*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]















 



Jennider @ Paris 3.2011

Happy Birthday

Chỉ có ngoại là nhất định không chịu đi, cậu ba phải dựng một cái chòi sát bên căn nhà đổ nát cho ngoại ở. Gia đình ngoại tôi có sáu người con nhưng cuối cùng tan nát, mỗi người mỗi nơi, kẻ theo quốc gia, người theo cộng sản... chỉ còn mình ngoại, già nua, cô độc, thui thủi trong căn nhà đổ nát.
Đến con đường dẫn về nhà ngoại, tôi muốn khóc. Con đường mòn vừa lối trâu đi, hai bên có hai hàng su đũa, ngày xưa tôi vẫn thường được cậu tư dẫn đi thả diều, hoặc hai cậu cháu lang thang khi nắng chiều đã nhạt. Con đường tiêu điều, hàng chục thứ dây leo chằng chịt, quấn quít trên cành cây hai bên đường, tôi chợt thấy trong đám dây leo đó có những sợi mầu vàng. Đây là loại dây leo không rễ, bám vào cây nào thì cây đó sẽ khô héo dần rồi chết. Người ta gọi nó là dây tơ hồng.
Tôi thẫn thờ bước vào nhà ngoại, lặng ngắt đến rợn người. Bước ra sau vườn, mấy gốc dừa đã lão gần hết, ngọn còn cao vút trơ trọi, ngọn bị bom chặt gãy vắt lên gốc. Liếp sầu riêng của ngoại cũng chết gần hết sau trận lụt năm ngoái. Chỉ còn mấy cây ổi sống dai, xanh um, trái chín vàng ối rụng đầy trên cỏ. Thân ổi già, mốc. Ngày xưa tôi và dì út thay phiên nhau hành nó, không ngày nào mà hai dì cháu không trèo cây, hay lấy gậy chọc trái. Bây giờ, trái chín đầy cành, rơi đầy gốc... Tôi chợt nghe tiếng chim, lạc lõng, hốt hoảng, không còn những âm thanh ríu rít như ngày xưa, hay là nó cũng như tôi, đang lần mò trở về gặp lại vườn cũ. Tôi ngồi phịch xuống cỏ, như thấm mệt, cho tới khi nghe tiếng ngoại đánh thức... 

... tôi rất thích truyện ngắn của Thảo Trần.
Giọng kể của bà thanh thản mà gây buồn da diết, đúng là viết mà như không viết!
Đoạn "Tara" mà tôi mới trích, hay hơn cô Tư đó, vì nó rất tự nhiên. (1)

Tks
TT/NQT
*

(1) Gấu đã có kinh nghiệm này rồi. Lần mê văn Nguyễn Ngọc Tư, thổi lấy thổi để, mang cả ông thầy Faulkner ra, cả thầy lẫn trò xúm lại thổi, một nữ tác giả mail, hỏi, truyện của NNT hay, nhưng truyện của Thảo Trần mà không hay sao. Cùng cái air Nam Bộ, bà Thảo Trần nhà ông có khi còn bảnh hơn, ở một số điểm nào đó. Gấu mail cám ơn, và nói thực, bà Thảo Trần không cho phép Gấu nịnh bà ‘công khai’ như thế.
Để người khác đánh giá, thì hay hơn.

Quả đúng như thế. Khi tập truyện ngắn được xb, có hơn một bạn văn thực tình khen ngợi. Ông nhà văn Nhật Tiến sửa lưng Gấu, ông tài năng thế nào thì thiên hạ biết rồi, tại sao không để cho bà xã một mình một cõi.
Ấy là vì tập truyện ngắn còn kèm thêm mấy cái ‘ký’ của Gấu.

Rồi ông Thảo Trường cũng bực, bà Thảo Trần “viết mà như không viết”, vậy mà ông còn giả đò nhún nhường, để cho bà “tập” viết ư?

Nguồn

Trang Thảo Trần

Thủ Thiêm

Thủ Thiêm, Hàm và Gấu.

