|
TTT
22.3.2006 – 22.3. 2011
Trang TTT trên
E-Books
Điểm
Sách Là
Gì?
Hiện Ðại vs Cổ Ðiển

“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị
trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài
là Sài
Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ
của
ông.”
Quỳnh
Giao
Nói
một cách khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương
Nghiễm Mậu.
Rượu Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự
khẳng định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh
của một
miền đất. Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh
Tâm Tuyền quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh
Tâm Tuyền
"khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động... Nguyễn
Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một
bên là
bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải
(Nguyễn Đình
Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng
Quên, truyện
ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả
Miền Nam,
thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ
tên, viết
về ông già gác dan, (gác ga-ra?) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng
bị gã con
trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã
thét cô bồ:
lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc tình
hối hả...
làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa
Ngục
(Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, về một già muốn làm con
ong hút
nhị từ cô gái.... Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra
văn. Ở
Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn
bà,
không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái
Sống đều
thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng
ở trước,
hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những
con người
đứng bên lề...
DNM
Ðoạn
sau đây, về Solz, theo GNV, áp dụng vô “cas” TTT, cũng đặng:
Ảnh
hưởng của Solz sẽ nằm một cách thật là đặc thù trong sự can đảm đạo
đức của ông,
nó gợi hứng cho những người ly khai trẻ tuổi tiếp tục ôm lấy cuộc chiến
đấu, cả
trong văn chương, và trong bảo vệ quyền con người. Như là một nhà văn,
Solz gói
trọn mình vào truyền thống thế kỷ 19, đặc biệt là văn phong bộc trực,
súc tích,
rao giảng đạo đức của Lev Tolstoy. Ông cũng sử dụng truyền thống cổ
điển Nga về
thử nghiệm, giữa những nhân vật hiện đại trong một không gian chật hẹp,
những
nguyên lý triết học và nhận thấy chúng không đầy đủ. Sự
trộn lẫn giả tưởng với lịch sử trong Bánh
Xe Ðỏ là từ Chiến Tranh và
Hòa Bình của Tolstoy. Ngay Quần
Ðảo Gulag thì cũng có
cội rễ
văn học, không phải từ văn chương nhà tù của thế kỷ 20, mà là trong Ghi Chú
từ Căn
Nhà của Những Người Chết của Dos.
Về
mặt văn học thuần tuý, như vậy, Solz là một vị thầy không có đệ tử.
Ðể
hiểu đoạn trên, và áp dụng vào trường hợp TTT, chúng ta cần 1 số giải
thích,
soi sáng. Kỳ tới G sẽ lèm bèm tiếp.
Ít ra bạn
đọc TV sẽ cùng G nhớ lại cái xen
anh chàng Ðại
trong Bếp Lửa, đi đâu cũng ôm
theo Tội Ác và Hình Phạt của
Dos, và, trước khi quyết định đi theo "nó", tức là vô bưng, lên rừng,
theo VC,
bèn làm thịt cô
con gái
riêng của ông Chính!
Solzhenitsyn's
influence will lie exclusively in his moral courage, which inspired
younger
dissidents to carry on the struggle, both in literature and in the
defence of
human rights. As a writer, Solzhenitsyn was wholly locked into 19th
century
traditions, particularly the forthright, lapidary, moralizing style of
Lev
Tolstoy. He also used the Russian classical tradition of testing among
modern
characters in a closed space the tenets of philosophy, and finding them
wanting. His mix of fiction and history in The Red Wheel is derived
from
Tolstoy's War and Peace. Even his Gulag Archipelago has its literary
roots not
in 20th century prison literature, but in Dostoevsky's Notes from the
House of
the Dead.
In purely literary terms, then, Solzhenitsyn is a teacher without
disciples.
Về mặt văn học
thuần túy, Solz là một bậc thầy không có truyền nhân.
TTT chắc
cũng rứa?
Và, có thể, cũng chính cái
can đảm đạo đức [tiết tháo, chữ của Ông Chánh Tổng],
khiến, khi ông nằm xuống, mọi người xúc động, nhất là ở hải ngoại?
 
Trích Khởi
Hành
Nghệ
Thuật
Làm Dáng
Gấu có đọc
bài của TTT, điểm cuốn Siu Cô Nương.
Cuốn trước đó, Bốn Mươi, cũng
1 air như vậy.
Nhân vật sống như những pho tượng, rất kịch, rất giả, rất làm dáng,
đúng như
TTT mô tả. Thay vì sống giữa đống sách Mác, như
đám tả phái, thì nhân vật của Mặc Ðỗ sống giữa mớ sách hiện sinh, đúng
air trí
thức tiểu tư sản mà Mặc Ðỗ là đại diện của nhóm.
Có lần ngồi với ông anh tại Quán Chùa, nhắc
tới vụ
trên, TTT nhìn nhận, viết đúng quá, và không có cách gì gỡ
ra cho
những nhân vật như thế, đằng sau nó là cái nền trí thức tiểu tư sản,
thành
ra sự thất bại của cuốn sách tiên tri sự thất bại của 1 giai cấp.
Mặc
Ðỗ bực là
vậy.
Một tay văn nghệ, ít tuổi
hơn Gấu 1 tị, coi Gấu thuộc lớp đàn anh nhưng chơi với
nhau rất thân, cũng có cùng 1 nhận xét như thế, về trường hợp Gấu điểm
cuốn Mây
Bay Ði của NS. Ðánh trúng quá, thành ra thi sĩ đến già vẫn
không
tha cho tên sa đích văn nghệ!
Anh nhắc tới
trường hợp “hai cái bóng khác”, từ “cái bóng của TTT” mà ra, và nhận
xét của Gấu,
"chờ đợi cơn bão chiến tranh xóa sạch tất cả": Ðúng quá, nên độc quá!
(1)
(1)
Nhìn từ quan
điểm đó, chúng ta không thể nào coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm
Mậu là những
nhà văn tiểu thuyết mới. Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con
người có một
ý thức sáng suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một
xã hội
đang manh nha tan rã, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi
loạn",
cố tìm một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm
đạo đức
thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy
"tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với
những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa
mưa nắng
ở Miền Nam, trong khi chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.
