|
Tôi là
kẻ sống sót, nhưng tôi
chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Thi
sĩ phải thôi đi sao?
Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng [hãy nhớ
những dòng
thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu, chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ đau
của mình
như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính
người nhất
trong tất cả mọi thứ: liệu có còn được không?"
(Should the poet cease? In a
time when men are made to pipe or squeak their sufferings like beetles
and
mice, is literate speech, of all things the most human, still possible?)
*
Hai từ thôi và sao, là của
Nguyễn Tiến Văn.
Hình ảnh Tố Hữu thổi kèn đồng, thay vì thổi ống đu đủ, cũng
của anh.
Anh là người giúp đỡ Gấu rất nhiều, thời gian dịch Steiner.
Gấu tập tành dịch tiếng Anh qua tiếng Việt, bằng cách dịch Steiner và
Borges.
Ui chao, chỉ nội hai chữ đó, là
đủ thấy,
bản tiếng Việt, bảnh hơn rất nhiều, so với nguyên tác. Nguyên tác hàm
chứa
trong nó, câu thơ của Holderlin: Tại sao thi sĩ trong thời điêu
đứng?
Nhưng
hai chữ thôi sao lại qui chiếu về một giai thoại tuyệt vời, về
một thời đại hoàng kim của thơ, thời thơ Đường, và, về một thi sĩ, Giả
Đảo.
*
Gấu đã từng
lèm bèm nhiều lần về cái duyên nợ Steiner.
Nếu không gặp
ông, chắc chẳng có trang Tin Văn.
*
Và, nhận xét của
D.M. Thomas, trong cuốn tiểu sử nhà văn Solzhenitsyn, ["Alexander
Solzhenitsyn: A Century in his Life" By D. M. Thomas, St. Martin's
Press],
về sự ra đi của nhà thơ Pasternak, có thể áp dụng vào trường hợp nhà
thơ Thanh
Tâm Tuyền, nếu chúng ta nhớ lại, tình cảm sửng sốt, bàng hoàng của đồng
bào hải
ngoại, khi được tin ông mất:
Nỗi đau của dân Nga khi nhà thơ
Pasternak qua đời vào năm 1960 đánh dấu
bước
ngoặt của lịch sử Xô Viết.”
The explosion
of grief and celebration at Pasternak's funeral in 1960
marked a
turning point in Soviet history.
Một độc giả
VOA nhận xét:
Phạm
Lời
(Sydney, Úc)
"The
explosion of grief
and celebration at Pasternak's
funeral in 1960
marked a turning point in Soviet history" được dịch bởi Google
Translate
như sau: "Sự bùng nổ của đau buồn và lễ kỷ niệm tại lễ tang
Pasternak
của năm 1960 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Liên Xô".
Câu tiếng Việt
chỉ lấy một phần, nỗi đau, bỏ đi phần, sự ngợi ca. Người
viết
trích nguyên văn, để độc giả biết rõ nguồn, và không có ý dịch toàn
câu văn.
Tks. NQT
Câu tiếng Anh, nếu dịch hết
(1), thì không
thể áp dụng vào trường hợp của TTT được. D.M. Thomas viết:
Đây là một cách rất Nga, để nói lời giã biệt với một thi sĩ lớn. Có vẻ
như, một
sự tưởng nhớ như thế chỉ có thể xẩy ra ở một xã hội mà sự đàn áp quá dữ
dằn,
khốc liệt; tuy nhiên điều này cũng không phải tuyệt đối. Dưới chế độ
Stalin, không
thể xẩy ra một trường hợp như thế. Trong những chế độ dân chủ tiêu thụ
êm ả của
Tây Phương, dân chúng chắc là chẳng muốn như thế, và cũng chẳng cần như
thế, và
cũng chẳng cảm thấy cực kỳ cần thiết như thế. (2)
(1) The explosion of grief and
celebration
at Pasternak's funeral in 1960 marked a turning point in Soviet
history": Sự
bùng nổ của nỗi đau [về sự ra đi của nhà thơ], và của ngợi ca [thơ ca
của ông],
tại đám tang Paternak vào năm 1960 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử
Liên Xô.
Nhưng có lẽ chúng ta phải đọc
cả chương
sách Cái chết của một thi sĩ, trong cuốn Solzhenitsyn, thế
kỷ ở trong
ông ta thì mới có một cái nhìn tổng quát vấn đề.
Pasternak đã từng bị nhà nước Liên Xô hành hạ đủ điều, khi ông được
Nobel. Và
đây là cách trả lời của dân chúng Nga, đối với nhà nước CS của họ.
(2) Đâu phải tự nhiên
khi
TCS mất đi, cả thành phố Sài Gòn [lập lại, thành phố Sài Gòn] đổ xô ra
đường
tiễn đưa ông.
V/v cái
sự ngợi ca thơ TTT:
Khó mà có sự bùng nổ được! Đó là sự thực. Thơ của ông, một cách nào đó,
khó tới
với đám đông thưởng ngoạn, chẳng thế mà Đặng Tiến còn tiên đoán,
ông không
có truyền nhân!
*
Đọc muộn thơ bạn
Bằng chứng là sau năm 75
khi có dịp vào
Sài Gòn thăm chị
gái, ông cũng chỉ ở
rịt trong nhà chẳng đi ra đến ngoài. Duy nhất có một lần bà chị gái ép
Quang
Dũng đi chơi phố thì ông nhất định đòi phải cải trang ăn mặc thành một
tay chơi
đất Sài Gòn rồi mới chịu bước chân ra đường. Ấy thế mà vẫn có người
nhận ra.
Lần đó Quang Dũng đứng chọn sách trong một tiệm bán văn hóa phẩm, một
người đàn
ông trung niên đi ra bỗng vỗ vai ông hỏi: “Ông có phải Quang Dũng - tác
giả Tây
tiến không, tôi nhìn giống bức ảnh trong cuốn sách ở nhà lắm”. Ông Vĩnh
kể,
không hiểu cha tôi học tiếng Nam
khi nào mà ông trả lời ngay: “Ông nhầm rồi, tôi ở Bạc Liêu mới zô”.
Về Quang Dũng vô Sài Gòn, không đúng như ông con viết. Chứng cớ là nhà
thơ đã
đi tìm gặp một số nhà thơ nhà văn Nguỵ, trong có những người cùng quê
với ông.
Gấu có thấy hình Quang Dũng ngồi với Thái Tuấn, Đinh Cường, Thanh Tâm
Tuyền,
Trần Lê Nguyễn, trong một tuyển tập thơ, tại nhà một người quen, lần
ghé Tiểu
Sài Gòn.
*Bạc Liêu thì
phải mới lên chứ sao lại dzô?
Riêng về cái vụ tiền, nếu đúng như thế, thì sợ rằng không hẳn như thế.
Nên nhớ
Tản Đà đã từng vô Nam,
gặp
một tay chủ báo [Gấu quên tên], hào phóng, móc bóp biếu hai ngàn, tiền
thời còn Tây thuộc, lớn lắm. Tản Đà
thản nhiên bỏ túi.
Trong trường hợp Quang Dũng, tôi sợ có gì hiểu lầm giữa hai bên, hoặc
do Quang
Dũng rét!
Nhận, tụi nó bắt viết tự kiểm thì cũng phiền!
*
Gấu tin rằng, ông con viết sai hoàn toàn về ông bố.
