*

Tribute




[13.3.1936 - 22.3.2006]
*
Giỗ đầu
5 năm
1
2
3
4
5

Thơ dịch

Tôi không còn cô độc
1
2

Chứng Từ TTT
























*


HÀ CẨM TÂM

TÌNH HƯ KHÔNG
MÀ THẬT NHƯ MÂY

*

Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền.

[Ghi chép 4]
Thảo Trường

        Vào những năm 1958-1961 tôi sống ở Huế. Từ thành phố tới chỗ tôi ở phải “qua một chiếc cầu lên một cái dốc”, căn nhà khoảng giữa Chùa Từ Đàm và Đàn Nam Giao, nơi đó, đêm đêm tôi viết những truyện ngắn, gửi cho ông Mai Thảo đăng trên tạp chí Sáng Tạo. Cũng vì có liên hệ như thế nên mỗi khi vào Sàigòn, tôi thường lui tới tòa soạn Sáng Tạo số 29 đường Ký Con, Quận 1,  ở đó tôi có dịp gặp các vị trong bộ biên tập do ông Mai Thảo giới thiệu như: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Doãn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế, Quách Thoại, Tô Thùy Yên và… Thanh Tâm Tuyền.
Trong bản tuyên ngôn “Văn nghệ là vận động biện chứng của hủy diệt và sáng tạo” của nhóm Sáng Tạo đưa ra chủ trương “Phủ nhận văn nghệ tiền chiến”, thì tôi nghĩ là không thể phủ nhận được, vì “văn nghệ tiền chiến” có vai trò và sứ mệnh đã hoàn thành của thời kỳ đó. Giá trị của “văn nghệ tiền chiến” đã ghi lại trong văn học sử Việt Nam. Chính thể cộng sản ở miền Bắc cũng đã từng có chủ trương xóa bỏ những giá trị “văn nghệ tiền chiến” nhưng họ đã không làm nổi, thì há gì nhóm Sáng Tạo là những người đã từ bỏ cái chính thể lầm lẫn đó di cư vào Miền Nam lại chủ trương “phủ nhận”?
Nhưng đối với tôi, các vị ấy đều đã để lại trong tôi những dấu ấn đặc biệt, bằng họa phẩm, thơ, truyện ngắn, tùy bút, hay biên khảo…
Thí dụ như: “Quán Cháo Lú” của Vũ Khắc Khoan, “Hạt Ba Dăng Của Niêm” của Mai Trung Tĩnh, “Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống” của Dương Nghiễm Mậu, “Cánh Đồng, Con Ngựa, Chuyến Tầu” của Tô Thùy Yên, “Dòng Sông Định Mệnh” của Doãn Quốc Sĩ, “Trắng Chiều” của Nguyễn Sĩ Tế, kịch bản “Bão Thời Đại” của Trần Lê Nguyễn… v…v… nhiều lắm.
Những thơ văn của các vị ấy đã kích thích tôi trong công việc sáng tác. Đọc những tác phẩm của họ tôi bèn muốn viết một cái gì đó của tôi.
Riêng với Thanh Tâm Tuyền, bài thơ Budapest mà tôi đọc được, đã trụ lại trong tôi suốt từ bấy đến nay. Biến cố bi thảm ở Budapest năm 1956 mà truyền thông khắp thế giới đã nói đến rất nhiều bằng những từ ngữ rất mạnh mẽ, thì nhà thơ của chúng ta đã chỉ dùng hình ảnh của đôi trẻ để mô tả cuộc đàn áp dã man tàn nhẫn đó. Mấy câu thơ giản dị đã gây xúc động và còn lại mãi trong lòng người thưởng ngoạn. Xin đừng hỏi tôi bài thơ ấy hay ở chỗ nào. Chịu. Xin chịu. Tôi không có may mắn được đào tạo về những lý sự thế nào là hay thế nào là không hay và điều đó cũng đã thành thói quen trong tôi. Cho nên tôi chỉ cần thấy được cái nào hay là đủ. Rồi về sau, nhiều lúc, nhiều nơi (kể cả ở nhà tù) tôi đã gặp nhiều người cũng rất thích bài thơ đó. Có ai đó đọc lên một câu liền có người khác phụ họa theo, chứng tỏ bài thơ rất phổ biến.

“Hãy cho tôi khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest

Hãy cho tôi chết bằng da em,
Dưới  dây xích chiến xa tội nghiệp…”

Tôi chợt nhớ tới bài khóc Xít ta lin. Người nghệ sĩ tự do chân chính khóc cho tình yêu bị thảm tử vì bạo lực đàn áp. Kẻ mưu đồ chính trị vật vã khóc tên đồ tể. Một bên “Hãy cho tôi khóc bằng mắt em, những cuộc tình duyên Budapest…”. Một đằng “Hỡi ôi! ông mất có trời đất không, thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười! Ông Xít ta lin ơi!...”
Sau này tôi có dịp gặp Thanh Tâm Tuyền thường xuyên ở nhật báo Tiền Tuyến. Hồi đó tôi đã chuyển về Saigon, có viết truyện dài “Bà Phi” và thỉnh thoảng “đi” một bài tạp ghi cho Ký giả Lô Răng. Thanh Tâm Tuyền cũng từ một đơn vị bộ binh chuyển về làm trong ban biên tập. Có một lúc Phan Lạc Phúc phải đi học tham mưu gì đó, Thanh Tâm Tuyền phải lãnh thêm cái mục tạp ghi và mỗi ngày ông phải “cầy” thêm một bài báo nữa, và tôi cũng lai rai mỗi tuần “đi” đỡ cho ông một quả. Ký giả Ba Tê [TTT] thay cho Ký giả Lô Răng. Dưới bài tôi viết, ông Ba Tê nói đùa, sao không ghi là “Hai Tê” [TT]. Nhưng tôi vẫn giữ cái bút hiệu Cơ Hảo đã dùng quen bên tuần báo Diều Hâu mục “Một Tuần Sấp Ngửa”.
Chữ  “sấp ngửa” cũng do Thanh Tâm Tuyền gợi ý cho tôi đặt tên mục phiếm luận này.
Chúng tôi gặp lại nhau trong trại tù rừng núi Âu Lâu, Yên Bái. Tôi từ trong Nam chuyển ra bằng tầu thủy, bằng xe lửa và xe vận tải mất gần mười ngày, đến trại ban đêm, sáng ra có họa sĩ Nguyễn Thuyên đến dẫn tôi sang lán kế bên gặp Thanh Tâm Tuyền. Chúng tôi cười xòa tập hút thuốc lào và tán gẫu chuyện đời. Thanh Tâm Tuyền  cho tôi một ít thuốc ký ninh chống sốt rét và căn dặn tôi phải hết sức phòng bệnh: muỗi rừng và nước độc! Trong khi ấy họa sĩ Nguyễn Thuyên lấy giấy và bút chì vẽ luôn cho tôi mấy bức chân dung ngay khi tôi ngồi trên sạp nứa chỗ ngủ của Thanh Tâm Tuyền.
Những bức vẽ này tôi đã cất giấu và sau đó tôi đã chuyền cho chị ruột tôi lên thăm đem về chuyển cho gia đình tôi ở Mỹ (đã in trong tập truyện Tiếng Cim Hót Trong Bụi Tre Gai).
Mấy năm sau ở Vĩnh Phú, nhưng mỗi người mỗi trại giam khác nhau, chỉ thỉnh thoảng có tin tức nhau qua những bạn tù. Tôi nhận được mấy câu thơ của Thanh Tâm Tuyền vịnh củ sắn sống. Thời gian này tù binh bị bỏ đói, sức tàn lực kiệt, nhiều anh em đã bị chết, chôn kín cả sườn đồi gần trại, cho nên có khi kiếm được củ sắn sống tù binh cũng dấu đi ăn cho dạ dày bớt thèm thuồng.
Lạ lắm, củ sắn bóc lớp vỏ ngoài để lộ ra một thân hình tròn lẳn, trắng tinh, trắng muốt, trắng như không có gì trắng thế, mịn như không có gì mịn thế, xinh đẹp như không có gì xinh đẹp thế, gợi cảm như không có gì gợi cảm thế, hấp dẫn như không có gì từng hấp dẫn đến thế… Nhưng sắn sống có nhiều độc tố, bập vào là say. Trắng trẻo, xinh đẹp, nõn nà… dễ làm cho anh hùng gục ngã! Loại sắn vỏ màu hồng nhạt (gọi là sắn tầu) thì còn có thể nhưng phải ngâm nước rồi luộc kỹ thải chất độc ra mới có thể ăn được, nhưng loại sắn kỹ nghệ vỏ trắng (chắc là sắn…mỹ) thì tuyệt đối không ăn được.
Say sắn cũng lắm chuyện kinh hoàng. Ăn vào chỉ ít phút sau là ói mửa ra “mật xanh mật vàng”, tiêu chảy, người sẽ gầy rộc đi, mắt sâu hoắm. Cũng không đến nỗi chết ngay, nhưng từ đó mất sức dễ bị các chứng bệnh hiểm nghèo. Tôi đã thấy một ông trung tá liên đoàn trưởng biệt động quân, cùng khóa 6 sĩ quan trừ bị với tôi đã bỏ mình vì say sắn ở K1 Vĩnh Phú.
Núi rừng Việt Bắc còn có nấm độc, trái vải guốc, cũng gây ngộ độc chết người. Ăn nhầm mấy thứ này người ta thường vặt một nắm lá nhớt như lá khoai lang bỏ miệng nhai nuốt tí nước cho buồn nôn tống ra hết những thứ trong dạ dày để giảm thiểu chất độc trong người.
Củ sắn ghê gớm. Nó bao vây trùng trùng điệp điệp các trại tù. Nó chất chứa trong các kho nhà bếp dưới dạng sắn sống, sắn khô (còn gọi là sắn nút chai), sắn “dui” (không rõ ý nghĩa cái tên này). Nó bám trụ trong bao tử, trong cơ thể tù binh. Không ăn nó thì đói, nuốt nó vào thực quản nóng ran và dưới hai màng tang mỗi tù binh nổi lên hai cục trông như hai cái bứu nhỏ, hai cái bứu này chỉ mất đi sau cả tháng không ăn sắn nữa. Hàng triệu tù binh miền nam, kẻ nào lỡ sống sót sau tù đày, ít ra cũng phải hội nhập chung vào với cả một thế hệ còi cọc miền bắc, để công cuộc thống nhất đất nước mang trọn vẹn ý nghĩa của nó! Trước cái đói ngơ ngác chết người đang đe dọa và hình tượng củ sắn chiến lược xã hội chủ nghĩa “vĩ mô” như thế, nhưng thi sĩ của chúng ta vẫn bình thản mô tả nó một cách lạnh lùng, có pha chút lãng mạn bỡn cợt:

