Trịnh Công
Sơn 1939-2001
Nghi
án vượt
biên… trong nước
Ngày 30.4.75
đang ở Sài Gòn nhưng ngay sau đó đã hăng hái tình nguyện lên đường quay
về Huế
quê nhà tuổi thơ và tuổi trẻ để góp sức xây dựng lại quê hương điêu tàn
sau chiến
tranh như trong một ca khúc của mình. Thật oái oăm mà khắc nghiệt là
nếu cứ ở lại
Sài Gòn thì đã không phải trải qua một đoạn đời cay đắng khổ sở sau này
ngay
trên quê Huế thân thương (sinh Đắc Lắc song từ nhỏ đã theo cha mẹ gốc
Huế quay
về sống ở Huế). Bởi đâu ngờ cách mạng chiến thắng Huế lúc ấy mang nặng
ảnh hưởng
Mao-ít đã đưa một số văn nghệ sĩ có hoạt động xem như “cộng tác” với
chế độ cũ,
chỉ có lập trường kêu gọi hòa bình chung chung chứ không chịu móc nối
hoạt động
nội thành hoặc thoát ly vào mật khu – như mình và Đinh Cường, Ngụy Ngữ
- ra kiểm
điểm công khai! Rồi đưa đi thâm nhập lao động thực tế với yêu cầu sáng
tác phục
vụ chế độ mới…
Trước bao
nhiêu o ép đó, cuối cùng phải chọn biện pháp ra đi rời khỏi quê hương
mà mình từng
ấp ủ nguyện vọng trở về đóng góp. Đây là một nghi vấn lịch sử chưa có
lời giải
chính thức công khai. Nó nằm trong bối cảnh sau ngày 30.4.1975 từ Sài
Gòn họ Trịnh
tình nguyện trở về Huế “góp phần xây dựng lại quê hương” như phong trào
thời đó
kêu gọi. Nhưng giấc mơ đó đã sớm tan vỡ trước một thực tế nghiệt ngã
của buổi
sơ khai thời Hậu chiến có hòa bình rồi nhưng chưa có hòa hợp với biết
bao hận
thù, thành kiến nghi kỵ còn đó. Nhất là đối với những nhân thân “chưa
xác
minh”, những nhân vật có quan điểm lập trường “mơ hồ” như Trịnh qua
những thông
điệp Ca khúc da vàng “nội chiến từng ngày”, “Hát cho người nằm xuống”…
bị lên
án mà mãi đến nay vẫn chưa được giải tỏa. Ngay cả các lực lượng cách
mạng cũng
có sự phân biệt quyền lực với nhau theo chủ trương quản lý thời này
“Nhất trụ,
nhì khu, tam tù, tứ kết” tức là ưu tiên lãnh đạo cho thành phần cán bộ
địa
phương bám trụ chiến đấu, sau đó mới đến ở mật khu về, ở tù về rồi mới
đến dân
tập kết vào. Huống gì là dân văn nghệ nửa nạc nửa mỡ không chống mà
cũng không
theo Cộng như Trịnh!