Ðau nhất, là trường hợp
Gấu đọc cuốn Nỗi Bơ Vơ, của nhà văn lính THT. Bài đọc
sách đầy tâm huyết, vì viết ngay sau khi Y Uyên mất. Nhưng tác giả cuốn
sách bị
dội, không nhận ra thông điệp, hoặc nhận ra, nhưng quay lại phạng tên
điểm
sách.
Chán mớ đời!
Simenon, bị Colette điểm
trúng huyệt, khi phán, văn vẻ quá, mê làm nhà văn quá.
Ông ngộ liền, và trở thành nhà văn.
Mít thua xa.
Simenon
trả
lời tờ The Paris Review
Cái câu chuyện
Simenon nhờ nữ sư phụ Colette phán cho một câu, mà trở thành nhà văn,
Gấu đọc,
như một giai thoại, vào thời mới lớn, mới tập tành viết, và cứ gật gù
mãi, ấy
là vì, Simenon học chỉ một chiêu mà thành đạt ghê gớm như vậy, trong
khi Gấu được
ông anh, thay mặt Trình Giảo Kim trong Thuyết Đường truyền cho tới ba
chiêu búa
thần, chẳng lẽ không nên cơm cháo gì sao! Bây giờ, vớ được bài phỏng
vấn, thì mới
thủng chuyện.
Georges
Simenon:
Chỉ một mẩu
khuyên, a piece of advice, từ một nhà văn mà thật quá có ích cho tôi.
Đó là từ
Colette. Tôi đang viết truyện ngắn cho tờ Matin, Buổi sáng, và Colette
thì là
nhà biên tập văn học vào lúc đó. Tôi nhớ là tôi đưa cho bà hai truyện
ngắn, và
bà quẳng lại, và tôi lại thử nữa, nữa, và cứ thế, cứ thế. Sau cùng, bà
nói, Coi
nè, nó quá văn chương, luôn luôn quá văn chương. [Look, it is too
literary,
always too literary]. Vậy là tôi theo lời khuyên của bà. Và đó là điều
tôi làm
khi viết, và là công việc chính của tôi, khi tôi viết lại, the main job
when I
rewrite.
Ông muốn nói
gì với từ ‘too literary’? Những gì ông cắt bỏ, một số từ này, từ nọ?
Tính từ, trạng
từ, bất cứ một từ có đó để tạo hiệu ứng, effect. Mọi câu có đó chỉ như
là câu.
Every sentence which is there just for the sentence. Bạn biết không,
bạn có một
câu đẹp, cắt! Mỗi khi tôi thấy một câu như thế ở trong một trong những
cuốn tiểu
thuyết của tôi, là cắt.
Ông đọc lại
theo kiểu đó?
Hầu hết là
như vậy.
Chứ không phải
chuyện coi lại, chỉnh lại tình tiết [revising the plot pattern]?
Ô, chẳng bao
giờ tôi làm chuyện đó. Đôi khi tôi thay đổi tên nhân vật…
Ông phóng
viên cho biết, trong phòng ông, có đủ thứ niên giám điện thoại, chỉ để
ông tìm
tên cho nhân vật của ông!
*
Colette ban
cho Simenon một lời khuyên, nhưng thầy của Simenon là Gogol, như trong
bài phỏng
vấn cho biết.
Ông có điều
gì truyền cho đám nhóc tập tành viết?
Simenon: Viết
được coi như là một nghề, a profession, và tôi không nghĩ, nó là một
nghề. Tôi
nghĩ, đừng cần là nhà văn; khi có thể làm một điều gì đó, thì nên làm
[I think
that everyone who does not need to be a writer, who thinks he can do
something
else, ought to do something else]. Viết không phải là một nghề nhưng là
một
thiên hướng của sự bất hạnh, writing is not a profession but a vocation
of
unhappiness. Tôi không hề tin có một thằng cha nghệ sĩ nào mà lại hạnh
phúc.
Tuyệt! Đúng
giọng Gogol. Mà còn hơn thế nữa: Giọng Kafka!
*
Niềm
bí ẩn đáng sợ.
Nhà
văn Pháp, André Gide, kể
lại, một lần một người thân nằm nhà thương; ông ghé thăm, và nhận thấy,
người
bệnh, người thăm bệnh, kể luôn ông, người nào cũng cầm trong tay một
cuốn
truyện của Georges Simenon!
Simenon, người Bỉ, viết văn
bằng tiếng Pháp, sinh tại Liège năm 1903. Ngay từ trẻ, ông đã quyết
định: sẽ
viết văn. Mười sáu tuổi, làm ký giả cho tờ La Gazette de Liège. Thoạt
đầu, lo
tin vặt, sau tới chuyện trong nhà ngoài ngõ. Cuốn tiểu thuyết đầu tay,
ký tên Georges
Sim, ra đời năm 1921: “Trên cầu Arches, một câu chuyện nhỏ về Liège”.
Dời đi
Paris vào năm 1922 cùng với bà vợ đầu là một nữ họa sĩ, ông bắt đầu
thực sự vào
nghề bằng cách viết chuyện kể (contes), tiểu thuyết đăng nhiều kỳ
(romans-feuilletons), đủ thể loại: trinh thám, huê tình (érotique), ướt
át… Từ
1923 tới 1933, ông cho ra lò gần hai trăm tiểu thuyết, hàng ngàn chuyện
kể, và
rất nhiều bài báo.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông
cho biết, người “khám phá” ra ông, là nữ văn sĩ người Pháp, Colette. Bà
khi đó
làm cho một tờ báo, nơi Simenon dụt dè thử thời vận của mình.
“Ham làm văn quá” (nhiều tham
vọng văn chương, ambitions littéraires), Colette phán. Chỉ một câu đó,
Simenon
ngộ ra liền. Từ đó, ông xây dựng thế giới của mình, bằng những nhân vật
bình
thường, những ngôn từ bình thường. Những câu chuyện của ông, cũng bình
thường,
và có thể xẩy tới, cho bất kỳ một con người bình thường nào trên đời.
