|
5
năm TTT ra đi
Kỷ niệm
với nhà thơ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tue, June 29, 2010 4:57:00 AM
Kính Tiên sinh
From:
To:
Tôi cung xưng anh là tiên
sinh không phải vì anh lớn tuổi hơn tôi nhưng vì anh "vào nghề" lâu
năm hơn tôi rất nhiều. Tất nhiên là mỗi người ngay từ hồi nhỏ đã lờ mờ
ý thức
rằng mình sẽ cầm bút một ngày nào đó; tôi cũng vậy. Nhưng phải chờ tới
khi hoàn
cảnh thúc đẩy tôi mới chịu viết; trước đó, chỉ chuẩn bị và ...đe rằng
có ngày
ta sẽ!
Vài lời gọi là ra mắt tiên
sinh, thế thôi. Hy vọng có thể làm quen.
Kính,
Đặng đình-Túy (tức Ông già
hưu trí)
*
Phúc đáp:
Đa tạ.
Tôi biết tới Blog của bạn, là
qua Blog của Hải Hà. Nhờ vậy, được đọc mấy bài viết của bạn về TTT, và
về những bài thơ viết cho cô
con gái của ông.
TTT chỉ có hai anh em trai. Tôi
quen với ông em, từ hồi còn đi học. Lần ông anh mất, tôi có tới San Jose tái ngộ
ông em.
Qua ông em cho biết, thì ông anh có lần than, giá mà hai anh em mình có
một bà
chị, hay một cô em gái, thì chắc thật là đầy đủ hơn nhiều.
Phu nhân TTT là người Miền Nam,
như bà xã của tôi, cũng người Miền Nam.
Tôi suy ra là những bài thơ
viết cho cô con gái, như được bạn trích dẫn, là viết cho Miền Bắc, Hà
Nội.
Kính
NQT
Thanh Tâm
Tuyền: Thơ ở đâu xa
*
Ba tập thơ tôi
đang giữ trong tay có tựa hǎ̉n hòi (tức là không có chỉ dấu hợp
chung
với các bài thơ khác của cùng tác giả), điều này chứng tỏ
chúng
đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tác giả, một giai đoạn
mà
tác giả đã phải chịu những hệ lụy nặng nề nhưng lại không nhất
thiết
đen tối cǎn cứ theo những gì được viết ra : tập “Thơ ở đâu xa”
của Thanh
Tâm Tuyền, tập “Hoa xương rồng” củạ Trần Minh-Hải và tập “Ác
mộng” của
Hoàng Hưng. Ở Thanh Tâm Tuyền, đối với những kẻ đã quen biết
thơ ông
hǎ̉n sẽ khám phá ra một khuôn mặt khác không giống khuôn mặt
người thơ
trẻ “nǎng nổ” kiêu kỳ phá phách thời “Tôi không còn cô độc” khi
ông còn
là một trong những nhà thơ tiên phong của nhóm Sáng Tạo. Thanh
Tâm Tuyền
trong thơ tù hiền lành như triết gia, tình cảm tự nhiên (vì
tình cảm
của ông hồi xưa lạ lǎ́m, nó mãnh liệt thật nhưng gần như bất
thường –hay
nói khác đi, vì mãnh liệt nên bất thường !) trầm tĩnh, lǎ́ng
đọng. Tôi
đặc biệt xúc động khi đọc những bài thơ ông viết cho con gái, cô
Th -viết
tǎ́t tên người, trịnh trọng như viết thư tình lần đầu cho người
yêu- nhân
ngày sinh nhật của cô (tôi ao ước viết được như vậy cho con gái
tôi). Nếu
không có những ghi chú ngày tháng cùng nơi chốn, nhiều bài thơ
của
ông đọc lên nghe như thơ Đường, nếu không thể là Đường của
Lý Bạch
được thì cũng Đường Vương Xương-Linh , mà nếu có giọng xã hội
một chút
thì là Đường của Đỗ Phủ , Đỗ Mục. Thí dụ bài Thức sớm
có
khác chi với một bài đường thi hay ít ra là một bài đường thi
được
phỏng dịch ? Kẻ ở ngoài song sǎ́t chưa chǎ́c có được những
ý tưởng
trong lành như vậy. Hóa ra tâm tình chàng T3 thời Sáng Tạo còn
khúc
mǎ́c hục hặc với đời hơn là khi nǎ̀m trong trại tù Long Giao !