Bức hình trên chứng tỏ điều Gấu nói.
Quang Dũng phơi phới ngồi giữa một đám đại phản động, biệt kích văn
hoá, như
TTT, TLN, DQS, thì làm sao mà lạnh cẳng được!
*
Về cái vụ việc Miền Nam
trước 1975 mê thơ Quang Dũng, và câu Quang Dũng nói, đừng nói với ai
chuyện đó
nhé, Gấu chắc không có. Bức hình trên chứng minh.
Nhà thơ chắc phải cảm động lắm, và khi có dịp vào Nam,
mới đi tìm mấy ông đại phản
động, để mà ngồi chung một chiếu, chẳng những ngồi chung, mà còn chụp
hình kỷ
niệm!
Brodsky cũng đã từng nói lên cái tâm trạng của ông, khi Volkov hỏi, cảm
tưởng
của ông, khi biết Tây Phương in thơ của mình.
Cái tập thơ đó được in ở Mẽo, dưới bảng hiệu Inter-Language Literary
Associates. Lúc đó tôi đang bị đi đầy. Tôi nhớ là, khi được thả, có
người chìa
cho tôi coi. Tôi nhìn nó, mà cảm thấy ngỡ ngàng. [It was a sensation of
utter
nonsense]. Bạn biết không, nó gây cái cảm giác, như thể những bài thơ
in ở
trong đó, bị nhà nước tịch thu, trong một lần xét nhà, rồi được xuất
bản!
*
Every poem in
time becomes an elegy
Borges
Câu thơ, không phải bài thơ, “Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày
sắp tới” của TTT, trở thành
lời ai điếu, khi ông nằm xuống tại một nghĩa trang Huê Kỳ.
Mai Thảo chẳng nói
lên ý đó sao, khi sắp đi xa, hỏi cậu Ngọc Dũng, về tới Ký Con chưa?
Ký Con là con phố nơi có tòa soạn Sáng Tạo
*
PASTERNAK AUTOBIOGRAPHIQUE
PAR HÉLÈNE HENRY
Tout sera là: ma propre
histoire
Et ce qui vit encore en moi,
Tous mes élans et mes
amarres,
Ce que j'ai vu, ce que je
vois.
«Les Vagues ", Seconde
naissance, 1932
Pour être conséquent, il
faudrait parler, dans cette suite d'années et de circonstances, de gens
et de
destinées que réunit le cadre de la révolution. [ ... ] II faudrait
[les]
décrire de telle façon que le cœur se serre et que les cheveux se
dressent sur la
tête. Postface à Hommes et positions, 1957
Phải viết làm sao cho trái
tim quặn xoắn lại, và tóc thì dựng đứng hết cả lên!
*
Ui chao làm sao viết được như
thế, về quê hương, những ngày sau 1975?
Những ngày ở Phạm văn Cội, Củ
Chi?
Những ngày ở Đỗ Hòa, Nhà Bè?
Tout sera là: ma propre
histoire
Et ce qui vit encore en moi,
Tất cả câu chuyện của riêng
Gấu,
Vẫn còn sống trong Gấu.
NQT
*
It seems that the voice we
humans own
Will never sound, never
celebrate,
Only a wind from the age of
stone
Keeps on knocking at the
black gate.
And it seems to me that under
the sun
I alone remain-this honor's
mine,
Simply because I was the
first
Who wanted to drink the
deadly wine.
1917
Akhmatova
Có vẻ như cái thứ tiếng người mà chúng ta có
đó
Nó sẽ chẳng bao giờ kêu lên
Chẳng bao giờ ăn mừng
Chỉ là tiếng gió từ thời kỳ
đồ đá
Liên tục gõ lên chiếc cổng
đen
Và hình như chỉ còn tôi, đơn
độc dưới ánh mặt trời
Và đây là niềm vinh quang
của
tôi
Giản dị, ấy là vì tôi là
người đầu tiên
Muốn uống ly rượu độc
Ai là
Holderlin, kẻ có thể
được tạo nên, để nói, nhân danh cả hai, một, quá khứ đã mất, và một,
tương lai
Quốc Xã?
Coetzee viết về nhà thơ Holderlin:
Thi sĩ trong Tháp Ngà.
Who was Holderlin, who could
be made to speak for both a lost past and a National Socialist future?
Ai là
TTT, kẻ được tạo nên,
để nói, nhân danh cả hai, một, quá khứ đã mất Miền Nam Sâu Thẳm, và,
một, tương
lai một nước Mít VC sau 30 Tháng Tư 1975?
Câu thơ “Ôm em trong tay mà đã nhớ Em những ngày sắp tới”, Gấu “phát
hiện”, khi
quá nhớ BHD, nhưng, chỉ đến khi ra hải ngoại, quá nhớ Sài Gòn, thì mới
nhận ra,
nhà thơ đã tiên tri ra được những ngày sắp tới không còn Sài Gòn!
Có một
sự tương phản thật rõ
nét, giữa một, TCS và một, TTT, như hai nhân vật được Borges viện ra,
dưới đây,
trong bài viết trứ danh, Những tiền thân của Kafka:
Những ghi nhận của tôi còn
hai câu chuyện. Một là từ Chuyện không vui (Histoires Déobligeantes),
của Léon
Bloy, về một vài người sở hữu đủ thứ trái địa cầu, bản đồ thế giới, chỉ
dẫn
đường xe lửa và những tuyến đường lớn, nhưng chết mà chưa từng toan
tính một
lần rời xa tỉnh nhà.
Câu chuyện kia nhan đề "Carcassonne"
và là tác phẩm của Lord
Dunsany. Một quân đội bách chiến bách thắng, gồm những chiến sĩ, rời
tòa lâu
đài vô định, chinh phục những vương quốc, nhìn thấy những quái vật, vét
kiệt
những sa mạc, những núi non, nhưng họ chẳng bao giờ tới được
Carcassonne, mặc
dù có lần họ đã thoáng nhìn thấy, từ xa. (Câu chuyện này, như người ta
dễ dàng
nhận ra, là đảo ngược triệt để của câu chuyện trên; trong câu chuyện
thứ nhất,
là thành phố không thể bị bứng khỏi, còn trong chuyện thứ nhì, chẳng
bao giờ
tới được.)
Ôi ôm em trong tay mà đã nhớ
em những ngày sắp tới.
Quả thế thật.
Nhà văn Doãn Dân, sĩ
quan VNCH, sau tử trận, (1) khi đọc tập truyện Những ngày ở Sài Gòn của Gấu,
qua một anh bạn của Gấu cho mượn, đã than, thằng cha này quá sợ hãi
hạnh phúc,
và, đây là một tập truyện ngắn, nhưng thực ra, là một truyện dài.
Nghe nhận xét của anh, qua người
bạn kể lại,
Gấu nhớ ngay ra, tại làm sao anh ta phán, thằng cha GNV này quá sợ hãi
hạnh phúc:
Lần hẹn
nhau trong thành phố
lạnh và xa, Đà Lạt, nàng thi đậu Tú Tài phần thứ nhất, và đã lên đó
trước,
chàng là công chức nên còn ở Sài Gòn làm việc, chiều thứ bẩy, chàng ra
bến xe
đò, vượt khoảng đường mấy trăm cây số, chàng bỗng nhiên có cảm tưởng,
nàng đang
ở trong Hà Nội, nàng đã trở về Hà Nội trước chàng, và chiến tranh đã
hết, chàng
đang trở về thành phố thời ấu thơ, nay đang gìn giữ hạnh phúc của đời
chàng.
