|
anh ban o Uc la Tran Thien Tich. Nguoi nau
com thang o Thu Thiem la ong Yen, sau nay minh doi sang an nha ba Cuu,
em cua ong Yen.
Tks
NQT
Ui chao.
Gấu cố nhớ ra tên của bạn Trần Thiện Tích, nhưng thua, dù cách đây
cũng khá lâu, bạn Lãng [NKL] có nhắc tới. Quen cả 1 đám, trước đó, đến
năm học Chu Văn An, thì cùng học với bạn Chất. Anh cũng không nhớ ra tên,
nhưng lại nhớ cái nick của bạn Tích, le sheriff. Tếu thế.
Tích đã có lần ứng cử dân biểu, nhưng thua. Lần thằng em Gấu
tử trận, anh tới tận Đài VTD thoại quốc tế, số 5 Phan Đình Phùng, gặp Gấu,
để chia buồn, và là tên bạn độc nhất làm việc đó.
Còn ông bạn quí từng cho Gấu cái áo sơ mi cụt tay, đã cũ, thì
rất bực, biểu Gấu, sao thằng em của mi cẩu thả thế! Quên không buộc quai
nón sắt.
Thằng em Gấu, lần tử trận đó, đúng ra không thể tử trận. Không
phải ca tuần tra của nó.
Đang ngồi quán cà phê, hẳn thế, thấy toán tuần tiễu đi qua, nó chạy
vội theo, nói, buồn quá.
Bữa trước đó, thì bỏ quên khẩu súng ngắn ở quán. Đến kiếm, chủ
quán vội trả lại.
Nếu không, đã ở tù, vì làm mất súng!
Tuy nhiên, khi thằng em vô thăm thằng cu lớn
của Gấu, mới đẻ, ở viện bảo sanh, để trở lại đơn vị, là Gấu đã có cảm
giác, không gặp lại.
Gia đình Gấu bị trù ẻo, vì đã gánh tội cho 1 vùng bị Trời phạt.
Chính vì thế bà Bà trẻ của Gấu mới cảnh cáo Gấu, khi nạp đơn xin
làm biên tập viên Nha Cảnh Sát Gia Định, sau khi đậu Tú Tài II:
Họ hàng nhà mi không có mả đánh người! (1)
(1)
"Cái họa của gia đình mày là do trong dòng họ đã có một người được
thờ làm Thành Hoàng sống", Bà Trẻ có lần nói. "Theo như kể lại, vùng
đất khi đó xẩy ra bệnh dịch, người chết như rạ. Sau cùng phải hỏi nguồn
cơn ở cõi âm. Cô Đồng cho biết phải nhờ một người có đủ đức độ, có chức
sắc, võng lọng của nhà vua ban cho, cầu xin người đó làm Thành Hoàng sống,
chấp nhận lễ bái phẩm vật, rồi nhờ cái đức của người đó trấn áp, quỷ ma mới
không làm nguỵ." "Chẳng biết trận dịch có lui không...", Bà Trẻ buồn rầu
nói tiếp, "nhưng hình như bao nhiêu tai họa của cả một vùng đất, của bao
nhiêu con người, đều dồn vào dòng họ mày, con trai đều bất đắc kỳ tử. Ông
Giáo Dương, bố mày chết lúc hăm mấy tuổi. Ngày xưa đúng ra là... Em mày,
thằng Sĩ chết năm hai lăm, hai sáu tuổi gì đó phải không, hình như trước
Mậu Thân một năm. Nếu có may mắn sống sót như mày thì cũng sống một cách
khốn khổ khốn nạn... Nhiều lần lẩn thẩn suy nghĩ, tao vẫn tự hỏi hay đây
cũng là số phận chung cho cả... "
Em tôi nằm xuống với một viên đạn ở trong đầu. Mấy người lính
kể lại, chuẩn uý không kịp đau đớn. Lời trối trăng nghe như gió thoảng
lại: "Chắc tao chết mất..." Trung đội vi hành tuần tra vòng đai phi trường
Sóc Trăng. Khi nghe tiếng súng, theo phản xạ, em tôi chúi đầu về phía trước.
Chiếc nón sắt quên không buộc rớt xuống và một viên đạn trong tràng AK
từ bên sông bắn hú họa xuống mặt sông, dội lên, xớt qua vai rồi hết đà nằm
luôn trong ót. Viên bác sĩ quân y nói với tôi, ông đã không lấy viên
đạn ra vì sợ làm nát khuôn mặt. "Chuẩn ý Sĩ không kịp ghi địa chỉ cấp báo.