Độc giả người Việt chúng ta có
thể mượn truyện ngắn Sợi Tóc
của Thạch Lam, để làm một nhịp cầu đi vào
thế giới
văn chương của Simenon. Đây là câu chuyện một anh chàng nghèo ơi là
nghèo, được
bạn bè đãi một chầu, khi ra về, vô tình mặc lộn áo khoác, trong có bóp
tiền dầy
cộm. Khoảnh khắc ‘sợi tóc’ bắt đầu: nên hay là không nên ‘cứ thế tà tà
ra về,
chơi luôn cái bóp’? Những nhân vật của Simenon đa số đều là những con
người
bình thường, một ngày đẹp trời nào đó, bỗng đụng chuyện bất thường; thí
dụ như
trong “Người nhìn xe lửa chạy qua” (L’homme
qui regardait passer le
train,
1938), một nhân viên suốt đời làm lụng cực khổ, với hy vọng về hưu có
tí tiền
còm, đùng một cái, tay chủ tuyên bố vỡ nợ, quơ hết tiền bạc, trốn lên
Paris với
bồ. Đúng lúc trốn đi, chủ tớ đụng độ, anh đầy tớ quá thất vọng vì giấc
mộng an
hưởng tuổi già tan tành, đã quá tay đẩy ông chủ xuống sông, chỉ kịp cứu
được
(chỉ kịp níu lại được) chiếc cạc táp. Trong là tiền. Vô số là tiền.
Thêm địa
chỉ cô bồ.
Anh lần tới, lạc vào một thế
giới khác. Thiên Thai, hay Thiên Đàng là như thế này ư? Được cung phụng
hết
mình, đêm nào cũng Nhất Dạ Đế Vương, nhưng làm sao quên được trần gian
cực khổ?
Trần gian khổ cực, có điều gì
không thể quên? Hóa ra là, anh có thói quen không thể bỏ: cứ 5 giờ sáng
thức
giấc, mò ra đầu ngõ, nhìn đoàn xe lửa phóng qua.
Câu chuyện chấm dứt khi cảnh
sát mò tới, anh nhân viên bỏ Thiên Đường/Địa Ngục, cứ hướng Địa
Ngục/Thiên
Đường mà chạy. Cảnh sát chỉ kịp chứng kiến cảnh tượng anh gối đầu lên
đường
ray, trong khi chuyến xe tốc hành buổi sáng đang lao tới…
George Steiner, trong một bài
phỏng vấn trên tờ Điểm sách Paris,
đã coi Simenon là tiểu thuyết gia dị
thường
nhất của thời đại chúng ta. Ông phân biệt: “Có những cuốn tiểu thuyết
mà người
ta gọi là lớn, chúng sống do nội dung mang tính ý thức hệ, mang tính
trí thức.
Khá nhiều tiểu thuyết của Thomas Mann là theo kiểu này. Cuốn Người
Không Phẩm
Chất (Man Without Qualities),
của Musil, được hằng hà những triết gia
cũng như
là những nhà phê bình văn học bàn về nó. Nhưng cái này hiếm. Đừng đòi
một
chuyện như thế, ở nhà tạo giả tưởng dị thường nhất của thời đại chúng
ta - đừng
cười tôi chứ, bạn! - người đó là Georges Simenon. Tôi có thể lấy trên
giá sách
của tôi, chừng 10 hay 12 cuốn về Maigret, và nếu phải so với 5 hay 10
trang của
Balzac, hay 20 trang của Dickens (ông này nhẩn nha thuộc bậc thầy,
Balzac cũng
vậy): Simenon chỉ cần hai hoặc ba đoạn. Có một cuốn Maigret mở ra với
một tiếng
ồn lớn. Ba giờ sáng tại khu Pigalle, khu phố cổ đèn đỏ Paris, tay chủ
quán rượu
kéo tấm sắt đóng cửa tiệm. Rầm một tiếng. Dội ra từ đó, là tiếng xe
giao sữa,
tiếng chân kẻ ăn sương trở về nhà kiếm giấc ngủ, tiếng người đi vô Khu
Cầu Muối
(Les Halles) kiếm đồ ăn sẵn, cho một ngày đang ló dạng. Simenon không
chỉ đem
đến cho bạn một thành phố, không chỉ một điều không một sử gia nào có
thể vượt
được, về nước Pháp, nhưng còn điều này: rằng hai hoặc ba con người liên
quan
tới câu chuyện, đã sẵn sàng trước mắt bạn. Bằng một cách nào đó,
Simenon cho
bạn nhận ra rằng những bước chân của người đàn ông vừa đóng sập tấm
cửa, rồi
những tiếng chân rời xa quán, cách chúng lết đi gợi sự tò mò. Và thế
là bạn
nhập vô mấu chốt quan trọng thứ nhất của câu chuyện. Đó là cái gọi là
mysterium
tremendum (điều rất thiêng), về sáng tạo ra một nhân vật tự chủ.”
Mysterium tremendum, Jacques
Derrida trong bài viết về Kierkegaard, đã dịch là: bí ẩn đáng sợ, bí
mật làm
bạn run rẩy (a frightful mystery, a secret to make you tremble). Cũng
trong bài
viết, ông giải thích thêm: (God is the cause of) Thượng Đế là nguyên
nhân của
“the mysterium tremendum”.
Theo nghĩa đó, nhà văn là kẻ
muốn ngang hàng với ông Trời.
Nhân vật “thần kỳ” Maigret,
viên thanh tra cảnh sát với chiếc ống vố, được “người viết giả tưởng dị
thường
nhất của thế kỷ” sáng tạo ra vào năm 1929, trong cuốn “Pietr le
Letton”. Được
nhà xuất bản Fayard tung ra vào năm 1931, ông cò Maigret lập tức trở
thành nổi
tiếng, và càng nổi tiếng hơn nữa, khi được đưa lên màn ảnh qua tài tử
Jean
Gabin.
Như trên đã nói, Simenon sử
dụng một thứ tiếng Pháp phổ thông, không dùng những chữ cầu kỳ, không
“cố tình
viết văn”, nhờ vậy mà mà Jennifer tôi được hân hạnh làm quen với ông
rất sớm,
từ những ngày mới chập chững đọc văn ngoại: như một cách học tiếng Tây!
Mai Thảo cũng là một người rất
mê Simenon. Một lần ngồi quán Cái Chùa, La Pagode, tại đường Tự Do, Sài
Gòn
(trước 1975), ông kể một giai thoại về Simenon, theo đó, tác giả đã
từng tự
giam mình vào trong một nhà kiếng, chung quanh thiên hạ qua lại, nhòm
ngó, và
cứ thế tỉnh bơ ngồi viết. Khi ra khỏi “chuồng giam”, là đã có, không
phải một,
mà hai cuốn tiểu thuyết! Theo Mai Thảo, đây là do ông nhận lời thách đố
của một
tờ báo.