Khi nhìn thấy bóng dáng nàng từ đầu phố tất tả vội vã chạy lại (nàng
dến trễ,
vì còn phải tìm cách nói dối Vi, Vi nhất định đòi đi cùng), chàng bỗng
run lên
vì sợ. Chàng run lên vì sợ hãi, vì sung sướng, vì hạnh phúc, chàng sợ
thực sự,
sợ nàng, sợ hạnh phúc, sợ khổ sở, sợ cô đơn, sợ tất cả...
Thời gian
(1)
Doãn Dân: Tên Trần Doãn Dân,
sinh năm 1938 tại Nam
Định. Sĩ quan. Tử trận tại Quảng Trị ngày 29.4.1972
Tác phẩm: Chỗ của Huệ, 1968; Tiếng gọi thầm,
1972
Võ Phiến VHTQ
*
Ngay từ tập thơ đầu tay, Tôi
không còn cô độc, TTT đã nhìn rõ số phận của mình và bạn bè, và
có vẻ như ông còn
tự hào, khi hạ những dòng, chúng nó làm phát xít, chúng nó làm CS,
chúng ta làm
tù nhân; và những gì gì, anh yêu quê hương
vô cùng, ràng buộc với nó phải là máu mủ, ruột thịt, ôm em trong tay mà
đã nhớ
em những này sắp tới, là một số phận khác, mà ông dành cho đất nước,
khi ông đi
tù, khi ông ra hải ngoại.
Cuốn tiểu thuyết độc nhất của ông, không còn một tí mắc
mớ gì tới Đất Bắc [hai cuốn kia, Bếp Lửa, và Tôi Không Còn Cô Độc, cái
nền của
chúng là xứ Bắc Kít], Một Chủ Nhật Khác, cũng một dạng tiên tri, dành
cho những
kẻ bỏ chạy không thể bợ đít VC, thay vì chọn số phận Do Thái lang
thang, đành trở
về, chết một cái chết lãng nhách.
Có vẻ như cuốn truyện còn tiên tri ra được số phận khốn nạn
của cái đám Miền Nam bỏ chạy bợ đít VC này, đã từng có thời bị VC cấm
không cho
về, dù đã làm tôi mọi, làm chó săn cho chúng.
*
ONE DAY
IN THIS EPOCH, THE
MID-FIFTIES, OLGA IVINSKAYA received a phone call from
her lover, Pasternak. His voice sounded shaken and he began to speak in
a voice
choked by tears. 'What's wrong?" she asked in alarm. "He's dead, he's
dead, I say!" he groaned several times over.
He was speaking about Yuri
Zhivago. The harrowing chapter in which he suffers a fatal heart attack
on a
tram (not far from where later a so Pasternak would die at his car
wheel) was
now finished; and soon the whole novel would be completed.
Art, he wrote, is always
meditating upon death and thereby creating life.
D.M. Thomas: Solzhenitsyn
Một
bữa, trong cái thời kỳ
này, vào giữa thập niên 1950, OLGA IVINSKAYA nhận được cú điện thoại
của người
yêu là Pasternak. Giọng ông run rẩy, như sắp bật khóc.
-Chuyện gì thế anh?
Nàng hoảng hốt hỏi.
-Ông ta chết, ông ta chết
rồi.
Nhà thơ
muốn nói tới nhân vật
của mình là Bác sĩ Zhivago. Chương sách viết về cái cú đau tim quật ngã
ông
trên chiếc xe điện (cũng không xa nơi sau này đứa con trai của
Pasternak bị xe
cán chết), vào lúc này, kể như xong.
Nghệ thuật, Pasternak viết,
luôn là suy tư về cái chết để sáng tạo ra đời sống.
*
Sau này, nếu có ai còn nhớ
cái đám Miền Nam bỏ chạy bợ đít VC, chắc chắn là sẽ qua hình ảnh của
Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, bỏ chạy thoát cuộc
chiến, nhưng lại mò về để chết lãng nhách
vì bị lầm là Cộng Quân.
Và như thế, chắc chắn là hậu
thế sẽ tha thứ cho chúng!
Bởi vì sẽ chẳng ai còn nhớ,
thí dụ một tên chó săn, ”người của chúng ta ở Paris”, đệ tử của bạn của Gấu, là Cao
Bồi!
Hà, hà!
*
The
explosion of grief and celebration at
Pasternak's funeral in 1960 marked a turning point in Soviet history"
Sự
bùng nổ của nỗi đau [về sự ra đi của nhà thơ], và của ngợi ca [thơ ca
của ông],
tại đám tang Paternak vào năm 1960 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử
Liên Xô.
Đây là một cách rất Nga, để nói
lời giã
biệt với một thi sĩ lớn. Có vẻ như, một sự tưởng nhớ như thế chỉ có thể
xẩy ra
ở một xã hội mà sự đàn áp quá dữ dằn, khốc liệt; tuy nhiên điều này
cũng không
phải tuyệt đối. Dưới chế độ Stalin, không thể xẩy ra một trường hợp như
thế.
Trong những chế độ dân chủ tiêu thụ êm ả của Tây Phương, dân chúng chắc
là
chẳng muốn như thế, và cũng chẳng cần như thế, và cũng chẳng cảm thấy
cực kỳ
cần thiết như thế.
Nhưng có lẽ chúng ta phải đọc cả chương
sách Cái chết của một thi sĩ, trong cuốn Solzhenitsyn, thế
kỷ ở trong
ông ta thì mới có một cái nhìn tổng quát vấn đề.
Pasternak đã từng bị nhà nước Liên Xô hành hạ đủ điều, khi ông được
Nobel. Và
đây là cách trả lời của dân chúng Nga, đối với nhà nước CS của họ.
Đâu phải tự nhiên khi TCS mất đi, cả thành
phố Sài Gòn [lập lại, thành phố Sài Gòn] đổ xô ra đường tiễn đưa ông.
Philip
Roth once contrasted,
slightly enviously, the American writer, who can say anything he wishes
but is
usually ignored, with his Eastern Bloc counterpart, who, since nothing
is
permitted to him, receives respectful attention for everything he
writes.
Roth có lần lầu bầu, giả như mình là nhà văn Mít nhỉ!
Bởi vì theo ông, nhà văn
Mẽo tha hồ viết, cái gì cũng được, nhưng đếch ai thèm để ý tới, còn Mít
ư, viết
cái chó gì cũng xúm lại đọc!
Chứng cớ?
Chợ Cá đó!
Hà, hà!
*
“Cái chết của Lucien de
Rubempré là một bi kịch lớn, the great drama, trong đời tôi”, Oscar
Wilde nhận
xét về một trong những nhân vật của Balzac. Tôi luôn coi lời phán này,
this
statement, là thực, literally true. Một dúm nhân vật giả tưởng đã ghi
dấu thật
đậm lên đời tôi hơn những con người bằng xuơng bằng thịt, bằng máu bằng
mủ mà
tôi đã từng quen biết.