Nguồn
Note:
Mấy nhận xét của tay
này, về thơ tù TTT thật giống.... Gấu. Gấu cũng đã từng viết ra những
điều
trên, và đã từng scan, đoạn TTT viết về cô con gái, và dẫn thơ Beckett,
nhưng theo
Gấu, cô con gái ở đây, tượng trưng cho.. Hà Nội, được mô tả trong Liên
Đêm, thí
dụ những dòng, “Nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang”.
Có thể
đã từng có cảnh này,
có một người yêu như vậy, nhưng khi mất nó, tất cả nhập vào Hà Nội.
đâu phải một thứ mưa ô
buy vào thành phố
năm cửa ô hồi sinh trên xác năm cửa tù
mưa nắng cùng rủ nhau xuống Sinh Từ ngõ Hội Vũ
bao nhiêu đường tình tự ga Hàng Cỏ
nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang.
Liên
Volkov, trong khi trò
chuyện với nhà thơ Brodsky, đã nhắc tới một tiểu luận về Stravinsky,
của Auden,
qua đó, nhà thơ Anh này cho rằng, chính cái gọi là sự tiến hóa
[evolution],
phân biệt nghệ sĩ lớn với thứ nhỏ con. Nhìn hai bài thơ của ông nhỏ
con, không
làm sao biết bài nào làm trước.
Theo nghĩa đó, một khi đạt được một tí thành tựu nào đó, nhà thơ bé bèn
ngưng lại,
không chịu lớn thêm nữa. Anh ta hết chuyện nói [He has no more
history]. Trong khi,
nghệ sĩ lớn, chẳng bao giờ bằng lòng với thành tựu, cứ muốn lớn thêm tí
nữa, tí
nữa.
Và Auden phán: Chỉ nhìn vào những tác phẩm sau cùng của một đại nghệ
sĩ, chúng
ta mới có thể đánh giá những tác phẩm đầu tay của người đó.
Theo Gấu, phải lấy câu trên, làm chuẩn, khi đọc Thơ Ở Đâu Xa.
Bởi vì có hơn một người cho rằng Thơ Ở Đâu Xa thua nhiều, so với Liên
Đêm Mặt
Trời Tìm Thấy. "Liên Đêm... " mới là đỉnh cao của thơ tự do, của
Thanh Tâm Tuyền.
*
Và Brodsky, bèn la lớn, Trời hỡi Trời! Lẽ dĩ nhiên! Đúng ngay boong!
[It's
absolutely true!]. Bạn biết không, người Nhật quan niệm như thế đấy. Họ
có một
cái nhìn thật là khoẻ mạnh, đối với những nghệ phẩm, theo tiến trình
sáng tạo,
creative evolution. Khi một ông nghệ sĩ chín muồi, đạt được tiếng tăm,
trong một
văn phong nào đó, là ông ta bèn đổi văn phong khác, và cùng với nó, là
cái tên
của ông ta. Hokusai, theo tôi biết, có cỡ chừng không dưới ba chục thời
kỳ.
Nhìn theo cách đó, có thể nói, có tới hai đỉnh cao của thơ Thanh Tâm
Tuyền. Một,
với thơ tự do, Đêm Liên. Và một, với thơ tù, Thơ Ở Đâu Xa.
Về sự tuyệt vời của Thơ Ở Đâu Xa, của "đề tài" thơ tù.
