*

Tribute


[13.3.1936 - 22.3.2006]
*
Giỗ đầu
5 năm
1
2
3
4

Thơ dịch
























Nabokov:
Fiodor Dostoievski [1821-1881]

Biélinski, trong thư gửi Gogol, 1846, viết: … Sự cứu chuộc nước Nga hệ tại không phải nhờ chủ nghĩa thần bí, khổ hạnh, thuyết kiên tính, nhưng mà là trong những thành công của văn minh, học vấn, nhân ái. Điều cần cho nước Nga, thì không phải là những buổi thuyết giáo [thuyết giáo nhiều quá rồi!], những lời cầu nguyện [cũng nhiều quá rồi], mà là làm trỗi dậy ở trong dân chúng tình cảm về nhân phẩm, le sentiment de la dignité humaine, đã bị chôn vùi quá sâu, quá lâu, hàng bao thế kỷ, ở trong vũng lầy, đống phân, và trong sự áp dụng, càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, những luật lệ và những quyền lợi phù hợp không phải với Nhà Thờ, Luật Chúa, mà là với lương tri và công lý.
Thay vì như thế, thì là quang cảnh ghê rợn của một xứ sở, nơi con người lao vào những thương vụ béo bổ: buôn bán con người, cũng đâu thua gì đám chủ đồn điền Mẽo, khi họ tuyên bố, người da đen không phải là người; khi con người được biết tới không phải bằng cái tên mà bằng những biệt danh ti tiện: Vanka, Vaska, Stechka, Palachka; một quang cảnh, và sau cùng, một đất nước, nơi không còn một chút đảm bảo về sự toàn vẹn của cá nhân con người và những của cải của họ, một đất nước ở đó, trật tự công chúng thì không được đảm bảo bởi cảnh sát; thay vì vậy, người ta chỉ thấy những tập đoàn khổng lồ những tên ăn trộm, ăn cướp, tham nhũng đóng vai công nhân viên chức. Những vấn đề quốc gia nóng bỏng của nước Nga lúc này là: bãi bỏ quyền sở hữu nông nô, huỷ bỏ những hình phạt về thể xác, và trong chừng mực có thể của nó, cố gắng áp dụng triệt để luật pháp. Nhà cầm quyền không phải không biết như vậy, và vì thế, họ đưa ra những luật lệ nửa vời, chẳng đi đến đâu, chỉ để vỗ về đám nhân dân ‘đen một nửa’, demi-nègres, của họ.
Vị thế của tôi đối với Dos thì vừa kỳ cục vừa khó chịu, curieuse et incommode. Trong tất cả những bài giảng [những bài viết ở trong cuốn Văn học/ 2 của Nabokov là những bài giảng cho sinh viên Mỹ về văn chương Nga], tôi tiếp cận văn chương theo góc độ độc nhất mà tôi thích thú: thiên tài cá nhân cưỡng lại thời gian, celui du génie individuel qui résiste au temps. Nhìn dưới góc độ đó, Dos không phải là nhà văn lớn, mà đúng ra phải nói… thực, ông là một tác giả tồi - với những loé sáng thực uyên nguyên, nhưng than ôi, thất lạc ở giữa những thảo nguyên của thứ văn chương tầm phào, nhạt nhẽo [Dos n’est pas un grand écrivain, mais un auteur plutôt médiocre – avec des éclairs de réelle originalité, perdus, hélas, parmi les steppes de platitude littéraire]…
Trong Tội ác và Hình phạt, Raskolnikov giết mụ già cho vay nặng lãi và cô em gái của bà chỉ vì một lý do làm xàm, bá láp, pour une raison quelconque. Công lý, dưới con mắt của một tay cảnh sát nhà nghề, tà tà xiết những sợi dây chung quanh anh ta, và sau cùng, anh ta ‘đành’ thú tội công khai trước đám đông, và được ‘cứu vớt’, nhờ tình yêu của một bướm được trời phú cho những tình cảm cao thượng. Nhờ bướm cao thượng này mà anh ta từ từ tái sinh, đây đúng là một phép lạ, nếu chúng ta nhìn lại thời điểm cuốn tiểu thuyết được viết ra,1866: vào thời điểm đó, bướm với những tình cảm cao thượng như vậy gây sốc nặng nề ở nơi một độc giả sành sỏi, un lecteur averti.
Vấn đề của tôi [Nabokov] là, những độc giả mà tôi đề cập tới trong những bài giảng này, hay những độc giả khác, thì không phải tất cả đều sành sỏi. Tôi có thể nói, một phần ba trong số họ thì đều không rành rọt, để mà phân biệt giữa văn chương thiệt, và giả-văn chương, pseudo-littérature, và đối với họ, những tác phẩm của Dos, đâu phải thứ thường: đó là những tác phẩm có vẻ quan trọng hơn, và thuộc thứ nghệ thuật bảnh hơn, so với ba thứ tiểu thuyết lịch sử ba xu của Mẽo, kiểu Khi còn đàn ông trên trái đất này, Tant qu’il y aura des hommes, [hay Gió Lửa, Sông Côn Mùa Lũ… của đám Mít! (1)]
Tuy nhiên, tôi sẽ lèm bèm khá dài dòng về một vài nghệ sĩ lớn lao – và chỉ với thế giá của những bậc như thế, chúng ta mới có thể đem Dos ra để mà so đo với họ. Tôi là một ông thầy không quá bảo thủ để mà đếch thèm lèm bèm về những tác giả mà tôi không ưa [Trên TV chẳng đã 'bookmark' toàn những thứ Gấu chán ngấy, như talawas, thí dụ, là cũng vì vậy!]
Tôi rất thèm làm cái việc giải hoặc, démystifier, những thứ như Dos, [hay như Sến cô nương, và những trò hề, "nhìn lại cuộc chiến…" của chúng, trong khi ai cũng thấy rõ như ban ngày, đó là tội ác Bắc Kít!]
Hà, hà!

(1) Note: Trên, có đoạn của Nabokov, có đoạn do Gấu… phịa.
Sorry abt that.
Tuy nhiên, nhắc tới SCML, vì Dos được NMG coi là sư phụ.
Tant qu’il y aura des hommes: Tên tiếng Tây của cuốn From here to eternity

**

Thiêng thật. Vừa nhắc tới, là có ta liền!

Bạn đọc TV, đọc những dòng Nabokov trích dẫn nhà phê bình "Gấu Liên Xô", Biélinski, trong thư gửi Gogol, và tham vọng giải hoặc, [giải bùa mê của Dos], của ông, rồi đối chiếu cái nước Nga khốn khổ khốn nạn đòi cho được một vì Thiên Sứ, với nước Bắc Kít, với giấc mơ ăn cướp Đàng Trong ẩn bên dưới chân lý nước Mít là một, rồi đọc tâm sự của Sến Cô Nương, vừa mới bước vô cõi văn là đã mê ông già râu rậm, và vì Thiên Sứ của Sến…., thế là bạn nhìn ra được toàn cảnh Mít thời hiện đại và hậu hiện đại.
Đâu phải tự nhiên mà Bác Hồ đọc Lênin mà khóc ròng, vì đã tìm ra được con đường cứu nước?
Tất cả những dây mơ rễ má đó, đưa đến đỉnh cao 30 Tháng Tư, và sau đó, đưa xuống hố thẳm Anus Mundi!
*
I am in sympathy with Dostoevsky, who was so infuriated by Russian intellectuals who knew Europe better than they did Russia.
Orhan Pamuk: The Collector
Tôi chịu Dos: Ông cáu lắm khi đám trí thức Nga rành Âu châu hơn nước Nga của họ.

5 năm TTT ra đi

Francis Scott Fitzgerald sinh năm 1896, tại Saint Paul, Minnesota, phía Bắc lạnh giá. Gia đình nghèo [ruinée, tàn tạ, chữ của Philippe Labro & Olivier Barrot, trong Les Lettres d’Amérique. Hai tác giả này viết chung hai cuốn; một, Những lá thư từ Mẽo, và một, Những lá thư Anh, Lettres Anglaises].

Saint Paul là thành phố TTT vĩnh viễn nằm xuống.

Gấu, lần đầu tiên nói chuyện điện thoại, khi mới qua bên này được ít lâu, ông có nói về cái vụ dời Tiểu Sài Gòn lên phía Bắc.
Đó là nhờ số tiền nhuận bút cuốn Thơ ở đâu xa, do Trầm Phục Khắc đưa.
Ông nói, hồi đó tôi [ông hay xưng ‘tôi’, gọi Gấu bằng ‘cậu’] đâu có biết, thơ làm sao mà bán được, nếu biết, chắc là không cầm số tiền đó.
Ông không chịu nổi không khí Tiểu Sài Gòn.
Rồi ông kể khu ông ở, lối xóm da đen, dễ chịu lắm.
*
Tôi luôn luôn coi Những Con Quỉ là một cuốn sách công khai hoá những bí mật nhục nhã mà đám trí thức tiến bộ (những kẻ sống xa trung tâm, ở mép bờ của Âu Châu, hục hặc với những giấc mơ Tây Phương của họ, và bị hành hạ bởi những hồ nghi của họ về Thượng Đế), mong giấu kín, chúng ta.
Pamuk Những Con Quỉ Đáng Sợ Của Dostoevsky.

