*

TƯỞNG NIỆM

Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936-22.3.2006 ]

Giỗ đầu

1 2 3 4 5 6 7

Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936 - 22.3.2006]

Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới
NLV

Trường hợp PHT.
Tin Văn là nơi đầu tiên lên tiếng, ngay sau bài của HNT xuất hiện trên talawas, trước khi PHT lên tiếng xin lỗi, và đưa ra đề nghị, giả như có đạo văn và cắt xén, thì cũng chỉ vì muốn đem cây thơ "Ngụy" vô trồng ở sân Văn Miếu.
Tuy nhiên, Tin Văn vẫn nghĩ, đây không phải vấn đề đạo văn, mà là sử dụng một số thông tin mà người viết cần.
Bây giờ, sự việc càng lộ rõ, cho thấy, quả đúng như vậy, khi chúng ta biết thêm, ngoài cây thơ TTT, còn cây thơ Ngô Kha nữa.
Trường hợp Ngô Kha cũng y chang, chỉ là sử dụng thông tin, từ một số nguồn có sẵn.
Cần để ý, cả hai nhà thơ đều là những con người "tiết tháo" cả.
Chắc là vì kính trọng họ, mà PHT tìm cách đưa vô sân Văn Miếu.
Ở đó, vốn thiếu những cây quí như thế.
*
Michel Foucault đã tiên đoán, trường hợp NHT trước đây, và bây giờ PHT, trong bài viết "Tác giả là gì ?": Tác giả là kẻ bị lôi ra bề hội đồng, vì cái tội báng bổ.
Giữa hai tác giả NHT và PHT, hơi có khác. Với NHT thì bị trong nước đem ra mần thịt: Ai cho phép mi báng bổ thần tượng Nguyễn Huệ?
Nhìn như thế, thì quả có tới hai TTT, một ông số 1, là thi sĩ của Miền Nam, đã từng đi cải tạo. Còn ông kia, lạ hoắc, lần thứ nhất xuất hiện, ở ngay sân Văn Miếu Hà Nội.
Lần trở lại Đất Bắc như thế, thật là hiển hách, khác hẳn lần ông về, trước đó.
*
Trong bài viết, "Tác giả là cái gì?" (bản dịch tiếng Anh: What Is an Author?), M. Foucault, cho thấy, ý niệm tác giả xuất hiện vào một thời điểm đặc biệt của quá trình "cá nhân hóa" (individualization), trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn chương, triết học, và khoa học. Những bản văn, những cuốn sách, những bài viết/nói bắt đầu có tác giả... khi họ trở thành những mục tiêu để trừng phạt. Tác giả được nêu tên, khi cần một ai đó, để buộc tội! Ông viết thêm, trong văn hóa của chúng ta, (và chắc là trong nhiều văn hoá), thoạt kỳ thủy, bài viết/nói (le discours), không phải là một sản phẩm, một món hàng, mà thiết yếu là một hành động, được đặt trong "trường nhị cực" (bipolar field), một đầu là sự thiêng liêng, đầu kia là sự báng bổ. Theo tính cách lịch sử, đây là một động tác đầy rủi ro. Nhìn theo quan điểm đó, chúng ta mới thực sự thông cảm, hành động "đầy rủi ro", của Nguyễn Huy Thiệp. Trong thế giới toàn trị, văn chương bắt đầu, khi có kẻ dám nói "tôi", thay vì "chúng ta", khi có kẻ dám nghi ngờ, điều thiêng liêng chưa chắc đã thiêng liêng, và tin rằng, điều báng bổ có khi thật cần thiết.
Truyện ngắn, tình yêu, và chiến tranh
*
    For classical minds, the literature is the essential thing, not the individuals. George Moore and James Joyce have incorporated in their works the pages and sentences of others; Oscar Wilde used to give plots away for others to develop; both procedures, although they appear to be contradictory, may reveal an identical artistic perception—an ecumenical, impersonal perception.
    Another witness of the profound unity of the Word, another who denied the limitations of the individual, was the renowned Ben Jonson, who, when writing his literary testament and the favorable or adverse opinions he held of his contemporaries, was obliged to combine fragments from Seneca, Quintilian, Justus Lipsius, Vives, Erasmus, Machiavelli, Bacon, and the two Scaligers.
    One last observation. Those who carefully copy a writer do it impersonally, do it because they confuse that writer with literature, do it because they suspect that to leave him at any one point is to deviate from reason and orthodoxy. For many years I thought that the almost infinite world of literature was in one man. That man was Carlyle, he was Johannes Becher, he was Whitman, he was Rafael Cansinos-Assens, he was De Quincey.
Jorge Luis Borges The Flower of Coleridge
Với những cái đầu cổ điển, văn chương mới đáng kể, cá nhân là cái thá gì? George Moore và James Joyce chôm hàng hàng trang của kẻ khác. Luôn cả câu kệ của người khác cũng bê nguyên xi vô trong bài viết của mình. Oscar Wilde ném qua cửa sổ, bao nhiêu sáng kiến, cho kẻ khác tha hồ mà sáng tác, những tác phẩm của riêng họ...
Ghi chú chót: Những kẻ chi ly đạo văn kẻ khác, họ làm như thế là vì công tâm, có khi còn là vì nhầm lẫn giữa văn chương với người viết ra văn chương...
*
Làm vì công tâm. Làm trong tinh thần vô ngã, impersonally... 

