*

1
2
3


Ngô Bảo Châu, Nobel Toán

Với Nobel văn chương, có hai sự kiện thật quan trọng, đi kèm cùng với nó. Vòng hoa đầu tiên, tức thông báo dành cho báo chí của Viện Hàn Lâm, qua anh thư ký của Uỷ Ban Nobel.

Và sau đó, tất nhiên, bài diễn văn Nobel của đích thị xừ luỷ, hay, ‘ẻn’!

Gấu quả thực có ý chờ diễn từ Nobel Toán của thiên tài toán học Mít.

Và quả thực quá ngỡ ngàng. Đọc, có vẻ như ông suy nghĩ không giống.. Gấu. Hoặc là ông ta chưa từng đặt ra cho ông một vị trí như… của Gấu, của những người mà qua họ là cái cảm giác mà Linda Lê gọi là ‘la tentation du déni’. Có vẻ như ông là đứa con cưng của miền đất đó, chưa từng có cảm giác bị nó hất hủi đến phải bỏ chạy, nhiều lần, nếu chỉ tính từ Nguyễn Hoàng ngày nào…

Thích Học Toán

Mỹ Đình

Đây là toàn văn bài phát biểu ở Mỹ Đình

Kính thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Kính thưa Chủ tịch Hội đồng học hàm Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Kinh thưa các vị khách quốc tế,
Kính thưa các thầy các cô giáo,
Kính thưa các quí vị, các đồng nghiệp,
Các bạn sinh viên, học sinh thân mến,

Trước hết tôi xin bầy tỏ tấm lòng cảm kích của tôi với nhà nước và chính phủ đã tổ chức buổi lễ mừng công hôm nay với một tấm lòng trân trọng và chân thành. Tôi cũng thực sự cảm động khi nhận thấy niêm vui, niềm tự hào của giải thưởng Fields đã được chia sẻ với đông bào khắp nơi trên cả nước. Bắt gặp sự hân hoan, niềm tự hào trong mắt các bạn học sinh, sinh viên có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay, làm sự hân hoan, niềm tự hào của cá nhân tôi được nhân lên nhiều lần.

Lần đầu tiên, giải thưởng Fields, giải thưởng quan trọng nhất của toán học được trao cho một nhà toán học xuất thân và có quốc tịch của một nước đang phát triển. Sự kiện này có thể sẽ tạo tiền đề cho một sự thay đổi lớn, về chất, cho toán học Việt Nam nói riêng, công tác nghiên cứu khoa học nói chung. Ít nhất đây là cái mà cá nhân tôi, và rất nhiều nhà khoa học và nhà quản lý khoa học có tâm huyết, rất hy vọng. Nhưng trước khi nói về tương lai, tôi nghĩ chúng ta nên điểm lại quá khứ, để tìm hiểu xem cái gì là nguyên nhân, những nhân tố tích cực nào đã đưa đến thành công ngày hôm nay.

Tôi sinh ra trong chiến tranh chống Mỹ và lớn lên trong hoàn cành kinh tế khó khăn của thời kỳ hậu chiến. Tuy không ai thích thú chuyện ôn nghèo kể khổ, ta vẫn không thể không nhớ lại những yếu tố lập thành con người ta, cả về thể xác lẫn tinh thần. Ngay khi còn bé, tôi đã hiểu rằng bố mẹ phải nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi tôi khôn lớn. Gần hai mươi năm trở lại đây, tôi sinh sống ở nước ngoài, rất lâu ở Pháp, gần đây ở Mỹ. Tiếp xúc nhiều với cuộc sống ở nước ngoài, tôi có hiểu ra một điều rằng, tuổi thơ của tôi và các bạn cùng lứa tuổi, có thể thiệt thòi hơn về chuyện ăn, chuyện chơi, nhưng về chuyện học tập thì hoàn toàn không, thậm chí theo một nghĩa nào đó, tôi còn có nhiều điều kiện thuận lợi đặc biệt. Sinh ra trong một gia đình trí thức truyền thống, việc học hành của tôi luôn là ưu tiên số một của bố mẹ. Có lẽ vì bố mẹ đều là những nhà khoa học, niềm ham mê khoa học, giá trị tuyệt đối của tri thức đã ngấm vào máu tôi từ lúc nào mà không biết. Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, việc học hành rất được coi trọng, nhưng tình yêu tri thức, yêu khoa học, thì theo ý kiến chủ quan của tôi vẫn là chuyện hiếm.

Điều kiện thuận lợi đặc biệt nữa cần kể đến là tuổi học trò của tôi đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôi dưỡng. Tôi hiểu cộng đồng toán học theo nghĩa rộng, từ thầy Tôn Thân giáo viên chuyên toán trường Trưng Vương, đến thầy cô khối chuyên toán A0 trường Đại học tổng hợp, cho đến nhiều nhà toán học trẻ vào thời đó đã dạy tôi với tất cả sự tâm huyết của mình, hoàn toàn vô tư trong hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn của lúc ấy. Tôi không thể kể hết tên các anh, các thầy nhưng xin lấy ví dụ thầy Phạm Hùng khối chuyên toán. Tôi đến học thầy trong căn buồng 8 mét vuông, lúc nào cũng nghi ngút mùi thuốc bắc vì thầy hay đau ốm. Nhưng thù lao duy nhất thầy Hùng nhận từ bố mẹ tôi đôi khi là cân đường, đôi khi là vỉ thuốc bổ. Trong cộng đồng toán học Việt Nam, việc người đi trước nắm tay người đi sau là một chuyện tự nhiên . Gần đây, do có cọ sát với một số ngành khoa học khác, tôi mới sực hiểu ra rằng, tinh thần thương yêu, đoàn kết của cộng đồng toán học Việt Nam là một cái gì rất hiếm hoi, đáng quí. Khoa học của nước ta nói chung, và toán học nói riêng, chưa có một vị trí xuất sắc trên thế giới, nhưng nếu không có tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau, cùng với tinh thần nghiêm khắc, không bao che cho những yếu kém về học thuật, thì toán học Việt Nam cũng như các ngành khoa học khác, sẽ không có bất kỳ một cơ hội nào để tiến bộ.

Cái may mắn đặc biệt tiếp theo là việc được chính phủ Pháp cấp học bổng để sang Pháp học đại học. Là một sinh viên nước ngoài, nhưng trong suốt quá trình học tập ở Pháp, chưa lần nào tôi cảm thấy được kém ưu tiên hơn so với sinh viên Pháp. Ngược lại, chính ông trưởng khoa toán trường Sư phạm Paris nơi tôi học, đã khuyên tôi đi làm luận án tiến sĩ với GS Laumon, một trong những nhà toán học Pháp xuất sắc nhất,  và thuyết phục ông Laumon nhận tôi làm học trò. Ông Laumon là người đã giúp tôi từ một cậu sinh viên thích học toán trở thành một nhà toán học chuyên nghiệp. Ông là một người thầy tuyệt vời, trong số 6, 7 người học trò của ông, tính đến nay đã có hai giải thưởng Fields và gần đây nhất, cô học trò trẻ nhất của ông đã được phong làm giáo sư đại học Harvard khi cô chưa đầy 30 tuổi. Trưởng thành trong nhóm khoa học do ông Laumon và một vài đồng nghiệp của ông lãnh đạo, không chỉ có tôi và anh Lafforgue, người được giải thưởng Fields vào năm 2002, còn có rất nhiều nhà toán học trẻ xuất săc khác. Ôn lại thời gian này, tôi hiểu được sự quan trọng và sức mạnh của những nhóm nghiên cứu khoa học, kết hợp những nhà khoa học có tên tuổi, có kinh nghiệm, có hiểu biết trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với những sinh viên nghiên cứu sinh tràn trể hăng say khoa học. Tôi thực sự hạnh phúc khi giải thưởng Fields tuy trao cho cá nhân tôi, nhưng cũng đem lại một sự vinh dự xứng đáng cho cộng đồng toán học Pháp.