“Thoát xiêm y, trắng nõn nà,
Lửa lòng bốc cháy ai mà chẳng say”…
*
Năm 1993 tôi tới Mỹ, Thanh Tâm Tuyền từ Minnesota gửi tặng tôi tập thơ “Thơ Ở Đâu Xa”, chúng tôi có vài lần nói chuyện với nhau qua điện thoại, và mỗi khi in được một tập truyện tôi cũng đều gửi tặng Thanh Tâm Tuyền, nhưng suốt mười mấy năm nay chúng tôi chưa được gặp lại nhau lần nào. Nay nghe tin nhà thơ đã ra đi, cũng chẳng phải bất ngờ vì đó là điều tất nhiên cho tất cả mọi người, vả lại chúng tôi cũng đã thất thập, Thanh Tâm Tuyền còn lớn hơn tôi 1 tuổi, nhưng tin nhà thơ mà mình quí trọng đã vĩnh viễn từ giã cõi đời cũng làm cho tôi ngậm ngùi khôn tả.
Thanh Tâm Tuyền là người điềm đạm, trầm ngâm, ít nói, khi nói thì nói chậm rãi. Tôi và ông chưa hề bao giờ “mày tao”, chỉ đôi lần vui chuyện ông dùng chữ “cậu cậu tớ tớ” là đã thân thiết lắm rồi. Khi nói chuyện cũng như  khi viết, Thanh Tâm Tuyền dùng chữ rất chuẩn xác. Tôi chưa thấy bao giờ ông hô hoán hay dùng những chữ kích động, nhưng cách nói bình thản của ông lại đem đến những hình ảnh gợi cảm.
Thơ văn của Thanh Tâm Tuyền đã xuất bản phổ biến, nhưng hình như câu thơ vịnh củ sắn thì tôi chưa thấy in trong tác phẩm nào của ông.
Tôi nghĩ chế độ cộng sản chỉ giam giữ và bỏ đói được ông đại úy Dzư văn Tâm, họ không, và không bao giờ, bỏ tù được thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Thi sĩ đã nhìn củ sắn độc trồng lền khên khắp núi đồi xung quanh trại giam bằng cái nhìn của ca dao, bằng cái nhìn của thi ca, bằng cái nhìn riêng của thi sĩ, mà không anh cai tù cộng sản nào nhìn thấy được. Cộng sản ở Liên Xô, cộng sản ở Budapest, cộng sản ở Âu lâu - Vĩnh phú, hay cộng sản ở bộ chính trị…  chẳng thể làm gì được thi sĩ .
Họ cũng không được phép xách dép cho nhà thơ tự do.
Vậy. Hôm nay. Chúng ta họp mặt ở đây để tỏ lòng quí trọng  thi sĩ của chúng ta                                                                                

Thảo Trường
*

Bài của Thảo Trường về TTT có chi tiết sai: "Quán cháo lú" là truyện của Lê Văn Siêu in trên ST số 1, chứ không phải của Vũ Khắc Khoan.
NL .
Tks.
TT/NQT
*

Ngoài ông Đặng Tiến, có chị Thụy Khuê đã viết về "Cấu trúc thơ Thanh Tâm Tuyền", nhưng những ý tưởng cuả GNV thì khác hai người trên, ông nói về chất "nam tính", những "dự cảm" tai ương hay "báo bão" cho một sự sụp đổ... rất hay và rất đúng (theo cách nhìn của … [tôi]. Cũng như có độc giả đã cho rằng họ cảm ra được cái dự cảm, báo bão cho một toàn cầu hoá trong "Amers" của St. John Perse. Đó không chỉ là tài hoa văn chương, mà còn là cái tầm nhìn, cái mũi của loài... "cô độc" (chẳng biết dùng từ gì, nên tôi phang đại vậy), như Xuân Diệu "nghếch mũi lên trên trăm triệu năm / thở lại những mùa xuân cũ" chơi, những khi ông ta quá oải (tôi đoán mò vậy)…
[...]

Sau này, khi có ai học thơ TTT, muốn trích dẫn ông, họ không có nguồn để dẫn. Sách là nguồn dẫn, không ai lại nói "theo ông GNV ở trang web Tin Văn (nay đã không còn), Thanh Tâm Tuyền là một cánh chim báo bão", ví dụ.
*
Tks. NQT

5 năm TTT ra đi
(22.3.2006-22.3.2010)

Lúc này, tôi nhắc đến Thạch, Ðồng, An, Liên, và Nga là những nhân vật trong cuốn Ung Thư. Và, trong Ung Thư có một chi tiết thật cảm động, tôi rất thích đó là bối cảnh Hà Nội trong cơn hấp hối, thành phố sắp tan rã, suốt đêm Thạch đi tìm Liên khắp Hà Nội, nhưng không có nàng, sau đó anh trở về lại con hẻm cũ nơi có nhà nàng ở, đứng đầu hẻm với nỗi nhớ người yêu Thạch bụm tay lên miệng cất tiếng hú gọi tên Liên... Liên... Liên, tiếng hú vang dội đã làm bầy chó rống lên, sủa ran cả một khu phố. Tôi gợi lại chi tiết nhớ được đó, anh Tâm mỉm cười nhìn qua tôi, tôi đọc được ở trong cặp mắt anh một niềm vui rất thơ trẻ.
NCK: Tưởng nhớ TTT
*

Trong Những Ngày Ở Sài Gòn, tập truyện xb trưóc 1975, có một xen, anh học trò, là Gấu Nhà Văn sau này, trước khi bỏ vào Nam, mò về làng, đứng bên này sông, cất tiếng hú, làm sóng sông Hồng nổi lên cuồn cuộn, rồi sau đó lừng lững, khốc liệt về lại Hà Nội, lên tầu hỏa, xuống Hải Phòng, lên tầu há mồm…
Trong Cõi Khác, cũng có xen, Gấu Nhà Văn đang cas trực đêm, hạ san, lấy xe Honda, phóng vô Chợ Lớn, đến con hẻm nhà cô bạn…

Nhiều lần tới nhà khi đã quá khuya, trong nhà đèn đã tắt, tất cả chắc đã yên ngủ từ lâu: Hoặc hết sức muốn gặp. Muốn nhìn thấy bóng dáng. Nghe tiếng chân di động. Tiếng lách cách mở cửa. Rồi tiếng nói, tiếng nói... Muốn liều lĩnh đập cửa ầm ầm. Bắt buộc cô hốt hoảng trở dậy, vội vã bật đèn, vội vã mở cửa. Bắt buộc cô phải nghe, phải nói, phải gật đầu ưng thuận, trong khi không có thì giờ để phân vân, cân nhắc...
Hoặc không hề có ý định gặp. Không hề trông mong cô sẽ giúp đỡ, thông cảm... Đứng yên lặng trước mái hiên hàng giờ, nghe tiếng chuột chạy trên đám lá khô, tiếng mèo kêu thảm thiết trên mái ngói, chờ cơn cuồng nộ vô ích tàn lụi dần rồi thất thểu rời con ngõ.
*
Không hiểu, có ‘mô phỏng’ TTT hay không?

