*

Tribute TCS

I

TCS by Cao Huy Khanh

1
























TCS_2011


Bọn tao

Lê Đình Nhất Lang

Bọn tao là một khối đặc
Bọn tao già đi nhưng không lệ thuộc vào một niên đại
Bọn tao không chấp nhận sự thông suốt
Bởi sự thông suốt đe dọa tính đặc của bọn tao

Bọn tao ngăn cản mọi sự túa ra
Bọn tao bưng bít
Bởi sự túa ra làm cho bọn tao hở 

Bọn tao chống mọi lực đẩy
Bọn tao trì kéo
Bọn tao kết chùm
Bọn tao vinh danh quán tính và thần thoại quá trình quánh 

Bọn tao hút hết mọi điều hiển nhiên vào chất ruột đen kịt
Từ lớp bụi mỏng phập phù của chứng cứ
Cho tới những hạt sạn gân gổ của phản biện
Trộn chúng vào làm ruột bọn tao đen thêm 

Bọn tao xử thế bằng cách lăn tròn
Đó là truyền thống của bọn tao
Lăn tròn làm tất cả nhỏ đi
Nhưng tất cả sẽ không phát hiện ra sự nhỏ đi
Cho nên làm gì có sự nhỏ đi

Bọn tao biết trước sau rồi cũng bị toát hơi
Hoặc nhão ra dưới sức vặn khổng lồ của những viễn kiến nhân loại
Bọn tao nghĩ tới chuyện phơi khô
Để dành và không bao giờ rửa
Không bao giờ được rửa 

4/2011

NĐT khen bài thơ này “tuyệt tác” là không quá lời! Đây là kết quả của trầm tư dài hơi về một ám ảnh, hóa thành cái tứ “KHỐI ĐẶC” được triển khai thành các câu thơ hàm súc đan dệt quanh một ý tượng chủ chốt ( dùng từ chuyên môn thi học là extended metaphor).
LĐNL đã chứng minh qua bài thơ masterpiece ngắn này một điều căn bản về sáng tạo thi ca, một điều mà các người thích lý lẽ hoặc ngôn thuyết ồn ào về cách tân và thử nghiệm thường bỏ quên là công phu thâm hậu của một thi sĩ sẽ được minh chứng bằng một bài thơ nhất dĩ quán hạ trong đó tư tưởng , hình tượng, cảm xúc được kết tinh một cách tuyệt diệu khiến các độc giả có trình độ phải tấm tắc đọc đi đọc lại, mỗi lần đọc đều có khám phá mới về thi phẩm.
Có ý kiến cho rằng bài thơ này ám chỉ một tập đoàn đảng trị nào đó – điều này không sai nhưng có thiếu sót. Loại thơ ẩn dụ vốn đa nghĩa với nội hàm mở tùy theo kinh nghiệm và cách diễn giải của từng người đọc.
CHÂN PHƯƠNG/ DM
*

Bài thơ trên là 1 bài thơ chính trị, tố cáo chế độ, và như thế, thuộc loại thơ ám dụ, allegory, không phải ẩn dụ, metaphor; cả hai, đều là những hình tượng, figures, tu từ, nhưng ám dụ “yếu” hơn nhiều, và không được coi như là 1 “hình ảnh thơ”, ở một số thi sĩ.
Nhất là thứ ám dụ cởi truồng.
Khối Ðặc so với Ông Bình Vôi, thua xa.
Vậy mà cũng xúm lại mà nức nở, quái đản thật.

Ðể minh họa sự thấp kém của ám dụ, so với ẩn dụ, thử lấy một lời nhạc TCS, “từ vườn xưa bước về/bàn chân ai rất nhẹ/tựa hồn những năm xưa”, nó là 1 ẩn dụ đến Borges mà còn phải trầm trồ đi một đường nắc nỏm, khi Gấu nhờ ông vinh danh BHD giùm, (1) nhưng khi được nhà thơ NDT dùng thủ pháp nhạo nhại, biến thành ám dụ, chỉ nhắm mục đích chửi chế độ, mới thảm hại làm sao.

Còn cái vụ "ẩn dụ mở rộng", "ẩn dụ banh lớn mãi ra", extended metaphor, xin để kỳ tới bàn tiếp. NQT

(1) 

She walks in beauty, like the night
Byron: Hebrew Melodies (1815):
Nàng bước trong cái đẹp, như đêm 

Borges phán:
Để chấp nhận dòng trên, người đọc phải tưởng tượng ra một em, cao, tối, tall, dark, bước đi như Đêm, và Đêm, đến lượt nó, là 1 người đàn bà cao, tối, và cứ thế, cứ thế. 

