*

Nhật Ký Cũ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25
26 27 28 29 30 31
32 33 34 35 36 37 38 39
40 4142 43 44 45 46
47 48 49 50 51 52 53
54



Jennider @ Paris 3.2011

*

*

*

Happy Birthday To U, Mom
Richie & Jennifer
13.4.2011



Thủ Thiêm

Thời Sự Hình

Cruel Radiance
Tỏa Sáng Ðộc Ác

Hà Nội & Sài Gòn lần về 2002

Gone Missing

Tay Tàu này, Ai Weiwei bị bắt, y chang Ðiếu Cày, chắc thế, “tội ác kinh tế” [“suspected economic crimes.”]
Hay, Cù Hậu Duệ? 

Letter from China

Why Ai Weiwei Matters

Posted by Evan Osnos

Nine days after Ai Weiwei went into police custody—he is being investigated for suspected “economic crimes”—one of the underlying questions posed to many of us here is whether the world is paying undue attention to his case, in light of the fact, the argument goes, that the vast majority of the Chinese public has never heard of him. Does the fact that Ai’s professional impact is overwhelmingly felt abroad mean that the world is overstating the importance of his detention—and disregarding the more widespread, routine concerns of the Chinese people?
As an undisguised member of the his-case-is-important camp, I thought it might be worthwhile to lay out some of the issues at stake.
The “mainstream” problem: In an English editorial last week, the state-backed Global Times declared, “Ai once said China was living in a ‘crazy, black’ era. This is not the mainstream perception among Chinese society.” A version of that argument, circulated among foreigners, holds that “none of my Chinese colleagues in our office have heard of Ai Weiwei,” so treating his detention as front-page news is out of proportion to the overall improvement in Chinese standards of living. But this definition of the Chinese mainstream is thin. The collapse of schools in the Sichuan earthquake was an event that captivated Chinese national attention, but when Ai undertook a campaign to publicize the names of the children who died in those schools—or his myriad other political-art projects in recent years—the Chinese press was largely barred from writing about his work. (I discussed Ai’s activism at length in a Profile in The New Yorker last year.) It should come as no surprise that he is not a household name, even if the issues he addresses resonate broadly.
The “implications” problem: The usual knock on foreign interest in Ai’s detention holds that Westerners, enchanted by his art and English, imagine that his work has broad resonance in China. But that misunderstands the role he plays. The importance of Ai’s case is not strictly his work and ideas; it is the way in which his experience, and now his disappearance, illuminate the behavior of the Chinese state. If you stepped into an American office right now, how many people could tell you who Maher Arar is? Not many. But as Jane Mayer described in this magazine, Arar’s case was a study in American anti-terror policy. He was the Canadian engineer arrested on September 26, 2002, while changing planes in New York, and sent to Syria for interrogation and torture. A year later, Arar was released without charges. (“Why, if they have suspicions, don’t they question people within the boundary of the law?” he once asked.) As we know in America, popularity is neither an argument for or against the legal legacy of a case.
The “numbers” problem: When Ai Weiwei was detained, he had seventy-odd thousand Twitter followers. Since Twitter is banned in China, a big chunk of them are overseas, and that usually gives skeptics of Ai’s importance a reason to write him off. But to imagine that his thousands of fans don’t represent wider, less assertive forces in Chinese life is out of touch. One night last year in the western city of Chengdu, I watched people turn up to have dinner with Ai Weiwei even though they knew he was being monitored and that they would be recorded seeing him. They were neither activists nor artists; just ordinary lawyers, homemakers, reporters, Web engineers—people who found something in his ideas or his way of life that resonated with them. Imagining that they don’t represent a force capable of affecting China’s future is a misreading of Chinese history, in which small groups of motivated thinkers and doers have produced extraordinary impacts.


Thơ mỗi ngày

*

**

Nai cao gót lẫn trong mù

Note: Theo bạn 'lẫn' hay 'lẩn'?
Từ nào hay hơn?


Gấu cũng gặp đúng vấn nạn này, trong Biển:

Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...

Simic: Selected Poems

THE DEVILS

You were a 'victim of semiromantic anarchism
In its most irrational form.'
I was 'ill at ease in an ambiguous world 

Deserted by Providence.' We drank wine
And made love in the afternoon.
The neighbors' TVS were tuned to soap operas.