Cuốn Maigret sau cùng, Maigret
et Monsieur Charles, xuất hiện năm 1972, sau đó Simenon nghỉ
viết. Với
chiếc
máy ghi âm, ông đọc hai chục bài “Dictées”, và sau khi cô con gái
Mari-Jo tự
tử, ông ghi lại mớ hồi ký khổng lồ về đời mình, Mémoires intimes (1981).
Simenon mất tại Lausanne vào
năm 1989. Cả đời, ông cố gắng hiểu, thông cảm nỗi đau của nhân sinh,
của cõi
người, và cố gắng làm cho nó đỡ đau. Nhưng ông không làm sao hiểu nổi
nỗi đau
của cô con gái: cô đã lầm tình yêu của người cha, với tình yêu của một
người
bạn trai.
Niềm
bí ẩn đáng sợ!
Nghệ
Thuật Ðen
Đúng như Camus đã thú nhận
sở dĩ có sự phi lý là ở nơi con người
nhiều hơn ngoại vật, sự phi lý mà Camus mang trùm lên cho kiếp người
vĩnh viễn
chỉ có ở những người như Camus đã mất huyễn ảnh của tuyệt đối nhưng vẫn
không
ngừng luyến tiếc nó, sống giữa đời vẫn bị nó ám ảnh khiến cho thấy mọi
việc làm
ở đời đều vô ích luống công. Không muốn tự sát trong tư tưởng giống như
những
triết gia khác ở Tây phương tìm lối trở về với Tuyệt Đối do chính mình
phóng tưởng,
không phải là Thượng Đế cụ thể của tôn giáo, nhưng cũng không có can
đảm dứt bỏ
tuyệt đối trở về hẳn với đời sống thế tục, Camus đã chọn một bình diện
trung
gian giữa thế tục và Thiên Đường đã mất, đứng làm một kẻ Juste ở lưng chừng trời
cảm thông vào việc đời biết là chẳng đi đến đâu mà vẫn hành động, hành
động để
nhắc nhở đến một thế giới tuyệt đối mà chính Camus biết rõ là không thể
có, sự
phi lý nằm sỗ sàng trong thái độ của Camus đó vậy. Đứng ở bình diện
trung gian
– làm gạch nối giữa tuyệt đối hư vô và cuộc đời hiện thực – tất nhiên
sẽ nhìn
thấy kiếp người vĩnh viễn chỉ là một chuỗi hành động vô nghĩa; những kẻ
tìm được
cái thế giới tuyệt đối cho họ cũng không nhìn đời phi lý như thế, từ
trên cao ấy
họ có thể trông thấy cái ý nghĩa của kiếp sống qua những phản ảnh của
tuyệt đối
ở nơi ấy. Khi đã chối nhận tuyệt đối, không thèm luyến tiếc bởi đã biết
nó
không có và chẳng bao giờ có, sống trong những cảnh ngộ hiện thực thì ý
nghĩa của
mỗi hành động tương quan với một cảnh ngộ trong sự giải phóng ra ngoài
cảnh ngộ,
giá trị của hành động không quy định bởi cái mù mịt của trống không.
Người ta
chẳng quyết định được tương lai để chứng thực hành động nhưng cũng
chẳng phải
người ta không có tương lai, tương lai sẽ đến bằng hành động của mình
cùng với
mọi kẻ khác và hành động ngoài ý nghĩa quy định bởi cảnh ngộ hiện thời
còn có một
ý nghĩa quy định bởi tương lai đã thành hình, quy định bởi kẻ khác, có
thể là
ngoài ý hướng của mình: ý nghĩa thứ nhất là ý nghĩa xã hội của hành
động; ý
nghĩa thứ hai là ý nghĩa lịch sử vậy. Camus thường thanh minh rằng ông
không phải
là một triết gia, đúng. Ông là một nhà văn luân lý kiểu Tây phương đó
vậy, cho
nên có gọi ông là nhà văn cổ điển ở thế kỷ XX cũng không phải là quá.
Khi ông
viết L’homme révolté, thuật
lại cuộc phiêu lưu ý thức của ông cũng là lúc chấm
dứt cuộc phiêu lưu ấy, những tác phẩm sau không mang thêm nhận thức nào
mới lạ,
chỉ củng cố cho một địa vị đã vững vàng trong các tủ sách của các bậc
trí thức
muốn học đòi theo ông, của các thư viện đại học rất bảo thủ, đưa ông
tới diễn
đàn Hàn lâm viện Thụy Điển nhận lấy vòng hào quang trao tặng đứa con
hoang đàng
trở về ngoan ngoãn dưới mái nhà đã có lần nó vùng vằng bất mãn bỏ đi.
Cái chết
bất ngờ nhốt luôn Camus vào quá khứ.
*
Ðây là cách đọc Camus, có
thể nói, trước
cú 11/9.
Vargas Llosa cũng chê Camus y
chang TTT, cho đến khi cú 11/9 giáng trúng ông, trong lần tranh cử tổng
thống,
hình như vậy, vì qua bài viết mà Gấu được đọc, ông chỉ nói sơ qua.
Nói rõ hơn,
chỉ một khi cái kiểu suy nghĩ, hoặc mi là CS hoặc mi phải Chống Cộng,
đã qua đi,
thì người ta mới đọc ra Camus.
Hai
mươi năm trước đây, Albert Camus là một tác giả thời thượng;
những kịch phẩm, tiểu luận và tiểu thuyết của ông giúp những người trẻ
tuổi,
sống. Vào lúc đó, bị ảnh hưởng Sartre, say mê những tư tưởng của ông
ta, tôi
đọc Camus mới ngán ngẩm làm sao, và nhiều khi còn bực bội về cái gọi là
chất
trữ tình làm ra vẻ trí thức của ông!
