Chứng từ Thanh
Tâm Tuyền
Thanh
Tâm Tuyền là một trong
những nhà thơ tiên phong đổi mới tư duy thơ, một nhà thơ lớn có bóng
bao trùm
một miền thơ rộng của thế kỉ XX. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau,
cho đến
nay, cả văn bản thơ và những suy tư về lối viết… của Thanh Tâm Tuyền
chưa được
giới thiệu rộng rãi. Đọc Thanh Tâm Tuyền có thể nhận thấy một bằng
chứng khá
thuyết phục rằng: kẻ làm thơ muốn đổi mới thơ cần có một quan niệm mới,
một suy
tư thật mới, một cách nghĩ khác, một tiếng nói khác.Nhận thấy việc cung
cấp ít
nhiều những “chứng từ tinh thần” của Thanh Tâm Tuyền cho độc giả lúc
này thích
hợp và có nhiều ý nghĩa. Dưới đây, Phongdiep.net xin trân trọng giới
thiệu
những suy tư giàu tính lí luận, độc đáo, sâu sắc của Thanh Tâm Tuyền về
việc
làm thơ, và viết văn…
1. Đã lâu lắm tôi không làm
thơ. Có đến mười
năm. Tập thơ cuối cùng đã làm hồi 59 - 60. Không làm thơ mà cũng không
đọc thơ.
Nói cho đúng, xem rất nhiều nhưng đọc rất ít. Mà thơ làm ra không để
xem mà để
đọc. Đọc thầm một mình, đọc cho một người, hay đọc cho nhiều người
nghe. Đọc là
có tiếng, nghe tiếng dội của những tiếng.
Có lẽ
nên phân định xem sách,
xem tiểu thuyết và đọc thơ, đọc kịch. {Kịch trong cái nghĩa độ căng
thẳng chông
chênh của những phút sống lìa tách mù tít là thơ – người ta gọi les
poètes
dramatiques những Sophocle, Eschyle, Shakere, Racine tán rộng ra Vương
Thực
Phủ, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du cũng có thể gọi như thế (Nguyễn Gia
Thiều, nhà
thơ bị hắt hủi, sẽ phải nói đến – như một đỉnh tót vời của thơ Việt Nam
ngang
Nguyễn Du) xem kịch là chuyện khác} như trong ngôn ngữ thường ngày
người ta đã
phân biệt được một cách tinh tế: làm thơ và viết văn.
2. Anh có thấy không? Không ai
nói viết thơ
cả, viết thư thì có. Khi người ta nói làm văn, đó là có ý dè bỉu. Một
nhà văn
làm văn, thật không có gì miệt thị hơn lời ấy. Nhưng một người làm thơ
lại là
lẽ tự nhiên. Chỉ ngô nghê khi anh nói người làm thơ viết thơ.
Như thế
anh thấy gì?
Giản dị
hết sức, làm không
phải viết. Làm thơ không cần viết. Không cần viết nghĩa là không cần tờ
giấy,
không cần cây bút, hơn thế không cần cả chữ. Phụ tùng hết thẩy. Một anh
chàng
làm thơ đã hùng hồn tuyên xướng: nếu ai cướp mất bút tôi, tôi sẽ dùng
dao khắc
thơ lên đá[1]… Nghe cũng rung đấy, nhưng cần gì phải thế. Anh chỉ cần
đọc lên
cho người khác nghe. Thế là xong. Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm
bia miệng
hãy còn trơ trơ. Thơ gốc như thế. Nó chỉ cần có tiếng nói, không cần
chữ. Có
chữ ghi chép lại càng hay.
3. Anh nhớ lại xem.
Một bài
thơ được hoàn thành
như thế nào? Khi không (tạm coi là khi
không đi), anh đang đi, anh đang chơi, anh đang làm việc, anh bỗng nghe
vang
đâu đó (tuốt sâu trong, xa lắc ngoài) một hình tượng, một ngâm nga, một
rung
chuyển, một lượn lờ, một gì gì vô ngôn quái quỷ hay thánh thần (nói
theo điệu
Bùi Giáng), gì gì cũng được và anh bị đẩy bật, chới với, đuổi theo chụp
bắt,
nhốt vào trong lời, trong điệu, trong cách. Ở những nơi không bàn,
không ghế,
không đèn, không giấy bút – có khi có đủ thức anh cũng chẳng buồn chạm
tới –
anh vẫn có thể có một bài thơ như thường. Miễn là anh biết nói, biết
đọc và
biết nghe.
Nhưng
anh không thể “làm” một
quyển tiểu thuyết theo kiểu đó. Khởi sự một quyển tiểu thuyết có thể
giống,
nhưng bắt buộc anh phải ngồi vào bàn, để xấp giấy trắng trước mặt, cầm
bút và
viết. Anh bắt buộc phải viết, lầm lì, kiên nhẫn hết dòng này qua dòng
khác, hết
trang nọ qua trang kia, viết như tên tội khổ sai ngày lại ngày phải làm
công
việc ghi chép, chán mứa không được thôi.
Làm
thơ, khi anh chán là rồi.
Xong hay không xong cũng hết. Viết tiểu thuyết không thế được. Tôi nghe
Mai
Thảo hay nhắc một câu của Vũ Hoàng Chương nói trong lúc trò chuyện:
không biết
những người làm thơ trẻ bây giờ có thấy sướng không, chứ riêng tôi lúc
tôi làm
thơ tôi sướng lắm.
Đúng
làm thơ là một hạnh
phúc. Đọc thơ cũng là một hạnh phúc. Mười năm nay coi như tôi miệt mài
viết,
viết không biết bao nhiêu chữ nữa, hỏng được, được hỏng và bỏ quên
những hạnh
phúc gần gũi kia. Tại sao vậy?
4. Tại sao anh viết? Anh viết
cho ai? Văn
chương “làm” được gì?
Mấy câu
hỏi ghê gớm kia là
mấy câu hỏi đặc biệt dành riêng cho người viết, các nhà “làm” văn tự
đặt với
mình. Không bao giờ người làm thơ mất thì giờ hỏi mình những câu lẩm
cẩm kiểu
ấy. Chỉ có những người viết mới hay tra vấn hạch hỏi mình. Cớ sao thế?
Cũng
chỉ vì lẽ viết không
phải là làm.
Trong
khi người khác làm
ruộng, làm thơ, làm nhà, làm cửa, làm bếp, làm cơm, làm chính trị, làm
cách
mạng, làm lịch sử… làm tình (hãy tạm chưa ghép làm thơ vào chỗ này) thì
mình
viết. Viết nghĩa là phải ngồi xuống (có người nằm) trước tờ giấy, tạm
ngưng đời
đang sống, hơn thế nữa tuổi đời sống bao quanh ra càng xa càng tốt
(đóng chặt
cửa buồng lại quên vợ cơn, quên tình nhân, quên bạn bè, càng quên càng
hay).
