*


 

Khi Hoàng Cầm nằm xuống, chưa kịp đậy nắp áo quan, là Gấu đã đi 1 đường hỏi thăm về cái vụ Người viết tự kiểm, tự thú trước bàn thờ Ðảng, và một độc giả TV nhẹ nhàng nhắc nhở, đợi ít ngày không được sao.

Kể thật bậy, nhưng vấn đề vẫn còn nguyên đấy: Tại làm sao mà cả một miền đất, không bói ra nổi, một ông Brodsky, một ông Mandelstam, một bà Anna Akhmatova… ?

Tự hào mê văn học Nga, cả một tầng lớp tinh anh sành tiếng Nga, vậy mà tại làm sao toàn mê ba thứ xái xảm, thí dụ, Mai a cốp ki, đến nỗi đi tù mà cũng mang theo ông này?

Có thể nói, Bắc Kít gần như mù tịt về 1 nền văn học Nga, thứ thiệt, thứ thật bảnh.

Tại làm sao như thế?

Liệu hậu duệ của 1 Huy Cận đúng là cái thứ mà chúng ta đang đòi hỏi chăng? Tiếng nói đầu tiên của 1 miền đất, thừa hưởng tinh anh của tầng lớp cha ông, sĩ phu Bắc Hà, địa linh nhân kiệt, nói Không với BBP [Bắc Bộ Phủ]?

Chúng ta tự hỏi, ở cái nôi Cách Mạng đó, Maia có được nâng bi như ở xứ Bắc Kít?

Gấu nghi rằng, cái sự học tiếng Nga, không phải do mê văn học Nga, mà đây là con đường tiến thân của tầng lớp sĩ phu Bắc Hà, cũng tương tự, học tiếng Tây của Miền Nam, là phương tiện để bỏ chạy cuộc chiến, qua con đường du học. Bao nhiêu đấng rành tiếng Tây của Miền Nam có ông nào viết cái gì ra hồn, chính là do cái tâm địa kiếm đường bỏ chạy chứ thực sự cũng chẳng mê gì… Camus, hay Sartre. Ông Mít Butor phán, khi cả Sài Gòn đang trong cơn sốt hiện sinh thì ông đã bước qua tiểu thuyết mới rồi, là thế. Ông đâu biết sở dĩ lớp trẻ Miền Nam mê hiện sinh, tìm đọc Hố Thẳm, Ý Thức Mới, là vì cũng như bậc đàn anh tìm trong Mác Xít cái điều đuổi Tây thực dân, thí dụ, thì họ tìm điều cắt nghĩa cuộc chiến khốn kiếp, chứ đâu phải chạy theo Tây để ăn kít Tây. Ăn hết kít hiện sinh thì ăn sang kít tiểu thuyết mới.

Cứ coi ông Tây mũi tẹt đã từng ở Paris, trước khi cuộc chiến hứa hẹn những điều khủng khiếp, là rõ. Những ông khác, thì “từ thưở qua Tây bỏ chạy cuộc chiến, lòng lúc nào cũng hướng về Thăng Long, Bắc Bộ Phủ", vì họ đều tin chắc, Miền Bắc sẽ thắng cuộc chiến, và cái ngày về của họ mới vinh quang biết là chừng nào.

Gấu học tiếng Tây, những ngày bắt đầu cuộc đời tên nhóc Bắc Kít học trung học tại trường Nguyễn Trãi Hà Nội, thì cũng như học các môn học khác, nhưng trong thâm tâm, là cố làm sao sau này có thể viết được một bức thư bằng tiếng Tây, cho một ông Tây thuộc địa, chồng bà cô, Cô Dung của Gấu, một me Tây bị cả miền đất coi khinh. Một lá thư cám ơn, nhờ có ông nuôi tôi mà tôi có được con đường thoát ra khỏi cái xứ Bắc Kít khốn nạn. Ðúng là như thế. Nhưng về già, Gấu mới hiểu ra, trên cả lời cám ơn đó, là lời cám ơn cái nước Tây, cái văn hóa Tây, hơn hẳn cái văn hóa sông Hồng, chỉ chất chứa đầy cái đói, cái rét, cái nhục, cái thù hận. Thành thử Gấu thấy sự kiện ông NBC vội vã xin vô quốc tịch Tây, khi biết mình được Nobel Toán, thật giống như Gấu, khi cố làm sao viết được cái lá thư cám ơn ông Tây thuộc địa, c’est à vous que je dois tout, nhờ ông mà có tôi.

Ðúng ra, cái sự giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, nó cũng xêm xêm như thế: một cơ hội đổi đời của Miền Bắc. Nhưng lũ ăn cướp, tâm địa ăn cướp đâu có nghĩ như thế, chúng nghĩ chúng là kẻ chiến thắng, đem ơn mưa móc tới cho lũ Ngụy, mà nhà thì chúng cướp, đàn bà thì chúng hãm hiếp, đàn ông thì chúng tống đi cải tạo, nói 10 ngày mà thực ra là 5 năm, 10 năm, 15 năm, là suốt đời, là bỏ thây nơi rừng thiêng nước độc. Bất nhân bất nghĩa đến như thế, mà cái đám tinh anh Miền Bắc vờ, chưa có lấy 1 tên nói ra lời ân hận, thử hỏi có đúng là chúng bị liệt một nửa bộ óc không?
Chuyện thê lương như thế mà bảo quên đi ư, cứ đến ngày 30 Tháng Tư là hãi lắm, mong cho qua mau ư?

Trình độ tiếng Tây của Bác H

Trong khi Gấu, cố học tiếng Tây, thứ căn bản, để cám ơn ông Tây thuộc địa, thì Bác H, sử dụng tiếng Tây bồi, để chửi, cũng ông Tây thuộc địa [Chửi Mẽo, đúng hơn, khi trả lời Tây]

Chắc chắn, khi Cẩm Linh cho khui hồ sơ mật của Bác H, chúng ta sẽ còn biết nhiều sự thật dã man hơn  nữa, về vị Cha Già Của Dân Tộc.

