|
Thu,
2010
Thu
hàng xóm
26.10.1010
Ghi chú
trong ngày
26.10.2010
Một cái
chết rất ngoạn mục.
… no life is
lived for the sake of an obituary.
Brodsky.
It is as if God had been
defeated
Gide
Gửi SCN, thay cho
một lời ai điếu! GNV
Note:
Sống chẳng làm được cái chó gì.
Chết, sao lắm người đi đưa đám thế!
Và, có vẻ như ai cũng bực, muốn nói huỵch toẹt, như trên, nhưng vì lịch
sự, đành
bỏ qua, “nghĩa tử là nghĩa tận”!
Ô hô, ‘ta la ma’, ai tai!
Thượng hưởng!
*
sonata
said...
Có một chi tiết thú
vị bạn Tư à, là cái rau nhúc. Rau này hình
như đi từ Bắc vô, ngoài Bắc kêu bằng rau rút (vì nó có lớp bấc bao bên
ngoài
cọng rau, khi lặt mình rút lớp bấc đó đi) rồi vô tới mình nó trại sao
đó thành
rau nhút, xuống miệt dưới nó thành rau nhúc, mà kêu rau nhúc nghe ngon
hơn há,
nghe mềm ...
sau rieng
said...
@Chị So : Thấy ngừi
ta viết sai chính tả lòi mà còn giả đò bâng
quơ :-)
Note:
Hồi nảo hồi nào, GNV cũng
bị ám ảnh bởi cái từ 'rau nhúc' này!
Không chỉ ‘rau nhúc’, mà còn
'gà nhúc' [xuơng]…
'Gà nhúc', biến thái, mới ghê!
Những ai đã từng
sống ở trại tị nạn Thái Lan, hẳn còn nhớ từ 'gà mìn'. Gà rút hết
thịt, 'cái còn lại' được đem vô trại bán cho đám tị nạn, và họ gọi
là ‘gà mìn’,
gà trúng mìn, thịt văng hết, còn trơ bộ xương, ninh lấy nước ngọt nấu
canh…
*
Nhân
tiện, dù không được mời,
GNVcũng thử đưa ra 3 câu trả lời, cho 3 câu hỏi trước khi chết còn ca
vọng cổ của talawas.
1. Theo anh, 5 vấn đề hệ
trọng nhất của Việt Nam
hiện nay là gì?
2. Nếu được cầm quyền tuyệt
đối tại Việt Nam
trong vòng 24 tiếng đồng hồ, anh sẽ làm gì?
3. Hình dung của anh về Việt Nam năm 2010,
2020 và 2030.
Hai câu
hỏi sau là giả tưởng.
Để trả lời, xin mượn câu của Arendt. (1)
Câu thứ
nhất: 5, hay 10 vấn
đề, 100 vấn đề quan trọng của VN, theo GNV là: thay đổi chế độ, thay
đổi chế
độ, thay đổi chế độ, thay đổi chế độ, thay đổi chế độ….
Câu trả
lời này được gợi hứng
từ 1 phim, về 1 thằng cu tí gác thang máy một đại khách sạn, [hình như
tên
tiếng Tây là Le petit garcon de
l’ascenceur GNV coi từ hồi còn con nít], chuyên đưa khách VIP
lên căn
phòng Nhất Dạ Đế Vương của khách sạn, và nó chỉ mơ có ngày được ngự ở
đó 1 lần.
Thế rồi khách sạn mở ra cuộc
thi đố, đề tài 'ngàn năm khách sạn ta', mọi người đều được dự thí, với
1 câu trả lời, ai trả lời hay nhất, thì được ngự ‘free’
trong căn
phòng NDDV, 1 đêm.
Thằng bé trúng giải. Chủ
khách sạn chán quá, 1 thằng hầu mà ngự NDDV ư? Bèn gạ chú bé, như phú
ông trong
câu chuyện thằng bờm có cái quạt mo, cháu cầm tí tiền nhé. Thằng bé lắc
đầu,
ông chủ dỗ thế nào cũng không được, bèn phế câu trả lời hay nhất, của
thằng bé,
lấy câu trả lời thứ nhì.
Câu thứ nhì, hoá ra cũng của
thằng bé.
Rồi câu thứ ba, hay nhất,
cũng của nó.
Thế là sau cùng đành phải cho
thằng bé vô thiên đường nhất dạ đế vương.