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, cả hai xen, trong truyện của Gấu Nhà Văn, đều là những sự kiện thực. Xen về quê, cất tiếng hú Sư Tử Hống, là thuổng sự kiện thực, của Phạm Năng Cẩn, một trong Thất Hiền. Anh về quê tính gặp mẹ, trước khi bỏ vô Nam, nhưng không đủ can đảm gặp, và nếu gặp, thì hết dám bỏ đi.
Còn xen thứ nhì, xẩy ra dài dài, những ngày quen cô bạn.

*
Nói một cách khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền đất. Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền "khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động... Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải (Nguyễn Đình Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng Quên, truyện ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả Miền Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ tên, viết về ông già gác dan, (gác ga-ra?) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng bị gã con trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã thét cô bồ: lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc tình hối hả... làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa Ngục (Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, về một già muốn làm con ong hút nhị từ cô gái.... Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn bà, không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng ở trước, hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những con người đứng bên lề...
DNM
*

Subject: Re: Chuc Mung Nam Moi
Date: Sun, 21 Jan 2001 16:24:20
From:
To:
Chuc vo chong Tru mot nam moi nhu y.
Tam
T.B. Dung pho bien dia chi nay cho ai khac. Cung chuyen loi dan nay den NTV
ho toi. Cam on.

>From:
>To:
>Subject: Chuc Mung Nam Moi
>Date: Sun, 21 Jan 2001 10:50:26 -0500
>
Anh Tam: Nhan dip nam moi, tui em kinh chuc anh chi va gia dinh moi dieu
>nhu y, cho em gui loi chuc toi cu va Chat; bai dich Gao cua NTV em dang
>danh may lai, se chuyen anh sau,
>Kinh,
>Nguyen Quoc Tru

Note: Mail của ông anh nhà thơ


*

Hồ sơ
Thanh Tâm Tuyền
*

Lúc này, tôi nhắc đến Thạch, Ðồng, An, Liên, và Nga là những nhân vật trong cuốn Ung Thư. Và, trong Ung Thư có một chi tiết thật cảm động, tôi rất thích đó là bối cảnh Hà Nội trong cơn hấp hối, thành phố sắp tan rã, suốt đêm Thạch đi tìm Liên khắp Hà Nội, nhưng không có nàng, sau đó anh trở về lại con hẻm cũ nơi có nhà nàng ở, đứng đầu hẻm với nỗi nhớ người yêu Thạch bụm tay lên miệng cất tiếng hú gọi tên Liên... Liên... Liên, tiếng hú vang dội đã làm bầy chó rống lên, sủa ran cả một khu phố. Tôi gợi lại chi tiết nhớ được đó, anh Tâm mỉm cười nhìn qua tôi, tôi đọc được ở trong cặp mắt anh một niềm vui rất thơ trẻ.

NCK: Tưởng nhớ TTT

*

Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới

Nguyễn Lương Vỵ

Tại sao lại bỏ Hà Nội?’
“Tôi chán đây rồi. Sang bên ấy ở ẩn cho qua ngày.”
“Có chắc ẩn được hay không?”
“Không biết. Nhưng chắc được, ở ngay trong trường với các linh mục. Bên này nó nghi ngờ những liên lạc và hành vi của mình quá rồi.”
"Những liên lạc hành vi nào?” Đại hỏi ngạc nhiên.
“Một vài chỗ quen biết hoạt động nội thành, một vài chỗ các đảng phái khác, thư từ, sách đọc, công việc làm cũng đủ nó khó chịu, còn gì hơn?”
Tôi ngồi trên bực gạch. Đại trông thẳng mặt tôi nghiêm trang. Hắn móc túi lấy đưa cho xem một lá thư.
“Thư của người bạn ở chiến khu Trình Minh Thế.”
Tôi nhìn qua rồi trao trả Đại. Hắn vừa cất lá thư vừa nói:
“Tôi nghĩ rằng cho đến bây giờ không thể đi khác hơn được. Nó còn đúng. Mình còn phải nhắm mắt nhận lấy thân phận của giai cấp mình.”
Nó - Đại muốn nói về chủ nghĩa cộng sản. Tôi cầm lên cuốn sách của Đại để sang bên và trông vào tấm hình. Tôi nói:
“Tôi cũng nghĩ như thế nhưng tôi lại muốn nghĩ thêm chút nữa. Tôi không nghĩ đến thân phận giai cấp mình, tôi muốn nghĩ đến thân phận giai cấp khác, thân phận ngay chính giai cấp vô sản”
“Làm thế nào được khi đế quốc còn đủ nanh vuốt. Tôi không tin lực lượng thứ ba.”
“Tôi cũng không tin.”
Câu chuyện ngưng ở đấy như thường lệ.
Bếp Lửa

Chúng ta tự hỏi, cụm từ 'lực lượng thứ ba', chiến khu TMT, ở đâu ra?
Với Greene, tác giả Người Mỹ Trầm Lặng, là trên chiếc thuyền của Hùm Xám Bến Tre, trên đường về Sài Gòn.
Với TTT, tác giả Bếp Lửa? 

Mẩu đối thoại trên, ở Hà Nội.
Như thế chiến khu Trình Minh Thế, như được nhắc tới trong Bếp Lửa  có lẽ chỉ là một cái tên phịa ra cho một vùng hậu phương, vùng kháng chiến, do Vẹm kiểm soát,  so với vùng Tề?

Nhưng Trình Minh Thế, còn là một cái tên đại diện cho cái gọi là 'lực lượng thứ ba', trong Người Mỹ Trầm Lặng.

TMT là người, là đầu mối, để Pyle liên lạc. Theo Greene, TMT là người trách nhiệm vụ nổ bom trên đường Catinat. Mìn, thuốc nổ, Pyle cung cấp.
*
Ảnh hưởng của TMT là trung tâm điểm của cái cú tạo nên tác phẩm Người Mỹ Trầm Lặng. Ông là chất xúc tác làm bật ra những "nhiệm vụ đặc biệt" của Pyle. Greene xác nhận, cả trong giả tưởng lẫn không-giả tưởng, Xịa đã ngoéo tay với Thế, cung cấp cho Thế vật liệu thực hiện những hành động đen tối, ma quỉ. Điều này khiến Liebling của tờ Người Nữu Ước bực mình, "Có sự khác biệt giữa... gọi nhân vật không ưa, tuy rất nổi cộm của mình, là một tên khốn kiếp, với cái sự kết án anh ta là một kẻ sát nhân."
Greene, trong bức thư mở ra tác phẩm, nhắc tới sự kiện TMT bị bắn sau lưng, điều này cho thấy, có thể ông đã thay đổi cái nhìn đối với TMT.

Câu nói của Đại, và Tâm lập lại, "Tôi không tin lực lượng thứ ba", "Tôi cũng không tin", trong Người Mỹ Trầm Lặng cũng có, và cũng trong một cuộc đối thoại, giữa Pyle và Fowler. Anh già Hồng Mao nghi ngờ Pyle lậm nặng với Thế, cảnh cáo:
- Chúng tôi đám thực dân thuộc địa già, Pyle, chúng tôi cũng học được một tị, về thực tại, chúng tôi học được điều này, chớ đùa với diêm quẹt. Cái gọi là Lực Lượng Thứ Ba đó, nó bò ra từ một cuốn sách, không phải từ thực tại, Tướng Thế này chỉ là một tên tướng cướp với một vài ngàn đệ tử: ông ta không phải là một nhà dân chủ quốc gia....
-Tôi không hiểu anh định nói gì, Thomas...
-Ba cái xe đạp cài bom. Chúng là một trò tiếu lâm, ngay cả đã làm cụt giò một con người. Nhưng, Pyle, đừng tin những người như Thế. Họ làm gì được, trong cái việc kéo Đông Phương ra khỏi Chủ Nghĩa Cộng Sản. Chúng tôi rành mấy thứ đó quá mà.
-Chúng tôi?
-Đám thực dân thuộc địa cũ
-Tôi lại nghĩ, anh không chọn bên.
-... Hãy mang Phượng về Mẽo. Quên Lực Lượng Thứ Ba đi.
*
Chính trong cái bầu khí xám xịt đó, là Sài Gòn thập niên 1950, mà cuộc tình tay ba, trong Người Mỹ Trầm Lặng, với ba đỉnh của nó, được mở ra: tính dễ bị mua chuộc, mà cũng rất ư là thành thực, không mầu mè, của một cô Phượng [với giấc mơ lấy chồng Mẽo, làm dâu Mẽo, hay tệ hại hơn, làm dâu Đài Loan, Đại Hàn… như những cô Phượng hiện nay ở Việt Nam…], tính dãn ra, chẳng còn muốn vướng vào những vấn đề của một xứ xở thuộc địa như Việt Nam, của anh mũi lõ già nghiền thuốc phiện, là Fowler, và sự ngây thơ của một anh Mẽo trẻ tuổi đẹp trai, thiện nguyện viên, hay cố vấn Pyle! Đúng là một tam giác lý tưởng để dựng nên một cuốn tiểu thuyết lý tưởng! Nó làm cho Zadie Smith [trên tờ Guardian] nhớ tới trò chơi “jack straw”, trong đó mỗi người chơi, tới lượt mình, rút một cọng rơm mà không được đụng những cọng rơm còn lại. Tài nghệ của tiểu thuyết gia ở đây, là làm sao cân bằng cả ba, bắt từng nhân vật đối diện với chính mình, và với hai kẻ kia, trong tấn trò đời, với tất cả những lên voi xuống chó, những hy vọng, những thất bại - và nhất là, phải làm sao cho độc giả đừng trông mong có được một nhận định, đánh giá sau cùng, khi gấp sách lại, [và thở phào, rằng, việc đọc của ta như vậy là xong!]. Greene không thích những độc giả của ông có được sự hài lòng, thoải mái, theo nghĩa này: “Khi chúng ta không chắc chắn, như vậy là chúng ta vưỡn còn sống!” 

