|
Chúc
Mừng Năm Mới 2011
Thơ mỗi ngày
Chiều
ngu ngơ
phố thị
Cầm dương xanh (thơ)
Bụi
Tưởng nhớ
Nguyễn Tôn Nhan
Trang
LMH
Ghi chú
trong ngày
Nói đến tên
thật của tôi, chợt nhớ chuyện khác: tôi có khá nhiều sách được tặng từ
trong nước.
Hầu hết đều có một điểm giống nhau: thay vì viết tặng NHQ, tác giả viết
tặng
NNT. Không phải không có lý do. Năm 1996, khi Hoàng Ngọc Hiến viết tặng
tôi cuốn
Văn học – Học văn, anh cũng ghi là tặng NNT. Tôi cười hỏi: “Sao anh
không ghi
là NHQ?” Anh cười, đáp: “Cẩn tắc vô áy náy!” Mấy ngày sau, nhà văn
Nguyễn Huy
Thiệp chở tôi đến Bát Tràng chơi, ở đó, anh vẽ cho tôi hai bức chân
dung trên
đĩa sứ, anh cũng lại viết trên đĩa: “Tặng NNT”. Nhớ lại câu nói của
Hoàng Ngọc
Hiến, tôi lại hỏi Nguyễn Huy Thiệp: “Sao không ghi tên NHQ?” Anh cười:
“Ông muốn
tôi chết hả?”
Lại nhớ nữa,
lúc tôi còn ở Paris, một người thầy cũ từ trong nước gửi tặng tôi một
cuốn
sách. Lời đề tặng rất thân ái nhưng cũng thật lạ lùng: nó không nằm ở
mấy trang
đầu, như thường là vậy, mà lại nằm ở trang cuối cùng. Nét chữ nhỏ li
ti. Như cố
giấu giếm. Có lẽ cũng vì ngại.
NHQ
Đọc những
dòng trên, GNV mới hiểu, thế giá của NHQ thì quá cao, mà của đám VC thì
lại quá
thấp.
Không lẽ một NHT, dám cho NH ra Bắc, nhét kít vô miệng tất cả sĩ phu
Bắc Hà, mà
cũng rét đến như thế sao?
So với GNV, thì những nhà văn VC lại quá nể NHQ. Bởi vì NHT dám ký họa
chân
dung GNV, đề tên đàng hoàng, còn HNH tặng bản văn, viết về vụ lãnh tiền
Mẽo viết
chân dung văn học Mít hải ngoại, cũng đề tặng NQT đàng hoàng!
[Mi là thứ gì mà dám so với NHQ, một đệ tử của Thầy Cuốc đã từng mail
cho GNV,
khi GNV nhắc tới chuyện sư phụ của chúng về, hai lần, bị VC đá đít ra
khỏi cửa
khẩu!]
NHT, khi
nghe GNV kể chuyện, nhét… ông có hơi hoảng, hơi thôi, và rồi mỉm cười,
phán, “ông
viết như thế là tụi chúng làm thịt tôi mất”, sau
đó, lôi trong túi 1 cái giấy mời đi dự 1 lễ kỷ
niệm gì gì đó, nói,
chúng mời tôi đi, mà đưa giấy mời cho tên công an khu vực đưa đến tận
nhà, bắt
ký nhận.
Và, giải thích,
về tác phẩm của ông, và về cách GNV giải thích hành động của NH của
ông, “thì cũng
chỉ vì thương mình, thương người mà viết, chứ có ghê gớm chi đâu” [ý
muốn nói, ông
trọng tôi quá, chắc thế!]
Giả như có
những sự kiện như được NHQ viết ra, [giả như gì nữa, chắc chắn phải
có!], thì có thể,
NHQ hiểu lầm ý của những nhân vật liên quan.
HNH thì ngỏm rồi, còn NHT
có thể
nghĩ, sau này, chỉ còn có “thứ thiệt” là NNT. Hưng Cuốc gì nữa. Chứng
cớ, đã có
lần NHQ sử dụng lại cái tên cha sinh mẹ đẻ của ông thay vì Hưng Quốc.