Từ hơn ba năm nay, tôi có cái may mắn hiếm có được làm việc ở Viện nghiên cứu cao cấp ở Princeton. Viên được thành lập từ những năm 30 và là nơi Albert Einstein làm việc hơn 40 năm. Ngoài một số nhỏ những giáo sư cơ hữu của viện, hầu hết là những nhà toán học, vật lý hàng đầu của thế giới, viên thường xuyên có rất nhiều những nhà khoa học trẻ đến làm việc trong thời gian từ một đến hai năm, sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ. Ngoài nguồn hỗ trợ tài chính rất lớn từ chính phủ Mỹ cũng như từ các tổ chức tư nhân và các cá nhân, cách tổ chức công việc hiệu quả của Viện là cái rất đáng để học tập. Sau 50 năm, tức là một khoảng thời gian không lớn so với lịch sử khoa học, Viện đã trở thành lá cờ đầu của toán học và vật lý lý thuyết và đã đóng một vai trò rất lớn cho sự hình thành của trường phái toán học Mỹ mà vào thời điểm hiện tại, vẫn đóng vai trò số một không thể bàn cãi.  Nếu không có thời gian làm việc ở Princeton, rất có thể công trình Bổ đề cơ bản sẽ chưa hoàn thành vào thời điểm này. Ngoài ra, nhờ vào sự tiếp xúc với những nhà toán học thiên tài như Langlands, tôi đã xác định được rõ ràng chương trình nghiên cứu tiếp theo của mình sau khi Bổ đề cơ bản đã hoàn thành.

Từ trải nghiệm ở Pháp cũng như ở Mỹ, tôi hiểu ra rằng môi trường học thuật lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của các nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật được luôn được xếp ở vị trí đầu tiên, cùng với sự bình đẳng giữa các nhà khoa học, không phân biệt già trẻ, cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học.

Cuối cùng, tôi xin nhắc đến một con người, một nhà khoa học, và một người bạn lớn của Việt Nam. Khi còn là sinh viên Henri Van Regemorter đã tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên Pháp phản đối chính sách thực dân ở Đông dương. Sau này, ông đa qua Việt Nam nhiều lần và trở thành một người bạn thân thiết của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng và đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là người sáng lập ra Ủy ban hợp tác khoa học kỹ thuật Pháp Việt. Tôi có cái may mắn được sống trong ngôi nhà của ông nhiều năm và học được rất nhiều từ con người của ông. Ông không bao giờ nói dài như tôi đang làm, nhưng qua việc làm của ông, tôi hiểu rằng, nhiệm cụ của nhà khoa học không chỉ đơn thuần là làm chuyên môn, mà còn bao gồm việc đem đến cho những người trẻ tuổi, không kể đến nguồn gốc xuất sứ, không nhất thiết là người thân, cái cơ hội để tiềm năng của họ được phát triển, trong khoa học và rộng hơn là trong cuộc sống. Đấy là điều tôi muốn nói với những nhà khoa học Việt nam, những nhà quản lý, và với tất cả những người làm cha, làm mẹ.

Hiện trạng khoa học và giáo dục của chúng ta chưa được như chúng ta mong đợi, nhưng ý thức của mỗi người và sự cố gắng của nhà nước, của chính phủ qua những quyết sách đúng đắn và dũng cảm, chính là tiền đề cho một sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Cuối cùng, xin chúc các bạn trẻ đang lắng nghe tôi có đủ niềm tin và sự say mê để đi hết con đường mà mình đã chọn.

Xin cảm ơn sự chú ý của quí vị.

Khuất phục thiên nhiên

with 53 comments

Đến ngày 24 tháng 11 tới là tròn bảy năm. Anh bạn trẻ của tôi, Henri, mất khi mới bảy mươi bảy tuổi. Dưới đây là bản dịch một bài tôi viết bằng tiếng Pháp cho quyển sách Henri Van Regemorter (1925-2002) Parcours d’un militant biên tập bởi Alain Tessonière và Nicole Simon-Cortes, nhà xuất bản l’Harmattan.

 

Bức ảnh dưới đây chụp ở Meudon, nhà Henri, vào dịp cụ Ngụy Như Công Tum sang thăm Paris trong thời gian chiến tranh chống Mỹ. Cụ Tum là người cầm máy ảnh. Henri đứng bên trái cụ Tum. Phía bên phải ảnh, có hai nhân vật quan trọng trong lịch sử toán học : A. Grothendieck và L. Schwartz.

 *

So với những người khác có đóng góp vào quyển sách này, tôi mới quen Henri. Mới mười hai năm. Nhưng ông và tôi đã có thời gian để nói cơ man là chuyện, và để cãi nhau không ít. Những cuộc tranh luận này làm tôi suy nghĩ nhiều, nhất là bây giờ khi Henri không còn nữa.
 

Đây là một câu chuyện thời trai trẻ, ông kể cho tôi trong lúc đi dạo ở công viên Paumier. “ Khi tớ còn thanh niên, tớ có vài dịp diễn thuyết về chủ nghĩa Marx trước cả một hội trường lớn. Lần đó là ở trường đại học Louvain-la-Neuve. Trong ngọn lửa của hành động, tớ say sưa hùng biện về tiến bộ, về con người khuất phục thiên nhiên. Bỗng có một bác Bỉ béo đứng lên hỏi : này ông kia, khuất phục thiên nhiên là khuất phục thế nào ? ” Với cái tài nhại giọng Bỉ của Henri, trong khung cảnh xanh tươi của công viên Paumier, gợi lại kỷ niệm về bác Bỉ béo đã cho chúng tôi một khoảnh khắc cười sảng khoái.

 

Các sự kiện tiếp theo đã gán cho mẩu chuyện này một nghĩa khác hẳn. Trong những tuần cuối cùng, Henri đau rất nặng. Thế mà mỗi lần nhìn thấy ông, tôi vẫn gặp một nụ cười vừa ấm áp vừa tinh quái.  Tôi có cảm giác cái con bệnh hiểm nghèo có thể đốn ngã bất kỳ ai, với ông chỉ là một sự phiền toái. Ông chỉ cảm thấy bị làm phiền vì không thể tập trung mọi năng lượng để làm những gì mình thích. Một hai tuần trước khi vào bệnh viện ở Meudon-la-Forêt, đi bắt đầu khó khăn, chỗ nào cũng đau vì bệnh ung thư ác tính, ông kêu ca với tôi là ông cảm thấy mệt, ông không nghiên cứu vật lý vào buổi tối được nữa. Khi đi vào bệnh viện, ông mang theo bài ông đang viết dở về L. Schwartz, ông dặn tôi coi fax xem có trả lời của ông Đặng Vũ Minh người mà ông có viêt thư từ mấy hôm trước. Trong cái cặp ông mang vào bệnh viện còn có bức thư của bạn sinh viên trẻ, người mà ông đang cố gắng tìm mọi cách giúp để có học bổng sang Pháp học.

 

Ký ức về những tình tiết đau đớn này đã giúp tôi hiểu được thế nào là khuất phục thiên nhiên. Henri không thích những triết lý hùng hồn. Nhưng cái cách giản dị và thuyết phục mà ông biết đem đến cho hành động của mình, cuộc sống của mình một ý nghĩa, đáng để ta suy nghĩ. Để nó cho ta một vài niềm tin nho nhỏ. Đólà di sản vô giá của Henri


Ngô Bảo Châu, Nobel Toán

TV nhận mail của một độc giả, đúng hơn, một thân hữu, đúng hơn nữa, 1 trong 2 Tả Hữu Hộ Pháp của TV, qua đó, than phiền bài viết về NBC.

Vì cái mail, GNV coi lại và post 2 bài viết của NBC, lấy từ blog. Trong hai bài viết này, NBC gọi cuộc chiến ‘thằng anh ruột giết thằng em ruột’ vừa rồi là chiến tranh chống Mỹ”. Ông không hề biết đến đám Ngụy trong có GNV, thành thử, GNV không thể nào được ông liệt vào 1 trong những “‘bác’ mà NBC nhắc tới”!