The unhappy couples spoke little.
There were interminable pauses.
Soft organ music. Someone coughing. 

'It's like Strindberg's Dream Play,' you said.
'What is?' I asked and got no reply.
I was watching a spider on the ceiling.

It was the kind St Veronica ate in her martyrdom.
'That woman subsisted on spiders only,'
I told the janitor when he came to fix the faucet.

He wore dirty overalls and a derby hat.
Once he had been an inmate of a notorious state institution.
'I'm no longer Jesus,' he informed us happily. 

He believed only in devils now.
'This building is full of them,' he confided.
One could see their horns and tails 

If one caught them in their baths.
'He's got Dark Ages on his brain,' you said.
'Who does?' I asked and got no reply.

The spider had the beginnings of a web
Over our heads. The world was quiet
Except when one of us took a sip of wine

Những Con Quỉ

Em là ‘nạn nhân của chủ nghĩa vô chính phủ nửa lãng mạn,
Trong cái hình thức phi lý nhất của nó.’
Còn anh thì ‘chẳng thích thú gì ở trong một thế giới hàm hồ

Bị Chúa bỏ rơi.’ Chúng tôi uống rượu vang
Và làm tình vào buổi chiều
TV hàng xóm thì đang chiếu chương trình soap operas.

Cặp tình nhân bất hạnh coi bộ ít nói
Có những khúc nghỉ kéo dài.
Nhạc organ nhẹ. Một người nào đó ho.

‘Thật giống như trong Kịch Mơ của Strindberg,’ em nói.
‘Cái gì?’ tôi hỏi, nhưng không nghe trả lời.
Tôi ngắm một con nhện ở trên trần nhà.

Giống St Veronica ăn, trong cái xen tuẫn nạn của bà.
‘Người đàn bà đó chỉ tồn tại nhờ mấy con nhện,’
Tôi nói với người coi nhà, khi ông ta tới để sửa cái vòi nước.

Ông ta mặc cái áo ngoài dơ dáy và đội một cái nón quả dưa.
Ông đã có thời ở trong nhà thương điên Biên Hòa nổi tiếng.
‘Tớ hết còn là Ðấng Cứu Thế,’ ông hoan hỉ thông báo hai đứa chúng tôi.

Ông bây giờ chỉ tin vào Quỉ Ðỏ.
‘Tòa biu đinh này thì đầy Quỉ Ðỏ,’ ông tâm sự.
Người ta có thể nhìn thấy sừng và đuôi của chúng

Nếu bắt gặp chúng trong nhà tắm.
‘Cái đầu ông ta thì chìm vào Thời Ðen Tối rồi,' em nói.
‘Ai chứ?’, tôi hỏi nhưng không nghe trả lời

Con nhện đang giăng tơ, khởi sự làm cái lưới
Ở trên đầu chúng tôi. Thế giới thì yên tĩnh
Ngoại trừ khi một trong hai đứa chơi 1 ngụm vang.



NBC [Toán] vs Thơ

NBC Nobel Toán

“Nhiều người nói rằng, phiên tòa tuyên bố “xử công khai” thực ra là một cái bẫy dụ người ta đến để rồi bắt giam.”
Võ Thị Hảo

Ðúng như thế. Cũng như thế, là đòn 10 ngày cải tạo, đánh lừa tất cả lũ sĩ quan Ngụy. Mười ngày phù du, xong, về, là xúm nhau xây dựng cái nhà Mít bằng trăm bằng ngàn trước đó.

“ Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. ..Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”!
NBC

Thể diện quốc gia đâu bằng lý do hiện hữu, không phải của quốc gia, không phải của chế độ, mà của cái giống người có tên là Mít.
Khi ăn cướp Miền Nam, lấy đi cái “giấc mộng thực” về 1 vòng tay lớn, là VC đã lấy đi cái lý do hiện hữu của người Việt.
Một Cù Huy Hà Vũ, làm sao so với cả 1 miền đất nước?
Ông NBC, bà VTH này, khi suy nghĩ, và viết ra, những gì liên quan đến đất nước, thì đều suy nghĩ, viết ra, bằng 1 nửa bộ óc. NQT

“Cái tay” Nobel Toán người Mít làm Gấu nhớ đến Shakarov, mà TV đã từng giới thiệu nhân đọc 1 bài viết về ông trong Quê Hương Tưởng Tượng của Rushdie. Ông Nga này rất yếu ớt, hơi tí là nhè, như Gấu còn nhớ được, nhưng khi đụng trận [bị lôi ra để đóng vai ngôn sứ, thiên sứ, thiên chức…], thì lại thật là dũng cảm. Ðể Gấu gõ Google, coi bài đó còn không, và tiện thể giới thiệu bài viết mới về ông mà TV hăm he dịch, nhưng vờ hoài.

