
but we
prefer chess or card playing. Here,
some hotel
guests sing "Happy Birthday"
as the
one-eyed TV nonchalantly shuffles its images.
The trees of
my childhood have crossed an ocean
to greet me
coolly from the screen.
Polish
peasants engage with a Jesuitical zest
in
theological disputes: only the Jews are silent,
exhausted by
their long dying.
The rivers
of the voyages of my youth flow
cautiously
over the distant, unfamiliar continent.
Hay wagons
haul not hay, but hair,
their axles
squeaking under the feathery weight.
We are
innocent, the pines claim.
The SS
officers are haggard and old,
doctors
struggle to save them their hearts, lives, consciences.
It's late,
the insinuations of drowsiness have me.
I'd sleep
but my neighbors
choir
"Happy Birthday" still louder:
louder than
the dying Jews.
Huge trucks
transport stars from the firmament,
gloomy
trains go by in the rain.
I am
innocent, Mozart repents;
only the
aspen, as usual, trembles,
prepared to
confess all its crimes.
The Czech
Jews sing the national anthem: "Where is my home ... "
There is no
home, houses burn, the cold gas whistles within.
I grow more
and more innocent, sleepy.
The TV
reassures me: both of us
are beyond
suspicion.
The birthday
is noisier.
The shoes of
Auschwitz, in pyramids
high as the
sky, groan faintly:
Alas, we
outlived mankind, now
let us
sleep, sleep:
we have
nowhere to go.
Coi phim Shoah
tại một
phòng khách sạn ở Mẽo
Ðêm mượt như
lông ngựa non
Nhưng chúng
ta thích chơi cờ, chơi bài. Ở đây,
một vài vị
khách hát “Chúc Mừng Sinh Nhật”
trong khi
chiếc TV một mắt chán chường xào đi xào lại mớ hình ảnh của nó.
Những cây cối
từ thuở còn con nít của tôi vượt qua một đại dương để chào đón tôi từ
màn hình.
Mấy người
nhà quê Ba Lan hăm hở bàn về
có Ông Giời
hay không có Ông Giời,
trong khi
đám Do Thái thì lại câm lặng, mệt nhoài, hết hơi, do cái chết dài của
họ.
Những con
sông của những chuyến du ngoạn của thời trẻ của tôi chảy
một cách thận
trọng qua đại lục xa vời, không thân quen.
Những toa tầu
chở cỏ khô, không, không phải cỏ khô mà là tóc,
Những cái trục
của nó thì kêu ken két do chở nặng quá.
Chúng tôi
thì vô tội, những cây thông kèo nài.
Những tên SS
thì hốc hác, và già,
Những vị y
sĩ chiến đấu cố cứu tim, gan, và luơng tâm cho họ.
Khuya rồi,
cơn buồn ngủ thấm vào tôi
Tôi tính
chơi một giấc nhưng mấy ông hàng xóm
vẫn ong ỏng,
“Chúc Mừng Sinh Nhật”:
Họ la lớn
còn hơn cả mấy người Do Thái đang chết.
Những xe tải
thật bự chuyên chở những ngôi sao, từ bầu trời
Những chuyến
xe lửa ảm đạm đi trong mưa
Tôi thì vô tội,
Mozart ăn năn;
Chỉ cây
dương, như thường lệ, run rẩy,
sửa soạn thú
mọi tội lỗi của nó.
Ðám Do Thái
Czech hát quốc ca: “Nhà tôi đâu…”
Làm gì có
nhà; nhà cháy rồi, quyện trong lửa có tiếng huýt của hơi ga lạnh
Tôi mỗi lúc
một thêm vô tội, và buồn ngủ.
Cái TV trấn
an tôi: Ta và mi thì đều quá cả sự nghi ngờ.
Sinh nhật ồn,
ồn quá.