Đời sống của người viết đầy những quãng thời gian chết lịm thật dài. Để
làm gì?
Để có tác phẩm, những quyển sách. Ôi, những quyển sách “làm” được gì?
Sua mà
biết được, có phải không anh?
5. Ngày nay vì có chữ viết, có
máy in làm
thành những quyển sách, những người làm thơ cũng mang sao chép thơ lên
giấy
khiến người ta cứ xem thơ như xem sách, chẳng đọc thơ, chẳng nghe thơ
và lần
lần mang nhập thơ với văn chương. Và khi nhập thơ với văn chương thì
thơ là thứ
văn chương “cục kỳ”.
Ấy là phía người đọc.
Phía người làm thơ, cũng vì quen sao chép,
tưởng thơ cũng là viết, quên
khuấy mất nguồn thơ ban đầu. Người ta quên rằng thơ là làm. Làm, ở đây
còn giữ
nguyên vẹn cái ý nghĩa khởi thủy mà các triết gia mơ tưởng, là một hành
vi của
con người biến cải thiên nhiên đồng thời biến cải mình, tự nhiên thảnh
thơi vui
thú. Làm thơ là vừa làm vừa chơi, là sống đầy tràn. Những thời gian
không phải
lịm chết mà rung nhịp mạnh hơn, phơi phới rộng mở hơn. Anh hãy nhớ lại
ca dao.
Đã có một thời người ta làm đồng, làm ruộng, làm thơ.
Thơ khi nào cũng làm giữa trời; giữa mọi
người, trong hoan lạc của đời sống
đang đẩy tới miên man. Khi anh cắt lìa đời sống, anh bị giam nhốt hay
tự giam
nhốt, anh không làm gì được nữa, anh viết.
6. Không
có câu nào đáng ghét
bằng câu này: Mọi công trình đều được sáng tạo trong cô độc.
7. Một
lần cách đây vài năm, khi
nói thơ ngày nay đau yếu là tôi nghĩ những người làm thơ đã phải cố
gắng để làm
thơ. Làm giống như dân lao động bị đày ải. Không có sức xô của đời sống
quanh
mình, không có ngọn trào ập qua mình, mọi thiên tài đều hụt hơi trơ
trẽn, tiếng
nói ngắn ngủn như tiếng nấc cục.
8. Nietzsche
đã từng báo động: La
prose est une guerre contre la poésie. Quả tình càng ngày văn chương
càng lấn
lướt thơ. Từ trong mỗi người. Những người làm thơ phần lớn đều bị văn
chương
cám dỗ. Không ít thì nhiều.
Tôi vẫn thèm sự sung sướng của những người
thuần nhất, khỏe mạnh, say sưa
(giả hay thật?). Không làm gì khác hơn làm thơ, thèm và phục. Bởi viết
là mỗi
cám dỗ khốc liệt khó tránh (và tại sao lại tránh?)
9. Tôi
muốn nhắc lại: viết đầu
tiên phải ngồi xuống, phải cố định. Ngồi trước bàn, ngồi trong quán,
trong
vườn, trong nhà tù… Nhưng bắt buộc phải ngồi một chỗ. Phải ở lại một
chỗ trong
một thời gian. Những nhà văn “sống” nhất, phiêu lưu nhất, cũng thế
thôi. Họ
không thể viết khi đang đi. Người làm thơ có thể.
Khi anh cầm bút là anh đã có một chỗ để ngồi.
Anh không lang thang
nữa. Cái gì đã đẩy anh tới chốn
đó? Sức mạnh nào cầm giữ anh ngồi hý hoáy trong một cơn mê tình thức
anh cố kéo
dài?Mỗi người đều có những câu trả lời riêng tư.
Tôi thì
tôi nghĩ chúng ta đều
bị cám dỗ. Văn chương là mối cám dỗ.
10. Như buổi sáng nay, đột nhiên anh thức sớm
trước cả mặt trời. Anh đón xem mặt trời mọc. Anh yêu đời, anh đang bắt
đầu một
ngày tốt đẹp. Anh hát một mình, anh đọc một vài câu thơ. Anh hát bịa
những lời
bồng bột, anh ngâm nga những câu lăng nhăng. Chắc chắn anh chẳng điên
gì lúc ấy
mang sách ra mà xem. Những quyển sách không thể có mặt trong buổi sáng
nay nếu
anh không muốn phá hoại những giờ khắc tươi tốt của anh.
Nhưng
những trưa, những
chiều, những đêm trống rỗng lờ loãng thì những quyển sách có thể hút
trôi đi
cho anh. Những giòng chữ viết lổm ngỏm đen đặc có thể trút đầy, lấp
liếm những
nỗi thầm thì quạnh quẽ của anh.
11. Mọi
nghệ thuật đều mời
gọi tụ tập, đều mở một chốn họp mặt gặp gỡ. Văn chương không. Mỗi người
mua lấy
một quyển sách, tìm một xó khuất mà xem một mình. Hệt như người viết.
Dường
như yếu tính của văn
chương là ly cách. Biết bao nhiêu lý cách khốn khổ. Nhìn bằng con mắt
xã hội
văn chương là biểu thức của cá nhân chủ nghĩa, tiến hóa theo sự phát
triển và
suy tàn của khuynh hướng này.
12. Trong mọi nghệ thuật đều có hiện tượng thần
đồng. Trong văn chương thì không. Không thể nào tìm thấy một tiểu
thuyết gia
mới mười lăm tuổi chẳng hạn.
Anh có
thấy gì ở đây không?
Văn chương không phải là trò đùa hồn nhiên, giản dị, ngây thơ. Văn
chương là
một trò dành cho “người lớn”, giữa một thế giới “người lớn”. Đó là niềm
hạnh
phúc và mối bất hạnh của “người lớn” viết. Văn chương không phải là
chuyện “trẻ
con”, không phải chuyện “rỡn”. Đó là một trò hết sức nghiêm trọng. Mối
cám dỗ
đã bắt đầu.
13.
Kinh nghiệm thông thường:
mới lớn anh làm thơ và sau đó trưởng thành anh mới viết văn. Có triết
gia đã
nêu thành như luật định mối quan hệ giữa sự sinh thành của các loại văn
thơ và
xã hội con người: tuổi thiếu niên là tuổi của thơ –
xã hội đầu mùa tiến hóa - tuổi trưởng thành
là tuổi của văn chương, tiểu thuyết – xã hội phải xây dựng một traath
tự mới
sau khi đã phá trật tự cũ – tuổi suy đồi là tuổi của kịch – mâu thuẫn
nội tại
đang thúc đẩy tiến tới một cuộc biến cải khác – tuổi tàn tạ là tuổi
cười – cái
cười cay đắng ngậm ngùi, cái cười tàn khốc dữ dội và cái cười xòa tận
chung.