Ui chao, bạn đọc những dòng trên, song song với những đoạn trong Bếp Lửa, thí dụ đoạn Tâm và Đại cà khịa với nhau về Dostoevsky, hay Tâm trả lời tay Nhiên, khi qua Bắc Ninh dậy học tại một trường đạo...
*

Chúng tôi bước ra sân. Người thanh niên vẫn chăm chú làm việc không để ý đến sự có mặt của tôi. Đại cầm ở tay cuốn Crime et Châtiment. Tôi hỏi:
“Cậu đến trường luôn không?”
“Không.”
“Làm gì ở nhà?”
“Đọc sách và suy nghĩ.”
“Suy nghĩ về phép giết người chăng?” Tôi nói đùa.
Đại không đáp. Chúng tôi đứng nhìn xuống khu xóm lao động phía dưới. Đại bỗng nói:
“Nó đến trường tìm mình dữ lắm.”
“Cậu quyết định thế nào?”
Đại trầm ngâm một phút:
“Chưa.”
Đại là sinh viên khoa học, đã qua được chứng chỉ căn bản. Hắn bị gọi động viên và đang trốn.
“Nghĩ gì về Dostoievski?”
“Bệnh.”
Tôi không ưa lối nói cụt lủn của Đại. Hắn rất say đắm chủ nghĩa cộng sản
*
 “Anh cho là có Thượng Đế hay không?”
Tôi suy nghĩ rồi trả lời:
“Câu hỏi ấy chưa bao giờ làm tôi thắc mắc cả.”
"Tôi không nghĩ đến nó."
Nhiên lại hỏi:
“Anh có nhận rằng ở đời có một cái gọi là Thiện, một cái gọi là Ác, có công bằng, có tự do, bác ái…"
Tôi trông thẳng vào mặt Nhiên đáp:
“Có chứ tại sao không?”
“Vậy mà anh lại không tin Thượng Đế thì lạ thật.”
“Tôi tưởng những ý niệm ấy họp nhau thành một ý niệm hoàn hảo hơn tất cả là Thượng Đế. Thường thường người ta nghĩ một vài ý niệm khó thỏa hiệp với nhau như bình đẳng và tự do, nhưng đạt đến sự hòa hiệp chính là tìm về Thượng Đế rồi còn gì.”
Tôi bước vài bước đắn đo:
“Tôi nhắc lại với anh tôi không suy nghĩ về vấn đề ấy. Theo tôi có những lúc người ta cần giải quyết giữa người với người và Thượng Đế không nên có mặt ở lúc ấy. Có mặt khi không cần thiết, Thượng Đế sẽ bị nhơ nhuốc lây và có thể bị mất ngôi. Mà ngôi Thượng Đế có lẽ cần thiết lúc khác.”
“Thượng Đế sẽ giải quyết được những vấn đề của loài người nếu loài người biết tìm về Người.”
“Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt của nhân loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ thì chính ở những người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của loài người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”
*
Ui chao, vô ý đụng vô Dos, thế là khốn khổ khốn nạn với ổng
Post thêm một bài ngắn của Borges, trong đó, ông chỉnh nhẹ Nabokov.

PROLOGUES TO A PERSONAL LIBRARY

Fyodor Dostoevsky, Demons
Like the discovery of love, like the discovery of the sea, the discovery of Dostoevsky marks an important date in one's life. This usually occurs in adolescence; maturity seeks out more serene writers. In 1915, in Geneva, I avidly read Crime and Punishment in the very readable English version by Constance Garnett. That novel, whose heroes are a murderer and a prostitute, seemed to me no less terrible than the war that surrounded us. I looked for a biography of the author. The son of a military doctor who was murdered, Dostoevsky (1821-1881) knew poverty, sickness, prison, exile; the assiduous exercise of writing, traveling, and gambling; and, at the end of his days, fame. He professed the cult of Balzac. Involved in an indeterminate conspiracy, he was sentenced to death. Practically at the foot of the gallows where his comrades had been executed, Dostoevsky's sentence was commmuted, but he spent four years in forced labor in Siberia, which he would never forget.
He studied and expounded the utopias of Fourier, Owen, and Saint-Simon. He was a socialist and a pan-Slavicist. I imagined at the time that Dostoevsky was a kind of great unfathomable God, capable of understanding and justifying all beings. I was astonished that he had occasionally descended to mere politics, that he discriminated and condemned.
To read a book by Dostoevsky is to penetrate a great city unknown to us, or the shadow of a battle. Crime and Punishment revealed to me, among other things, a world different from my own. When I read Demons, something very strange occurred. I felt that I had returned home. The steppes were a magnification of the pampas. Varvara Petrovna and Stepan Trofimovich Verkhovensky were, despite their unwieldy names, old irresponsible Argentines. The book began with joy, as if the narrator did not know its tragic end.
In the preface to an anthology of Russian literature, Vladimir Nabokov stated that he had not found a single page of Dostoevsky worthy of inclusion. This ought to mean that Dostoevsky should not be judged by each page but rather by the total of all the pages that comprise the book.
1985
Jorge Luis Borges: Selected non-fictions.
Edited by Eliot Weinberger

Fyodor Dostoevsky, Những Con Quỉ

Như ngộ ra tình yêu, khám phá ra biển, sự khám phá Dos đánh một cái dấu ngày tháng quan trọng lên đời một người, và cú này thường xẩy ra khi vừa mới lớn; đám lớn tuổi mò tới những tác giả thanh thản hơn. Vào năm 1915, tại Geneva, tôi ngốn ngấu Tội ác và Hình phạt, qua bản dịch tiếng Anh rất dễ đọc của Constance Garnett. Cuốn tiểu thuyết này, mà những nhân vật của nó là một tên sát nhân và một em điếm, đối với tôi, có vẻ khủng khiếp chẳng thua gì cuộc chiến đang bủa vây quanh…
Borges 

Nếu chúng ta coi cuốn Buồn Nôn của Sartre được viết trên cái nền là khúc nhạc Jazz, Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới, Some of these days, I will miss U, honey, thì cái bóng của cuốn Tội Ác và Hình Phạt, mà tay Đại khư khư cầm trên tay phủ lên toàn thể những ngày tháng ở Hà Nội, của Tâm, của Đại, "khủng khiếp chẳng thua gì cuộc chiến vây quanh" những ngày 1954,  và sau cùng là,“đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết.”

“Cô không phải là đàn ông. Hôm nay người ta có thể thân nhau lắm mà ngày mai đã hững hờ rồi, vì nhiều nguyên cớ mà cũng có thể chẳng có nguyên cớ nào hết. Rồi người ta lại có những người thân khác, thân khác nữa, mỗi năm, mỗi giai đoạn của cuộc sống.”
Bếp Lửa

Ngày 22 tháng 3 năm nay, 2010, là đúng 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta. Trong những nhận xét về thơ của ông, có của Quỳnh Giao, theo người viết, thật độc đáo:
“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”

Năm năm đã qua, liệu đã đến lúc chúng ta giải phóng nhà thơ ra khỏi thời của ông, như cách nhìn của Steiner về nhà văn và thời của người đó, rằng, tất cả văn chương lớn thì giầu có hơn, và vượt ra ngoài vòng ôm của một thời, that all literature is richer than any single subsequent time could possibly appreciate in full. (1)
Đây cũng là ý của Bakhtin, khi ông trả lời một tờ báo Nga về tương lai của môn nghiên cứu văn học Nga: “Tác giả và những người đồng thời với họ nhìn, công nhận, và đánh giá, chủ yếu về điều gần gụi với những ngày của chính họ. Tác giả bị cầm tù bởi thời của anh ta, bởi sự hiện diện của chính anh ta. Thời tiếp thời và những thời kế tiếp nhau như thế sẽ giải phóng anh ta ra khỏi sự cầm tù, và giới học giả được vời tới để tham sự vào sự giải phóng này” (1)

(1) Reading George Steiner, [Đọc Steine], Nathan A. Scott, Jr. and Ronald A. Sharp biên tập, The Johns Hopkins University Press.

Sở dĩ Gấu này phải đợi 5 năm nhà thơ ra đi, là để được hân hạnh tham dự vào cái công cuộc giải phóng nhà thơ ra khỏi câu phán tuyệt vời trên, nó đóng chặt nhà thơ vào thời của ông, và sự hiện diện của chính ông!
*

*


Tờ Le Magazine Littéraire, số về Dos, 3.2010, có bài của Trần Minh Huy giới thiệu Nam Lê, và Con tầu của anh.
Linda Lê, trong mục Sổ Tay nhà văn, viết về Melville.
Cái tít truyện ngắn bảnh nhất của Nam Lê, “Tình yêu, Danh dự, Thương hại, Kiêu ngạo, Thông cảm, Hy sinh” là từ Faulkner. Nhận xét của Hawthorne, về Melville làm nhớ đến Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác.

Nam Lê, phát hiện về một cắc kè hoa 

Đâu phải tình cờ mà truyện ngắn thần sầu mở ra Con tầu, tập truyện ngắn lọt mắt xanh giới phê bình và được giới thưởng ngoạn vồ vập ngay khi vừa ra lò, lại trình ra một anh chàng Nam lớ ngớ, thèm làm nhà văn và đang trong cơn khủng hoảng sáng tạo, bị chiếu bí bởi chính ông bố, từ tận đẩu tận đâu chợt tới thăm con.
Phải viết về cội nguồn của mi ư, Nam, như đám cò mồi văn học đề nghị? Chúng vẫn mê thứ văn học có mùi chủng tộc…. Người ta không thể giản lược một tác giả về gốc gác, cũng không thể, về những nét riêng, cũng không thể, về giai cấp xã hội của người đó. Theo tôi, nhà văn chỉ được xét đoán qua những chữ của anh ta.
Đừng tự nhốt mình, cũng đừng quên gốc gác, gia tài một ngàn năm nô lệ thằng Tầu…

Nathaniel Hawthorne nhìn thấy ở ông ta [Melville], một con người cũng đành cam chịu chìm vào hư vô, không thể nào tin, và cũng không thể cảm thấy thoải mái, về cái sự vô tri của mình.
Nathaniel Hawthorne voyait en lui un homme résigné à être anéanti, incapable ni de croire ni d’êre à l’aise dans son incroyance.

Kiệt mà chẳng 'cũng đành bò về để chìm vào hư vô...'.  trong cuộc chiến khốn kiếp, bởi một viên đạn của một tên đại uý khùng, ư?

Bạn phải đọc cái đoạn kết thúc cuộc tình Kiệt & Oanh & Hiền, dưới đây, thì mới thê lương là chừng nào: Cái tên khùng giết người tỉnh bơ chạy tập thể dục dưới bầu trời Đà Lạt!

Trời trắng nhễ nhại. Dưới các lũng, sương đang tan dần còn những vệt nhỏ phơ phất. Cỏ lá xanh tươi. Ngày hy vọng có nắng. Gã Trung Sĩ chui ra khỏi gian hầm bước lững thững trên quảng trường trống trải lặng lẽ. Các lớp học đã hoạt động.

Trong khi ấy, dưới Vũ Đình Trường nhìn thấy bao quát từ trên bãi đậu xe sau nhà Bộ Chỉ Huy, Đại Úy On mặc nguyên đồ trận, áo ngự hàn dã chiến, quấn khăn đỏ quanh cổ, đang chạy bộ lẽo đẽo một mình. Gương mặt y ngước vác như mải ngắm vòm trời đã sáng bạch.
1972-1973

Một Chủ Nhật Khác

Tại sao đám Bắc Kít, thí dụ, Sến cô nương, [và TTT, tất nhiên], mê Dos; hay nói rộng ra, mê văn học Nga?
Câu trả lời đúng nhất, chắc là của Steiner, qua Joseph Macé-Scaron, tay viết bài éditorial cho số về Dos, trên Le Magazine Littéraire:
Tại Nga, nhà văn, chỉ nhà văn, là một nhà nước đổi chiều, un “État altenatif”. Trong một trò chơi phức tạp và tàn nhẫn chẳng thay đổi chi kể từ thế kỷ 18, những nhà văn lớn lao Nga, trước khi trở thành tài sản quốc gia, luôn luôn bị Điện Cẩm Linh truy đuổi, tàn sát.
Steiner, trong tuyển tập những bài viết cho tờ Người Nữu Ước, cho rằng, tất cả văn chương Nga, [ngoại trừ những bản văn lễ bái, tất nhiên!] thì, phải có tính chính trị như là nền tảng của nó, bởi vì, chỉ có nó, là cái thứ hành động chống lại sự vô trật tự được an bài. (1)

Chỉ có nó dám nói không với nhà nước, thứ nhà nước băng hoại.
Đây cũng là quan điểm của Brodsky, khi ông cho rằng chính trị mới là đỉnh cao của văn học.
Mỹ là mẹ của đạo hạnh.
Viết văn càng bảnh bao nhiêu thì cái tâm càng sáng theo bấy nhiêu!

