*

Tribute

























Đinh Cường

TƯỞNG NIỆM 5 NĂM NGÀY MẤT THANH TÂM TUYỀN
22.3.2006 – 22.3. 2011

Năm ngoái, 2010, TV đã đi loạt bài tưởng niệm 5 năm ngày mất TTT!

Ba Mươi Tháng Tư Đọc Thơ Thanh Tâm Tuyền

 

Đầu năm 78 ở Lào Kay lần đầu tiên nhận được thư nhà, biết tin anh đi xa. (Vợ tôi viết: "Bố nuôi của Thái đã về quê ngoại sống, không còn ở Sài Gòn nữa"), tôi như chợt tỉnh sau giấc hôn thụy. Bài Nhớ Thi Sĩ viết vào lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày gặp lại. Trong những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ anh.

Thanh Tâm Tuyền: Trong Đất Trời Nhau

Tưởng niệm Mai Thảo, tạp chí Thơ số Mùa Xuân 1998].

Bài nhớ thi sĩ

Nhớ Già Ung *

Gửi MT

Sáng nay thức giấc trong nhà giam

Anh nhớ những câu thơ viết thời trẻ

Bừng cháy trong lòng anh bấy lâu

u ám quạnh quẽ

Ánh lửa mênh mang buổi tình đầu

Mưa bụi rì rào

Gió náo nức mù tối

Trễ muộn mùa xuân trên miền cao

Đang lay thức rừng núi biên giới

Đã qua đã qua chuỗi ngày lạnh lẽo anh tự nhủ

Cũng qua cơn khô hạn khác thường

Tắt theo ngọn nắng chon von mê hoặc

đầu óc quái gở

Từng thiêu đốt anh trên đồi theo vào đêm

hành hạ anh đớn đau

Từ bao giờ anh đứng trân trối cô đơn

Hôn ám trời sơ khai nhìn qua song tù ngục

Hoang vu lời thơ ai reo hát cùng cỏ lá heo hút

Dẫn đưa anh về tận nẻo nguồn

chốn bình minh lẩn lút

(Bình minh bình minh anh kêu khẽ cảm động muốn khóc

Mai Mai xa Mai như hoa Mai về

tình thơ hôm nay)

Em, em có hay kẻ tội đồ biệt xứ

sớm nay về ngang cố quận

Xao xuyến ngây ngô hắn dọ hỏi bóng tối sâu thẳm

Đêm vây hãm lụn dần

Thủ thỉ mưa ru ngày khốn đốn

Em, soi bóng em hồn nhiên trên lối thời gian

Lặng lẽ anh gầy nhóm lửa tinh mơ đầm ấm.

Lào Kay 4/78

Vĩnh Phú 1/79

Thanh Tâm Tuyền, Thơ Ở Đâu Xa

 

Ghi chú của tác giả:
Già Ung: Giuseppe Ungaretti (1898-1970). Thi sĩ Ý.

Ghi chú của người sao lục:
Bài Nhớ Thi Sĩ của Thanh Tâm Tuyền, qua thi sĩ Nguyễn Hà Tuệ, còn là sĩ quan cải tạo, đã được nhạc sĩ Hồ Đăng Tín phổ nhạc, hát giữa bạn tù, tại trại Tân Lập K2.
Độc giả [Thính giả?] đầu tiên của bài thơ, là trại viên Nguyễn Chí Kham, như tác giả Nắng Hồng Phương Nam cho biết.
Trong đất trời nhau, là từ thơ Mai Thảo: Trong đất trời nhau mình vẫn gần. Biết tin anh đi xa, là để chỉ Mai Thảo đã vượt thoát. Quê ngoại là hải ngoại.
Hôn thụy, ngủ mê, như Gấu tôi được biết, là chữ của Tô Thuỳ Yên, khi chuyển từ "coma" [hôn mê] sang tiếng Việt. Trong một lần hai anh em ngồi Quán Chùa, TTT tâm đắc với từ này, và gật gù, 'luý' dịch từ này, hay thật!