Thật
thế chăng?Tôi đang viết
văn, tôi đã trưởng thành, tôi đang xây dựng một cái gì đấy ư?Nghiêm
trọng quá
sức phải không anh? Còn nhiều điều khác nghiêm trọng hơn thế nữa kia…
14. Mỗi
cám dỗ của văn
chương, của sự viết là vẻ nghiêm trọng. “Dấn thân” hay “tháp ngà”,
người viết
đều từ chỗ ngồi chết cứng của mình gửi đi những “thông điệp”. Những
“thông
điệp” tư tưởng có chung một tham vọng “đổi thay đời sống”.
“Dấn
thân” hay “tháp ngà”,
người viết đều chỉ là một loại salaud – tiếng này do Sartre đặt để chỉ
hoạt
động sống cứng nhắc trong các vai trò và hãnh diện ngu ngốc, và Sartre
chính là
thứ salaud khủng khiếp nhất.
15.
Trong xã hội này, nhà văn
là kẻ có một chỗ ngồi hẳn hoi. Anh có thể ghi trong căn cước lí lịch
của anh là
nhà văn. Nhà văn cũng như nhà báo; ký giả, nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ, kịch
sĩ…v.v…là những thứ có chân trong xã hội, cần thiết được chứng nhận.
Nhưng nhà
thơ thì không. Nếu trong khoản nghề nghiệp anh ghi nhà thơ, chắc chắn
người ta
cười.
Người
làm thơ là kẻ lêu bêu.
Nhà văn là kẻ có chỗ ngồi được dành sẵn.
Nếu anh
chưa dám ghi trong
căn cước anh là nhà văn, ấy là vì có lẽ anh mắc cỡ. Anh còn mắc cỡ -
mắc cỡ
thật chứ không phải làm bộ - anh chưa thể trở thành nhà văn.
16. Thi
sĩ. Đó là một loài
mắc cỡ dễ thương nhất trên đời. Hắn lẫn trong đời, giữa mọi người, cùng
sống
với mọi người như một tên dại (anh nhớ là hắn dại, chứ không điên. Tôi
bảo đảm
với anh. Anh hãy đọc thơ của những người mà người ta bảo là điên xem.
Tất
nhiên, đừng đọc văn chương của họ).
Văn sĩ.
Đó là tên khả ố dễ
giận nhưng nên tội nghiệp.
17. Làm
bộ mắc cỡ, bởi sáng
suốt, anh sẽ đóng trò bằng cách khước từ vai trò. Anh là nhà văn không
chịu làm
nhà văn. Để “làm” gì? Anh vẫn là nhà văn như thường. Anh không thoát
đâu. Thà
là anh thôi mắc cỡ, còn hơn.
Sartre
là tên salaud khủng
khiếp nhất là ở đó.
18. Sự
nghiêm trọng thành
khẩn của những người viết sáng suốt thật đáng bái phục. Đó là thứ văn
chương
“thật văn chương”. Ở đây mối cám dỗ của sự viết không còn phải là vẻ
nghiêm
trọng được khoác lên, không còn phải cái kẻ lố lăng của tên – không dám
làm
hề,- một tên hề ôm bầu tâm sự bi đát rỗng tuếch.
Mối cám
dỗ của sự viết là sự
lý tán. Viết là buông mình vào sự ly tán thảm hại.
19. Văn
xuôi. Tản văn.
Anh
thấy gì ở đó chứ? Xuôi
nghĩa là thuận chiều, không nghịch lại. Văn xuôi là văn thuận chiều. Tự
trong
hành vi của anh khi viết đã là tự thỏa thuận. Không thể khác. Anh phá
phách
trong sự thỏa thuận.
Tản
văn. Nhưng chữ tản này
mới thật đúng. Tản là
ly tan. Tản văn là ly tan. Đó là ảnh tượng của thế giới ngày nay.
Cái thế giới của ly tan. Anh ngồi xuống viết, anh bắt đầu khởi cuộc sự
ly tan. Và
anh cầm bút viết…Anh hãy dòm lại xem?
20. Viết là đắm mình trong cuộc ly tan. Trong
cuộc ấy anh hoàn toàn tự do
quay múa, làm đủ mọi trò đều được. Anh thụ động, anh chủ động, anh mê
mẩn, anh
sáng suốt, anh làm bộ làm tịch phô phang, anh giấu mặt thẹn thuồng.
Cũng thế
thôi, như nhau.
Văn chương, chốn ấy nơi chia lìa phân tán, là
tấm gương soi mặt, soi đủ thứ
mặt anh muốn (thời đại, xã hội, lịch sử, cá nhân… và cả cái mặt đang
được nâng
niu: Hư vô). Nhưng đó là tấm gương vỡ. Anh đừng quên đó là tấm gương vỡ.
21. Thụ động hay
chủ động, mê mẩn
hay sáng suốt, trước tiên viết chỉ là sự ghi chép. Anh ngồi lại một
chỗ, tạm
gác đời sống, ghi chép lại những gì đã sống qua. Không bao giờ anh viết
được
những gì đang ngọ nguậy sinh thành nơi anh. Không bao giờ. Thơ có thể.
22. Giả thiết như anh viết được: tôi đang
sống như thế này đây. Anh thấy gì
ở đó? Mộ thuật, chỉ là một thuật của văn chương:
Hãy coi như anh tin cậy thật sự vào những
điều anh viết. Hãy coi như không
có sự ly cách nào giữa anh và những chữ tuôi chảy dưới ngòi bút. Nhưng
vẫn còn
sự ly tán giữa những chữ, những câu, còn dấu phết, dấu chấm, dấu hỏi
vân vân:
Quan trọng hơn cả đôi mắt mở trừng của người
xem những giòng chữ ấy.
23. Thơ là những cách sống, những lúc sống.
Văn chương không thể là một
cách sống.
24. Sự thất bại của những người làm thơ trong
văn chương là lầm tưởng văn
chương cùng gốc với thơ. Trong thơ người ta sống, thở, phơi trải, bay
nhảy, đùa
rỡn, ca hát, ngông nghênh, cười cợt, nhập một và hòa tan mình. Người ta
muốn
văn chương cũng là chốn như vậy.
Văn chương khai chiến với thơ, lấn lướt thơ
và muốn tiêu diệt thơ từ đấy.
25. Thơ nẩy ra, làm ra những nhịp thở, những
phút sống ngay chính trong lúc
đó. Văn chương không “làm” ra cái gì hết. Văn chương chỉ là sự ghi
chép. Có
chăng chỉ là những tín hiệu của một đời sống ở đâu ngoài những câu kệ
tan nát.