Tưởng tượng đẩy tưởng tượng, câu "hót" BHD, thần sầu, "không phải của GNV", làm nhớ đến lời nhạc thần sầu của TCS, trong Phôi Pha:

Từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa.

BHD ở ngoài đời, cao, đen, nhập vào với đêm, y chang lời nhạc của TCS mô tả, những lần "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa!"
*
Ui chao, GNV bữa nay, lôi bài viết của Borges, post dưới đây, ra đọc lại, mới khám phá ra 1 cái lỗi trầm trọng, là bỏ qua cái ‘tiểu chú’ của ông:

Baudelaire writes, in "Recueillement":
"Entends, ma chère, entends, la douce Nuit qui marche"
[Hear, my darling, hear, the sweet Night who walks]. The silent walking of the night should not be heard.

Soure

Kim Dung, trong Lục Mạch Thần Kiếm có một minh họa thật tuyệt, có thể áp dụng ở đây, để cho thấy sự khác biệt giữa ám dụ và ẩn dụ. Tương truyền không ai có thể sử dụng được 72 tuyệt kỹ võ công của Thiếu Lâm, ngoại trừ Đạt Ma Tổ Sư. Khi Cưu Ma Tri tới Thiếu Lâm thách đấu, bốc phét, rành 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, và để chứng tỏ, đã sử dụng chiêu Niêm Hoa Chỉ đả thương thần tăng Huyền Độ. Sự thực, CMT sử dụng Tiểu vô tướng công, tức nội công của Đạo gia, để ra chiêu này, không phải là võ công của Phật môn. Vị sư già chuyên quét dọn Tàng Kinh Các sau đó giải thích, bề ngoài thì giống nhau, nhưng trong cái chi ly của nó, thì không phải. Những ông thi sĩ Mít của chúng ta, đại khái, cũng đã lầm như vậy, và coi ám dụ, ẩn dụ thì cũng giống nhau tuốt luốt! Bởi thế mà nhà thơ NDT mới dám nhại lời nhạc của TCS, làm ra những bài vè chẳng ra cái thể thống gì hết, chỉ làm trò cười cho VC.

Có hai món hình tượng tu từ mà thi sĩ “mê”, thì là ẩn dụ, và hoán dụ, metaphor and metonymy, theo Roland Barthes, trong bài viết Món Quà Tuyệt Vời.

Không có ám dụ.

Những phát giác quan trọng nhất, về thơ, của Jakobson, qua Roland Barthes, mà chúng ta có được:

Jakobson đã ôm lấy Văn chương bằng ba cách.
Trước tiên, ông tạo ra, ngay chính bên trong môn ngôn ngữ học, một bộ phận đặc biệt, "Thi học"; bộ phận này (và đây là điều mới mẻ trong việc làm của ông, phần đóng góp lịch sử của ông), ông không định nghĩa nó, từ Văn chương (như thể Thi học vẫn còn phụ thuộc vào 'thơ tính' hay vào 'thi ca'), nhưng từ nghiên cứu những nhiệm vụ của ngôn ngữ: mọi hành động nói (speech-act), nhấn mạnh tới hình dạng của thông điệp, là thơ; từ đó, ông có thể, "khởi từ vị trí ngôn ngữ học", gia nhập, tiếp nối những dạng thức sinh động nhất (và thường là đầy chất giải phóng), của Văn chương: quyền hàm hồ của nghĩa (meanings), hệ thay thế, system of substitutions, mã hình tượng, code of figures (ẩn dụ và hoán dụ, metaphor and metonymy)
.…

“nghĩa của ký" (a sign's meaning), chỉ là sự phiên dịch của nó (its translation) vào một ký hiệu khác, nó xác định "nghĩa", không "một lần rồi xong", nhưng là một mức độ "nghĩa" khác (which defines meaning not as a final signified but as "another" signifying level).
Món quà tuyệt vời
*

Những phát giác quan trọng, chúng ta cần, ở đây, là:
1. quyền hàm hồ của “nghĩa” [meaning].
2. nghĩa của một ký hiệu ở trong sự chuyển dịch của nó, vào một ký hiệu khác.