Hồi đó đó, Hàm dân Hố Nai. Học Sài Gòn. Trọ học bên Thủ Thiêm cho đỡ tốn. Bữa tha hương ngộ cố tri nơi thủ đô người Việt tị nạn, tức Quận Cam, Tiểu Sài Gòn, Gấu quên không hỏi, anh còn nhớ cảm giác buổi sáng đứng chờ phà, ngó sang bên Sài Gòn, khi đó chưa có tượng Đức Thánh Trần; hay những buổi tắm sông, bơi ra tận mấy cái phao nổi lềnh bềnh ở giữa sông, người đầy dầu dơ, từ mấy con tầu mặc tình xả xuống lòng sông Sài Gòn.
Với Gấu, đó là thời gian thần tiên trong đời, được thực thụ đóng vai một anh học trò trọ học. Tiền ăn, tiền học, bà cô từ bên Tây gửi về.
Ấy a, sự tình nó như vầy, sau khi thằng cháu báo tin đậu trung học, bà cô mừng quá, bèn ra lệnh, tháng tháng tới địa chỉ “đó đó” lấy tiền. Ngoài ra, Gấu còn kiếm thêm, trước, làm bồi bàn cho tiệm chả cá Thăng Long, sau, làm trợ giáo, tức kèm trẻ tại gia, khi có được cái bùa lỗ ban là tấm bằng trung học đệ nhất cấp.
[Mảnh bằng này cũng có riêng một huyền thoại ly kỳ về nó, thời gian trọ học ở Thủ Thiêm, và cái địa chỉ đó đó, nơi Gấu tháng tháng đến lãnh lương, cũng là cả một thiên tình sử của Gấu, xin phép để riêng ra, kể sau].
Gấu thi trung học đậu kỳ 2, trong khi bạn bè may mắn hơn, ba tháng hè theo thầy Đoàn Viết Lưu học đệ tam, tới năm học mới, nhảy lên đệ nhị. Gấu theo bạn, không lẽ học một mình, bèn ngày đệ nhị, tối tự học chương trình đệ tam. Cuối năm Gấu đậu ngay kỳ đầu trong khi bạn bè đa số rớt lại, trong có Hàm.
Đậu năm đó, là nhờ Hàm một phần, trong khi anh lại rớt.
Lần đó, Hàm có cuốn bài tập vật lý của tay Georges Ève (?), một trong những bửu bối của đám học trò chúng tôi. Gần như cả năm anh quần quật với nó. Khi còn độ chừng một tuần tới ngày thi, Gấu nói, mày cho tao mượn coi thử.
Gấu lật qua, chú ý đến cách giải của từng trường hợp, từng loại. Vào thi, bài toán quang học y chang một bài trong cuốn bài tập, nghĩa là cách đặt để thấu kính hội tụ, phân kỳ, gương phẳng... y chang, chỉ khác những con số. Gấu giải như máy. Ra khỏi lớp thi sớm nhất, vội đi tìm bạn Hàm để cùng sướng cái sướng trúng tủ!
Gặp, anh lắc đầu, nói ngồi suốt giờ cắn bút, tới hết giờ nộp giấy trắng! Gấu lấy cuốn sách từ trong cặp của anh, lật ra, chỉ đúng bài toán. Anh đứng coi chừng mươi phút, đột nhiên xé nát cuốn sách, ngửa mặt lên trời than, cả năm trời, tao làm đến nát cuốn sách, tại làm sao chỉ trong một tuần mà mày lại có thể làm hết, mà còn nhớ hết mấy trăm bài toán?
Tôi nói với anh, tôi không hề giải một bài tập nào trong đó, mà chỉ coi phương pháp giải, của từng loại.
Sau này, tôi gặp một trường hợp tương tự, xẩy ra với một anh bạn học Toán Đại Cương.
Những ai đã từng học Toán Đại Cương, Đại Học Khoa Học Sài Gòn thập niên 1950, chắc chắn là còn nhớ ông thầy người Pháp Monavon. Ông có bà vợ, nghe nói hai vợ chồng rất mê văn chương Việt Nam, và đã lấy mấy cái bằng tại đại học văn khoa Sài Gòn.
Giáo sư Monavon này có một cái lạ, là, khi vào lớp, nếu ồn quá, là ông không giảng bài. Trong khi giảng, nếu ồn quá, thay vì nói lớn, ông nói thật nhỏ, hay ngưng nói, cho tới khi lớp yên lặng trở lại.
Tôi học ông được một năm. Tới kỳ thi, ông ra bài toán, tôi không biết làm sao mà đặt cây bút lên trên tờ giấy thi, vì không hiểu một tí gì về nó.
Đã có lần tôi viết về nỗi đau này. Do nhà nghèo, không có tiền mua sách bài tập, thành ra không hiểu, thế nào là một bài toán ở Toán Đại Cương, và làm thế nào để giải nó. Suốt năm học, tôi chỉ có tập cours quay ronéo của giáo sư Monavon, trong khi bạn bè có những cuốn như bài tập tiếng Pháp của những giáo sư nổi tiếng như Bouligand chẳng hạn.
Năm sau, Gấu đổi qua học Toán Lý Hoá, trong khi cùng lúc thi đậu vô trường Quốc Gia Bưu Điện. Cũng học song song, hai chương trình một lúc. Nhưng vẫn thèm học Toán Đại Cương.
Bữa đó, gặp anh bạn cũ, vừa xong chứng chỉ Toán Đại Cương. Tôi hỏi, làm hết bài toán hả. Anh lắc đầu, nói, tao không làm được một câu nào hết.
Tôi trố mắt, hỏi lại, vậy sao đậu?
Anh cười, giải thích, tới giờ chót mà tao vẫn chưa giải được câu đầu. Bí quá, tao ghi vô giấy, thưa thầy Monavon, đây là cách giải bài toán của con.
Thế là anh ghi ra, cách thức, phương pháp anh tính giải bài toán.
Vậy mà đậu.
Ông thầy đâu cần anh giải bài toán. Mà là cần, anh biết cách giải nó.
Còn một anh nữa, cũng khoá đó, làm được đủ muời bài, vậy mà  rớt
Ông thầy phê, chó ngáp được đủ mười con ruồi. Không biết mẹ gì về Toán Đại Cương hết. Về học lại năm nữa! 