26. Viết là nhận, chịu mối bất hạnh của người
lớn (thường mà nói thi sĩ là
đứa con nít, là đứa dại, văn sĩ là người lớn, người khôn. Con nít –
người lớn,
dại – khôn ở đây không hề có ý đánh giá – người viết ưa đánh giá lắm,
chữ nghĩa
chặt chẽ như mắt xích). Mọi người viết không ít thì nhiều đều than thở
hoặc tự
hào về mối này.
Mối bất hạnh có thể thâu
tóm trong
câu của một nhà văn: mới đầu tôi viết những điều tôi tin, sau tôi tin
những
điều tôi viết.
Trong bất hạnh, tìm hạnh phúc. Trong
ly tan, tìm kết hợp. Trong riêng lẻ, tìm đám đông. Trọng lạc lõng, tìm
chốn về.
Trong xa cách, tìm gần gũi. Tìm và tìm, đó là nỗ lực của văn chương. Sự
mệnh,
chức năng, cứu cánh,… hay ảo tưởng nảy sinh từ đấy.
Thơ
không tìm. Thơ thấy, thơ
mở ra, thơ làm ra.
27. Anh ngồi trước trang giấy trắng. Anh đã lớn.
Anh không mắc cỡ, không con nít, không dại nữa. Anh muốn làm nhà văn.
Anh chấp
nhận mối bất hạnh. Như mọi người đều phải sống, mỗi người một cảnh ngộ.
Vì anh
đã “trải qua mọt cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Anh muốn
viết, anh muốn ghi chép (anh muốn làm nhân chứng đấy). Hơn thế, anh còn
muồn
tìm, muốn phát hiện nhiều điều khác nữa. Muốn thế anh phải ngồi yên
vững trong
nhiều ngày anh phải lì lợm, bướng bỉnh, cao ngạo.
Văn
chương bao giờ cũng thực
hiện như một tham vọng. Văn
chương là tham vọng. Tham vọng đòi sự tin tưởng và
bền bỉ. Để viết nổi, anh phải tin vào những điều nào đó. Một chỗ, anh
phải có
một chỗ anh mới viết nổi.
Ngay cả khi anh khăng khăng, không chịu chọn
chỗ, anh ngồi trong Hư vô, Hư
vô cũng hóa thành một mặt ghế nâng đỡ anh.
Văn chương, là một niềm tin bắt buộc. Sống
trong cuộc ly tan anh bắt buộc phải tin. Tin điều này hay tin điều nọ,
không
quan trọng.
28. Văn
chương là biểu thức
của cảnh phân tán trong kỷ nguyên này. Văn chương không là công trình
gì, đó là
những mảnh đời tan nát vương vãi, và có tham vọng trở thành một công
trình. Bởi
lẽ, nếu văn chương lấn lướt thơ thì chính nó lại bị triết lí lấn lướt.
29. Anh
ngồi trước trang
giấy. Anh có một điều tin và nhiều điều cần ghi chép. Anh sẽ phải hỏi:
Bắt đầu
từ chỗ nào?thế nào?Ghi chép những gì đây? Anh sexthaasy anh bắt đầu chỗ
nào
cũng được. Bắt đầu chỗ nào cũng chưa thấy thực sự là khởi điểm, anh sẽ
luôn
luôn phải trở lại, vẫn phải ngoái về và hơn nữa. Xa mãi.
Rồi anh
cứ bắt đầu đại vì anh
phải tiến tới. Tiến tới, anh viết tới và anh sẽ không thấy chỗ ngừng.
Và anh
ngừng chỗ nào cũng được. Chỗ ngừng thực sự không phải là kết thúc.
Anh
phải bắt đầu, anh phải
tạm dứt, không có gì là cần thiết, không có gì gọi là không thể khác.
Anh có
thể viết đi viết lại bao nhiêu lần tùy thích một chuyện đều được, trù
phi anh
chán
30. Một
bài thơ không thể làm
lại, không thể sửa đổi. Mọi công trình nghệ thuật đều không thể sửa
đổi. Hỏng
hoặc được. Bởi đó là những lúc cụ thể và nhất định. Văn chương không là
nghệ
thuật, không có tính thiết yếu của nghệ thuật. Tự trong nó là sự bời
rời, nát
bấy, di động, co rãn, dàn trải.
Anh có
thể dùng văn chương
vào bất cứ việc gì.
31. Một bài thơ tự đầy đủ, không khi nào cần kêu
gọi đến những gì ở ngoài nó. Mỗi câu thơ cũng vậy. Rất thường là anh
chỉ thuộc
và đọc vài ba câu thơ trong một bài, chăng cần nhớ đến câu trên câu
dưới. Như
anh ngắm một góc của bức họa hay nghe một hồi hay một đoạn nhạc.
Anh
không thể tách rời những
câu văn với nhau. Một đoạn văn trích không bao giờ ổn. Nó đòi có phía
trước, có
phía sau. Một quyển sách cũng vậy. Nếu nó không trỏ vào những quyển
sách khác
đã có, thì nó trỏ ra ngoài nó. Tự nó không đứng vững một mình, nó cần
được biện
minh.
32. Văn
chương lúc nào cũng
đòi biện minh. Cố gắng trở thành một công trình, một toàn thể và biết
rằng thất
bại. Cái
giấc mơ Quyển Sách (Le Livre) là hão huyền. Anh viết hoặc anh bị đầy
viết mãi,
viết dài dài theo đời quẩn quanh vài ba câu, có khi một câu. Viết mãi
chẳng
xong. Sự tan nát thật kinh khủng hay đầy hoan lạc, tùy anh.
Người viết nào cúng ống với một quyển sách sẽ
viết, quyển sách không bao
giờ viết được. Và đến cùng, thành thật đến cùng, là đối mặt với nỗi bất
lực yếu
nhược.
33. Tôi vừa đọc được một câu khá thú vị: Mỗi
người suốt đời chỉ nói mỗi một
câu và chỉ dứt khi chết.
34. Văn chương cần biện minh, chính nó là
biện minh cho cái gì khác ở
ngoài. Nhiễm văn chương là hiễm chứng biện minh. Anh có biết chứng bệnh
văn
chương không?Vì văn chương không phải là một công trình, nó thường cầu
cứu đến
những thứ bên ngoài hỗ trợ, những thứ thật to tát ghê gớm để nuos bóng.
Trong
các lối biện minh, lối mang chính đời mình biện minh cho điều mình viết
nguy kịch
nhất. Người viết hóa tượng, đời hắn là chữ nghĩa là chữ nghĩa là gương
soi
bóng.