Đọc lại diễn từ Nobel Toán [đây là gọi đùa, nhưng nó còn hơn bất cứ một diễn văn Nobel nào khác. Hãy nghĩ tới một Brodsky khi ra tòa án Xô Viết, hay một ông thi sĩ HC, khi ngồi viết tự kiểm, thí dụ, rồi hãy đọc bài diễn văn Nobel Toán của NBC!], GNV nhận ra, NBC quả thuộc một cộng động nhỏ xíu ‘happy few’, của Miền Bắc, và ngoài ‘cái bảng đen và cục phấn' đó, ông chẳng biết gì về nỗi khổ đau của người dân Mít, ngay cả vào thời điểm này.

Có thể có người nói, làm sao nhắc tới những nỗi đau như thế, trong một dịp như thế. NBC chẳng đã từng ký tên trong danh sách bô xít. Đã từng…

Không, vào một dịp như thế, cầm trong tay 1 'bửu bối' như thế, phải nhắc tới, và chờ phép lạ xuất hiện!

Phép lạ nào?

Phép lạ Nobel tới với Brodsky, sau đó. Phép lạ Solz:  Chỉ 1 người làm sụp đổ cả một  "Vương Quốc Ma Quỷ".

Giả như đúng vào lúc đó, NBC phán: Phải thay đổi chế độ, "được" không? Ông ta không làm như vậy, chỉ là vì ông ta không hề biết đến nỗi đau khổ của những kẻ dám nói KHÔNG, với chế độ đó!

Mít chúng ta, thay vì Phép Lạ, có Lá  Diêu Bông. Có Quỹ Học Bổng NBC....   

Hãy nhớ tới vị giáo sư Toán ở 1 Đại Học Sài Gòn. (1)
Ông đã làm đúng điều NBC không làm.

Nhưng thảm thương thay, như bao nhiêu người khác, trong tay họ không một tấc sắt, không một bửu bối.
Thành ra Phép Lạ hơi bị chưa xuất hiện!

(1)

Phạm Minh Hoàng

V/v Phép Lạ.

Hồi nhỏ, GNV có đọc, hình như trong “Những truyện ngắn hay nhất thế giới”, câu chuyện một anh chàng cực thù Chúa, và Ky Tô Giáo, và anh ta nguyền, ta sẽ trở thành một vị linh mục, hết sức ngoan đạo, hết sức thờ phụng Chúa, cho đến khi được phong làm Đức Giáo Hoàng, và đúng vào lúc nhận ấn tích, trong cuộc đại lễ ở… Mỹ Đình đó đó, ta sẽ nhổ vào, hay ị vào… như DTH đã từng ị vào…

Cầu sao được vậy. Và đúng vào lúc vị linh mục trở thành Đức Giáo Hoàng, Người nhận được Phép Lạ, đúng hơn, Ân Sủng, và cùng với nó, là niềm tin vào Chúa, vào nhân loại.

Đúng trường hợp NBC.
Nhưng hơi bị ngược lại!
Chán mớ đời!

*

Cù lần đến tận chót!

APPRECIATION
Aleksandr Solzhenitsyn.
The prophetic power and gentle touch of the man who could not be silenced

BY RADHIKA JONES
I MET ALEKSANDR SOLzhenitsyn at his home in Vermont in 1993, through his eldest son, with whom I went to college. It was snowing hard, and he came in from the small separate house he used as his study to join the family for dinner. He looked a bit gruff, but his eyes were kind. He asked me what my major was, and I told him it was literature. "What kind?" he asked. "English," I said. He said, "There are other kinds of literature, you know."
We were standing in the living room, and I looked at the shelves full of foreign editions of The Gulag Archipelago and at the writer with the biblical beard and piercing gaze and thought perhaps I should consider studying Russian.
I went to Moscow in 1995, four years after the fall of the Soviet Union and a year after Solzhenitsyn had returned from exile. By then I had read Gulag, and every time I walked through the Byelorusskaya metro station, I thought of the first chapter, in which he describes his arrival in Moscow in 1945, 11 days after he was arrested for criticizing Stalin in a letter. He is escorted by three intelligence officers, but "not one of the three knew the city," he writes, "and it was up to me to pick the shortest route to the prison ...
"I was leading the SMERSH men through the circular upper concourse of the Byelorussian-Radial subway station on the Moscow circle line, with its white-ceilinged dome and brilliant electric lights, and opposite us two parallel escalators, thickly packed with Muscovites, rising from below. It seemed as though they were all looking at me! They kept coming in an endless ribbon from down there, from the depths of ignorance-on and on beneath the gleaming dome, reaching toward me for at least one word of truth-so why did I keep silent?"
In the end, he did not keep silent. His writing alternately saved and condemned him. One Day in the Life of Ivan Denisovich, his searing account of the Soviet-labor camp experience, found favor during Khrushchev's thaw and was published in 1962. By the time the temperature chilled again, Solzhenitsyn's international fame was such that he could not be altogether dispensed with. In 1974, when the Brezhnev regime decided it would not tolerate the foreign publication of Gulag, Solzhenitsyn was arrested and put on a plane. He breathed a little easier when the plane took off westward and not toward Siberia.
Whether at home or in exile, Solzhenitsyn was disciplined and unwavering. As a young man he had served a term of internal exile in Kazakhstan; deprived of writing supplies and the freedom to use them, he composed in his head, committing entire plays to memory. In Vermont, where he lived from 1976 to 1994, he kept a rigorous schedule. Bearing witness to millions of terrorized voices does not indulge writer's block, nor allow for vacations. It was a family affair. His wife Natalya, a gracious, fearless woman, made it her priority to ensure that he could work undisturbed. His sons helped too. There were letters to answer, writings to translate. Even a non-Russian-speaking guest could chip in. On a summer visit, I was dispatched to pick raspberries for dessert. We ate them with ice cream. The Solzhenitsyns spoke Russian at home, but they were good Vermonters; they kept Ben & Jerry's in the freezer.
In 1995, Solzhenitsyn published a memoir, Invisible Allies, in which he honors the people who helped him protect his writings from the state. It reads like a spy novel-coded messages, boxes with false bottoms-yet the danger was real. Were it not for these friends, from the fellow zeks (labor-camp inmates) who assisted him to the foreign journalists who smuggled out manuscripts, Gulag might not have seen the light of day.
Writers often speak of the courage it takes to face the blank page. Solzhenitsyn's courage was of a completely different order. Equally strong was his belief that the communist system he had so thoroughly damned in his work would collapse in his lifetime, allowing him to return home.On the property of the Vermont house is a large rock, the subject of family lore: in the '70S, Solzhenitsyn sat his sons astride the rock and told them that someday it would turn into a flying horse and take them back to Russia. It was the sort of fairy tale you might expect a writer to tell his kids, but this one came true.
Time August 18, 2008

Bài trên Time, là do bạn học của ông con trai, cư dân Vermont, viết.
Có chi tiết thật thú vị, đọc, Gấu mới nhớ ra, và nhớ luôn kỷ niệm của ông cậu, Cậu Toàn, về những ngày đám người rừng Bắc Việt về tiếp thu thủ đô.
Cũng y chang!
Ba ông cớm bắt Solz đưa về thủ đô, nhưng chẳng ông nào biết đường, thành thử người tù bèn phải ra tay nghĩa hiệp!
Chi tiết trên lại còn làm nhớ đến TTT. Ông đi tù, đi lao động, chẳng có ai canh gác, nhưng chiều chiều, tới giờ bò về chuồng là ngoan ngoãn bò về trại!

Người ta đưa tôi lên vùng thượng du phía bắc, cách biệt hẳn thế giới bên ngoài, người ta thả tôi vào thiên nhiên, "tự do" với "chỉ tiêu gỗ mỗi ngày", với cơ hội trốn trại. Nhưng mỗi ngày qua đi, tôi lại tìm ra con đường trở về trại tù. Điều gì đã khiến tôi làm như vậy? Phải chăng là "chẳng còn hy vọng chi" hay là nỗi "vô vọng của một con người bị bỏ rơi, tuyệt vọng"? Khi đó, tôi thực sự ở trong niềm hy vọng về không sinh tồn (inexistence); trong một vùng không thể lọt qua (impénétrable), trong tình trạng vô-liên (non-relation). Chẳng có chi là rõ ràng đối với tôi.