Llosa
mở ra cuốn tiểu luận
của mình The Perpetual Orgy, Đốt
đuốc chơi Em, như trên. Cả một cuốn tiểu luận,
dành cho Em Bovary, chưa đủ, sau ông còn viết cả một cuốn tiểu thuyết, Gái Hư,
The Bad Girl, để vinh danh Em! (1)
(1) Sự
thực, là để vinh danh
Flaubert, và cuốn Giáo dục Tình cảm:
At
one point, as if aware
of something missing in the substantiation of his heroine's allegedly
irresistible charm, Vargas Llosa comes up with a Vietnamese orphan,
unable to
talk since his traumatic childhood. The mute boy meets the bad girl and
lo, he
speaks. It is a moment of unforgivable schmaltz that merely makes
Otilia seem
more improbable than ever.
The name "Mme
Arnoux", Otilia's third alias, is also that of the object of Frederic
Moreau's infatuation in Flaubert's Sentimental Education. Vargas Llosa has
written extensively of his love of Flaubert, and The Bad Girl is in
part an
homage to Sentimental Education. Some elements, such as the
tenuously
incorporated running commentary on Peruvian politics, really only make
sense if
understood as allusions to the original - in this case the backdrop of
French
political turmoil. Stylistically, however, the book couldn't be less
like
Flaubert, whose injunctions against cliche, generic description, idees
recues,
it flouts with apparent glee, tossing out such lines as "He was the
incarnation of the careless, absent-minded intellectual" by way of
characterisation, and off-the-peg accessories (high-end, of course) -
Guerlain
toothbrush, Vuitton dressing case - by way of furnishings.
Source
Nhân
vật Kiệt, trong Một Chủ
Nhật Khác, chắc chắn sẽ còn sống mãi với độc giả Mít, như một
tay Bắc Kít di
cư, bỏ chạy Đất Bắc một lần, rồi bỏ chạy cuộc chiến, rồi trở về, để
chết cùng
với Miền Nam mà anh ta đã chọn.
Liệu có thể viết như thế, về
Kiệt?
*
Kiệt và Thuỳ gặp nhau ở Âu
Châu trong năm học cuối cùng của Thùy. Thùy bị gia đình gọi về khi bà
mẹ ngã
bệnh nặng hấp hối. Bà cụ qua khỏi nhưng lại bị bán thân bất toại và giữ
Thùy ở
nhà. Thùy gọi Kiệt về. Kiệt chần chừ: về để làm gì? Làm gì ở đấy? Em
nhìn chung
quanh em xem? Sang với anh. Thùy đáp: Em không thể bỏ má; anh không thể
bỏ em;
không phải anh chọn lý tưởng hay tổ quốc hay bất cứ thứ gì, anh chỉ
chọn em,
một mình em và đứa con sắp chào đời của chúng ta. Anh không nghe tiếng
kêu xốn
xang của em sao?
Kiệt
nghe tiếng kêu xốn xang
của Thùy. Chàng trở về.
Một
Chủ Nhật Khác
Kundera viết: L’Iliade hoàn tất
từ lâu,
trước khi thành Troie ngã gục, nó hoàn tất vào cái lúc mà cuộc chiến
còn chưa
ngã ngũ, và con ngựa gỗ thần kỳ chưa nẩy ra ở trong đầu Ulysse. Và đây
là đòi
hỏi mỹ học của nhà thơ sử thi lớn lao đầu tiên của nhân loại: Mi đừng
bao giờ
để trùng hợp thời của những số phần cá nhân với thời của những biến
động lịch
sử. Bài thơ sử thi lớn lao đầu tiên của nhân loại mang nhịp điệu của
thời của
những số phận cá nhân.
L'Iliade s'achève
longtemps avant la chute de
Troie, au moment où la guerre est encore indécise et où le fameux
cheval en
bois n'existe même pas dans la tête d'Ulysse. Car tel était le
commandement
esthétique stipulé par le premier grand poète épique: tu ne laisseras
jamais
coïncider le temps des destins individuels avec le temps des événements
historiques. Le premier grand poème épique fut rythmé sur le temps des
destins
individuels.
Kundera: Une rencontre
Câu thơ
“Ôm em trong tay mà
đã nhớ em những ngày sắp tới”, là cũng nằm trong dòng suy nghĩ của
Kundera,
trên.
Bếp Lửa
kết thúc bằng cái
cảnh Tâm xuống Cảng gặp Ngọc, bạn mình, thì bạn đã đi rồi. [Hắn đi thật
rồi,
như ông Chính đã chết, Đại đã đi]. Và
sau đó, là cái "email" của Tâm [Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu
em vô cùng] (1) gửi cho Thanh, như vậy là Tâm cũng đã đi rồi.
Cái “email” này nằm trong
dòng suy nghĩ của Lukacs, "con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt
đầu", le chemin est fini, le voyage est commencé; ý thức tiểu thuyết
gia
vượt ý thức nhân vật, để tìm lại đời sống thực
Họ chỉ
trở về qua nhân vật
Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác.
Câu thơ là nỗi nhớ quê hương,
“ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới”, của đám Miền Nam lưu vong, nhớ thiên đường Tara
(1) của họ
Mô
phỏng Kundera:
Một Chủ Nhật Khác "hoàn
tất từ lâu", từ lúc manh nha khởi đầu cuộc chiến lần thứ nhì, với bối
cảnh
là Hà Nội:
Bếp Lửa miêu tả không khí
Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa
hoặc cái
chết. TTT
Nói một
cách khác, Bếp Lửa và
Một Chủ Nhật Khác bổ túc cho nhau. Đây là lý do tại sao TTT không cho
xb Ung
Thư:
Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung
Thư (1970) có thể coi như tiếp nối Bếp Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa
"vô
thường", và chút hơi ấm của nỗi chết [l'existence de notre acceptation
entre la vanité et la tièdeur de mort]. Cuốn sách chẳng bao giờ được in
ra...
TTT
*
(1) Chỉ có ngoại là nhất
định
không chịu đi, cậu ba phải dựng một cái chòi sát bên căn nhà đổ nát cho
ngoại
ở. Gia đình ngoại tôi có sáu người con nhưng cuối cùng tan nát, mỗi
người mỗi
nơi, kẻ theo quốc gia, người theo cộng sản... chỉ còn mình ngoại, già
nua, cô
độc, thui thủi trong căn nhà đổ nát.
Đến con đường dẫn về nhà
ngoại, tôi muốn khóc. Con đường mòn vừa lối trâu đi, hai bên có hai
hàng su
đũa, ngày xưa tôi vẫn thường được cậu tư dẫn đi thả diều, hoặc hai cậu
cháu
lang thang khi nắng chiều đã nhạt. Con đường tiêu điều, hàng chục thứ
dây leo
chằng chịt, quấn quít trên cành cây hai bên đường, tôi chợt thấy trong
đám dây
leo đó có những sợi mầu vàng. Đây là loại dây leo không rễ, bám vào cây
nào thì
cây đó sẽ khô héo dần rồi chết. Người ta gọi nó là dây tơ hồng.
Tôi thẫn thờ bước vào nhà
ngoại, lặng ngắt đến rợn người. Bước ra sau vườn, mấy gốc dừa đã lão
gần hết,
ngọn còn cao vút trơ trọi, ngọn bị bom chặt gãy vắt lên gốc. Liếp sầu
riêng của
ngoại cũng chết gần hết sau trận lụt năm ngoái. Chỉ còn mấy cây ổi sống
dai,
xanh um, trái chín vàng ối rụng đầy trên cỏ. Thân ổi già, mốc. Ngày xưa
tôi và
dì út thay phiên nhau hành nó, không ngày nào mà hai dì cháu không trèo
cây,
hay lấy gậy chọc trái. Bây giờ, trái chín đầy cành, rơi đầy gốc... Tôi
chợt
nghe tiếng chim, lạc lõng, hốt hoảng, không còn những âm thanh ríu rít
như ngày
xưa, hay là nó cũng như tôi, đang lần mò trở về gặp lại vườn cũ. Tôi
ngồi phịch
xuống cỏ, như thấm mệt, cho tới khi nghe tiếng ngoại đánh thức...