Rất nhân hậu, và cảm động, là vậy.
Hà, hà!
[Tks U. NQT]
*
(1)

It is a routine observation-the Russians are the first to offer it-that all of Russian literature (with the obvious exception of liturgical texts) is essentially political. It is produced and published, so far as it can be, in the teeth of ubiquitous censorship. One can scarcely count a year in which Russian poets, novelists, or dramatists have worked in anything approaching normal, let alone positive, conditions of intellectual freedom. A Russian masterpiece exists in spite of the regime. It enacts a subversion, an ironic circumlocution, a direct challenge to or ambiguous compromise with the prevailing apparatus of oppression, be it czarist and Orthodox ecclesiastical or Leninist-Stalinist. As the Russian phrase has it, the great writer is "the alternative state." His books are the principal, at many points the only, act of political opposition. In an intricate cat-and-mouse game that has remained virtually unchanged since the eighteenth century, the Kremlin allows the creation, and even the diffusion, of literary works whose fundamentally rebellious character it clearly realizes. With the passage of generations, such works-Pushkin's, Turgenev's, Chekhov's-become national classics: they are safety valves releasing into the domain of the imaginary some of those enormous pressures for reform, for responsible political change, which reality will not allow. The hounding of individual writers, their incarceration, their banishment, is part of the bargain.
Steiner: Under Eastern Eyes
*

Trong bài viết Thời giết người, Killing Time, về cuốn 1984 của Orwell, cho tờ Người Nữu Ước, Steiner cho biết, cuốn sách còn một cái tít nữa, là The Last Man in Europe, Người cuối cùng ở Âu Châu, nhưng sau cùng, tác giả và nhà xb, còn là bạn thân của Orwell, đã chọn cái tít 1984. Bản thảo cuốn sách được hoàn tất tháng 11 năm 1948, và Orwell đã giản dị đảo ngược 48 thành 84.
“Nó là một cuốn sách mà tôi không tính đánh bạc với nó trên phạm vi lớn” [It isn’t a book that I would gamble on for a big scale], ông viết thư cho nhà xb vào Tháng Chạp 1948.
Thành công của cuốn sách vượt quá sự tưởng tượng của mọi người, như chúng ta đều biết. Nhưng nhận định của Steiner về nó, mới thật là tuyệt cú mèo: Bằng cách gọi như thế, Orwell đã xén thời gian, lấy một mẩu cho riêng ông (1). Và như thế, theo Steiner, 1984 bảnh không thua gì
K mẫu tự của Kafka: Kafka nhận xét, vào năm 1914: "Tôi nhận thấy mẫu tự (letter) K tởm lợm, hầu như phát mửa; tuy nhiên tôi viết nó ra, nó phải có một đặc trưng của tôi." Trong bảng mẫu tự cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người.

Ui chao, nếu nhìn như vậy, thì cuốn Bếp Lửa có lẽ còn một cái tít thật bảnh cho nó là: 1954!
Và như thế câu phán của Quỳnh Dao lại quá quá thần sầu!
(1)
By opting for Nineteen Eighty-Four, George Orwell achieved an uncanny coup. He put his signature and claim on a piece of time. No other writer has ever done this. And there is, I think, only one genuine parallel in the records of consciousness. Kafka knew (we have his witness to this realization) that he had made his own a letter in the Roman alphabet. He knew that "K" would for a long time to come stand for the doomed mask that he assumed in his fictions that it would point ineluctably to himself. The litany of the letter is spelled out by the English poet Rodney Pybus in his "In Memoriam Milena":

K and again K and again K
K for Kafka
K from The Castle
K from The Trial
K the mnemonic of fear: 

O Franz I cannot
escape that letter K after K- 

But although it is now active in scores of languages (I understand that "Kafkaesque" has adjectival status even in Japanese), the identification of “K" with Kafka probably does not extend beyond a literate minority. On a scale vastly beyond the enormous readership of the novel itself, Nineteen Eighty- Four has been, will be drummed into man's time sense. Shakespeare does not own "S"; no twelve months are his monopoly. The Nineteen Eighty-Four preemption is one that neither literary theory nor semantics is really equipped to deal with.
G. Steiner: Killing Time [trong George Steiner at The New Yorker]

“Cô không phải là đàn ông. Hôm nay người ta có thể thân nhau lắm mà ngày mai đã hững hờ rồi, vì nhiều nguyên cớ mà cũng có thể chẳng có nguyên cớ nào hết. Rồi người ta lại có những người thân khác, thân khác nữa, mỗi năm, mỗi giai đoạn của cuộc sống.”

Bếp Lửa

Ngày 22 tháng 3 năm nay, 2010, là đúng 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta. Trong những nhận xét về thơ của ông, có của Quỳnh Giao, theo người viết, thật độc đáo:
“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”

Năm năm đã qua, liệu đã đến lúc chúng ta giải phóng nhà thơ ra khỏi thời của ông, như cách nhìn của Steiner về nhà văn và thời của người đó, rằng, tất cả văn chương lớn thì giầu có hơn, và vượt ra ngoài vòng ôm của một thời, that all literature is richer than any single subsequent time could possibly appreciate in full. (1)
Đây cũng là ý của Bakhtin, khi ông trả lời một tờ báo Nga về tương lai của môn nghiên cứu văn học Nga: “Tác giả và những người đồng thời với họ nhìn, công nhận, và đánh giá, chủ yếu về điều gần gụi với những ngày của chính họ. Tác giả bị cầm tù bởi thời của anh ta, bởi sự hiện diện của chính anh ta. Thời tiếp thời và những thời kế tiếp nhau như thế sẽ giải phóng anh ta ra khỏi sự cầm tù, và giới học giả được vời tới để tham dự vào cuộc giải phóng này” (1)

(1) Reading George Steiner, [Đọc Steine], Nathan A. Scott, Jr. and Ronald A. Sharp biên tập, The Johns Hopkins University Press.

Sở dĩ Gấu này phải đợi 5 năm nhà thơ ra đi, là để được hân hạnh tham dự vào công cuộc giải phóng nhà thơ ra khỏi câu phán tuyệt vời trên, nó đóng chặt nhà thơ vào thời của ông, và sự hiện diện của chính ông!
*

Tại sao đám Bắc Kít, thí dụ, Sến cô nương, [và TTT, tất nhiên, và, Gấu nữa, cứ lải nhải về ba cái chuyện Lò Thiêu, Lò Cải Tạo!], mê Dos; hay nói rộng ra, mê văn học Nga?

Câu trả lời đúng nhất, chắc là của Steiner, qua Joseph Macé-Scaron, tay viết bài éditorial cho số về Dos, trên Le Magazine Littéraire:
Tại Nga, nhà văn, chỉ nhà văn, là một nhà nước đổi chiều, un “État altenatif”. Trong một trò chơi phức tạp và tàn nhẫn chẳng thay đổi chi kể từ thế kỷ 18, những nhà văn lớn lao Nga, trước khi trở thành tài sản quốc gia, luôn luôn bị Điện Cẩm Linh truy đuổi, tàn sát.
Steiner, trong tuyển tập những bài viết cho tờ Người Nữu Ước, cho rằng, tất cả văn chương Nga, [ngoại trừ những bản văn lễ bái, tất nhiên!] thì, phải có tính chính trị như là nền tảng của nó, bởi vì, chỉ có nó, là cái thứ hành động chống lại sự vô trật tự được an bài. (1)

Chỉ có nó dám nói không với nhà nước, thứ nhà nước băng hoại.
Đây cũng là quan điểm của Brodsky, khi ông cho rằng chính trị mới là đỉnh cao của văn học.
Mỹ là mẹ của đạo hạnh.
Viết văn càng bảnh bao nhiêu thì cái tâm càng sáng theo bấy nhiêu!

Rất nhân hậu, và cảm động, là vậy.
Hà, hà!
[Tks U. NQT]
*
(1)

It is a routine observation-the Russians are the first to offer it-that all of Russian literature (with the obvious exception of liturgical texts) is essentially political. It is produced and published, so far as it can be, in the teeth of ubiquitous censorship. One can scarcely count a year in which Russian poets, novelists, or dramatists have worked in anything approaching normal, let alone positive, conditions of intellectual freedom. A Russian masterpiece exists in spite of the regime. It enacts a subversion, an ironic circumlocution, a direct challenge to or ambiguous compromise with the prevailing apparatus of oppression, be it czarist and Orthodox ecclesiastical or Leninist-Stalinist. As the Russian phrase has it, the great writer is "the alternative state." His books are the principal, at many points the only, act of political opposition. In an intricate cat-and-mouse game that has remained virtually unchanged since the eighteenth century, the Kremlin allows the creation, and even the diffusion, of literary works whose fundamentally rebellious character it clearly realizes. With the passage of generations, such works-Pushkin's, Turgenev's, Chekhov's-become national classics: they are safety valves releasing into the domain of the imaginary some of those enormous pressures for reform, for responsible political change, which reality will not allow. The hounding of individual writers, their incarceration, their banishment, is part of the bargain.
Steiner: Under Eastern Eyes
*

Trong bài viết Thời giết người, Killing Time, về cuốn 1984 của Orwell, cho tờ Người Nữu Ước, Steiner cho biết, cuốn sách còn một cái tít nữa, là The Last Man in Europe, Người cuối cùng ở Âu Châu, nhưng sau cùng, tác giả và nhà xb, còn là bạn thân của Orwell, đã chọn cái tít 1984. Bản thảo cuốn sách được hoàn tất tháng 11 năm 1948, và Orwell đã giản dị đảo ngược 48 thành 84.
“Nó không phải là một cuốn sách mà tôi tính đánh bạc với nó trên phạm vi lớn” [It isn’t a book that I would gamble on for a big scale], ông viết thư cho nhà xb vào Tháng Chạp 1948.
Thành công của cuốn sách vượt quá sự tưởng tượng của mọi người, như chúng ta đều biết. Nhưng nhận định của Steiner về nó, mới thật là tuyệt cú mèo: Bằng cách gọi như thế, Orwell đã xén thời gian, lấy một mẩu cho riêng ông (1). Và như thế, theo Steiner, 1984 bảnh không thua gì
K mẫu tự của Kafka [Kafka nhận xét, vào năm 1914: "Tôi nhận thấy mẫu tự (letter) K tởm lợm, hầu như phát mửa; tuy nhiên tôi viết nó ra, nó phải có một đặc trưng của tôi." Trong bảng mẫu tự cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người.]