Thành thử, lấy thí dụ, khi Phạm Duy làm bản nhạc của ông, về lá diêu bông, và Hoàng Cầm nói, ông không hiểu lá diêu bông của tôi, như vậy không có nghĩa, PD hiểu sai HC.
Đã có sự chuyển dịch về nghĩa, ở ký hiệu 'lá diêu bông', chúng ta có thể nói như vậy. Đẩy thêm một mức, PD không có ý định "hiểu" Hoàng Cầm. Ông đẩy [chuyển dịch] lá diêu bông của Hoàng Cầm vào "hệ thay thế", là hệ âm nhạc, thí dụ.
Ông ban cho lá diêu bông một nghĩa mới, nghĩa âm thanh.
[Note: To K. Art2all nhân vụ Lá Bâng Khuâng].
Ẩn dụ mới về Lá Diêu Bông
 

4. Gia đình chị có một người anh là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, có anh Sơn lại từ chối nhiệm vụ quân dịch. Như thế trong gia đình có những xung khắc về lý tưởng, nhiệm vụ đối với đất nước thời chiến tranh không?

- Thật ra, cũng giống như nhiều gia đình sống ở miền Nam trước đây, gia đình Trinh không ai muốn đi lính cả. Anh Hà bị động viên quân dịch. Còn anh Sơn thì không những đã từng trốn lính mà còn chống chiến tranh rất quyết liệt như mọi người đã biết. Điều đó đã được thể hiện rõ ràng trong những ca từ của anh. Trong gia đình Trinh đâu có xung khắc về lý tưởng, bởi nào có ai thích chiến tranh đâu. Và chỉ có một ước ao duy nhất, của anh Sơn cũng như của gia đình, cho dân tộc và cho đất nước, đó là hai chữ Hòa bình.
DM

Cái sự chống chiến tranh rất quyết liệt của Miền Nam, nó khác với cái sự chết nhát của Trịnh. Ðây là sự khác biệt mà ít ai để ý. Trước 1975, thì có thể còn nhập nhằng, nhưng sau 30 Tháng Tư, thì sự thực rõ ra, cuộc chiến đó hoàn toàn do VC tạo nên.

Bà này tưởng là VC thực sự sùng bái TCS hay sao? Cũng trò phù thuỷ cả đấy. Ðâu phải tự nhiên mà TCS bị thù ghét đến mức như thế đối với người Miền Nam, nhất là những gia đình Ngụy? Cái xác của TCS thì cũng giống như cái xác của Bác H, khi nào còn xài được thì xài thoải mái, vô tư, phục vụ cho tư bản Ðỏ, cho Bắc Bộ Phủ.

TCS do quá hèn nhát, trước 1975, và sau  đó, quá yếu đuối, thành thử suốt đời bị con quỉ chiến tranh ‘lạm dụng’ [abuser, không phải lợi dụng, exploiter, utiliser, profiter], trách ông làm quái gì!

Có hai “sống sót”, khác hẳn nhau. Cái sống sót của Miền Nam, của Ngụy, của VNCH, không phải cái sống sót của "Trịnh và gia đình”.
Ðiều này do Steiner chỉ ra, khi ông phân biệt cái sống sót của chính ông, mà ông coi là đáng tởm, the unmerited scandal of survival, do nhờ ông bố quá khôn ngoan mà gia đình đi kịp chuyến tầu chót rời Âu Châu.

Brodsky cũng đã từng phán như thế:
Virtue, after all, is far from being synonymous with survival; duplicity is.
J. Brodsky: "Collector's Item"
[Ðạo hạnh thì không thể nào đồng nghĩa với sống sót được. Ðồng nghĩa với sống sót, là nhập nhằng]

Nhưng Steiner còn nhắc tới câu phán trứ danh của Alain:

Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
[Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót']
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.

Ngụy, VNCH sống sót, sau khi chết rồi, thế mới tếu.
Chỉ đến khi đám Ngụy đi tù cải tạo, thì mới ngộ ra điều này!

Cái giọng điệu khi trả lời của “cô bé” nhà họ Trịnh này cho thấy, có vẻ như cô không thấy thoải mái cho lắm, về 1 Miền Nam mà cô đã từng sống, rồi phải bỏ chạy, khi VC ăn cướp được, rồi lại trở về, khi VC làm trò phù thuỷ vinh danh Trịnh! 