... tôi rất thích truyện
ngắn cuả Thảo Trần.
Giọng kể cuả bà thanh thản mà gây buồn da diết, đúng là viết mà
như không viết!
Đoạn "Tara" mà tôi
mới trích, hay hơn cô Tư đó, vì nó rất tự nhiên. (2)
Tks
TT/NQT
*
(2) Gấu đã có
kinh
nghiệm này rồi. Lần mê văn Nguyễn Ngọc Tư, thổi lấy thổi để, mang cả
ông thầy
Faulkner ra, cả thầy lẫn trò xúm lại thổi, một nữ tác giả mail, hỏi,
truyện của
NNT hay, nhưng truyện của Thảo Trần mà không hay sao. Cùng cái air Nam
Bộ, bà
Thảo Trần nhà ông có khi còn bảnh hơn, ở một số điểm nào đó. Gấu mail
cám ơn,
và nói thực, bà Thảo Trần không cho phép Gấu nịnh bà ‘công khai’ như
thế.
Để người khác đánh giá, thì hay hơn.
Quả đúng như thế. Khi tập
truyện ngắn được xb, có hơn một bạn văn thực tình
khen ngợi. Ông nhà văn Nhật Tiến sửa lưng Gấu, ông tài năng thế nào thì
thiên
hạ biết rồi, tại sao không để cho bà xã một mình một cõi.
Ấy là vì tập truyện ngắn còn kèm thêm mấy cái ‘ký’ của Gấu.
Rồi ông Thảo Trường cũng bực, bà Thảo Trần “viết mà như không viết”,
vậy mà ông
còn giả đò nhún nhường, để cho bà “tập” viết ư?
Nguồn
Trang
Thảo
Trần
La
poésie entre la guerre et
le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại tù
Je te
serre dans mes bras
or je pense déjà à toi les jours qui viennent
Ôi, ôm Em
trong tay,
mà đã nhớ Em những ngày sắp tới
*
"Je
serai ta femme". BHD
[16.8.1967]
... sự
sống sót của chàng là một điều xúc phạm tới tình yêu thiêng liêng:
Chàng
vẫn sống và nàng đã chẳng tới được nhà thương đêm đó.
Thời gian
Hình chụp tại Đài Liên Lạc VTĐ số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn.
Bàn giấy ông trưởng đài, có cái bảng tên của ông: TBT.
*
Cuộc
Tình Bỏ Đi kết thúc
không đến nỗi bi thảm như Một Chủ Nhật
Khác.
Cô Thùy, tức Nicole của Scott, sau tái giá.
Nàng nói với ông chồng sau:
-Tôi yêu Kiệt và chẳng bao giờ quên anh ấy.
Ông chồng sau trả lời:
-Lẽ dĩ nhiên là như vậy. Làm sao em quên anh ấy? Mà tại làm sao mà em
phải quên
anh ấy?
Đà lạt
*
Không ai kèn cựa với người đã chết.
Mà em muốn nhắc để cám ơn anh.
Đã rèn luyện em trong cay đắng của đời.
Và đã thương yêu em như một Bà Trời.
Văn
Tế
"C'est l'âge où tout le monde avait vingt-six ans," ["Đó là thời
mà đứa nào cũng 26 tuổi"], Gertrude Stein diễn tả những năm tháng tuyệt
vời của băng đảng Mẽo của bà, những Fitzgerald, Hemingway, Pound... ở Paris.
Gấu cũng thể nói như vậy, về thưở mới lớn của mình, thập niên 1960, và
của băng
đảng 'tiểu thuyết mới' ở Sài Gòn.
Thời của Stein là 'thế hệ bỏ đi', bị cuộc chiến chê, còn của Gấu, sắp
bị cuộc chiến
làm thịt.
*
Thế hệ bỏ đi, cuộc tình
bỏ đi. (1)
Thế hệ bỏ đi, như
Hemingway kể lại, trong Paris
là một ngày hội, gốc gác của nó, là của một tay chủ gara, nơi Stein
thường
sửa xe. Một lần, "em" mang xế tới, thằng thợ trẻ tỏ ra không sốt sắng
lắm trong vụ phục vụ người đẹp. Thế là em méc tay chủ. Tay
này mắng thằng nhóc.
Stein sử dụng đúng từ này để đập Hemingway, đám viết lách cà chớn như
mấy ông
là một thế hệ vứt đi, vì đã được thải ra từ cuộc chiến, theo nghĩa:
-Tụi mày cứt quá, nên cuộc chiến đếch thèm giết.
-Tụi mày tuy sống sót cuộc chiến, nhưng thế nào cũng có bộ phận bị
thương tổn,
không còn hoạt động được nữa.
*
Ui chao, xém một tí, là súng của Gấu cũng bay vào hư vô, trong vụ ăn
hai trái
mìn claymore ở bờ sông Sài Gòn!
*
Hình như là Fitzgerald, nói về mình và về Hemingway: Ông nổi tiếng vì
thành
công, còn tôi, vì thất bại.
Hề Charlot cũng đã từng nói tương tự, về ông và Einstein: Ông nổi tiếng
vì chẳng
ai hiểu ông, còn tôi, ai cũng hiểu.
“a modern Orpheus",
Mabel Dodge Luhan ca ngợi F. Scott Fitzgerald, qua cuốn Cuộc
Tình Bỏ
Đi. Một Orpheus hiện đại.
Gấu, “đọc lại” những trang Đà Lạt, viết bên lề Một Chủ Nhật
Khác, vớ được cụm
từ “a modern Orpheus”, bỗng giật mình ‘ơ ra kìa’ một tiếng, và tự hỏi,
tại
sao không coi anh chàng Kiệt, như là một Orpheus tân thời, trở về Việt
Nam
[xuống địa ngục là cuộc chiến khi đó]…
Why not?
Tại sao không?
*
Rồi em
sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình
Đoạn văn [chạy ra
bưu điện đánh điện cầu cứu Oanh] là đoạn độc nhất đăng trên báo Văn,
khi Một chủ nhật khác chưa xuất
bản. Như để quảng cáo. Chắc vậy.
Cuốn sách viết theo đơn đặt hàng của tay Thành, lúc đó là một đầu nậu
trả tiền
bảnh nhất Sài Gòn, theo như Hai Lúa còn nhớ.
Nhưng với những ai đã từng quen biết tác giả, hoặc thân thiết, đoạn văn
trên có
một câu thật quan trọng, và tác giả mượn nhân vật Kiệt nói thay cho
mình:
-Rồi em sẽ hiểu, nên để
người ta coi thường mình.
Ngoài đời ông không làm sao thực hiện được điều này.
Đó là bi kịch, của riêng ông, và có thể, cũng là của "kẻ sĩ Miền Nam".
Một số nào đó thôi!
Thành thử câu văn trên, thuộc loại "ngoài thời",
"time-out", "out of time", ngoài context, ngoài mối tình
Kiệt và Oanh. Ở ngoài tác phẩm Một Chủ Nhật Khác.