Cứ
giả như GNV trả lời hay nhất, thì có được như thằng
bé này không, nhỉ?
Ui chao, chỉ nội nghĩ thế thôi mà cũng đủ lãng quên đời rùi! (2)
(2)
Biết rằng, mất talawas, thì sẽ có những diễn đàn khác
thay vào. Các tác giả gởi bài sẽ chuyển qua những website khác. Nhưng
tại sao
lại buồn. Buồn nghẹn, như kể từ nay, không còn thấy một người tình nhân
trong
thế giới ảo ấy nữa.
New Jersey 22-10-2010
Trần Hoài Thư
(1)
Salvation or Ruin?
Cứu Rỗi hay Điêu Tàn?
Trong
một xã hội tan rã, một
khi thế hệ trẻ mù lòa đi theo chân lý muôn đời, hết cắm cờ, thì lại
ngồi lên
đầu nhân dân, tai ương thảm họa là điều không thể tránh khỏi, và được
báo
trước. Nhưng chính cứu rỗi, chứ không phải điêu tàn mới là điều "tới mà
chẳng ai biết trước, chẳng ai trông chờ, chẳng làm sao tiên đoán...",
bởi
vì cứu rỗi, chính nó, chứ không phải điêu tàn, tuỳ thuộc vào tự do và ý
chí của
con người.
[Mô
phỏng Hannah Arendt,
trong Franz Kafka: A Revaluation, trong Essays in Understanding
1930-1954, nhà
xb Schocken Books, New York:
In a dissolving society which blindly follows the natural course of
ruin,
catastrophe can be foreseen. Only salvation not ruin, comes
unexpectedly, for
salvation and not ruin depends upon the liberty and the will of men].
Chỉ một
khi thế hệ trẻ, tốt
nghiệp Harvard, trở về nước, bằng tự do và ý chí của chính họ, từ chối
không
chịu ngồi lên đầu nhân dân, thì mới mong có cứu chuộc được.
NQT
Nội Cỏ Của Thiên Đường
Trong bài viết Don
Quixote, in trong A Reading Diary, Manguel trích dẫn một
câu của Gide, nói về cú Gandhi bị ám sát:
“Như thể Thượng Đế bị đánh bại”
[“It is as if God had been defeated"]
Ui chao, cái cú
Talawas "tự làm thịt mình" (1) phải chăng cũng rứa, đối với dân Mít:
Như thể
Thượng Đế
bị đánh bại, và Quỉ Đỏ đoạt ghế của Người!
(1) Linda Lê, trong
bài trả
lời phỏng vấn, “J'aime que les livres
soient des brasiers", dùng từ
"s'abolir", [Il faut coûte que coûte
parvenir à ne pas s'abolir ni à être dans le ressentiment]. Kim
Dung dùng
từ "tự hoang phế mình", nôm na là "vung dao tự thiến”, để trở thành
đệ nhất cao thủ!
Hay nói
theo nhà thơ lớn,
giải thưởng lớn, Hoàng Hưng, talawas đã là lịch sử (1), mà đã là lịch
sử
như vậy
thì ngỏm là vừa rồi.
Công thành thân thoái mà!
Theo Thánh Gióng về Giời vui
thú điền viên!
(1) "Đã
là lịch sử"
theo nghĩa nhà phê bình DT viết, trong bài về Thảo Trường trên talawas:
Lịch sử là cái thùng rác?
Hay
theo nghĩa, ngay ở dưới đây, trong bài viết về chàng Monty Cliff:
Danh vọng của talawas sẽ còn dài dài và sẽ sống dai hơn là sự thành
công của nữ văn sĩ... SCN?
Mô phỏng câu: The sad joke of his
career was that his fame
outlived his success; after Red River, he
couldn't even be anonymous in failure: Sau cú tự làm thịt, talawas
sẽ chẳng thể nào vô
danh được nữa, ngay cả ở trong sự thất bại của nó!
Ác liệt, khốc liệt thật!
Cái tít
“mất trong cái đẹp’, ‘lost
in beauty’ của bài viết, cũng thật hợp với trường hợp talawas, nếu
chúng ta đọc
những lời ai điếu vinh danh cả hai, talawas và SCN.
*
Clark
Gable phán về Monty
Cliff, "thằng gay này quả
đúng là 1 đại tài tử"! ['that faggot
is a hell of an actor.']
Tuyệt.