Không có những tên Ngụy “phò” chiến tranh "vệ quốc" [gìn giữ Miền Nam chống lại VC Bắc Kít], như LKC, như VQ, đã thương quí tài năng che chở TCS, thử hỏi ông còn sống tới ngày 30 Tháng Tư, 1975?
Ðúng là vô ơn! NQT

*


Note: Mới kiếm thấy trong Back Up File

"I am the place in which something has occurred."

Ta là cái nơi mà ở đó một chuyện gì đó xẩy ra.

Có thể nói, cách nhìn TCS y chang cách nhìn... Camus: Hoặc là mi phải ghét, hoặc là mi phải mê TCS!

Hà, hà!

Nhìn theo cách nhìn đó, thì Gấu lại là... Camus: Ở lưng chừng trời ngó xuống cõi Mít.

Những dòng sau đây, nhân 10 năm TCS ra đi, là kỷ niệm của Gấu về âm nhạc, qua ba lần nghe, Tình Nhớ [TCS] ở Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, Quang Trung [đã lèm bèm nhiều lần], Ngày Mai Ði Nhận Xác Chồng [PD] ở  nông trường cải tạo Ðỗ Hòa, Cần Giờ, và lần nghe After The Sunrise [Yanni] ở hải ngoại.

Ba lần nghe, mãi sau này, Gấu mới ngộ [độc] ra được, có liên quan mắc mớ với nhau: cả ba lần nghe, là đều thấp thoáng hình ảnh của cô bạn ở đâu đó!

Nous qui vivons à l' "ère de l'Épilogue", sur les ruines de l'Auschwitz et du Goulag, devons-nous "réapprendre à être humain"? Faut-il inventer un nouvel humanisme?: Chúng ta sống thời kỳ Chung Cuộc, trên những điêu tàn của Lò Thiêu và Lò Cải Tạo, liệu chúng ta phải lại học làm người? Phải phát kiến ra một chủ nghĩa nhân bản mới?

Francois L'Yvonnet phỏng vấn Steiner, trong Man Rợ Dịu Dàng, La Barbarie Douce, thực hiện tại Paris, ngày 3 Tháng Hai, 2000.

Tôi nghi rằng Steiner cũng tiên đoán ra được sự xuất hiện của con bọ VC, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai. Ông viết, chủ nghĩa Marx không giản dị chỉ là một lầm lẫn, mà nó còn là một đánh giá quá cao, hơi bị quá chắc mẩm có tính cứu thế [une surestimation messianique], về những khả năng của con người, [đúng theo cái kiểu của mấy ông VC: Với sức người sỏi đá cũng thành cơm]. Theo ông đây là từ tư tưởng Do Thái giáo mà ra. Người Do Thái đã từng lầm lẫn với Chúa Ky Tô, [Le Juif s'est trompé avec le Christ], như nó lầm lẫn với Karl Marx... Nó cứ luôn luôn lầm lẫn, tất cả là do, nó đánh giá quá cao con người.

Cái họa con bọ VC theo Gấu là do những "chúng ông" đánh giá quá cao "chúng ông", chứ không phải đánh giá quá cao con người, hay nói riêng, con người Việt Nam.

Một cách nào đó, chúng tôi đã không "ôm lấy" cuộc chiến đó, cả trong ý nghĩa, "chống lại" nó.
Chúng tôi tởm nó, trong khi chúng tôi chỉ có nó, như là phần đời đáng thương nhất, và cũng đáng yêu nhất, của chúng tôi.
Thử tính lại đi, bao nhiêu bạn thân, người thân, đã nằm xuống, vì nó?
NQT: Thư gửi bạn ta
*

Cái kiểu nhìn TCS, như 1 tên VC nằm vùng, hoặc quá hèn nhát, bợ đít VC, qua tên đại diện cho Bắc Bộ Phủ ở phía Nam là Hồ Tôn Hiến… sau 1975 như ở một diễn đàn [DM] qua mấy đấng như NDT, thí dụ, theo Gấu, là do quá thiếu sự tưởng tượng, [theo cái nghĩa, hận thù là do thiếu sự tưởng tượng mà ra], đố kỵ, ghen tài….

Không kể một độc giả bình thường, thử hỏi trong số những kẻ chửi TCS mà đã từng nhi nhô viết văn, làm thơ, soạn nhạc, có tên nào có tác phẩm cho ra hồn?