Rồi em sẽ hiểu, nên để cho
người ta coi thường cả một lũ Miền Nam thất trận,
là lũ chúng mình.
Như vậy dễ sống hơn....
Phải không?
*
Đúng buổi sáng ngày Kiệt bị
quật ngã, chàng mới có quyết định đánh bức điện tín cho Oanh. Chàng đội
mưa
chạy đến Bưu Điện. Cơn sốt đã bập bùng bên lỗ tai như tiếng sấm. Chàng
viết bức
điện tín, tay run như đuôi con thằn lằn đứt. Chàng viết, chàng nhớ đúng
như in
chàng đã nói: S.O.S. Au secours. Bớ người ta cứu tôi với. Kiệt. Kiệt
nghĩa là
hết sạch, chẳng còn gì, chẳng còn tí tẹo nào. Cô nhân viên Bưu Điện vốn
quen vì
gặp hàng tuần, trợn mắt:
Ông không điên chứ ông Kiệt?
-Tôi điên chớ, rõ ràng là
tôi điên đây thôi.
–Ông nhất quyết gửi bức điện này?
-Chớ sao nữa, còn gì nữa. Tôi đang cần tiền,
hết tiền tiêu rồi, phải kêu kiểu đó mới có tiền. Kiệt cười hộc.
Chàng ra khỏi
Ty Bưu Điện chạy xuống hồ lại vòng lên xin rút bức điện lại. Chàng ướt
còn hơn
buổi sáng đưa Oanh đi. Mưa nhòa hết cảnh vật, nhòa hết cảm xúc, ý nghĩ,
và
quyết định. Oanh cũng bó tay mà thôi.
Một Chủ Nhật Khác
Oanh
cũng bó tay mà thôi.
Tuyệt!
*
… vào đúng lúc chàng gặp tai
nạn, bị thương nặng, suýt chết, sau
khi thoát chết, ra khỏi nhà thương lần đầu tiên, vị bác sĩ hẹn hai
tháng sau trở
lại để tháo plâtre và giải phẫu thêm một lần nữa, vào đúng dịp sinh
nhật của
chàng, sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất,
nàng nói, "Je
serai ta femme."
Một độc giả
TV, cũng lâu rồi, đọc mẩu
trên, mail, khen GNV, cái ‘ẩn dụ’, “sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng
là sinh
nhật lần thứ nhất”, tuyệt cú mèo.
Ui chao, mới
lúc nãy, lọ mọ đọc
Gulag,
thấy me-xừ Solz ‘thuổng’ ẩn dụ trên đây của Gấu, để kết thúc Quần đảo ngục tù [bản rút gọn được
phép]:
I am finishing it in the
year
of a double anniversary (and the two anniversaries are connected): it
is fifty
years since the revolution which created Gulag, and a hundred since the
invention of barbed wire (1867).
This second anniversary will
no doubt pass unnoticed.
Ryazan-Ukryvishche
April 27, 1958-February 22,
1967
Tôi viết xong cuốn sách này,
đúng trong cái năm kỷ niệm đúp: Kỷ niệm 50 năm cuộc Cách Mạng đã sáng
tạo ra
Quần đảo ngục tù, và 100 năm sáng tạo ra dây kẽm gai.
Cái cú sáng tạo thứ nhì thì ít khi được kỷ niệm!
Bạn đọc
Dọc
Đường sau khi đọc
Trước Pháp Luật (1) thì thật là tuyệt vời. Cái nọ bổ túc cho cái kia.
Có vẻ như,
khi Kafka chấm dứt câu chuyện của ông, là bởi vì biết rằng, sau này, sẽ
có một
người viết tiếp nó!
Theo nghĩa, cái thằng người
nhà quê của ông, sau đó, vô được bên trong, nhưng, tới lúc đó, mới ngã
ngửa ra
là:
-Không phải đây…
-Vậy tía quên hay tía lầm
đường rồi. Tiá ráng đợi đây đón xe sau mà về.
Hình
như, có lần Phạm Thị
Hoài, [vẫn hình như], khi phải giải thích, truyện của bà có hơi hướng
Kafka, đã
trả lời:
-Kafka là người Việt Nam!
Nguồn
(1) Đây là câu chuyện một
người nhà quê ra tỉnh, tới trước "Pháp Luật", tính vô coi cho biết,
nhưng bị người lính gác cản lại. "Anh vô được mà, nhưng đợi chút xíu
nữa
đi". Chờ hoài chở hủy, chút xíu nữa đi hoá ra là cả một cuộc đời. Trước
khi chết, anh nhà quê phều phào hỏi, tại sao chỉ có một mình anh tính
vô chơi,
coi cho biết; người lính gác nói: cửa này chỉ mở ra cho anh, tôi đứng
đây, cũng
chỉ vì anh; nhưng bây giờ anh đâu cần tới nữa, và tôi cũng xong bổn
phận ở đây.
Nói xong anh bỏ đi.
Phép lạ bí ẩn
Jorge Luis Borges
LE
MIRACLE SECRET
Et
Dieu le fit mourir pendant
cent ans, puis il le ranima et lui dit:
- Combien de temps es-tu
resté ici?
- Un jour, ou une partie du
jour,
répondit-il.
Coran, II, 261.
Và
Thượng đế làm anh ta chết đi suốt một trăm năm, và rồi Người cho sống
lại và
nói:
"Mi ở đây bao lâu rồi?"
"Một ngày, hay một phần của ngày," anh ta trả lời.
Koran, II 261
Lời người dịch: Vào một buổi
sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những đoàn
quân tiến vào thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng
bao giờ
phải viết nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối
cùng của
đời mình, mơ Đức Phật trở lại với thế gian này. [HHT]
Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những
ai đã từng
được Thượng Đế ban cho một phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện...
NQT
Truyện
ngắn này, của Borges, vừa đọc vài hàng, là Gấu bèn nhớ liền đến lần gặp
gỡ nhà thơ, liền sau 30 Tháng Tư 1975, khi Gấu vừa ra khỏi một trung
tâm “rehab”,
bèn lấy cái vespa chạy qua Gia Định, đến con hẻm nhà ông, vô nhà, xin
ông một
cuốn Một Chủ Nhật Khác. Ông lôi sách ra, viết vài hàng, ký một phát,
rồi kéo Gấu
tới một quán cà phê trong một con hẻm cũng gần nhà.
Trong
khi trò chuyện, ông nói, có vẻ cũng có chút ngậm ngùi, vậy là khỏi phải
viết nữa…
Cũng
trong lần đó, ông phán, Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến
thắng này!
Vào
lúc đó, VC chưa đưa ra
cái lệnh 10 ngày học tập cải tạo. Gấu cũng chưa trải qua 3 ngày học tập
cải tạo
ngay tại cơ quan Bưu Điện.
Truyện ngắn này, quả là thật là tuyệt vời. Nó
tiên
đoán cả cuộc phần thư liền sau đó.
Và có thể, còn tiên đoán, sự ra đời
của GNV,
lần thứ nhì, và trang TV.
Hà, hà!