Ui chao làm sao quên
nổi Cliff trong “Khi còn đàn ông trên cõi đời này” [From
here to Eternity: Từ Đây Tới Thiên Thu. Cái tên tiếng Việt của nó,
là từ tên tiếng Tây, "Tant qu'il y aura des hommes“], "Một chỗ dưới ánh
mặt trời”, A
Place in the Sun, đóng chung với em
Liz Taylor. Misfits, Suddenly Last
Summer, Reflections in a
Golden Eye… đa số đều là chuyển thể, từ tiểu thuyết hay kịch, và
đều
thành
công.
Ui chao
giá mà talawas cũng để
lại một di sản như thế nhỉ?
Có đấy, và là mớ văn học Miền Nam
được talawas sưu tầm!
Ui chao, chẳng thấy 1 mống nào vinh danh cái phần ‘a hell of talawas'
này cả!
Đúng là cả 1 lũ Bắc Kít: ‘vơ về’ thế là thành của chúng ông!
Thơ mỗi ngày
Tưởng
nhớ Thảo Trường
Tôi gọi tên tôi
cho đỡ nhớ
Thanh Tâm
Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền.
[Ghi chép 4]
Thảo Trường
Vào những năm 1958-1961 tôi sống ở Huế. Từ thành phố tới chỗ tôi ở phải
“qua
một chiếc cầu lên một cái dốc”, căn nhà khoảng giữa Chùa Từ Đàm và Đàn
Nam Giao,
nơi đó, đêm đêm tôi viết những truyện ngắn, gửi cho ông Mai Thảo đăng
trên tạp
chí Sáng Tạo. Cũng vì có liên hệ như thế nên mỗi khi vào Sàigòn, tôi
thường lui
tới tòa soạn Sáng Tạo số 29 đường Ký Con, Quận 1, ở đó tôi có dịp
gặp các
vị trong bộ biên tập do ông Mai Thảo giới thiệu như: Duy Thanh, Ngọc
Dũng, Thái
Tuấn, Doãn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế, Quách Thoại, Tô Thùy
Yên và…
Thanh Tâm Tuyền.
Trong bản tuyên ngôn “Văn nghệ là vận động biện chứng của hủy diệt và
sáng tạo”
của nhóm Sáng Tạo đưa ra chủ trương “Phủ nhận văn nghệ tiền chiến”, thì
tôi
nghĩ là không thể phủ nhận được, vì “văn nghệ tiền chiến” có vai trò và
sứ mệnh
đã hoàn thành của thời kỳ đó. Giá trị của “văn nghệ tiền chiến” đã ghi
lại
trong văn học sử Việt Nam.
Chính thể cộng sản ở miền Bắc cũng đã từng có chủ trương xóa bỏ những
giá trị
“văn nghệ tiền chiến” nhưng họ đã không làm nổi, thì há gì nhóm Sáng
Tạo là
những người đã từ bỏ cái chính thể lầm lẫn đó di cư vào Miền Nam lại
chủ trương
“phủ nhận”?
Nhưng đối với tôi, các vị ấy đều đã để lại trong tôi những dấu ấn đặc
biệt,
bằng họa phẩm, thơ, truyện ngắn, tùy bút, hay biên khảo…
Thí dụ như: “Quán Cháo Lú” của Vũ Khắc Khoan, “Hạt Ba Dăng Của Niêm”
của Mai
Trung Tĩnh, “Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống” của Dương Nghiễm Mậu,
“Cánh Đồng,
Con Ngựa, Chuyến Tầu” của Tô Thùy Yên, “Dòng Sông Định Mệnh” của Doãn
Quốc Sĩ,
“Trắng Chiều” của Nguyễn Sĩ Tế, kịch bản “Bão Thời Đại” của Trần Lê
Nguyễn…
v…v… nhiều lắm.
Những thơ văn của các vị ấy đã kích thích tôi trong công việc sáng tác.
Đọc
những tác phẩm của họ tôi bèn muốn viết một cái gì đó của tôi.
Riêng với Thanh Tâm Tuyền, bài thơ Budapest
mà tôi đọc được, đã trụ lại trong tôi suốt từ bấy đến nay. Biến cố bi
thảm ở Budapest
năm 1956 mà
truyền thông khắp thế giới đã nói đến rất nhiều bằng những từ ngữ rất
mạnh mẽ,
thì nhà thơ của chúng ta đã chỉ dùng hình ảnh của đôi trẻ để mô tả cuộc
đàn áp
dã man tàn nhẫn đó. Mấy câu thơ giản dị đã gây xúc động và còn lại mãi
trong
lòng người thưởng ngoạn. Xin đừng hỏi tôi bài thơ ấy hay ở chỗ nào.