Brodsky cho rằng, thơ tù của Nga, nhức nhối nhất, the most stunning, là
từ ngòi
viết của Zabolosky. "Somewhere in the field, down Magadan way... ".
Có một dòng, mà nó làm cho bạn, dù có tưởng tượng tới cỡ nào thì cũng
không thể
làm bật ra được, khi muốn mầy mò vào cõi thơ tù [in connection with
this
topic].
Đó
là một câu rất ư là giản dị sau đây:
"So they went
walking in their peacoats - two old men,
unlucky Russians".
Ôi chao, đọc câu trên, rồi nhớ lại những dòng thơ tù của một nhà thơ,
gốc Bắc Kỳ,
bị đầy trở về quê cũ, vào một buổi chiều cuối năm, cùng bạn tù, vác bó
cuốc nặng,
đi qua một thôn nghèo, tránh sao cũng không khỏi lũ trẻ lem luốc, co ro
đứng coi
tù qua thôn, cảm khái cho chúng, cho cái thôn nghèo của chúng, cho một
buổi chiều
cuối năm xa gia đình, xa vợ con, ở mãi tít Miền Nam, nhưng cái lạnh lẽo
không
đèn lửa của nhà ai kia làm át nỗi nhớ nhà, làm ảm đạm lòng ta.
Chiều
cuối năm qua xóm nghèo
Mưa bay lất phất gió
căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn
Vác bó cuốc nặng
bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78
Ảm
đạm lòng ta chiều cuối năm!
Đây có lẽ là dòng thơ tuyệt vời nhất của thơ tù, của mãi mãi, về sau
này.
je suis ce cours de sable qui
glisse
entre le galet et la dune
la pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
et finira le jour de son commencement
cher instant je te vois
dans ce rideau de brume qui recule
où je n'aurai plus à fouler ces longs seuils mouvants
et vivrai le temps d'une porte
qui s'ouvre et se referme
my way is in the sand flowing
between the shingle and the dune
the summer rain rains on my life
on me my life harrying fleeing
to its beginning to its end
my peace is there in the
receding mist
when I may cease from treading these long shifting
thresholds
and live the space of a door
that opens and shuts
Samuel Beckett in Collected Poems in English & French. Grove Press.
Note: To K & O:
Dịch giùm.
Bản tiếng Tây theo tôi tuyệt
hơn bản tiếng Anh, cũng của Beckett:
la pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
Mưa hạ mưa trên đời tôi
Trên tôi đời tôi chạy trốn tôi rượt đuổi tôi
Ui chao, sao mà tuyệt thế!
Lại nhớ mưa Sài Gòn!
Bài thơ trên, bạn phải đọc cùng với một bài viết cũ trên Tin Văn, mới
thú,
tuyệt thú.
Và luôn thể, với bài thơ, cũng của Beckett, sau đây.
Tôi muốn tình tôi....
Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle
qui crut m'aimer
Samuel Beckett
Bản tiếng Anh của chính tác giả:
I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me
Bản của Gấu:
Gấu muốn tình Gấu
chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
rằng người yêu Gấu
Samuel
Beckett, một thoáng
nhớ...
Beckett
Beckett 2
Fri, 24 Mar 2006 01:14:44 -0800
(PST)
[…]
xin chia buồn với anh về sự ra đi của ông Thanh Tâm Tuyền, một người
dường như
đã mang một phần đời của anh.
Hay, anh mang một phần đời
của ông ấy?
Một
độc giả
Đúng thế. Gấu có Gấu Cái, Nam
Kit, ngoài ra còn có BHD, Bắc Kít, Hà
Nội sống mãi qua BHD!
TTT
viết cho con gái, mà như viết cho Hà Nội, là vậy
Th: Cô
con gái
của TTT, cùng tên Mít với Jennifer Tran
*
Buộc
vào quê hương phải là
những người ruột thịt, máu mủ, câu văn đóng lại Bếp Lửa là cũng theo
nghĩa đó.