Ui chao, nếu nhìn như vậy, thì cuốn Bếp Lửa có lẽ còn một cái tít thật bảnh cho nó là: 1954!
Và như thế câu phán của Quỳnh Dao lại quá quá thần sầu!

1984, K, 1954 ... BHD!
Why not?

(1)
By opting for Nineteen Eighty-Four, George Orwell achieved an uncanny coup. He put his signature and claim on a piece of time. No other writer has ever done this. And there is, I think, only one genuine parallel in the records of consciousness. Kafka knew (we have his witness to this realization) that he had made his own a letter in the Roman alphabet. He knew that "K" would for a long time to come stand for the doomed mask that he assumed in his fictions that it would point ineluctably to himself. The litany of the letter is spelled out by the English poet Rodney Pybus in his "In Memoriam Milena":

K and again K and again K
K for Kafka
K from The Castle
K from The Trial
K the mnemonic of fear: 

O Franz I cannot
escape that letter K after K- 

But although it is now active in scores of languages (I understand that "Kafkaesque" has adjectival status even in Japanese), the identification of “K" with Kafka probably does not extend beyond a literate minority. On a scale vastly beyond the enormous readership of the novel itself, Nineteen Eighty- Four has been, will be drummed into man's time sense. Shakespeare does not own "S"; no twelve months are his monopoly. The Nineteen Eighty-Four preemption is one that neither literary theory nor semantics is really equipped to deal with.
G. Steiner: Killing Time [trong George Steiner at The New Yorker]
*
Từ 1967 tới 1997, George Steiner viết cho tờ The New Yorker, thế chỗ tiền nhiệm của ông là Edmund Wilson. Hơn 130 bài viết. Phần lớn là điểm sách, luận-điểm, review-essays, nhiều bài dài bằng khổ chuẩn của một tuần báo, weekly magazine. Một số bài  viết nay được in thành một tập với cái tên George Steiner ở tờ Người Nữu Ước. Và trong một số bài đó, có vài bài, thật tuyệt cú mèo, với riêng “Gấu nhà văn”, thí dụ, hai bài viết về văn học Nga, một dành riêng cho Sozhenitsyn, De Produndis, và một, cho ‘cái gọi là’ văn học Nga, Dưới con mắt Đông phương, Under Eastern Eyes.
Bài viết Dưới cái nhìn Đông phương này giải ra được một số “kỳ án”: Tại làm sao mà văn học Nga lại luôn ở cái thế bắt buộc phải đối nghịch với nhà nước? Tại sao những nhà văn Tây phương thèm được làm nhà văn đồng nghiệp phương Đông, thèm bị bách hại, thèm được đi tù cải tạo?
Với riêng Mít, nhất là Bắc Kít, tại làm sao chúng mê văn học Nga, và liệu văn học Nga, ở những ông nhà văn “vệ quốc”, có phần tội của họ, khi giúp sức cho đám Bắc Kít ăn cướp Miền Nam?
Không phải tự nhiên mà cuốn Tội ác và Hình phạt lại nằm chình ình ở trong Bếp Lửa của TTT, những ngày 1954.
Cũng không phải tự nhiên mà Sến cô nương vừa mới bước chân vào chiếu văn là đã mê ông già rậm râu Dos!


5 năm TTT ra đi

Mi ở đây bao lâu rồi?

Phép lạ bí ẩn
Jorge Luis Borges

Và Thượng đế làm anh ta chết đi suốt một trăm năm, và rồi Người cho sống lại và nói:
"Mi ở đây bao lâu rồi?"
"Một ngày, hay một phần của ngày," anh ta trả lời.
Koran, II 261

Lời người dịch: Vào một buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những đoàn quân tiến vào thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải viết nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật trở lại với thế gian này. [HHT]
Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện...
NQT
*

Nhân vật chính trong Phép lạ bí ẩn của Borges, là một nhà văn Ngụy, vào ngày 30 Tháng Tư, khi đám VC vô Sài Gòn, bèn bị bắt, và vì đang ôm ấp cưu mang một tác phẩm, anh ta bèn xin Thượng Đế cho anh tí thời gian để hoàn tất nó, và Thượng Đế OK.
Nhưng chỉ đến khi bị đem ra xử bắn, vào đúng cái ngày giờ ghi trên bản án, thì anh ta mới ngộ ra là, “từ lúc tên VC hô lệnh bắn, cho đến lúc anh ta té xuống là anh ta có quá dư thời giờ để hoàn tất tác phẩm”!
Đó là phép lạ bí ẩn!

Bây giờ chúng ta tự hỏi, liệu cái khoảng cách từ lúc tên VC hô, “Bắn”, cho tới bây giờ, vào giờ này, như Gấu đang viết đây, và sắp đi đây, là tất cả khoảng lịch sử của đám Miền Nam: Bị bắt đi Kinh tế mới, đi tù cải tạo, liều chết vượt biển, xây dựng quê hương mới ở hải ngoại, bò về bắt tay VC….?
*
Anh đâu có tài liệu chi, ngoài hồi ức của riêng mình. Đám rong chơi tài tử, vốn đã quên những chương đoạn mơ hồ, phù phiếm, họ không thể tưởng tượng, anh đã từng có được một sự nghiêm thủ hạnh phúc, khi làm chủ từng khổ thơ thêm vô đó. Anh không làm, cho hậu thế, ngay cả cho Thượng Đế, cũng không, những thưởng ngoạn văn chương cũng chỉ là vô danh đối với anh. Hết sức tỉ mỉ, không cử động, hết sức bí mật, anh dệt đúng thời gian, mê cung vô hình, kiêu hãnh của anh. Anh làm đi làm lại hai lần, hồi thứ ba. Anh bỏ đi những biểu tượng quá lộ liễu: tiếng đập của thời gian, của âm nhạc. Chẳng có gì thúc hối anh. Anh bỏ bớt, anh cô đọng, anh khuếch đại. Có chỗ, anh trở lại nguyên bản. Anh thấy mình trở nên trìu mến cái sân, doanh trại, một trong những mặt tiền của nó, trước mặt anh, đã sửa đổi quan niệm của anh về tính tình của Roemerstadt. Anh khám phá ra rằng, những tạp âm nặng nề đã làm Flaubert bực mình rất nhiều, chỉ là những mê tín thị giác, sự yếu đuối và giới hạn của chữ viết, không phải chữ có âm thanh, trầm bổng... Anh kết thúc bi kịch của anh. Anh chỉ còn bận tâm với mỗi một câu. Anh đã kiếm thấy nó. Giọt mưa lăn trên má anh. Anh bắt đầu một tiếng kêu man rợ, xoay mặt qua một bên. Ba bề, bốn phía, một luồng hơi đẩy anh té xuống.
Jaromir Hladík chết vào ngày 29 tháng Ba, lúc 9:02 sáng.
*

Ui chao, lần đầu đọc đoạn trên, Gấu cứ nghĩ Borges viết riêng cho Gấu!

*    *

*

*

Bây giờ, chúng ta thử áp dụng phép lạ bí ẩn vào trường hợp nhà thơ TTT, qua những nhân vật thế thân của ông.
Kiệt
Chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi của phép lạ bí ẩn, từ lúc tên đại uý khùng bắn, và anh té xuống ở ven rừng Đà Lạt, là cuộc tình của anh, như được mô tả trên đây.
Trong không khí của mùa hè nóng bỏng chiến tranh....

Thư của Ngọc:
“Tâm ơi,
Thế là tao đi rồi. Không hiểu sao tao cứ đinh ninh mày sẽ xuống gặp tao. Nghĩ rằng mặt mày sẽ ngơ ngác như chú chim chích trong rừng sao tao khoái làm vậy.
Còi tầu đã rúc, khói tầu đã nhả, sóng biển đã vỗ và hồn đây căng buồm. Còn bao giờ tao trở lại mảnh đất này không? Không biết, mặc.
Tao đi không mang theo hành lý chỉ có hình ảnh mẹ, các em và chúng mày. Thế là quá nặng cho một người. Mày sẽ từ biệt hộ tao với vợ chồng Bảo. Ờ tao đi không phải chia ly mà chính chúng mày chia ly hộ tao mới sướng chứ. Tao đã dặn bà chủ nhà trong trường hợp mày xuống, bà sẽ trao bức thư này, cho mày tá túc vài hôm tùy ý mày. Cứ yên chí ở chơi coi như tao vắng nhà ít bữa.”
Tôi không biết nên bắt đầu như thế nào buổi chiều này. Ra khỏi nơi Ngọc ở, tôi đứng trước một khúc phố rộng nhưng xơ xác chạy tới phía nhà ga hiu quạnh. Bên kia đường vài gian nhà đang xây dở. Tôi đi mãi trong phố đông người và rẽ vào một rạp chiếu bóng. Tôi dẫn một đứa bé lem luốc ở cửa rạp cùng vào. Tôi trở ra khi buổi chiều lặng lẽ xuống. Những người đi làm về. Tôi gặp những toán lao động trai gái. Tôi có cảm tưởng Ngọc lẫn đâu trong ấy và trêu cợt tôi. Dần dần tôi đến khu nhà Tây vắng vẻ. Tôi mong gặp một người quen. Ngồi trên kè đá tôi nhìn mặt nước rộng, nước cuộn chảy. Những chiếc thuyền và những thân tàu. Một người ngoại quốc biểu diễn trượt nước trên dòng sông. Sau lưng tôi, người ta đi hóng gió. Một vài đôi tình nhân, một vài cặp vợ chồng, một chiếc xe nôi của con Tây. Chiều xuống thấp mãi gần mặt nước. Tiếng còi tàu um um. Tôi đứng lên, đèn đã thắp. Cây cao tối như trong vườn nhà thương. Tôi về trải chiếu trên căn gác ọp ẹp Ngọc đã ở. Hắn đi thật rồi, như ông Chính đã chết, Đại đã đi. Không muỗi nhưng hơi lạnh về giữa đêm. Tôi mê gặp Hạnh và tỉnh giấc. Tôi không nhớ mình đang nằm ở đâu, mình đến đây làm gì. Chưa bao giờ tôi cảm thấy tuyệt vọng ghê gớm đến như thế. Tôi có thể tự tử được. Nhưng tôi tự nhủ: Cũng thế thôi, phải, cũng thế thôi.
Bếp Lửa