Cái tít bài viết của NBC là cũng đầy ngụ ý. Ông tính chơi chữ. Thường thì đám ly khai sợ hãi bị vấp ngã, thí dụ như NBC, sợ, nên không dám đứng giữa Ba Ðình, nhìn về phía Xác Bác Hồ, Lăng Liên Xô, mà phán, dẹp chế độ, dẹp Cờ, dẹp Lăng, dẹp Bộ Lạc [cờ lăng, clan] Mít Ðỏ, Bắc Kít độc ác như rắn như rết, làm lại từ đầu, từ... cái khúc cuối Trăm Năm Cô Ðơn, cố kiếm ra 1 thằng bé Mít không đuôi.
Nhưng, ở đây, là đám VC sợ hãi cố bảo vệ chế độ, chứ không phải đám ‘rân chủ’ [chữ của đám VC trên net] sợ vấp ngã.

Nói về đám ly khai sợ "vấp ngã" [chữ của thi sĩ kiêm nghề cớm NTH], tờ Người Kinh Tế, khi tưởng niệm Solz, đi 1 đường thật là tuyệt.
Chép ra đây, để tặng đám suy tư bằng 1 nửa bộ óc.

“Vào thời kỳ Xô viết, nói sự thực đòi hỏi can đảm lớn, và đem đến những hậu quả đáng sợ. Chính vì lý do đó, ly khai chống đối chẳng có bao, và thuộc đám trí thức hạng nặng, như Shakarov, người làm ra bom nguyên tử cho Liên Xô. Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí thức. Nói sự thực tuy vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya vào năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì không phải là sự sợ hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ lên bổng lộc, và địa vị mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như là tà lọt trung thành của hệ thống Xô Viết.”
Nguồn

Câu trên, Hoàng Nguyễn, trên talawas, dịch chính xác hơn:
Dưới thời Xô-viết, để nói sự thật cần có lá gan lớn và chấp nhận những hậu quả đáng sợ. Đó là lý do tại sao những người đối kháng chỉ chiếm một thiểu số ít ỏi trong giới trí thức chính thức mà Liên bang Xô-viết tạo ra chủ yếu để xây dựng nền công nghệ nguyên tử. Ngày nay, nỗi sợ hãi không phải là yếu tố lớn nhất bịt miệng các trí thức tuy nói ra vẫn có thể bị nguy hiểm, chẳng hạn như vụ ám sát bà Anna Politkovskaya, một phóng viên điều tra, năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn đằng sau sự im lặng của nhiều người không phải là nỗi sợ mà là sự thèm muốn: thèm muốn tìm lại niềm hãnh diện và vị trí mà đa số trí thức Nga được hưởng với tư cách những nô bộc trung thành của hệ thống Xô-viết.
Tks. NQT

Về Sakharov

I conclude with some words of Leszek Kolakowski that, I am convinced, reflect Andrei Sakharov's view: "No victory is irreversible, no defeat is definitive. That is what makes life worth living."

The New York Review 13 Jan 2011

Note: Khi NBC được Nobel Toán, GNV đã mơ mòng tưởng tượng ra, một cú tương tự như trên.
“Chàng” đứng giữa Bắc Bộ Phủ, Ba Đình, Lăng Bác H… dõng dạc cảnh cáo:

"Không có chiến thắng nào mà không có thể đảo ngược, không có thất bại nào là chung quyết. Đó là điều làm cho cuộc đời xứng đáng để cho chúng ta sống, nó".