Trường hợp Người Mỹ Trầm Lặng, bầu khí mang chất đạo hạnh trong đó được xây dựng từ từng mỗi viên gạch của nó, như Zadie Smith đã nói tới, về một hệ thống đạo đức được so đo đong đếm đến từng chi tiết. Nó làm Zadie Smith nhớ tới Henry James trong tác phẩm Những Người Âu Châu, nhưng có khác, với Greene, câu chuyện không xẩy ra ở trong một căn phòng, mà là ở trận địa. Có gì là chắc chắn khi lọt vào một trận địa. Độc giả, như Greene, bị đẩy vào trong những cuộc tranh chấp dơ dáy, bẩn thỉu, tởm lợm nhất của thế kỷ, thí dụ như cuộc chiến Việt Nam, và rất nhiều cuộc chiến khác, một khi con người vẫn cứ lăn xả vào nhau, chém giết nhau, cho dù những “nghĩa cả” đã trở nên tối mò mò, chẳng ai còn tin tưởng vào chúng nữa. Những nhân vật của Greene làm bật ra sự bất toàn, tính không thể nào xác định được, của cái gọi là đạo đức, đạo hạnh, sự lẫn lộn, chẳng biết đàng nào mà lần, một khi con người sống ở trong một cuộc chiến không [làm sao] chấm dứt. Nhưng, cho dù vậy, tại Việt Nam, trong Người Mỹ Trầm Lặng, Phượng và tay phóng viên Fowler đã tìm được nhau, đúng là một sự chúc phúc, quá mức mong đợi ít ra là đối với Fowler. Đây đúng là một sự cứu nguy vào phút chót, sắp sửa chìm lỉm thì vớ được sợi thừng cứu mạng!
“Tôi là một kẻ có niềm tin lớn lao vào Lò Luyện Ngục”, Greene đã từng trả lời như vậy, trong một cuộc phỏng vấn. “Lò Luyện Ngục, với tôi, là có ý nghĩa…. một khi bị ném vào đó, con người có ấn tượng về sự du di, chuyển động. Tôi không thể nào tin vào Thiên Đàng. Mọi người cứ ỳ ra, ở đó. Đâu còn có điều gì để mà làm nữa!”
*
Ở Lò Luyện Ngục đó - ở cuộc chiến Việt Nam đó – Fowler vô trước, sau tới anh chàng thiện nguyện, cố vấn Mẽo, đẹp trai, trẻ măng. Anh này tin vào Thiên Đàng. Anh ta tới, được trang bị bằng cả một tự sự lớn [a great narrative], về Việt Nam. Anh ta sẽ bắt ép Việt Nam phải “thích hợp” với nó – Tiền Đồn Chống Cộng cho cả một trái đất sẽ không còn Cộng Sản nữa, thí dụ vậy. Anh ta có một câu chuyện của anh ta về Fowler, và ngược lại, Fowler cũng có một câu chuyện riêng của mình, về tên thực dân mới ngu si đần độn, cứ tưởng mình sẽ đem tự do dân chủ theo kiểu Mẽo đến cho thuộc địa cũ của Tây, và đây là giọng kể chính của cuốn tiểu thuyết. Cả hai tay này lại có những câu chuyện của riêng của họ về Phượng. Chẳng có một câu chuyện nào tin được. Chúng đều được dựng lên, theo yêu cầu của từng cá nhân, cho hợp với vai trò của mình. Greene hiểu rất rõ, những toan tính vị kỷ, nằm nơi đáy sâu con người, sẽ đẩy con người đi tới đâu. Ở trong Người Mỹ Trầm Lặng, những toan tính cá nhân này được hiện rõ ra, trên cái nền chính trị, và cùng với nó, là một xứ sở. Qua Phượng, người đọc cảm thấy, đây là một người đàn bà thực, đang hít thở không khí, không phải là một ý tưởng về một người đàn bà mà Pyle đang chôm từ Fowler.
Gừng càng già càng cay, càng ngày, tính ngây thơ ngốc ngếch, mù tịt về thế giới của anh chàng cố vấn Mẽo Pyle càng nổi lên cùng với cuốn truyện, kể từ khi được xuất bản, đúng như Fowler cảnh cáo anh ta:
“Tôi cầu mong Chúa làm cho anh hiểu được những gì anh đang làm ở đây. Ôi, tôi hiểu rất rõ, những nguyên nhân, những mục đích, những ý hướng tốt đẹp của anh.  Chúng luôn luôn tốt… Tôi chỉ mong, đôi khi anh có được một vài ý hướng xấu, có lẽ anh sẽ hiểu thêm được một tí, về thế thái nhân tình, về con người. Điều này áp dụng luôn cho cả cái xứ Mẽo của anh đấy, Pyle ạ.”
Nhưng theo Zadie Smith [Guardian], Pyle không chịu học. Sau cùng, anh ta cho rằng, niềm tin quan trọng hơn hoà bình, tư tưởng sống động hơn con người. Sự ngây thơ của anh ta, trên bình diện thế giới, chẳng khác gì một thứ chính thống giáo [fundamentalism]. Đọc lại cuốn truyện càng củng cố thêm lên nỗi sợ của  Zadie Simith, về tất cả những me-xừ Pyle trên toàn thế giới. Họ đâu có muốn làm cho chúng ta bị thương tổn. Chúng tôi tới với bạn là do thiện ý, do niềm tin, cơ mà? Nhưng chính những me-xừ Pyle này làm chúng ta đau khổ, làm thương tổn chúng ta. Thành quả lớn lao của Greene ở trong Người Mỹ Trầm Lặng, là cho tên già đểu giả, Fowler, nhân danh “nghĩa cả”, khi chỉ vào đống xác người mà Pyle coi, đó chỉ là biểu tượng. Fowler, và những người như anh ta, đều lý tưởng quá đủ, để mà chứng minh rằng, trên trái đất này, chẳng có một lý tưởng nào xứng đáng để mà lăn xả vào nhau, chém giết lẫn nhau,  vì nó. Khi Pyle hỏi Fowler, như vậy, anh tin vào điều chi, “Tôi tin, tin chứ. Tôi tin, mình đang tựa lưng vô tường, và có một họng súng ở đằng kia kìa”. Pyle lắc đầu: “Tôi đâu tính hỏi bạn như vậy”.
Nhưng tác phẩm của Greene là đúng như vậy đó. Ông mang tới cho người đọc, một hy vọng, thứ hy vọng mà một người quan sát viên dán mắt vào sự kiện đem lại cho chúng ta. Theo nghĩa đó, Greene là tay ký giả bậc thầy. Ông dâng hiến cho chúng ta những chi tiết, và những chi tiết chính chúng, sẽ chiến đấu, trong một cuộc chiến đấu nhằm chống lại những thùng rỗng kêu to, nói rõ hơn, những ý nghĩ, tư tuởng lớn lao, nhưng vô ngã, vô vị, vô hình, vô ảnh, như của Pyle.
Ruth Franklin trên tờ Người Nữu Ước, tìm ra, Thượng Đế là ở trong những chi tiết, ngược hẳn với Zadie Smith, trên tờ Guardian, bà thấy Ma Quỉ ở trong những chi tiết, khi đọc Greene. Nhưng bà thêm vô, cứu chuộc cũng là từ đó.
Và có thể, đó cũng là của Greene, như ông từng có lần cầu nguyện, “Một vài người trong chúng ta có thiên hướng tin yêu Chúa. Một vài người khác, có thiên hướng tin yêu con người. Cầu xin làm sao thiên hướng của tôi đừng bị phí phạm”.
Cầu sao được vậy.
Nó quả đã không bị phí phạm.