Sau này, mê văn chương, Gấu ít khi tin ở những bài phê bình đọc sách giới thiệu sách. Cũng đọc, nhưng nếu quan tâm tới một cuốn sách nào đó, một tác giả nào đó, là đích thân tìm đọc, cố tìm cho riêng mình, một cách giải thích.

Gấu áp dụng những bài học toán của ông vào văn chương.
Bài học thứ nhất: Mi phải tìm cho mi, một cách giải, cho dù là sai, về một bài toán.
Đừng bao giờ học toán bằng những bài giải có sẵn.
Bài học thứ nhì: Khi ồn quá, thì nói nhỏ lại [viết ít đi]. Hoặc đừng viết gì hết!
Bài học thứ ba: Học Toán không thôi, là không đủ. Phải mê thêm một, hay vài, thứ khác. Bất cứ thứ gì.
Bài học thứ ba, của giáo sư Monavon, sau này, tôi gặp lại khi đọc Calvino. Ông này nói, tủ sách của bạn, nếu toàn sách văn chương, là... vứt đi!

NQT

Một bạn văn gợi ý:
Về bài học thứ nhất, anh đọc thêm câu của Bacon: Trong khoa học, sai lầm còn tốt hơn là hoang mang.
Về bài học thứ hai, phải đọc ra cõi thâm sâu của lối sống của ông thầy Monavon: Nếu đời loạn, là "Ta Về", theo  kiểu loạn đọc thư của ông Khổng Tử.
Về bài thứ ba: Văn chương, giống như phần lý thuyết, khoa học, là phần thực hành của nó. Lý thuyết không thôi, là không tưởng. Thực hành không thôi, là thằng ngu. Phải hai thằng cộng lại mới được.
Đây cũng là quan niệm về con người hoàn toàn của Marx, mà Bác Hồ thuổng, và sáng tạo thêm ra, là, muốn có xã hội chủ nghĩa, thì phải có con người chủ nghĩa xã hội.
Source

Hồi đó đó, từ Sài Gòn qua Thủ Thiêm, có 1 cái “bac”, tức phà, ở phiá bên trên cột cờ Thủ Ngữ, quá khách sạn Majestic. Ở cột cờ Thủ Ngữ, là bến đò, với những chiếc đò nhỏ, chở vài người khách, khi phà đóng cửa tiệm, hoặc khi quá đông khách… Gấu trọ học ở phía phà, không phải ở phía xóm.