Trên website Ánh Dương, có cái video

Ui chao lại nhớ lần Gấu trở về Hà Nội, gặp ông cậu, Cậu Toàn, người được Hồ Tôn Hiến, Sáu Dân trao trách nhiệm làm thông ngôn, khi Người "trở về nơi một thời vang bóng"

Lần gặp cuối cùng cách đây hơn nửa thế kỷ, giữa hai cậu cháu, cũng diễn ra tại Hà Nội, ông cậu vừa từ chiến khu Việt Bắc về, còn thằng cháu thì đang lăm le tìm cách chuồn xuống Hải Phòng, trước khi thời hạn 300 ngày chấm dứt, cánh cửa nhìn ra thế giới của miền bắc hoàn toàn đóng sập xuống cho tới tận… Sea Games 22 này mới lại hé ra!

Trong những mẩu “vừa đi quanh Hồ Gươm vừa kể chuyện” đó, có hai mẩu liên quan đến chuyện dịch thuật của “đồng chí sếp” của ông cậu tôi, là Nguyễn Khắc Viện.

Được vinh dự trao nhiệm vụ dịch Di Chúc Bác Hồ sang tiếng Tây, khi Nguyễn Khắc Viện dịch cụm từ “rất minh mẫn” ở trong di chúc thành “lucide”, ông  bị phê phán, [bị “chỉnh” nặng lắm], rằng tại sao dám sửa Di Chúc, sao dám bỏ đi từ “rất”. Ông sếp của ông cậu tôi chỉ cười. Sau phải đem tới nhờ một ông Tây chính gốc 100 phần dầu phân giải. Ông này nói, lucide là đủ rồi. Thêm chữ très nữa là… hỏng! Nhân loại, không riêng gì giống Tây, khi nói về mình, không ai dám dùng tới chữ “très”, dù vào lúc hấp hối, con người hơi bị quá minh mẫn!

Câu chuyện thứ nhì liên quan tới nhan đề cuốn sách viết về đồng chí Nguyễn Văn Trỗi: Sống Như Anh. Sau bao nhiêu đấng dịch, nào là vivre tel qu’il est...   tới tai Nguyễn Khắc Viện, ông “phán”: dịch "sống cẩm lủy" (vivre comme lui) là được rồi!

*

*

Trong bài viết Causework, uy quyền của thi sĩ trong thời đại không tưởng, Andrew Kahn, trên tờ TLS 10.9.2010, đặt vấn nạn, chuyện gì xẩy ra cho những nhà thơ trữ tình khi họ, thay vì làm tà lọt cho nữ thần thi ca, [“service to the muse”, chữ của Pushkin], thì làm tà lọt cho nhà nước [to the service of the nation]. Liệu cái thứ thơ ca chính trị vượt tới cõi xuyên quốc gia, [liệu Maia là một tên Mít, đại khái như thế]. Liệu nhà thơ khi bỏ chạy được qua Mẽo, thí dụ, thì thoát ra khỏi 1 chữ S tâm linh?

Tất cả những tác phẩm trên, là những toan tính nghiêm trọng, serious attemps, khi đặt vấn đề, sự liên hệ giữa nghệ thuật thi ca với cuộc đời của những nhà thơ. Clare Cavanagh với tác phẩm Thơ trữ tình và chính trị hiện đại: Nga, Ba Lan, và Tây Phương, và Irena Grudzinska Gross với Czeslaw Milosz và Joseph Brodsky, Fellowship of Poets, cả hai đều cho rằng, vào thế kỷ 20, ở Liên Xô và ở Ba Lan, tác động thơ ca trữ tình, the impact of lyric poetry, có tính quốc gia, bởi là vì, những nền văn hóa ở đó, bằng những đường hướng khác nhau, đã ban cho nhà thơ một thứ uy quyền đặc biệt – và đôi khi, nhà thơ phải đáp lễ, bằng chính cái mạng sống của họ!

Chúng ta thử áp dụng nhận định trên vô xứ Bắc Kít


NBC Nobel Toán


“Nhiều người nói rằng, phiên tòa tuyên bố “xử công khai” thực ra là một cái bẫy dụ người ta đến để rồi bắt giam.”
Võ Thị Hảo

Ðúng như thế. Cũng như thế, là đòn 10 ngày cải tạo, đánh lừa tất cả lũ sĩ quan Ngụy. Mười ngày phù du, xong, về, là xúm nhau xây dựng cái nhà Mít bằng trăm bằng ngàn trước đó.

“ Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. ..Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”!
NBC

Thể diện quốc gia đâu bằng lý do hiện hữu, không phải của quốc gia, không phải của chế độ, mà của cái giống người có tên là Mít.
Khi ăn cướp Miền Nam, lấy đi cái “giấc mộng thực” về 1 vòng tay lớn, là VC đã lấy đi cái lý do hiện hữu của người Việt.
Một Cù Huy Hà Vũ, làm sao so với cả 1 miền đất nước?
Ông NBC, bà VTH này, khi suy nghĩ, và viết ra, những gì liên quan đến đất nước, thì đều suy nghĩ, viết ra, bằng 1 nửa bộ óc. NQT

“Cái tay” Nobel Toán người Mít làm Gấu nhớ đến Shakarov, mà TV đã từng giới thiệu nhân đọc 1 bài viết về ông trong Quê Hương Tưởng Tượng của Rushdie. Ông Nga này rất yếu ớt, hơi tí là nhè, như Gấu còn nhớ được, nhưng khi đụng trận [bị lôi ra để đóng vai ngôn sứ, thiên sứ, thiên chức…], thì lại thật là dũng cảm. Ðể Gấu gõ Google, coi bài đó còn không, và tiện thể giới thiệu bài viết mới về ông mà TV hăm he dịch, nhưng vờ hoài.