Bất giác GNV
nhớ chuyện xưa, có 1 tay khắc chữ đẹp, bị đám quan quyền ác ôn bắt khắc
chữ, tạc
bia, vinh danh chúng, tay này lắc đầu, “mày không khắc, ông làm thịt”,
tay viết
chữ đẹp đành chấp nhận, nhưng giao hẹn, khắc thì khắc, nhưng tôi đếch
để tên tôi
ở bên dưới, nhé?
Có thể mấy
tay VC này nghĩ như vậy chăng?
Tao để tên
tao, nhưng tặng NNT, thì ai biết là ai đâu!
Thiên hạ có
hằng hà NNT, nhưng chỉ có 1 NHQ!
Note:
Hình này, GNV mới lấy từ hồ sơ cũ ra,
không
phải cái mà Bi Bì Xèo chôm!
Lúc tôi học ở
Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, thầy Hoàng Văn Thung, từ Hà Nội
vào thỉnh
giảng, mới in cuốn sách về Ngữ âm học Tiếng Việt. Thầy tặng tôi một
cuốn. Sau
đó, tôi vượt biên; về, bị đuổi dạy, có lúc thiếu tiền để sống, tôi bèn
lấy một
số sách ra chợ trời bán. Trong đó có cuốn Ngữ âm học. Mắc cỡ, tôi lấy
bút sửa lại
cái tên được đề tặng ở trang đầu cuốn sách: Nguyễn Ngọc Tuấn thành
Nguyễn Ngọc
Thuấn. Chỉ cần thêm chữ “h” vào chút khoảng trống sau chữ “T”. Mười mấy
năm
sau, khi tôi sang Úc dạy, một người bạn của tôi về Việt Nam mua được
một số
sách về ngôn ngữ học. Nhìn, tôi nhận ra ngay cuốn sách của mình ngày
trước, ở
đó, chữ “Tuấn” được sửa lại thành chữ “Thuấn” với chữ “h” nằm khá chênh
vênh.
Như thẹn thùng.
NHQ
Đọc, bất
giác GNV lại nhớ tới bài sau đây, đã đăng trên Văn Học, từ hồi Diễm ơi,
xưa rồi!
Những người
muôn năm cũ...
Trong một
truyện ngắn của Tâm Thanh, trên tạp chí Văn Học (Hoa-kỳ), nhân vật
chính, một
nhiếp ảnh viên chuyên chụp hình lãnh tụ: cuối cùng anh thợ chụp phát
điên.
Tác giả Đêm
giữa ban ngày, (Vũ Thư Hiên), hình như cũng đã gặp cùng nỗi khổ tâm,
khi ngưng
camera chụp cảnh ông Hồ ôm dép qua chỗ lội.
Kundera kể
chuyện, chủ tịch nước đứng trên bao lơn phủ dụ nhân dân. Trời lành
lạnh, ông
quên đem khăn, ông số hai bèn lấy khăn của mình choàng lên mình lãnh
tụ; khi
ông bị thủ tiêu, người ta bôi bỏ hình ông đứng kế bên chủ tịch nước,
nhưng cái
khăn thì vẫn còn đó!
Tưởng chuyện
đùa, nhưng cuộc truy tìm những nhân vật mất tích sau khi hoàn thành
nhiệm vụ lịch
sử, không ngờ là một đề tài cho nhiều tác giả. Sau đây là tóm lược bài
viết của
Tatyana Tolstaya, đăng trên The New York Review of Books, số tháng
Giêng, 1998,
về hai cuốn Chính Uỷ Biến Mất: Ngụy Tạo Hình Ảnh và Nghệ Thuật ở Nga
thời kỳ
Stalin (David King, 192 trang, nhà xb Metropolitan Books, 1997), và
Nhìn Tận Mắt
Lịch sử: Những Bức Hình của Yevgeny Khaldei (96 trang, nhà xb Aperture,
1997).