Đây còn là một đề tài cho một bài viết trên TLS: Tại sao trại tù Đức Quốc Xã rất ít lính gác, gần như không cần lính gác?
Trại cải tạo cũng rứa?

Nhà nước VC coi bộ còn đỡ hơn NBC. Vì với họ, còn có lũ Ngụy, để mà xỉ vả, để mà khoe khoang chiến công...
Dưới mắt NBC, không có lũ Ngụy.
Ông không hề biết có lũ Ngụy, có Trại Tù, có Lò Cải Tạo.

Cù lần đến cỡ đó, thì hết thuốc chữa!

Trong số báo Time, viết về 100 nhà cách mạng, lãnh đạo của thế kỷ 20, bài viết về Gorbachov, được trao cho nữ văn sĩ Nga, Tolstaya. Bà cho rằng, ông Thánh Khùng này là 'thiên sứ' mà nhân dân Nga chờ đợi. Khi ông xuất hiện, là họa CS tiêu.
Quả đúng như thế. Nhưng làm sao nhận ra ông Thánh Khùng?
Bà nhà văn cho biết, trên trán [?] của Gorbachov có một vết son [?] đặc biệt, để cho nhân dân Nga nhận ra ông, và để phân biệt với thiên sứ giả.
Nghe nói có ông đầu sói mới xuất hiện ở Việt Nam, Gấu thật mừng, tự hỏi, hay là ông này là Gorbachov của Việt Nam?


Bác có anecdotes chi - Phục Bác Gấu sát đất về các anecdotes quái dị của Bác - về cái đói khát, túng thiếu.. tác động lên tâm hồn con người.
Bác thì kinh nghiệm đầy mình!
Một độc giả.

Phúc đáp:
Muôn vàn cảm tạ. Quả có thế. Gấu còn cả một bồ (1) kinh nghiệm, thời gian sau 1975, tính để bụng mang đi, nay được lời như cởi tấm lòng, xổ ra hết, đi cho nhẹ cái thân!
Trân trọng. NQT
(1) Bồ, theo nghĩa chữ của Cao Bá Quát

Thánh Khùng chẳng thấy. Chỉ thấy Thánh Toán xuất hiện. Ông phán, làm đếch gì có lũ Ngụy!
*

Chế độ CS Liên Xô chấm dứt, vào lúc, hai ông đoàn viên Cẩm Sờ Mồm, Komsomol, là Goóc Ba Chóp [Mikhail Sergeyevich Gorbachev sinh ngày 2 tháng Ba, 1931 tại Privolnoye, Stavropol province. Ông học Đại học Moscow, tốt nghiệp Luật. Gia nhập Đảng CS năm 1952, và là Bí thư thứ nhất Đoàn TNCS, First Secretary of Stavropol City Committee of Komsomol, nhiệm kỳ 1955-1958] gặp Schevarnadze Eduard (1928-) trong một cuộc họp đoàn, và hai anh đoàn viên này, do đã đọc Tam Quốc, nhớ cái đoạn Tôn Quyền và Lưu Bị chém đá, bèn chỉ "viên gạch" là chủ nghĩa CS, mà nói: Hai ta phải chém bể viên gạch này.

Nhân sắp tới Sinh nhật của ông, thiên hạ đang gửi Happy Birthday ì xèo, Gấu cũng xin được chúc ghé.

Không có ông Thánh Khùng này, thì nhân loại còn khổ dài dài với chủ nghĩa CS.

Thánh Khùng là chữ của Tolstaya ban cho ông Goóc.

Xin xem bài tạp ghi Truyện ngắn, tình yêu, và chiến tranh nhắc tới ổng.

NKTV

Chính trị mới là đỉnh cao của… văn chương. Tây có câu, “cái còn lại là văn chương”, là để miệt thị thứ văn chương bỏ qua nỗi đau, nỗi khổ của người đương thời, mà chỉ đắm đuối trong cõi mộng, trong cõi chân thiện mỹ. Naipaul chửi Borges là cũng ý đó, ông ta lôi chữ “bất tử” ra, và cứ thế đùa nghịch với nó, quên mẹ mọi chuyện. Steiner phán, những người khóc khi coi truyện tình lãng mạn "Werther" hay nghe nhạc Chopin đâu có biết rằng, họ đi qua địa ngục thực.
Đọc blog trong nước, của những nhà văn thứ thiệt, than thở, đừng nói chuyện chính trị, chán lắm, là cũng nghĩa đó.
Nên nhớ, vẫn nên nhớ, chẳng cần đến Steiner, văn học quốc tế, dân Mít ngày xưa, học TQ, cũng đã biết được ‘tu thân, tề gia, bình thiên hạ’.
 
Câu của Naipaul chửi Borges, có thể áp dụng vào trường hợp NBC: Ông không hề biết đến lũ Ngụy, vì còn mải mê trong cõi bất tử của những con số.
NKTV

Nhưng câu của Martel mới rõ ra ý đó. Ông viết về Borges:

Borges is often described as a writer's writer. What this is supposed to mean is that writers will find in him all the finest qualities of the craft. I'm not sure I agree. By my reckoning a great book increases one's involvement with the world. One seemingly turns away from the world when one reads a book but only to see the world all the better once one has finished the book. Books, then, increase one's visual acuity of the world. With Borges, the more I read, the more the world was increasingly small and distant.
*

Vụ Án còn là một thứ chuyện “Liêu Trai” có tính tiên tri (un fantasme prophétique), như rất nhiều cuốn sách khác ở trong Bảng Phong Thần Cuối Cùng. Cuốn tiểu thuyết được in và xuất bản vào năm 1925, nhưng Kafka đã viết nó mười năm trước, tức là năm 1914, trước khi có cuộc cách mạng Nga, Cuộc Đệ Nhất Thế Chiến, chủ nghĩa Quốc Xã Nazi, chủ nghĩa Stalin: thế giới được miêu tả ở trong cuốn sách, chưa hiện hữu, chưa “đi vào hiện thực”. Vậy mà ông nhìn thấy!

Liệu có thể coi ông là Ông Thầy Bói Nostradamus của thế kỷ 20? Không phải vậy: cái thế kỷ có tên là Goulag đó chỉ là một đứa trẻ ngoan ngoãn tuân theo lời phán bảo của ông thầy của nó, mà thôi.   

Ở đây, là một giả thuyết, nghe đến rởn tóc gáy lên được, và cũng hoàn toàn có tính Kafkaien: Liệu tất cả những trò kinh tởm của thế kỷ: chiến tranh lạnh, những chuyện đấu tố, luôn cả bố mẹ, hiện tượng con người có đuôi, lò thiêu, trại tập trung cải tạo, Solhzenitsyn, Orwell…. tất cả là đều nảy sinh từ cái đầu của một anh chàng làm cho một công ty bảo hiểm ở Prague? Liệu hàng triệu triệu con người chết đó, là để chứng minh cho sự có lý, của một cái đầu chứa đầy những ác mộng?
NKTV

Bạn cứ thử tưởng tượng ngược lại: Tất cả những khổ đau của dân Mít, là để chứng minh cho một cái đầu trong suốt, thánh thiện, không hề biết đến Cái Ác Bắc Kít, Lò Cải Tạo, Nguỵ…  và cùng với nó, là giải Nobel Toán cao quý?
*

Có nhiều nhà thơ có tài, có thể ở vào chỗ anh ta khi đó, Efim Etkind viết. Nhưng số phận đã chọn đúng anh ta, và ngay lập tức anh hiểu trách nhiệm về địa vị của anh - không còn là một con người riêng tư, nhưng trở thành một biểu tượng, như Akhmatova đã trở thành một biểu tượng quốc gia của người thi sĩ Nga, khi bà bị số phận lọc ra giữa hàng trăm nhà thơ, năm 1946. Thật quá nặng cho Brodsky. Ông có một bộ não tệ, một trái tim tệ. Nhưng ông đã đóng vai ông tại tòa án một cách tuyệt vời.