Hơn thế nữa, đúng như Steiner phán, âm nhạc là cõi vượt quá xấu tốt, thiện ác, làm sao lại kéo nó xuống cái cuộc tranh luận không hề bao giờ chấm dứt giữa Quốc & Cộng cho được?

TCS quả đúng là 1 tên VC, theo nghĩa đẹp nhất của nó, như những đoạn trích dẫn ở trên cho thấy.  
Ngay cả khi TCS nhìn ra cái xấu, cái thất bại của cuộc thống nhất, thì ông vẫn còn mong phép lạ xuất hiện, vì ông nghĩ, không thể nào “xoá đi làm lại” được.

Còn cái chuyện TCS đi Mẽo chơi như cô em nói, là do sức khoẻ TCS không cho phép, là nhảm. TCS không đủ dũng lược để mà qua Mẽo đối diện với quá khứ mê VC của ông!

Có lẽ anh cũng đồng ý đây là một vinh dự rất lớn, chẳng riêng cho anh Sơn mà cho cả đất nước Việt Nam.
TVT [DM]

Cái vụ Bob Dylan đến Việt Nam theo G chẳng phải là 1 vinh dự rất lớn cho cả đất nước Mít, và nó làm G lại nhớ đến trường hợp bài thơ Tẩu Khúc của Thần Chết của Paul Celan, được đám Nazi mê quá, vì nó làm chúng dịu đi nỗi đau nỗi nhục Lò Thiêu. Mỗi lần nghe Thần Chết ru mãi ngàn năm là chúng ngủ được, như TCS mỗi lần đi 1 ly cay vậy!
*

Lý do chính của danh vọng tức thời - một điều sau này Celan ân hận và gần như loại ra khỏi cuộc đời của ông - đó là từ một bài thơ "lạ thường" mà ông làm liền sau khi chiến tranh chấm dứt, "Todesfugue", "Tẩu Khúc của Thần Chết". Thực ra bài thơ lần đầu xuất hiện trên báo Romanian, do một người bạn của Celan dịch, mặc dù bản thân ông có thể làm điều này. Tên của bài thơ khi được dịch là "Tangoul Mortii", "Điệu Tango của Thần Chết". Không phải Celan là người đầu tiên đặt tên bài thơ của ông là "Tango của Thần Chết", một tên sĩ quan SS cũng mơ mộng, và đã từng ra lệnh cho một dàn nhạc Do thái ở một trong những trại tập trung soạn và chơi bản nhạc có tên như vậy. Cũng vẫn điệu Tango đã từng được chơi tại Paris khi Celan ở đó vào đầu năm 1939. Ban nhạc sau đó đã phục vụ Hitler và Goebbels, cả hai đều thích điệu Tango, thay vì Jazz của New York, bị coi là thoái hóa.

Cho dù Tango (văn minh Mỹ châu La tinh) hay Fugue (văn hóa âm nhạc Đức), bài thơ khác thường của Celan không như bất kỳ một "cái gì khác" - một nghệ phẩm thực sự, nguyên sơ nào cũng bắt buộc phải như vậy - không giống ngay cả những điều ghê tởm mà nó đã diễn tả, hoặc nó từ đó mà ra. Không phải bài thơ đã "chuyên chở" những điều ghê tởm "bầy ra đấy", nhưng nó tạo nên một viễn ảnh tuyệt đối, của riêng nó, về chúng: Bắt buộc phải như vậy, thi ca vĩ đại "đẻ ra" thế giới của riêng nó.

Chúng ta có quyền nghi ngờ, có một nghịch lý ở đây. Có một điều đáng nghi ngờ về sự "thành công mang tính đại chúng" của bài thơ "Tẩu Khúc của Thần Chết" ở Đức, sau khi chiến tranh chấm dứt, đặc biệt trong giới trẻ, trở thành trò thờ phụng, sùng bái.

Auden đã từng nói: "Không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm chuyện thơ của người đó được sử dụng như là trò phù thuỷ." "Tẩu Khúc của Thần Chết" đã đem đến cho người Đức một niềm khuây khỏa "lớn lao, kỳ diệu", ngang xứng với khôi hài đen, một nghệ thuật lớn vốn thịnh hành cùng thời: "Người Đức sẽ chẳng bao giờ có thể tha thứ cho người Do thái về Auschwitz." Nhưng bài thơ, chính bài thơ, trong sự thăng hoa tuyệt vời, hoàn toàn dửng dưng trước tất cả những phản ứng "ngoắt ngoéo", và luôn cả những đáp ứng của trái tim con người.