Trẻ con, lúc
này lúc nọ, thường tự dưng nổi hứng thêm một bộ ria, hay cặp kính, vào
một tấm
hình cô/cậu vớ được. Cuốn lịch sử đời tôi (Tolstaya) trông cứ như một
ngày hội
hóa trang! Rồi năm tháng trôi đi, cô/cậu lớn dần, bỗng một ngày, tỏ ra
nghi ngờ,
hoặc giật mình về mối liên hệ giữa ta bây giờ, và ta trong hình: Lạ
nhỉ, không
lẽ mình hồi đó lại mập đến thế? Thôi, tốt nhất là giấu biến tấm hình
này đi!
Con bạn đứng kế mình là con nào? Phải rồi, hai đứa hồi đó cùng quen anh
A. Hình
này mà đến tay ông xã, cộng thêm chút mắm muối của một đệ tam nhân nào
đó, là
phiền lắm, tốt nhất cắt phăng nó đi!
Tất cả chuyện
đời thường. Chúng ta là ai, nói cho cùng? Con người thôi. Nhưng chuyện
gì xẩy
ra, nếu một thường nhân chúng ta, một bữa trở thành bạo chúa?
Bộ album của
David King mở ra bằng bức hình mầu Stalin, thời còn Lênin; do Andreyev
chụp vào
năm 1922. Nhà nghệ sĩ nhân dân hình như đang phải đánh vật với những
đường viền:
một phần trán sao âm u như chết rồi, mấy sợi tóc sao dính bết vào nhau
như vậy,
cái đầu sao không cân xứng chút nào! Nhưng làn da, những vết nhăn, bộ
râu
Caucasus nặng chình chịch như vậy đạt lắm, sếp lớn không nghĩ là mình
nịnh bợ
đâu, chỉ là vấn đề lịch sự, nhã nhặn của bầy tôi đối với chúa thôi! Còn
Stalin ở
đây coi bộ già hơn tuổi 42. Người chưa nắm quyền, nhưng bạn có thể nhận
ra, đằng
sau cặp mắt đó, cái miệng kia là những tham vọng ngấm ngầm, và sự thận
trọng.
Không biết nhà độc tài có thích tấm hình không nhỉ? Nhìn hình, như nghe
văng vẳng
lời bình phẩm của Lênin: Gớm, tay Georgian kỳ tài này!
Nhưng sao có
những khoảng trống kỳ kỳ. Toàn bộ sưu tập, ngay từ trang đầu, như đang
trao đổi
một mẩu chuyện khôi hài đen với người coi: xuyên qua thời kỳ Xô-viết,
đặc biệt
dưới thời Stalin, lịch sử nhập thân vào những bức hình, đã được tẩy
xóa, vặn vẹo,
đánh bóng, làm sạch, chỉnh huấn, cho đi cải tạo... đến nỗi không sao
nhận ra được
nữa. Bộ sưu tập cho thấy từng người một, đã biến mất như thế nào, theo
nhu cầu
chính trị, để lại một cái hố, một khoảng trống, giữa những đồng chí của
họ; làm
phiền biết mấy cho những nghệ nhân, chỗ này phải dậm thêm một chút mây,
chút
khói, chỗ kia cài vào một chậu bông. Đôi khi, kẻ biến mất như cố tình
bám chặt
lấy người bạn đồng chí đứng kế, không muốn nhạt nhòa vào hư không, và
một cái
nhìn chăm chú, cộng thêm cặp kiếng ngoại, vậy là bạn nhận ra chỗ này là
vai của
kẻ đã ra đi, chỗ kia là chân trái, cái tay chắc là quàng phía sau người
đồng
chí có thể là nguyên nhân đầu tiên của tai họa... Đâu có cần nhắc nhở
bạn, những
con người bị xé ra khỏi những bức hình như thế đã bị ném vào Gulag,
biến thành
bụi trại (camp dust). Cũng đâu cần, vợ chồng con cái, cha mẹ anh em họ
hàng của
họ, cũng đã biến thành bụi...
Nhìn bộ sưu
tập chúng ta nhận ra một sự thực: Trotsky chưa từng hiện hữu, cùng với
ông là một
danh sách dài: Zinoviev, Kamenev, Radek, Bukharin, Belinski... Đấy là
người.