Chịu. Xin
chịu. Tôi không có may mắn được đào tạo về những lý sự thế nào là hay
thế nào
là không hay và điều đó cũng đã thành thói quen trong tôi. Cho nên tôi
chỉ cần
thấy được cái nào hay là đủ. Rồi về sau, nhiều lúc, nhiều nơi (kể cả ở
nhà tù)
tôi đã gặp nhiều người cũng rất thích bài thơ đó. Có ai đó đọc lên một
câu liền
có người khác phụ họa theo, chứng tỏ bài thơ rất phổ biến.
“Hãy cho tôi khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest
Hãy cho tôi chết bằng da em,
Dưới dây xích chiến xa tội nghiệp…”
Tôi chợt nhớ tới bài khóc Xít
ta lin.
Người nghệ sĩ tự do chân chính khóc cho tình yêu bị thảm tử vì bạo lực
đàn áp.
Kẻ mưu đồ chính trị vật vã khóc tên đồ tể. Một bên “Hãy cho tôi khóc
bằng mắt
em, những cuộc tình duyên Budapest…”.
Một đằng “Hỡi ôi! ông mất có trời đất không, thương cha thương mẹ
thương chồng,
thương mình thương một thương ông thương mười! Ông Xít ta lin ơi!...”
Sau này tôi có dịp gặp Thanh Tâm Tuyền thường xuyên ở nhật báo Tiền
Tuyến. Hồi
đó tôi đã chuyển về Saigon, có viết
truyện dài
“Bà Phi” và thỉnh thoảng “đi” một bài tạp ghi cho Ký giả Lô Răng. Thanh
Tâm
Tuyền cũng từ một đơn vị bộ binh chuyển về làm trong ban biên tập. Có
một lúc
Phan Lạc Phúc phải đi học tham mưu gì đó, Thanh Tâm Tuyền phải lãnh
thêm cái
mục tạp ghi và mỗi ngày ông phải “cầy” thêm một bài báo nữa, và tôi
cũng lai
rai mỗi tuần “đi” đỡ cho ông một quả. Ký giả Ba Tê [TTT] thay cho Ký
giả Lô
Răng. Dưới bài tôi viết, ông Ba Tê nói đùa, sao không ghi là “Hai Tê”
[TT].
Nhưng tôi vẫn giữ cái bút hiệu Cơ Hảo đã dùng quen bên tuần báo Diều
Hâu mục
“Một Tuần Sấp Ngửa”.
Chữ “sấp ngửa” cũng do Thanh Tâm Tuyền gợi ý cho tôi đặt tên mục
phiếm
luận này.
Chúng tôi gặp lại nhau trong trại tù rừng núi Âu Lâu, Yên Bái. Tôi từ
trong Nam
chuyển ra bằng tầu thủy, bằng xe lửa và xe vận tải mất gần mười ngày,
đến trại
ban đêm, sáng ra có họa sĩ Nguyễn Thuyên đến dẫn tôi sang lán kế bên
gặp Thanh
Tâm Tuyền. Chúng tôi cười xòa tập hút thuốc lào và tán gẫu chuyện đời.
Thanh
Tâm Tuyền cho tôi một ít thuốc ký ninh chống sốt rét và căn dặn
tôi phải
hết sức phòng bệnh: muỗi rừng và nước độc! Trong khi ấy họa sĩ Nguyễn
Thuyên
lấy giấy và bút chì vẽ luôn cho tôi mấy bức chân dung ngay khi tôi ngồi
trên
sạp nứa chỗ ngủ của Thanh Tâm Tuyền.
Những bức vẽ này tôi đã cất giấu và sau đó tôi đã chuyền cho chị ruột
tôi lên
thăm đem về chuyển cho gia đình tôi ở Mỹ (đã in trong tập truyện Tiếng
Cim Hót
Trong Bụi Tre Gai).
Mấy năm sau ở Vĩnh Phú, nhưng mỗi người mỗi trại giam khác nhau, chỉ
thỉnh
thoảng có tin tức nhau qua những bạn tù. Tôi nhận được mấy câu thơ của
Thanh
Tâm Tuyền vịnh củ sắn sống. Thời gian này tù binh bị bỏ đói, sức tàn
lực kiệt,
nhiều anh em đã bị chết, chôn kín cả sườn đồi gần trại, cho nên có khi
kiếm
được củ sắn sống tù binh cũng dấu đi ăn cho dạ dày bớt thèm thuồng.