Thời Sự Hình

Cruel Radiance
Tỏa Sáng Ðộc Ác

Hà Nội & Sài Gòn lần về 2002

Thơ mỗi ngày


Exile
Roberto Bolaño

*

Roberto Bolaño 'would much rather have been a murder cop'

Được hỏi, nếu không làm nhà văn, thì làm gì, Bolano cho biết, “chắc chắn” sẽ làm một tay cớm hình sự, “trở về phạm trường, một mình, vào ban đêm, và không sợ con ma nào”.

Được hỏi nếu bị mấy thằng cha phê bình nắn gân, thì sao, ông nói, cứ mỗi lần có thằng nào chê tôi viết dở là tôi chỉ muốn khóc, bò lê bò càng trên sàn nhà, vò đầu bứt tai, hết viết nổi, hết thèm ăn, bớt hút thuốc, tập thể thao, đi ra bãi biển cách nhà cũng không xa, hỏi đám hải âu, mà tổ tiên của chúng đã từng ăn cá, cá đã từng rỉa thịt Ulysses: “Tại sao ta? Tại sao? Ta đâu có… ‘xoa đầu, nắn chim’ nhà phê bình nào đâu?” [Ta đâu có làm điều gì tai hại cho mi?]

Hà, hà!


Điểm Sách Là Gì?

Hiện Ðại vs Cổ Ðiển

(

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

*



NBC [Toán] vs Thơ

Khi Hoàng Cầm nằm xuống, chưa kịp đậy nắp áo quan, là Gấu đã đi 1 đường hỏi thăm về cái vụ Người viết tự kiểm, tự thú trước bàn thờ Ðảng, và một độc giả TV nhẹ nhàng nhắc nhở, đợi ít ngày không được sao.

Kể thật bậy, nhưng vấn đề vẫn còn nguyên đấy: Tại làm sao mà cả một miền đất, không bói ra nổi, một ông Brodsky, một ông Mandelstam, một bà Anna Akhmatova… ?

Tự hào mê văn học Nga, cả một tầng lớp tinh anh sành tiếng Nga, vậy mà tại làm sao toàn mê ba thứ xái xảm, thí dụ, Mai a cốp ki, đến nỗi đi tù mà cũng theo ông này?

Có thể nói, Bắc Kít gần như mù tịt về 1 nền văn học Nga, thứ thiệt, thứ thật bảnh.

Tại làm sao như thế?

Liệu hậu duệ của 1 Huy Cận đúng là cái thứ mà chúng ta đang đòi hỏi chăng? Tiếng nói đầu tiên của 1 miền đất, thừa hưởng tinh anh của tầng lớp cha ông, sĩ phu Bắc Hà, địa linh nhân kiệt, nói Không với BBP [Bắc Bộ Phủ]?

Chúng ta tự hỏi, ở cái nôi Cách Mạng đó, Maia có được nâng bi như ở xứ Bắc Kít?

Gấu nghi rằng, cái sự học tiếng Nga, không phải do mê văn học Nga, mà đây là con đường tiến thân của tầng lớp sĩ phu Bắc Hà, cũng tương tự, học tiếng Tây của Miền Nam, là phương tiện để bỏ chạy cuộc chiến, qua con đường du học. Bao nhiêu đấng rành tiếng Tây của Miền Nam có ông nào viết cái gì ra hồn, chính là do cái tâm địa kiếm đường bỏ chạy chứ thực sự cũng chẳng mê gì… Camus, hay Sartre. Ông Mít Butor phán, khi cả Sài Gòn đang trong cơn sốt hiện sinh thì ông đã bước qua tiểu thuyết mới rồi, là thế. Ông đâu biết sở dĩ lớp trẻ Miền Mam mê hiện sinh, tìm đọc Hố Thẳm, Ý Thức Mới, là vì cũng như bậc đàn anh tìm trong Mác Xít, cái điều đuổi Tây thực dân, thí dụ, thì họ tìm điều cắt nghĩa cuộc chiến khốn kiếp, chứ đâu phải chạy theo Tây để ăn kít Tây. Ăn hết kít hiện sinh thì ăn sang kít tiểu thuyết mới.