Con ó hai đầu ở tiền đình Nhà Hát Lớn, Bolshoi Theater cũng biến mất.
Hai năm cuối
đời của một Lênin ngắc ngoải, liệt bại, với nụ cười ngây ngô, khờ khạo
cũng biến
mất, thay vào đó là một Lênin mạnh khỏe cho tới hơi thở cuối cùng, với
Stalin
luôn luôn ở kế bên, trên con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa, trong
những chuyến
đi, vào những thời điểm quyết định quan trọng. Như một cậu học trò ngỡ
ngàng,
hay một bậc cha chú đáng yêu, ông lắng nghe những lời vàng ngọc của
Stalin, với
một sự quan tâm và ngưỡng mộ, lúc nào cũng như đang uống từng hớp thiên
tài người
Georgia. Có những bức hình cho thấy một Stalin không hề già đi, ngày
một thêm
khôn ngoan ra. Cũng cần có một tí chút mệt mỏi nữa chứ: Người vừa bẽ
gẫy sống
lưng Phát-xít, tóm gọn một nửa Âu-châu, chỉ với hai bàn tay. Nụ cười
của Người,
trong lễ sinh nhật lần thứ 70 sao rạng rỡ, sao bất tử, sao nhập thế,
như của Phật!
Rồi hàng triệu
triệu con người biến mất, như chưa từng hiện hữu. T. Tolstaya tự hỏi,
tại sao
không xây dựng một viện bảo tàng, trưng bầy đầu lâu, mà phải làm như
triệu triệu
kẻ thù chưa từng hiện hữu? Và bà tự trả lời, ngoài những lý do hiển
nhiên, còn
những nguyên nhân kỳ bí, ngoại lý; chúng làm vẩn đục tâm hồn vốn đã u
tối của vị
bạo chúa. Có một lề luật cổ xưa về huyền thuật: kêu tên quỉ, quỉ tới
liền! Tín
đồ nói đến quỉ ma một cách gián tiếp, tránh gọi thẳng tên. Đó cũng là
lý do tượng
Chúa, nhà thờ tất cả đều bị triệt hạ, huỷ diệt. Như đã chưa từng hiện
hữu. Như
sẽ chẳng bao giờ hiện hữu.
Tận Mắt Nhìn
Lịch Sử như muốn trả lời câu hỏi: Nghệ thuật nhiếp ảnh là gì,
hay rõ hơn, đâu
là độ nói dối được cho phép, đối với một nhiếp ảnh viên, khi thực tại,
và nghệ
thuật gặp nhau ở ống kính?
Cuộc đời
Khaldei thật là bi thảm, và khác thường. Là con, trong một gia đình
Do-thái
nghèo tại Ukraine. Mẹ chết trong vụ thanh trừng vào năm 1918, viên đạn
xuyên
qua thân thể bà nằm luôn trong đứa con trai mới gần năm. Cả gia đình,
hai thập
niên sau đó bị lính Đức giết hết, còn trơ mình ông. Học tới lớp tư phải
bỏ, lo
kiếm sống. Thiên tài bẩm sinh, máy hình đầu tiên là do ông tự làm lấy,
và vào
nghề thợ chụp ngay từ khi còn nhỏ. Vác máy hình, đi trọn cuộc chiến,
làm cho
thông tấn TASS và nhật báo Pravda. Bức hình chụp tấm băng đỏ gói trọn
vẻ ngạo
nghễ của Tòa Nhà Quốc Hội Đức, Reichstag, là của ông. Tuy trọn đời hiến
dâng
cho nghệ thuật Xô-viết, nhưng ông mất việc hai lần. Ông mất tháng Mười
1997,
sau khi bộ sưu tập của ông được in ra. Có một số hình trong đó chưa hề
được biết
đến, và chúng cho thấy một điều là những cái trước, và sau cuộc chiến
như thuộc
hai con người khác nhau. Những tấm sau là những thí dụ tồi tệ nhất, về
Hiện Thực
Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng không phải những tấm trước đó không có điều
khác thường.