Những chiếc
giầy của Lò Thiêu, chất thành kim tự tháp, cao như bầu trời, rên rỉ nhè
nhẹ:
Than ôi,
chúng ta thì sống dai hơn cả nhân loại, bây giờ, hãy để cho chúng ta
ngủ, ngủ;
Chúng ta chẳng
có nơi nào để mà đi
Adam
Zagajewski: Without End
Lolita
vs BHD
Nhưng chỉ
đến sau 1958, khi ấn bản ỡ Mẽo ra lò, cùng với cỡ trên chục ấn bản
khác, trên
toàn thế giới, thì cánh bướm của em nhí Lô mới tỏa rộng ôm choàng lên
quá cả con
số những độc giả của cuốn sách. Trong khoảng một thời gian ngắn, cái từ
mới
“Lolita”, vẫn như 1 cánh bướm [hai mới đúng chứ nhỉ], mở ra một khái
niệm mới:
người đàn bà-con nít, được giải phóng mà không cần nhận ra, một biểu
tượng vô
thức của cuộc cách mạng đã xẩy ra trong xã hội đương thời. Tới một
chừng mực nào
đó, thì Lolita chính là cái mốc lịch sử đó, cái cột cây số đó,
milestone, và là một
trong những nguyên nhân của một thời đại dễ dãi, khoan dung cho cái
bướm, thằng
cu, con hĩm, sexual tolerance, thách đố, coi như pha, những cấm kỵ, của
tầng lớp thanh thiếu niên
tại Mẽo, và Tây Âu, và trào lưu này lên đến đỉnh cao vào thập niên 1960.
Nàng
“nymphet” không ra đời với nhân vật của Nabokov. Nàng có, hẳn nhiên,
chẳng chút
nghi ngờ, ở trong những giấc mơ của những tên “dâm loàn, đồi bại” [chữ
của TTT,
trong Một Chủ Nhật Khác, đúng
ra, chữ của bà vợ Trung Uý Kiệt, chửi... Cô Hiền, người đàn bà
chỉ có thể làm tình nhân, không thể làm vợ], và ở trong sự mù lòa và
những xao
xuyến run rẩy của những cô gái ngây thơ, và sự thay đổi khí hậu đang
bắt đầu đem
đến cho nó sự tin cậy. Nhưng, nhờ cuốn tiểu thuyết, nó mang một cái
dáng riêng,
rũ khỏi sự hiện hữu giấu diếm nóng nẩy, bồn chồn của nó, và thâu đoạt
chùm chìa
khoá của thành phố. Điều lạ thường, là, cuốn tiểu thuyết của Nabokov đã
gây
ra cơn cuồng phong, địa chấn, ồn ào, náo nhiệt đó, thấm vào, ảnh hưởng
tới, cách
cư xử, thái độ, sự nhạy cảm của hàng triệu triệu con người, và trở
thành một phần
của huyền thoại học hiện đại.
Bởi vì thật khó mà tưởng tượng, một ông nhà văn Nga,
lưu vong, chuyên mê bướm [bướm thiệt nhe], như là Nabokov, một nhà văn
trong số
những nhà văn của thế kỷ, chẳng bao giờ thèm để ý đến những vấn nạn,
những giải
pháp phổ thông, đương thời, lại tạo ra cơn địa chấn
đó, một nhà văn đếch thèm để ý đến, ngay cả cái
gọi là thực tại: thực
tại là cái chó gì, như ông ta viết, nếu nó không được đặt ở trong mấy
cái ngoặc
kép.
Vargas Llosa
Kỷ niệm, kỷ
niệm
Nghe tiếng
mưa khi mưa hãy còn xiêu xiêu ngoài sông, rồi mưa băng qua bờ lá có căn
chòi
hoang ở phía Nam cồn, ào vào bãi đất xơ rơ những thân lau sậy cháy, giờ
thì mưa
đã dội trên mái nhà, trượt theo những đuôi lá mục mưa thả mình vào đất.
Khe
vách rách rã chẻ mỏng những ngọn gió ướt, chém ngọt qua người, lạnh rởn
từng lỗ
chân lông.
Nguyễn Ngọc
Tư: Khói trời lộng lẫy
Câu văn mở
ra, [khởi đầu là lời], mới lộng lẫy làm sao!
Bất giác nhớ
đến câu văn mở ra đời văn của Gấu:
Villa trông ra biển
Của Camus:
Bữa nay mẹ tôi mất.
*
Gấu viết “Những
con dã tràng”, khi còn thằng em, tại căn nhà ở trong một con hẻm, đường
Nguyễn
Huỳnh Đức, Phú Nhuận.
Lấy một tờ
giấy trắng, viết, “Villa trông ra biển”, tắc tị, vò ném xuống gầm
giường, lấy tờ
khác, viết tiếp, tắc tị vò, viết, vò viết… chừng ngàn lần, có thể nói
như vậy!