Raskolnikov

Écartelé entre Satan et Dieu - raskol signifie « la division » -, le héros de Crime et châtiment annonce, par ses errances, le monde kafkaïen.
Par CÉCILE LADJALI

De Gogol à Pouchkine, Saint-Pétersbourg est la ville satanique, et Rodion Romanytch Raskolnikov est l'esprit du lieu. Étudiant hypocondriaque, criblé de dettes, il survit chez sa logeuse, Héléne Ivanovna. L'usurière inspire un dégout insigne au héros qui lui fend le crâne à coups de hache. Le crime atroce se complique d'un second meurtre : dans la panique, Raskolnikov tue Élisabeth, la sœur d'Hélène. La littérature et le mal, tels que le xxe siècle va les inventer dans leurs intrications au non-sens, se disent déjà.
    La figure du diable peut bien se présenter à Raskolnikov en cauchemar. Telle double qui apparaît à Goliadkine sur son lit, le diable (ici Svidrigaïlov) est assis sur la couche de l'étudiant perclus de fièvre. L'ennemi, sorti d'un tableau de Füssli, incarne le nihilisme. Comme le diable des Frères Karamazov dévidant sa célèbre formule: Nihil humanum a me alienum puto, rien de ce qui est humain n'est indifférent à Svidrigaïlov. Drapé dans le linge infect d'une fausse empathie, l'Esprit de Négation dialogue avec le héros fasciné dont il devient le double puissant.
    Pourtant, Crime et châtiment va être le récit d'une prise de conscience. Le meurtre est nommé “la chose”, périphrase qui nous ramène au vocabulaire inquiétant de la psychanaalyse. Le commissaire aux enquêtes, Porphyre Petrovitch, pressent la vérité. Dans le jeu de la maïeutique policière, les protagonistes semblent les doubles grotesques du psychanalyste et du malade. Porphyre dit au suspect qu'il faut avouer sinon il va devenir fou.
    Raskolnikov est terrassé par les fièvres. Son esprit vacille après le meurtre. Il parle dans son sommeil. Au matin, tel Macbeth, il nettoie ses habits souillés de sang et cache les objets volés dans un trou. Sa paranoïa atteint des sommets devant le lieutenant La Poudre, qui le convoque pour une simple réclamation de dettes. L'étudiant interprète tout, il pense trop.
    Aïeul de l'arpenteur kafkaïen, héros absurde, Raskolnikov erre et perd toute notion de l'endroit où il se trouve. La ville devient un labyrinthe, la photographie de son cerveau malade. Dans la rue, un inconnu lui lance un lapidaire «Assassin! », pierre maudite qui lui écrase le cœur et lui fait prononcer ces mots déments: «Une mouche volait et elle a vu.» Le roman glisse alors dans l'esthétique du gothique noir, et le monde se scinde en deux. Dostoïevski est virrtuose dans l'art de perdre son lecteur, car sans doute faut-il accepter provisoirement l'étrange pour entrer de plain-pied dans la psyché de Raskolnikov.
    Raskol signifie« la division ». Raskolnikov est l'homme écartelé entre Satan et Dieu. Pour retrouver l'unité perdue, le héros doit demander pardon. Le salut ne s'obtenant que par la souffrance, il faut être un criminel pour être parrdonné. Porphyre est un truchement vers la rédempption. Il se métamorphose en prédicateur: « Découvrez la foi en Dieu et vivez. Donnez-vous franchement à la vie sans raisonner.» C'est la grande leçon du livre, à laquelle fait écho la célèbre phrase du folklore allemand: « Le diable est dans le détail. » D'ailleurs, Dostoïevski écrit dans Notes d'un souterrain que «trop penser est une maladie».
    Mais c'est la femme qui sauve le héros. Les figures de prostituées sont légion, et Raskolnikov s'étonne de leur humanité. À la tête du cortège, il y a Sonia. Sorte de Marie-Madeleine, elle lit à Raskolnikov un passage de la Bible (prêtée par Élisabeth) décrivant la résurrection de Lazare. Bouleversé, il se décide à avouer. Raskolnikov est condamné à huit ans de bagne. Dans cette autre « maison des morts », il se souvient de son crime. À force d'introspection, il a la révélation de son amour pour Dieu et Sonia. Dans la souffrance, il communie avec l'humanité. L'impossibilité de l'amour était son enfer. L'expérience intime du temps de l'exil le sauve quand la solitude luciférienne qui l'enfermait dans un crime absurde se meut en béatitude.
LE MAGAZINE LITTÉRAIRE MARS 2010 N°495
*
Tôi không biết sau tôi, nhà văn Mai Thảo có nói với ai khác, về việc ông bị “khép tội” chủ trương phong trào văn chương “viễn mơ”? Với tôi thì không. Sau lần nói chuyện với nhau ở tiệm cơm Ngọc Hương, đường Gia Long, Mai Thảo dường đã quên, chuyện ấy. Tôi nói, Mai Thảo quên hay không đề cập nữa, vì, sau bài “Văn chương trước những mưu đồ bất chính của hệ thống chiến tranh lạnh,” Thế Nguyên và các bạn ông, tiếp tục “triển khai” trận đánh với cường độ “oanh kích” ngày một gia tăng bom, đạn...
Du Tử Lê
Theo như Gấu này còn nhớ được, thì Lữ Phương mới là người sử dụng từ “viễn mơ” để chỉ đám ‘tiểu thuyết mới’ ở Việt Nam, trong có Gấu, với hàm ý, trong khi đang phát động chiến tranh thần thánh chống Mỹ cứu nước mà bọn này nói chuyện bên Tây, chuyện văn chương thuần túy… đại khái như vậy. Đó là thời gian Gấu giới thiệu đám nhà văn hiện sinh, thí dụ loạt bài, "Thế nào là văn văn chương dấn thân” trên tờ Nghệ Thuật, đám tiểu thuyết mới ở Tây…
Thành thử từ ‘dấn thân’ ở đây, không có nghĩa là theo VC, lên rừng, nhưng theo nghĩa của đám hiện sinh, qua ý nghĩa của từ ‘engagement’, engager, dấn thân, xuống thuyền, nhập vào đời sống, hành động...
Nhưng nhóm Trình Bầy quả có tấn công, không phải Mai Thảo, mà là Thanh Tâm Tuyền. Gấu có một kỷ niệm về vụ này. Đó là sau khi tấn công đã đời, một bữa tình cờ Thế Nguyên và Gấu gặp nhau, ở một nơi chốn tình cờ nào đó, ở Sài Gòn, và trong câu chuyện tầm phào, Thế Nguyên đưa ý kiến, muốn nhờ Gấu nói lại với TTT, là TN muốn gặp, để hòa giải!
Gấu nói với TTT. Ông bực quá, tao có chuyện gì với tụi nó đâu mà hoà giải mới không hòa giải, mà TN là thằng cha nào?
NKTV

Hạnh nói tiếp:
“Một lần anh Long và một người bạn nữa đã thách anh đến vuốt tóc em và anh đã làm thật. Ở con đường ra đồng trước cửa nhà một người Pháp có nuôi một đàn ngỗng dữ và em đã về mách nhà anh cái tội trêu trọc em và tội đứng đó ăn cắp trứng ngỗng.”
Tôi nắm chặt hơn tay Hạnh, có cảm giác hổ thẹn về những hành động ngây thơ táo bạo và tôi đáp:
“Nhưng em cũng biết là bà ngoại anh chẳng bao giờ trị tội anh cả.”
Hạnh gật đầu và cái búi tóc nghiêng xuống vai về phiá tôi. Hạnh hỏi lại tôi:
“Học hết lớp nhất anh đi Sài Gòn? Anh làm gì?”
Tôi nói điềm nhiên và thành thật, ngoài ý muốn:
“Anh đã bán báo, làm thợ, và học nghề chữa ô tô.”
Bếp Lửa 

 Lần gặp bạn C, ở San Jose, khi ông anh mất, Gấu hỏi, bạn cho biết:
-Đàn ngỗng có thực. Hồi nhỏ tớ cũng sợ mấy con ngỗng đó lắm. Nhân vật trong Bếp Lửa, hầu như tất cả đều có thực ở ngoài đời.

5 năm TTT ra đi

*

Thơ Ở Đâu Xa

Note: Gấu đọc, lần đầu bài thơ trên, của Beckett, là qua Thơ Ở Đâu Xa của TTT.
Điều làm Gấu ngạc nhiên, là khúc trên được viết ở trong tù, mà lại viết cho cô con gái nhà thơ đọc, mà để nói về 'tôi muốn tình tôi chết'.

Chỉ đến khi BHD mất đi, thì Gấu mới ngộ ra, đây là nói về Hà Nội.
Gấu dùng lại 'điển tích' trên, để viết về BHD, và về Hà Nội của Gấu.
BHD gốc Hà Nội.

Tôi muốn tình tôi....

Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett

Bản tiếng Anh của chính tác giả:

I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me

Bản của Gấu:

Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
rằng người yêu Gấu

Trong bài viết mang giọng tự thuật, "Tôi mầy mò viết ra làm sao", đăng trên Người Nữu Ước, số Tháng Chạp, 2003, Garcia Marquez kể, ông không thể nào tưởng tượng ra nổi, chỉ chín tháng sau khi học xong  trung học đệ nhị cấp, truyện ngắn đầu tay của ông được tờ Fin de Semanta, phụ trang văn học của báo El Espectador, ở Bogota, đăng. Đây là tờ báo văn học số một của thời đó.
Bốn mươi hai ngày sau, truyện ngắn thứ nhì của ông cũng xuất hiện trên mặt báo này.. Sướng chưa!
Sướng quá là sướng.
Đúng là sướng quá cỡ thợ mộc, sướng đến điên lên được: Truyện không chỉ được đăng, mà còn được ông phê bình gia số một của thời đại, đi cho một đường giới thiệu ở ngay đầu.

Đó là tay chủ bút tờ báo, còn là phê bình gia sáng suốt nhất của Colombia, me-xừ Eduardo Zalamea Borda, bút hiệu Ulises. Sáng suốt, theo nghĩa, ông này chuyên ngửi ra.... thiên tài!

Đọc tới đây, Hai Lúa nhớ tới trường hợp truyện ngắn đầu tay của mình, và mắt xanh của nhà thơ lớn, nhà văn lớn, nhà phê bình lớn (1), và, nói ngắn gọn, ông anh lớn trong gia đình, Thanh Tâm Tuyền, tức anh Tâm. Dzư Văn Tâm.