Sau đó, khi tác phẩm di cảo của ông, Sổ Ghi [Notebooks], được
xb, vào
năm 1962 và 1964, tôi bèn đi vài đường tạp ghi, bằng một giọng văn tầm
phào, bố
lếu bố láo, phiến diện, tôi chụp cho cái xác của ông một cái nón mầu
‘xám chưa
đủ xám’[a ‘premature greyness’]. Dựa vào thái độ của ông trước thảm
kịch
Algeria - một vị trí mà tôi thật sự chẳng hiểu cái chó gì, hò theo
những kẻ
thù, đối thủ của ông, không chịu đọc thẳng ông, tôi tự cho phép mình vẽ
ra một
hình ảnh tiếu lâm về ông, một kẻ công chính, một ông bình vôi, the lay
saint,
mà những đệ tử của ông để lên bệ thờ và cứ thế xì xụp!
Tôi đếch thèm đọc ông, cho mãi tới mấy tháng trước đây, may mắn làm
sao, trong
khi theo dõi một vụ khủng bố tấn công ở Lima [ở Sài Gòn, do tay khủng
bố VC nằm
vùng DH, cũng một đệ tử của ông, thực hiện! Hà, hà!]… . tôi lại mở ra Kẻ
Nổi
Loạn, một tiểu luận của ông về bạo động trong lịch sử mà tôi đã
quên mẹ nó
từ lâu (hay, chẳng bao giờ hiểu được).
Ui chao, đúng là một mặc khải.
Cú tìm tòi, nghiên cứu của ông về những nguồn gốc triết học của khủng
bố, món
quà quí báu [đặc sản Nam Bộ của đám VC nằm vùng đem đến cho dân Miền
Nam, trong
có Gấu, đã từng xơi hai trái mìn cờ lê mo của DH hoặc bạn của ông!] của
lịch sử
đương thời, làm cho tôi kinh ngạc đến mất hết cả hồn vía, vì cái sự
sáng suốt,
cái sự xác đáng nóng bỏng của nó, cùng với nó là những câu trả lời cho
những hồ
nghi và sợ hãi mà tôi cảm thấy, về thực tại đất nước tôi. Tôi sướng
điên lên,
khi khám phá ra rằng, một số những nan đề về chính trị, lịch sử và văn
hóa, của
riêng tôi, sau bao nhiêu lần vấp ngã, sa sẩy, té lên té xuống, sau cùng
đã đi
đến những kết luận, những giải đáp y chang của ông Camus!
Trong mấy tháng sau đó, do tôi cứ thế đọc đi đọc lại ông, sau bao bất
đồng
không thể tránh khỏi, cuối cùng tôi thấm đòn, gật gà gật gù chịu ông,
và biết
ơn ông.
Sau đây, tôi sẽ đi vài đường, về cái hình ảnh mới mẻ mà tôi nhìn ra ở
nơi ông.
Như
Camus viết: “Đời sống thì tự do cho mọi người và đúng là cho tất cả”
[“Life is
free for everyone and just for all”], một khi mà chúng ta đăng nhập vào
cuộc
chiến đấu này, và đeo đuổi nó cho tới khi chiến thắng, kệ mẹ ai nói gì
thì nói,
thù nghịch gì cũng kệ cha, thì khi đó, đọc đi đọc lại Camus, mới càng
thấy quí
giá vô vàn đối với chúng ta.
Người Gác Cổng
Lúc
ấy từ ngoài cổng lại nghe tiếng giầy của thằng bồ đi vào, lão Chà bị
mùi dầu
thơm làm choáng váng vẫn gục đầu trên ngực của con nhỏ, lão nói:
-
Em cứ nằm vậy và cho qua được nằm gần em vậy.
Thằng
bồ nhặt một thanh sắt cầm tay đứng giữa sân rình rập. Con nhỏ lắng tai
thấy
tiếng giầy im lặng, bất thình lình nó xô lão Chà vùng dậy, nhảy xuống
đất, ngã
chúi va đầu vào tường và la lên:
-
Anh ơi.
Nó
hốt hoảng chạy vội ra giữa sân ôm lấy thằng bồ. Thằng này hỏi:
-
Nó đâu?
Con
nhỏ chỉ tay về phía xe hơi nhưng níu tay thằng này lại, lắp bắp trong
hơi thở:
-
Không có gì hết, chưa có chuyện gì hết.
Thằng
này dằng tay ra xăm xăm bước tới, con nhỏ chạy theo níu kéo không được.
Lão Chà
vịn vào thành xe nhẩy xuống, té và đống dầu nhớt, thằng nhỏ cầm thanh
sắt đập
liên hồi, con nhỏ bưng mặt khóc. Thấy lão Chà chỉ còn thoi thóp, nó bảo
con nhỏ
cùng nó khiêng xác lão Chà để lên thùng xe. Con nhỏ thút thít nói:
-
Thôi chạy đi anh ơi.
Nó
quắc mắt dữ tợn bảo:
-
Đừng lôi thôi.
Đặt
lão Chà vào đúng chỗ nằm lúc trước của con nhỏ, nó đập bể ve dầu thơm ở
bên
cạnh, lột hết quần áo của lão liệng vào góc.
-
Anh làm gì vậy?
Nó
không đáp và truyền lệnh:
-
Cởi cái sú chiêng liệng vào đống quần áo đó.
Con
nhỏ còn ngần ngừ, nó bật tung nút áo và nắm tay dật đứt cái bao vú
liệng vô
đống đồ của lão Chà. Vừa lúc ấy lão Chà hồi tỉnh một vài giây, ngửi
thấy mình
nằm trên dầu thơm, thân thể trần truồng và con nhỏ đang nhìn xuống,
ngực nó
không cài trắng muốt. Rồi tiếng thanh sắt liệng xuống thành xi măng...
Thanh Tâm
Tuyền
Note: Truyện ngắn này, bây
giờ được đọc lại, hoá ra là Gấu nhớ lộn cái xen chót, như viết trong
bài về DNM:
Nói một cách
khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm
Mậu. Rượu
Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng
định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một
miền đất.
Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền
quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền
"khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động... Nguyễn
Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một
bên là
bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải
(Nguyễn Đình
Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng
Quên, truyện
ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả
Miền Nam,
thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ
tên, viết
về ông già gác dan, (gác ga-ra?) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng
bị gã con
trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã
thét cô bồ:
lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc tình
hối hả...
làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa
Ngục
(Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, về một già muốn làm con
ong hút
nhị từ cô gái.... Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra
văn. Ở
Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn
bà,
không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái
Sống đều
thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng
ở trước,
hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những
con người
đứng bên lề...