Nhưng phải là Benjamin thì mới đẩy cái ý trên đến cực điểm, khi nhận ra
buổi
sáng hôm đó, Samsa thức giấc thấy mình biến thành một con bọ, ở trong
căn phòng
của mình, trong nhà của mình.
Nên nhớ Samsa là một anh chàng ‘bán hàng dạo’, đi lang thang khắp thế
giới như
một tên Do Thái, bị án giết Chúa!
Nhân vật chính trong Người đàn bà
ngoại tình, của Camus, cũng là một kẻ làm công cho
chủ,
chuyên đi bán hàng dạo.
Nhưng,
bằng cách nào Benjamin
nhận ra điều trên?
Có thể coi những dòng sau đây, của Coeztee, như là một gợi ý:
"Trưởng
giả" là
một từ nguyền rủa đối với ông, và nó có nghĩa là chạy theo vật chất,
thờ ơ, ích
kỷ, giả hình, và trên tất cả, hoàn toàn tự mãn về mình – và ông tỏ ra
rất thù
nghịch, do bản năng. Tự coi mình là Cộng Sản là một hành động chọn bên,
vừa về
mặt đạo đức vừa về mặt lịch sử, nhằm chống lại giai cấp trưởng giả và
luôn cả
dòng dõi trưởng giả của chính ông. "Một
điều không thể khá được, đó là quên không chạy trốn cha mẹ", ông viết
như
vậy trong "Đường Một Chiều", một tuyển tập những mẩu nhật ký, những
nghi thức của cõi mơ, những châm ngôn, những tiểu luận bỏ túi
(mini-essays), và
những nhận xét chì chiết về nước Đức thời cộng hoà Weimar. Với cuốn
sách đó,
ông tự tuyên bố về mình, vào năm 1928: một trí thức tự do (freelance
intellectual). Do chạy trốn cha mẹ không sớm sủa cho lắm, ông bị
kết án phải
chạy xa [cha mẹ là] Emil và Paula Benjamin trong suốt quãng đời còn
lại: trong
khi phản ứng ngược lại ý muốn của cha mẹ muốn hội nhập vào giai cấp
trung lưu
Đức, ông giống nhiều người Do thái nói tiếng Đức cùng thế hệ, kể luôn
cả Kafka.
Điều gây bối rối, ở nơi bè bạn của ông, về chủ nghĩa Marx của ông: hình
như có
một điều gì gượng gạo, một điều chi giống như là thù đáp (reactive).
Cũng
theo nghĩa đó, có thể,
TTT coi ông và những tên Bắc Kít di cư là những đứa con ‘tư sinh’ của
một miền đất!
5
năm TTT ra đi
Kỷ niệm với nhà thơ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chữ
‘grace’ bao giờ cũng giết
tôi, vì tôi không tìm thấy chữ thật sự thích hợp để dịch chữ này. (1)
Blog Hải Hà
Muốn
thấu hiểu từ này, phải là
dân Ky tô! Nghĩa của nó là ân sủng, nhưng để hiểu thế nào là ân sủng,
dân ngoại
đạo, thua!
Coetzee khi viết về cuốn
Brighton Rock của Greene, đã đưa ra một lời giải thích:
What holds Pinkie and Rose
together is the fact that they are both 'Romans', children of the True Church,
of whose teachings they have the merest smattering but which gives them
nevertheless
an unshakable sense of inner superiority. The teaching on which they
rely most
heavily is the doctrine of grace, summed up in an anonymous poem that
has
impressed itself on the memories of both:
My
friend judge not me,
Thou seest I judge not thee:
Betwixt the stirrup. and the
ground,
Mercy I asked, mercy I found.
