|
Bài điểm cuốn
sách mới nhất về Solz, trên tờ Điểm
Sách London, 11 Sept, 2008
Nhiệm vụ của
Solz: Solz's Mission.
Nhiệm vụ gì?
Chàng ra đời,
với số mệnh làm thịt Xô Viết, cũng như Lenin, ra đời, để xây dựng nó!
Like any
prophet - like Lenin... he knew himself born to a historic destiny...
In the
end, his mission, like Lenin, succeeded. In fact, one might say that it
succeeded at Lenin's expense, a triumphant negation of Lenin's success.
Cuốn sách khổng
lồ, về tiểu sử Solz: gần 1 ngàn trang, với những tài liệu mới tinh, từ
hồ sơ
KGB.
Một David vs
Soviet Goliath
What a
fighter!
Chàng dũng
sĩ tí hon chiến đấu chống anh khổng lồ Goliath Liên Xô mới khủng khiếp
làm sao.
Niềm tin của chàng mới ghê gớm thế nào: Tao lúc nào cũng đúng!
Chính trại
tù đã làm nên Solz. Nhờ lao động cải tạo mà ông được cứu vớt, mất đi
niềm tin
Mác xít Lêninít, và tìm lại được niềm tin Chính thống giáo khi còn nhỏ,
và nhận
ra lời gọi [the calling]: ta sẽ là một ký sự gia của trại tù và kẻ tố
cáo hệ thống
Xô viết [the camps’ chronicler and the Xoviet system’s denouncer]
Đây có lẽ là
cuốn tiểu sử mới nhất, đầy đủ nhất [sửa chữa những sai sót trước đó về
Solz].
Và tuyệt vời nhất. Tin Văn sẽ scan bài điểm hầu quí vị!
*
Nhìn ra số mệnh
của Solz như thế, và gắn nó với số mệnh của Lenin như vậy, thì thật là
tuyệt.
Mi sinh ra là để hoàn thành Xô Viết, còn ta sinh ra để huỷ diệt nó, và
tố cáo với
toàn thế giới cái sự ghê tởm, cái ác cực ác của nó.
G. Steiner
Bài viết này
thật là thần sầu.
Một cách nào
đó, Gấu bị lừa, vì một “thiên sứ” dởm, bởi vậy, khi Chợ Cá vừa xuất hiện là Anh
Cu Gấu bèn cắp rổ theo hầu SCN liền tù tì.
Gấu đọc NHT
là cũng theo dòng “chuyện tình không suy tư”: "Chấp nhận” Tướng Về
Hưu,
"thông cảm" với xừ lủy, sau khi góp phần xây dựng xong xuôi Ðịa Ngục
Ðỏ của xứ Mít, bèn về hưu, sống nhờ đàn heo, đuợc vỗ béo bằng những
thai nhi của
cô con dâu Bắc Kít... (1)
Có 1 sự tương phản, cực chỏi, phải nói vậy, giữa cõi văn, thí dụ của
Sến, nữ
thủ lãnh Bắc Kít, với của một ông Nam Kít, thí dụ “phê bình gia” BVP,
“Phật gia”
TKD, một bên thì cứ động đến cõi văn là xuống giọng xề, đi 1 đường
cải lương,
là vãi linh hồn, còn một bên, cất giọng,
gáy: “Tôi không thể nào gột bỏ được hình ảnh tướng
Loan...”
thí dụ.
Chẳng đấng nào viết, bằng
1 giọng văn bình thường, được!
Quái đản thế!
Phật gia TKD
lại còn có tật, cứ mỗi lần viết, là 1 lần xổ "Phật tính" ra, như thể
ông đã "đạt" rồi, đến cõi "tu bụi" rồi, nhưng 1 bài "đạt" như thế thì
phải được đăng, tệ lắm, 3 website, chưa kể trang nhà của riêng ông!
Phật gì mà
tham sân si như thế!