Brodsky không được may mắn với sức khỏe của ông. Tim ông bị mổ hai lần. Ông hút thuốc còn nhiều hơn Bogart, uống cà phê hơn cả Balzac. Khi tôi (David Remnick) tới gặp ông thực hiện cuộc phỏng vấn cho tờ Washington Post, một nhiếp ảnh viên tới. "Ông có thuốc lá không?", Brodsky hỏi thay cho câu chào. "Tôi đang chết vì thèm thuốc."

Ông từ chối vai trò kẻ tuẫn nạn nổi tiếng và chỉ làm công việc của ông: làm thơ, nhưng khi bị đòi hỏi, ông tiến lên, ở tòa án, ở lưu đầy xứ người, ông làm việc này một cách tuyệt hảo. Y. Rein, là bạn của Brodsky và cũng là một nhà thơ lớn, đã từng tuyên bố tại Moscow: Nước Mỹ hãy nhớ lấy lời này. Brodsky là một tiếng nói Nga lớn lao nhất của thời đại anh ta. Anh ta đến từ một thời đại tiếp theo những trại tù, những cấm ngăn, một thời đại tự nuôi nó bằng văn chương trong khi chẳng còn chi, nếu có chăng, chỉ là trống rỗng. Và anh luôn luôn là số một của chúng tôi.
NKTV

Tuyệt. Một đất nước sản sinh ra Gulag, nhưng cũng sản sinh ra những con người như Brodsky, Mandelstam, Solzhenitsyn…

Trong khi Mít, không có lấy một mống! Một HC, một NBC, ‘từ chối làm kẻ tuẫn nạn, chỉ làm công việc của họ’, làm thơ, làm toán, nhưng khi ‘bị đòi hỏi, được số phận lọc ra’, thì bèn từ chối làm ‘thiên chức’.
Cũng của họ!

Gấu cứ tưởng tượng ra một NBC, được sinh ra đời, không phải để trở thành một thiên tài toán học, mà để dõng dạc phán, phải thay đổi chế độ. Cái Nobel Toán của ông, chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Cũng như cái lý tưởng chân lý nước VN là một chỉ là phương tiện, còn cứu cánh là cuộc ăn cướp Miền Nam!
*

Borges thường được coi như nhà văn của nhà văn. Điều này có nghĩa những nhà văn sẽ tìm thấy ở trong ông ta những phẩm chất tuyệt hảo của ‘bản văn nháp’, mà họ làm ra tác phẩm của họ, từ đó. Tôi chắc là chẳng dám đồng ý. Theo tôi, một cuốn sách lớn làm tăng sự quan tâm, hay nói quá đi một chút, sự dấn thân của bạn với thế giới. Có vẻ như khi bạn đọc một cuốn sách là bạn quay mặt đi, nhưng chỉ là để, sau khi đọc xong nó, nhấn sâu thêm vào cuộc đời, nhìn thấy nó đẹp thêm, đáng sống thêm lên. Sách như thế làm cho bạn có một cái nhìn sắc bén đối với cuộc đời. Với Borges, càng đọc ông, tôi càng xa rời cuộc đời, càng thấy nó nhỏ bé.
Martel
*

Nếu chính trị là đỉnh cao của văn chương, thì toán học là đỉnh cao của trí tưởng tượng. So với nhà toán học, thứ nhà văn ‘hiện thực chủ nghĩa’, ‘sao chép cuộc đời’, ‘nhìn sao viết vậy người ơi’… chỉ là những tên lùn, những kẻ bị ‘chậm lớn’, về trí tưởng tượng! Bạn không có trí tưởng tượng không làm sao học toán bởi vì làm sao bạn có thể tưởng tượng được, những miền, những không gian, không phải 3 mà n chiều.

Cho một domain. Cho một tam giác đều….
Nhà toán học phán, cứ như Chúa phán:
Hãy ánh sáng!

Chúng ta cứ thử tưởng tượng NBC đứng ở Mỹ Đình phán, như… Đức Phật của HHT, trở lại với dân Mít:
Hãy thay đổi giống Mít, bằng cách thay đổi cái chế độ khốn kiếp này!
Hãy huỷ diệt nó!
*
Gấu nhớ là đã từng đọc một câu phán thật tuyệt vời của Bertrand Russell, liên quan trí tưởng tượng của nhà toán học, đại khái còn nhớ là, hỡi những toán gia, hãy ở mãi trong thế giới tưởng tượng của mi…
Gõ Google không ra, nhưng lòi ra câu này:

Mathematics, rightly viewed, possesses not only truth, but supreme beauty - a beauty cold and austere, like that of sculpture.
Toán học nhìn thật đúng, sở hữu không chỉ sự thực mà còn cái đẹp siêu phàm - một cái đẹp lạnh giá, và khắc khổ, như của bức tượng điêu khắc.
Bertrand Russell

Vẻ đẹp lạnh giá, khắc khổ, như của một bức tượng điêu khắc.

Nếu như thế, NBC chẳng hề biết đến lũ Ngụy, thì cũng đúng thôi.
*

Hồi mới quen bạn C, và được bạn đưa về nhà bạn, rồi sau đó, coi là nhà của Gấu, ông anh nhà thơ rất thương Gấu, một phần vì cái sự giỏi toán của Gấu.
Gấu nhớ có lần Cụ C nói với thằng bạn của con mình:

Thằng T nó bảo tao, bạn của thằng C toàn thứ quái quỉ, thông minh quá mức thường. Mẹ không thể so thằng C với chúng được. Nhất là thằng… Trụ. Nhưng so với những đứa trẻ khác, thì thằng C lại ở trên mức bình thường!

Thời gian đó, Cụ còn nghèo lắm. Thế rồi Gấu học Bưu Điện, rồi ra trường, rồi đi làm, rồi làm bồi Mẽo, túi rủng rỉnh xu, chiều nào cũng lên xóm rồi mới về nhà, có khi ngủ luôn trên đó, và thường là như vậy, nhất là những ngày còn ở Phú Nhuận. Ngã Năm, Ngã Sáu, Khu Xóm kế nhà thương Cộng Hòa... cũng kể như là nhà của Gấu, và thế là Gấu gần như chẳng hề trở lại cái ngõ ngày nào, ở sau nhà hội tỉnh Gia Định. Xóm Gà.
Lần trở lại, khi trở lại Sài Gòn, sau khi đã 'lại được làm người', Gấu quên luôn căn nhà cũ. Ghé một căn nhà ở cuối cái sân nằm trong khu, mà Gấu đinh ninh là căn nhà ngày nào, hỏi, hóa ra là nhà một cán bộ VC.

Thế là đành đi ra, nhưng không được, nhất định không được, căn nhà đó, đích thị căn nhà đó. Quay trở lại, tìm cho ra... chân lý… một bà trong xóm, từ trong nhà nói lớn ra, nhà của hai ông sĩ quan Ngụy ở đằng kia kìa.
Hóa ra là, ở cuối sân, còn một con hẻm nhỏ nữa, nhà Cụ ở cuối con hẻm.

xom_ga



Ngô Bảo Châu, Nobel Toán

Cũng như trong âm nhạc và nghệ thuật, tiêu chí quyết định trong toán học là Cái Đẹp. Nhưng quan niệm về cái Đẹp lại thay đổi. Trong triết học Platon, toán học là một thế giới tồn tại tự thân, chúng ta chỉ việc tìm hiểu nó. Nhưng nói như sau thì có lẽ đúng hơn: toán học không thực sự tồn tại. Đây không phải là việc mở một cái cửa để bước vào quan sát một căn phòng. Chẳng có cái cửa nào và chẳng có căn phòng nào cả. Chúng ta tự làm ra cái cửa rồi mở nó ra. Chúng ta cũng tự làm ra cái phòng rồi quan sát nó.
Anatoly Vershik

Câu trên, thấy talawas trích, làm châm ngôn trong vài ngày. ‘Có thể’, do cái vụ 'Cái Đẹp NBC', và bài viết trên TV, cũng nên?

Bài viết trên TV nhân vụ NBC, thực sự nằm trong một 'viễn ảnh' về bài viết về Cái Đẹp, Cái Đói BK vs Cái Ác BK, và hậu quả của nó là cuộc chiến Mít, chủ yếu dựa trên tư tưởng của… Simone Weil, về Cái Đẹp!
Do cái kiểu viết lai rai, bạ đâu viết đó, thành ra chẳng bao giờ hoàn tất!
Chán thật!