Không gì thê thảm bằng sống và hành động và
chết trước tấm gương, phải
không anh?
35. Có lẽ văn chương là sự quy chiếu. Trong
văn chương có thể có một chút
hơi thơ nào đó nhưng không bao giờ văn chương trở thành thơ như người
ta thường
mơ ước. Văn chương phát sinh để sống cuộc đời của riêng nó, nó có nghĩa
của nó.
Cái nghĩa của tấm gương vỡ, cái nghĩa của một tham vọng, cái nghĩa của
niềm bất
hạnh, cái nghĩa của một chứng bệnh….
Nói chung mắc văn chương là mắc chứng bệnh
lèm bèm.
36. Chắc anh thấy, anh hiểu vì đâu mấy chục
năm nay, chúng ta làm thơ nhiều
hơn là viết văn hay ngược lại. Người làm thơ là kẻ ngậm miệng. Ngậm
chặt để giữ
hơi. Để không tan nát. Không bị lôi cuốn vào cuộc phân ly hủy hoại.
37. Văn chương không chỉ là căn bệnh của
người viết. Đối với người đọc,
người mê văn chương, mê sách, đọc văn chương ngày nay cũng đang trở
thành một
bệnh. Thật tình anh tìm kiếm gì khi mở quyển sách? Anh – người đọc sáng
suốt
thấu đáo mà mọi người viết đều ao ước có.
Anh biết rõ anh không tìm kiếm gì cả. Anh
chẳng còn một ảo tưởng nào về
quyển sách là một phòng gương lót tứ bề. Anh và ảnh tượng của sự vật
trùng diệt
quay mù. Anh cũng mê hoảng và sáng tỏ. Như một nhân vật của Cocteau anh
có thể
đi xuyên qua gương, đứng ở đằng sau tấm gương.
Người ta gọi anh đang ở cõi khác (anh cũng có
thể gọi như người ta)nhưng
anh thừa rõ đó là một phòng xếp đặt trong nhà chứa giữa một thành phố
đang dấy
loạn mà những kẻ bệnh hoạn lui tới (Le Balcon – J.Genet)
38. Văn chương như phương tiện trị liệu của
người viết và của người đọc? Cũng
được đi. Anh hãy tưởng tượng hai con bệnh đối đầu nhau trong phòng
gương. Không
đàn bà. (Hay người đàn bà là con điếm). (Hai tiếng đàn bà đây được dùng
như một
thuật cái của văn chương. Đàn bà, thiên nhiên, mây nước, hoa cỏ, đêm,
sông, nụ
cười, cánh đồng… Đàn bà như nữ tinh thiết yếu. Đàn bà chưa phải là một
hóa
phẩm, chưa phải là một thành phố rắc rối hư ngụy mà các tay kiến trúc
đã đắp mô
hình trước khi dựng…)
39. Hành
trình của văn chương là sự
tán vụn ý tưởng, mỗi ngày mỗi nhiễn như bụi và sự xum xuê của ngôn ngữ,
mỗi
ngày mỗi đâm tủa như cây nhiệt đới.
40. Bất cứ lúc nào anh cũng có thể gấp quyển
sách lại, ném quyển sách vào
sọt rác, đốt quyển sách đi. Nhưng anh không thể, có phải không? Người
đọc đích
thực của văn chương ngày nay là kẻ mắc chứng nghiền chữ. Hắn cần nuốt
một lượng
chữ nghĩa nào đó như cần hút cần sa. Để thấy mình được “sống”. Chữ
nghĩa thay
thế cho sáng cho chiều, cho nắng, cho mưa, cho người tình, cho kẻ thù…
Anh có thể suốt đời không thèm đọc một câu
thơ, chẳng sao. Anh không nghe
thiếu thốn chút nào. Một bài thơ, một khúc nhạc, một bức họa rõ ràng là
không
cần thiết (không phải là một nhu yếu phẩm), chỉ là sự thêm thắt. Nhưng
văn
chương đối với anh – con người ngày nay đích thực – không thể thiếu.
41. Tôi có ý
kiến: để chứng tỏ sự
cần thiết của văn chương, vai tuồng quan trọng của người viết văn,
những người
làm sách trong xã hội này, người ta nên đình công xem sao. Anh hãy
tưởng tượng
thế giới không văn chương.
Nhưng cuộc đình công không thể xảy ra, không
bao giờ có thể xảy ra. Chỉ
giản dị là người ta không thể ngừng nói, dù người ra biết nói để chẳng
làm gì. Chỗ
chết của văn chương là nói, luôn luôn nói, nói nhiều quá. Tôi muốn nói
với ai
thật nhiều về sự nói này.
42. Nói.
Ngày trước văn chương phải “nói lên được một
cái gì”. Ngày nay văn chương
chán “nói lên cái gì”, bèn nói cái – không – là-cái-gì, nói-cái
không-thể -
nói, cái-không-thể-nghĩ. Nhưng trước hay nay, văn chương vẫn phải nói.
Viết để mà nói. Anh có thấy đáng buồn cười
không? Tại sao muốn nói không
nói, lại viết? Tôi nghĩ rằng người ta cho đến bây giờ vẫn nuôi ảo tưởng
viết là
hành động. Nói chỉ là tác động. Viết là tạo một tiếng nói, không chỉ
khua động
chốc lát ở một nơi chốn nhất định, một tiếng nói xóa nhòa cả người nói
lẫn
người nghe. Một tiếng nói muốn thoát lên khỏi mớ tiếng động thường
nhật, một
tiếng nói không chịu biết thân phận tự cho mình nhiều quyền uy phi
thường.
43. Dù cho có nói: tôi viết để biết, tại sao
tôi viết, cũng vẫn là ngầm bảo
viết là một cái gì ghê gớm lắm đối với tôi, trong khi mọi cái gì khác
đều đã
hết ghê gớm. Có quả thật viết là một hành vi ghê gớm lắm không?
44. Anh hãy thử thí nghiệm như Svevo xem. Anh
hãy tìm những người chịu ngồi
nghe anh nói những điều anh định viết và anh nói, nói đi, nói hết, sửa
chữa
trong khi nói anh sẽ thấy anh say sưa, sung sướng hơn viết nhiều. Ham
nói như
Svevo, anh sẽ hết ham viết. Nói, nói mới thật là trút hết. Anh thử xem.
Tác
phẩm mang nói hay hơn viết nhiều. Lúc ấy thật là văn chương, lời xuôi
chảy, tan
nát, nối kết, níu kéo, đẩy cao, chìm thấp rồi thoảng bay. Chẳng còn gì.
Còn lại
những âm ba của những lúc.