*

Thơ sống ở những miền sâu thẳm nhất của hữu thể, trong khi những ý thức hệ, và tất cả những gì mà chúng ta gọi là tư tưởng và quan điểm tạo thành những tầng hết sức mỏng manh hời hợt của ý thức.
Octavio Paz (1)

Thế giới bao la,
nhưng trong em, ôi sao sâu thẳm (2)

Ôi, phải già cỡ nào mới chinh phục được tuổi trẻ?
Mới sống nhịp đời hối hả, như em? (3)

Đàn ông những năm bốn mươi,
không còn yêu mình nữa.

Lũ con gái mười lăm
đêm nằm
khóc.

Mỗi sáng
yêu
một thất vọng tạm thời.

Em là con ngựa đau chẳng khiến tàu thèm bỏ cỏ

buồn tập tễnh
về ăn giỗ mình
PHT
Thơ Trẻ

Chẳng lẽ những câu thơ trên, không xứng đáng đứng kế bên những dòng thơ sau đây, trong Liên Đêm...?

Như kẻ say rót rượu lấy mà uống
Cho vui thêm cuộc hành trình
(Ðúng rồi những người thù ghét thơ tôi ơi)
Cuộc hành trình hoàn toàn cô độc.

Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới
Chiếc kèn hát mãi than van
Ðiệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
Sao tuổi trẻ quá buồn
như con mắt giận dữ
Sao tuổi trẻ quá buồn
như bàn ghế không bầy
*
Câu thơ "Em là con ngựa đau..." như tiên đoán thái độ hậm hực, đố kỵ của đương thời.
"Ẩn dụ", kiểu "Người thắp lửa sân trường", thì có ghê gớm tới đâu mà phải ăn cắp.
Tất cả thông tin, sau đây, chẳng lẽ cũng là.... thơ? Cũng phải ghi rõ xuất xứ?
*
Ta hãy lần lượt xem từng đoạn trong poster Ngô Kha của Phan Huyền Thư và so sánh chúng với bài trên website báo Nhân dân.
Bài trên Nhân dân: "Người thắp lửa sân trường"
Phan Huyền Thư: “Người thắp lửa sân trường"
Bài trên Nhân dân: "tốt nghiệp thủ khoa khóa I (ĐH Sư phạm Huế 1958-1959), Ngô Kha theo học tiếp Luật khoa và từ năm 1962, anh dạy Văn và đạo đức tại các trường Quốc học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo của Huế."
Phan Huyền Thư: “tốt nghiệp thủ khoa khóa I (ĐH Sư phạm Huế 1958-1959), Ngô Kha theo học tiếp Luật khoa và từ năm 1962, anh dạy Văn và đạo đức tại các trường Quốc học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo của Huế.”
Bài trên Nhân dân: “Ngô Kha luôn dạy cho học trò ý thức tự tôn của một dân tộc. Ông Nguyễn Công Thắng- người học trò của Ngô Kha nhớ lại: '… thầy Kha hầu như chỉ bình luận thời sự, biến giờ học thành một cuộc đối thoại sinh động về ý thức công dân trong một xã hội nhiễu nhương, về dân chủ và cách mạng dân tộc, về chiến tranh và hòa bình.”
Phan Huyền Thư: “Ngô Kha luôn dạy cho học trò ý thức tự tôn của một dân tộc. Một học trò của anh nhớ lại: "Thầy Kha hầu như chỉ bình luận thời sự, biến giờ học thành một cuộc đối thoại sinh động về ý thức công dân trong một xã hội nhiễu nhương, về dân chủ và cách mạng dân tộc, về chiến tranh và hòa bình."
Bài trên Nhân dân: "Những thanh niên Huế tính cách vốn phẳng lặng như dòng sông Hương, nhưng sống trong ngục trần gian Mỹ-ngụy, trái tim và tâm hồn họ nổi sóng. Quán Bạn-một hội quán của văn nghệ sĩ, trí thức ngày ấy, là nơi tụ hội của văn chương thơ phú, âm nhạc, nhưng cũng là nơi tụ hội của những trái tim yêu nước..."