Cả hai thằng nhà văn "trẻ", vừa mới viết truyện đầu tay, và đều sướng điên lên, vì gặp mắt xanh, hoặc gặp được đại sư phụ, và được sư phụ gật gù, nói, được, được!

(1) TTT ít viết phê bình, đọc sách, tiểu luận. Nhưng phạng cú nào là ra cú đó.
Thí dụ, bài viết về cuốn tiểu thuyết
Siu Cô Nương, của Mặc Đỗ. Mới đây thôi, trên tờ KH, MĐ, khi trả lời phỏng vấn, vẫn còn đầy hậm hực khi nhắc đến cú đánh đúng tử huyệt của chàng ngày xưa, và ông già bây giờ: Trí thức làm dáng! [Làm Dáng, Mặc Đỗ trả lời phỏng vấn: Văn Học Miền Nam và nhóm Quan điểm, Khởi Hành, số Tháng Chạp 2004].
Hay là loạt bài viết về vị thần linh của miền nam, là Hồ Hữu Tường, và cuốn sách viết trong khi những giờ phút tưởng là cuối cùng của đời ông,
Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình.

Lạ. Phải nói là khủng khiếp. Trong loạt bài điểm cuốn sách trên, trên tuần báo Nghệ Thuật tại Sài Gòn ngày nào, TTT liên tưởng giấc mơ Phật trở lại với thế gian của HHT, với hình ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa của Miền Bắc qua đồng bằng sông Hồng bị xé lẻ, nát bấy, bờ nhiều hơn ruộng. Ông như "tiên đoán ra được", giấc mơ, hay hiện tượng "Chúa Sẩy Thai", tức hiện tượng Hoá Thân: Thay vì Đức Phật trở lại, thì đúng vào ngày cánh đồng kia liền một mối, đất nước liền một giải, là con bọ VC ra đời!
Khủng khiếp chưa!

Con Bọ của Kafka và chiến tranh Việt Nam
Chúng ta đều biết hình dáng con bọ khủng khiếp, hoá thân của một ông VC thực tình tin vào Đảng, ngay sau ngày 30 Tháng Tư. Nhưng ngay cả Kafka cũng không thể nào tưởng tượng ra nổi con bọ của ông. Ông không bao giờ muốn hình dạng của nó được phô bầy ra trước độc giả.
Flaubert đã từng muốn văng tục, khi nhà xb muốn một cuốn sách của ông có hình minh họa. "Minh họa là phản văn chương". "Thà chết còn hơn là minh họa" [Vous voulez que le premier imbécile venu dessine ce que je me suis tué à ne pas montrer ? Marthe Robert: Livre de lectures]. Kafka đành phải chấp nhận bìa cuốn Hoá Thân có hình, nhưng năn nỉ [Marthe Robert dùng chữ supplier] nhà xb, bằng mọi cách, không được trương hình con bọ ở ngoài bìa. "Gì cũng được, nhưng chuyện này nhất định không" ["Surtout pas cela, surtout pas cela!"], ông khiếp hãi trước một chuyện thô bỉ như thế, trong thư gửi nhà xb. Cuối cùng, độc giả có một con bọ Gregor vẫn còn mang dạng người, đứng trơ cu lơ một mình, trong một căn phòng trần trụi, quay lưng về phiá một cái cửa hé mở, trên một cái nền đen, tay ôm đầu.
Gấu tui có đọc báo trong nước ở trên lưới [tờ Người Lao Động thì phải], câu chuyện một nữ cán bộ, trong lúc mệt nhọc vì công chuyện, bật cái máy TV nghỉ xả hơi, và một giọng nói vùng địa phương của bà khiến bà chăm chú theo dõi, câu chuyện một bà, suốt từ 30 Tháng Tư, đi khắp một nửa đất nước, tìm hài cốt chồng. Bà đau lòng nghĩ, mình may mắn hơn, mà sao thê lương quá. Bởi vì chồng bà có về, nhưng đã biến thành một... con bọ. Đúng lúc đó, con bọ bò về nhà, sặc sụa mùi rượu Tây, mùi nước hoa nữ loại thượng hảo hạng...
Ai điếu Samsa