Nôm na mà nói, thì nó như vầy, theo… Gấu Cái:
Tại làm sao, bao nhiêu 'thánh nữ' của mi, mi không chọn, mà mi lại chọn cái nỗi khổ đau của mi, là… ta?
*
Thời gian Gấu bị cái ‘dìu phá băng’ Simone Weil bổ trúng đầu xẩy ra, quái làm sao, đúng những ngày Trần Trường, khi theo ông bạn Nghiêm lên trường đua ngựa, một thú vui mà anh có từ những ngày ở Sài Gòn, với trường đua Phú Thọ, tới Car Wash tái ngộ Thảo Trường, hay ngồi đánh cờ tướng tại một tiệm cà phê gần ngay tiệm Hi Tech của Trần Trường, được coi là tổng hành dinh của đám phản động chống lại vụ treo cờ đỏ hình Bác Hồ ngay giữa trái tim thủ đô của người tị nạn Mít tại nước Mẽo!
*

Cái câu phán, Sến Cô Nương lôi ra làm ‘châm ngôn’ vài ngày cho Chợ Cá, [ui chao lại nhớ tới ‘trâm ngôn’, của SCN, ‘ngửi khói bếp hàng xóm cũng đủ no cả đời’, được Thầy Cuốc treo cả mấy tháng trời trên cửa hàng Hậu Vệ] sai, đối với những nhà toán học, và bất cứ ai thực sự mê toán, vật lý, những môn khoa học.
Bởi vì toán học, tuy hoàn toàn bịa đặt nhưng lại rất ư là cần thiết cho đời sống. Nhờ thiên tài toán NBC, khi giải ra bổ đề Langlands, mà hai ngành khoa học, tưởng chẳng bao giờ nối kết, đã được nối kết, đâu có thua gì khám phá của Einstein, vật chất là một dạng của năng lượng, với công thức nổi tiếng E=mc2, và từ đó, ra bom nguyên tử.
Những con số thực, [đã không thực, vì toàn là bịa đặt], nếu không có nó, làm sao đếm tiền trả lương cho nhân viên, hối lộ hải quan VC?
Những con số ảo, nếu không có nó, làm sao giải được những bài toán vật lý, thí dụ như trong điện xoay chiều?
Toán học theo Gấu không phải là bịa đặt, mà là cả thế giới được nhét vào trong một cái lỗ đen của những con số!
Ông thầy Toán Đại Cương, giáo sư Monavon đã từng cho sinh viên biết, sự phát triển của một số cây cối, thực vật trong thiên nhiên, đúng y chang đường biểu diễn của một số đường cong trong hình học! 

Tuy nhiên, phải đợi Simonne Weil, và phát hiện của Bà về Cái Đẹp, chúng ta mới ngộ ra được câu nói đơn giản của Dos: Cái Đẹp Sẽ Cứu Chuộc Thế Giới!
*

Tình Toán
Nguồn

Cái cuốn Brachet, toán bài tập năm thi Tú Tài hai, ban toán, mà giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, tức Toàn Phong, tác giả cuốn Đời Phi Công, nói tới, cũng là sách gối đầu giường của Gấu và đồng bọn, những ngày mê toán, những năm học trung học.
Thời của Gấu, còn một cuốn nữa, nổi hơn Brachet, là cuốn của Le Bossé [?]. Nhiều bài hơn, dễ hơn, nhưng cũng có những bài khó hơn, là những bài thi concours toán. Brachet hay ở chỗ, toàn những bài chọn lọc, và, lẽ dĩ nhiên, khó.
Vào thời đó, Gấu chẳng tha một bài nào của Brachet.
Kể cả của Le Bossé. Gấu nhớ bài toán khó, của từng chương, từng món [nghịch đảo, cô-níc, hàng điểm điều hòa, chùm vòng tròn, vòng tròn trực giao, bao hình, quĩ tích, đạo hàm, nguyên hàm...]. Đến nỗi, sau đó, đi làm rồi, tới khi em Bông Hồng Đen lên lớp 12, cũng ban toán, một bữa gặp bạn, có Gấu đi ecscort, hai người nói về một bài toán khó đang làm cả hai nhức đầu, Gấu bèn đi một đường trổ tài, không những chỉ cách giải mà còn nói đúng bài toán nằm ở đâu, trong trận đồ toán học có tên là Le Bossé đó!
Về già, Gấu tự hỏi, ở đâu ra mấy cuốn sách toán đó, năm học thi tú tài hai đó?
Bởi vì, chỉ đến khi Gấu ra trường Bưu Điện, đi làm, có tiền, thì mới có chuyện mua sách.

Gấu nhớ là, hồi đó, đi làm rồi, Gấu cứ làm như mình đang học... Sorbonne, Paris, với những cuốn cours của nó, bầy bán tại nhà sách Lê Phan, tại đường Phạm Ngũ  Lão, gần chợ Bến Thành. Tiệm này có một cái nét rất đặc biệt, là chơi tên tiệm trên mái ngói, chắc là từ thuở Đồng Minh đánh Nhật. Ở Sài Gòn có hai nơi quảng cáo theo kiểu này, nhà sách Lê Phan và nhà thương Grall, theo như Gấu còn nhớ được.
Với Lê Phan, thì ngoài Brachet, Le Bossé, còn có Bouligand [?], Rivaud [tay này trùm về tân toán]. Hai ông này thuộc năm thứ nhất Đại Học Khoa Học.

Gấu, túi có tiền, tiện tay, quơ thêm vài cours... triết. Hiện tượng học, Husserl, chẳng hạn!
Thời gian bỏ Khoa Học qua Văn Khoa.
Cái chuyện đậu xong chứng chỉ Dự Bị Triết, lên chứng chỉ Triết Tây, đụng đầu ông giáo sư hắc ám, bèn tức khắc trở lui, sau ghé Văn Khoa, chỉ lảng vảng khu chứng chỉ Việt Hán, ngóng cô bạn, là chuyện hoàn toàn có thực.
Gấu vẫn quan niệm, thầy, nhất là môn văn khoa, là phải ra thầy. Nhất tự vi sư bán tự vi sư, là đúng y chang cho những ông này. Bạn không thể học, chỉ một nửa chữ văn, thơ...  , rồi biểu rằng thì là, tớ chưa học ông đó!
*

Cuốn "Độ không của cách viết" (Le Degré Zéro de l'Écriture) của R. Barthes và những bài viết Essais Critiques của ông đã cho tôi thấy rõ lằn ranh phân biệt văn chương và cuộc đời, giữa thực tại văn chương (réalité littéraire), hay thực tại giả tưởng (fictional reality) và thực tại đời sống (réalité vécue). Nó là một nhưng không phải là một. Ai đã học qua Toán Đại Cương, hoặc có nghiên cứu về ngành Tân Toán Học, chắc biết ý niệm isomorphisme. Tôi xin trình bày sơ qua đây, để bạn đọc có thể nhân đó phân biệt hai thực tại trên.

Chúng ta đều biết con số vô tỷ, hay căn số (root). Thời Pythagore, con người chỉ có thể giải thích nổi sự hiện hữu của các số chẵn, lẻ, thập phân. Theo truyền thuyết, khi có người cắc cớ hỏi, làm sao giải thích nổi chiều dài đường huyền một tam giác vuông cân có cạnh bằng 1, các đệ tử của Pythagore đêm đến được lệnh thầy cho người đó đi mò tôm, bởi vì nếu bí mật về một con số vừa chẵn lại vừa lẻ, tức căn số (Muốn chứng minh, đặt a/b= căn của 2), lọt ra ngoài thì tan tành học thuyết Pythagore, theo đó, thế giới được tạo dựng từ những con số.