Cứ coi ông Tây mũi tẹt đã từng ở Paris, trước khi cuộc chiến hứa hẹn những điều khủng khiếp, là rõ. Những ông khác, thì “từ thưở qua Tây bỏ chạy cuộc chiến, lòng lúc nào cũng hướng về Thăng Long, Bắc Bộ Phủ", vì họ đều tin chắc, Miền Bắc sẽ thắng cuộc chiến, và cái ngày về của họ mới vinh quang biết là chừng nào.

Gấu học tiếng Tây, những ngày bắt đầu cuộc đời tên nhóc Bắc Kít học trung học tại trường Nguyễn Trãi Hà Nội, thì cũng như học các môn học khác, nhưng trong thâm tâm, là cố làm sao sau này có thể viết được một bức thư bằng tiếng Tây, cho một ông Tây thuộc địa, chồng bà cô, Cô Dung của Gấu, một me Tây bị cả miền đất coi khinh. Một lá thư cám ơn, nhờ có ông nuôi tôi mà tôi có được con đường thoát ra khỏi cái xứ Bắc Kít khốn nạn. Ðúng là như thế. Nhưng về già, Gấu mới hiểu ra, trên cả lời cám ơn đó, là lời cám ơn cái nước Tây, cái văn hóa Tây, hơn hẳn cái văn hóa sông Hồng, chỉ chất chứa đầy cái đói, cái rét, cái nhục, cái thù hận. Thành thử Gấu thấy sự kiện ông NBC vội vã xin vô quốc tịch Tây, khi biết mình được Nobel Toán, thật giống như Gấu, khi cố làm sao viết được cái lá thư cám ơn ông Tây thuộc địa, c’est à vous que je dois tout, nhờ ông mà có tôi.

Ðúng ra, cái sự giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, nó cũng xêm xêm như thế: một cơ hội đổi đời của Miền Bắc. Nhưng lũ ăn cướp, tâm địa ăn cướp đâu có nghĩ như thế, chúng nghĩ chúng là kẻ chiến thắng, đem ơn mưa móc tới cho lũ Ngụy, mà nhà thì chúng cướp, đàn bà thì chúng hãm hiếp, đàn ông thì chúng tống đi cải tạo, nói 10 ngày mà thực ra là 5 năm, 10 năm, 15 năm, là suốt đời, là bỏ thây nơi rừng thiêng nước độc. Bất nhân bất nghĩa đến như thế, mà cái đám tinh anh Miền Bắc vờ, chưa có lấy 1 tên nói ra lời ân hận, thử hỏi có đúng là chúng bị liệt một nửa bộ óc không?
Chuyện thê lương như thế mà bảo quên đi ư, cứ đến ngày 30 Tháng Tư là hãi lắm, mong cho qua mau ư?

Trình độ tiếng Tây của Bác H

Trong khi Gấu, cố học tiếng Tây, thứ căn bản, để cám ơn ông Tây thuộc địa, thì Bác H, sử dụng tiếng Tây bồi, để chửi, cũng ông Tây thuộc địa [Chửi Mẽo, đúng hơn, khi trả lời Tây]

Chắc chắn, khi Cẩm Linh cho khui hồ sơ mật của Bác H, chúng ta sẽ còn biết nhiều sự thật dã man hơn  nữa, về vị Cha Già Của Dân Tộc.