Lạ lắm, củ sắn bóc lớp vỏ ngoài để lộ ra một thân hình tròn lẳn, trắng
tinh,
trắng muốt, trắng như không có gì trắng thế, mịn như không có gì mịn
thế, xinh
đẹp như không có gì xinh đẹp thế, gợi cảm như không có gì gợi cảm thế,
hấp dẫn
như không có gì từng hấp dẫn đến thế… Nhưng sắn sống có nhiều độc tố,
bập vào
là say. Trắng trẻo, xinh đẹp, nõn nà… dễ làm cho anh hùng gục ngã! Loại
sắn vỏ
màu hồng nhạt (gọi là sắn tầu) thì còn có thể nhưng phải ngâm nước rồi
luộc kỹ
thải chất độc ra mới có thể ăn được, nhưng loại sắn kỹ nghệ vỏ trắng
(chắc là
sắn…mỹ) thì tuyệt đối không ăn được.
Say sắn cũng lắm chuyện kinh hoàng. Ăn vào chỉ ít phút sau là ói mửa ra
“mật
xanh mật vàng”, tiêu chảy, người sẽ gầy rộc đi, mắt sâu hoắm. Cũng
không đến
nỗi chết ngay, nhưng từ đó mất sức dễ bị các chứng bệnh hiểm nghèo. Tôi
đã thấy
một ông trung tá liên đoàn trưởng biệt động quân, cùng khóa 6 sĩ quan
trừ bị
với tôi đã bỏ mình vì say sắn ở K1 Vĩnh Phú.
Núi rừng Việt Bắc còn có nấm độc, trái vải guốc, cũng gây ngộ độc chết
người.
Ăn nhầm mấy thứ này người ta thường vặt một nắm lá nhớt như lá khoai
lang bỏ
miệng nhai nuốt tí nước cho buồn nôn tống ra hết những thứ trong dạ dày
để giảm
thiểu chất độc trong người.
Củ sắn ghê gớm. Nó bao vây trùng trùng điệp điệp các trại tù. Nó chất
chứa
trong các kho nhà bếp dưới dạng sắn sống, sắn khô (còn gọi là sắn nút
chai),
sắn “dui” (không rõ ý nghĩa cái tên này). Nó bám trụ trong bao tử,
trong cơ thể
tù binh. Không ăn nó thì đói, nuốt nó vào thực quản nóng ran và dưới
hai màng
tang mỗi tù binh nổi lên hai cục trông như hai cái bứu nhỏ, hai cái bứu
này chỉ
mất đi sau cả tháng không ăn sắn nữa. Hàng triệu tù binh miền nam, kẻ
nào lỡ
sống sót sau tù đày, ít ra cũng phải hội nhập chung vào với cả một thế
hệ còi
cọc miền bắc, để công cuộc thống nhất đất nước mang trọn vẹn ý nghĩa
của nó!
Trước cái đói ngơ ngác chết người đang đe dọa và hình tượng củ sắn
chiến lược
xã hội chủ nghĩa “vĩ mô” như thế, nhưng thi sĩ của chúng ta vẫn bình
thản mô tả
nó một cách lạnh lùng, có pha chút lãng mạn bỡn cợt:
“Thoát xiêm y, trắng nõn nà,
Lửa lòng bốc cháy ai mà chẳng say”…
*
Năm 1993 tôi tới Mỹ, Thanh Tâm Tuyền từ Minnesota gửi tặng tôi tập thơ
“Thơ Ở
Đâu Xa”, chúng tôi có vài lần nói chuyện với nhau qua điện thoại, và
mỗi khi in
được một tập truyện tôi cũng đều gửi tặng Thanh Tâm Tuyền, nhưng suốt
mười mấy
năm nay chúng tôi chưa được gặp lại nhau lần nào. Nay nghe tin nhà thơ
đã ra
đi, cũng chẳng phải bất ngờ vì đó là điều tất nhiên cho tất cả mọi
người, vả
lại chúng tôi cũng đã thất thập, Thanh Tâm Tuyền còn lớn hơn tôi 1
tuổi, nhưng
tin nhà thơ mà mình quí trọng đã vĩnh viễn từ giã cõi đời cũng làm cho
tôi ngậm
ngùi khôn tả.