*


*


*


5 năm TTT ra đi

Tại sao lại bỏ Hà Nội?’
“Tôi chán đây rồi. Sang bên ấy ở ẩn cho qua ngày.”
“Có chắc ẩn được hay không?”
“Không biết. Nhưng chắc được, ở ngay trong trường với các linh mục. Bên này nó nghi ngờ những liên lạc và hành vi của mình quá rồi.”
"Những liên lạc hành vi nào?” Đại hỏi ngạc nhiên.
“Một vài chỗ quen biết hoạt động nội thành, một vài chỗ các đảng phái khác, thư từ, sách đọc, công việc làm cũng đủ nó khó chịu, còn gì hơn?”
Tôi ngồi trên bực gạch. Đại trông thẳng mặt tôi nghiêm trang. Hắn móc túi lấy đưa cho xem một lá thư.
“Thư của người bạn ở chiến khu Trình Minh Thế.”
Tôi nhìn qua rồi trao trả Đại. Hắn vừa cất lá thư vừa nói:
“Tôi nghĩ rằng cho đến bây giờ không thể đi khác hơn được. Nó còn đúng. Mình còn phải nhắm mắt nhận lấy thân phận của giai cấp mình.”
Nó - Đại muốn nói về chủ nghĩa cộng sản. Tôi cầm lên cuốn sách của Đại để sang bên và trông vào tấm hình. Tôi nói:
“Tôi cũng nghĩ như thế nhưng tôi lại muốn nghĩ thêm chút nữa. Tôi không nghĩ đến thân phận giai cấp mình, tôi muốn nghĩ đến thân phận giai cấp khác, thân phận ngay chính giai cấp vô sản”
“Làm thế nào được khi đế quốc còn đủ nanh vuốt. Tôi không tin lực lượng thứ ba.”
“Tôi cũng không tin.”
Câu chuyện ngưng ở đấy như thường lệ.
Bếp Lửa

Chúng ta tự hỏi, cụm từ 'lực lượng thứ ba', chiến khu TMT, ở đâu ra?
Với Greene, tác giả Người Mỹ Trầm Lặng, là trên chiếc thuyền của Hùm Xám Bến Tre, trên đường về Sài Gòn.
Với TTT, tác giả Bếp Lửa

Mẩu đối thoại trên, ở Hà Nội.
Như thế chiến khu Trình Minh Thế, như được nhắc tới trong Bếp Lửa có lẽ chỉ là một cái tên phịa ra cho một vùng hậu phương, vùng kháng chiến, do Vẹm kiểm soát, so với vùng Tề?

Nhưng Trình Minh Thế, còn là một cái tên đại diện cho cái gọi là 'lực lượng thứ ba', trong Người Mỹ Trầm Lặng.

TMT là người, là đầu mối, để Pyle liên lạc. Theo Greene, TMT là người trách nhiệm vụ nổ bom trên đường Catinat. Mìn, thuốc nổ, Pyle cung cấp.
*
Ảnh hưởng của TMT là trung tâm điểm của cái cú tạo nên tác phẩm Người Mỹ Trầm Lặng. Ông là chất xúc tác làm bật ra những "nhiệm vụ đặc biệt" của Pyle. Greene xác nhận, cả trong giả tưởng lẫn không-giả tưởng, Xịa đã ngoéo tay với Thế, cung cấp cho Thế vật liệu thực hiện những hành động đen tối, ma quỉ. Điều này khiến Liebling của tờ Người Nữu Ước bực mình, "Có sự khác biệt giữa... gọi nhân vật không ưa, tuy rất nổi cộm của mình, là một tên khốn kiếp, với cái sự kết án anh ta là một kẻ sát nhân."
Greene, trong bức thư mở ra tác phẩm, nhắc tới sự kiện TMT bị bắn sau lưng, điều này cho thấy, có thể ông đã thay đổi cái nhìn đối với TMT.

Câu nói của Đại, và Tâm lập lại, "Tôi không tin lực lượng thứ ba", "Tôi cũng không tin", trong Người Mỹ Trầm Lặng cũng có, và cũng trong một cuộc đối thoại, giữa Pyle và Fowler. Anh già Hồng Mao nghi ngờ Pyle lậm nặng với Thế, cảnh cáo:
- Chúng tôi đám thực dân thuộc địa già, Pyle, chúng tôi cũng học được một tị, về thực tại, chúng tôi học được điều này, chớ đùa với diêm quẹt. Cái gọi là Lực Lượng Thứ Ba đó, nó bò ra từ một cuốn sách, không phải từ thực tại, Tướng Thế này chỉ là một tên tướng cướp với một vài ngàn đệ tử: ông ta không phải là một nhà dân chủ quốc gia....
-Tôi không hiểu anh định nói gì, Thomas...
-Ba cái xe đạp cài bom. Chúng là một trò tiếu lâm, ngay cả đã làm cụt giò một con người. Nhưng, Pyle, đừng tin những người như Thế. Họ làm gì được, trong cái việc kéo Đông Phương ra khỏi Chủ Nghĩa Cộng Sản. Chúng tôi rành mấy thứ đó quá mà.
-Chúng tôi?
-Đám thực dân thuộc địa cũ.
-Tôi lại nghĩ, anh không chọn bên.
-... Hãy mang Phượng về Mẽo. Quên Lực Lượng Thứ Ba đi.