*
Theo Gấu, Greene viết Người Mỹ Trầm Lặng, là khi tóm được password ‘lực lượng thứ ba’, qua miệng tên Xịa. Nhưng khi gặp Phượng, và lấy tên nàng làm tên nhân vật chính, Greene, ở đây, cầu mong một điều tốt lành, khi cuộc chiến chấm dứt, y chang giấc mơ của Bác Hồ, về một căn nhà Mít to lớn hơn, đàng hoàng hơn. (1)
Phượng, là phượng hoàng, loài chím tái sinh từ tro than.
Đó là giấc đại mộng của Mít.
Không được như vậy, là do đâu?

(1)
Phượng, tên một nhân vật trong phim gián điệp "Người Mỹ trầm lặng", bị một số báo chí Việt ngữ viết sai là Phương, trong khi chính tác giả đã giải thích ở trong truyện, đây là tên một loài chim quí, phượng hoàng.

 "Phuong," I said – which means Phoenix, but nothing nowadays is fabulous and nothing rises from its ashes. "Phượng", tôi nói, "Phượng có nghĩa là Phượng hoàng, nhưng những ngày này chẳng có chi là huyền hoặc, và chẳng có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim đó"

Câu văn như một "lời nguyền" cho một cuộc chiến sắp sửa tái diễn?
Và là lời cầu chúc của Greene, khi cuộc chiến chấm dứt?

Nhưng nói cho cùng, chẳng có chi là huyền hoặc, về chuyện người Mỹ sẽ hất cẳng người Pháp, và cuộc chiến sẽ biến tất cả thành tro than, và chẳng có gì mọc lên từ đó.
 Lời đề tặng ở trang đầu, là dành cho một nhân vật Phượng "có thể" có thật ở ngoài đời:
 "René và Phượng thân mến, Tôi xin phép được tặng cuốn sách này cho các bạn, không chỉ để tưởng nhớ những buổi chiều hạnh phúc mà chúng ta đã cùng trải qua tại Sài Gòn, trong hơn năm năm qua, nhưng còn bởi vì tôi cảm thật hổ thẹn đã mượn căn hộ của các bạn, làm chỗ trú ngụ cho một nhân vật của tôi, và tên của bạn, Phượng, để độc giả dễ dàng theo dõi, bởi vì đây là một cái tên giản dị, đẹp, và dễ phát âm, so với những tên đàn bà khác, của đồng bào bạn. Cả hai bạn sẽ nhận ra một điều, tôi còn vay mượn thêm chút đỉnh, nhưng chắc chắn không phải từ phía Việt Nam. Pyle, Granger, Fowler, Vigot, Joe – những người này chẳng có chút dây mơ rễ má với cuộc đời của Sài Gòn hay Hà Nội, và Tướng Thế thì đã chết: bị bắn từ phía sau lưng, như người ta nói. Ngay cả những biến động thực sự xẩy ra, cũng đã được dàn dựng lại, ít ra là trong một trường hợp. Thí dụ như vụ nổ lớn gần khách sạn Continental, đã xẩy ra trước những vụ nổ do bom cài trên những chiếc xe đạp. Tôi chẳng cần phải đắn đo, về những thay đổi nho nhỏ như vậy. Đây là một câu chuyện tiểu thuyết, chứ không phải là một mẩu lịch sử, và tôi hy vọng câu chuyện về vài nhân vật giả tưởng sẽ mua vui cho đôi bạn được một vài trống canh, trong một đêm nóng nực của Sài Gòn."
*

Có một chi tiết, rất ư lạ lùng, về PXA, liên quan tới ông anh nhà thơ của Gấu.
Có thể Ẩn là người đế xướng một cú đối thoại giữa nhà văn hai miền trên tờ Time, sau khi Diệm bị làm thịt ít lâu, bằng cách phỏng vấn hai nhà văn, để kế bên nhau, trong cùng một số báo.
Chính PXA nói với Gấu về chuyện này. Ông còn cho Gấu biết, ngoài Bắc, người được Time chọn để tiếp xúc, là Nguyễn Tuân.
Miền Nam, là Thanh Tâm Tuyền.
Gấu có hỏi ông anh, ông xác nhận có.
Nhưng sau đó, Time không thực hiện cú này.
Như vậy, PXA phải là người đề xuất cái vụ chọn TTT, Time mà biết cái đếch gì, đúng không?
Tại sao lại huỷ?
Lý do: TTT là một tên “Chống Cộng điên cuồng", qua tờ Sáng Tạo, cuốn Bếp Lửa. Một tên Bắc Kỳ di cư. Một tên sĩ quan VNCH “có nợ máu với nhân dân”?...
Liệu, Bắc Bộ Phủ đếch chịu TTT, và ra lệnh cho PXA: NO!

5 năm TTT ra đi
(22.3.2006-22.3.2010)

[Trích mail độc giả]

Gửi GNV hai cách suy luận khác nhau về thơ trong tù của TTT...

Câu lạc bộ Tân hình thức, Khế Iêm viết: 

 “Anh tìm về với thơ nhưng chỉ có thể làm thơ vần điệu, vì trong tù không có giấy bút, phải nương vào vần điệu mới có thể nhớ và giữ lại trong tâm trí. Như vậy chẳng khác nào anh bị buộc phải đi lại một hành trình ngược, đã phá vỡ vần điệu, thì bây giờ phải trở về vần điệu.”

Website Phong Điệp, Bùi Công Thuấn viết:

“Nhưng TTT không đi tiếp con đường cách tân ấy, ông lại trở về với thơ ca truyền thống.

Từ dòng ý thức, ông trở về với thơ tâm trạng của thơ Lãng Mạn ( 1930 -1945 ), từ Siêu Thực ông trở về Hiện Thực, từ ẩn dụ bí hiểm ông trở về với chất liệu đời thường. TTT từ bỏ lối thơ lạ và bí hiểm trở về với lối thơ chân chất tự nhiên. Điều này có ý nghiã gì ? TTT nhận ra con đường cách tân là con đường đi vào ngõ cụt. Đó chỉ là những khoe khoang phù phiếm trắc nết, những  không tưởng,

 “ không tưởng của những cuộc phiêu lưu chết sững”.

Nếu đặt TTT trên dòng lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại , bên cạnh những nhà thơ cùng thời như Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Trần Dần …, TTT có thể có một vị trí nào đó. TTT có công cách tân thơ, đem tư duy thơ miền Nam từ Tượng Trưng đến Hiện Sinh kết hợp với Siêu Thực và kỹ thuật Tân Hình Thức, tạo thành một thi pháp riêng. Nhưng những cách tân của TTT chỉ dừng ở mặt kỹ thuật viết, chưa đạt tới tầm tư tưởng nghệ thuật, vì thế không tạo ra được một trào lưu như thời kỳ Thơ Mới ( 1930-1945 ). Tôi trộm nghĩ rằng, ngay cả ở chính sự cách tân ấy, TTT chỉ đi tiếp con đường của Xuân Thu Nhã Tập trước đó, tất nhiên là có những đóng góp mới hơn, và tồn tại như một hiện tượng thử nghiệm, để rồi chính TTT từ bỏ con đường ấy, không có người tiếp bước.”

http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=2922
 

đây là GNV:

"Những người yêu thơ Thanh Tâm Tuyền, yêu chất "bạo động của bạo động", nam tính... của thơ ông, khởi từ những dòng thơ cách mạng trong Tôi không còn cô độc, tới Liên, Đêm... có thể sẽ không thích những dòng thơ "hiền từ" của Thơ ở đâu xa. Tôi vẫn nghĩ ông bắt đầu bằng thơ tự do, ngược hẳn lời khuyên của Borges, chính vì chất hung bạo "đặc biệt" của thơ ông: Thơ không thể èo uột, yếu đuối, bệnh hoạn, không phải là nơi trốn chạy, ẩn náu... Nó là mắt bão: trung tâm của mọi bạo động. Ông chỉ trở lại với thơ vần, sau trại tù. Với tôi, Thơ ở đâu xa mới là cực điểm của bạo động trong thơ: thiền. Trích tiên bị đầy (vào trại tù), trở về trần."
*
Tks. NQT

*

[Trích Tôi không còn cô độc]

không đa đa siêu thực
thẳng thắn
khởi từ ca dao sang tự do

ai hỏi anh ngoài hàng giậu
lãng mạn lập thể siêu thực dã thú đa đa
tôi mở những trái cây vườn nhà
cử chỉ trữ tình tinh khiết
những bước đi văn nghệ chim sẻ
mùa ngói nâu dựng vực mắt nâu

Mưa bên kia sông mưa nửa dòng nước
ta thương cô mình như bước nhớ chân
hoa dù tàn muôn vạn nghìn lần
lòng ta vẫn chỉ một lần thương yêu
*
Après ma libération, sur le chemin du retour, la première chose que j'ai faite, a été de me replier et écrire mes poèmes mémorisés tout au long de ma détention.
Je suis un survivant, mais je ne veux plus être écrivain, comme je l'ai pourtant souhaité depuis toujours.
J'ai écrit dans ma mémoire au camp : « II faut que j'arrive à écrire comme si rien ne s'était passe, comme si rien n'était modifié. »
Et maintenant je me dis : « Quand serai-je capable d'une telle chose ? » Pour re-écrire.

Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ, khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi: "Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Để lại viết?
Propos recueillis et traduits par Le Huu Khoa
*
Những dòng thơ trong Tôi không còn cô độc, như trích dẫn ở trên, cho thấy, TTT muốn đi từ ca dao qua thơ tự do.
Thành ra những nhận xét của Bùi Công Thuấn [Từ dòng ý thức, ông trở về với thơ tâm trạng của thơ Lãng Mạn ( 1930 -1945 ), từ Siêu Thực ông trở về Hiện Thực, từ ẩn dụ bí hiểm ông trở về với chất liệu đời thường. TTT từ bỏ lối thơ lạ và bí hiểm trở về với lối thơ chân chất tự nhiên. Điều này có ý nghiã gì ? TTT nhận ra con đường cách tân là con đường đi vào ngõ cụt. Đó chỉ là những khoe khoang phù phiếm trắc nết, những  không tưởng…], không đúng.
Và cái sự muốn ‘viết như chẳng có gì xẩy ra’, sợ vẫn nằm trong đường hướng suy tưởng đó:
Trước 1975, [khởi từ Ca Dao qua] Tự Do.
Trong và Sau Trại Tù: Trở về với Ca Dao?
[Note: Đây chỉ là một gợi ý, nhân đọc mail độc giả TV]

V/v Trần Dần, nhân đang ì xèo về ông.
Trần Dần làm Gấu nhớ đến một nhận xét về văn học Nga của Steiner, trong bài viết
thật tuyệt Under Eastern Eyes, Dưới Mắt Đông Phương. Áp dụng vào xứ Mít, nó có thể giải thích được hai "trường hợp thơ", của hai nhà thơ, một, thơ tự do của TTT, và một, thơ ‘cách tân’ của Trần Dần.
*
“Một cái êm rất xóc” là một trường hợp rất điển hình của phép nghịch dụ (oxymoron), nghĩa là đặt hai điều trái nghĩa cạnh nhau.
NL
There is a contradiction about the genius of Russian literature
Có một mâu thuẫn về thiên tài văn học Nga
Steiner: Under Eastern Eyes
*

Dưới con mắt Đông Phương
Steiner viết, dịch đại khái, như sau:
Có một nghịch lý về thiên tài văn học Nga.
Từ Pushkin tới Pasternak, những đấng sư phụ của thi ca và giả tưởng Nga thuộc về thế giới - như một trọn khối, as a whole. Ngay cả ở trong những bản dịch què quặt, thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn của họ cũng thật bảnh, thật cần thiết, không có không được. Chúng ta không thể sống như những nhân sinh hệ lụy, nếu thiếu chúng. Văn học Nga chia sẻ cái tính phổ cập trên với Cổ Hy Lạp.
Tuy nhiên, với độc giả không phải người Nga, khi đọc Pushkin, Gogol, Dostoevsky, hay Mandelstam, họ luôn luôn cảm thấy mình là một kẻ xa lạ… có một cái gì ở trong đó, rất ư là quốc hồn quốc tuý, đặc Nga, không thể nào xuất cảng ra bên ngoài được.

Trong thơ TTT, trong thơ Trần Dần, theo Gấu, có cái đặc biệt Bắc Kít đó! Phải đọc họ dưới con mắt Bắc Kít, thì mới hiểu được!
Đây cũng là một khiá cạnh, biết đâu đấy, của Cái Ác Bắc Kít, chăng?

[Đúng là tẩu hỏa nhập đến nơi rồi!]
*
Mấy tính từ ‘êm’, ‘xóc’, không biết của NL, hay của TD, nhưng với dân ghiền thuốc lào, nhất là những ai đã từng đi tù cải tạo VC, chúng liên quan mắc mớ hai thứ thuốc lào, một sợi đen, một, vàng, rất thịnh hành thời kỳ đó.
Cùng với êm, xóc, còn, nào là “ém”, “phê”: êm, hỗn, bạo, xóc…
Rất nhiều tên tù cải tạo, chết vì ém thuốc lào, và thường là do thứ thuốc lào sợi vàng!


5 năm TTT ra đi

(22.3.2006-22.3.2010)

Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ, khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi: "Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Để lại viết?
*
"Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
TTT
Poetry makes nothing happen
Auden

Cái sự trở về với thơ vần của TTT, khi ở tù, sự thực, là trở về với ca dao. (1)
Nói rõ hơn, đây mới là ‘đỉnh cao’, hay đỉnh cuối, điểm tận cùng của thơ ông, theo nghĩa câu của Auden, trên:
Thơ làm chẳng chuyện gì xẩy ra.

(1) Muốn làm người học trò mười bẩy tuổi
Đạp xe trên đường đồng
(Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy) ...

Và làm thơ trong trại cải tạo, đó cũng là trở về với thơ ca bình dân. Chế độ lao động trong trại, đó là một ngày căng thẳng tám tiếng, không có cuối tuần; mỗi tù nhân có riêng một vũ trụ của anh ta: một cái chiếu, chừng năm, sáu chục tù nhân trên dưới hai lớp, trong tấm "toan" trên trăm tù. Viết là một xa xỉ: chỗ ngồi, thời gian viết. Với nhịp tù hối hả như thế, cái lạnh, cái đói... ai dám nghĩ đến sáng tạo? Ngay cả thiên tài, ngay một sức mạnh siêu nhiên cũng chẳng thể vượt qua, những "trói buộc" này.
Tuy nhiên, người Việt nói "làm thơ", không ai nói "viết thơ". Như vậy, người ta có thể làm thơ bất cứ ở đâu, trong bất cứ vị trí nào: đi, đứng, nằm, ngồi, thức... Thơ gặp anh không cần hò hẹn, không định rõ ngày giờ. Người ta không thể kiếm nó, vì biết đâu mà kiếm. Bạn chỉ có một việc: tiếp nhận nó, bàn bạc cùng nó. Nó chỉ yêu cầu bạn: hãy giữ tiếng nói chơn chất của bạn. Tiếng nói này, sau đó, sẽ quyết định cuộc đời của riêng nó.

Brodsky phán, mới hách:
Nếu nhà thơ có trách nhiệm nào đó với xã hội, thì đó là: làm thơ cho thật bảnh [it is to write well]. Là một thiểu số, anh ta đâu có chọn lựa nào khác.
Không làm thơ bảnh được, thì chết mẹ đi cho rồi! (2)
Failing this duty, he sinks into oblivion.
*
Brodsky vinh danh Frost… his “being versed in country things”... , đúng mong ước của TTT, “Muốn làm người học trò mười bẩy tuổi / Đạp xe trên đường đồng”
(2)
Thú thực, đã lâu lắm, Gấu chẳng đọc được một bài văn bài thơ nào cho ra hồn!
Có vẻ như nhà thơ TTT là nhà thơ cuối cùng của Mít, như VP là nhà văn [cuối cùng] của thế kỷ 20!
Sang thế kỷ 21, mất mẹ cả thơ lẫn văn xứ Mít!
May quá, còn phê bình gia, tên hoạn quan!

*

Về Khổ Đau và Trí Tuệ, là tít bài viết của Brodsky về nhà thơ đồng quê của Mẽo, Robert Frost, và được dùng làm tít cho tập tiểu luận của ông. Những dòng vinh danh Frost của Brodsky làm Gấu liên tưởng tới nhà thơ TTT.
Ông viết:
Vào năm 1959, trong một bữa tiệc tại Nữu Ước, chào mừng sinh nhật thứ 85 của nhà thơ, nhà phê bình hách xì xằng nhất vào lúc đó, Lionel Trilling, đã đứng dậy, với ly rượu trong tay, tuyên bố một câu xanh rờn: Robert Frost là “nhà thơ khủng khiếp” ( “a terrifying poet”). Mọi người giựt mình, nhưng đúng là một từ thật đắc địa, but the epithet was well chosen, theo Brodsky.

Ui chao, Gấu lại nhớ đến từ ‘khủng khiếp’, “của Gấu”, khi đọc cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng, thời gian giữ mục điểm sách cho trang VHNT của tờ Tiền Tuyến, khi TTT phụ trách [sau giao lại cho HPA và Gấu]. Ông tỏ ra rất thú từ này, và còn nói, tôi chắc cũng phải bắt chước cách xử sự của cậu mới được!