God's grace, in Catholic
teaching, is unknowable, unpredictable, mysterious; to rely on it for
salvation
- to postpone repentance until the moment between the stirrup and the
ground -
is a deep sin, a sin of pride and presumption. One of Greene's
achievements in Brighton Rock
is
to raise his unlikely lovers, teenage hoodlum and anxious
child bride, to moments of comical yet awful Luciferian pride.
Từ đó,
ra từ ‘disgrace’, mất ân
sủng: ô nhục!
*
V/v bài
thơ của Shakespeare, TTT
đã dịch, làm đề từ cho cuốn Một
chủ
nhật khác
Phượng Hoàng và Bồ
Câu
Cái đẹp, sự thật, sự hiếm quí
Ân sủng rất
mực giản dị
Táng tro cốt
nơi đây.
Cõi chết
Phượng Hoàng nương náu
Và ngực Bồ Câu
đoan trinh
Trong thiên
thu an nghỉ.
Không lưu
truyền tông tích
Chẳng bởi tật
nguyền
Vì chưng hôn
phối thanh khiết.
Vẻ thật không
sao thật
Dáng đẹp phô,
hão huyền
Sự thật cùng
cái đẹp đã mai một.
Trước quanh
quách đôi linh điểu
Hằng chân thật
hoặc mỹ miều
Vọng gửi khúc
kinh cầu ngưỡng mộ.
Thanh Tâm
Tuyền dịch
The
Phoenix and the
Turtle
Beauty, truth,
and rarity,
Grace in all
simplicity,
Here
enclosed'd in cinders lie
Death is now
the phoenix' nest,
And the
turtle's royal breast
To eternity
cloth rest,
Leaving no
posterity -
"Twas not
their infirmity,
It was married
chastity.
Truth may seem
but cannot be;
Beauty brag,
but 'tis not she;
truth and
beauty buried be.
To this urn
let those repair
That are
either true or fair;
For those dead
birds sigh a prayer.
William
Shakespeare
Bài thơ
này thật là bí hiểm.
Trên tờ TLS, Gấu nhớ, có một dạo, cãi nhau ỏm tỏi giữa những độc giả,
những
nguồn... về bài thơ, và, về hai con chim bồ câu và phượng hoàng: con
nào đực,
con nào cái?
Đâu là
chim đâu là bướm?
*
(1) Nhân đọc một bài nói về
thơ của Thanh Tâm Tuyền
[Trên Blog Người Hưu Trí.
NQT]
Ngày
còn ở Việt Nam
tuy không
trẻ lắm nhưng tôi không đủ kiến thức và lịch lãm để đọc thơ Thanh Tâm
Tuyền. Tôi nghe danh ông và biết một hay
hai câu nổi tiếng của ông. Biết có nghĩa là nghe nhắc đến nhiều lần
nhưng không
hiểu, thí dụ như, tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ, buồn chết như buồn nôn,
lệ khóc
không rơi ngoài hồn. Có một câu trong
bài hát mà tôi không biết nó có khác với nguyên văn của câu thơ hay
không là
“ôi những người khóc lẻ loi một mình.” Còn một câu nữa cũng giống câu
này cũng
từ một bài hát. Tôi biết những người khóc lẻ loi. Sầu không nguôi. Hình
như đó
là một bài hát của Cung Tiến.
Rồi được đọc một bài nói về
thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ viết cho cô con gái tên Th. nhắn nhủ cô
Th. nên
nghe lại tấu khúc của Vivaldi phần Hạ khúc Presto và nên đọc lại bài
thơ của
Shakespeare ,The Phoenix and the Turtle, và cả bài thơ của Samuel
Beckett.
Thú thật khả năng hiểu và cảm
nhận về thơ của tôi rất yếu, mà nhà thơ lại đưa ra ba cái ẩn dụ toàn là
của
ngoại quốc, thì tôi càng mù mịt hơn. Hôm nay không đi làm, tôi lấy ngày
nghỉ
phép nghỉ luôn một hơi từ hôm nay cho đến hết ngày thứ Hai là ngày lễ
Độc lập
của Hoa Kỳ. Chàng đi vắng, cô lớn đi chơi, cô út ở nhà một mình mà tôi
cưng cô
út lắm nên lấy ngày nghỉ ở nhà chơi với con, làm việc vặt trong nhà.