Phan Huyền Thư: "Những thanh niên Huế tính cách vốn phẳng lặng như dòng sông Hương, nhưng khi cần, trái tim và tâm hồn họ sẵn sàng nổi sóng. Quán Bạn-một hội quán của văn nghệ sĩ, trí thức do Ngô Kha và Trần Quang Long lập nên năm 29 tuổi, là nơi tụ hội của văn chương, âm nhạc, nhưng cũng là nơi tụ hội của những trái tim yêu nước."
*
Đọc những thông tin như thế, đưa đến "nghị quyết", cho ông này vô Văn Miếu.
*

Một thi sĩ, từng "phách lối", thơ của ta không dành cho mi, từng tham dự, bữa giỗ của chính mình, chẳng lẽ không xứng đáng, để "khiêm tốn", về một nhà thơ mà mình ngưỡng mộ, khi tuyên bố, ông này là...  thầy tui?
Lạ là, chẳng lẽ talawas không biết, chỉ là thông tin, mắc mớ gì tới đạo văn?
Hay là, sau PXN tới lượt PHT? (1) NQT
(1) Tôi nghi PHT không biết tiếng Tây, thành thử chưa học đến câu "Sois belle et tais-toi!": Hãy cứ đẹp và bớt cái miệng đi một chút! Có xin lỗi thì cũng từ từ...
Nhan sắc như thế, thơ như thế, mà còn bầy đặt, trả lời hết phỏng vấn này tới phỏng vấn khác, lại còn làm MC nữa, thiên hạ điên lên là phải rồi!
Ôi chao, mệt quá! Hết vác ngà voi Miền Nam, nay lại phải vác... "cái lu" Miền Bắc!
*
Ôi chao, "có thể nhân danh nàng, qua đôi môi nàng, mà đưa ra lời buộc tội thế kỷ".
Dr.  Zhivago
*
Mưa gõ mõ cầu siêu
Hồn phiêu diêu đèn nhang cửa ngỏ

Buồn tập tễnh
Về ăn giỗ mình

Đầu giường sằng sặc giấc mơ mới
PHT
*
Nếu nói tới Solzhenitsyn thì phải kể tới chủ nghĩa Stalin. Nếu nhắc đến Anne Frank thì phải nhắc đến chủ nghĩa Phát-xít.
NĐT
Đúng quá, nhưng nhắc ở đâu, ở quê nhà của Solz, ngay tại... Văn Miếu?
Anne FranK? Cô bé bị chính ông bố của mình cắt xén tứ lung tung, tơi tả, đến nỗi nhân loại không nhận ra nổi cô nữa.
*
I am old enough to remember how, as Soviet schoolboys, we were from time to time given a talk by a guest lecturer, an Old Bolshevik, on the horrors of the tsarist regime. The aim was to demonstrate how happy and bright our days in the Soviet paradise were. It is alarming to see that Solzhenitsyn's legacy is now being used by the new governors of Russia in a similar way.
[Tôi đã khá lớn để nhớ là, khi còn là học sinh Xô Viết, được mấy ông anh hùng quân đội nhân dân, Cựu Bôn Sê Vích, huy chương tới tận cu, tới trường diễn thuyết về những điều ghê rợn mà chế độ Nga Hoàng đã giáng xuống đầu nhân dân Nga, nhằm vinh danh thời đại hoàng kim sống trong thiên đàng Xô Viết.
Thật là dễ sợ, khi nghĩ rằng, bi giờ đến lượt di sản của nhà văn Solz được sử dụng, y chang].
The Old Days
Bài điểm The Solz Reader  của ZINOVY ZINIK còn có cái tên ở trang bìa tờ báo TLS, "Solz dành cho thời Putin".
Dưới thời Putin, hình ảnh nhà văn Solz tràn ngập đường phố Moscow, như dưới đây.