Gấu nói rồi,
chỉ có cách đưa ra 1 đơn thuốc thật nặng, thì may ra mấy ông này còn
kịp thay đổi,
kịp kiềm chế cái tôi đáng ghét của họ lại. Gấu đâu có quen ông nào. BPV
thì “kể
như bạn”, về phía Gấu, tất nhiên, nhưng bạn lại càng phải phạng thật
nặng, nếu
cần viết thư riêng phạng cho đã [Sến có lần khuyên Gấu, khi viết về bạn
quí
HPA!]
Note: Mới
nhận
được, từ bạn văn trong nước. Lần trước, cũng 1 bạn văn gửi cho, nhưng
server troubles, bị mất.
Tks. NQT.
TV sẽ giới
thiệu bài viết của Kundera về cuốn này, và tác giả của nó, Malaparte.
Nguyên tác
tiếng Ý, không phải tiếng Pháp.
SAO QUÊ
HƯƠNG MÌNH GIÀ NUA ĐẾN VẬY?
Ðây là 1 bài
viết nổi cộm trên net, được băng đảng Cờ Lăng làm link, của 1 tay cũng
thật
nổi cộm, rất thành công trên đường đời về mặt kiếm tiền, vì hiện là chủ
nhân của
một gia sản khổng lồ.
Ông ta than, như trên, rồi ông ta chê, “những giả thuyết ngây
thơ” của người khác, khi tiên đoán tương lai xứ Mít.
Cũng được thôi,
nhưng chính ông ta lại rất ư là ngây thơ, khi so sánh, một Sơn Nam với
một Nguyễn
Ngọc Tư, hay một Xuân Tóc Ðỏ của Vũ Trọng Phụng với những đại gia Ðỏ
VC, khi ông
ta phải giải thích sự băng hoại, sự già nua của xứ Mít.
“Tôi thường
khuyên các bạn trẻ hãy đọc lại những tiểu thuyết của thời Pháp thuộc
trước
1945. Họ sẽ thấy đời sống và các vấn nạn của một nông dân trong
truyện của
Sơn Nam vẫn không khác gì mấy so với một nông dân qua lời kể của Nguyễn
Ngọc
Tư. Bâng khuâng và thách thức của những gia đình trung lưu qua các
câu chuyện
của Khái Hưng rất gần gũi với những mẩu chuyện ngắn của nhiều tác giả
trẻ hiện
nay. Ngay cả những tên trọc phú, cơ hội và láu lỉnh trong tiểu
thuyết của Vũ
Trọng Phụng cũng mang đậm nét hình ảnh của những Xuân Tóc Đỏ ngày nay
trong xã
hội.”
Tôi, NQT, sợ
rằng, lời khuyên của tác giả nó cũng “già nua” như lời than của ông ta!
Ở đây, GNV
không dám nói tới sự thành công của tác giả về mặt tài chính, kinh tế,
nhưng,
chớ có đi quá đồng tiền của mình, mà bàn qua vấn đề văn học, không có
mùi tiền.
Ðừng đi quá đôi giầy. (1)
“Ngay cả những tên trọc phú, cơ
hội và láu lỉnh
trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng mang đậm nét hình ảnh của
những Xuân
Tóc Đỏ ngày nay trong xã hội”, theo Gấu, là 1 câu văn tiêu biểu cho cái
nhìn của
ông, theo nghĩa, “những Xuân Tóc Ðỏ của ngày hôm nay bước ra từ tác
phẩm của Vũ
Trọng Phụng”.
Nếu căn bịnh
già nua của xứ Mít, chỉ giản dị như thế thì cũng dễ chữa.
Một xã hội
Miền Nam qua Sơn Nam miêu tả, “chẳng khác gì mấy” so với xã hội Miền
Nam qua ngòi
bút của Nguyễn Ngọc Tư, thì quả là quá ngây thơ.
(1)
Ðừng đi quá đôi
giầy, là 1 giai thoại, kể về 1 họa sĩ,
sau khi hoàn thành bức họa, bèn đưa ra lề đường, rồi núp 1 chỗ, coi
thiên hạ phán
về nó ra làm sao. Một anh thợ giày đi qua, chê đôi giày vẽ nhảm quá.