Các nhà văn lớn đều là những kẻ lắm mồm lắm
miệng, nói hoài không biết
chán. Không có ai để nói với thì nói một mình. Nói và thấm thía sự phân
cách,
ly tán từ mỗi lời.
Nhà văn: một sản phẩm đặc Tây. Hội họp, ngồi
lê đôi mách, thảo luận, tranh
luận, bút chiến, bút ký, nhật ký, thư từ… này nọ đủ điều. Anh thử đọc
lại nhật
ký của các nhà văn. Đó là những quyển sách tệ mạt nhất, những quyển
sách được
sinh ra để bảo vệ cho những quyển sách.
45. Chẳng bao
giờ người ta thành
thật nghĩ: nói láo mà chơi nghe láo chơi… Chỉ bởi người ta viết chứ
không nói.
46. Có một thời
người ta thích viết
câu: tác phẩm nói lên… Người ta không chịu hiểu chỉ văn chương là thế.
Người ta
muốn mọi sự đều là thế. Văn chương xâm lăng thơ, ngấp ghé xâm lăng các
nghệ
thuật khác. (Tôi nhớ có đọc một quyển sách nói về nhạc dấn thân do ông
Jean
Paul Sartre đề tựa. Hết sức khôi hài. Henri Lefèbvre đã chê: khiếm
khuyết lớn
nhất của Marx là không biết nghe nhạc. Sartre thì thú nhận mình mù
tịt). Người
ta bịa ra đủ thứ ngôn ngữ: ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ âm nhạc, rồi đến
cả ngôn
ngữ của thời trang… Anh không nên lạ khi bây giờ khoa ngữ học đang nổi
như cồn.
Cái gì cũng nói cả. Văn chương trùm lấp mọi
thứ. Cái gì cũng nói hóa nên
chẳng nói gì cả hay chỉ nói có mỗi một điều cũng thế. Chỗ này anh triết
lí chơi
khăm anh nhà văn. Vô ngôn ẩn ngữ, bất khả tư nghị vân vân và vân vân.
Anh cứ nói, nói chán chê đi. Rốt cuộc anh chỉ
khua rộn như mọi tiếng động xung
quanh. Những tiếng động buổi hoàng hôn kinh hãi. Hay buổi sáng tuyện
không bóng
người.
47.
Mỗi năm
hoa về đây
Hoa nói gì với người
Lòng đời chắc nặng lắm
Hoa nói hoài không thôi (H.C)
Hoa nói gì? Hoa nói hoài? Hoa nói thật ư? Anh
văn chương, anh sẽ diễn thành
tiếng nói miên man, luôn luôn hao hụt. Thơ không “nói”, chẳng nói gì
như hoa
vậy.
Thơ ca hát.
Anh hãy nhớ: thi gắn với ca, văn gắn với vẻ
48. Nói nghĩa là
có người nói, kẻ nghe
(người nói kẻ nghe là một). Anh nói, anh dư biết anh đang nói với anh,
cho ai
nghe. Anh không sao chối được điều ấy. Dù sự kiêu ngạo nơi anh muốn
loại trừ
hết thảy mọi “tai tiếng” xung quanh (tai hứng đón, tiếng là nền).
Độ không của ngôn ngữ văn chương là ảo tưởng.
49. Anh đọc thơ, chẳng cần biết đến người
làm. Không thiệt hại gì đến thơ. Người
làm thơ không có tiểu sử (hay tiểu sử của mọi người – sinh ra, lớn lên,
yêu
đương, thù hận, chết…) người làm thơ chẳng cần tiểu sử, không viết nhật
ký lẩm
cảm, không tạc tượng, không ồn động (thơ – dại, thơ- ngây)
50. Văn chương không thế.
Lời nói buộc chặt người nói, lúc nói, chỗ
nói. Khốn nạn cho văn chương,
phải không anh?
Nhưng anh, anh đã nhiễm văn chương, anh đã
nhận như mối bất hạnh phải sống,
anh không thể giả tảng (Sự giả tảng như một trò của văn chương, như nhà
ảo
thuật vờ để hé cho thấy mánh khóe của trò biểu diễn, thì được) Văn
chương không
khi nào thơ ngây, chẳng bao giờ thơ ngây. Bởi văn chương đã xuất hiện
như một
tiếng nói đầy tham vọng quyền lực, người ta sẽ truy tầm đến bằng được
tông tích
của nó.
51. Thoạt đầu chỉ có sự tích, chưa có văn
chương. Sự tích không của riêng
ai. Sự tích như nơi chốn tụ họp của nhiều người, nhiều tuổi: cuộc
chuyện trò
trong những quãng nghỉ, quãng chờ (thường vào cuối ngày giữa người già
và trẻ
nít).
Khác với thơ ngay ở trong đời sống, sự tích ở
bên lề (trên co, đằng sau)
đời sống.
52. Mỗi đời người chẳng cần bao nhiêu sự tích.
Những sự tích lặp đi lặp lại như thời tiết,
khí hậu, cây cỏ, đất đai.
Điều quan trọng là trò chuyện. Nghe nói, kể
và nghe nói. Những quãng thừa
trống được chinh phục. Đêm tối bí ẩn tan nhòa vào trong giọng nói,
tiếng nói,
trong quây quần thân ái.
53. Nếu anh sống chỉ nói những thật cần thiết
thôi, anh là con người cô độc
đáng thương. Lời nói cho đi và nhận được, thừa thãi, còn là những vuốt
ve trao
đổi.
Sự tích là chốn dung túng cho thứ lời ấy. Anh
lớn lên, anh có thể bất kể
đến các bài học luân lí xử thế (anh khước từ) nhưng anh vẫn nhớ, vẫn
mang theo
những bóng vang chập chờn của giọng kể một đêm nào.
54. Văn chương cũng chỉ là
cuộc trò chuyện, mỗi ngày mỗi hư hỏng vì sự nảy
nở của cá nhân (Mỗi ý thức đều muốn sát hại ý thức khác – Hegel).
Mới đầu người ta lể về các
sự tích. Vô số các sự tích khác nhau. Rồi tìm
cách cách kể khác nhau. Dần dần người ta cũng nhận thấy sự tích chỉ là
cái cớ
để được nói, được nghe, người ta đi tìm những giọng nói khác nhau.
Trong cuộc
rượt tìm giọng nói, người ta đã quên lạc giữa thinh không một mình.
Văn chương ngày nay là giọng
nói vọng về từ thing không. Giọng nghi hoặc tự
chính trong mình…
55. Nói. Muốn nói, muốn được
nghe. Trong tan tác thất thanh của mình, có
phải không anh?
Nhà văn, xét cho cùng, là kẻ
muốn được yêu nhưng lại chẳng yêu ai. Hắn muốn
yêu hết thảy nên hắn chẳng thể yêu riêng ai. Trừ hắn. Nhưng rồi hắn
cũng khinh
bỏ, thù hận chính mình.