*
Solzhenitsyn, long a nonperson in communist Russia, beams down from a billlboard advertising "The First Circle" above a street in downtown Moscow.
Solzhenitsyn has been called the conscience of the nation, but his reputation has risen and fallen as tumultuously as Russia itself since the collapse of the Soviet Union. "First Circle" has once again placed him on the national stage, reaching an audience that would have been inconceivable to him four decades ago, when he smuggled the book out of the Soviet Union.
Biết đâu đấy, sẽ có ngày nào đó, nhà thơ TTT cũng được vinh dự như Solz?
Lúc ấy làm sao ăn nói đây?
Liệu tới lúc đó, nhân dân Miền Bắc sẽ "phải" biết ơn nhà thơ? (1)
Có thể, khi lên tiếng xin lỗi, PHT nhận ra, nhà thơ đã làm một việc quá sớm, so với thời mình, và làm phụ lòng những người thực sự yêu thơ TTT?
Và đó mới là những người mà nhà thơ thực tình xin lỗi?

(1) Chữ “phải” dùng để ra lệnh. Ông Nguyễn Đăng Thường lấy tư cách gì để ra lệnh “độc giả trong nước ở miền Bắc phải cám ơn nhà thơ Thanh Tâm Tuyền”? [talawas]

*
Ngày 22-2 năm 1993, anh có gửi cho tôi bài viết “Kinh Nghiệm Sáng Tác Trong Tù”, trước khi tôi làm Tạp chí Thơ  vào mùa Thu năm 1994, với ghi chú “Đọc cho đỡ buồn”.

Tôi không hiểu tại sao anh lại thân thiết với tôi, có lẽ vì lúc đó, tôi không còn quan tâm tới chuyện văn chương, chuyện thời thế.
Nguồn
Như vậy, TTT có biết đến cái tít Kinh nghiệm sáng tác trong tù, nhưng khi trả lời phỏng vấn LHK, ông, hay LHK đã tìm một cái tên khác, đúng hơn, chắc vậy: Thơ giữa chiến tranh và trại tù.
Bài viết năm 1993, cuộc phỏng vấn, 1995.
Riêng câu sau, thì...  chắc chắn như thế! NQT
*
The book was also written as a treatise on the subject of survival. The tone had been set in Solzhenitsyn's first published masterpiece, One Day in the Life of Ivan Denisovich (not included in The Solzhenitsyn Reader). Unlike another genius writing in this genre, Varlam Shalamov  (a kind of Russian Primo Levi), who had exposed the prison camp as an unmitigated hell where man is stripped of any vestige of humanity, Solzhenitsyn's narrative is a moral fable of  the condemned soul seeking, in the grueling  experience of prison life, the light of spiritual rejuvenation. It gave hope. This was another reason why his writing was such a huge success in the West. The Gulag Archipelago became an international bestseller, together with earlier, more traditional political melodramas, The First Circle and Cancer Ward, whose style and mode of thinking were not so different - according to Shalamov - from the canonical works of socialist realism. Solzhenitsyn won the Nobel Prize for Literature in 1970, but didn't go to Stockholm for fear of not being allowed back into Russia.
(....)
Perhaps it is the time for the Russians to reread it from their own historical perspective.
The Old Days
ZINOVY ZINIK
đọc
THE SOLZHENITSYN READER
1) Chữ “phải” dùng để ra lệnh. Ông Nguyễn Đăng Thường lấy tư cách gì để ra lệnh “độc giả trong nước ở miền Bắc phải cám ơn nhà thơ Thanh Tâm Tuyền”? [talawas]
Tôi nghĩ, có lẽ đã đến lúc, cùng với sự hiện diện của cây thơ TTT tại Văn Miếu, cho dù bị còi cọc, bị cắt xén..., những độc giả trong nước ở miền Bắc, thí dụ như độc giả trên, "nên" bắt đầu "đọc" TTT, "từ viễn tượng lịch sử của riêng họ".
Nó đem đến hy vọng: It gives hope.
Có lẽ cũng đã đến lúc, những độc giả Miền Nam, "phải" "đọc lại" TTT, và để tạm qua một bên, những tính tình có tính cách riêng tư của một con người, những tiết tháo, tài hoa, những kiêu căng, ngạo mạn. (1)
Nó đem đến hy vọng.
Và, đạo đức nữa.
(1) TTT chẳng đã từng bị coi là kiêu căng, phách lối? NMG chẳng đã từng viết, mang tác phẩm đến tặng TTT, khi ông ghé nhà một người bạn, và khi ra về, TTT đã vô tình, sơ ý, hay cố ý, bỏ quên?