Thanh Tâm Tuyền là người điềm đạm, trầm ngâm, ít nói, khi nói thì nói
chậm rãi.
Tôi và ông chưa hề bao giờ “mày tao”, chỉ đôi lần vui chuyện ông dùng
chữ “cậu
cậu tớ tớ” là đã thân thiết lắm rồi. Khi nói chuyện cũng như khi
viết,
Thanh Tâm Tuyền dùng chữ rất chuẩn xác. Tôi chưa thấy bao giờ ông hô
hoán hay
dùng những chữ kích động, nhưng cách nói bình thản của ông lại đem đến
những
hình ảnh gợi cảm.
Thơ văn của Thanh Tâm Tuyền đã xuất bản phổ biến, nhưng hình như câu
thơ vịnh
củ sắn thì tôi chưa thấy in trong tác phẩm nào của ông.
Tôi nghĩ chế độ cộng sản chỉ giam giữ và bỏ đói được ông đại úy Dzư văn
Tâm, họ
không, và không bao giờ, bỏ tù được thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Thi sĩ đã
nhìn củ
sắn độc trồng lền khên khắp núi đồi xung quanh trại giam bằng cái nhìn
của ca
dao, bằng cái nhìn của thi ca, bằng cái nhìn riêng của thi sĩ, mà không
anh cai
tù cộng sản nào nhìn thấy được. Cộng sản ở Liên Xô, cộng sản ở Budapest, cộng
sản ở Âu lâu - Vĩnh phú, hay cộng
sản ở bộ chính trị… chẳng thể làm gì được thi sĩ .
Họ cũng không được phép xách dép cho nhà thơ tự do.
Vậy. Hôm nay. Chúng ta họp mặt ở đây để tỏ lòng quí trọng thi sĩ
của
chúng
ta
Thảo Trường
*
Bài của Thảo Trường về TTT có
chi tiết
sai: "Quán cháo lú" là truyện của Lê Văn Siêu in trên ST số 1, chứ
không phải của Vũ Khắc Khoan.
NL .
Tks.
TT/NQT
*
Ngoài ông Đặng Tiến, có chị Thụy Khuê đã viết về "Cấu trúc thơ Thanh
Tâm
Tuyền", nhưng những ý tưởng cuả GNV thì khác hai người trên, ông nói về
chất "nam tính", những "dự cảm" tai ương hay "báo
bão" cho một sự sụp đổ... rất hay và rất đúng (theo cách nhìn của …
[tôi].
Cũng như có độc giả đã cho rằng họ cảm ra được cái dự cảm, báo bão cho
một toàn
cầu hoá trong "Amers" của St. John Perse. Đó không chỉ là tài
hoa văn chương, mà còn là cái tầm nhìn, cái mũi của loài... "cô độc"
(chẳng biết dùng từ gì, nên tôi phang đại vậy), như Xuân Diệu "nghếch
mũi
lên trên trăm triệu năm / thở lại những mùa xuân cũ" chơi, những khi
ông
ta quá oải (tôi đoán mò vậy)…
[...]
Sau
này, khi có ai học thơ TTT, muốn trích dẫn ông, họ không có
nguồn để dẫn. Sách là nguồn dẫn, không ai lại nói "theo ông GNV ở trang
web Tin Văn (nay đã không còn), Thanh Tâm Tuyền là một cánh chim báo
bão",
ví dụ.
*
Tks. NQT
Primo Levi trả lời tờ
Partisan Review, 1987
What If?
Simone
Weil: The War and Iliad
Tôi đọc
Weil, và bỗng nhớ những đêm Cali không ngủ vì vụ Trần Trường. Tuy không
phải là
người Cali, nhưng đúng vào dịp đó, Jennifer tôi có mặt, và đã thường
trực tham
dự những đêm không ngủ. Ở đó, tôi đã gặp một anh bạn học từ những năm
trung
học. Cả hai đã từng sát cánh bên nhau, trong vụ biểu tình đầu tiên sau
1954,
tại Sài Gòn, để phản đối phái đoàn CS trú ngụ tại khách sạn Majestic và
khách
sạn Ga-li-ê-ni những ngày sau di cư. Anh cho biết, kể từ ngày đó, bây
giờ anh
mới lại đi… biểu tình! Và còn gặp nhiều đồng nghiệp trước 1975, chưa
từng bao
giờ đi biểu tình. Có anh bạn cả đời chỉ cặm cụi làm việc, khi còn ở
Việt Nam
cũng như khi đã chạy qua Cali
sau khi ra trại tù, vậy mà đêm nào cũng ra ngồi… thiền giữa trời!