Giữa những mảnh gương vỡ, hắn chỉ nhìn thấy
hình dung hắn quái quỷ.
56. Nhà văn: đó là chứng nhân của một kỉ
nguyên cá nhân triệt để. Nhà văn,
đó là một cá nhân tiêu biểu. Dù đó là một nhà văn xã hội.
57. Có một điều tôi đang cố hiểu: còn chút
gì, ấy chỉ là văn chương. Lúc
này tôi đang muốn hiểu điều ấy. Hơn lúc nào hết. Bởi lẽ tôi đang viết,
tôi sẽ
còn phải viết, tôi cũng không thể giả bộ. Phải không anh?
20-7-1970
Mai Vũ sưu tầm và giới thiệu
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Chỉ
ý thơ Phùng Quán
trong Lời mẹ dặn: “Tôi muốn làm nhà văn chân thật /Đường mật công danh
không
làm ngọt được lưỡi tôi /Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã /Bút giấy tôi
ai cướp
giật đi /Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá »- Mai Vũ
Nguồn
Note: Mai Vũ, tác
giả bài viết này, ghi là "sưu tầm, và giới thiệu", nhưng không
cho biết
sưu tầm như thế nào, từ nguồn nào.
Theo GNV có lẽ từ Thời Tập, của Viên
Linh, khi đó, có 1 mục do TTT phụ trách, đặt tên là Âm Bản, viết giống
kiểu
viết của bài này. VL hình như còn giữ đủ bộ.
19. Văn
xuôi. Tản văn.
Anh thấy gì ở đó chứ? Xuôi
nghĩa là thuận chiều, không nghịch lại. Văn xuôi là văn thuận chiều. Tự
trong
hành vi của anh khi viết đã là tự thỏa thuận. Không thể khác. Anh phá
phách
trong sự thỏa thuận.
Tản văn. Nhưng chữ tản này
mới thật đúng. Tản là
ly tan. Tản văn là ly tan. Đó là ảnh tượng của thế giới ngày nay.
Cái thế giới của ly tan. Anh ngồi xuống viết, anh bắt đầu khởi cuộc sự
ly tan.
Và anh cầm bút viết… Anh hãy dòm lại xem?
TTT
Đọc bài này, nếu bạn có tí thân quen với nhà
thơ, với cõi văn trước 1975,
thì lại càng thấm. GNV chẳng đã từng ‘lèm bèm’ [từ này GNV tưởng là
mình phịa
ra, hóa ra ông anh đã từng sử dụng], về cái nỗi hạnh phúc, đau khổ, khi
nghe nhạc
TCS, thí dụ. Nghe 1 cái là thể nào cũng 1 kỷ niệm thê lương hiện về,
không chỉ
liên quan chỉ tới bạn !
Thí dụ, cái lần GNV nghe Tình Nhớ ở Trung Tâm Ba
Tuyển Mộ Nhập Ngũ, nó liên quan không chỉ riêng Gấu mà còn cả Miền
Nam :
Bản nhạc của TCS vừa mới ra lò.
Lệnh Tổng Động Viên vừa mới khai trương.
Thời gian : Gần Tết. Lạnh.
Chung thì đại khái như vậy.
Còn riêng với
Gấu :
Thằng em mới tử trận.
Lần đầu tiên xa… Gấu Cái ! Xa Sài Gòn. Xa "cô bạn". Và nhờ cái
viễn ảnh thê lương, sẽ đi lính, có thể,
sẽ.... ngỏm, mà "cô bạn" gật đầu đi xem ciné cùng
với Gấu, tất nhiên lần đầu, và vô rạp mới đủ can đảm cầm tay…
Hà, hà !
Và khi ra được hải ngoại, mới viết được khúc
tản văn thần sầu :
Cầm Dương Xanh
Mới đây thôi, Gấu mới biết, mẩu trên đây, gây
hậu quả thê lương khủng đến
như thế nào…
Anh hãy dòm lại xem?
TTT
Đúng rồi, cái lũ bỏ chạy, do bỏ chạy, nên
không thể nào dòm lại.
Đám VC nằm vùng, đám VC chính hiệu, giả như
chúng mê nhạc TCS, làm sao
không, thì cũng khác hẳn lũ Ngụy: Chúng làm sao dòm lại, làm sao có
những nỗi
ly tan như thế, "đó là ảnh tượng của thế giới ngày nay"... như thế?
Cái bài
sưu tầm này, và nhiều
sự kiện liên quan tới việc sục sạo quá khứ văn học Miền Nam,
“thực sự,
tự nguyện”, như đang xẩy ra, cho thấy, có vẻ như đang có một sự dòm
lại!
Bài sưu
tầm này, GNV sẽ lèm bèm
nhiều về nó, vì có thể nói, trong chứa những điều, mà chỉ GNV mới lọc
ra được,
theo nghĩa, mới xác định được vị trí biên niên của sự kiện, mà bài Tình Nhớ của TCS là 1 thí dụ.
Trên
tất cả, nó còn chỉ ra một
TTT, như là 1 biểu tượng của 1 thời kỳ văn học rất ư là đặc trưng của
xứ Mít,
chúng ta, theo nghĩa sau đây, của D.M. Thomas, trong cuốn viết về tiểu
sử Solz của ông:
Nếu nói về
hậu quả của Solz giáng lên lịch sử
Nga, “Solz quả là một nhà văn trấn ngự thế kỷ 20, the dominant writer
of
this century”. Ông còn là nhà văn sau cùng của một giai đoạn lạ thường
của văn
chương Nga, trong đó, ông hiểu, nhà văn là kẻ có bổn phận phải ôm lấy
sự thực,
the writer knew it was his duty to embody truth. Đó là lý do tại làm
sao mà
Lydia Chukoskaya thật trung thành thật tận tụy với Solz mặc dù chính
kiến của
bà thật khác biệt với Solz; cả hai đều dục bỏ quan điểm của Tây Phương,
“văn
chương thuộc về một trái cầu tách ra khỏi, và có thể tách ra khỏi, thế
gian,
tức trái đất của kinh nghiệm nhân sinh”; cả hai đều cho rằng, ngược hẳn
lại, văn
chương thứ thiệt, thì liên hệ thật tư riêng, thật mật thiết tới sự
thực, theo
những đường hướng qua đó, chúng chuyển hóa, siêu hoá, transcend, những
phạm trù
về mỹ học.
Đó cũng
là quan điểm của
Brodsky, trong bài diễn văn Nobel của ông, như Coetzee viết:
Trong
diễn từ Nobel, Brodsky
vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng
sẽ được
xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo
nghĩa,
con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và
nếu như
vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the
side of
the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính
trị,
luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand,
‘especillay
political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].