Tác giả của nó không được may mắn như vậy.

Trong những lần nói chuyện sau đó ở Đức, về thơ ca của ông, Celan đã kết hợp mọi trò lịch sự, nhũn nhặn qua một lời nhắc nhở "sắc bén" rằng, tính "hài âm", thuận tai, của thi ca truyền thống Đức, trong những năm chiến tranh đã có thể, "nhiều hay ít không bị bực bội, gây rối, để rong ruổi cùng với những điều ghê tởm nhất." Tính hài âm trong thơ của riêng ông không như vậy. Nó "đã là" sự bực bội, điều gây rối. Và tuy nhiên, bằng một sự khôi hài khủng khiếp, cao độ, nó cũng có thể để cho sự bực bội nằm an nghỉ ở trong trái tim, trong tâm hồn người Đức, những người có thể "suy cảm" tội lỗi của họ một cách tuyệt vời, chẳng đau đớn một chút nào, thông qua môi trường đại chúng của bài thơ.

Chẳng có gì là ngạc nhiên, nếu sau đó Celan từ chối, không cho phép sử dụng bài thơ trong những bài đọc, hay được in lại trong trong tuyển tập thi ca phổ thông. Cũng chẳng có gì là ngạc nhiên, khi ông cảm thấy khốn khổ khốn nạn, mỗi lần thăm viếng nước Đức, và được đón rước rộn ràng, được ca tụng và trao bằng khen, giải thưởng. Ông tự cảm thấy ông là một người Do thái đã được "thuần hóa", một người mà thơ ca nổi tiếng làm cho người Đức cảm thấy thoải mái hơn: tệ hại hơn thế nữa, thơ ca của ông đã được "hạ cấp hóa", trở thành một loại nhạc pop. Thế hệ trẻ có thể nghe, vừa mua vui, vừa chọc quê, vừa dễ dàng kết án đám đàn anh của họ.

Mẹ có đau khổ không thưa mẹ Mít?

Thế hệ trẻ có thể nghe, vừa mua vui, vừa chọc quê, vừa dễ dàng kết án đám đàn anh của họ.

Thảo nào đám VC con, VC cháu mê TCS như điên!
Ðó cũng là lý do nhà nước VC vinh danh TCS, để cho đám con nít quên đi những cú chống đối, ly khai, những người "vấp ngã" như Lê Công Ðịnh!



Những ngày TCS

"Tôi đã phạm cái tội tồi tệ nhất mà một người đàn ông có thể phạm, trong mọi thứ tội: Tôi đã không hạnh phúc"

(I have committed the worst sin of all/That a man can commit. I have not been/happy…." Borges, "Remorse")

Cái tội tồi tệ nhất, hình như Trịnh Công Sơn đã phạm.
Hãy nghe nhạc của ông: không hề có một cuộc tình nào đến nơi đến chốn, "từ lúc đưa em về là biết xa ngàn trùng… .

Nhạc Trịnh Công Sơn và câu nói của Auden: Làm sao thi sĩ ngăn cấm thiên hạ lợi dụng thơ của mình làm trò phù thuỷ.
Tính ma quái trong nhạc Trịnh Công Sơn đã được con quỉ chiến tranh lợi dụng?

He did not want to compose another Quixote – which is easy – but the Quixote itself. (Borges: Pierre Menard: Tác giả "The Quixote").

Trong nhạc Trịnh Công Sơn, có một điều gì thê thảm, và là đặc trưng của "cuộc chiến chính nó" - the war itself - người chết hai lần, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe...
Những ngày Trịnh Công Sơn, với riêng tôi, là những ngày ở Sài Gòn, thời kỳ Mậu Thân. 

There was no one in him: behind his face (which even through the bad paintings of those times resembles no other) and his words, which were copious, fantastic and stormy, there was a bit of coldness, a dream dreamt by no one. (Borges, Everything and nothing).

A dream dreamt by no one: Giấc mơ chẳng ai mớ: Hiện thực Miền Nam những ngày sau 1975?

La seule personne qui ai encore une vie privée en Allemagne est celle qui dort. (Người độc nhất còn có một đời sống riêng tại Đức là một người đang ngủ.) Steiner trích dẫn câu nói của Robert Ley, một ít lâu sau khi Nazi lên nắm quyền, trong L’historicité des rêves (Passions inpunies, p.242). Và Steiner giải thích thêm: Tới một điểm nào đó, những bến cảng an toàn, ngầm chống lại cõi ghê tởm là chủ nghĩa toàn trị, là ở trong những giấc mơ, [trong khi ngủ, lẽ dĩ nhiên].