Cái tít bài viết của NBC là cũng đầy ngụ ý. Ông tính chơi chữ. Thường thì đám ly khai sợ hãi bị vấp ngã, thí dụ như NBC, sợ, nên không dám đứng giữa Ba Ðình, nhìn về phía Xác Bác Hồ, Lăng Liên Xô, mà phán, dẹp chế độ, dẹp Cờ, dẹp Lăng, dẹp Bộ Lạc [cờ lăng, clan] Mít Ðỏ, Bắc Kít độc ác như rắn như rết, làm lại từ đầu, từ... cái khúc cuối Trăm Năm Cô Ðơn, cố kiếm ra 1 thằng bé Mít không đuôi.
Nhưng, ở đây, là đám VC sợ hãi cố bảo vệ chế độ, chứ không phải đám ‘rân chủ’ [chữ của đám VC trên net] sợ vấp ngã.

Nói về đám ly khai sợ "vấp ngã" [chữ của thi sĩ kiêm nghề cớm NTH], tờ Người Kinh Tế, khi tưởng niệm Solz, đi 1 đường thật là tuyệt.
Chép ra đây, để tặng đám suy tư bằng 1 nửa bộ óc.

“Vào thời kỳ Xô viết, nói sự thực đòi hỏi can đảm lớn, và đem đến những hậu quả đáng sợ. Chính vì lý do đó, ly khai chống đối chẳng có bao, và thuộc đám trí thức hạng nặng, như Shakarov, người làm ra bom nguyên tử cho Liên Xô. Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí thức. Nói sự thực tuy vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya vào năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì không phải là sự sợ hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ lên bổng lộc, và địa vị mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như là tà lọt trung thành của hệ thống Xô Viết.”
Nguồn

Câu trên, Hoàng Nguyễn, trên talawas, dịch chính xác hơn:
Dưới thời Xô-viết, để nói sự thật cần có lá gan lớn và chấp nhận những hậu quả đáng sợ. Đó là lý do tại sao những người đối kháng chỉ chiếm một thiểu số ít ỏi trong giới trí thức chính thức mà Liên bang Xô-viết tạo ra chủ yếu để xây dựng nền công nghệ nguyên tử. Ngày nay, nỗi sợ hãi không phải là yếu tố lớn nhất bịt miệng các trí thức tuy nói ra vẫn có thể bị nguy hiểm, chẳng hạn như vụ ám sát bà Anna Politkovskaya, một phóng viên điều tra, năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn đằng sau sự im lặng của nhiều người không phải là nỗi sợ mà là sự thèm muốn: thèm muốn tìm lại niềm hãnh diện và vị trí mà đa số trí thức Nga được hưởng với tư cách những nô bộc trung thành của hệ thống Xô-viết.
Tks. NQT

Về Sakharov

I conclude with some words of Leszek Kolakowski that, I am convinced, reflect Andrei Sakharov's view: "No victory is irreversible, no defeat is definitive. That is what makes life worth living."

The New York Review 13 Jan 2011

Note: Khi NBC được Nobel Toán, GNV đã mơ mòng tưởng tượng ra, một cú tương tự như trên.
“Chàng” đứng giữa Bắc Bộ Phủ, Ba Đình, Lăng Bác H… dõng dạc cảnh cáo:

"Không có chiến thắng nào mà không có thể đảo ngược, không có thất bại nào là chung quyết. Đó là điều làm cho cuộc đời xứng đáng để cho chúng ta sống, nó".

Ui chao, mừng hụt! NQT

Sakharov by Rushdie

Tàn Dư của chủ nghĩa toàn trị
*

Người Việt Nam đã từng có thời kỳ cư xử trong sống – chết chả kém gì người Nhật hôm nay, đã từng được thế giới kính trọng. Đó là những năm tháng sống dưới bom đạn Mỹ “cho miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá”. Báo chí nước ngoài đưa các phóng sự người Việt ung dung đàng hoàng, sáng tập thể dục, anh bộ đội trực chiến qua đêm đang đánh răng ở nhà máy nước vỉa hè gần nhà máy. Mọi người xếp hàng vào ăn phở “không người lái” (không có thịt). Không có trộm cắp, đi đêm tha hồ. Cửa nhà bỏ đấy đi sơ tán chẳng ai đụng vào. 

Vậy mà bây giờ có bao tính xấu, ông Vương Trí Nhàn nghiên cứu tính xấu đó thì bị “tấn công” đến bỏ dở cuộc phỏng vấn, và câu của ông được treo trên mạng “thói xấu nhất của người Việt là sợ nói về thói xấu của mình”…

Người viết bài này chắc chắn hiểu rõ lý do tại làm sao vẫn Bắc Kít , trước thì như... Trời, cả thế giới mong nằm mơ, sáng ngủ dậy thấy biến thành... Bắc Kít, thế mà sau... 30 Tháng Tư, quá Quỉ, cả thế giới gớm sợ.

Trước 30 Tháng Tư, Bắc Kít là Savior, Thiên Sứ, sau 30 Tháng Tư, Quỉ Sứ, Demon.

Liên Xô cũng bị cái họa này, theo D.M. Thomas, người viết cuốn tiểu sử của Solz.

*

Charles Simic

Selected Poems 1963-2003

Charles Simic is something of a magician, a conjuror. Out of nothing it seems, out of thin air, the poems appear before our eyes. One apparently casual observation leads to another, and suddenly, exponentially, we are spellbound. It is a trick many have tried to imitate but few have achieved. At the centre of Simic's art is a disarming, deadpan precision, which should never be mistaken for simplicity. Everything appears pared back to the solid and the essential, and it is this economy of vocabulary and clarity of diction which have made his poetry so portable and so influential wherever it is published. Simic is one of the few poets of our time to achieve both critical and popular acclaim; he is genuinely quotable, and it is entirely possible that some of his phrases and lines will lodge in the common memory. Without any hint of loftiness, then, and from a position which is entirely his own, Simic manages to speak to the many and not just the few.