Mãi đến cuối thế kỷ 19, Toán Cổ điển mới giải thích nổi bài toán nhức đầu này khi đưa ra ý niệm về sự chia cắt (notion de coupure), chia đoạn thẳng ra từng lớp (classe) những con số. Tân Toán học lại giải thích bằng ý niệm về sự trương nở (extension) của các thể (corps). Thành thử có ba con số căn: Một có thực, ở ngoài đời, một, trong Toán Cổ điển, và một trong Tân Toán. Chúng là những isomorphismes. Trong thế giới của ngôn ngữ, một sự thực ngoài đời, khi đem vào trong văn chương, phải được hiểu như là một giả tưởng. Căn số theo Toán Cổ điển, được "bịa đặt" ra nhằm giải thích sự hiện hữu của một con số, "giống hệt như nó", ở ngoài đời, nhưng quan trọng hơn, nhờ ý niệm về sự chia cắt, toán học nhận ra sự uyển chuyển của những con số, mở đường cho toán vi tích phân. Như vậy nó đáp ứng một nhu cầu trí tuệ, vừa cấp thiết, vừa lâu dài, của con người. Cũng vậy văn chương chỉ là dối trá, bịa đặt, nhưng qua đó, nó biểu lộ một sự thực, "thực" hơn cả đời sống.

Sở dĩ mượn toán học như một cái cớ, để đưa ra một giải đáp cho một câu hỏi mang tính nhị nguyên, văn chương là thực hay là ảo, chỉ vì nỗi đam mê từ hồi còn cắp sách đến trường, và cũng để tạ lỗi cùng nàng tiên toán học, cõi tưởng tượng của mọi cõi tưởng tượng, nỗi đam mê ngoài đam mê.

Sau này, khi đọc Michel Foucault, tôi cũng thấy ông nói tới "déchirememt entre la vie et l'oeuvre", "la grande coupure épistémologique" (1) và nhận ra isomorphismes giữa những cơn điên khùng và những dòng thơ của Holderlin.
NKTV


Ngô Bảo Châu, Nobel Toán

Một anh bạn của Gấu, trải qua 13 năm ở Lò Cải Tạo, biểu Gấu, có sự khác biệt giữa hai cái ác, Bắc Kít, và Na Zít, theo tao. Tao ở trong Lò Cải Tạo, lâu như thế, về, không tuyệt vọng về con người đến phải tự tử như Primo Levi, thí dụ vậy. Tâm hồn tao, sau khi ra tù, sợ còn thoải mái hơn trước. Trước, cứ nghĩ mình bậy. Mình là thằng Nguỵ, thằng Việt Gian, thằng Bán Nước. Vô tù, mới ngộ, không phải vậy. Chính cái thằng bắt mình vô tù mới là Đại Việt Gian!

Anh bạn làm Gấu nhớ đến một 'thèse", đề tài, của Cioran: Nhân loại biến mất vào cái ngày người ta kiếm ra được tất cả những thứ thuốc chữa mọi thứ bịnh, thứ ác, thứ độc của con người!

Cái Nobel Toán, biết đâu, với dân Mít, đúng là thứ thần dược đó!
Cái Đẹp lạnh lẽo, khắc khổ của nó làm bay biến vào Hư Vô mọi nỗi đau của Mít!

Đó, biết đâu, còn là niềm vui ngầm, của NBC, khi ông, nghe tin được Nobel Toán, bèn vội vàng đăng ký xin vô quốc tịch Tây, như ông cho biết, qua một bài bài báo trên mạng? (1)

(1)
Ông nói với hãng thông tấn Pháp rằng ông nhận lãnh vinh dự này trong tư cách một người Pháp gốc Việt. Ông cho biết ông “đã vội vã trở thành người Pháp” và đã lấy quốc tịch Pháp hồi tháng hai khi ông cảm thấy là sẽ đoạt giải Fields.
Ông giải thích rằng “sẽ là một điều không công bằng nếu thành tựu của ông không mang lại sự tuyên dương cho các nhà toán học Pháp”.


GNV nghĩ ‘khác’. Trong cái sự vội vã, chứa Cái Đẹp Lạnh Lẽo và Khắc Khổ của Cái Ác Bắc Kít!

Đừng có nghĩ là thằng cu Gấu Bắc Kít này đểu quá, xỏ lá quá.
Đây là một vấn nạn, làm điên đầu Gấu, những ngày Trần Trường, qua câu phán của Simone Weil, khi bà chửi dân Tây của bà, vào cái lúc bà đứng nhìn những đoàn quân Nazi tiến vào thủ đô Paris, đây là ngày hội lớn của xứ Đông Dương (2)

(2)

Sở thích văn chương và thần học của bà thì phù hợp với nhau. Chính ở nơi T.E. Lawrence of Arabia mà bà nhìn ra kiểu mẫu thực nhất của chủ nghĩa anh hùng hiện đại. Và chính ở một Ky Tô giáo khổ hạnh, khất thực – nó lên án một cách tàn bạo nhất chủ nghĩa duy vật và tính bướng bỉnh của người Do Thái – là lối sống bà cảm nhận khi còn ở trong gia đình. Từ Thánh Phao Lồ cho đến ngày hôm nay, lịch sử hận thù chính mình của người Do Thái là một lịch sử dài và phức tạp. Hoàn toàn là chuyện có thể, nếu đọc cả hai Ky tô và Mác xít như là những dị giáo Do Thái lớn, thoát thai từ những bệnh lý học mù mờ của sự tự huỷ. Người mưu trí nhất, và, ở một chừng mức nào đó, loạn trí, Otto Weininger, vị luật sư chuyên về sự thấp kém của người Do Thái, và về sự cùi hủi truyền kiếp của sắc dân này, qua những cuộc bút chiến hiện đại, là người Do Thái.
Hoặc là, sự đóng góp của Simone Weil vào đống rác rưởi này là triệu chứng cho thấy ở tầng sâu hơn của nó, là sự từ chối dục tính, hay sự phủ nhận giới tính của riêng bà, hoặc là, nó chỉ ra những yếu tố về sự tự làm nhục mình một cách ý thức, có sự cân nhắc ở trong đó, khi đứng trước điều mà bà đánh giá là một cuộc sống chấp vá, tạm bợ, hoặc là, nó vẽ ra con đường đi tới một cuộc tự tử chậm: Không có một phân tâm bệnh nào có thể giải thích rõ ràng, đầy đủ. Một giải thích như thế, hơn nữa, qua những mệnh lệnh của riêng Simone Weil về sự toàn vẹn triết học, sẽ chẳng là gì cả.
*
Why bother then? Simply because Simone Weil has left us a fragmented but substantial corpus of theological, philosophical, end political insights of rare pressure and illumination. Response is so perplexing because an unsparing honesty meshes the inspired with the pathological. Who else save Kierkegaard would at the moment of France's surrender to Hitler have found the sentence "This is a great day for Indo-China," in which a hideous insensibility is perfectly balanced by a political and humane clairvoyance of genius? The fall of metropolitan France was indeed glorious news for le subject peoples it had long lorded over in its far-flung colonies. For Weil, the "crimes" of colonialism related immediately, in both religious and political symmetry, to the degradation of the homeland.

Tại sao phải khổ công như vậy? Đơn giản chỉ vì Simone Weil đã để lại cho chúng ta một khối luợng, tuy chỉ là những mẩu đoạn, nhưng thật đáng kể, những phát giác về thần học, triết học, và chính trị; chúng thuộc loại hiếm quí, nếu nói về sức ép, và về sự đốn ngộ. Sự đáp ứng [của chúng ta trước di sản này] thì cũng thật là bối rối, ngỡ ngàng, bởi vì đáp ứng trung thực đến cỡ nào, thì cũng bị mắc bẫy ở giữa đốn ngộ và bệnh lý. Bất cứ ai muốn cứu vớt Kierkegaard, đúng vào lúc mà nước Pháp qui hàng Hitler, đều tìm thấy ngay câu sau đây của Weil, ‘đây là một ngày hội lớn đối với xứ Đông Dương’; trong câu nói đó, có một sự lạnh lùng tàn nhẫn, đến sởn tóc gáy lên được, và phải như thế mới xứng đáng, mới ngang tầm với cái nhìn tiên tri về chính trị, và về tình người, của một thiên tài. Sự gục ngã của nước Đại Pháp quả là một cái tin chiến thắng đối với bao nhiêu con người, tại những xứ sở thuộc địa bao la bấy lâu sống dưới sự cai trị của nó.