Họa sĩ thấy
đúng, bèn sửa. Hôm sau anh thợ giày đi qua, thấy đã sửa, thú quá, bèn
chê tưới
hột sen, họa sĩ quê quá, bèn chạy ra, khuyên, đừng đi quá đôi giày.
Lẽ dĩ nhiên,
đây chỉ là 1 giai thoại, và nó rất ngây thơ, như bài viết của tác giả
trên.
Cả 1 băng đảng,
suốt cuộc chiến không đứa nào sứt 1 sợi lông… chân, bỏ chạy cũng lẹ
nhất, bao
nhiêu năm ở hải ngoại, không làm được chỉ 1 việc nhỏ cho ‘đại cuộc’,
chỉ chăm
chăm lo làm giầu, tất cả bây giờ giầu xụ, bao nhiêu cơ quan báo chí,
truyền
thanh… đều thuộc vào tay chúng hoặc hậu duệ của chúng, thử hỏi sự khốn
kiếp đâu
có thua gì VC ở trong nước?
Chúng chửi
VC, bằng thứ tâm địa khốn kiếp như thế, làm sao có… phép lạ xẩy ra?
GNV từng lèm
bèm, sở dĩ đám tinh anh Bắc Kít, không có lấy 1 mống, đau vì một “Miền
Nam Sâu
Thẳm” biến thành “Cánh Ðồng Bất Tận”, chiều chiều đĩ lượn như muỗi rừng
U Minh,
ấy là vì một nửa bộ óc của chúng, dù bảnh cỡ Nobel Toán, bị liệt.
Cũng thế, là
ở đám tinh anh hải ngoại, thí dụ, bộ lạc Cờ Lăng. Không những không
đau, chúng còn
mừng: nếu không có cuộc chiến tàn khốc, làm sao chúng… sống sót, trở
thành chứng
nhân của lịch sử, tố cáo Cái Ác của VC, làm sao có được cơ ngơi như
hiện nay ở
Mẽo: Chúng ông tới đây rồi là chúng ông không đi đâu nữa như đám này đã
từng
tuyên bố.
Cái sự thành
công của băng đảng Cờ Lăng, và cái sự làm chủ cả nước Mít của băng đảng
Mafia Ðỏ,
có cái gì đó làm chúng ta hoảng sợ, và, ghê tởm.
Thứ nhất, nó
chứng minh, cuộc chiến Mít nuốt sạch những ai thực sự đám dương đầu với
nó, thực
sự mong muốn, đó là cuộc chiến sau cùng của Mít, một khi đất nước qui
về một mối,
thì tha hồ mà xây cái nhà Mít.
Thứ nữa, nó
chứng minh, đây là cuộc chiến của chỉ những đám Bắc Kít với nhau, nào
là Bắc
Kít / PXA, vô Nam từ hổi nảo hồi nào, do mảnh đất quê hương Hải Dương
của cha
ông của ông ta đói quá, không nuôi nổi 1 cộng đồng cứ ăn rồi lại đẻ mãi
ra [điều
này không phải Gấu, mà là cái tay viết về PXA, trên tờ The New Yorker
phán], rồi
Bắc Kít/ Tô Hoài, một kẻ đã từng tới thiên đàng Miền Nam, trở lại đất
Bắc, và mỗi
lần nhớ tới là thèm… , rồi tới đám Bắc Kít di cư, trong có tên “Người
của chúng
ta ở Paris”, có Gấu, ông số 1, và ông số 2. Và tất nhiên, đám Bắc Kít
sinh Bắc
tử Nam, đám Bắc Kít sống sót sau cùng theo xe tăng vô Dinh Ðộc Lập.
Cả 1 lũ Bắc
Kít đánh nhau loạn xà ngầu, gây họa cho cả thế giới.
Khủng khiếp
thật!
Ðó là hai mặt,
phải và trái, của cuộc chiến Mít.
*
Trong phim Lã
Sanh Môn, chỉ vì ăn cắp con dao mà người tiều phu đã nói sai đi
một
chút về sự
thực cái chết của tay võ sĩ đạo. Cũng thế, là mọi nhân vật, từ tên cướp
cho tới
bà vợ, và luôn cả tay võ sĩ đạo, khi được triệu hồn. Nhưng, cũng người
tiều
phu, khi thấy không thể bỏ đứa con nít, thì lại đành nhận để nuôi, dù
quá nghèo
khổ.