Charles Simic có cái gì đó của một nhà ảo thuật. Dưng không, hay, từ lớp khí trời mỏng dính, những bài thơ của ông xuất hiện trước chúng ta. Một cú nhận xét bâng quơ dẫn tới một cú khác, và bất thình lình, như ngồi trong hỏa tiễn, chúng ta nghẹt thở vì thất thần, ngạc nhiên, sững sờ. Ðây là 1 tuyệt chiêu nhiều người bắt chước, nhưng ít người làm được. Ở trung tâm nghệ thuật của Simic, là sự chính xác khiến chúng ta đờ đẫn, bái phục, cởi giáp qui hàng. Và đừng bao giờ lầm lẫn nó với sự giản dị. Mọi điều xuất hiện là để tỉa gọt đưa về cái vững chãi, cái cơ bản, cái yếu tính, và cái sự kiệm từ, kiệm chữ, cái sự sáng sủa của câu phán, nó làm cho thơ của ông dễ dàng mang theo cùng với chúng ta và ảnh hưởng nhiều đến người đọc cho dù in ấn ở đâu. Simic là 1 trong số ít những nhà thơ của thời chúng ta được ca ngợi ở cả hai giới phê bình và bình dân; ông được trích dẫn một cách thật là nguyên thuỷ [không phải theo cái kiểu tam sao thất bản], và chuyện, một vài dòng thơ của ông dính chặt vào trí nhớ của chúng ta, những con người bình thường, là chuyện hoàn toàn có thể.
Chẳng 1 tí bầy đặt, không phách lối, kênh kiệu, và rồi thì, từ 1 vị trí hoàn toàn của riêng mình, thi sĩ lèm bèm với tất cả chúng ta, chứ không phải chỉ với một dúm người.


MY SHOES

Shoes, secret face of my inner life:
Two gaping toothless mouths,
Two partly decomposed animal skins
Smelling of mice nests.

My brother and sister who died at birth
Continuing their existence in you,
Guiding my life
Toward their incomprehensible innocence.

What use are books to me
When in you it is possible to read
The Gospel of my life on earth
And still beyond, of things to come?

I want to proclaim the religion
I have devised for your perfect humility
And the strange church I am building
With you as the altar.

Ascetic and maternal, you endure:

Kin to oxen, to Saints, to condemned men,
With your mute patience, forming
The only true likeness of myself.

Ðôi giầy của tôi  

Giầy, bộ mặt bí mật của cuộc đời bên trong của tôi :
Hai cái miệng không có răng, cách nhau một khoảng
Hai miếng da loài vật đã bị phân huỷ từng phần
Có mùi ổ chuột

Ông anh bà chị của tôi đã chết ngay khi ra đời
Vẫn tiếp tục sự hiện hữu ở trong bạn
Hướng dẫn cuộc đời của tôi
Về một sự ngây thơ trong sạch không làm sao hiểu được của họ

Sách thì dùng làm gì đối với tôi?
Một khi mà, ở nơi bạn, có thể đọc
Thánh Kinh của đời tôi ở trên mặt đất
Và, quá thế nữa, những điều chưa tới, chưa xẩy ra? 

Tôi muốn tuyên bố một tôn giáo
do tôi làm ra vì sự khiêm tốn tuyệt hảo của bạn,
Và một ngôi nhà thờ lạ kỳ tôi đang xây cất
Với bạn, là bàn thờ

Khổ hạnh, và mẫu tử, bạn như thế, đời đời
Bà con với dưỡng khi, với Thánh Thần, để kết án con người
với sự kiên nhẫn câm nín của bạn, tạo thành
cái thực giống độc nhất với cái tôi của tôi
 

 

PRODIGY

I grew up bent over
a chessboard.

I loved the word endgame.

All my cousins looked worried. 

It was a small house
near a Roman graveyard.
Planes and tanks
shook its windowpanes.

A retired professor of astronomy
taught me how to play. 

That must have been in 1944. 

In the set we were using,
the paint had almost chipped off
the black pieces. 

The white King was missing
and had to be substituted for. 

I'm told but do not believe
that that summer I witnessed men
hung from telephone poles. 

I remember my mother
blindfolding me a lot.
She had a way of tucking my head
suddenly under her overcoat. 

In chess, too, the professor told me,
the masters play blindfolded,
the great ones on several boards
at the same time.

Người Không Tầm Thường  (1)

Tôi lớn lên, trên
một cái bàn cờ

Tôi mê cái từ tàn cuộc

Tất cả bà con họ hàng đều tỏ ra buồn lòng.

Ðó là 1 căn nhà nhỏ
ở gần một nghĩa địa Ba Lan
Máy bay và xe tăng
lắc lắc mấy khung cửa sổ của nó

Một vị giáo sư thiên văn về hưu
dạy tôi chơi cờ

Hẳn là năm 1944

Bộ cờ của chúng tôi
Quân đen tróc sơn gần hết

Tướng trắng, mất
Phải thay bằng một mẩu gỗ

Tôi nghe kể nhưng không tin
rằng mùa hè năm đó, tôi chứng kiến những người đàn ông
treo trên những cột điện thoại

Tôi nhớ mẹ tôi đã bịt mắt tôi khá nhiều lần
Bà luôn luôn có cái cách của bà
bất thình lình cuốn đầu tôi
trong chiếc áo khoác của bà

Trong cờ tướng, thì cũng vậy, vị giáo sư biểu tôi
những bậc thầy chơi cờ mắt bịt kín,
những bậc đại sư phụ thường chơi,
cùng một lúc vài cuộc cờ.

(1)

Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.