Vài nét về tác giả bộ truyện gián điệp Z-28

Trước năm 1975, dân ghiền đọc sách có lẽ đều có dịp đọc bộ truyện gián điệp của Người Thứ Tám. Trong đó nhân vật chính là Đại Tá Tống Văn Bình tức Z.28.  Nhiều bạn bè của tôi đã sưu tầm tất cả bộ truyện gián điệp này và trân quý giữ gìn.
Tôi chịu những sách của ông là về phần tin tức về các thành phố mà ông dùng làm bối cảnh câu chuyện.  Không hiểu ông nghiên cứu và khảo sát từ đâu, nhưng các chi tiết về các thành phố mà Z.28 đi qua, cùng các nhân vật khác trong truyện sinh sống, đều đúng y chang như ngoài đời. Tôi và bạn bè, trong những chuyến du hành, so sánh tận nơi về các địa điểm nổi tiếng, các nhà hàng, quán cóc, ngỏ hẻm, chốn ăn chơi đều đúng y như vậy.  Mà tôi thì không nghĩ tác giả đã đi qua những nơi ấy, lấy ví dụ như các xứ Cộng Sản.
Tôi nghĩ tác giả đã lấy những tin tức này từ các quyển chuyên về du lịch nên mới chính xác, và rút ra những nét thú vị mà chia sẻ với độc giả.  Phải chi tác giả là người Âu Mỹ, truyện của ông chắc sẽ được nhiều người xem lắm và hổng chừng được làm thành phim dài hay phim ngắn cho TV.
Sau năm 1975, ra đến ngoại quốc, tôi lấy làm lạ là chẳng thấy tin tức gì của ông.  Tôi có hỏi thăm vài bạn bè quen biết ông, nhưng chẳng ai biết ông đã lưu lạc phương nào.
May quá có anh H.T.Trực là dân làng báo khi xưa, anh thương và chiều tôi nên đã cố gắng hỏi thăm giùm.  Thật cảm ơn anh vô cùng!
Mặc dù đây chỉ là thư riêng, nhưng tôi xin mạn phép được đăng lên đây để chia sẻ niềm vui của tôi với "dân ghiền Z.28" ngày trước.  Hy vọng BDH Đặc Trưng chấp thuận.
NDT
*********
(trích thư của anh H.T.Trực)
Anh chị em thân mến:
        Là một nhà văn chuyên viết tiểu-thuyết gián-điệp lẫy-lừng của miền Nam Việt-Nam trước năm 1975 nhưng tiểu-sử của Người Thứ Tám, tác-giả cha đẻ điệp-viên hào-hoa phong-nhã Đại-Tá Tống Văn Bình, bí danh Z 28 lại rất hiếm người nhắc đến (không như một số nhà văn viết truyện trinh-thám gián-điệp khác như Phú Đức, Phi Long, Phạm Cao Củng ...).
        Nhằm đáp-ứng sự tò mò của một vài anh chị em Thụ-Nhân, tôi đã cố-gắng liên-lạc lại với Cụ Mạc-Kinh Trần Thế Xương, năm nay đã 84 tuổi, đang sinh-sống tại Luân-Đôn, để nhờ Cụ cung-cấp thêm một số chi-tiết vì chính Cụ Mạc-Kinh là người đầu tiên đã gới-thiệu các tác-phẩm của Người Thứ Tám Bùi Anh Tuấn đến với độc-giả từ giữa thập-niên 50. Bài sau đây do cháu nội gái 22 tuổi của Mạc Kinh đánh máy và gởi sang. Tôi chỉ sửa một vài lỗi chính tả và thêm một ít ghi chú màu xanh khi nào cảm thấy cần thiết.
       Xin mời anh chị em cùng đọc. 
Kính gửi Anh Huỳnh trung Trực,
Dựa theo nội dung Email anh gửi cho hai ông bạn TQK và ST, tôi được biết anh có ý định tìm hỏi tôi về “tiểu sử” nhà văn Bùi Anh Tuấn. (TQK: Giáo-sư Tạ Quang Khôi, sinh 1929, nhà văn, nhà thơ, Hiệu-Trưởng Trung-học Nguyễn Trãi Sài gòn - ST: Sơn Tùng Nguyễn Minh Ngọc, sinh 1935, Chủ-Tịch Văn Bút Việt Nam Hải-Ngoại, Luật-sư))
Vậy chuyện ấy cũng dễ thôi. Chỉ có điều trong lúc chưa biết thật rõ về ý định của anh định dùng vào trường hợp nào, thành thử cũng hơi khó cho tôi được thanh thản đề cập đến.
Thôi thì, thế này nhé. Tôi viết theo lời một lá thư thông thường, bình thường. Vắn tắt, giản dị như chúng ta đang nói chuyện qua điện thoại với nhau nhắc về một người quen đã hơn 35 năm tôi chưa gặp lại.
Minh định với anh như vậy rồi, tôi xin nêu mấy nét chính về nhà báo, nhà văn BÙI ANH TUẤN như sau, trong phạm vi tôi biết:
·     Hai chúng tôi là bạn, là đồng nghiệp cầm bút trong 21 năm ở Miền Nam (VNCH). BAT cùng một lứa tuổi với tôi.
·     Anh Tuấn sinh trưởng ở đất Bắc (tỉnh Thanh Hóa – vùng địa đầu xứ Trung Kỳ). Anh có mặt ở Saigon sau Hiệp định Genève 1954, chia cắt đất nước.
Thời gian ấy anh đã lập gia đình. Bà Bùi Anh Tuấn là một phụ nữ đất Thần Kinh, thuộc một vọng tộc tên tuổi. Hai ông bà sinh hạ được một bé trai vài bốn tuổi. Và, nếu là một ký giả, một nhà văn thì Anh Tuấn sớm có một đời sống khá cao ở đất Saigon giữa lúc đông đảo lớp người di cư vào Nam đang phải bận tâm rất nhiều về mặt lo ổn định cuộc sống, lập nghiệp.
·     Tính tình anh điềm đạm, nhã nhặn, nghiêm túc trong tiếp xúc với bạn bè, trong công việc. Đã hẹn là “đúng giờ”. Đã hứa là “làm”.
·     Anh không bao giờ la cà trong các chốn trà đình tửu quán. Nếp sống của anh dành hoàn toàn cho mái ấm gia đình, cho sự chăm sóc bà vợ vốn tình trạng sức khoẻ không được tốt lắm; sau các việc hàng ngày. Anh phục sức, mang dáng dấp của một thông tín viên Au Mỹ thời đó đến Saigon . Anh hầu như chỉ thắt “nơ” cánh bướm thay cho “cà vạt”. Và, trên các đường phố nhỏ hẹp của Saigon Chợ Lớn - nếu có người Việt nào lái chiếc xe Mỹ Plymouth to cồng kềnh, dài ngoằng, màu cánh gián, thì người đó không ai khác hơn là Bùi Anh Tuấn.
(đoạn mô tả ngoại-hình và lifestyles này phù-hợp với hồi-ức của Đỗ Khiêm trong Tống Văn Bình, trên TV
·     Thời ở tuổi vừa ngoài 20, Nhật hạ Pháp qua cuộc đảo chính 9/3/1945, Phong trào Việt Minh (sau này lộ diện là CS) nổi lên, và cướp chính quyền trong tay Thủ Tướng chính phủ Trần Trọng Kim đặt dưới quyền lãnh đạo tối cao của nhà Vua Bảo Đại, thì Bùi Anh Tuấn đã là một đảng viên VNQDĐ. Anh lao mình tham gia các hoạt động chống lại VM. Kịp đến lúc tiếng súng mở đầu cuộc chiến tranh Việt – Pháp ngày 19/12/1946, BAT bị Ban Trinh Sát (tức Công An-Mật Vụ CS theo tên gọi bây giờ) nhận diện, bắt, và đưa đi an trí tại trại giam Đầm Đùn thuộc tỉnh Thanh Hoá (Liên khu IV), nổi tiếng là đia ngục trần gian, đã vào đây khó có ngày về. Chốn ngục tù hãi hùng này là nơi giam hầu hết các anh em đảng phái QG chống lại CS Việt Minh. (một phần khác đáng kể, thì bị đày lên chốn rừng rú Thái Nguyên, Việt Bắc).
Anh Tuấn bị tra tấn tàn khốc, có lúc tưởng khớp xương đầu gối lìa ra, không còn cho phép anh đi đứng bình thường lại nữa.
Nhưng số mệnh cho anh lay lắt sống.
Cũng như vài năm sau số mệnh lại cho anh có cơ hội thoát ngục trong đường tơ kẽ tóc. Anh lần mò về thành. Về Hà nội, rồi vào Nam .
Trong những năm, tháng bị an trí ở Đầm Đùn, Bùi Anh Tuấn có duyên may gặp một bạn tù đã ở vào tuổi trung niên. Thời Pháp thuộc, ông này dạy Anh văn ở Lycée Louis Pasteur Hà nội. Nay trong thân phận tù đầy, để cố quên mà tồn tại, mà sống, ông dạy Anh ngữ cho Tuấn. Học cho qua ngày. Nhưng sau này, nhờ vậy, BAT có sẵn số vốn cần thiết về ngôn ngữ Hoa Kỳ khi người Mỹ thoạt đặt bước vào Miền Nam (Trước kia đại đa số người Việt 3 miền Trung Nam Bắc chỉ biết có tiếng Pháp).
·        Tôi nghĩ, điều anh Huỳng Trung Trực muốn biết trước nhất, có lẽ là những gì liên quan đến nhà văn BAT ở địa hạt viết lách. Sao BAT lại viết một loạt truyện gián điệp có đến vài bốn chục tác phẩm trong đời cầm bút của Anh? Anh khởi sự viết về ngành Tình báo lúc nào, và ở mảnh đất dụng võ đầu tiên, là báo nào? Sao Anh lại mang bút hiệu Z28. (bút hiệu chính-thức là Người Thứ Tám). Và có khi ở ngoài đời, thuở Sàigòn còn vô cùng hưng thịnh, đầy quyến rũ, thì bạn bè và đồng nghiệp thường ít dùng đến tên Bùi Anh Tuấn mà quen gọi đùa vui Z28, hoặc Văn Bình (tên nhân vật gián điệp hào hoa, xuất quỷ nhập thần mà tác giả chọn, đặt vào các tác phẩm trinh thám hữu hạng của Anh. Cứ như ngày nay, giới độc giả thưởng ngoạn biết đến James Bond!)
Đúng ra, Bùi Anh Tuấn không chỉ viết văn “hay”về tiểu thuyết trinh thám mà Anh còn là cây bút bình luận có trình độ khá cao. Anh thực sự là một nhà báo chuyên nghiệp! Thực sự là một nhà văn, trên ngôn đàn Miền Nam ! Của VNCH!
(Một chút bối-cảnh lịch-sử)
·        Lúc người Mỹ có mặt ở Miền Nam 1954 cũng là lúc muốn hất chân, thay thế chính quyền thực dân Pháp ở VN, ở toàn cõi Đông Dương Việt, Miên, Lào. Sớm muộn, quân đội Viễn chinh Pháp cứ rồi phải cuốn cờ kéo ra khỏi vùng đất VN trước hết...
Cùng với sự hiện diện của các phái bộ chính trị, quân sự Mỹ đổ vào Miền Nam ủng hộ nhà lãnh tụ quốc gia N.Đ. Diệm thiết lập một tiền đồn chống Cộng ở ĐNÁ, người ta bắt đầu nghe đến một tiếng gọi khá lạ tai: XI-AY-Ê  (C.I.A)! Có nghĩa là một đạo quân vô hình trong bóng tối, xuất quỷ nhập thần. Sứ mạng của họ là san bằng mọi chướng ngại vật cản trở những bước tiến, những mục tiêu cần đạt được của Hoa Kỳ tại các vùng đất người Mỹ muốn đến. Khởi thuỷ, là Nam Hàn, Tổng thống Lý Thừa Vãn phải mất chức, lưu vong trốn ra nước ngoài. Rồi, ở Phi Luật Tân, Magsaysay được đưa lên làm Tổng Thống. Chẳng bao lâu, Magsaysay “giở chứng quốc gia-dân tộc” thì rất mau chóng, nhà lãnh tụ đất Phi bị gài bom nổ tan xác trên chiếc máy bay chở ông đi kinh lý! Thế rồi, ở Lào, viên đại uý Koong Ly [Khong Le] làm đảo chính toan hạ bệ đương kim thủ tướng – Hoàng thân Souvana Phouma (thân Pháp, chủ-trương Trung-Lập, có vợ là người Pháp)....
Chưa hết. Sát biên giới Miền Nam, ông Hoàng Sihanouk nước Miên định đóng vai nhà chính trị đi giây, vốn là con cưng của người Pháp, xoay chiều theo ngọn gió thời thế, mở đường rước Nga sô vào xứ Chùa Tháp, kết thân với Trung Cộng, cùng lúc, hết lời ca tụng khối Trung lập Nehru Ấn độ. Và, tận tình giúp đỡ CS Hà nội trong tay ****, bằng cách để Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mở chiến khu trên đất Miên chống lại VNCH. (Sihanouk tuy vốn sợ chế độ Ngô Đình Diệm ngoài mặt, nhưng vì lòng căm thù Miền Nam đến xương tuỷ Sihanouk vẫn âm thầm thực hiện manh tâm riêng cho bằng được).
Sihanouk biết ngán ngẩm người Mỹ lắm. Thèm muốn sáp lại với Hoa Kỳ song bị Hoa Kỳ quyết liệt cho đứng xa...Và, (Hoa-Kỳ) luôn có sẵn giải pháp “hạ thủ” Sihanouk khi thời cơ đến …
Tại Thái Lan, chỉ cách VNCH không đầy 1 giờ bay, cảnh đảo chính kế tiếp đảo chính xẩy ra như cơm bữa. Nhiều nhóm tướng lãnh quân đội, hết lần này đến lượt khác, thay nhau tạo biến cố lật đổ chính phủ. Khiến xã hội chính trị đất Thái luôn sống trong hỗn loạn bất an.
Giải đất Đông Dương trăm năm đặt trong tay người Pháp nay đang sống những giờ phút hãi hùng...thay bậc đổi ngôi.
Nhìn vào, dư luận bên ngoài đều liên tưởng đến bàn tay phù thuỷ của cái tổ chức  XIAYẾ (CIA) kia... (xi-ai-ây)
Trên giải đất VNCH, tiếng vọng “CIA” không ngớt vang dội, người người nghe mãi hóa quen tai, đã đổi thành “XIA” cho tiện việc. (cũng phổ-biến với tên gọi Xịa)
May mắn, nhà lãnh tụ Ngô Đình Diệm đang ở thời dốc toàn lực chống trả đạo quân đặc công miền Bắc xâm nhập nên tình huống VNCH buổi đầu chưa đến nỗi nào!
Thời cuộc ấy, chính là lúc gợi ý cho tác giả Bùi Anh Tuấn chọn con đường sáng tác loại tác phẩm thích ứng với tâm lý quần chúng độc giả Miền Nam .
Z. 28 ra đời là vậy!
·        Tại Sàigòn, thuở phôi thai của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, tôi đang chủ trương tờ tạp chí Pháp ngữ Horizon và điều khiển tòa soạn nhật báo Dân Chúng (Chủ-Nhiệm của nhật-báo Dân-Chúng là Cụ Trần Nguyên Anh, thân-phụ của cụ Mạc-Kinh Trần Thế Xương và là chú của Ngoại-Trưởng Trần Chánh Thành) một hôm, Bùi Anh Tuấn ghé thăm tôi và ngỏ lời với tôi thử xem Anh có thể đóng góp gì cho một tờ báo chống Cộng không?
Và rất tự tin, thành thực, đi thẳng vào đề:
-        Đã biết từ lâu và nghe nhiều về anh, càng biết anh bận lắm nhưng mong anh dành cho tôi 15’. Chỉ cần anh liếc mắt nhanh trong khoảnh khắc thời gian ấy, cho hết chapitre đầu vào truyện, tôi tin chắc, ở vị trí chủ bút như anh, anh sẽ cho tôi nhận xét “được hay chẳng được” (toàn bộ bản thảo cuốn truyện khoảng gần 300 trang). Anh nhận, thì tôi mừng, tôi vui lắm. Anh không nhận, vẫn chẳng sao. Vì, xin lỗi anh, tôi có niềm thú vị riêng – Anh là người “độc giả” đầu tiên, tôi chọn, tôi trao anh đọc nó. Hễ được là được. Hễ chưa được, tức đề tài của truyện chưa đạt. Tôi tự biết sẽ làm sao sau đây...
Đấy, tính tình tác giả Z28 là vậy đó. Tôi mến Anh, cũng vì vậy.
Không phụ lòng anh. Mỉm cười thân mật, tôi đọc ngay chương sách đầu.
Một thoáng chốc qua mau.
Giữa lúc, có thể, là anh đang quan sát tôi kỹ lắm, tôi đặt bản thảo xuống, cất tiếng vừa đủ để anh nghe:
-        Anh cho tôi giữ chương truyện này nhé. Và xin giữ luôn toàn bộ bản thảo, sẽ đọc vào lúc khác.
Tôi đang cần 1 feuilleton như anh đã có ngay cho báo Dân Chúng. Số báo mai, tôi đăng lời giới thiệu. Và, đầu tuần tới, “Điệp viên Miền Nam trên đất Bắc” sẽ lọt vào mắt các độc giả Sàigòn và lục tỉnh. Cám ơn anh.
Bùi Anh Tuấn cất tiếng cười vang.
Và, tôi cũng cười vang, cùng vui với anh.
Đấy, tác giả Z. 28 xuất hiện trên mặt báo Dân Chúng, bên này sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17, như thế đó.
Và, trong 3 năm liên tục (1957-1960), ngày lại ngày, nhiều cốt truyện gián điệp khác của Z. 28 đã được đăng trên tờ nhật báo Dân Chúng (sau đó, mới in thành sách) đem lại biết bao sôi nổi, hào hứng cho nhiều từng lớp độc giả thân mến của anh em cầm bút chúng tôi.
Và, độc giả vẫn mãi mãi là những bậc vạn thế sư biểu của giới văn nhân đất Việt!
                                  --------
Gần 40 năm qua, từ sau ngày Sàigòn thất thủ, BAT hoàn toàn “mất tích” trong đời tôi. Tôi thật muốn gặp lại anh. Để tâm sự việc đời người, việc thời thế của một quá khứ đầy thê lương. Tràn ngập u uất...
Tôi bị kẹt lại vùng CS 9 năm. Tôi không đi “trình diện”. Cuối năm 1976, tôi mới bị sa vào tay CACS. Bị giam giữ riêng tại Sở CA **** (trụ sở cũ của Tổng Nha Giám Đốc Cảnh Sát QG, đường Trần Hưng Đạo). Ngày đêm chịu sự thẩm vấn triền miên của “Ban Chánh Trị” trực thuộc Uỷ Ban Quân Quản Thành Uỷ ****. Tháng 4/1984, nhờ sự can thiệp của Chính phủ Anh quốc, tôi và gia đình được “bước lên máy bay” sang Luân Đôn cư ngụ cho đến ngày nay.
Tất cả, chẳng qua vẫn chỉ nằm trong bàn tay của Thần Định Mạng...
Mac Kinh
Nguồn: Đặc Trưng