Chúng tôi phải nhờ Bưu Điện liên lạc với Sài-gòn. Ngoài mấy bức hình chụp
lúc tẩm niệm, chuẩn uý không để lại gì cả. Quần áo, đồ dùng cá nhân,
poncho... đều đi theo với chuẩn uý."
Có, có , chuẩn uý Sĩ có để lại một bà mẹ đau khổ như bất cứ
một bà mẹ nào có con trai tử trận, một người anh trai để mang xác em về
nghĩa trang quân đội Gò Vấp mai táng, một đứa cháu còn nằm trong viện
bảo sanh, người chú vô thăm lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, như
để tìm dấu vết thân thương, ruột thịt, trước đi vĩnh viễn bỏ đi...
Thủ Thiêm
Lần ở trại cải tạo Phạm Văn
Cội, thực sự mà nói, Gấu không có cảm tưởng đi tù. Trại thuộc một nông trường
quốc doanh, ở lẫn vào với làng xóm. Tiêu chuẩn tù cao hơn dân, bởi vì ngoài
khẩu phần tù, còn thêm gia đình thăm nuôi. Dân đói khủng khiếp, cứ mỗi lần
lãnh khẩu phần ăn tù là trại viên thường đem cho họ. Bù lại, họ coi tù như
người trong gia đình.
Lần đầu Gấu Cái lên thăm, mấy ông trại viên thân với Gấu trố mắt nhìn, hỏi,
tại sao chị không mặc áo dài, tụi này thèm nhìn người thành phố trong chiếc
áo dài. Gấu Cái nói, sau ngày giải phóng, đâu còn cái nào, bán hết lấy tiền
mua gạo rồi.
Không có nhà hội. Hai vợ chồng chạy qua nhà dân.
Lần đó, Gấu được tha, là nhờ Joseph Huỳnh Văn. Ông thi sĩ lúc đó làm chủ
nhiệm một hợp tác xã mộc.
Bèn ký một cái giấy, xác nhận, sẽ lấy trại viên Gấu làm thợ của hợp tác
xã.
*
Cái tay trustie chuyên dẫn trại
viên ra gặp thân nhân, mỗi lần có thăm nuôi, ở trại tù Đỗ Hòa, đã từng đọc
Gấu, sau này anh ta cho biết. Nhờ chút cơ duyên như vậy, anh ta đã tha, không
bỏ túi số tiền trong bị cói đựng gạo, khi kiểm tra đồ thăm nuôi.
Anh ta rất mê nhà văn người Ái nhĩ Lan, Cronin, và đã từng đọc cuốn Khách Lạ Ở Thiên Đường, Gấu dịch từ
tiếng Tây, từ trước 1975. Sau này mới biết, nguyên bản tiếng Anh là The Native Doctor.
Cuốn này, sau tay Đại, đầu nậu sách cho nhà xb Trẻ, order Gấu dịch một lần
nữa, vẫn từ bản tiếng Tây.
Thú vị thật.
Anh ta học trường Tây. Một lần tâm sự, anh tấm tắc nhất, của Cronin, là
cuốn Chìa Khoá Thiên Đường [THE KEYS OF THE KINGDOM, 1942.]
Lại thú vị thật, Gấu cũng mê nhất cuốn này, của Cronin, câu chuyện một anh chàng Hồng Mao,
hay Ái Nhĩ Lan, mê một em, tình duyên lỡ dở, xin làm đệ tử Chúa, được phái
qua Trung Hoa, và bèn mê Khổng Tử.
Nhà Hội miêu tả đẳng cấp trong trại tù:
Đứng đầu, là "heo", tức đám
quản giáo, nhân viên trị sự, lính gác. Sau tới "urkas", một thứ quỉ, như
từ những phim Star Wars chui ra, nhưng hoàn toàn có thực, thuộc phe quản
giáo, được miễn lao động. Dưới urkas, tới "rắn rết", tức đám ăng ten, điểm
chỉ. Dưới nữa là hủi, thành phần trộm cắp, làm bạc giả... Ở mãi dưới đáy,
là tù chính trị.
[The origins of the urkas, Anne
Applebaum tells us, "lay deep in the criminal underground of tsarist Russia,
in the thieves' and beggars' guilds which controlled petty crime in that
era].
Trại tù ở mãi tít phía bắc vĩ
tuyến thứ 69, ở bên trong Arctic Circle. Trong khi Zoya khăn gói đi thăm
nuôi, làm cuộc hành trình ngược Trường Sơn, về Miền Bắc [Cực], công việc
của người kể chuyện: sửa soạn mùng màn, nơi Nhà Hội, để cho ông em Lev, và
cô dâu trải qua tuần trăng mật. Họ đã lấy nhau 8 năm, nhưng đây là lần đầu
tiên họ cùng trải qua, bên nhau, như là vợ chồng. Người kể chuyện - ông anh
đau khổ - dâng hiến cô dâu chú rể một bình thuỷ vodka, hai cái đèn cầy, và
sáu điếu thuốc lá, [thuốc củi, cuốn bằng giấy nhựt trình, báo Nhân Dân, tờ
Người Kinh Tế rất ư là chính xác: "the state newspaper"].