*
Gần
rạng đông, anh mơ thấy tự
giấu mình, ở một trong những gian, tại thư viện Clementine. Một người
thủ thư
đeo kính đen hỏi anh: Anh kiếm gì? Hladík trả lời: Thượng Đế. Người thủ
thư bảo
anh: Thượng Đế ở một trong những con chữ, của một trong những trang,
của một
trong 400,000 bộ, của [thư viện] Clementine. Cha tôi, và những người
cha của
những người cha của tôi, đã tìm kiếm con chữ này. Tôi trở nên mù cũng
chỉ vì
tìm nó. Ông gỡ cặp kính, và Hladík nhìn thấy mắt của ông đã chết. Một
độc giả
bước vào, mang trả cuốn atlas. Cuốn atlas này vô dụng, ông ta nói, và
đưa nó
cho Hladík, anh mở ra theo ngẫu nhiên. Trong một thoáng bàng hoàng, anh
nhìn
thấy bản đồ xứ Ấn độ. Đột nhiên hết sức tự tin về mình, anh chạm vào
một trong
những con chữ nhỏ bé nhất. Một giọng như có ở khắp nơi, nói: Thời gian
cho tác
phẩm của mi đã được chấp thuận. Hladík giật mình thức giấc.
Phép lạ bí ẩn
Thời
gian cho trang TV của mi, đã được chấp thuận!
Quái, là bây
giờ, đọc lại, GNV như lại văng vẳng nghe, âm thanh của bản Exodus, được đài phát thanh Sài
Gòn chơi, như nhạc
nền, suốt ngày đêm, những ngày
Mậu Thân!
5 năm TTT ra đi
Tôi không còn cô độc vì đã
tìm thấy cô độc ở nơi không thể cô độc
NL
TTT đề
tặng thơ, trong Tôi không
còn cô độc, hay Liên
Đêm.. là để ‘nói lên’ cái ý 'tôi
không còn cô độc'.
Tinh thần của tập thơ là
trong bài thơ viết về Cách Mạng Hung, mà ông mong, Việt Nam
cũng có một
cuộc cách mạng như thế.
Còn trong Thơ ở đâu xa, đề
tặng,
đa số là bạn tù của ông.
Đâu có
ẩu tả như DTL. Ai khen
thơ bạn ta, là bạn ta tặng!
Bạn ta đúng là thi sĩ, một thứ
thi sĩ tán gái vào loại thầy!
Còn
chuyện DTL về VN, thì nhảm
quá. Đọc trên blog ông thì biết:
hiennguyen@yahoo.com Chúng tôi tò mò muốn
biết ông đã quen nhà thơ
Du Tử Lê như thế nào? Khi nào?
Nguyễn
Trọng Tạo: Tôi đọc thơ
Du Tử Lê từ trước 1975 do tình cờ có được những tờ báo Sài Gòn in thơ
anh, rồi
sau là đọc tập thơ anh được giải thưởng. Nhưng mãi đến năm 1993 tôi mới
gặp anh
(cùng đi với 2 người phụ nữ gốc Huế). Anh từ Mỹ về Huế tìm tôi và Hoàng
Phủ
Ngọc Tường. Anh nói rằng, định tìm lần trước nhưng ngại, nay liều gõ
cửa.
Anh đến nhà tôi, và như đã quen từ lâu lắm. Các nhà thơ với nhau vẫn
thế.
Tôi bày tiệc rượu đón anh, mời cả Hoàng Phủ Ngọc Tường đến. Chúng tôi
ngồi với
nhau đến khuya mới tiễn khách về bằng xe máy. Anh Tường chở Du Tử Lê,
tôi chở 2
cô gái Huế bạn anh. Đến ngã tư cầu Tràng Tiền thì bị công an huýt còi.
Nhận ra
tôi, một anh công an nhắc vui: Lần sau anh Tạo chỉ nên chở 1 o
thôi kẻo xe quá
tải cháy máy đó.
Sau đó tôi chuyển ra Hà Nội.
Nhiều lần về nước Du Tử Lê thường gọi cho tôi, rồi chúng tôi gặp nhau
khi ở nhà
tôi, khi ở khách sạn anh ở. Và tôi rất vui khi vẽ bìa “Du Tử Lê Thơ
Tình” cho
anh. Vợ anh bảo, đó là cái bìa thích nhất trong 40 bìa sách của anh
Lê.
Tiếc là cuốn sách đó phát hành ở Việt Nam không được suôn sẻ.
Blog
DTL
Thú
thực, Gấu chẳng thấy ‘vẫn
thế’ gì cái chuyện liều gõ cửa cả!
Bạn ta, thân phận nhà thơ, còn
thân phận một anh sĩ quan Ngụy. Nghe nói đã từng bị VC hăm làm thịt nữa
chứ!
NTT cũng đâu phải thứ thường. Những chi tiết chở đi hai cô gái Huế bạn
anh... coi chừng cháy máy... đểu giả lắm đấy!
Thì
cũng 'các nhà thơ với nhau
vẫn thế'!
NQT
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Hãy cho
anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái
tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa
đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng
rào
Hãy cho
anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như
gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát
tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên
giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Ðau dấu đạn
Ðêm không bao giờ không bao
giờ đêm
Chúng tấn công hoài những
buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội
nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
Hãy cho
anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
12-56
Nhân
loại ngày càng biết ơn
cuộc cách mạng Hung, vì nếu không có nó, có thể Châu Âu đã bị nhuộm đỏ.
Ngay
khi vừa xẩy ra. TTT đã làm thơ chào mừng, đủ biết, tính ‘tiên tri’ của
ông!
Miền
Bắc sẽ bị chấn thương
nặng nề…!
*
Anh từ Mỹ về Huế tìm tôi
và
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Quái
thật! Đọc câu này, Gấu lại nhớ đến Bố Già, lần
gặp tên Đường Thổ, từ chối làm business ma tuý, và ông con cả sủa bậy
một câu,
tiền nhiều lắm đấy; khách vừa ra, là ông bố mắng thằng con, [mắng sao
nhỉ?], và
ra lệnh cho tên sát thủ số 1 tìm đường lặn vô Ngũ Đại Gia nằm vùng.
Cả cuốn
truyện mở ra từ chi tiết này.
Biết đâu đấy, cái cú "thi sĩ của chúng ta" đi gặp đại sát thủ có khi
lại hàn gắn được
vết thương Mậu Thân!
Mong lắm thay!
Mong cái con khỉ!
Chán quá, thì có!
Chán cả hai thằng!
Thằng đi gặp, và thằng kể lại cái cú “nhà thơ của chúng ta” xin yết
kiến đại
sát thủ!
*
Mỗi lần Gấu nhớ đến Một chủ
nhật khác, là cùng lúc, nhớ đến Dịu dàng như đêm, Tender is the Night, của
Fitzgerald.
Quả có
một liên hệ tình cảm
giữa hai cuốn, thật.
Đoạn sau đây, mà chẳng đúng là câu thơ ‘Ôm em trong tay mà
đã nhớ em những ngày sắp tới’ ư?
Chàng
nhớ bữa đó cỏ thì ướt.
Nàng chạy tới chàng, và đôi dép của nàng ướt đẫm sương. Nàng ôm lấy
chàng, tựa trên đôi
giầy của chàng, và khuôn mặt nàng mở ra như một trang sách.
"Hãy nghĩ anh yêu em đến là chừng nào. Em không đòi hỏi anh lúc nào
cũng yêu em nhiều như
lúc này,
nhưng em xin anh một điều, hãy nhớ đến em. Cho dù mai sau có như thế
nào,
thì em vẫn đinh ninh một điều, em có ở trong em, điều em có chiều hôm
nay."