*

Mặc Lâm: Tại sao chị thích lập những hình ảnh ẩn dụ từ bài thơ này sang bài thơ khác trong khoảng thời gian rất xa. Chẳng hạn như: (2002) “Chân của anh em giấu vào giầy nhỏ / anh sẽ theo em đi thật là xa / khi trở về dẫu tuổi gầy sương tuyết / bốn bàn chân sẽ làm ấm thềm nhà” và mới đây, năm 2006 ”Anh đang ở trong đôi giầy / em bỏ giầy ra / tôi quăng giầy thật xa / còn hai bàn chân nhỏ / hai bàn chân trần / đặt trên mặt đất / mỗi ngón chân như một câu thơ / làm sao vứt / Giầy có phải là hình ảnh quen thuộc trong trí nhớ hay chỉ đơn thuần vì cái “form” của chúng đã thuyết phục chị?

Trần Mộng Tú: Anh đọc kỹ thật. Tôi không có ý dùng ẩn dụ này nọ đâu. Những hình ảnh mà anh nêu ra đó là những hình ảnh rất thân mật, rất gần gũi của đời sống hàng ngày. Tôi nhìn ngắm chúng hàng ngày. Tôi yêu mến chúng. Tôi thích dùng những hình ảnh rất thân mật của đời thường trong thơ.
Sẵn trước mắt tại sao mình không dùng lại đi tìm đâu xa, phải không anh? Chân tay, giầy dép, khăn áo, thân thể là những thứ mình chạm vào thường ngày, mình cho nó là thơ thì nó thành thơ. Năm 2002 hay 2006 hay năm 2050 chăng nữa thì giầy hay áo vẫn thơ như thường.

TMT trả lời RFA

Chỉ là 1 tình cờ, hết sức tình cờ, bài thơ Người Phi Thường, hình như được viết ra, để nhắm vào trường hợp ông con trai Huy Cận!
Tuyệt cú mèo!

Nhất là câu: Tôi mê cái từ “tàn cuộc”.

1944: Học chơi cờ với Cú Cách Mạng Mùa Thu?
2011: Bịt mắt, chơi một lúc, mấy cuộc cờ?

Gấu cứ thử tưởng tượng ra cái cảnh bà mẹ ông Cù Huy Hà Vũ, vào cái năm xẩy ra trận đói khủng khiếp đó, lấy vạt áo che cho con mình khỏi nhìn thấy cảnh người chết như rạ, nằm la liệt trên đường phố Hà Nội…

“Nhiều người nói rằng, phiên tòa tuyên bố “xử công khai” thực ra là một cái bẫy dụ người ta đến để rồi bắt giam.”
Võ Thị Hảo

Ðúng như thế. Cũng như thế, là đòn 10 ngày cải tạo, đánh lừa tất cả lũ sĩ quan Ngụy. Mười ngày phù du, xong, về, là xúm nhau xây dựng cái nhà Mít bằng trăm bằng ngàn trước đó.

“ Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. ..Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”!
NBC

Thể diện quốc gia đâu bằng lý do hiện hữu, không phải của quốc gia, không phải của chế độ, mà của cái giống người có tên là Mít.
Khi ăn cướp Miền Nam, lấy đi cái “giấc mộng thực” về 1 vòng tay lớn, là VC đã lấy đi cái lý do hiện hữu của người Việt.
Một Lê Huy Hà Vũ, làm sao so với cả 1 miền đất nước?
Ông NBC, bà VTH này, khi suy nghĩ, và viết ra, những gì liên quan đến đất nước, thì đều suy nghĩ, viết ra, bằng 1 nửa bộ óc. NQT

“Cái tay” Nobel Toán người Mít làm Gấu nhớ đến Shakarov, mà TV đã từng giới thiệu nhân đọc 1 bài viết về ông trong Quê Hương Tưởng Tượng của Rushdie. Ông Nga này rất yếu ớt, hơi tí là nhè, như Gấu còn nhớ được, nhưng khi đụng trận [bị lôi ra để đóng vai ngôn sứ, thiên sứ, thiên chức…], thì lại thật là dũng cảm. Ðể Gấu gõ Google, coi bài đó còn không, và cũng lúc, giới thiệu bài viết mới về ông, mà TV đã hăm he dịch hoài, nhưng vờ hoài.

Cái tít bài viết của NBC là cũng đầy ngụ ý. Ông tính chơi chữ. Thường thì đám ly khai sợ hãi bị vấp ngã, thí dụ như NBC, sợ, nên không dám đứng giữa Ba Ðình, nhìn về phía Xác Bác Hồ, Lăng Liên Xô, mà phán, dẹp chế độ, dẹp Cờ, dẹp Lăng, dẹp Bộ Lạc [cờ lăng, clan] Mít Ðỏ, Bắc Kít độc ác như rắn như rết, làm lại từ đầu, từ... cái khúc cuối Trăm Năm Cô Ðơn, cố kiếm ra 1 thằng bé Mít không đuôi.
Nhưng, ở đây, là đám VC sợ hãi cố bảo vệ chế độ, chứ không phải đám ‘rân chủ’ [chữ của đám VC trên net] sợ vấp ngã.

Nói về đám ly khai sợ "vấp ngã" [chữ của thi sĩ kiêm nghề cớm NTH], tờ Người Kinh Tế, khi tưởng niệm Solz, đi 1 đường thật là tuyệt.
Chép ra đây, để tặng đám suy tư bằng 1 nửa bộ óc.

“Vào thời kỳ Xô viết, nói sự thực đòi hỏi can đảm lớn, và đem đến những hậu quả đáng sợ. Chính vì lý do đó, ly khai chống đối chẳng có bao, và thuộc đám trí thức hạng nặng, như Shakarov, người làm ra bom nguyên tử cho Liên Xô. Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí thức. Nói sự thực tuy vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya vào năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì không phải là sự sợ hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ lên bổng lộc, và địa vị mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như là tà lọt trung thành của hệ thống Xô Viết.”
Nguồn

Về Sakharov

I conclude with some words of Leszek Kolakowski that, I am convinced, reflect Andrei Sakharov's view: "No victory is irreversible, no defeat is definitive. That is what makes life worth living."