Cái cú, nhờ nó, nhân loại sống sót, chính là cái cú ăn năn, “cũng
đành” đó!
Mít chúng
ta, trong văn chương, lẫn trong đời sống, chưa hề tỏ ra “ăn năn”, “cũng
đành”
như vậy.
Cú này, Gấu gọi là đòn
“hồi mã thương”, nhân đọc truyện ngắn Võ Phiến, rồi
lần ra
sư phụ của ông, là Zweig. Nhân vật Võ Phiến gục ngay cú đầu, không làm
sao gượng
lại được. Trong khi chính cái cú hồi mã thương mới là cú làm cho nhân
loại.... sống
sót!
*
Tôi đọc
Võ
Phiến rất sớm, một phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc đó cùng
bạn bè
chủ trương tờ nhật báo Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi đã
từng in
cuốn Kể Trong Đêm Khuya (?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít lâu,
khi ông
anh mang về nhà mấy tờ báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in lấy, tờ
Mùa Lúa
Mới, phát hành đâu từ miền Trung. (1) Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu làm
quen những
nhân vật của ông, không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là do,
thời gian
sau đó, tôi mải mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng họ
giúp tôi
giải thích tại sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có cuộc
chiến
khốn khổ khốn nạn đó...
Lý do
tôi không đọc Võ Phiến nữa, chính là nhờ ông, tôi lần ra một tác giả
khác, giải
quyết giùm cho tôi, một số câu hỏi mà những nhân vật của Võ Phiến không
thể vượt
qua được. Đó là Stefan Zweig....
Nhân
vật của Võ Phiến rất giống nhân vật của Zweig. Tôi không hiểu ông đã
từng đọc
Zweig, trước khi khai sinh ra những Người Tù, Kể Trong Đêm Khuya,
Thác Đổ
Sau Nhà... với những con người phàm tục, bị cái libido xô đẩy vào những
cuộc
phiêu lưu tuyệt vời, khi thoát ra khỏi, lại nhờm tởm chính mình, nhờm
tởm cái
thân thể mình đã dính bùn, sau khi bị con quỉ cám dỗ.... Nhân vật của
Zweig
cũng y hệt như vậy, trừ một điều: họ đều muốn lập lại cái kinh nghiệm
chết người
khủng khiếp đó. Và cú thử thứ nhì, lẽ dĩ nhiên là thất bại, nhưng nhờ
vậy, họ vẫn
còn là người, vẫn còn đam mê, vẫn còn đủ sân si... (2)
Cái
đòn thứ nhì này, tôi gọi là đòn gia bảo, gia truyền, không thể truyền
cho ai, bất
cứ đệ tử nào, như trong Thuyết Đường cho thấy, Tần Thúc Bảo không dám
dạy La
Thành cú Sát Thủ Giản, mà La Thành cũng giấu đòn Hồi Mã Thương...
Trong
truyện Ngõ Hẻm Dưới Ánh Trăng, anh chồng biển lận khiến cô vợ quá thất
vọng bỏ
đi làm gái. Anh chồng tìm tới nơi, lạy lục, than khóc, cô vợ mủi lòng
quá, bèn
quyết định từ giã thiên thai, trở về đời. Trong bữa ăn từ giã
thiên thai,
anh chồng không thể quên tính trời cho, tóm tay anh bồi đòi lại mấy
đồng tiền
tính dư, cô vợ chán quá, bỏ luôn giấc mộng tái ngộ chàng Kim.
Hay
trong Người Chơi Cờ, nhân vật chính, nhờ chôm được cuốn thiên thư dạy
chơi cờ,
mà qua được địa ngục. Về đời, thần tiên đã căn dặn, chớ có chơi cờ nữa,
nhưng
làm sao không? Chơi lần sau, là đi luôn!