Cuộc tình tay ba, mà lại ở trong
trại tù như thế, tuy nhiên, đúng như Kertesz mô tả, quả là chút mặt trời,
khoảnh khắc hạnh phúc, ở nơi địa ngục, làm nhẹ hẳn đi những đề tài nặng ký
hơn: bụi bặm, điêu tàn, tan hoang, cằn cỗi, mục nát: cả một mớ ẩn dụ cho
cái gọi là "một ngày tại tù thiên thu tại ngoại" [all metaphors for ageing,
Người Kinh Tế].
Chỉ có tí tí, cái gọi là sex,
ở trong cuốn sách, và khi sex tới, thì chẳng khác chi một cú sốc!
Gấu ở trại tù Đỗ Hòa trên hai
năm trời, "sống sót" mùa này mùa nữa (1), là nhờ mấy trăm bạc ông trustie
nghĩ tình tha không bỏ túi.
Ông khuyên, hãy bỏ tiền mua
một chức trustie, thế là Gấu trở thành ông y tế trưởng của Đội Sản Xuất số
3, logo của nó, không phải "tinh thần thế giới" như của me-xừ Đinh Tuấn Anh,
mà là: Đội Ba Kiên Trì, Vững Tiến, Tiến,
Tiến.
Tiến mãi, mệt quá, biến thành ... Tiền.
Ấy là vì tay Đội Trưởng, từ
Thanh Niên Xung Phong qua, tên Lưu Minh Sơn, được đội viên thân ái gọi bằng
cái tên Lưu Manh Sơn, rất mê tiền!
Chính vì mê tiền mà ra cái logo
"...Tiến, Tiến... Tiền" đó!
Ông con trai, một thằng cu tí
chừng hai, hay ba tuổi, tên Lưu Minh Giang, gọi theo tiếng Nam, thành Lưu
Manh Gian!
(1) Để qua đi những đêm mưa,
gió, những ngày lạnh căm, bão bùng, mùa này, mùa nữa...
Thơ Giữa Chiến Tranh Và Trại
Tù
Nhà Hội
House of Meetings by Martin Amis
Publisher Cape, £15.99
John Crace
Monday October 2, 2006
The Guardian
The ship groans as I travel back
to the Arctic tundra of the Russian gulags. Fuck. Forgive me if I swear;
it's the last dirty thing an 85-year-old man can do. And you will hear of
many worse deeds than that.
You know that I was a hero in the Patriotic war; that I was sentenced to
10 years in Norlag shortly after. You do not know that I raped many German
women in 1945. I'm not proud, yet make no apologies. It was a way of life.
For soldiers. And for women. We understood the rules. Life was different then.
Russian different.
This may shock you. Good. It lets me feel the embers of my potency. Yet it
should also enable you to understand. I cannot bear to have a woman without
possessing her. Without knowing her sexual past. Know this and know me.
Let me start again. My little brother came to camp in 1948. I was strong,
charismatic: Lev was short, inconsequential. But what he said registered
an impressive contraction of my heart. "I married Zoya."
Con tầu rền rĩ, khi tớ trở lại vùng
biển Bắc Cực, nơi có những trại tù gulags. Đ.M. Tha lỗi, tớ văng tục. Đó
là điều dơ dáy cuối cùng mà một thằng già 85 tuổi còn có thể làm được. Và
bạn còn phải nghe nhiều, về những điều còn tục tằn hơn thế nữa.
Bạn biết, tớ là anh hùng trong cuộc
chiến Yêu Nước, tớ bị án tù 10 năm ở Norlag, sau đó chỉ ít lâu. Bạn không
biết, tớ đã từng "làm thịt", "đưa em vào Hạ", rất nhiều ghệ Đức,
năm 1945. Hãnh diện? Không. Xin tha thứ? Cũng không. Đó là một cách ở đời.
Lính tráng mà. Ghệ mà. Chúng tớ hiểu luật chơi.... Tớ không thể nào
chịu nổi, có một em sờ sờ ra đó, mà lại không chịu làm ăn, không chịu chiếm
đoạt. Không chịu tỉ tê, hỏi coi em đã từng đụng trận ra làm sao. Bao nhiêu
trận rồi, bao nhiêu thằng đi qua đời em rồi.... ấy vậy mà, khi thằng em của
tớ đến trại, tớ như đứng tim, khi nghe nó nói, Zoya bi giờ là vợ của em.