Mặt khác cần
chú ý tình hình chính trị Huế thời đó nằm trong “liên bang” Bình Trị
Thiên có vị
trí chiến lược khép cửa miền Bắc dưới chân đèo Hải Vân tách biệt miền
nam từ Đà
Nẵng trở vào với đôi bên hai chính sách quản lý khác nhau: Aùp dụng chế
độ nội
bất xuất ngoại bất nhập ngặt nghèo đi đâu cũng phải được cấp phép; vẫn
còn dùng
2 loại tiền nên về đây phải đổi tiền Bắc mới xài được…. Từ đó Huế vốn
là kinh
đô phong kiến kẻ thù cộng sản dưới quyền Bí thư Bùi San và Giám đốc sở
Trần
Hoàn phụ trách văn hóa thông tin trở thành gần như một “đặc khu” độc
lập khép
kín thí điểm công xã, thành trì Mao-ít cực tả, cộng sản hơn cả miền
Bắc! Từ đó
mới có câu ca dao truyền miệng để đời “Bùi San cùng với Trần Hoàn, Cả
hai xúm lại
phá đàn Nam Giao”! Tội nghiệp họ Trịnh người trói gà không chặt, hiền
lành “mô
Phật”, hoàn toàn ngây thơ chính trị bị rơi vào cảnh “botay.com” như
thế. Quá bế
tắc, năm 1979 nhân một chuyến công tác vặt vào TPHCM – nơi đã có sẵn
nhà từ trước
- mới quyết định bỏ Huế “trốn” vào ở luôn tại TPHCM tìm sự che chở của
những
người thông cảm mình (giới văn nghệ sĩ chế độ mới như Nguyễn Quang
Sáng, Nguyễn
Duy cùng bí thư lúc đó là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) nơi một thành phố
có tư tưởng
cởi mở thoáng hơn. Thế là từ đó hẳn đã bị cấp lãnh đạo Huế xem như một
kẻ “phản
bội”, đào ngũ, chạy trốn, thậm chí có thể là… phạm pháp nữa kia! Nên
nhớ lúc đó
như thế là đã bỏ… hộ khẩu mà đi không xin phép tất không được chuyển hộ
khẩu phải
tạm trú bất hợp pháp ở nơi khác.
Có lẽ đấy là
nguyên nhân sâu xa đưa đến thái độ lạnh lùng, “dị ứng” của Huế đối với
Trịnh –
và nhạc Trịnh - kéo dài cho đến hàng chục năm sau. Huế chưa bao giờ tổ
chức một
lễ tưởng niệm đàng hoàng xứng đáng cho Trịnh, chưa hề có một Nhà Lưu
niệm dành
cho anh, đi khắp nơi cũng chẳng tìm thấy đâu một dấu vết nào của anh
được trân
trọng hay gìn giữ nghiêm túc. Trong lúc đó dù sinh thời Trịnh có nói ca
khúc của
mình không hề đưa vào một từ “Huế” nào hết nhưng ai từng ở Huế biết Huế
đều thấy
toàn bộ không khí, âm hưởng, khung cảnh, con người trong đó đều rặt
chất Huế. Từ
mưa, cây cối, hoa lá, vườn hoa, dòng sông Hương, thiếu nữ “dời gót
hài”, tóc
bay vờn trong gió công viên, “chiều một mình qua phố” trên vỉa hè Trần
Hưng Đạo,
“nhìn những mùa thu đi” dưới vòm cây trường Đồng Khánh, “chiều đi lên
đồi cao
hát trên những xác người” ở Bãi Dâu… Có thể dùng nhạc Trịnh để qua đó
vẽ nên một
toàn cảnh Huế thời đó, qua đó lần mò đi truy tìm những dấu tích Huế xưa
biến nó
thành một cuốn “Tổng phổ Dư địa chí Huế”. Chẳng những thế, người con
này còn
vang danh bốn biển, đã làm rạng danh xứ Huế khắp nước, là một tâm điểm
để khách
du lịch tìm đến. Thế mà Huế đã từ bỏ một di sản đẹp như vậy cho một nơi
xa lạ
như Bình Quới (TPHCM) làm hết (mà lại làm quá tốt!) dù Festival Huế
2006 lại
dùng khúc nhạc dạo đầu buổi khai mạc là bài… “Diễm xưa”! Nhưng Festival
Huế lần
đầu tiên trước khi mất, chẳng ai thèm gửi một tấm thiệp mời đến. Đến
lúc qua đời
mộ phần mình (và mẹ) cũng không được gửi về quê nhà như cố nhạc sĩ Châu
Kỳ sau
này được thỏa tâm nguyện từ TPHCM đưa về yên nghỉ trên đồi thông Nam
Giao. Khác
hẳn vài nghệ sĩ Việt kiều sau này làm sao gắn bó với Huế bằng được,
không để lại
dấu ấn đậm đà về Huế lại được ưu ái quá mức (cấp cho cả biệt thự, cho
cả người
không phải dân Huế gốc)!