Tôi nhận ra một điều, đa số những người đi
biểu tình xử sự như
anh: họ ngồi im lặng, không nói, không cười. Như đang cầu nguyện, trong
câm
lặng.
Và tôi hiểu ra một điều: đây là một cuộc
lễ cầu siêu vĩ đại
nhất, trong câm lặng, vào cuối thiên niên kỷ, cho tất cả những người đã
ngã
xuống vì cuộc chiến, và sau đó…
Và tôi tự hỏi, phải chăng những tiếng hò
hét chung quanh sự câm
lặng chính là “cú ném áo đầu tiên’, của một con mụ phù thuỷ có tên là
“lịch sử
của quá khứ”?
Sự Câm
Lặng
Một chủ nhật khác
Lần trước còn học trong Thủ
Đức, một chủ nhật được phép xuất trại, Kiệt không về nhà. Chàng thức
giấc lúc
trời tối mịt, không đợi xe buýt, ra khỏi doanh trại cùng vài người như
những
bóng ma. Một chuyến xe lam đưa chàng về Sàigòn còn đèn thắp ngoài
đường. Trên
phố vắng vẻ, gió không lộng như ngoài xa lộ, nhưng hun hút xào xạc.
Kiệt đứng
trên hè ngó dãy phố đóng ỉm cửa, và như bị nhiếp hồn.
The
Nobel Prize in Literature 2010
Landscape
of Violence
Orhan Pamuk
Liệu
có thứ kêu là văn chương Thế Giới Thứ Ba? Liệu có thể sắp xếp cho ra,
establish
– mà không sợ biến thành trò tầm phào, hay nâng bi miệt vườn, đặc sản,
parochialism - những đức tính, đạo hạnh cơ bản của những xứ sở mà chúng
ta gọi
là Thế Giới Thứ Ba?
Literature
and Exile
Văn chương và Lưu vong
Note:
Bài viết trên giải thích, phần nào, thái độ của
một số độc giả Mít, đối với những nhà văn lưu vong, mà lại viết bằng 1
thứ
tiếng không phải tiếng Mít như Linda Lê.
Họ
khư khư ôm lấy chân lý, nhà văn Mít thì phải viết
bằng tiếng Mít, và dù sống ở đâu, thì cũng phải khư khư ôm lấy hình ảnh
quê
hương Mít!
Đây là tâm lý phát sinh
từ chủ nghĩa quốc gia cực đoan, theo GNV. Khi được Nobel, Llosa
phát
biểu, Gấu nhớ đại khái, bây giờ tôi trở thành nhà văn của tất cả mọi
quốc gia
rồi!
Witness of
Poetry
Linda Lê :
“J'aime que les livres soient des brasiers"
Bà cảm thấy thế nào khi sống
tại nước Pháp
hiện nay?
Tôi gần như luôn luôn cảm thấy
mình sống
trong tình trạng lưu vong. Tôi tin rằng mặc dù sống ở Pháp đã lâu vậy
mà tôi
chưa bao giờ nói: đây là xứ sở của tôi. Nhưng tôi cũng không nói Việt Nam là
xứ sở của
tôi. Tôi coi tiếng Pháp là tình yêu sâu đậm của mình. Đó là cái neo độc
nhất
cắm vào thực tại mà tôi luôn thấy, thật hung bạo, Tôi rất lo ngại về sự
bùng
phát của một thứ chủ nghĩa quốc gia dữ dằn ở Âu Châu. Tôi có cảm tưởng
Âu Châu
ngày càng trở nên lạnh nhạt, và càng ngày càng bớt bao dung. Có lẽ
chúng ta
đang ở trong một thời hòa bình chỉ ở ngoài mặt, có vẻ như hòa bình,
những cuộc
xung đột ngầm chỉ chờ dịp để bùng nổ, tôi sống trong sợ hãi một cú bộc
phát
lớn.
Trong Cronos, bà đưa ra một lời
kêu gọi,
về một sự phản kháng. Phản kháng như thế nào, theo một hình thức nào,
vào lúc
này, theo bà?