TTT cũng mê Z. 28 lắm lắm. Mấy truyện đầu thật tuyệt cú mèo, thí dụ Núi đá tiên tri. Tống Văn Bình có cú atémi thần sầu, nhưng làm sao quên tài phóng dao của Lê Diệp!
Đó là thời mới lớn, mới quen bạn C. Gần như ngày nào Gấu cũng ở bên nhà bạn. Bà cụ C. cũng mê Tống Văn Bình!
Sau này, Gấu mới biết, nhiều truyện phóng tác, thí dụ, truyện Tống Văn Bình ra Hà Nội, Gấu không còn nhớ cái tít, phỏng theo truyện Gián điệp về từ miền lạnh của John le Carré.
Sau Z.28 là tới chưởng KD
Trước 1975, Gấu cũng đã nghe nói tới Bùi Anh Tuấn là cha đẻ của Z.28.

*

TTT dịch

Ba tập thơ tôi đang giữ trong tay có tựa hǎ̉n hòi (tức là không có chỉ dấu hợp chung với các bài thơ khác của cùng tác giả), điều này chứng tỏ chúng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tác giả, một giai đoạn mà tác giả đã phải chịu những hệ lụy nặng nề nhưng lại không nhất thiết đen tối cǎn cứ theo những gì được viết ra : tập “Thơ ở đâu xa” của Thanh Tâm Tuyền, tập “Hoa xương rồng” củạ Trần Minh-Hải và tập “Ác mộng” của Hoàng Hưng. Ở Thanh Tâm Tuyền, đối với những kẻ đã quen biết thơ ông hǎ̉n sẽ khám phá ra một khuôn mặt khác không giống khuôn mặt người thơ trẻ “nǎng nổ” kiêu kỳ phá phách thời “Tôi không còn cô độc” khi ông còn là một trong những nhà thơ tiên phong của nhóm Sáng Tạo. Thanh Tâm Tuyền trong thơ tù hiền lành như triết gia, tình cảm tự nhiên (vì tình cảm của ông hồi xưa lạ lǎ́m, nó mãnh liệt thật nhưng gần như bất thường –hay nói khác đi, vì mãnh liệt nên bất thường !) trầm tĩnh, lǎ́ng đọng. Tôi đặc biệt xúc động khi đọc những bài thơ ông viết cho con gái, cô Th -viết tǎ́t tên người, trịnh trọng như viết thư tình lần đầu cho người yêu- nhân ngày sinh nhật của cô (tôi ao ước viết được như vậy cho con gái tôi). Nếu không có những ghi chú ngày tháng cùng nơi chốn, nhiều bài thơ của ông đọc lên nghe như thơ Đường, nếu không thể là Đường của Lý Bạch được thì cũng Đường Vương Xương-Linh , mà nếu có giọng xã hội một chút thì là Đường của Đỗ Phủ , Đỗ Mục. Thí dụ bài Thức sớm  có khác chi với một bài đường thi hay ít ra là một bài đường thi được phỏng dịch ? Kẻ ở ngoài song sǎ́t chưa chǎ́c có được những ý tưởng trong lành như vậy. Hóa ra tâm tình chàng T3 thời Sáng Tạo còn khúc mǎ́c hục hặc với đời hơn là khi nǎ̀m trong trại tù Long Giao !
Nguồn

Note: Mấy nhận xét của tay này, về thơ tù TTT thật giống.... Gấu. Gấu cũng đã từng viết ra những điều trên, và đã từng scan, đoạn TTT viết về cô con gái, và dẫn thơ Beckett, nhưng theo Gấu, cô con gái ở đây, tượng trưng cho.. Hà Nội, được mô tả trong Liên Đêm, thí dụ những dòng, “Nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang”.

Có thể đã từng có cảnh này, có một người yêu như vậy, nhưng khi mất nó, tất cả nhập vào Hà Nội.

đâu phải một thứ mưa ô buy vào thành phố
năm cửa ô hồi sinh trên xác năm cửa tù
mưa nắng cùng rủ nhau xuống Sinh Từ ngõ Hội Vũ
bao nhiêu đường tình tự ga Hàng Cỏ
nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang.

Liên

Volkov, trong khi trò chuyện với nhà thơ Brodsky, đã nhắc tới một tiểu luận về Stravinsky, của Auden, qua đó, nhà thơ Anh này cho rằng, chính cái gọi là sự tiến hóa [evolution], phân biệt nghệ sĩ lớn với thứ nhỏ con. Nhìn hai bài thơ của ông nhỏ con, không làm sao biết bài nào làm trước.
Theo nghĩa đó, một khi đạt được một tí thành tựu nào đó, nhà thơ bé bèn ngưng lại, không chịu lớn thêm nữa. Anh ta hết chuyện nói [He has no more history]. Trong khi, nghệ sĩ lớn, chẳng bao giờ bằng lòng với thành tựu, cứ muốn lớn thêm tí nữa, tí nữa.
Và Auden phán: Chỉ nhìn vào những tác phẩm sau cùng của một đại nghệ sĩ, chúng ta mới có thể đánh giá những tác phẩm đầu tay của người đó.
Theo Gấu, phải lấy câu trên, làm chuẩn, khi đọc Thơ Ở Đâu Xa.
Bởi vì có hơn một người cho rằng Thơ Ở Đâu Xa thua nhiều, so với Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy. "Liên Đêm... " mới là đỉnh cao của thơ tự do, của Thanh Tâm Tuyền.
*
Và Brodsky, bèn la lớn, Trời hỡi Trời! Lẽ dĩ nhiên! Đúng ngay boong! [It's absolutely true!]. Bạn biết không, người Nhật quan niệm như thế đấy. Họ có một cái nhìn thật là khoẻ mạnh, đối với những nghệ phẩm, theo tiến trình sáng tạo, creative evolution. Khi một ông nghệ sĩ chín muồi, đạt được tiếng tăm, trong một văn phong nào đó, là ông ta bèn đổi văn phong khác, và cùng với nó, là cái tên của ông ta. Hokusai, theo tôi biết, có cỡ chừng không dưới ba chục thời kỳ.

Nhìn theo cách đó, có thể nói, có tới hai đỉnh cao của thơ Thanh Tâm Tuyền. Một, với thơ tự do, Đêm Liên. Và một, với thơ tù, Thơ Ở Đâu Xa.

Về sự tuyệt vời của Thơ Ở Đâu Xa, của "đề tài" thơ tù.

Brodsky cho rằng, thơ tù của Nga, nhức nhối nhất, the most stunning, là từ ngòi viết của Zabolosky. "Somewhere in the field, down Magadan way... ". Có một dòng, mà nó làm cho bạn, dù có tưởng tượng tới cỡ nào thì cũng không thể làm bật ra được, khi muốn mầy mò vào cõi thơ tù [in connection with this topic].

Đó là một câu rất ư là giản dị sau đây:
"So they went walking in their peacoats - two old men, unlucky Russians".


Ôi chao, đọc câu trên, rồi nhớ lại những dòng thơ tù của một nhà thơ, gốc Bắc Kỳ, bị đầy trở về quê cũ, vào một buổi chiều cuối năm, cùng bạn tù, vác bó cuốc nặng, đi qua một thôn nghèo, tránh sao cũng không khỏi lũ trẻ lem luốc, co ro đứng coi tù qua thôn, cảm khái cho chúng, cho cái thôn nghèo của chúng, cho một buổi chiều cuối năm xa gia đình, xa vợ con, ở mãi tít Miền Nam, nhưng cái lạnh lẽo không đèn lửa của nhà ai kia làm át nỗi nhớ nhà, làm ảm đạm lòng ta.

Chiều cuối năm qua xóm nghèo

Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn

Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78

Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm!
Đây có lẽ là dòng thơ tuyệt vời nhất của thơ tù, của mãi mãi, về sau này.

*

Tôi muốn tình tôi....

Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett 

Bản tiếng Anh của chính tác giả:

I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me 

Bản của Gấu:

Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng

rằng người yêu Gấu
*

Fri, 24 Mar 2006 01:14:44 -0800 (PST)

[…] xin chia buồn với anh về sự ra đi của ông Thanh Tâm Tuyền, một người dường như đã mang một phần đời của anh.
Hay, anh mang một phần đời của ông ấy?

Một độc giả

Đúng thế. Gấu có Gấu Cái, Nam Kit, ngoài ra còn có BHD, Bắc Kít, Hà Nội sống mãi qua BHD
TTT viết cho con gái, mà như viết cho Hà Nội, là vậy

Th: Cô con gái của TTT, cùng tên Mít với Jennifer Tran