Tuy nhiên sự
đố kỵ, ghét bỏ, ruồng rẩy nếu có thì chỉ là của một số quan chức “chính
trị”
nào đó nặng quan điểm bảo thủ giáo điều ấu trĩ (trong đó không thể
không nhắc đến
vai trò của Giám đốc Sở VHTT lúc ấy cũng là một nhạc sĩ Huế đàn anh nổi
tiếng –
cố nhạc sĩ Trần Hoàn) chứ đâu phải toàn dân Huế? Cần nhắc đến giai
thoại sau
khi Trần Hoàn ra Bắc, năm 1986 Trịnh mới “dám” quay về lại, được mời
lên sân khấu
trình diễn thì lại chỉ xin hát độc một bài duy nhất “Em là hoa hồng
nhỏ” gọi là
“phi chính trị” rồi thôi làm mọi người ngỡ ngàng. Rõ ràng “sợ” Huế –
Huế của
cách mạng - quá rồi!
Xét cho cùng
việc bỏ Huế ra đi – sau khi đã trở về với đầy thiện chí - là nhằm đi
tìm con đường
“tự cứu” hợp lý thôi, “vượt biên” vào TPHCM chứ có phải… qua Mỹ đâu
(sau này có
dịp đi Mỹ thăm Khánh Ly rồi cũng về đấy thôi)? “Đất lành chim đậu” –
ngay trong
lãnh thổ một quốc gia tự hào là đã thống nhất kia mà - là quy luật thế
thôi. Mặt
khác, nên nhớ nhờ được “giải phóng” một lần nữa ở TPHCM mới nở rộ thêm
giai đọan
sáng tác thứ ba Ca khúc Hòa bình - sau giai đoạn thứ nhất Tình khúc
Tuổi trẻ và
giai đoạn thứ hai Ca khúc Phản chiến. Lẽ ra Huế thời đó và cả bây giờ
phải tự vấn
rằng mình đã làm gì để bị chảy máu chất xám tới mức đó mới đúng.
Thật buồn cười
nếu ngày đó không vì tình yêu Huế mà Trịnh hăm hở vội vã quay về mong
làm việc
“dựng lại người, dựng lại nhà” để vẫn “cố thủ” ở Sài Gòn thì hẳn sự
tình đã
khác (trường hợp tình nguyện trở về “dại dột” như vậy cũng đã xảy ra
cho nhiều
đứa con quê hương khác nữa). Biết đâu lại được Huế tôn vinh lâu rồi!
Tại sao Huế
cứ để kéo dài tình trạng cố tình bỏ quên mà không chịu tiếp nhận đứa
con lưu lạc
trở về để cùng làm giàu thêm gia tài của mẹ, gia sản của quê hương?
Không phải
chỉ kêu gọi hãy “ôm Huế vào lòng” mà chính Huế cần mở rộng vòng tay ôm
con cái
vào lòng, bây giờ cả những đứa con bỏ nước ra đi cũng được chào đón gọi
về kia
mà. Điều này mãi đến năm 2011 Huế mới chịu làm, bước đi bước đầu tiên
đặt tên
Trịnh cho một con đường nhỏ, cụt (600m) mới mở từ cầu Gia Hội men theo
một
nhánh sông Hương đâm xuống bến đò Cồn (nhìn qua sau lưng cồn Hến) mà
lúc chưa đặt
tên đã được mệnh danh là “con đường bia bọt” Huế! Dù sao thì cũng có
còn hơn
không, nhưng chưa đủ.
Cao Huy
Khanh
-----------------------
Nguồn:
nguyenmienthao.blogspot.com