NQT
*

And  let my works be seen and heard
By all who turn aside from me…
[Hãy để cho húng chiêm ngưỡng thơ của tôi,
Mặc dù, thơ của tôi không dành cho chúng].
Pushkin, The Prophet [Nhà tiên tri] 

Đối với nhà văn, mất mát là thu nhập, Guenter Grass nói, về tai ương khủng khiếp giáng xuống dân Đức. Trong nhiều năm sau 1975, Gấu vẫn thường tự hỏi, về mình, về người, và về TTT: giả như ông không trở về Đất Bắc như người tù, thì làm sao lại ‘làm được thơ’, ở một nơi chốn ‘không thể làm thơ’?
Liệu, Milosz, khi nói đến những bài thơ của ông, làm ở ‘hậu môn thế giới’, hay Kertesz, chút mặt trời trong Lò Thiêu, là cũng cùng một ý hướng?
Nên nhớ, TTT đã từng đọc Holderlin, đã từng biết tới câu nói trứ danh của thi sĩ Đức này, Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng, và áp dụng vào trường hợp Mai Thảo: Trong nhiều năm, bạn ta trốn thơ, bằng [hay đành?] lòng làm nhà văn. Chỉ ra tới hải ngoại, hết trốn nổi, bèn ngồi bên trên gác Song Long Quán, vừa nhậu vừa đẻ ra Ta thấy hình ta những miếu đền.
Đành làm nhà văn, và, thảm hơn nữa, nhà văn chuyên viết phơi ơ tông, chuyên ngồi xích lô dạo Sài Gòn, từ tòa soạn báo này qua báo khác!
*
Còn nhớ, thời gian TTT bị gọi động viên, ra trường, được điều về gác kho xăng, một lần ngồi Quán Chùa với Mai Thảo, nhắc chuyện trên, ông có vẻ buồn, không mừng cho bạn mình: giá mà ‘nó’ đi lính, thứ kia kìa, thì chắc là sẽ ghê lắm đấy!
Liệu đó cũng là lý do ông bỏ dở một truyện, về anh chàng sĩ quan tên Đạo, [chắc là từ Vũ Đạo Ánh, người được đề tặng ở trang đầu Bếp Lửa], nằm chờ suốt đêm bên ngoài căn nhà của một tay trùm du kích, khi tay này lén về, và chỉ ra lệnh nổ súng, khi tay trùm du kích từ biệt vợ con trở về rừng. Bở dở một truyện khác nữa, viết về chính ông, có biệt hiệu là Ông Già, giữa đám sinh viên nhỏ tuổi hơn, trong một quân trường.
Điều gì khiến ông bỏ dở?
*
Đẩy cho đến tận cùng suy nghĩ trên, nhân ngày giỗ đầu, và nhân ý kiến cho rằng, ông đã thoát, đã đạt, đã ngộ, thì, một ông TTT như thế liệu có ích chi, cho cả một độc giả, bây giờ, [And  let my works be seen and heard/ By all who turn aside from me…] hay cả một nửa độc giả, [Hỡi những người thù ghét thơ của tôi ơi…], ngày nào?
Khi ông trả lời LHK, làm sao lại viết, như chưa có gì xẩy ra, chúng ta phải hiểu câu này như thế nào?
Liệu, chính cái việc gác cây xăng, chưa từng bắn một phát súng [như ông đã có lần tự trào], đã khiến ông không thể nào viết, lại viết?
Và, giả như ông, đã từng bắn rất nhiều phát súng, thì sao?
*
Akhmatova, với Bà, nghệ thuật và đạo đức là một, đã nhìn thế kỷ ‘thực’, the ‘real’ century, the true 20th century, trong đó, Con Người, từ chối hình ảnh của nó, và cố tìm cách biến mất, như một cái bóng từ từ xuôi dòng Neva, dọc hai bến bờ kè đá lịch sử của nó.
Cô độc như chưa từng cô độc, giữa cả đám nghệ sĩ, bà tiên đoán điều ghê rợn, và trở thành một Cassandra tân thời. Viết Kinh Cầu, vào thập niên 1930, khi đứng xếp hàng trước nhà tù, mỏi mòn chờ tin con trai, bị kết án tử hình, sau đó, bà viết một tác phẩm đầy ám ảnh, về sự thống hối, repentance, của đám nghệ sĩ, trước Cách Mạng: Bài thơ không có một Anh hùng.
Làm sao thống hối, nếu không phạm tội?
Nếu không bắn một phát súng?