Đối với Simone Weil, những “tội ác” của chủ nghĩa thực dân thì liền lập tức mắc míu, ảnh hưởng tới sự băng hoại, mất chất, cả về mặt tôn giáo lẫn chính trị ở nơi quê nhà.

Tribute to Weil

Phải có một mắc mứu ‘cốt tuỷ, chết chóc, thánh thiện, ma quỉ…’,  giữa Cái Ác Bắc Kít, từ đó, đẻ ra Cái Đẹp NBC!
*

«La pureté est le pouvoir de contempler la souillure»:
Làm sao ai có đủ trong trắng để ngắm cho được tham nhũng soi mòn, chỉ có trẻ con mới làm được mà trẻ con thì có tiếng nói gì đâu!
"Thiên Sứ" của Sến Cô Nương, là từ nguồn này.

« Il y a alliance naturelle entre la vérité et le malheur, parce que l'une et l'autre sont des suppliants muets, éternellement condamnés à demeurer sans voix devant nous."
Siomone Weil
“Có một sự đồng thuận tự nhiên giữa chân lý và bất hạnh, bởi vì cái này cái kia đều là những van xin câm nín, ngàn đời bị kết án phải lặng thinh trước chúng ta.”
Để chứng minh, bà trình bầy câu chuyện cổ của Grimm, dưới đây.

Bằng chứng được Nevin kiên nhẫn nêu ra trong cuốn sách đáng ngại của ông [Simone Weil: Portrait of a Self Exiled Jew (North Carolina)], khiến chúng ta lập tức như bị co thắt lại, bởi một thứ tình cảm sắc bén, sâu thẳm. Một cách nào đó, ‘kẻ đứng ở bên lề được chọn lựa’ này, thì ghen với Chúa, ghen với tình yêu vô vàn của Người. Bà cảm nhận ra được tình yêu vô vàn của Người, hình ảnh của Người, ở trong tâm khảm của mình, nhưng không thể đem ra ngoài, dựa vào hình ảnh đó để mà xây dựng nên bản sắc riêng cho bà. Ghen – có thể như là Thánh Têrêxa Đavila và Thánh Gioan Thánh Giá - với những cơn quằn quại của Người, trong thân xác Đứa Con bị khổ nạn. Từ đó, ít ra, chúng ta có thể có câu trả lời, tuy không đầy đủ, đến từ thứ ngôn ngữ sầu não và nhạo báng - tiếng Do Thái Yiddish, thứ tiếng mà bà không biết hoặc có thể, coi thường. Simone Weil, chắc chắn, là người đàn bà đầu tiên giữa các triết gia. Và bà cũng là người bất hạnh siêu việt.
G. Steiner

*
Co ai "noi nang" chi may bai cua Weil khg vay?
Khg biet co ai kien nhan doc?

Phúc đáp: Cần gì ai đọc!
Tks. Take care. NQT
*
Date: Tuesday, March 31, 2009, 5:05 PM
Bac viet phach loi nhu the nay - ky qua...
*
Thi phai phach loi nhu vay, gia roi
*
Gia roi phai hien ma chet!

Đa tạ. Nhưng, phách lối, còn thua xa thầy S: Ta là bọ chét!


Ngô Bảo Châu, Nobel Toán

Đi ‘giang hồ’, về, lục lọi mớ sách ngổn ngang vì những lần dọn nhà, chỉ để kiểm chứng giai thoại giải thích tại sao không có Nobel Toán: Bà vợ của ông Nobel quả có lén lút quan hệ ‘ngoài luồng’, ‘lề trái’, với Mittag Leffler, một cây toán người Thuỵ Điển vào lúc đó, và giả như có Nobel Toán, ngoài ông này ra, còn ai xứng đáng hơn?
Giai thoại này còn cho thấy, toán gia thì toán gia, có ai thoát ra ngoài thường tình?
Chứng cớ hiển nhiên, nóng hổi: Nghe tin hành lang, ngoài ta ra thì còn ai nữa xứng đáng hơn, để lãnh Fields, thế là họ Ngô ta bèn vội vàng xin cái quốc tịch Tây.

Cái sự xin vô quốc tịch Tây này của NBC xem ra hơi giống GNV, khi hăm hở học tiếng Tây, từ những ngày còn học trường Nguyễn Trãi, Hà Nội, chỉ để làm sao viết được cái thư cám ơn Ông Tây, chồng Cô Dung của GNV: Không có ông, là không có GNV.
C'est à vous que je dois tout!

Có thể, chính là do hăm hở học tiếng Tây, mà GNV được hạnh phúc hạnh ngộ BHD, những ngày ở Sài Gòn, vì ông bô của em là một cây tiếng Tây, chủ nhân cả lố sách dậy tiếng Tây, trong có bộ Classes Francaises (?).
Ui  chao, Gấu đã từng được em cho phép làm vệ sĩ, những lần theo em đi đòi tiền bán sách học tiếng tây của ông bố, tại một số tiệm sách ở  Sài Gòn!

Những nhà toán học thù ghét nhau, tất nhiên, nhưng họ thù ghét nhất, là những nhà vật lý học, theo René Thom, người Pháp, giải thưởng Fields 1958, khi 35 tuổi.

Thom, tác giả câu GNV đã từng thuổng, những nhà toán học thì buồn vì không thể chia sẻ niềm vui khám phá với những kẻ vô thần về toán [les mathématiciens sont tristes de ne pouvoir faire partager la joie de leurs découvertes aux non-mathématiciens], còn là  tác giả của Thuyết tai ương, thảm họa [Théorie des catastrophes].
*

*

actu-match | Lundi 6 Septembre 2010
Cédric Villani Le virtuose des maths

Il vient de recevoir la médaille Fields, ­­­le « Prix Nobel » des mathématiciens.
Rencontre avec un extraterrestre.
"On m’appelait “vit la nuit” », se souvient Cédric [Villani]

Gặp gỡ người ngoài hành tinh có nick là 'vit la nuit'.

Hình như cái tay Thái Dúi gọi NBC là ‘viên ngọc của người nước Ngô’?
Đúng là những cái tên tiền định,
Của…  Gấu: Khẩu súng của cả nước!

Gấu được bạn PNC, trong Thất Hiền, ban cho cái nick là Trâu Nước: Làm hùng hục như trâu!
*

Steiner, trong A Death of Kings, cho rằng, trước cái tuổi dậy thì, thì ba món ăn chơi ngỡ ngàng hứng thú, thứ ưu việt, của giống người là âm nhạc, toán học và cờ tướng. Liền đó, ông vinh danh Lévi-Strauss và cơ cấu luận: Levi-Strauss nhìn thấy ở trong sự phát minh ra giai điệu “chiếc chìa khoá mở ra niềm bí ẩn tối thượng’ của con người – nó là cái manh mối mà nếu chúng ta mò theo thì có thể sờ vô được cái máy trời đặc dị, cái thiên tài chủng loại.
[Music and mathematics are among the preeminent wonders of the race. Levi-Strauss sees in the invention of melody "a key to the supreme mystery" of man - a clue, could we but follow it up, to the singular structure and genius of the species].

Trước tuổi dậy thì?
Nhan sắc đó chớ nên tàn nhẫn vội! Đinh Hùng

Vẫn trong bài viết, Steiner cho biết Mozart viết những dòng ‘thần nhạc’ - thứ âm nhạc đầy thẩm quyền, không thể nào nghi ngờ được, và quyến rũ, khả ái - trước khi lên tám [Mozart wrote music of undoubted competence and charm before he was eight]. Mới lên ba, như người ta kể lại, Gauss đã biểu diễn những cuộc chơi toán học rất ư là rắc rối, phức tạp, và khi chưa được 10 tuổi, cậu đã chứng tỏ mình là 1 nhà toán học lanh lẹ thần kỳ và cũng khá sâu xa [At the age of three, Karl Friedrick Gauss reportedly performed numerical computations of some intricacy; he proved himself a prodigiously rapid but also a fairly deep mathematician before he was ten]…