Trong cái "nghiệp" phê bình của tôi, tôi đã đụng độ với quá nhiều người. Riêng trường hợp ông bạn, tôi quên, nhưng rất nhiều lần tôi nhớ. Có khi vừa nhớ, vừa cầu mong, hy vọng rằng bài phê bình của mình có thể có ích nào đó. Ngay cả trường hợp ông bạn, tôi cứ tự hào một cách thật tếu là, biết đâu, nhờ lời nói "khích" của tôi, ông đã để lại cho đời hai đại tác phẩm.
Mà có thể thế thật! Thí dụ như lần đụng độ với Nguyễn Thị Hoàng, khi bà xuất bản cuốn Vào Nơi Gió Cát. Tôi đang giữ mục điểm sách cho phụ trang Văn Học Nghệ Thuật của nhật báo Tiền Tuyến. Trang báo do Thanh Tâm Tuyền phụ trách (sau ông giao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi; Huỳnh Phan Anh, sau bực bội với thằng bạn "láu cá' Bắc-kỳ, cũng dãn ra). Nguyễn Thị Hoàng vừa thành lập nhà xuất bản, làm một tuyển tập truyện ngắn, trả tiền nhuận bút rất xôm, có thể nói là cao nhất, so với các nhà xuất bản khác. Tôi cũng được mời tham gia. Ngoài tiền nhuận bút còn một bữa ăn linh đình, như để giới thiệu tuyển tập truyện ngắn và nhà xuất bản. Rồi tới Vào Nơi Gió Cát.
Cuốn truyện quá tệ, nhưng chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm tắt nội dung phần đầu, tôi kết luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi thật là khủng khiếp! (Chấm xuống dòng đàng hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách trang báo lại tỏ ra rất thích từ "khủng khiếp". Ông cho đăng, dưới cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Nguyễn Thị Hoàng hết sức giận dữ về bài viết. Nhưng thật khác người, bà trả lời sau đó bằng tác phẩm Cuộc Tình Trong Ngục Thất. Đây là một tác phẩm tuyệt vời nhất, nói "không" về cuộc chiến, theo tôi. Hình ảnh một người đàn bà, một người vợ tất tả chạy ngược, chạy xuôi, trong địa ngục để cứu chồng. Một ấn bản khác về chàng Orphée. Tôi lại là người được cả hai người, là Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo, trao cho vinh dự viết bài điểm sách, trên tờ Vấn Đề: Nếu Dostoevsky muốn kéo Thượng Đế xuống cho ngang bằng con người, ở đây Nguyễn Thị Hoàng muốn kéo địa ngục lên ngang tầm trái đất...(23)
Một chuyến đi 


Và làm thơ trong trại cải tạo, đó cũng là trở về với thơ ca bình dân. Chế độ lao động trong trại, đó là một ngày căng thẳng tám tiếng, không có cuối tuần; mỗi tù nhân có riêng một vũ trụ của anh ta: một cái chiếu, chừng năm, sáu chục tù nhân trên dưới hai lớp, trong tấm "toan" trên trăm tù. Viết là một xa xỉ: chỗ ngồi, thời gian viết. Với nhịp tù hối hả như thế, cái lạnh, cái đói... ai dám nghĩ đến sáng tạo? Ngay cả thiên tài, ngay một sức mạnh siêu nhiên cũng chẳng thể vượt qua, những "trói buộc" này.
Tuy nhiên, người Việt nói "làm thơ", không ai nói "viết thơ". Như vậy, người ta có thể làm thơ bất cứ ở đâu, trong bất cứ vị trí nào: đi, đứng, nằm, ngồi, thức... Thơ gặp anh không cần hò hẹn, không định rõ ngày giờ. Người ta không thể kiếm nó, vì biết đâu mà kiếm. Bạn chỉ có một việc: tiếp nhận nó, bàn bạc cùng nó. Nó chỉ yêu cầu bạn: hãy giữ tiếng nói chơn chất của bạn. Tiếng nói này, sau đó, sẽ quyết định cuộc đời của riêng nó.
*
It is almost impossible to imagine that under the unbearable conditions imposed by the Nazis, intellectual life could still continue. The historian Yitzhak Schipper, who was writing a book on the Khazars while he was all inmate of the Warsaw ghetto, was asked how he did his work without being able to sit and research in the appropriate libraries. "To write history," he answered, "you need a head, not an ass."
Alberto Manguel: The library as survival [in The Library at Night]

Thật khó mà tưởng tượng được, dưới điều kiện Nazi đời sống tinh thần vẫn tiếp tục. Sử gia Yitzhak Schipper viết một cuốn sách về Khazars trong khi là tù nhân ghetto Warsaw; khi được hỏi làm sao có thể viết, khi không thể ngồi, và không có tài liệu nghiên cứu như ở trong thư viện, ông trả lời, để viết lịch sử, bạn cần cái đầu, không phải cái đít.

*

Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc

Co ro đứng coi tù qua thôn

*

Thất Hiền

Thất Hiền, tức bẩy người hiền, tức bẩy đứa chúng tôi, đều quen nhau qua Chất, em trai nhà thơ TTT.
Năm đó, do trường tư không có lớp đệ nhất, đám chúng tôi, sau khi đậu tú tài I, đều được trường Chu Văn An thâu nhận, do đó Chất và tôi quen nhau. Sủng, Luận tuy cùng bọn, nhưng đậu Tú Tài I năm trước. Cẩn bỏ học ngang đang tìm việc làm. Giả sử như Chất đậu năm trước đó, cùng với hai tên Sủng và Luận, tôi đã không có cơ hội làm quen với anh, và như thế mọi chuyện trong cuộc đời của tôi chắc chắn sẽ đổi khác.
Phải đến mãi sau này, khi về già, nhớ lại, tôi mới nhận ra, một số chuyện xẩy đến với tôi, tưởng như chẳng liên quan với nhau, vậy mà, “ma đưa lối quỉ dẫn đường”, chúng đều như xúi giục, năn nỉ , hăm dọa, “này Gấu, mày là phải viết văn chứ không thể trở thành một ông thầy dậy toán, hay lý hoá như mấy tên Sủng tên Luận bạn mày đâu”!
Tôi cứ như nhìn ra con đường dẫn, từ cái cảnh Gấu tôi, đứng ngay trên vỉa hè Sài Gòn ngấu nghiến đọc cọp cuốn Bếp Lửa của TTT. Cảnh này dẫn tới cảnh anh bạn Nguyễn Hải Hà “tình cờ” giúi vào tay Gấu tờ Sáng Tạo, trong khi cả hai đều là những thằng mê toán đến phát điên, và có thể trở nên khùng, nếu gặp một bài toán khó, không làm sao giải được!
Tất cả là để dẫn tới chuyện, tôi quen Chất, tại năm học đệ nhất ban toán, tại lớp B. 8, trường Chu Văn Anh. Và được anh dẫn về nhà chơi, biết bà cụ anh, và ông anh của anh, nhà thơ TTT.
Tôi đã có lần kể lại, trong Một Người Anh”,  cái cảnh đến nhà, lần thứ nhất gặp nhà TTT ngồi ở một cái bàn nhỏ ở góc nhà.
“…. Rồi thi đậu Tú Tài phần một. Khi đó trường tư chưa có Đệ Nhất. Tôi được vào Chu Văn An, hiệu trưởng là thầy Trần Văn Việt, khi nhà trường còn nằm nhờ phía sau trường Pétrus Ký. Học chung với đám dân trường tư, trong có Chất, em anh T. Qua Chất, tôi có thêm một số bạn, Cẩn, Quốc, Sủng, Luận, Tín. Đúng 7 đứa. Nhà bà cụ Chất là nơi chúng tôi thường tụ họp. Ngay từ những ngày đầu tới chơi, thấy anh T. ngồi co cả hai chân lên ghế, trước một cái bàn nhỏ ở góc nhà, tôi đã tưởng tượng, phải nói là đã mơ ước, tương lai của mình sau này rồi sẽ y hệt như vậy.”
Một người anh

Cái bàn nhỏ đó, tôi lại nhớ ra nó, khi gặp lại ông cậu, lần trở lại Hà Nội. Ông cũng nhớ lại, lần đầu tiên ông có được cái bàn ở trong đời, đấy là nhờ ông Nguyễn Văn Linh và chính sách cởi trói. “Không có ông Linh, với chính sách cởi trói cho đảng viên, mợ mày đâu có cơ hội mở ra cái quầy bán đinh sắt ở phía dưới nhà, nhờ vậy mới có đồng ra đồng vào."
Tôi nhìn lên bàn, thấy cuốn Larousse, ấn bản đời thứ tiền sử.
"Cậu dùng cuốn từ điển này?”
Ông gật đầu.
“Cũng mới mua sau này, nhờ cái sạp bán đinh sắt.”
Ông bùi ngùi kể lại, lần hai cậu cháu gặp gỡ năm 1954, cậu thì từ rừng núi Việt Bắc về tiếp thu thủ đô, cháu, sau khi nhường thủ đô cho ông cậu, bèn vội vàng chạy ra ga Hàng Cỏ, lên tầu hoả, xuống Hải Phòng, xuống tầu há mồm, ra vịnh Hạ Long, lên tầu Đệ Thất Hạm Đội, chuồn vô Nam, năn nỉ Sài Gòn nhận thằng bé Bắc Kỳ làm con nuôi.
Năm 2001, về lại Hà Nội, nghe ông cậu than thở:
"Suốt cả tuổi trẻ, cậu lên rừng, theo kháng chiến, 1954 về Hà Nội, lập gia đình, suốt quãng đời còn lại, chỉ mong sao có được một cái bàn để mà làm việc."  
Ôi chao câu nói của ông cậu, làm tôi nhớ đến Nguyên Hồng, khi viết Bỉ Vỏ, trên mấy cái thùng gỗ, thay cho cái bàn!
Khỉ như thế đấy, viết, tức là nhớ lại, những khổ với sướng chung quanh một cái bàn!
NQT