 Theo Gấu, cái sự TTT không thể viết lại được, một phần lớn, là do ông sạch quá, tiết tháo quá, cương trực quá, trước 1975, và đạt, thoát, ngộ... sau 1975.
Như Milosz nhận xét, về nhà thơ bẩn của thế kỷ: Có khi chính vì có tí dơ bẩn mà lại viết trở lại, được.
Chỉ có nhà thơ bẩn, cho thế kỷ đọa đầy. (1)
*
Ông anh chỉ có một.
Khác hẳn “thằng em”.

(1) Gấu đã từng đọc, một tài liệu, trên một tờ báo hàng ngày, mục Văn Học, về Dostoevsky, khi bị đầy Sibérie, đã hãm hiếp một em bé, và sau đó, quá thống hối, viết lia lịa, đẻ ra hàng lô tác phẩm. Sự kiện khủng khiếp đến nỗi, liền sau khi đọc, Gấu ném tờ báo vào sọt rác, nhưng, nghe nói, Freud có nhắc đến sự kiện này, trong một bài giới thiệu Anh em nhà Karamazov, và cho, đây chỉ là một cáo buộc, không phải sự kiện.
*

Có mấy Nguyễn Quốc Trụ?

Câu hỏi này, Gấu cũng thường đặt ra cho mình, và mường tượng ra được câu trả lời, lần chạy trốn quê hương, từ thành phố Parksé, Lào, vượt sông Mekong, qua trạm kiểm soát Thái bằng giấy tờ dởm, tên Lào, khi, ngồi trên chiếc xe buýt chạy suốt đêm từ biên giới, tới thủ đô Bangkok thì tờ mờ sáng, coi cuốn phim Nhật, thuật đời đời, kiếp kiếp của một kiếm sĩ, kiếp đầu làm vệ sĩ cho hoàng hậu, và khi bà này cởi chiếc… giầy ném cho anh vệ sĩ, chưa kịp trút xiêm y trầm mình xuống bể tắm, thì mối tình cuồng điên của cả hai bắt đầu, bắt đầu, kiếp nào cũng chỉ có bắt đầu, không hề có kết thúc.
Nhà vua sai chôn sống anh chàng vệ sĩ, chôn đứng, bằng cách đắp bùn phủ kín anh ta. Bức tượng bùn cứ đắm chìm trong cơn ru mãi ngàn năm, và chỉ tỉnh giấc, lớp bùn chỉ vỡ ra, khi chiếc giầy của hoàng hậu ném tới. Trong mỗi kiếp, anh vệ sĩ, bà hoàng hậu xuất hiện, qua những nhân vật này nọ, và họ nhận ra nhau, khi chiếc giầy xuất hiện, cũng qua những hình ảnh này nọ, có kiếp, chiếc giầy biến thành cái xú chiêng của cô con gái, như trong một truyện ngắn của TTT