Thế rồi, một
bữa, nó bật ra, tiếp:
Villa trông
ra biển. Tường phía trước thấp. Gió từ biển tới, vượt khoảng vườn nhỏ,
mang những
chiếc lá vàng trải lên thềm nhà. Con đường nhựa đen đúi, lầm lì chạy
mải tới cuối
thành phố. Bên kia con đường, là bãi biển, cát trắng và nóng. Xa hơn,
về phía
trái, nơi bắt đầu con đường, con sông nhỏ đổ nước ra biển làm đỏ lờ đờ
một
vùng. Xa hơn nữa, cuối tầm nhìn, một ngọn núi nằm trơ trọi, hình dáng
nặng nề,
thô kệch. Buổi tối, những người dân thường đốt rừng làm rẫy, xa trông,
như một
con rắn đỏ lập lòe.
Một chiếc xe
ngựa đậu dưới bóng cây lớn ở trước cổng ra vào.
Hai dẫy nhà
nhỏ chạy dài ra vườn sau. Phòng H. ở cuối một dẫy.
Những cây
phi lao đứng im ở ngoài vườn.
Những con dã tràng
Tất
nhiên,
cũng trần ai khoai củ, mới rặn ra được mẩu trên. Gấu nhớ là, khi viết
đến những
hàng phi lao đứng im ở ngoài vườn, là, kể như xong!
Một bữa, thằng
em bò xuống gầm giường, lôi ra cả một núi, những tờ giấy vò lại, biểu
ông anh,
tại sao anh không lấy bất cứ một tờ nào, trong số này, viết tiếp, mà cứ
phải lập
đi lập lại câu “Villa trông ra biển”, đến cả ngàn lần như vậy?
Bây giờ Gấu
hiểu được.
Mỗi lần viết,
là mỗi lần mò mẫm cái mối nối tiếp theo, mỗi lần viết là tưởng tượng ra
trước mắt
cái bãi biển Nha Trang, và sau cùng, bức tường thấp hiện ra, nối kết
cái villa
với bãi biển phía trước.
Cali
Tháng Tám 2011
NQT & Ngọc Hoài
Phương, chủ báo Hồn Việt
Ông anh nhà
thơ ngồi Quán Chùa, đọc, bật cười, phán, mày viết về bạn mày thì như
thế này,
mà mày viết về NS thì như thế kia, làm sao chúng không chửi. Mày viết
về bạn
mày đúng như mày viết về NS, thì thành nhà phê bình được đấy.
Ui chao thổi bạn quí đến như thế, nhờ thế mà vừa mới tới trại tị nạn,
bạn từ Mẽo,
nghe tin bèn bỏ hết công ăn việc làm qua thăm, nhét túi GCC 10 đô, mày
đi làm
tô phở, nhớ những ngày chúng mình ngồi Quán Chùa ở Sài Gòn!
Già rồi mà còn
nói dóc quá xá!
Quả là nói dóc,
thật.
Thực sự bạn
quí đi làm phóng sự cho 1 tờ báo nào đó, và không phải đi một mình, mà
là với 1
em ký giả, hình như cũng non nước nước non lắm, [nước nôi nôi nước mới
đúng], ấy là trong trí nhớ
của GCC
muờng tượng ra như vậy.
Cô ký giả
cũng lịch sự, lảng ra 1 chỗ khác cho hai đấng bạn quí trùng trùng
[không phải trùng phùng] tâm
sự. Bạn
quí lấy ở trong túi ra 1 cái máy thu âm, nhỏ xíu, bằng bao thuốc lá,
phán:
-Mày
nói đí, nói với chúng bạn của chúng ta ở bên Mẽo đi, tao về sẽ cho tụi
nó nghe.
GCC, sao lạ
quá, biết ngay là bạn quí của mình bịp mình.
Và quả đúng
như thế. Sau này, GCC gặp lại bạn bè ở Mẽo, chẳng thằng nào được nghe
giọng của
người từ cõi chết trở về cả!
Bạn quí cũng chẳng
thèm viết một dòng.
Mấy trăm “bạt”,
ba trăm, tiền Thái,"bath", GCC nhớ rõ, thì bạn đợi hết cuộc thăm hỏi
& uý lạo, nhét
vô túi
Gấu, tao kẹt
quá, mày cầm đỡ!