5 năm TTT ra đi
(22.3.2006-22.3.2010)

*
TTT & ông em, ngồi sau, [Bạn C. trong Thất Hiền của Gấu]

@ Vườn Bờ Rô, Sài Gòn

Thơ Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không gian nhìn ra thế giới. Đây là đặc tính của thơ Thanh Tâm Tuyền, ở những nhà thơ khác dù rất hiện đại, cũng không có, hoặc không rõ nét. Ví dụ trong thơ Tô Thuỳ Yên, chủ yếu ta thấy thảm kịch Việt Nam; thơ Lê Đạt chủ yếu phản ánh tâm cảnh người dân châu thổ Sông Hồng; thơ Dương Tường đưa vào nhiều tiếng nước ngoài, thảnh thót giọt mưa dương cầm tím mộng scheherazade, vẫn là cái liếc nhìn ra thế giới, không phải là tầm nhìn sâu thẳm, xâu xé, xoáy vào thân phận làm người, chủ yếu là người nhược tiểu. Nói như vậy, không có ngụ ý rằng thơ Thanh Tâm Tuyền nhẹ tính cách dân tộc. Phân biệt dân tộc với nhân loại là phiến diện: trong thế giới có Việt Nam và trong Việt Nam có thế giới. Trong «Guernica» của Picasso có Bến Tre, trong tranh khắc gỗ đình làng Việt Nam có Picasso. Tôi nói thơ Thanh Tâm Tuyền trong hình thức và nội dung là một bước ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam là vậy.
Tuy nhiên cũng phải ghi nhận với ít nhiều tiếc rẻ là lối thơ Thanh Tâm Tuyền không có người thừa kế.
Nguồn


Tưởng nhớ TTT

Nguyễn Chí Kham

Đọc bài viết của NCK, Gấu nhận ra một sự thực "chói lòa":
Đối với lũ chúng tôi, TTT là thần tượng, không phải văn chương, mà đời thường, và qua bài viết này của NCK, đời tù!
Mấy thằng ngu, thấy Gấu này hay nhắc tới ông, hay nhắc tới Faulkner, bèn tức điên lên, tại sao mày không nhắc đến chúng tao, cũng thi sĩ, cũng nhà văn, cũng bạn quí!
Chúng đâu có hiểu, cả trong đời sống lẫn trong cõi mộng, Gấu này bảnh hơn chúng rất nhiều: Đều có Thầy!
*
Gấu đã từng nghe, một vì giáo sư Ăng Lê, đã từng dậy một ông bạn quí của Gấu. Gấu quen ông, những ngày cuối đời, ở hải ngoại. Có lần, nhân nhắc đến đấng bạn quí, ông bèn kể, có lần thầy gặp lại trò, trong một chốn đông người, và có thể, không có cách nào để tránh mặt thầy, ông học trò bèn lừ lừ đến, chìa tay bắt tay vị thầy ngày nào, gật gù: Ngày trước moa có học toa!
Câu chuyện trên Gấu nghe "đích thân" ông giáo sư Ăng Lê, kể, nhưng cách kể của Gấu “đểu", so với thái độ "minh triết" của vị giáo sư.

Steiner, nhiều học trò như thế, vậy mà khi được hỏi, ông chỉ nhớ, một em sinh viên, nói thắng vào mặt Thầy, moa chán những bài học minh triết của toa quá rồi, moa đếch thèm học nữa. Cô bỏ đi, lặn lội đến một nơi tận cùng trái đất, để làm một cô giáo tỉnh lỵ, chắc thế, chân trần... Trên Tin Văn hình như có nhắc tới chuyện này rồi. (1)

(1) Trong đời tôi, tôi đã gặp được năm hoặc sáu sinh viên phú bẩm (doués), sáng láng (créatifs) hơn tôi. Một lần ở [Đại học] Cambridge, một trong những nữ sinh viên, con chim đầu đàn của khóa học, đã nói với tôi: "Tôi ghê tởm tất cả những gì thầy dậy tôi; tôi quá chán tất cả những gì mà thầy đại diện; tôi chẳng bao giờ thèm nghe nói về văn hóa, và tôi bỏ đi làm một người y sĩ chân trần ở Trung quốc." Vài năm sau, tôi được mời thăm Bắc kinh, và vị Đại sứ Anh quốc đã cho tôi tin tức về người đàn bà này. Bà là một y sĩ, trong một làng quê không điện không nước… Vậy đó, bà ta có lẽ là một thành công độc nhất của tôi.
Văn hóa không làm tăng tính người

Nhật Ký TV
*

borges

Tôi không muốn làm nhà thơ. Mà chỉ muốn làm một anh văn nghệ làng nhàng. Một thằng nói, chứ không hát.
Xin lỗi vì đã trần tình như vậy, nhưng là một Tư Mã Giang Châu đã quá hân hạnh ở trên cõi đời này rồi.
R.L. Stevenson
*
Là một nhà thơ chứ, lẽ dĩ nhiên!
Một nhà thơ vụng về, nhưng một nhà thơ.
[Borges trả lời phỏng vấn]

NGUYỄN LƯƠNG VỴ 
PHỐ CŨ DƯƠNG CẦM THU

Lá vàng rơi thương tưởng Dương Cầm Thu
Phố ươm nắng vàng câm. Âm biếc nắng
Bờ bến gọi. Thức tròn mùa xa vắng
Em đi đâu?! Dương cầm réo sông xa

Dương Cầm Thu ngấm men rượu Hoàng Hoa
 Phố thầm nhắc một mái lầu phong nguyệt
Màu cổ điển. Rằm phơi âm bất tuyệt
Em đi đâu?! Cỏ ướt khúc tình sầu

Dương Cầm Thu tóc xõa Dương Cầm Nâu
Phố khuya hát ngàn sông. Rêu nhớm rễ
Âm níu Nhạc. Ngàn sông bay nắng xế
Để ngàn khuya tan theo Dương Cầm Thu

Muốt tay em mềm hết dấu sương mù
Phố điêu khắc. Dương Cầm Thu chín đỏ
Lá say hết âm vang chìm đáy mộ
Nắng vàng câm. Âm biếc nắng nhớ nhau

Nắng vàng câm. Vang bóng đến ngàn sau
Phố ngực nõn dậy thì trăng ướt mượt
Phím chất ngất. Dương Cầm Thu hẹn ước
Trăng gọi nước xuôi ngàn. Đàn vang bước em đi…
 8/2005

Quả là một khúc thần sầu. Chất viril [chất đực], chất eros [chất huê tình], chất sauvage [dã man, tàn bạo]... nhưng cũng thật thơ mộng:
Em đi đâu, cỏ ướt khúc tình sầu.
Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Rõ nhất, là Joseph Huỳnh Văn, rồi tới Bùi Giáng, rồi tới Thanh Tâm Tuyền [chất đàn ông, hung bạo mà cả hai đấng kia không hề có].
Có lần, Gấu thú thực, chưa tìm ra chìa khoá vô cõi thơ NLV. Có NTN, lần anh viếng thăm Mẽo, và nhà thơ này gật gù, đúng, mỗi cõi thơ là mỗi chìa khoá. Thơ của tôi, chìa khoá nằm ở mãi cõi Thơ Đường.
Nói chung, thơ của mấy ông này, chìa khóa thì đều nằm trong Cõi Điên cả.
Trừ Joseph HV, cõi thơ Ky Tô, giống của Brodsky.
Trừ TTT, cõi thơ trí tuệ, gần cõi thơ Milosz, nhưng lại thiếu cõi quê của Milosz.
Cõi quê như chính ông tâng bốc:
It is good to be born in a small country where nature is on a human scale, where various languages and religions have coexisted for centuries. I am thinking here of Lithuania, a land of myth and poetry.
Thật lốt lành khi sinh ra tại một xứ nhỏ, nơi thiên nhiên không so le với con người, nơi ngôn ngữ và tôn giáo cùng rong ruổi bên nhau qua nhiều đời. Tôi đang nghĩ về Lithuania, miền đất của huyền thoại và thi ca.
Milosz, Diễn văn Nobel văn chương.

Với TTT, thì đây là Đất Bắc mà ông đã từ bỏ, và khi trở về, thì như một tên tù:

Chiều cuối năm qua xóm nghèo
Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78 (Thơ ở đâu xa)

Thơ TTT, sở dĩ không có truyền nhân, chính là do cái chất trí tuệ của nó.
Như Adam Zagajewski viết về Milosz:
Tưởng Niệm Czeslaw Milosz [1911-2004]
Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Adam Zagajewski