Sáng sớm
tôi nghe lại bài vĩ cầm Bốn Mùa của Vivaldi đoạn Presto.
Tôi có khoảng chục bài vĩ cầm Bốn Mùa này
được trình tấu bởi nhiều người nhiều ban nhạc khác nhau.
Tôi sẽ nói về bài vĩ cầm này sau khi nói về
bài thơ của Shakespeare. Nhưng trước nhất là tôi xin thắc mắc về bài
thơ của
Samuel Beckett. Bài thơ như thế này, bằng tiếng Pháp, mà tôi không biết
tiếng
Pháp! Bản dịch không phải của tôi, tôi dùng google translation. Quý vị nào có thể dịch từ tiếng Pháp sang
tiếng Anh hay tiếng Việt cho tôi thì tôi xin cám ơn nhiều.
Je
voudrais que mon amour
meure
Et qu’il pleuve sur le
cimetière
Et sur les ruelles où je vais
Pleurant celle
qui crut m’aimer
Dịch ra
tiếng Anh là:
I want
my love die.
And it rains on the cemetery.
And on the streets where I.
Crying one who thought love
like me.
Dịch
ra tiếng Việt là
Tôi
muốn tình tôi chết
Và mưa
trên bãi tha ma
Và trên những phố nơi tôi
Người than khóc cho những
người suy nghĩ giống như yêu tôi.
Dịch
đại như thế xin tha thứ
bản dịch của tôi chỉ để hiểu nghĩa đen của bài mà thôi.
Ai có thể dịch bài này cứ comment cho tôi tôi
xin trang trọng đưa lên blog của tôi.
Je
voudrais que mon amour
meure
qu' il pleuve sur le
cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle
qui crut m'aimer
Samuel Beckett
Bản
tiếng Anh của chính tác
giả:
I would
like my love to die
and the rain to be raining on
the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that
she loved me
Xin
dịch đại để như sau:
Tôi ước
gì tình tôi chết đi
và cơn mưa, rơi trên nghĩa
trang
và trên tôi, đi trên đường
phố
thương tiếc nàng người tin
rằng nàng đã yêu tôi.
Update:
Nhà văn kiêm dịch giả
NQT đã gửi cho bản tiếng Anh cũng của Samuel Beckett. Xin post cho các
bạn xem.
Bài thơ
The Phoenix and the
Turtle của Shakespear làm tôi khốn khổ. Nhưng tôi muốn hiểu nhà thơ
Thanh Tâm
Tuyền muốn nhắn nhe gì với cô con gái qua bài thơ ông viết trong tù nên
tôi lục
lọi trên internet. Shakespeare nổi tiếng
tự bao đời nên tìm bài thơ của ông là chuyện dễ dàng nhưng tôi đọc bài
thơ muốn
chết luôn mà vẫn không hiểu. Cứ vài ba
câu lại có một chữ khó phải tra tự điển. Có
chữ tự điển cũng không có thí dụ như chữ
precurrer. Bỏ chữ pre ra đi
tìm chữ currer cũng không có. Đọc hết
bài thơ hiểu lõm bõm chỗ được chỗ mất tôi đành phải đọc Wikipedia để
hiểu chung
chung đại ý bài thơ nói gì. Đây là trang web tôi viếng nhiều nhất, một
ngày tôi
đọc nó phải vài lần vì cứ mỗi lần đọc một cái gì lạ tôi lại chạy vào
đây để
tham khảo. Sau đây là phần tóm lược bài thơ Phượng hoàng và chim câu.