Nhân
vật của Võ Phiến, sau cú đầu là té luôn, không gượng dậy được nữa. Thí
dụ cái
cô trong Thác Đổ Sau Nhà, gặp lại Người Tình Trong Một Đêm, bỗng tởm
chính
mình: Cớ sao lại ngã vào một tay cà chớn tới mức đó!
Hay
nhân vật Toàn (?) yêu cô gái, con một tay công chức (?), thất tình, anh
bỏ đi
theo kháng chiến, thay cái "libido" bằng "cách mạng", cuối
cùng chết mất xác, không thể trở về đối diện với chính mình, với người
yêu đầu
đời...
Ông bố
cô gái, nếu tôi nhớ không lầm, thường viết thư sai con đưa tới mấy ông
bạn cũ,
để xin tiền. Lúc rảnh rỗi, hai cha con không biết làm gì, bèn đóng
tuồng, con
giả làm Điêu Thuyền, bố, Lã Bố...
Võ
Phiến còn một truyện ngắn, không hiểu sau khi ra hải ngoại, ông có cho
in lại
không, đó là truyện một anh CS về thành, được trao công việc đi giải
độc. Giải
độc mãi, tới một bữa, anh nhận ra là thiên hạ chỉ giả đò nghe anh lảm
nhảm
tố cộng, nhưng thật sự là đang lo làm việc khác... Tôi không hiểu có
phải đây
là một thứ tự truyện hay không.
Lần
trở lại đất bắc, tôi gặp một ông rất có uy tín, cả trong giới văn lẫn
giới Đảng,
(đã về hưu). Ông cho biết, vụ VP bị CS bắt là hoàn toàn có thiệt. Nhưng
chuyện
ông được tha, không phải như Tô Hoài cho rằng mấy anh đưa người ra bắc
trong
chiến dịch tập kết năm 1954 đã bỏ sót, mà do một tay tỉnh ủy (?) có máu
văn nghệ,
đã ra lệnh tha, cho về thành....
Sở dĩ
tôi không thể nhớ đã từng viết về VP, một phần là do lớp chúng tôi chờ
mong ở
ông cái cú hồi mã thương, tức là cái kinh nghiệm ăn ở với người CS của
ông, nó
ghê gớm ra làm sao. Sau này, chúng tôi đọc, ở những tác giả khác,
Koestler chẳng
hạn... Có thể, khi giữ trang VHNT cho Tiền Tuyến, do cần bài, tôi đã
viết về
ông, và sau này, NXH đã đăng lại trên Văn. Nguyễn Hưng Quốc, trong bài
viết
"Có mấy NQT", trên Talawas, nhận định, ông không coi những bài viết về
VP trước 1975 có giá trị [... của Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ Tấn, cô
Phương Thảo,
Huỳnh Phan Anh, Viên Linh, Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình Toàn.... tôi
không xem
các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì
quan trọng],
những tác giả khác, không dám nói, nhưng với của tôi, cái dở đó có thể
còn
vì lý do, là VP đã ở ngoài những thắc mắc văn chương của lớp
chúng tôi.
*
Cái sự kiện
Ông Số 2 ngồi ở tòa soạn đại nhật báo, đại cơ sở báo chí của ông, ở
Mẽo, bùi
ngùi (?) phán, ở Sài Gòn, có kẻ chết đói, ngay bên hông Chợ Bến Thành,
cho thấy,
tấm lòng của ông đối với xứ Mít.
Cái sự kiện, ông chửi VC thoải mái, chẳng có
tí mặc cảm, và trong khi chửi VC đập phá miếng đá tưởng niệm thuyền
nhân tại 1
trại tị nạn, đã chôm 1 câu thơ, hay 1 cái tít, của "ông số 1" làm cái
tít cho bài viết của ông ta, cho thấy, có 1 cái gì đó liên quan đến
đòn… Hồi Mã Thương!
Ðến điều gọi
là sự sống sót của giống Mít, sau cú 30 Tháng Tư 1975.
Thật khó mà
bỏ qua, không 'tưởng tượng', 'đồng hoá', cái anh mất tiền, là một miền
đất, Miền
Nam, và
cái thằng cướp giật hụt là Yankee mũi lõ, và cái vụ xúm nhau lại giành
giựt 'chiến
lợi phẩm', là Y mũi tẹt!