F.S. Fitzgerald: La Fêlure
[Vết
nứt. Nguyên tác tiếng Anh: The
Crack-up]
Vết nứt
đó, là vết nứt của một
người. Của Scott, chính xừ luỷ.
Và của Kiệt!
*
Tôi đọc
thơ Du Tử
Lê từ trước 1975 do tình cờ có được những tờ báo Sài Gòn in thơ anh…
NTT
Ui chao, một kỷ
niệm lý thú như thế này, mà nhà thơ không viết rõ hẳn ra. Báo nào, bài
nào, và
nó có làm nhà thơ có một ý niệm khác về nhà văn nhà thơ Ngụy ác ôn côn
đồ, nợ máu nhân dân.. hay
không?
Ấy là vì Gấu
cũng
có những kỷ niệm thú vị như thế, từ một vài người. Ông cậu của Gấu,
chẳng hạn. Ông
làm ban tuyên huấn, có dịp đọc báo Ngụy, thấy tên NQT trên tờ nhật báo
Điện Tín,
đoán ngay ra là thằng cháu, vì từ hồi còn nhỏ, ông đã biết thằng bé có
tí mầm văn
nghệ văn gừng.
Hay là một nhà văn
nổi tiếng ở Miền Bắc, gặp lần đầu trong chuyến lần đầu trở về lại Đất
Bắc. Ông
cho biết, đọc GNV từ trước 1975, cuốn Những
Ngày Ở Sài Gòn.
Nhà văn Thọ Muối,
khi Trịnh Công Sơn chết, chẳng đã đi một đường hoài niệm, những ngày
nghe lén đài
địch, trên đường xẻ dọc Trường Sơn, tình cờ vớ được nhạc Trịnh, phê
quá, tính
quay đầu ngựa trở về lại Thăng Long, bỏ giấc đại mộng ăn cướp Miền Nam!
Bạn DTL của Gấu hình
như càng ngày càng lậm đám nhà văn nhà thơ Bắc Kít. Trên trang net của
ông sau
cú phỏng vấn ông nhà văn VTH, tới nhà thơ NTT đếch thèm phỏng vấn đám
bạn Ngụy
cũ của ông!
Hay là cũng đến
tuổi ngựa Hồ hí gió Bắc rồi!
Lần phỏng vấn
VTH, Gấu tính đi một đường hỏi ông ta, có phải chôm cái tít “Đêm giữa
ban ngày”
của Koestler?
Cái tay nhà thơ
NTT này, có lần trên trang net của ông, ông post một bài về Murakami,
cái tay viết
bài đi một đường cà chớn, ông nhà văn Nhựt bổn này, vì quá mê văn học
Niên Xô,
khi còn trẻ đã dịch qua tiếng Nhật, cuốn Ruồi Trâu!
Gấu viết mail,
cho biết, đếch phải.
Ông vờ.
NQT
*
Thư tín:
Re: "Những người yêu thơ
DTL thì không đọc được Tin Văn, và ngược lại..."
Câu này, là Gấu chọc quê
bạn DTL, chứ không thực.
Sorry abt that.
Trên TV có rất nhiều dòng viết
về thơ DTL. Gấu có nhiều kỷ niệm về thơ DTL, và về DTL
Kính
NQT
Trang
Thơ DTL
Thanh Xuân
Note:
Một độc giả, chắc là bạn
của nhà thơ, gửi TV.
Mấy dòng thơ TTT viết cho con
trai, không biết có phải người đã mất trong một lần vượt biển? (1)
Tks. NQT
(1)
Ít ai biết ông có một người
con trai bị mất tích trên đường đi tìm tự do sau 1975.
Nguồn
Họ vẫn còn
và Em vẫn còn
và viết cho những ai nữa…
MT
có những đầy vơi trên cốc rượu
có trắng một màu tuyết với đông
có dáng ai ngồi chân chữ ngũ
đậy chặt nút chai rượu với người
CT
có lá rơi đầy không thứ tự
có vàng ươm đẫy những mùa thu
có đôi chân cũ xào xạc cũ
nhốt tiếng dương cầm trong ngón tay
TTT
có hoa có cỏ và lệ đá
có tiếng xuân về gọi vang vang
có ai về gióng hồi chuông mới
khép lại một lần với lưu vong
DT
có đen có trắng không hơn kém
có bóng hạ mềm rũ trên môi
có bàn chân sỏi đều trên cát
ngày tắt trên nền khung vải đen
Và Em
có tháng năm già hơn tất cả
có em độ lượng với thời gian
có bờ ngực dậy cho tôi thở
những biến thiên thầm cõi ba sinh
Đài Sử
Note: Tuyệt cú. Thần cú!
Bài thơ nào ứng với ông nấy. Nhưng tuyệt nhất, là khúc sau cùng:
Có tháng năm già hơn tất cả.
Câu này làm nhớ Brodsky:
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời
gian làm
gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About
what time does to Man."
Joseph Brodsky.
Tác
phẩm thành công nhất của
Nguyễn Khải, là cuốn Thời gian của
người, với nhân vật Quân, mà nguyên
mẫu ngoài
đời là Cao Bồi, bạn của Gấu: của những buổi uống cà phê buổi sáng tại
Quán Chùa,
và của một,
hoặc hai là cùng, lần cùng ngồi trên chiếu xì tại căn nhà nhà nước phát
cho Gấu, tại
chung cư
29 Nguyễn Bỉnh Khiêm Sài Gòn.
Gấu quen Cao Bồi, như trí nhớ
còn nhớ được, là lần đang ngối uống cà phê sáng tại Quán Chùa [La
Pagode], với ông
anh nhà thơ, thì anh tới bàn, và tự nhiên kéo ghế ngồi xuống. Đó là sau
khi Diệm chết ít lâu, nhờ vậy, báo chí ngoại nở rộ theo mức tăng trưởng
của cuộc
chiến, và những hứa hẹn khủng khiếp của nó.
Khi còn Diệm, báo chí ngoại bị
canh chừng tối đa. Gấu đã từng kể là, chỉ một vài tấm hình đặc biệt,
đảo chính đảo
chiếc, là hãng tin cũng phải cho người đi máy bay tới Tân Sơn Nhất,
theo kiểu
quá giang, gặp một người ở Sài Gòn, lấy món hàng, và lên máy bay đi
tiếp.
Sau này, khi đất nước lâm cơn
băng hoại về đủ thứ, nhất là về đạo đức, nhìn lại Gấu có cảm tưởng, cái
giống dân
Mít, khi được ông Trời cho ra đời, là chỉ để nhắm tới đỉnh cao 30 Tháng
Tư
1975. Mít cứ nghĩ, đuổi giặc, thống nhất đất nước, là xong, là muốn cái
chó gì
cũng có!
Nói một cách khác, bất cứ một
anh Mít nào cũng bị con vi rút Thiên Sứ cắn trúng!
Gấu cũng bị nó cắn trúng ngay
khi đi tù VC, thế mới tếu. Bởi vậy, khi đọc cái cảnh hồi đầu Cách Mạng,
VC sử
trảm mấy anh Việt gian, trước khi chết, Việt gian hô lớn Hồ Chí Minh
muôn năm,
là chuyện có thiệt!
Ông số 2, Rubachov trong Đêm Giữa
Ngọ của Koestler, cũng rứa.
|