DNM
Nhìn
từ quan điểm đó, chúng
ta không thể nào coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà
văn tiểu
thuyết mới. Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý
thức sáng
suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang
manh nha
tan rã, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố
tìm một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo
đức
thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy
"tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với
những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa
mưa nắng
ở Miền Nam, trong khi chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.
Tiểu thuyết mới
ở Việt Nam
Thì cứ cho rằng,
thấy kẻ sang bắt quàng làm họ: TTT và Solz có một số điểm tương tự.
Một, là tính tiên tri: Solz đã từng biết trước, ông sống dai hơn chế độ
Xô Viết,
và sẽ trở về khi nó sụp đổ.
Solz cũng đã từng biết trước Mẽo sẽ cút, nhưng ông thêm vô: Miền Bắc sẽ
làm gỏi
Miền Nam.
TTT đã từng gật gù với thằng em, bên ly "cà phe", trong một con hẻm
Xóm Gà, gần nhà ông: Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng
này.
TTT không chịu nổi sự thỏa hiệp. Với ông, trắng là trắng, đen là đen.
Solz cũng vậy.
Nhưng với Solz, không phải vấn đề cá nhân: Ông loại ra khỏi đời ông, kẻ
nào bẩn,
tởm, không tin được, nhưng chỉ có cách đó, để giữ hồi nhớ những khủng
khiếp,
ghê rợn dưới thời Stalin, cho những thế hệ tương lai; với những người
không ưa
ông, thì coi đây nhằm che đậy sự phách lối ngông cuồng.
[TTT chẳng đã từng bị coi là kiêu căng, phách lối? NMG chẳng đã từng
viết, mang
tác phẩm đến tặng TTT, khi ông ghé nhà một người bạn, và khi ra về, TTT
đã vô
tình, sơ ý, hay cố ý, bỏ quên?]
[He banished from his life everyone whom he suspected of disloyalty,
including
the most insightful and trustworthy of his biographers, Michael
Scammell. For
Solzhenitsyn and his defenders it was the only way to preserve the
memory of
the horrors of Stalinism for future generations; for his detractors,
his civic
zeal was just a cover for megalomaniacal vanity].
[Khi ông xuất hiện trên chương trình Bouillon de Culture, 18
Tháng Chín,
1993 của TV Tây].
Thực
sự, trước 1975, TTT không phải
là một nhà thơ được nhiều người yêu mến.
Chính vì vậy, sự bàng hoàng, cơn chấn động ở hải ngoại, khi nghe tin
ông mất,
chỉ có thể giải thích: Chính sự tiết tháo, cương trực, không khoan
nhượng với cả
chính mình không kiếm cách làm cho mình được yêu mến... hay ngắn gọn,
chính cái
sự quá sạch của ông, lại trở thành niềm tin cho tất cả mọi người!
Và như thế, ông lại giống... Solzhenitsyn, ông này suốt một đời
khổ hạnh,
làm việc như trâu, không cho mình bất cứ một cơ hội nào bị sa ngã, bị
dụ dỗ...
bởi cái ác.
Solz cho rằng, chỉ có cách đó, để không bao giờ phản bội những người
bạn tù của
ông.
*
Về câu hỏi, tại sao đầy tù cải tạo lên phía Bắc, đã có một lần Gấu đưa
ra một
câu trả lời, khi đọc một số Granta.
Nay có câu trả lời đơn giản hơn của Shalamov:
Nature
simplifies itself as it heads toward the poles (and we head north now
because so many scores of thousands were doing so, as Stalin's rule
developed,
and as the camps crazily multiplied). Nature simplifies itself, and so
does
human discourse.
Thiên
nhiên tự giản tiện chính nó khi hướng về phía cực, (và chúng tôi, bây
giờ
hướng bắc, ấy là vì hàng hàng lớp lớp đã đang làm như thế, khi chế độ
Stalin
phát triển, khi nhà tù cứ khùng điên nở rộ, tăng trưởng lên mãi). Thiên
nhiên tự
giản tiện, và cũng vậy, cách ăn nói của con người cứ thế co lại.
Kolyma Tales
[Chuyện trại tù
Kolyma]
Giỗ Ðầu
Nghệ
Thuật Ðen
Đúng như Camus đã thú nhận
sở dĩ có sự phi lý là ở nơi con người
nhiều hơn ngoại vật, sự phi lý mà Camus mang trùm lên cho kiếp người
vĩnh viễn
chỉ có ở những người như Camus đã mất huyễn ảnh của tuyệt đối nhưng vẫn
không
ngừng luyến tiếc nó, sống giữa đời vẫn bị nó ám ảnh khiến cho thấy mọi
việc làm
ở đời đều vô ích luống công. Không muốn tự sát trong tư tưởng giống như
những
triết gia khác ở Tây phương tìm lối trở về với Tuyệt Đối do chính mình
phóng tưởng,
không phải là Thượng Đế cụ thể của tôn giáo, nhưng cũng không có can
đảm dứt bỏ
tuyệt đối trở về hẳn với đời sống thế tục, Camus đã chọn một bình diện
trung
gian giữa thế tục và Thiên Đường đã mất, đứng làm một kẻ Juste ở lưng chừng trời
cảm thông vào việc đời biết là chẳng đi đến đâu mà vẫn hành động, hành
động để
nhắc nhở đến một thế giới tuyệt đối mà chính Camus biết rõ là không thể
có, sự
phi lý nằm sỗ sàng trong thái độ của Camus đó vậy. Đứng ở bình diện
trung gian
– làm gạch nối giữa tuyệt đối hư vô và cuộc đời hiện thực – tất nhiên
sẽ nhìn
thấy kiếp người vĩnh viễn chỉ là một chuỗi hành động vô nghĩa; những kẻ
tìm được
cái thế giới tuyệt đối cho họ cũng không nhìn đời phi lý như thế, từ
trên cao ấy
họ có thể trông thấy cái ý nghĩa của kiếp sống qua những phản ảnh của
tuyệt đối
ở nơi ấy. Khi đã chối nhận tuyệt đối, không thèm luyến tiếc bởi đã biết
nó
không có và chẳng bao giờ có, sống trong những cảnh ngộ hiện thực thì ý
nghĩa của
mỗi hành động tương quan với một cảnh ngộ trong sự giải phóng ra ngoài
cảnh ngộ,
giá trị của hành động không quy định bởi cái mù mịt của trống không.