Chán thế!
Ðúng là
THNM!
GNV từng lèm
bèm, sở dĩ đám tinh anh Bắc Kít, không có lấy 1 mống, đau vì một “Miền
Nam Sâu
Thẳm” biến thành “Cánh Ðồng Bất Tận”, chiều chiều đĩ lượn như muỗi rừng
U Minh, ấy
là vì một nửa bộ óc của chúng, dù bảnh cỡ Nobel Toán, bị liệt.
Cũng thế, là
ở đám tinh anh hải ngoại, thí dụ, bộ lạc Cờ Lăng. Không những không
đau, chúng
còn mừng: nếu không có cuộc chiến tàn khốc, làm sao chúng… sống sót,
trở thành
chứng nhân của lịch sử, tố cáo Cái Ác của VC, làm sao có được cơ ngơi
như hiện
nay ở Mẽo: Chúng ông tới đây rồi là chúng ông không đi đâu nữa như đám
này đã từng
tuyên bố.
Ông số 2,
GNV biết, cùng học trường Nguyễn Trãi Hà Nội, cùng “promo” chỉ khác lớp
với Gấu,
nhân tình cờ đọc một bài của ông, lâu lắm rồi, viết về một ông thầy dậy
Anh Văn,
mà Gấu cùng có 1 kỷ niệm rất ư là đau lòng, khi VC tiếp quản Hà Nội. (1)
Thời gian ông
ta và bạn bè nổi như cồn ở Sài Gòn, nào “hát
và đọc thơ” cho đồng bào của tôi nghe, nơi ấp chiến lược, địa đầu chiến
trường…
nào “bàn tròn văn học” trên TV Ðài Số 9 VNCH, với những vấn đề văn học
mà
đám “xê ra
cho chúng ông làm văn nghệ” của băng đảng ông, nổ hơn cả AK 47, Gấu
chẳng bận
tâm. Thời gian đó, Gấu bị mấy tay tổ sư Mác Xít hành hạ tàn nhẫn, nào
Lefèbvre,
nào Lukacs, nào Althusser..
Ðừng nghĩ thằng cha Gấu
này phách lối, sự thực là
như vậy. Khi đọc lại những bài viết hồi đó, [mà Gấu quẳng hết vào thùng
rác... lịch sử,
may làm sao, khi về già, nhờ một số người còn giữ, nhờ bạn ở trong nước
lục tìm được, gửi cho], thì Gấu mới nhận ra điều này.
(1) Giáo
sư Anh văn năm học Đệ Ngũ sau đó, là thầy Kỳ, luôn luôn dậy cuốn "Nàng
nhún mình để chinh phục". Tôi có một kỷ niệm về thầy Kỳ: sau khi Cộng
Sản
tiếp thu Hà-nội, những ngày đầu, hai thầy trò vẫn tiếp tục tới trường.
Một bữa
thầy và tôi cùng đi muộn, chưa đầy năm phút, ông cán bộ gác cổng đã
không cho
vào lớp, sau đó thầy còn bị làm tờ kiểm điểm. Đây là một lý do, trong
nhiều lý
do, khiến thằng học trò của ông từ biệt Nguyễn Trãi, từ biệt Hà-nội.
Một chuyến đi
Ngay cả đến
khi được ngoài này, Gấu cũng đâu thèm để ý đến băng đảng của ông số 2. Chứng cớ là, qua Cali thăm bạn bè cũng đôi ba
lần, chưa từng khi nào nói chuyện với ông 1 lần, tuy thấy mặt ở tòa
soạn, khi Gấu
ghé thăm bạn bè ở đó. Cũng đâu phải kiêu ngạo, mà không có chuyện gì để
nói. Ông
thì chắc chắn chẳng ưa Gấu, giả như mà Gấu giả lả 1 đôi câu, ui chao
nghe danh anh,
đọc thơ anh từ những ngày còn Sài Gòn, thì chắc là sự tình có khác đi.
Có gặp
DNY đâu cũng một lần, có nói chuyện, và đều do 1 ông bạn văn kéo đến.