Turtle ở
đây là chim turtle dove một loại chim rất xinh xắn cùng loại với bồ câu.
Đây là một bài thơ ngụ ngôn
nói về cuộc hôn nhân lý tưởng. Tuy nhiên, bài thơ này cũng được xem là
bài thơ
nói về sự liên hệ giữa sự thật và cái đẹp, hay một thứ tình yêu thương
làm
người ta cảm thấy mãn nguyện. Trong bài
thơ này Shakespeare cũng nhắc đến tên của nhiều loại chim, dựa vào một
bài
trường thi đã được xuất bản trước của Goeffrey Chaucer có tên là
Parliament of
Birds hay Quốc hội của Loài Chim, để diễn tả cái chết của đôi tình nhân
cũng
giống như cái mất mát của một lý tưởng mà người ta chỉ có thể ngậm ngùi
than
thở.
Tác phẩm này được xem là tác
phẩm bí ẩn nhất của Shakespeare do đó có nhiều thuyết diễn dịch khác
nhau đến
độ trái ngược nhau. Bài thơ có những câu rất đẹp mà tôi có thể hiểu
nhưng không
có khả năng dịch được như:
Beauty,
truth, and rarity
Grace in all simplicity
Here enclos’d in cinders lie.
Xin tạm
dịch như thế này:
Vẻ đẹp,
sự thật, và sự hiếm
quí
Vẻ trang nhã trong tất cả
những điều đơn giản
Được bao kín trong than hồng
nằm nơi đây
Chữ
grace bao giờ cũng giết
tôi, vì tôi không tìm thấy chữ thật sự thích hợp để dịch chữ này.
Note:
Bài viết này, lúc thấy, lúc không, trên Blog Hải Hà.
Bệ về đây, cho chắc ăn.
Sorry HH.
NQT
5
năm TTT ra đi
Kỷ niệm
với nhà thơ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chữ
‘grace’ bao giờ cũng giết
tôi, vì tôi không tìm thấy chữ thật sự thích hợp để dịch chữ này. (1)
Blog Hải Hà
Muốn
thấu hiểu từ này, phải là
dân Ky tô! Nghĩa của nó là ân sủng, nhưng để hiểu thế nào là ân sủng,
dân ngoại
đạo, thua!
Coetzee khi viết về cuốn
Brighton Rock của Greene, đã đưa ra một lời giải thích:
What holds Pinkie and Rose
together is the fact that they are both 'Romans', children of the True Church,
of whose teachings they have the merest smattering but which gives them
nevertheless
an unshakable sense of inner superiority. The teaching on which they
rely most
heavily is the doctrine of grace, summed up in an anonymous poem that
has
impressed itself on the memories of both:
My
friend judge not me,
Thou seest I judge not thee:
Betwixt the stirrup. and the
ground,
Mercy I asked, mercy I found.
God's grace, in Catholic
teaching, is unknowable, unpredictable, mysterious; to rely on it for
salvation
- to postpone repentance until the moment between the stirrup and the
ground -
is a deep sin, a sin of pride and presumption. One of Greene's
achievements in Brighton Rock
is
to raise his unlikely lovers, teenage hoodlum and anxious
child bride, to moments of comical yet awful Luciferian pride.
Từ đó,
ra từ ‘disgrace’, mất ân
sủng: ô nhục!
*
Grace : Đúng,
chữ này chỉ hay trong tiếng
tây-tiếng anh, dịch ra tiếng việt là hết hay. Và phải có «đức tin sâu
đậm» mới
thấm thía với chữ này, trong một vài nghĩa, thì có chữ «duyên» của nhà
Phật có
thể dùng được, nhưng với nghĩa ân sủng, đặc cách thì chịu.
Chữ grace là chữ
của
St-Augustin.