Cá nhân độc nhất còn thức sau 1975 tại Việt Nam: Trịnh Công Sơn? Và để chống lại cơn mất ngủ, ông dùng rượu? Và ông tìm thấy những bến cảng an toàn ở trong đó?



Có người nói Trịnh Công Sơn viết nhạc phản chiến, ý ông thế nào?

- Ý thức phản chiến của Trịnh Công Sơn còn có vẻ mờ nhạt, không rõ ràng, phần nhiều là ẩn dụ, kín đáo. Vì con người Trịnh Công Sơn là nặng về tình cảm, kiểu nghệ sĩ, tính chiến đấu, tính chiến sĩ còn yếu, chỉ bàng bạc. Cũng đáng tiếc. Nhưng tạng con người là thế, mỗi người một vẻ. Được như thế, để cho đời chừng ấy tác phẩm được đông đảo người mến mộ ưa thích, mê say là quý lắm rồi.

Bùi Tín

Ðọc, thấy tếu quá.

TCS mà có tính chiến sĩ thì đã lên rừng rồi. Ông ta mê VC. Ở lại, ông trốn lính, nhờ sự đóng góp, bao biện của những chiến sĩ VNCH như Lưu Kim Cương, Văn Quang, thí dụ. Nhất là LKC, chiến sĩ thứ thiệt! Không có cái sự bảo lãnh của LKC, bảo đảm Quân Cảnh tóm TCS từ khuya rồi, làm gì có ngày bò ra đường, lên Ðài Phát Thanh hát Nối Vòng Tay Lớn!

Khi đất nước thống nhất, cái ngày 30 Tháng Tư, ông sướng điên lên, mò ra đường, vì hết còn sợ Quân Cảnh tóm, lên Ðài Phát Thanh hát lên giấc mộng lớn của cả dân Mít, nhưng VC đâu có giấc mộng lớn, mà chỉ có tham vọng lớn, ăn cướp Miền Nam.

Chính vì thế mà GNV này phán:

Chúng ta mê nhạc TCS khác với VC mê nhạc TCS. Ông Chánh Tổng An Nam ở Paris, "hình như" cũng đã ngửi ra được điều này, khi phán, chỉ có ở Miền Nam, mới có thứ nhạc sĩ như TCS.

Nhạc TCS  đã giúp đám bỏ chạy bợ đít VC, đám VC chính hiệu nuốt được nỗi đau 3 triệu con người chết vô ích, và nỗi nhục về tình trạng băng hoại như hiện nay ở trong nước.

Bản thân Trịnh cũng đậm nỗi đau đó, chính vì thế mà ông viết ra thứ nhạc đó!

Tình Yêu như Trái Phá, một cách nào đó, còn là nỗi mong mỏi của họ Trịnh.
Ông thèm chết hai lần thịt da nát tan.
Đúng như vào lúc này, lịch sử Mít đếch tha cho ông.

Ông thèm được “chọn bên” [chọn VC trong cuộc chiến, và khi nó chấm dứt, chọn đi cải tạo như bạn bè Miền Nam của ông, chọn đi vượt biển, như cả Miền Nam], và bất cứ chọn lựa nào, thì ông cũng không thể!
Đau thật.

Nơi em về trời xanh không em?
TCS hỏi, đau thương như thế, chính là vì ông đếch có một nơi nào để về.

PXA chẳng đã từng than, địa ngục chật cứng, đếch có chỗ cho tớ!
Đau thật 

Giả như nhạc TCS bị cấm hát, thí dụ, có lẽ chúng ta bớt nghiêm khắc với ông chăng?
*

Có thể có người vặc Gấu: TCS có nơi để về là xứ Mít, là thành phố Xề Gòn?
Không phải.

TCS có chốn để ở, xứ Mít dung tha cho ông, Sài Gòn cho ông tá túc sau khi Huế đá đít ông, qua ông bạn quí HPNT và cú Mậu Thân. (1)
Ở khác. Về khác.
Tất cả Mít Miền Nam chúng ra đều có một nơi để về, là 1 Miền Nam trong tâm tưởng, hồi tưởng, trừ đám VC nằm vùng.

Nơi em về trời xanh không em, là như thế đấy!