*
Điều
làm cho Solz thực sự trở
thành số một, độc nhất, là sự kiện đơn giản tác phẩm của ông được xuất
bản, ở
Liên Xô, khi Khrushchev đang toàn quyền lực.
Applebaum
Nhận
xét về Một ngày, như
trên, không đúng, bởi vì Applebaum không phải là một nhà văn. Bà không
hiểu gì
về thể loại văn học có tên là truyện ngắn, nhất là những truyện ngắn ở
vào
những thời điểm nóng bỏng nhất của lịch sử. Một khi nó xuất hiện, là có
biến
chuyển, một thứ chim báo bão.
Khi
viết về NHT, Gấu đã nhận
ra sự liên hệ giữa Tướng về hưu
và Một Ngày, cũng như Lukacs nhận ra sự liên
hệ
giữa Một ngày và Typhoon của Conrad, hay Ngư ông và Biển cả của Hemingway.
Tuy
nhiên, có lẽ phải đọc Tướng về hưu
song
song với Bếp Lửa, một ở đầu,
một ở cuối cuộc chiến, một
Not-Yet và một No-Longer, theo cách nhìn của Lukacs.
Ở giữa hai truyện
ngắn đó,
là truyện Dọc Đường. Truyện
ngắn này, lại là một Not-Yet, mở ra cuộc Exodus,
Vượt Biển của người Việt tị nạn:
Hình
ảnh người đàn ông lỡ độ đường
đứng trơ vơ
giữa cuộc chiến, với bọc quần áo tiên đoán số phận người vượt biển đi
những
ngày sau dead line, chẳng nước nào nhận!
*
Nhận
xét về truyện ngắn, và
vai trò “Not Yet & No Longer” của nó
trong lịch sử văn học, của Lukacs, ghê thật, nhưng chưa ghê bằng nhận
xét của
Brodsky về thơ, khi ông đọc Akkhmatova:
At
certain periods of history
it is only poetry that is capable of dealing with reality by condensing
it into
something graspable, something that otherwise couldn't be retained by
the mind.
In that sense, the whole nation took up the pen name of Akhmatova -
which
explain her popularity and which, more importantly enable her to speak
for the
nation as well as to tell it something it didn't know. She was,
essentially, a
poet of humanities: cherished, strained, severed. She showed these
solutions
first through the prism of the individual heart then through the prism
of
history, such as it was. This is about as much as one gets in the way
of optics
any way:
Ở một
giai đoạn nào đó của
lịch sử, chỉ thơ mới hách xì xằng, mới bảnh tỏng, bởi vì chỉ có nó mới
dám
đương đầu với thực tại, bằng cách nén nó lại, thành một cái gì được ôm
gọn vào
trong lòng bàn tay, một điều gì đó mà cái đầu chịu thua không làm sao
cất giữ
được.
Điều
Brodsky nói về thơ, Gấu
lại nhận ra, khi áp dụng nó vào nhạc sến, những ngày tù Phạm Văn Cội,
[Củ Chi],
Đỗ Hòa, [Nhà Bè], và phát giác ra một điều, cái hồn của văn chương Miền
Nam là
ở trong một vài câu, một vài hình ảnh của nhạc sến!
Ngoài kia súng nổ đốt lửa đêm
đen tầm đạn thay tiếng em!
Tuyệt,
tuyệt!
Khi Gấu
viết được những dòng
sau đây, nhờ những ngày Mậu Thân và những trái hoả tiễn của VC, đã nghĩ
là
"tuyệt bút", nhưng thua xa câu nhạc sến trên, vì cách viết của Gấu rõ
ra là, "dụng công" quá, "cực" quá [tour de force], trong
khi lời nhạc mới đơn giản làm sao.
Tribute to Solz
*
“Chữ
sao chậm quá so với cuộc
đời của chúng ta.”
GNV phán, về tản văn “Cầm Dương
Xanh”, của chính hắn ta!
Ui
chao, đây cũng là cụm từ của
Trùm Wikileaks, Julian Sasange, về những cú rò rỉ lịch sử đang thay đổi
lịch sử:
hơi trễ so với lịch trình, “a little behind the schedule”.
Ui
chao, giả như cú rò rỉ của
TVLeaks, [TanvienLeaks, TinvanLeaks], về vụ VC ngụy tạo đầu độc tù Phú
Lợi, xẩy
ra đúng lúc, đúng lịch trình, thì liệu cuộc chiến Mít có khác đi không?
Giả như
đúng như thế, nghĩa là,
khác đi, thì GNV sẽ trở thành người hùng chưa từng có trong lịch sử, an
‘unparralled
hero”, từ mà Sasange dùng, để vinh danh 1 trong những nguồn của ông
Trùm “xì
tin”
[leaking news, không phải style]
.Đúng
là bố
lếu bố láo !
"For the past four years one of
our
goals has been to lionize the source who take the real risks in nearly
every
journalistic disclosure and without whose efforts, journalists would be
nothing," said Assange. "If indeed it is the case, as alleged by the
Pentagon, that the young soldier – Bradley
Manning – is behind
some of our
recent disclosures, then he is without doubt an unparalleled hero."
Source
Người Kinh Tế phán, về Wikileaks:
Toàn là bá láp, một số cù lét.Tuy nhiên, có
tí ngạc nhiên:
Plenty of
gossip, some titillation—and also a few surprises
Vargas
Llosa phán, về Wikileaks :
« Un peu de lumière rassure les
citoyens, mais trop de lumière empêche un Etat de fonctionner »
Tí chiếu sáng, tí rò rỉ, thì OK, nhưng nhiều
quá, là bỏ mẹ !
Margaret
Wente, tác giả 1 bài
viết trên Globe and Mail, 1
nhật báo tại Toronto, Sunday 4, 2010, phán, có lẽ đúng
nhất, nên, đáng ngại nhất:
WikiLeaks kể câu chuyện về sự
suy tàn của 1 đế quốc Mẽo, y chang đế quốc La Mã xa xưa. [A tale of
American
decline].
Rò rỉ mới nhất rõ ràng là đi ngược lại ý định của Trùm WikiLeaks:
Thay vì mô tả 1 siêu cường tìm đủ mọi cách bắt thế giới quy phục nó, và
phần lớn
là bằng tiền, thì ngược lại, một anh khổng lồ, chẳng ai sợ, chẳng ai
kính trọng,
và bất lực không biết xoay sở như thế nào thuận lợi cho nó.
Rò rỉ cho thấy, thay vì giúp đỡ
những kẻ yếu đuối, bất lực, nghèo đói, thì "thế giới" lại vỗ béo đám sứ
quân, lãnh
chúa.