Người ta
chẳng quyết định được tương lai để chứng thực hành động nhưng cũng
chẳng phải
người ta không có tương lai, tương lai sẽ đến bằng hành động của mình
cùng với
mọi kẻ khác và hành động ngoài ý nghĩa quy định bởi cảnh ngộ hiện thời
còn có một
ý nghĩa quy định bởi tương lai đã thành hình, quy định bởi kẻ khác, có
thể là
ngoài ý hướng của mình: ý nghĩa thứ nhất là ý nghĩa xã hội của hành
động; ý
nghĩa thứ hai là ý nghĩa lịch sử vậy. Camus thường thanh minh rằng ông
không phải
là một triết gia, đúng. Ông là một nhà văn luân lý kiểu Tây phương đó
vậy, cho
nên có gọi ông là nhà văn cổ điển ở thế kỷ XX cũng không phải là quá.
Khi ông
viết L’homme révolté, thuật
lại cuộc phiêu lưu ý thức của ông cũng là lúc chấm
dứt cuộc phiêu lưu ấy, những tác phẩm sau không mang thêm nhận thức nào
mới lạ,
chỉ củng cố cho một địa vị đã vững vàng trong các tủ sách của các bậc
trí thức
muốn học đòi theo ông, của các thư viện đại học rất bảo thủ, đưa ông
tới diễn
đàn Hàn lâm viện Thụy Điển nhận lấy vòng hào quang trao tặng đứa con
hoang đàng
trở về ngoan ngoãn dưới mái nhà đã có lần nó vùng vằng bất mãn bỏ đi.
Cái chết
bất ngờ nhốt luôn Camus vào quá khứ.
Bếp Lửa trong Văn
Chương
Ui chao, mới đọc lại một tí, mà
thấy sướng điên lên được!
Gấu "1973" đây ư?
Muốn tìm một cách đọc khác
cho Bếp Lửa, có lẽ phải làm như Marx nói:
Giải phóng nó ra khỏi cái vỏ huyền hoặc, để tìm lại cái nhân thuần lý.
Ui chao, hoá ra hồi đó
đã "rành" Marx như thế này ư? Mà đọc câu
này ở đâu nhỉ
Hình
như từ Pour Marx của Althusser?
Nếu thế, có thể đếch phải Marx, mà Althusser phán, và sau này, khi hấp
hối, thú
nhận [trước bàn thờ], "chúng ta" đã phịa ra cả một nền triết học ảo
cho Marx!
Note:
Quả là từ Althusser, như trang “note”, tại trại tị nạn Thái Lan, cho
thấy. Cuốn Pour Marx này,
phải nhờ 1 em Ðầm làm việc tại Phái đoàn Pháp, ra Thư viện Pháp
tại Bangkok mượn giùm. Cái em Thái ở đó nói, mi là người độc giả đầu
tiên của nó!
Mới
lôi ra được mấy trang viết ở Trại. Ngày tới Thái Lan là 19.5.1990. Ðúng
Sinh nhật
[dởm?] của Bác H. Ghi vô hồ sơ Cao Uỷ trật đi 1 ngày: 20.5.1990.
Như
vậy Gấu sinh sau Bác 1 ngày.

La
dialectique chez Hegel est la tête en bas. Pour découvrir dans la gangue
mystique le noyau rationel, il faut la renverser.
Phê bình là
gì ?
Blog NL
Cuốn Essais
Critiques của Barthes, G đọc thời mới lớn, nhờ nó mà vượt… Sartre,
nghĩa là bỏ
qua liền tù tì được mấy cái câu hỏi vớ vỉn, viết là gì, viết cho ai,
viết làm cái
chó gì… v v… của ông.
Ðọc cùng thời
với những cuốn như Triết học nhập môn của Nguyễn Ðình Thi, với Duy vật
biện chứng
của Henri Lefèbvre…
Nhờ vậy mà đọc
ngay ra Bếp Lửa, được ông Chánh Tổng An Nam khen nức nở, khi ông đi 1
đường tưởng
niệm ông anh nhà thơ của GNV, lần ông đi xa.
Khi viết những
dòng về Bếp Lửa, [Bếp Lửa trong Văn Chương], so sánh trường hợp nó ra
đời, thành
công, cũng như thất bại của nó với trường hợp cuốn La Nausée của
Sartre, Gấu này
vẫn nghĩ mình là kẻ độc nhất nhìn ra điều này.
Phải đến khi
đọc bài tựa cho ấn bản tiếng Anh của cuốn “Không độ của cách viết”, của
Susan
Sontag, Gấu mới sững sờ, vì bà cũng nhìn ra điều này. (1)
Tuyệt thật. Ðúng
là trí nhớn, nhỏ gì cũng gặp nhau!
Phải nói là
bài học của Barthes quá tuyệt vời với riêng Gấu: Viết thế nào mới quan
trọng! Mấy
truyện ngắn đầu tay của Gấu quả là đã thực hiện được 1 phần nào giấc
mộng văn
chương của GNV: Trước đó, không Mít nào viết như thế.
Và, cả sau đó,
cũng chưa có ai viết được như thế!
Hà, hà!
[Cũng xin đi
1 đường tiểu chú, nhắn nhủ ở đây: Trang TV, dù thế nào đi chăng nữa,
vẫn chỉ là
1 trang nhà, chủ nhân của nó rất nhiều khi tự thổi hắn ta. Mấy vị không
ưa trò
này, xin mời đi chỗ khác chơi, để khỏi bực mình viết mail chửi
Gấu! Ða tạ!]