The New York Review 13 Jan 2011

Note: Khi NBC được Nobel Toán, GNV đã mơ mòng tưởng tượng ra, một cú tương tự như trên.
“Chàng” đứng giữa Bắc Bộ Phủ, Ba Đình, Lăng Bác H… dõng dạc cảnh cáo:

"Không có chiến thắng nào mà không có thể đảo ngược, không có thất bại nào là chung quyết. Đó là điều làm cho cuộc đời xứng đáng để cho chúng ta sống, nó".

Ui chao, mừng hụt! NQT


Thích Học Toán

[Không biết có phải tại Gấu không, nhưng ông Nobel Toán khoá mẹ trang của ông rùi!]

Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.

Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn. Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.

Note: Bài viết này, GNV đọc trên Diễn Ðàn Thế Kỷ [tên kêu như chuông!], thật tuyệt cú mèo, vì bạn đọc ngược cũng được, mà xuôi cũng được.

Ðây là kiểu đọc ngược:

Tôi vốn đặc biệt hâm mộ Nobel Toán NBC, với cái đốn ngộ của ông, nối kết hai ngành toán học từ trước tới nay không thể nối kết, chẳng ai thấy có gì mắc mớ, ở hai bên sông, hai bên núi, cứ như Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây, thế mà ông ném ra 1 cây cầu nối chúng lại, thế mới thiên tài.
Nhưng cái vụ ông đứng trước tòa án lịch sử Mít thì thật là nhảm, thật là nhát, và thật là khôn.
Thật là thuyết phục đặc biệt.

Trong cái vụ đọc ngược này, chỉ thiếu 1 cái condom đã xài rồi!

Chán thật!
NQT

Tuy nhiên, thật là tình cờ, hi hữu, bạn phải đọc cả hai ấn bản trên, cùng với bài thơ sau đây, của Zagajiewski, “Chủ nghĩa thần bí dành cho mấy kẻ mới bắt đầu”, thì mới đã.

Cực đã!

Tập thơ này, G mới vớ được, trong 1 tiệm sắp sập tiệm, mua 1 biếu 1.
G chỉ chọn được 1.
Anh chủ nói, còn 1 cuốn free, đâu, G trả lời, không làm sao kiếm ra.

Anh ta bật cười.

*

Mysticism for Beginners

The day was mild, the light was generous.
The German on the cafe terrace
held a small book on his lap.
I caught sight of the title:
Mysticism for Beginners.
Suddenly I understood that the swallows
patrolling the streets of Montepulciano
with their shrill whistles,
and the hushed talk of timid travelers
from Eastern, so-called Central Europe,
and the white herons standing-yesterday? the day before? -
like nuns in fields of rice,
and the dusk, slow and systematic,
erasing the outlines of medieval houses,
and olive trees on little hills,
abandoned to the wind and heat,
and the head of the Unknown Princess
that I saw and admired in the Louvre,
and stained-glass windows like butterfly wings
sprinkled with pollen,
and the little nightingale practicing
its speech beside the highway,
and any journey, any kind of trip,
are only mysticism for beginners,
the elementary course, prelude
to a test that's been
postponed.

Chủ nghĩa thần bí dành cho mấy tay mới bắt đầu

Ngày dịu dàng, ánh sáng rộng lượng
Một anh Ðức mũi lõ ngồi ở sân quán cà phê
để 1 cuốn sách ở trên đùi
Tôi thoáng nhìn thấy cái tít
Chủ nghĩa thần bí cho những người mới bắt đầu
Bất thình lình tôi hiểu, đám nhạn
đang tuần hành trên đường phố
Montepulciano,  
với những tiếng huýt sáo chói tai,
và những lời nói vội vàng của những người du lịch e thẹn
từ phía Ðông, nơi được gọi là Trung Âu
và những con cò trắng đứng – hôm qua? ngày trước đó? -
như những vì nữ tu trong những cánh đồng lúa,
và bóng tối chạng vạng cuối ngày, chậm rãi, tuần tự
xóa đi những đường viền của những căn nhà thời Trung cổ
và những cây ô liu trên những đồi nhỏ
bỏ mặc cho gió và nóng
và cái đầu của vị Công Chúa Vô Danh
mà tôi chiêm ngưỡng nhìn tại Viện Bảo Tàng Louvre,
và những cửa sổ kính màu giống như những cánh bướm
điểm phấn hoa
và con chim sơn ca nhỏ tập
bài diễn văn của nó ở bìa xa lộ
và một chuyến đi, bất cứ kiểu đi nào
thì đều là 1 thứ thần bí dành cho những kẻ mới tập,
một giáo án bậc tiểu học, được soạn trước, cho một cuộc thi thử
được dời ngày

This review is from: Mysticism for Beginners: Poems (Hardcover)

Zagajewski's work is a treasure - poems here are the best to come from Europe in a long time. This is a major poet who has no equals in his generation. The mysticism here is how to be a human being. Though it comes from Europe, this book is about ourselves. We should bow our heads for this is the voice of Orpheus speaking.
[lấy trên net]

Cái chủ nghĩa thần bí ở đây là, làm thế nào là người. Mặc dù từ Âu Châu, nhưng tập thơ này là về chúng ta... đây là tiếng nói của Orpheus...

*

Bài thơ sau đây, dành cho chúng ta, sau khi đọc ba bài trên.

Whatever Happened

Whatever happened had already happened.
Four tons of death lie on the grass
and dry tears endure among the herbarium's leaves.
Whatever happened will stay with us
and with us will grow and diminish.