Ông bạn, trong lúc vui câu chuyện, khoe
bài Gấu viết về mình, và mở net, cho DNY đọc. Ông kêu tay TTK
qua, đọc, phán, bài dài quá, giá mà anh viết lại… Gấu nực
quá, tính
văng tục, tao đâu có muốn tụi mày đăng đâu mà giá mà, giá miệc, ông bạn
biết tính
Gấu, bèn
nói, anh T qua đây chơi, đâu có dư thì giờ, và anh cũng đâu có tính
đăng!
Ðúng là 1 lũ
khốn nạn. Chúng tưởng ai cũng muốn cầu cạnh, muốn có bài được đăng trên
báo của
chúng!
Chỉ đến khi ông
ta chôm 1 câu thơ của nhà thơ, tạm gọi ông số 1, thì Gấu mới sững sờ.
Không làm
sao mà hiểu nổi.
Cái sự thành
công của băng đảng Cờ Lăng, và cái sự làm chủ cả nước Mít của băng đảng
Mafia Ðỏ, có
cái gì đó làm chúng ta hoảng sợ, và, ghê tởm.
Thứ nhất, nó
chứng minh, cuộc chiến Mít nuốt sạch những ai thực sự đám dương đầu với
nó, thực
sự mong muốn, đó là cuộc chiến sau cùng của Mít, một khi đất nước qui
về một mối,
thì tha hồ mà xây cái nhà Mít.
Thứ nữa, nó
chứng minh, đây là cuộc chiến của chỉ những đám Bắc Kít với nhau, nào
là Bắc Kít
/ PXA, vô Nam từ hổi nảo hồi nào, do mảnh đất quê hương Hải Dương của
cha ông của
ông ta đói quá, không nuôi nổi 1 cộng đồng cứ ăn rồi lại đẻ mãi ra
[điều này không
phải Gấu, mà là cái tay viết về PXA, trên tờ The New Yorker
phán], rồi Bắc Kít/ Tô Hoài, một kẻ đã từng tới thiên
đàng Miền Nam, trở lại đất Bắc, và mỗi lần nhớ tới là thèm… , rồi tới
đám Bắc Kít
di cư, trong có tên “Người của chúng ta ở Paris”, có Gấu, ông số 1, và
ông số 2.
Và tất nhiên, đám Bắc Kít sinh Bắc tử Nam, đám Bắc Kít sống sót sau
cùng theo
xe tăng vô Dinh Ðộc Lập.
Cả 1 lũ Bắc Kít đánh nhau loạn xà ngầu, gây họa cho cả
thế giới.
Khủng khiếp
thật!
Ðó là hai mặt,
phải và trái, của cuộc chiến Mít
Milosz, qua
bài thơ trên, đã nói giùm nỗi nhục của dân Mít. Có thể nói như vậy.
Chỉ hai từ cứu
rỗi:
Sự Thực và Công Lý.
Dân Mít cũng
chỉ cần, chỉ hai từ trên.
Note: Trong những
nhận xét về cuộc ra đi để tìm tự do của dân Bắc vào năm 1954, có của
VP, thật là
dã man, tàn nhẫn, và cũng thật sự có phần nào, đúng: họ ra đi để tiếp
tục lãnh
lương, và lãnh tiền tử.
Gấu không
nhớ
rõ nguyên văn, nhưng nội dung, đúng như trên.
Vụ cướp tiền
gây lo ngại về ý thức cộng đồng
Bài báo của
tờ Tuổi Trẻ khiến nhiều độc giả ngao ngán
Cái sự băng
hoại như trên, đúng là hậu quả của Lời Dối Trá Lớn về cuộc chiến.
Dân Mít “có
thể” ngao ngán vì điều này, và đành chịu thua, chính vì không có 1 ai
dám “nói
thực” về ý nghĩa của cuộc chiến cả.
Ai cũng có tí chiến lợi phẩm sau 30 Tháng Tư
1975, làm sao nói ngược lại được. Những kẻ không được hưởng tí chiến
lợi phẩm nào,
thì đều đã chết, lũ Ngụy khỏi nói.