*
Đọc Liêu Trai, gặp một truyện tương tự, Gấu suy ra, con người, có rất nhiều kiếp, và trong mỗi kiếp, có một việc, gì đó, từ kiếp trước nữa, được lập lại, và anh chàng, cô nàng, trầm luân trong vòng luân hồi, như thế, chỉ thoát, chỉ ngộ, khi tìm ra  được câu trả lời và hành động đúng theo, thì giải được ‘nan đề’, ‘nạn đề’, hóa giải lời trù ẻo, lời nguyền, cho từng kiếp nhân sinh!
*
Trong Liêu Trai, là câu chuyện một anh chàng có vợ chồn, một bữa được dự tiệc cùng mấy cô bạn gái, chồn, của vợ, trong đám có Cô Chín, đẹp tuyệt vời, anh chàng tìm cách thả dê, giả đò đánh rớt chiếc ‘đũa cả’, cúi xuống lấy, và, vừa mò được bàn tay người đẹp, thì… tan tiệc.
Tiếc hùi hụi, đêm nằm gãi sồn sột, cô vợ thương hại, an ủi, hay là để tui năn nỉ cô ta giùm anh, về cùng chung một nhà cho có chị có em!
Sự thực, như trong truyện, cô vợ chồn nói, số kiếp của anh, nhân duyên của anh, với Cô Chín chỉ có vậy. Đừng cố cưỡng.
Ngạc nhiên, hỏi, cô vợ chồn nói, kiếp trước, anh là học trò nghèo, tương tư đến ngắc ngoải, cô con gái một điền chủ, kiêm chủ nhà máy cưa, nhà máy xay lúa gì đó, tiền kiếp của Cô Chín. Trước khi chết, chỉ xin hửi bàn tay người đẹp, rồi đi. Cô gái thương tình, cho người mang đến chiếc xú chiêng, hay bikini, hay hàng có gân, nhưng hàng vừa tới, chưa kịp hửi, thì đã lìa đời.
Nhân duyên kiếp này, chỉ là hoàn tất lời nguyện của kiếp trước, nghĩa là chỉ được hửi thôi, cố cưỡng là mang họa.
*
Coi phim, cùng lúc nhớ lại câu chuyện Liêu Trai, Gấu bỗng ngộ ra, là, thằng cu Gấu ngày nào bỏ làng bỏ xóm bỏ Miền Bắc, bỏ Hà Nội, chết rồi, chỉ còn thằng Gấu được Miền Nam thò tay ra cứu vớt, và đây là kiếp thứ nhì của nó, so với kiếp trước, đã cùng chết với Sài Gòn.
*
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó.
Lần Cuối Sài Gòn
*