But we must live,
the rusting chestnut tells us.
We must live,
the locust sings.
We must live,
the hangman whispers.

Chuyện xẩy ra

Chuyện xẩy ra thì đã xẩy ra.
Bốn tấn người chết nằm trên cỏ
Và những giọt nước mắt khô queo
lì lợm bám mãi vào những chiếc lá herbarium
Cái gì xẩy ra thì sẽ ở với chúng ta
Và cùng chúng ta, sẽ triển nở, và sẽ lụi tàn.

Nhưng chúng ta phải sống,
Cây hạt dẻ nâu bảo chúng ta.
Chúng ta phải sống,
Con châu chấu hát.
Chúng ta phải sống,
Tên đao phủ thì thầm.


**

*

I am neither here nor there
Never can I be at home
Water claims me not, nor air,
Nor the light of fairy foam
On the hills I cannot pass
Clouds are low
For me to roam

As the sun upon the grass,
As the water touched by air
Stirs life shadows in a glass,
I shall come where you are fair,
Quick, look up and see me there

"A halo of deep quiet in the wind/
A twilit place for me amid the dark/
A church without a god, between the clouds".

TLS 25.3.2011

Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
NBC

Ngoài “Turnus người Rutuli”, Gấu thực sự chưa hề nghe qua, những tay còn lại, Gấu không lần ra sự liên hệ giữa họ với ông Cù Hậu Duệ. Giá mà NBC ném thêm vài cây cầu nữa thì đỡ khổ.

Bởi vì rõ ràng NBC cũng 1 thứ nhân vật huyền thoại như thế. Ông được ông Trời cho xuống đời [địa linh nhân kiệt, chỉ có thể ra đời từ cái nôi Bắc Kít toàn đẻ ra thần đồng, nhất là thần đồng toán học, nhờ con sông Hồng, và những cơn lũ lụt của nó…], để làm cái việc đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh trong cuộc đời này.
Giả như khi ông cầm cái bửu bối Nobel Toán, đứng giữa Ba Ðình, Mỹ Ðình gì gì đó, mà làm như Cù Hậu Duệ đã làm, thì hay biết mấy!

Cái này, Mít cũng thường nói rồi, chân mình thì đầy kít, mà cứ nhè chân người mà ngửi! NQT


Bọn tao

Lê Đình Nhất Lang

Bọn tao là một khối đặc
Bọn tao già đi nhưng không lệ thuộc vào một niên đại
Bọn tao không chấp nhận sự thông suốt
Bởi sự thông suốt đe dọa tính đặc của bọn tao

Bọn tao ngăn cản mọi sự túa ra
Bọn tao bưng bít
Bởi sự túa ra làm cho bọn tao hở 

Bọn tao chống mọi lực đẩy
Bọn tao trì kéo
Bọn tao kết chùm
Bọn tao vinh danh quán tính và thần thoại quá trình quánh 

Bọn tao hút hết mọi điều hiển nhiên vào chất ruột đen kịt
Từ lớp bụi mỏng phập phù của chứng cứ
Cho tới những hạt sạn gân gổ của phản biện
Trộn chúng vào làm ruột bọn tao đen thêm 

Bọn tao xử thế bằng cách lăn tròn
Đó là truyền thống của bọn tao
Lăn tròn làm tất cả nhỏ đi
Nhưng tất cả sẽ không phát hiện ra sự nhỏ đi
Cho nên làm gì có sự nhỏ đi

Bọn tao biết trước sau rồi cũng bị toát hơi
Hoặc nhão ra dưới sức vặn khổng lồ của những viễn kiến nhân loại
Bọn tao nghĩ tới chuyện phơi khô
Để dành và không bao giờ rửa
Không bao giờ được rửa 

4/2011

NĐT khen bài thơ này “tuyệt tác” là không quá lời! Đây là kết quả của trầm tư dài hơi về một ám ảnh, hóa thành cái tứ “KHỐI ĐẶC” được triển khai thành các câu thơ hàm súc đan dệt quanh một ý tượng chủ chốt ( dùng từ chuyên môn thi học là extended metaphor).
LĐNL đã chứng minh qua bài thơ masterpiece ngắn này một điều căn bản về sáng tạo thi ca, một điều mà các người thích lý lẽ hoặc ngôn thuyết ồn ào về cách tân và thử nghiệm thường bỏ quên là công phu thâm hậu của một thi sĩ sẽ được minh chứng bằng một bài thơ nhất dĩ quán hạ trong đó tư tưởng , hình tượng, cảm xúc được kết tinh một cách tuyệt diệu khiến các độc giả có trình độ phải tấm tắc đọc đi đọc lại, mỗi lần đọc đều có khám phá mới về thi phẩm.
Có ý kiến cho rằng bài thơ này ám chỉ một tập đoàn đảng trị nào đó – điều này không sai nhưng có thiếu sót. Loại thơ ẩn dụ vốn đa nghĩa với nội hàm mở tùy theo kinh nghiệm và cách diễn giải của từng người đọc.
CHÂN PHƯƠNG/ DM
*

Bài thơ trên là 1 bài thơ chính trị, tố cáo chế độ, và như thế, thuộc loại thơ ám dụ, allegory, không phải ẩn dụ, metaphor; cả hai, đều là những hình tượng, figures, tu từ, nhưng ám dụ “yếu” hơn nhiều, và không được coi như là 1 “hình ảnh thơ”, ở một số thi sĩ.
Nhất là thứ ám dụ cởi truồng.
Khối Ðặc so với Ông Bình Vôi, thua xa.
Vậy mà cũng xúm lại mà nức nở, quái đản thật.