Nữ văn sĩ người Nga, Tolstaya phán, nếu không
có sự đồng thuận của dân Nga, chế độ Xì Ta Lin không thể sống dai đến
như thế.
Cũng thế, với dân Mít!
Ðược đằng đầu
lân đằng chân
V/v không sứt
1 đồng đô la, thì không chỉ ông số 2, mà cả một bộ lạc, clan, [cờ lăng]
đều y
chang.
“Giai thoại”
sau đây, là do DN, báo SGN, kể: Lần tưởng niệm, hay giỗ đầu Mai Thảo,
hình như
vậy, băng Cờ Hoa Lăng Bác đứng ra tổ chức, và cái tay DNY hô hào, lập
giải thưởng
văn học Mai Thảo, thế là 1 cái quỹ được thành lập, và 1 trong những vị
thính/khán giả có mặt bèn xung phong bỏ vô… túi DNY 200 đô.
Và bà DN tự
hỏi, giải thưởng thì sẽ muôn đời lục quân… Miền Nam, nhưng còn hai trăm
đô, chắc
là sau đó DNY bỏ vô account của ông ta, tiền lời của nó, bi giờ là bao
nhiêu?
Cả 1 băng đảng,
suốt cuộc chiến không đứa nào sứt 1 sợi lông… chân, bỏ chạy cũng lẹ
nhất, bao
nhiêu năm ở hải ngoại, không làm được chỉ 1 việc nhỏ cho ‘đại cuộc’,
chỉ chăm
chăm lo làm giầu, tất cả bây giờ giầu xụ, bao nhiêu cơ quan báo chí,
truyền
thanh… đều thuộc vào tay chúng hoặc hậu duệ của chúng, thử hỏi sự khốn
kiếp đâu
có thua gì VC ở trong nước?
Chúng chửi VC, bằng thứ tâm địa khốn kiếp
như thế,
làm sao có… phép lạ xẩy ra?
GNV từng lèm
bèm, sở dĩ đám tinh anh Bắc Kít, không có lấy 1 mống, đau vì một “Miền
Nam Sâu
Thẳm” biến thành “Cánh Ðồng Bất Tận”, chiều chiều đĩ lượn như muỗi rừng
U Minh, ấy
là vì một nửa bộ óc của chúng, dù bảnh cỡ Nobel Toán, bị liệt.
Cũng thế, là
ở đám tinh anh hải ngoại, thí dụ, bộ lạc Cờ Lăng. Không những không
đau, chúng
còn mừng: nếu không có cuộc chiến tàn khốc, làm sao chúng… sống sót,
trở thành
chứng nhân của lịch sử, tố cáo Cái Ác của VC, làm sao có được cơ ngơi
như hiện
nay ở Mẽo: Chúng ông tới đây rồi là chúng ông không đi đâu nữa như đám
này đã từng
tuyên bố.
Có hai câu
phán, thật là chửi bố nhau, tuy nhiên lại cùng nói ra 1 sự thực, về
sống sót,
thế mới nhảm.
Một của
Brodsky, đạo hạnh thì mắc mớ gì tới sống sót, nhưng nhập nhằng, đích
thị xừ luỷ!
[Virtue, after all, is far from being synonymous with survival;
duplicity is.
Brodsky: "Collector's Item"].
Alain thì vào
những lúc phởn quá, quên cảnh giác, bớt khiêm tốn, thì lại gật gù, con
người
ngoài cái chuyện sống ra, thì còn bảnh hơn cả sống: sống sót!
Man
is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride,
'he is one
who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong
một lần
rất ư hiếm hoi là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của
Những Ông Thầy.
Mấy đấng Cờ
Lăng này đều “sống sót” theo cái nghĩa Brodsky phán, cả!
Thật khó mà bỏ
qua, không thể tưởng tượng, cái anh mất tiền, là một miền đất, Miền
Nam, và cái
thằng cướp giật hụt là Yankee mũi lõ, và cái vụ xúm nhau lại giành giựt
chiến lợi phẩm,
là Y mũi tẹt!
Chán thế!
Ðúng là
THNM!
|