Ui chao, mừng hụt! NQT

Sakharov by Rushdie

Tàn Dư của chủ nghĩa toàn trị
*

Người Việt Nam đã từng có thời kỳ cư xử trong sống – chết chả kém gì người Nhật hôm nay, đã từng được thế giới kính trọng. Đó là những năm tháng sống dưới bom đạn Mỹ “cho miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá”. Báo chí nước ngoài đưa các phóng sự người Việt ung dung đàng hoàng, sáng tập thể dục, anh bộ đội trực chiến qua đêm đang đánh răng ở nhà máy nước vỉa hè gần nhà máy. Mọi người xếp hàng vào ăn phở “không người lái” (không có thịt). Không có trộm cắp, đi đêm tha hồ. Cửa nhà bỏ đấy đi sơ tán chẳng ai đụng vào. 

Vậy mà bây giờ có bao tính xấu, ông Vương Trí Nhàn nghiên cứu tính xấu đó thì bị “tấn công” đến bỏ dở cuộc phỏng vấn, và câu của ông được treo trên mạng “thói xấu nhất của người Việt là sợ nói về thói xấu của mình”…

Người viết bài này chắc chắn hiểu rõ lý do tại làm sao vẫn Bắc Kít , trước thì như... Trời, cả thế giới mong nằm mơ, sáng ngủ dậy thấy biến thành... Bắc Kít, thế mà sau... 30 Tháng Tư, quá Quỉ, cả thế giới gớm sợ.

Trước 30 Tháng Tư, Bắc Kít là Savior, Thiên Sứ, sau 30 Tháng Tư, Quỉ Sứ, Demon.

Liên Xô cũng bị cái họa này, theo D.M. Thomas, người viết cuốn tiểu sử của Solz.




TTT



Mémoirs

Tình Ðầu

Đám thanh thiếu niên ồn ào, náo động là lũ chúng tôi đó dần dần rã ra cùng với mùa hè kết thúc, và rồi những cơn bão lodos chợt tới với thành phố, quất túi bụi lên những bến cảng vào mỗi tháng Chín, đuổi chạy có cờ mấy chiếc thuyền buồm, ghe máy chậm chân. Trong khi mưa cứ thế trút xuống, Bông Hồng Đen, lúc này đã mười bẩy tuổi, chẳng biết làm gì cho qua thì giờ, bèn ghé thăm căn phòng mà tôi thường ngồi vẽ, vào những giờ phút trọng đại như thế, tôi ban cho nó một cái tên thật xứng đáng với nàng: xưởng họa của tôi. Tất cả những bạn bè của tôi cũng thỉnh thoảng ghé, cũng bầy đặt thử tài hội họa, này, đưa tao cây bút chì, cho tao tờ giấy vẽ, trong khi nhìn với cặp mắt đầy nghi ngờ những cuốn sách của tôi, và chuyện này thì cũng chẳng có gì là lạ, so với tai tiếng của Gấu. Như tất cả hầu hết đám chúng tôi sống ở Thổ nhĩ kỳ thời kỳ này, giầu hay nghèo, nam hay nữ, Bông Hồng Đen cũng cần chuyện vãn để cho qua ngày, và đỡ buồn.

Vào lúc bắt đầu, chúng tôi chia sẻ với nhau ba chuyện ngồi lê đôi mách, những câu chuyện thuộc loại rỉ tai lưu truyền trong đám bạn bè mùa hè vừa qua - đứa nào mê đứa nào, và đứa nào vì vậy mà ghen đến điên lên – tuy nhiên, tôi thực sự chẳng để ý đến mấy chuyện đó. Bởi vì nhiều khi tay tôi dính sơn, cho nên, có khi, nàng giúp tôi pha trà, hay mở một tuýp mầu, trước khi trở về chỗ của nàng hay ngồi, ở một góc phòng, và, đá văng đôi giầy ra khỏi đôi bàn chân, nàng nằm dài ra đi văng, lấy một cánh tay làm gối. Một bữa, không nói với nàng, tôi đi một đường ký họa, cảnh nàng nằm dài trên đi văng. Tôi nhận thấy, nàng có vẻ thích, và thế là lần tới, tôi chơi thêm một bức ký họa nữa.