Tolstaya cho biết về bức hình nổi tiếng nhất của ông, trang 60-61, chụp
người
lính Xô-viết giương cao tấm băng đỏ trên đỉnh Reichstag: một người sĩ
quan phải
giữ chân người lính, cho anh ta khỏi té. Tay viên sĩ quan đeo đồng hồ.
Sau khi
rửa hình, người ta nhận ra viên sĩ quan không phải chỉ đeo có một, mà
tới hai
cái đồng hồ lận! Lại phải cạo sửa lịch sử! Còn tấm băng đỏ, ở đâu mà có
sẵn,
nhanh như vậy? Hóa ra là, nhiếp ảnh viên Khaldei, vốn đã sửa soạn sẵn
cho tấm
hình nổi danh của đời mình, ngay từ Moscow, và đã cẩn thận mang theo,
không phải
một mà tới ba tấm băng đỏ! Người viết nghe nói bức hình lịch sử chụp
cảnh xe
tăng CS san bằng cổng dinh Độc Lập cũng đã phải chụp tới hai lần. Ủi
sập rồi, lại
phải ra lệnh dựng lên, chụp lại. Nguồn tin rất đáng tin, nhưng vì không
tận mắt
chứng kiến (lịch sử), cho nên đành ngưng tại đây.
NQT
Chú thích
Người viết
sau đó được biết, Bùi Tín đã xác nhận chuyện này. Ông cho biết thêm, cả
tấm
hình lịch sử cờ CS phấp phới trên đỉnh Điện Biên Phủ, cũng được "làm
lại".)
Bộ
mặt đen của
nước Nga của Putin:
Tương Lai nước Mít thì sẽ như cái nôi của Cách Mạng Vô Sản thôi!
Alexandre
Đại Đế!
Alexandre
Soljenitsyne, Lioudmila Saraskina. traduit du russe par Marilyne
Fellous, éd.
Fayard, 938 p., 39 €.
Par Veronika
Dorman
Quelle est
la tâche du biographe d'Alexandre Soljenitsyne, le mémorialiste du
goulag dont
la destinée ne se distingue guère de l'œuvre, en grande partie
autobiographique?
Le Chêne et le Veau, Le Grain tombé entre les meules: sur fond
de xxe siècle,
Soljenitsyne se raconte, s'explique et se confesse, ne laissant cette
charge à
personne. Hautement littéraires, ses romans et nouvelles n'ont de
fictif que
les noms des personnages. Ivan Denissovitch est né au goulag;
Kostoglotov,
l'exilé au Pavillon des cancéreux, ou
le taciturne Nerjine, prisonnier du Premier
Cercle,
déguisent à peine leur prototype.
L'homme
Soljenitsyne lui-même disparaissait derrière le message que l'on
attendait ou
entendait de lui. Articles, essais, mémoires de ceux qui l'ont connu ou
non,
ont tour à tour porté aux nues ou traîné dans la boue sa pensée, sa
vision de
l'histoire, ses convictions. Mais, de l'homme, on ne savait vraiment
que ce
qu'il voulait livrer lui-même, et ce qu'il connaissait et comprenait
des
rouages de son destin. À l'heure où la Russie lui ouvre les portes de
son
panthéon en lui offrant des funérailles nationales (août 2008),
l'ouvrage de
Liouddmila Saraskina se charge de restituer Soljenitsyne dans la vérité
circonstanciée de sa vie. Historienne de la litttérature russe et
spécialiste
de Dostoïevski, Lioudmila Saraskina, devenue une proche de la famille,
s'est sentie
investie d'une charge supérieure: laver des mensonges et de la calomnie
la
biographie de Soljenitsyne, dissiper les légendes accumulées au fil des
années,
par désinformation volontaire ou erreur fortuite.