Ðể minh họa sự thấp kém của ám dụ, so với ẩn dụ, thử lấy một lời nhạc TCS, “từ vườn xưa bước về/bàn chân ai rất nhẹ/tựa hồn những năm xưa”, nó là 1 ẩn dụ đến Borges mà còn phải trầm trồ đi một đường nắc nỏm, khi Gấu nhờ ông vinh danh BHD giùm, (1) nhưng khi được nhà thơ NDT dùng thủ pháp nhạo nhại, biến thành ám dụ, chỉ nhắm mục đích chửi chế độ, mới thảm hại làm sao.

Còn cái vụ "ẩn dụ mở rộng", "ẩn dụ banh lớn mãi ra", extended metaphor, xin để kỳ tới bàn tiếp. NQT

(1) 

She walks in beauty, like the night
Byron: Hebrew Melodies (1815):
Nàng bước trong cái đẹp, như đêm 

Borges phán:
Để chấp nhận dòng trên, người đọc phải tưởng tượng ra một em, cao, tối, tall, dark, bước đi như Đêm, và Đêm, đến lượt nó, là 1 người đàn bà cao, tối, và cứ thế, cứ thế. 

Tưởng tượng đẩy tưởng tượng, câu "hót" BHD, thần sầu, "không phải của GNV", làm nhớ đến lời nhạc thần sầu của TCS, trong Phôi Pha:

Từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa.

BHD ở ngoài đời, cao, đen, nhập vào với đêm, y chang lời nhạc của TCS mô tả, những lần "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa!"
*
Ui chao, GNV bữa nay, lôi bài viết của Borges, post dưới đây, ra đọc lại, mới khám phá ra 1 cái lỗi trầm trọng, là bỏ qua cái ‘tiểu chú’ của ông:

Baudelaire writes, in "Recueillement":
"Entends, ma chère, entends, la douce Nuit qui marche"
[Hear, my darling, hear, the sweet Night who walks]. The silent walking of the night should not be heard.

Soure

Kim Dung, trong Lục Mạch Thần Kiếm có một minh họa thật tuyệt, có thể áp dụng ở đây, để cho thấy sự khác biệt giữa ám dụ và ẩn dụ. Tương truyền không ai có thể sử dụng được 72 tuyệt kỹ võ công của Thiếu Lâm, ngoại trừ Đạt Ma Tổ Sư. Khi Cưu Ma Tri tới Thiếu Lâm thách đấu, bốc phét, rành 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, và để chứng tỏ, đã sử dụng chiêu Niêm Hoa Chỉ đả thương thần tăng Huyền Độ. Sự thực, CMT sử dụng Tiểu vô tướng công, tức nội công của Đạo gia, để ra chiêu này, không phải là võ công của Phật môn. Vị sư già chuyên quét dọn Tàng Kinh Các sau đó giải thích, bề ngoài thì giống nhau, nhưng trong cái chi ly của nó, thì không phải. Những ông thi sĩ Mít của chúng ta, đại khái, cũng đã lầm như vậy, và coi ám dụ, ẩn dụ thì cũng giống nhau tuốt luốt! Bởi thế mà nhà thơ NDT mới dám nhại lời nhạc của TCS, làm ra những bài vè chẳng ra cái thể thống gì hết, chỉ làm trò cười cho VC.

Có hai món hình tượng tu từ mà thi sĩ “mê”, thì là ẩn dụ, và hoán dụ, metaphor and metonymy, theo Roland Barthes, trong bài viết Món Quà Tuyệt Vời.

Không có ám dụ.

Những phát giác quan trọng nhất, về thơ, của Jakobson, qua Roland Barthes, mà chúng ta có được:

Jakobson đã ôm lấy Văn chương bằng ba cách.
Trước tiên, ông tạo ra, ngay chính bên trong môn ngôn ngữ học, một bộ phận đặc biệt, "Thi học"; bộ phận này (và đây là điều mới mẻ trong việc làm của ông, phần đóng góp lịch sử của ông), ông không định nghĩa nó, từ Văn chương (như thể Thi học vẫn còn phụ thuộc vào 'thơ tính' hay vào 'thi ca'), nhưng từ nghiên cứu những nhiệm vụ của ngôn ngữ: mọi hành động nói (speech-act), nhấn mạnh tới hình dạng của thông điệp, là thơ; từ đó, ông có thể, "khởi từ vị trí ngôn ngữ học", gia nhập, tiếp nối những dạng thức sinh động nhất (và thường là đầy chất giải phóng), của Văn chương: quyền hàm hồ của nghĩa (meanings), hệ thay thế, system of substitutions, mã hình tượng, code of figures (ẩn dụ và hoán dụ, metaphor and metonymy)
.…

“nghĩa của ký" (a sign's meaning), chỉ là sự phiên dịch của nó (its translation) vào một ký hiệu khác, nó xác định "nghĩa", không "một lần rồi xong", nhưng là một mức độ "nghĩa" khác (which defines meaning not as a final signified but as "another" signifying level).
Món quà tuyệt vời
*

Những phát giác quan trọng, chúng ta cần, ở đây, là:
1. quyền hàm hồ của “nghĩa” [meaning].
2. nghĩa của một ký hiệu ở trong sự chuyển dịch của nó, vào một ký hiệu khác.

Thành thử, lấy thí dụ, khi Phạm Duy làm bản nhạc của ông, về lá diêu bông, và Hoàng Cầm nói, ông không hiểu lá diêu bông của tôi, như vậy không có nghĩa, PD hiểu sai HC.
Đã có sự chuyển dịch về nghĩa, ở ký hiệu 'lá diêu bông', chúng ta có thể nói như vậy. Đẩy thêm một mức, PD không có ý định "hiểu" Hoàng Cầm. Ông đẩy [chuyển dịch] lá diêu bông của Hoàng Cầm vào "hệ thay thế", là hệ âm nhạc, thí dụ.
Ông ban cho lá diêu bông một nghĩa mới, nghĩa âm thanh.
[Note: To K. Art2all nhân vụ Lá Bâng Khuâng].
Ẩn dụ mới về Lá Diêu Bông