Trên website Ánh Dương, có cái video

Ui chao lại nhớ lần Gấu trở về Hà Nội, gặp ông cậu, Cậu Toàn, người được Hồ Tôn Hiến, Sáu Dân trao trách nhiệm làm thông ngôn, khi Người "trở về nơi một thời vang bóng"

Lần gặp cuối cùng cách đây hơn nửa thế kỷ, giữa hai cậu cháu, cũng diễn ra tại Hà Nội, ông cậu vừa từ chiến khu Việt Bắc về, còn thằng cháu thì đang lăm le tìm cách chuồn xuống Hải Phòng, trước khi thời hạn 300 ngày chấm dứt, cánh cửa nhìn ra thế giới của miền bắc hoàn toàn đóng sập xuống cho tới tận… Sea Games 22 này mới lại hé ra!

Trong những mẩu “vừa đi quanh Hồ Gươm vừa kể chuyện” đó, có hai mẩu liên quan đến chuyện dịch thuật của “đồng chí sếp” của ông cậu tôi, là Nguyễn Khắc Viện.

Được vinh dự trao nhiệm vụ dịch Di Chúc Bác Hồ sang tiếng Tây, khi Nguyễn Khắc Viện dịch cụm từ “rất minh mẫn” ở trong di chúc thành “lucide”, ông  bị phê phán, [bị “chỉnh” nặng lắm], rằng tại sao dám sửa Di Chúc, sao dám bỏ đi từ “rất”. Ông sếp của ông cậu tôi chỉ cười. Sau phải đem tới nhờ một ông Tây chính gốc 100 phần dầu phân giải. Ông này nói, lucide là đủ rồi. Thêm chữ très nữa là… hỏng! Nhân loại, không riêng gì giống Tây, khi nói về mình, không ai dám dùng tới chữ “très”, dù vào lúc hấp hối, con người hơi bị quá minh mẫn!

Câu chuyện thứ nhì liên quan tới nhan đề cuốn sách viết về đồng chí Nguyễn Văn Trỗi: Sống Như Anh. Sau bao nhiêu đấng dịch, nào là vivre tel qu’il est...   tới tai Nguyễn Khắc Viện, ông “phán”: dịch "sống cẩm lủy" (vivre comme lui) là được rồi!

*

*

Trong bài viết Causework, uy quyền của thi sĩ trong thời đại không tưởng, Andrew Kahn, trên tờ TLS 10.9.2010, đặt vấn nạn, chuyện gì xẩy ra cho những nhà thơ trữ tình khi họ, thay vì làm tà lọt cho nữ thần thi ca, [“service to the muse”, chữ của Pushkin], thì làm tà lọt cho nhà nước [to the service of the nation]. Liệu cái thứ thơ ca chính trị vượt tới cõi xuyên quốc gia, [liệu Maia là một tên Mít, đại khái như thế]. Liệu nhà thơ khi bỏ chạy được qua Mẽo, thí dụ, thì thoát ra khỏi 1 chữ S tâm linh?

Tất cả những tác phẩm trên, là những toan tính nghiêm trọng, serious attemps, khi đặt vấn đề, sự liên hệ giữa nghệ thuật thi ca với cuộc đời của những nhà thơ. Clare Cavanagh với tác phẩm Thơ trữ tình và chính trị hiện đại: Nga, Ba Lan, và Tây Phương, và Irena Grudzinska Gross với Czeslaw Milosz và Joseph Brodsky, Fellowship of Poets, cả hai đều cho rằng, vào thế kỷ 20, ở Liên Xô và ở Ba Lan, tác động thơ ca trữ tình, the impact of lyric potry, thì có tính quốc gia, bởi là vì, những nền văn hóa ở đó, bằng những đường hướng khác nhau, đã ban cho nhà thơ một thứ uy quyền đặc biệt – và đôi khi, nhà thơ phải đáp lễ, bằng chính cái mạng sống của họ!