*
**

Thơ Dịch của TTT

Note: Tks. NQT

I died for beauty, but was scarce
Adjusted in the tomb,
When one who died for truth was lain
In an adjoining room. 

He questioned softly why I failed?
"For beauty," I replied.
"And I for truth, -the two are one;
We brethren are," he said. 

And so, as kinsmen met a night,
We talked between the rooms,
Until the moss had reached our lips,
And covered up our names.

Tôi chết vì cái đẹp, nhưng thật khốn khổ

Tôi chết vì cái đẹp, nhưng thật khốn khổ
phải xoay sở sao cho vừa trong nấm mồ của mình
Khi một kẻ nào đó chết vì sự thực,
được đặt xuống phòng kế bên 

Anh ta nhẹ nhàng hỏi, tại sao tôi thất bại?
“Vì cái đẹp”, tôi trả lời.
“ Còn tôi thì vì sự thực - cả hai thì là một;
Như vậy hai đứa mình là anh em, đồng đạo, anh ta nói.

Và như thế đó, như hai bà con gặp nhau trong một đêm
Hai chúng trò chuyện giữa hai căn phòng
Cho tới khi rêu mọc tới môi
Và phủ lấp tên của chúng tôi

Note: Bài thơ G tưởng dễ nhá, nhưng, khi đọc 1 trang net cãi nhau búa xua về nó, mới tá hỏa!

Tuy nhiên, cái từ "chìa khoá" của bài thơ, là từ "thất bại", fail:

The ending is subtly prepared for with the question "why I failed?" The crucial word is "failed," rather than "died." Their deaths and any hopes of succeeding in their goals are futile. The moss covers their lips and their names on the grave marker; death has ended all communication and effectiveness. With this image Dickinson shows the powerlessness of the human condition and the relentless indifference of nature to human beings, who are obliterated at death. The speakers are never named; they are anonymous. Is it ironic that the only life in the poem is the moss? 

| Posted on 2005-12-12 | by Approved Guest

Bài thơ trên, thiển nghĩ, TTT chọn dịch vì nó có gì tương tự với bài thơ của Shakespeare, mà ông cũng đã từng dịch, ở đầu cuốn Một Chủ Nhật Khác.
Cái người nằm xuống vì cái đẹp là một nữ nhân, còn người “thất bại” vì sự thực kia, nam nhân.
Không thể chung phòng được, tuy cùng thất bại như nhau. Họ là bà con, là anh em, là đồng đạo, là vậy.
Chúng ta đọc bài thơ rồi đọc tiếp bài thơ sau đây, ở đầu MCNK, mới đúng là Song Kiếm Hợp Bích. 

Phượng Hoàng và Bồ Câu

Cái đẹp, sự thật, sự hiếm quí
Ân sủng rất mực giản dị
Táng tro cốt nơi đây. 

Cõi chết Phượng Hoàng nương náu
Và ngực Bồ Câu đoan trinh
Trong thiên thu an nghỉ. 

Không lưu truyền tông tích
Chẳng bởi tật nguyền
Vì chưng hôn phối thanh khiết. 

Vẻ thật không sao thật
Dáng đẹp phô, hão huyền
Sự thật cùng cái đẹp đã mai một. 

Trước quanh quách đôi linh điểu
Hằng chân thật hoặc mỹ miều
Vọng gửi khúc kinh cầu ngưỡng mộ.

Thanh Tâm Tuyền dịch 

The Phoenix and the Turtle

 

Beauty, truth, and rarity,
Grace in all simplicity,
Here enclosed'd in cinders lie 

Death is now the phoenix' nest,
And the turtle's royal breast
To eternity cloth rest, 

Leaving no posterity -
"Twas not their infirmity,
It was married chastity. 

Truth may seem but cannot be;
Beauty brag, but 'tis not she;
truth and beauty buried be.

 To this urn let those repair
That are either true or fair;
For those dead birds sigh a prayer.

William Shakespeare