Ðừng có nghĩ
là Gấu này làm phách, láu cá chó…
Bởi vì cho đến nay, cõi
văn Mít vẫn
chết cứng vì những câu hỏi của Sartre! Chính vì những
“chói lọi”, sáng suốt ‘cực’, bước ngoặt lịch sử “vĩ đại”, chính vì thứ
văn
chương lạm dụng tu từ, thùng rỗng kêu to, nên Roland Barthes mới đề
nghị một
cách viết ở không độ, một thứ viết trung tính, một cách viết trắng của
Camus,
của Blanchot, hay của Cayrol, thí dụ vậy, hay cách viết nói [l'écriture
parlée]
của Queneau, và đây là chương hồi chót của một Đam mê viết, theo từng
bước với
sự tan hoang của ý thức trưởng giả [le dernier épisode d’une Passion de
l’écriture qui suit pas à pas le déchirement de la conscience
bourgeoise]. Roland
Barthes: Le Degré de l’écriture. Introduction.
*
Bản tiếng Anh của Độ
không của cách viết, có bài Tựa
của Susan Sontag, nhà
văn Mẽo, bà viết, địch thủ đặc thù, the specific adversary, của luận cứ
của Barthes,
là… Sartre. Đây là câu trả lời của Barthes nhắm vào tác phẩm Văn chương
là gì?
của Sartre (1). Bà đưa ra thêm một số chứng liệu về ngày tháng: Mặc dù Độ
không được xb năm 1953, những chương hồi của nó đã được in trong
nhật báo Chiến
Đấu vào năm 1947, cùng năm Sartre cho xb cuốn sách của ông. Chương
I của
Sartre, và phần thứ nhất, first section, cuốn Độ không có cùng
tít: Viết
là gì?
(1) "Mèo khen mèo dài đuôi", Gấu đã nhận ra điều này, khi viết về Bếp
Lửa của TTT. Bài Tựa của Susan Sontag viết năm 1968. Bài của Gấu, xuất
hiện sau bài viết của ST
chừng mấy
năm, đăng trên Tập San Văn Chương,
sau đăng lại trên Văn, số đặc biệt
về TTT,
1973:
Phải chăng cuốn Bếp Lửa cũng
gặp một “tao ngộ” ly kỳ
như cuốn La Nausée, Buồn Nôn, của Sartre? Sartre, suốt đời đam mê, theo
đuổi
cách mạng, vậy mà khi có dịp được "làm cách mạng", ông lại để lỡ:
Cuộc cách mạng văn chương ở Pháp, với những nhà văn như A.R. Grillet,
Butor,
những phê bình gia như Barthes, Genette…đã khởi đầu từ Buồn Nôn, từ
những điều
Sartre phát hiện nhưng lại vô tình bỏ qua.
*
Câu thơ, bài thơ mới, đọc
qua thấy ngay. Câu văn, cuốn truyện mới, khó
nhận ra
hơn. Người bình luận phải phân biện: mới so với cái gì, và mới ra sao.
Nhưng
điều cụ thể nhất lại là: người đọc đương thời có nhận ra nét mới ấy
không?
Thưa rằng có. Nhà văn Nguyễn Quốc Trụ, 1973, trên báo Văn, số đặc biệt
Thanh
Tâm Tuyền đã dẫn, có một bài viết căn cơ trình bày giá trị, nghệ thuật
và tính
chất súc tích của truyện Bếp lửa, 1957. Ông trích dẫn cặn kẽ nhiều văn
bản,
nhiều tham khảo, để lại một chứng từ chính xác.
Đặng Tiến viết
về sự ra đi của Thanh
Tâm Tuyền
Note:
Tks. NQT
Ghi chú:
Bài điểm
sách trên đây, đăng trên 1 tờ báo địa phương ở Los Angeles, thời gian
1998, đã đến với tác giả cuốn sách được điểm một cách thật là
bất ngờ,
và cũng thật là thú vị.
Một bữa, chuông điện thoại
reo. Điện thoại viễn liên, do tiếng reo khác với nội
địa.
Người
bên kia hỏi: Biết ai không? V. đây, còn nhớ không?
Hóa ra là một
cố nhân. Đã từng quen nhau những ngày còn Sài Gòn. Qua những con bài,
những
canh xì tẩy.
Anh hồi đó làm
ngành thuế vụ. Quen hầu hết đám viết lách, và đều qua con xì, con đầm.
Thế rồi có dịp
qua Mỹ, gặp lại.
Anh chìa ra bài điểm sách trên, cắt từ một tờ báo địa phương.
Hỏi báo nào, lắc đầu, nói không còn nhớ.
Cuối bài điểm
sách, cũng không thấy tên tác giả.
Đọc, rõ ra một cố nhân trong ngành nghề.
V.
cho biết, chính nhờ bài điểm
sách mà anh biết GNV đã thoát ra ngoài được, và sau đó, anh đã liên lạc
với
nhà xuất bản, và có được số phôn.
V. thú nhất,
là cảnh thằng bé bồi bàn gặp gỡ ông thầy, tại quán chả cá Thăng Long,
và sau đó
được ông thầy cho học miễn phí.
Quán sau đó
đổi thành snackbar Kon Kiti, dành riêng cho quân đội Mỹ khoái món đặc
sản -
không phải chả cá - ngay tại đầu cầu Sài Gòn.
NQT
For the
(sterile) old question: why write?
Marthe Robert's Kafka substitutes a
new question: how write? And this how exhausts the why: all at once the
impasse
is cleared, a truth appears. This is Kafka's truth, this is Kafka's
answer (to all
those who want to write): the being of literature is nothing, but its
technique.
Source
Ðối
với câu hỏi cũ mèm, khô cằn, hết còn đẻ đái, tại sao viết, Kafka
của MR thay bằng câu, viết thế nào, cái thế nào làm cạn
kiệt cái tại sao, liền lập tức, “cùng tắc thông”, 1 sự thực xuất hiện.
Ðó là sự
thực của Kafka, đó là câu trả lời của Kafka (cho tất cả những ai muốn
Dziết) [Viết
đọc giọng Nam Kít]: Cái hữu của văn chương đếch là cái đéo gì, ngoài kỹ
thuật
của nó!
Phải viết kiểu
"vô học" [1] như vậy, thì mấy đấng nhà văn Bắc Kít mới thông được!
(1) “Thái
Dúi” mail cho Gấu: Ông đúng là 1 tên vô học
Thái Du
Trương
May 30, 2010
Ông đúng là 1 kẻ vô học
Câu văn mặc
khải GNV đọc Marthe Robert, qua
Barthes, mở ra cõi văn của Những Ngày Ở Sài Gòn!
|