GCC đọc cái
tin GCC đến Trại Tị Nạn, và yêu cầu đồng hương hỗ trợ, gửi thẳng về lều
trại, số
mấy, số mấy, trên tờ Hồn Việt,
và vài tờ nữa, và cắt hết, lưu vô hồ sơ
thanh lọc.
[Cái vụ này
là nhờ mấy đấng bạn "không" quí, Nguyễn Đông Ngạc, Viên Linh.... sốt
sắng lo cho vợ chồng GCC. Nếu không là bỏ mẹ rồi, bị trả về
cho VC rồi!]
Nhân đây, cám
ơn ông bạn Ngọc Hoài Phương một phát thật là sâu, dù quá muộn, nhưng
muộn còn hơn
không.
Note: Tối
qua, [26.3.2012], quá nửa đêm, [giờ Canada] bạn quí phôn. Sau khi hỏi
mấy giờ rồi, thấy khuya
quá, bạn
quí nói, sorry, ngủ tiếp đi, và cúp máy.
Hà, hà!
Mé sau Chùa
Long Vân, Parksé.
Gấu nằm ngủ trưa dưới tượng Quan Công.
Dậy, xuống mé sông Mekong tắm.
Loạt bài này, GCC viết,
theo tinh thần, nếu bạn ngồi quá lâu bên bờ sông, thì thể nào cũng sẽ
nhìn thấy xác kẻ thù lềnh bềnh trôi qua. Nhưng trong một lần, tắm sông
Mekong,
trong khi
chờ dịp qua Thái Lan, vô Trại Tị Nạn, Gấu nhìn thấy, không phải xác của
kẻ
thù, hay
của bạn quí, nhưng mà là của… GCC!
Borges viết,
đây là 1 đề tài xưa như trái đất: Kẻ Khác. Một đề tài mà Stevenson rất
mê, vẫn
theo ông. Lê Kim hay Hà Ích, thì cũng vẫn chỉ là một. Trong
tiếng
Anh, Kẻ Khác có tên là fetch,
hay dịch 1 cách văn vẻ, thì là wraith
of the
living. Và tôi [Borges] nghi ngờ, một trong những tên gọi,
désignation, của Kẻ
Khác, là “alter ego”. Cái bóng ma là kẻ khác đó, là hình ảnh của
chính bạn,
phản chiếu từ lưỡi dao [đâm sau lưng chiến sĩ], hay từ cái
mặt ao, lưu
cữu từ bao thế kỷ, ở 1 cái làng Bắc Kít, có một thằng cu Gấu Bắc Kít,
đầy
Cái
Ác Bắc Kít….
Nhân đang
nói chuyện tình oan nghiệt, nửa kia, nửa khác, tình cờ đọc bài sau đây,
của
Borges, thật tuyệt: The Double, trong "Cuốn sách của những sinh vật
tưởng
tượng", The Book of Imaginary Beings.
The Double
Suggested or
stimulated by reflections in mirrors and in water and by twins, the
idea of the
Double is common to many countries. It is likely that sentences such as
A
friend is another self by Pythagoras or the Platonic Know thyself were
inspired
by it. In Germany this Double is called Doppelganger, which means
"double
walker." In Scotland there is the fetch, which comes to fetch a man to
bring him to his death; there is also the Scottish word wraith for an
apparition thought to be seen by a person in his exact image just
before death.
To meet oneself is, therefore, ominous. The tragic ballad
"Ticonderoga" by Robert Louis Stevenson tells of a legend on this
theme. There is also the strange picture by Rossetti ("How They Met
Themselves") in which two lovers come upon themselves in the dusky
gloom
of a woods. We may also cite examples from Hawthorne ("Howe's
Masquerade"), Dostoyevsky, Alfred de Musset, James ("The Jolly
Corner"), Kleist, Chesterton ("The Mirror of Madmen"), and Hearn
(Some Chinese Ghosts).
The ancient Egyptians
believed that the
Double, the ka, was a man's exact counterpart, having his same walk and
his
same dress. Not only men, but gods and beasts, stones and trees, chairs
and
knives had their ka, which was invisible except to certain priests who
could
see the Doubles of the gods and were granted by them a knowledge of
things past
and things to come.
To the Jews
the appearance of one's Double was not an omen of imminent death. On
the
contrary, it was proof of having attained prophetic powers. This is how
it is
explained by Gershom Scholem. A legend recorded in the Talmud tells the
story
of a man who, in search of God, met himself.