Cái vụ lật mặt nạ đạo văn của PHT hơi giống vụ việc lật mặt nạ ngụy tạo tài liệu của HNH, trước đây.
Với HNH, chỉ cần một email riêng, hoặc công khai, gửi cho ông giáo sư VC, xin ông cho biết, phần tài liệu dịch thuật ‘đó đó’ nguồn gốc ở đâu.
Theo như tôi biết, tài liệu đó không có trong nguồn A, như ông đã cho biết.
Ông kia liền lập tức coi lại, và đính chính liền, không phải nguồn A, mà là nguồn “đờ luých” [Encarta de luxe, hình như vậy].
Trường hợp PHT hơi có khác. Nguồn, những bài viết của ĐT, của BBT, thì rành rành ra đấy.
Nếu đạo văn, thì đúng là lạy ông, tôi rành rành ở bụi này.
Thành thử, chỉ cần một email, theo kiểu thư góp ý, thư độc giả, đại khái như thế này:
1. Cây thơ TTT, như được PHT lấy từ nguồn ĐT và BBT, đem trồng ở Văn Miếu, cành lá bị cắt trụi thùi lụi, đây là ý kiến của nữ thi sĩ, hay là của nhà nước?
Bởi vì, cứ giả dụ, cái việc không để tên nguồn, là do, đã xin ý kiến lãnh đạo, và được lệnh, bỏ, hoặc, đã email cho hai ông này, và được sự đồng ý, bỏ, tha hồ cắt xén, cốt sao trồng được cây thơ TTT… thì sao?
2. Như nữ thi sĩ đã từng tuyên bố trước báo chí, TTT ảnh hưởng rất nhiều tới cõi thơ của nữ thi sĩ. Nhân đây, xin cho biết ảnh hưởng như thế nào. Làm sao mà một nhà thơ ở Miền Nam, trước 1975, lại ảnh hưởng được một nhà thơ ở Miền Bắc, như nữ thi sĩ?
[Thí dụ, liệu có thể coi, PHT là một TTT, nhưng, thay vì lưu vong nơi đất người, thì, 'lưu vong trên đất mẹ', như tên một bài viết của PHT?].
*
Giọng điệu của "công trình nghiên cứu của bạn hiền của ta", [ta ở đây, là ĐT],"ảnh hưởng", "dẫn dắt" (1), theo Gấu, là cố tình gài độ. Thứ như mi, biết gì về thơ, về thơ tự do, về TTT, mà dám tuyên bố ảnh hưởng này nọ?
Nếu biết, mi đã chẳng ăn cắp bài viết của người khác, rồi cắt xén, làm của mình!
(1) Tại sao Phan Huyền Thư không tự viết ra những suy nghĩ của mình về Thanh Tâm Tuyền, người đã “ảnh hưởng” đến cô, đã “dắt dẫn” cô “đến với văn chương” (như cô đã phát biểu trước báo chí)? Suy nghĩ của cô, dù có thiếu sâu sắc đi nữa, vẫn đáng quý, vì đó là tấm lòng chân thành của cô đối với nhà thơ quá cố, phải thế không?
*
Bởi vì có thể có một 'duyên văn nghệ' giữa hai nhà thơ, giống như Gấu này, trước 1975, nhờ học được kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thi, qua ông thầy TTT, mà trở thành Gấu, nhà văn!
*
"Suy nghĩ của cô dù có thiếu sâu sắc đi nữa..." (1)
Đọc câu trên, Gấu buồn cười quá, bởi vì PHT chưa viết, mà ông này đã biết là "thiếu sâu sắc"! Giỏi thật!
Tại sao ông ta quả quyết như thế?
Ấy là vì ông ta buộc chặt PHT vào tội đạo văn rồi. Y như buộc HNH vào tội nguỵ tạo tài liệu.
Đạo văn, với PHT, theo ông này, một phần là do không viết nổi một bài về TTT.
[Hình như ông cũng đã từng chê thơ PNH, cũng theo cái kiểu "thiếu sâu sắc"?]
*
Chúng ta tự hỏi, tại sao lại có vụ xin lỗi nhanh nhảu, rối rít, ngay sau khi đọc những câu đầy tính gây hấn như thế?
Tôi tin rằng, PHT, khi đưa cây thơ TTT vào Văn Miếu, tự mình phải cắt xén, nàng cảm thấy đau, đau lắm.
Thành thử, vừa có người hê lên, là bèn xin lỗi rối rít.
Xin lỗi, không phải người hê, mà là độc giả của TTT.
Và, TTT.
Gấu đã lèm bèm về cái vụ này rồi: chỉ có thống hối, khi phạm tội.
Tôi đã làm một việc quá sớm, trước cái thời của tôi. Khiến ông bực mình.

(1) Một người khác, sẽ viết khác, thí dụ, "Suy nghĩ của cô dù thế nào đi chăng nữa...".

Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”
Cà rem của cà rem là cái gì?
Cái ác chính trị, me xừ NĐT giành mất rồi:
Ôi. Cũng mang nghiệp thi nhân thơ thẩn, sao lại có những kẻ được chính thức "lặng lẽ" sang Paris nhởn nhơ mua sắm áo lụa?
Nguồn
*
Vụ đưa cây thơ TTT vô Văn Miếu có một tầng ngầm rất ư là thú vị: Hai tác phẩm hách xì xằng nhất của TTT, đều viết từ cái nền Bắc Kỳ: Bếp Lửa và Thơ Ở Đâu Xa.