Độc giả TV
Mon, July 5,
2010 6:09:32
dich gium
plse
Tìm thấy
trên mạng :
http://www.religion-online.org/showarticle.asp?title=1321
có nhắc qua
về 4 câu này, và ghi là của William Camden
In a letter
to Lady Mary Lygon, Waugh speaks of his central conviction: “I believe
that
everyone in his (or her) life has the moment when he is open to Divine
Grace.
It’s there, of course, for the asking all the time, but human lives are
so
planned that usually there’s a particular time -- sometimes, like
Hubert, on
his deathbed -- when all resistance is down and Grace can come flooding
in.”
Samuel
Johnson would have approved. In the Life he reproves the skeptical
Boswell and
warns him about judging: We are not, he says, “to judge determinately
of the
state in which a man leaves this life. He may in a moment have repented
effectually.” In support he quotes a verse from William Camden’s
Remains (1623),
which speaks of a dissolute man who was killed when he fell from his
horse:
My friend,
judge not me,
Thou seest I
judge not thee;
Betwixt the
stirrop and the ground,
Mercy I
askt, mercy I found
Camden said
he had borrowed the idea from St. Augustine, who had written,
“The mercy of God
[may be found] between the bridge and the stream.”
Vay, khoi
can dich nghe
Tks both
of U
NQT
Những chuyện lẻ tẻ
Đăng ngày: 17:14 06-07-2010
Thư mục: Tổng hợp
Trời nóng. Ở đây gần 30 năm lần đầu tiên thấy nóng nhiều và nóng
lâu như
thế. Hôm nay sẽ lên đến 102 độ F. Chẳng có ai dám mò ra
đường đâu,
ngoại trừ ngồi trong xe có máy lạnh. Cứ nóng như thế này thì về Texas
hay
Arizona ở là không còn sợ nóng nữa. VN nữa chứ!
Hôm qua chàng và cô út cùng với họ hàng đi biển. Tôi ở nhà một mình.
Lay hoay
mãi với bài thơ Phụng hoàng và chim câu của Shakespeare đọc những bài
phân tích
của các học giả, càng đọc càng rối rắm thêm bởi vì tôi nghĩ các ông học
giả
cũng chỉ đoán mò. Đôi khi tác giả viết cái gì đó dụng tâm chỉ để
tác giả
và một vài người nào đó hiểu thôi. Có thể họ cũng đoán đúng một vài chi
tiết
nhưng không biết hết đầu đuôi. Tôi có cái tính tò mò nhiều khi mất thì
giờ mà
chẳng có gì ích lợi cho mình. Tôi chỉ thắc mắc cái bài thơ Phụng hoàng
và chim
câu cùng với bài thơ của Beckett có tác dụng như thế nào trong bài thơ
Thanh
Tâm Tuyền viết cho cô con gái. Nhà văn NQT cho rằng bài thơ của Beckett
là một
ẩn dụ ám chỉ Hà Nội, nhưng ông dựa vào đâu để nói thế? Ông muốn nói gì
với cô
con gái của mình về Hà Nội. Tôi cho là tôi hiểu (chủ quan quá nhưng
đành phải
chủ quan chứ biết làm sao) cái tác dụng của bài concerto Summer trong
bài thơ
của Thanh Tâm Tuyền. Khi ông viết bài thơ, ông nhìn cảnh trước mắt, cơn
bão
đang đi ngang nơi ông ở, ông nghe tiếng nhạc trong đầu, nhạc làm nền
cho bài
thơ của ông. Tôi cho là “Cô thủng thẳng bước trong chiều mưa mờ đục.
Không trú
ẩn. Nước đẫm mặt tương tư trầm tĩnh. Đường phố của mình cô.” là lúc ông
nhớ đến
thơ của Beckett. Và “Nhạc tấu khúc định mệnh bi tráng bố cô từng nghe,
nghe
thấu hết thảy mọi nỗi trong trong cõi mông muội đày ải. Cô có nghe.”
Đây là lúc
ông lại nhớ đến bài Summer?
Blog HH
|