Lần tới, khi tôi nói, tôi sẽ vẽ nàng, nàng hỏi, “Anh muốn em ngồi như thế nào?” như một kiều nữ chưa từng bao giờ đứng trước máy quay phim, hay như một ngôi sao nho nhỏ ước ao sẽ có ngày trở thành đại minh tinh, run run, không biết để tay để chân như thế nào, và ở đâu.

Khi tôi ngắm nghiá cái mũi dài của nàng, để vẽ cho thật tới, một nụ cười thấp thoáng trên miệng nàng; ôi trán nàng mới cao làm sao, dáng nàng thì cao, với đôi chân dài, mầu nắng hun, nhưng khi nàng đến thăm tôi, nàng mặc một cái váy dài, bó sát người, thật nhã, chiếc áo này là của bà nàng truyền lại, thành thử tôi chỉ nhìn thấy đôi bàn chân thon thon của nàng. Trong khi phác họa, trong khi trầm tư, chiêm ngưỡng những làn cong mềm mại của hai trái cau, hay hai trái đào, hay hai gò bồng đảo nho nhỏ, và làn da trắng một cách lạ thường ở nơi cổ cao, một cái bóng của ngượng ngùng, và tủi thẹn, bỗng nhẹ nhàng lướt qua khuôn mặt thiên thần.

Vào những lần đầu đến thăm, chúng tôi nói chuyện thật nhiều, và nàng là người hay nói. Bởi vì tôi gạn lọc ra, một chút mây mù ở trong đôi mắt, và trên đôi môi, và nói như giao hẹn, này đừng có bao giờ buồn như vậy nữa nhé, và nàng như được dịp, xổ tung ra, những trận cãi cọ giữa hai đấng sinh thành, và những trận thư hùng giữa bốn ông em trai, và sự trừng phạt của ông bố đối với chúng (những cái bạt tai, đá đít, cấm ra khỏi nhà, cấm “ra biển gọi thầm”, trên những chiếc thuyền máy) – và nỗi buồn bã, xót xa của bà mẹ khi ông bố chỉ lo săn đuổi những người đàn bà khác, nàng nói, nàng nói chuyện đó, vì nàng biết mẹ nàng và mẹ tôi là hai bạn chơi bài, và cũng đã từng than thở với nhau nhiều lần, về chuyện hai ông bố cùng mê chạy theo gái, và khi nói những chuyện đó, nàng nhìn thẳng vào mắt tôi.

Dần dần, cả hai đứa chúng tôi chìm vào im lặng. Có những lần, khi tới thăm, nàng bước thẳng tới chỗ nàng thuờng hay ngồi, hay nàng sẽ ngồi, nơi ngồi làm mẫu (những bức ký họa của tôi thời gian này ảnh hưởng nặng nề Bonnard), hay nàng sẽ mở ra coi một cuốn sách tình cờ có đó, và nằm đọc trên sô pha, lâu lâu đổi cách nằm. Những lần sau này, vẽ hay không vẽ, thì cũng thành lệ: nàng gõ cửa, và đi vô phòng, chúng tôi cũng chẳng nói chi nhiều ngoài một hai câu chào hỏi, và tới nằm tại một góc đi văng, và đọc cuốn sách của nàng mang theo, đôi khi, từ khoé mắt, nàng nhìn tôi đang vẽ nàng. Sáng nào cũng vậy, cũng thành lệ, làm việc được một chút, là tôi nghĩ tới nàng, và tự hỏi, khi nào nàng tới, và như thể nàng cũng biết như vậy, cho nên ít khi nàng bắt tôi phải chờ đợi lâu, và khi nàng tới, là tới cùng với nàng nụ cười, hơi có vẻ bẽn lẽn, và trong một dáng điệu như muốn bầy tỏ, này hãy tha lỗi cho em, nếu em có làm phiền gì đến anh, nếu em có đến muộn, và trong cái dáng điệu hãy bỏ qua cho em như thế đó, nàng tới góc đi văng quen thuộc, và trải người xuống.


Đọc "Istanbul"  bỗng dưng thấy nhớ Việt Nam, nhớ những ngày xưa kinh khủng.

Thich lam giong tra^m` tra^m`, thi` tha^`m trong "Istanbul", nhat la` "Tinh Dau", hay qua' !!!
Congrat.
I wish you will have another book...

Note: Sorry, but I Miss Your Mail So Much. NQT