Đó là thứ tình cảm bực tức,
muốn làm một
cái gì đó, muốn nổi loạn, khi tôi theo dõi những biến động, Đôi khi tôi
cảm
thấy gần như ở trong tình trạng bị chúng trấn áp đến nghẹt thở. Tới mức
có lúc
tôi ngưng không đọc báo hàng ngày, không nghe tin tức trên đài nữa. Như
nữ nhân
vật Cronos, tôi thỉnh thoảng ở trong tình trạng cảm thấy mình bị cự
tuyệt, bị
sự chối từ cám dỗ…. Như nữ nhân vật này, tôi chỉ có thể chiến đấu bằng
ngòi bút.
Có thể 1 ngày nào đó những biến động bắt buộc tôi phải hành động khác
đi. Nhưng
vào lúc này, trong xã hội mà tôi sống trong đó, khí giới độc nhất của
tôi là viết.
Dù có thể chẳng được hồi đáp
Tôi luôn viết với thứ tình cảm
là tôi có
thể giảng đạo ở giữa sa mạc. Nhưng điều đó không đánh gục tôi. Ngược
lại. Một cách
nào đó, vậy mà lại hay. Đừng bao giờ cảm thấy mình viết ra là được chấp
nhận. Nếu
không bạn sẽ bị ru ngủ bởi sự hài lòng, thoải mái. Bằng mọi cách, cố mà
đừng để
xẩy ra tình trạng tự hoang phế, hay thương thân trách phận. Tình cảm
hài lòng,
và oán hận là hai tảng đá ngầm lớn mà tôi cố gắng tránh né.
Những cuốn sách của bà hay nói tới đề tài
bị bỏ bùa…
Đề tài này luôn ám ảnh tôi. Nó
đầy rẫy ở
trong những tiểu thuyết của Henry James, trong có những phụ nữ bị mồi
chài bởi
những tên sở khanh. Văn chương tuyệt vời nhất là khi nó mê hoặc, quyến
rũ. Tôi
mê những nhân vật giống như là một cái mồi, sẵn sàng phơi mình ra để mà
được… làm
thịt. Bản thân tôi, cũng đã từng bị mê hoặc, hết còn chủ động được,
trước một vài
người, trong đời tôi, và tôi luôn quan tâm tới điều này.
*
Đây là
đề tài ‘ban phát’, thay vì ‘giải phóng’ bà 'Thấm
Vân Thấm Dần Thấm Tới Đất' [mô phỏng cái tít “Mưa không ướt đất” của 1
nữ văn sĩ
nổi tiếng trước 1975 ở Miền Nam] từng đề cập.
Và một trong những tiểu thuyết thần sầu của Henry James mà LD nhắc tới
ở đây là Washington
Square.
Cuốn này đã
được quay thành phim, với nhân
vật thần sầu, Monty Cliff, đóng vai anh chàng sở khanh đào mỏ.
Nhân
trong
nước đang ì xèo về phim Cánh Đồng
Bất Tận chuyển thể từ tiểu thuyết của
Nguyễn
Ngọc Tư, TV bèn ‘lệch pha’qua nhân vật đàng điếm sở khanh Monty Cliff,
một trong
những kép độc được mấy em gái thời Gấu mới lớn mê mẩn, không chỉ 1 anh
ta, mà còn, nào là Elvis
Presley,
Gregory Peck, Clark Gable... tên nào Gấu cũng thù, do hồi đó Gấu
mê một
em, và
thần tượng của em là những đấng trên
Gấu Cái cũng mê Elvis Presley lắm, từng trốn học đi coi phim có anh ta
thủ vai chính!
Điểm
Sách London 7 Oct 2010
MONTGOMERY
CLIFT was a lush,
a loser and a masochist; for more than 15 years he was also one of the
finest
actors in America - as Clark Gable put it, 'that faggot is a hell of an
actor.'
His beauty, his drinking, his homosexuality, his failure and his
unaccountable
talent have all re-formed themselves as elements of the icon that
stands in for
Clift, a potent image of the suffering star. Having seen himself in
Howard
Hawks's Red River (1948), Clift, so the story
goes, knew that fame was coming to him, and grabbed the opportunity to
get
drunk anonymously one last time. In the years of his renown, it could
seem as
though his aim was to hold on to that anonymity while in the throes of
stardom.
For all that, he clearly loved the limelight, and in some perverse way
tried to
turn celebrity into concealment. The sad joke of his career was that
his fame
outlived his success; after Red River, he
couldn't even be anonymous in failure.
|
|