In
the story "William Wilson" by
Poe, the Double is the hero's conscience. He kills it and dies. In a
similar
way, Dorian Gray in Wilde's novel stabs his portrait and meets his
death. In
Yeats’s poems the Double is our other side, our opposite, the one who
complements us, the one we are not nor will ever become.
Plutarch
writes that the Greeks gave the
name other self to a king's ambassador.
Kẻ Kép
Ðược đề xuất,
dẫn dụ, huých huých bởi những phản chiếu từ gương soi, từ mặt nước, từ
cặp song
sinh, ý tưởng về Kẻ Kép thì thông thuộc trong nhiều xứ sở. Thí dụ câu
này “Bạn
Quí là một GNV khác”, của Pythagore, và cái tư tưởng Hãy Biết Mình của
trường
phái Platonic được gợi hứng từ đó. Trong tiếng Ðức, Kẻ Kép được gọi là
Doppelganger, có nghĩa, “người đi bộ sóng đôi, kép”. Trong tiếng
Scotland thì
là từ fetch, cũng có nghĩa là “bạn quí”, nhưng ông bạn quí này đem cái
chết đến
cho bạn. Còn có từ wraith, tiếng Scottish, có nghĩa là hồn ma, y chang
bạn, và
bạn chỉ vừa kịp nhìn thấy, là thở hắt ra, đi một đường ô hô ai tai!
Thành ra cái
chuyện “Gấu gặp bạn quí là Gấu”, ngồi bờ sông lâu thể nào cũng thấy xác
của
mình trôi qua, quả đáng ngại thật. Ðiềm gở. Khúc “ba lát” bi thương
"Ticonderoga" của Robert Louis Stevenson kể 1 giai thoại về đề tài
này. Bức họa lạ lùng của Rossetti [Họ gặp chính họ như thế nào, "How
They
Met Themselves"], hai kẻ yêu nhau đụng đầu trong khu rừng âm u vào lúc
chạng
vạng. Còn nhiều thí dụ nữa, từ Hawthorne ("Howe's Masquerade"),
Dostoyevsky, Alfred de Musset, James ("The Jolly Corner"), Kleist,
Chesterton ("The Mirror of Madmen"), and Hearn (Some Chinese Ghosts).
Những người
Ai Cập cổ tin tưởng, Kẻ Kép, the “ka”, là cái phần đối chiếu đích thị
của 1 con
người, kẻ đối tác có cùng bước đi, cùng chiếc áo dài. Không chỉ con
người mà thần
thánh, thú vật, đá, cây, ghế, dao, đều có “ka” của chúng, vô hình, trừ
một vài
ông thầy tu là có thể nhìn thấy Kẻ Kép của những vị thần và được thần
ban cho
khả năng biết được những sự vật đã qua và sắp tới.
Với người Do
Thái, sự xuất hiện Kẻ Kép không phải là điềm gở, [tới giờ đi rồi cha
nội, lẹ
lên không lỡ chuyến tầu suốt, rồi không làm sao mà đi được, như Cao
Bồi, bạn của
Gấu, như Võ Ðại Tướng, vừa mới chợp mắt tính... đi,
là đã thấy 3 triệu oan hồn hau háu, đau đáu chờ
đòi mạng, thì đi thế
đéo nào được?]. Ngược lại, họ tin đó là bằng chứng bạn tu luyện đã
thành, đạt
được những quyền năng tiên tri. Ðó là cách giải thích của Gershom
Scholem.
Một giai thoại
được ghi lại trong Talmud kể câu chuyện một thằng cha GNV, suối đời tìm
hoài
Thượng Ðế, và khi gặp, hóa ra là… GCC!
Trong
“William Wilson” của Poe, Kẻ Kép là lương tâm của nhân vật trong
truyện. Anh ta
thịt nó, thế là bèn ngỏm theo. Cũng cùng đường hướng như vậy, Dorian
Gray,
trong tiểu thuyết của Wilde, đâm bức hình của anh ta, và bèn gặp gỡ
Thần Chết.
Trong những bài thơ của Yeats, Kẻ Kép là phía bên kia của chúng ta, kẻ
bổ túc,
hoàn thiện chúng ta, kẻ mà chúng ta không, và sẽ chẳng bao giờ trở
thành.
Plutarch viết,
người Hy Lạp gọi, “cái ngã khác”, bằng cái tên, viên “đại sứ của hoàng
đế”.
J.L. Borges
Source
|
|