Bài Ca Của Tên Đao Phủ
Thời gian hai năm tù nông trường
cải tạo Ðỗ Hòa, khoảng 1983 – 1984 gì gì đó, thực tình mà nói, là quãng đời
đẹp nhất của Gấu, và được như thế, tất cả là nhờ cái tay TNXP chuyên lo việc
khám đồ thăm nuôi của những trại viên trốn trại, bị bắt lại, bị tống vô Tổ
Trừng Giới, và khi người nhà đến thăm nuôi, anh đích
thân ra hiện trường lao động, dẫn trại viên về, cho gặp mặt thân nhân, nhận
đồ thăm nuôi, rồi dẫn về Tổ, để đồ thăm nuôi đó, trở lại hiện trường tiếp
tục lao động. Kinh nghiệm cho biết, một khi người tù vừa quay lưng đi, là
giỏ đồ thăm nuôi thuộc về mấy tay bảo vệ Tổ Trừng Giới: chúng làm sạch, và
khi hết giờ lao động, trở về Tổ, người tù chỉ còn chứng kiến những rác rưởi
bánh trái, vỏ trái cây, vỏ tôm tươi, thí dụ, đã bị chúng nướng, luộc, đớp
sạch, vỏ bao thuốc lá… Bởi thế mà anh ta căn dặn Gấu rất cẩn thận, lấy ngay
mấy trăm bạc trong giỏ gạo, giấu biến ngay khi gặp thân nhân, và sau đó,
cố mà ăn, được bao nhiêu là tốt bấy nhiêu, vì chỉ được ăn có mỗi lúc đó.
Sau chẳng còn gì mà ăn!
Với Gấu, lần đó, cái còn lại,
chỉ là bị gạo, cũng vơi đi một phần, vì được sử dụng vào bữa đại tiệc của
mấy tay bảo vệ nông trường. Có thể, bữa đó, cả đám no nê. Cả đám, chứ không
phải chỉ cái mấy tay cai tù Tổ Trừng Giới. Gấu Cái chắc không thể nào ngờ,
giỏ đồ thăm nuôi thăm Gấu không tới tay Gấu, mặc dù bả thấy chính mắt Gấu
mang ra khỏi phòng thăm nuôi!
Note: Bức hình, trên 1 số NYRB
đã cũ, May 1, 2003, tình cờ GNV vớ lại được, trong bài viết của Charles Simic,
điểm cuốn của Susan Sontag: Nhìn nỗi đau của kẻ khác, Regarding
the Pain of Others. Trong bài viết, Simic cũng nhắc đến cái thú của quản
giáo Khờ Me Ðỏ, trước khi làm thịt ai, thì cho nguời đó được chụp 1 tấm hình
làm kỷ niệm. Bài viết của Simic, quả đúng là thi sĩ, thật tuyệt. Ông viết
về kinh nghiệm ấu thời của ông, ở vùng Balkans. Có thể nói, qua bài viết
của ông, thì cả lịch sử nhân loại được chia ra làm hai, một thời kỳ không
có hình, và một, có hình. Chỉ khi có hình, thì chúng ta mới được thưởng thức
nỗi đau của kẻ khác, dù không là chứng nhân tận mắt.
Archives of Horror,
là theo nghĩa đó.
Cruel Radiance
Bị chiếu
tướng
Gấu có những kỷ niệm khủng khiếp
về cái đói, khi còn là 1 thằng bé nhà quê Bắc Kít. Có những kỷ niệm, là của
ông bố của Gấu. Thí dụ cái chuyện bà nội của Gấu, chồng chết sớm, nuôi đàn
con, có nồi thịt, bắt con ăn dè ăn xẻn thế nào không biết, nồi thịt biến thành
nồi ròi.
Vô Nam, phải đến sau 30 Tháng
Tư, Gấu mới được tái ngộ với cái đói, những ngày đi tù VC.
Thê lương nhất,
và cũng tiếu lâm nhất, có lẽ là lần Gấu Cái đi thăm nuôi, lần đầu, sau mấy
tháng mất tiêu mọi liên lạc với gia đình.
Cái tật viết
tí tí, không bao giờ dám viết ra hết, kỷ niệm, hồi nhớ, tình cảm… nhất là
thứ kỷ niệm tuyệt vời, nhức nhối.... là do cái đói gây nên!
Vợ chồng con cái nhà Gấu, liền
sau 30 Tháng Tư 1975: Ðói tàn khốc!
|
|