Les caprices
de la Providence (identifiée par Soljenittsyne lui-même: « Je ne suis
qu'un
olaive bien affûté, brandi contre la force impure ", Le Chêne et le
Veau),
qui oscille entre échecs cruels et victoires inespérées, ont forgé une
trame
toute romanesque à la vie de l'écrivain. En racontant l'arrestation,
l'instruction, l'expérience concentrationnaire, l'exil, le premier
mariage avec
Natalia Rechetovskaïa, puis le second avec Natalia Svetiova, le dur
labeur
clandestin, puis la percée triommphale, les années de résistance au
pouvoir,
suivies de l'expulsion, l'historienne suit la narration formée par
l'ensemble
des œuvres de Soljenitsyne. Mais, en chercheur assidu, elle va plus
loin, brassant
des masses extraordinaires de documents privés et d'archives, de
lettres et de
journaux. Elle confronte ce “que tout le monde sait” avec ce que
l'écrivain
autobiographe ignoorait lui-même. Dans un essai d'investigation
biographique,
Lioudmila Saraskina dirige un chœur polyphonique et dissonant de voix
qui se
mêlent à celle de son personnage principal, génie ombrageux et
implaacable
lutteur, mais aussi mari amoureux, ami passionné, père attentif. Elle
fait
dialoguer l'homme privé et la figure historique, tantôt citant
Soljenitsyne
dans le texte, tantôt rapportant ses paroles recueillies lors de leurs
longues
conversations. Elle donne le mot aux amis et aux détracteurs, aux
premiers
camarades de jeunesse et aux invisibles complices dans son combat
contre le
système; et elle étoffe le récit à la lumière des archives du KGB,
inaccessibles auparavant. Jouissant de la confiance de la famille et
des
proches, Lioudmila Saraskina a eu accès à un corpus immense de
documents
inconnus. Les carnets et les cahiers de l'enfant, de l'adolescent et de
l'étudiant Soljenitsyne permettent de retracer la genèse de l'écrivain
et de
disssiper un mystère: Une journée
d'Ivan Denissovitch
n'est pas un « premier
roman », ce n'est pas l'œuvre miraculeuse d'un écrivain débutant, mais
un texte
mâture rédigé par une plume avec trente ans d'expérience littéraire.
La
biographe consacre une centaine de pages au capitaine Soljenitsyne,
artilleur
dans l'arrmée rouge, chapitre méconnu, déprécié par l'écrivain car
antérieur à
sa « naissance» en tant que membre de la nation zek (les
détenus du goulag). En le restituant en détail, souvenirs
et carnets de guerre à l'appui, Lioudmila Saraskina balaie les rumeurs
encore
tenaces sur la désertion prétendue de Soljenitsyne. Elle puise avec
délicatesse
dans la trentaine de carnets de Natalia (Svetlova) Soljenitsyne, tenus
pendant
les années d'exil aux États-Unis, et dresse un tableau intimiste et
vivant du
quotidien studieux dans l'ermitage vermontais. Absorbée par sa mission
apologétique, qu'elle définit « au sens premier du terme grec apologia, l'intercesssion, le devoir
endossé en toute conscience de justifier son objet aux yeux de
l'histoire, le
défendre devant le jugement injuste de la société» (début du
premier chapitre),
étourdie par la destinée kaléidoscopique qu'elle cherche à fixer,
Lioudmila
Saraskina s'éprend de son sujet et livre un ouvrage aussi documenté et
précis
qu'exalté et militant. Son noble désir de rétablir la vérité et sa
sensibilité
affectueuse lui ont permis de dresser une fresque vigoureuse et
captivante de
la vie d'un géant infiniment humain. Mais ces mêmes qualités semblent
l'avoir
empêchée d'apprécier objectiveement les dernières décennies de la vie
de son
personnage, les relations tourmentées, tissées de malentendus, de
Soljenitsyne
et de la troisième vague de l'émigration russe, les retrouvailles
manquées
entre le héraut de l'anticommunisme et les démonteurs du système
communiste
dans la Russie postsoviétique. Elle s'est contenntée, dans ces derniers
chapitres, de regarder ces événements avec les yeux de Soljenitsyne,
sans
prendre de distance critique.