Chúng ta thử áp dụng nhận định trên vô xứ Bắc Kít


NBC Nobel Toán


TTT

 “Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”

Quỳnh Giao

Nói một cách khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền đất. Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền "khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động... Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải (Nguyễn Đình Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng Quên, truyện ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả Miền Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ tên, viết về ông già gác dan, (gác ga-ra?) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng bị gã con trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã thét cô bồ: lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc tình hối hả... làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa Ngục (Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, về một già muốn làm con ong hút nhị từ cô gái.... Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn bà, không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng ở trước, hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những con người đứng bên lề...
DNM

Ðoạn sau đây, về Solz, theo GNV, áp dụng vô “cas” TTT, cũng đặng:

Ảnh hưởng của Solz sẽ nằm một cách thật là đặc thù trong sự can đảm đạo đức của ông, nó gợi hứng cho những người ly khai trẻ tuổi tiếp tục ôm lấy cuộc chiến đấu, cả trong văn chương, và trong bảo vệ quyền con người. Như là một nhà văn, Solz gói trọn mình vào truyền thống thế kỷ 19, đặc biệt là văn phong bộc trực, súc tích, rao giảng đạo đức của Lev Tolstoy. Ông cũng sử dụng truyền thống cổ điển Nga về thử nghiệm, giữa những nhân vật hiện đại trong một không gian chật hẹp, những nguyên lý triết học và nhận thấy chúng không đầy đủ.  Sự trộn lẫn giả tưởng với lịch sử trong Bánh Xe Ðỏ là từ Chiến Tranh và Hòa Bình của Tolstoy. Ngay Quần Ðảo Gulag thì cũng có cội rễ văn học, không phải từ văn chương nhà tù của thế kỷ 20, mà là trong Ghi Chú từ Căn Nhà của Những Người Chết của Dos.
Về mặt văn học thuần tuý, như vậy, Solz là một vị thầy không có đệ tử.

Ðể hiểu đoạn trên, và áp dụng vào trường hợp TTT, chúng ta cần 1 số giải thích, soi sáng. Kỳ tới G sẽ lèm bèm tiếp.

Ít ra bạn đọc TV sẽ cùng G nhớ lại cái xen anh chàng Ðại trong Bếp Lửa, đi đâu cũng ôm theo Tội Ác và Hình Phạt của Dos, và, trước khi quyết định đi theo "nó", tức là vô bưng, lên rừng, theo VC, bèn làm thịt cô con gái riêng của ông Chính!

Solzhenitsyn's influence will lie exclusively in his moral courage, which inspired younger dissidents to carry on the struggle, both in literature and in the defence of human rights. As a writer, Solzhenitsyn was wholly locked into 19th century traditions, particularly the forthright, lapidary, moralizing style of Lev Tolstoy. He also used the Russian classical tradition of testing among modern characters in a closed space the tenets of philosophy, and finding them wanting. His mix of fiction and history in The Red Wheel is derived from Tolstoy's War and Peace. Even his Gulag Archipelago has its literary roots not in 20th century prison literature, but in Dostoevsky's Notes from the House of the Dead.
In purely literary terms, then, Solzhenitsyn is a teacher without disciples.

Về mặt văn học thuần túy, Solz là một bậc thầy không có truyền nhân.

TTT chắc cũng rứa?

Và, có thể, cũng chính cái can đảm đạo đức [tiết tháo, chữ của Ông Chánh Tổng], khiến, khi ông nằm xuống, mọi người xúc động, nhất là ở hải ngoại?


PCT ra đi

Simone Weil: A Genius of the Spiritual Life

Note: PCT có thể là thiên tài đời thực, đời thường, khác Simone Weil, thiên tài của đời sống tinh thần. Bởi thế PCT có tới mấy bà vợ, còn SW thì nhịn ăn tới chết.
Cũng có thể vì vậy, PCT đọc Weil, khi vừa mới vào đời, là bị dội?
GNV này nghe kể lại là, khi ông còn dạy học ở Ðà Lạt, hay ghé xóm, đến nỗi thấu tới trường, tới học trò của ông, và có thể vì vậy, ông bèn mướn nhà ở ngay khu phố này, thế là chẳng còn ai thắc mắc nữa!
Gấu cứ lăm le dịch bài viết trên hoài, nhưng cứ lu bu ở đời thường hoài, hết đụng ông Nobel Toán, lại đụng bà Hảo, ông Cù...


Mémoirs