Malgré cet
écueil- prévisible dès lors que Soljenitsyne a accepté de cautionner sa
biographie -, on ne peut reprocher à Lioudmila Saraskina d'avoir
succombé à la
tentation de battre le fer à chaud, sans se donner le temps d'approcher
un
phénomène si monumental qu'on le discerne mal de près; pas plus que
d'avoir usé
à mauvais escient de ses relations personnelles avec l'écrivain. Sa
partialité
inaugure plus de pistes de réflexion et de débat qu'elle ne ferme de
portes. Ce
livre, même polémique, deviendra un ouvrage de réféérence. Le mystère
Soljenitsyne,
lui, reste entier.
Le Magazine
Littéraire Novembre 2010
Andrei
Makine
Thư độc giả:
Trung thành
với Đọc, mua dài hạn từ lâu lắm, ta rất ư
ngạc nhiên khi thấy báo chẳng bao giờ nhắc tới những cuốn tiểu thuyết
của
Andrei Makine? Trong khi, đây là 1 nhà văn đương thời rất bảnh. Báo
cũng chẳng
thèm nhắc tới cuốn mới ra lò của ông ta: Cuộc
đời 1 gã cà chớn, đếch ai thèm biết đến.
Hãy giải
thích cho ta biết, lý do của sự im lặng này!
GNV
Kundera:
Gặp gỡ
Gọi
Người Đã Chết
Smiley tới đó,
ngay sau tám giờ sáng, sau khi để xe hơi tại đồn cảnh sát, chừng 10
phút đi bộ.
Mưa thật lớn,
thật nặng, và thật lạnh, phủ đầy mặt.
[Bản tiếng
Anh: … so cold it felt hard upon the face. Bản tiếng Tẩy: mưa lạnh, như
những
ngọn roi quất tàn bạo vào mặt, si froid qu’elle vous fouettait
cruellement le
visage. Bản tiếng Tây còn lược bỏ những đoạn không cần thiết, theo dịch
giả, chắc
hẳn!]
Cảnh sát
Surrey chẳng có tí quan tâm gì thêm về trường hợp này, nhưng Chim Sẻ
cũng gửi
xuống một sĩ quan thuộc Ngành Đặc Biệt, gốc thuộc đồn cảnh sát, xử sự
như 1 tay
liên lạc, nếu cần thiết, giữa An Ninh và cảnh sát. Chẳng có chi nghi
ngờ về cái
chết của Fennan. Anh ta bị bắn, xuyên qua má, trực diện, bởi một khẩu
súng lục
do Pháp chế tạo ở Lille vào năm 1957. Khẩu súng nằm kế ngay tử thi.
Toàn cảnh
cho thấy, đây là một vụ tự tử.
Căn nhà số
15 Merridale Lane thấp, theo kiểu Tudor, với những phòng ngủ được xây
cất ở khu
đầu hồi, và một nhà để xe vách bằng gỗ. Dáng nhà rất cẩu thả, bê bối,
gần như bỏ
hoang. Smiley có ý nghĩ, nhà của đám nghệ sĩ. Fennan có vẻ không hợp
với nơi này.
Fennan phải là khu Hampstead và những cô gái ngoại quốc au-pair
[cặp đôi].
Anh nhắc
then ngang mở cánh cửa vườn, và bước chầm chậm theo lối đi, lên tới cửa
trước căn
nhà, cố gắng một cách vô ích nhận ra một dấu hiệu nào đó động đậy ở
phía bên
trong những cánh cửa sổ kính dầy, khung chì. Lạnh. Anh nhấn chuông.
Elsa Fennan
mở cửa.
“Họ có điện
thoại, liệu có phiền cho tôi không. Tôi cũng chẳng biết nói sao. Xin
mời…”
Giọng có tí “Huệ”
[tí Đức, sorry K/0]
DTL vs ST
Mémoirs
GNV tính
thu
gom ba bài viết có tính kỷ niệm, hồi ký, chuyện nghề... vô đây, thong
thả sẽ
edit, thành 1 cuốn kiểu như của mấy tay VC Nguyễn Khải, Tô Hoài... “Đi
tìm cái
ác đã mất"
|
|