*




Chúc Mừng Năm Mới 2011

Đón Tuyết & Tết & Bão


Thơ mỗi ngày

A Few Memories

Shu Ting

A wine cup knocked over
Stone paths float in moonlight
On green grass, pressed down
A lost red mountain flower

Eucalyptus trees turn
Crowded stars kaleidoscope
By the rusty iron anchor
Eyes reflect a dizzy sky

A book raised to block off candlelight
Fingers held gently between lips
In thin crisp silence
Dreams are half-awake

Translated by Luo Hui, with Zheng Danyi and Martin Alexander

Vài kỷ niệm

Ly rượu đổ
Lối sỏi bập bềnh dưới ánh trăng
Trên cỏ xanh, bông hoa núi mầu đỏ đánh mất,
bị nghiền nát

Rừng bạch đàn biến
sao trời chen chúc
thành kính vạn hoa
Bên chiếc neo sắt rỉ
Mắt phản chiếu bầu trời loạng quạng

Cuốn sách nâng lên che ánh nến
Ngón tay nhẹ hờ trên môi
Trong nỗi lặng ròn, mỏng
Mộng chập chờn

*

One Generation

Gu Cheng 

Black night gave me black eyes
But I use them to search for brightness

Translated by Luo Hui

Một thế hệ

Đêm đen cho tôi mắt đen
Tôi dùng chúng để tìm ánh sáng

ASIA LITERARY REVIEW, Winter 2010
*

LEOPOLD STAFF 1878-1957

This poem was written immediately after World War II. in Poland, among the ruins, of which those in the figurative sense were even more oppressive than the physical ones. There was literally nothing. How could a poet react to that situation ? What was left was to do what a child does, who when trying to draw a house often starts with the smoke from the chimney, then draws a chimney, and then the rest. So this is a poem of naked faith. 

FOUNDATIONS 

I built on the sand
And it tumbled down,
I built on a rock
And it tumbled down.
Now when I build, I shall begin
With the smoke from the chimney.

Translated from the Polish by Czeslaw Milosz

Bài thơ này được viết liền tù tì sau Đệ Nhị Chiến, ở Ba Lan, giữa những điêu tàn, từ đó bật ra điều này: cái cảm quan mang tính biểu tượng lại tỏ ra hung hăng hơn, so với cảm quan vật chất.
Chẳng còn gì hết, đúng là như thế, cái lai quần của Chị Út Tịch cũng chẳng còn!

Nhà thơ phản ứng ra sao trước tình cảnh đó?
Cái còn lại để làm là cái mà đứa bé làm: nó vẽ 1 căn nhà, và thường bắt đầu bằng tí khói bay ra từ ống khói, rồi tới ống khói, và sau đó, tiếp tục phần còn lại.
Như vậy, bài thơ là 1 niềm tin trần trụi.

Có thể Bác H. đã hình dung ra căn nhà này, khi sắp đi xa, và di chúc lại cho dân Mít: Thắng trận giặc này, Mít ta sẽ cây nhà Mít to bằng trăm ngàn lần nhà cũ!
Bằng khói!
Khói gì?
Khói thuốc!

Lâu rồi, GNV đọc 1 cái phóng sự về dân ghiền ở trong nước, tay ký giả cho biết, bài hát, đúng hơn, câu hát mà họ cực mê là "một làn khói trắng ru đời vào quên lãng…".

Lần đầu tiên Gấu nghe bản nhạc này, “Bài không tên số 7”, là ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa.
Khi đọc bài phóng sự, Gấu mới thấm: Cú độc của VC, sử dụng ma túy đánh Mỹ Ngụy, bây giờ mới cho thấy hậu quả của nó [cái gì gì, second-hand effect, gậy ông đập lưng ông?]
Một trong những lý do Mẽo rút khỏi Miền Nam, là GI lậm nặng ma túy.


Xây Nhà

Tôi xây nhà trên cát
Sụp
Tôi xây nhà trên cục đá
Sụp
Thế là bây giờ, bắt đầu từ đầu,
tôi sẽ xây nhà bằng tí khói từ ống khói

Hoặc là Thượng Đế thần thông, và, đếch ra cái chó gì, nhìn từ cái thế giới mà ông ta tạo ra.
Đúng là 1 Lão Tặc Thiên!
Hoặc là Thượng Đế thì OK, và thế giới bị tuột ra khỏi tay của ông ta, và nếu như thế, ông ta đâu có thần thông chó gì!
Trường phái Epicurus
[Czeslaw Milosz trích dẫn]

Liệu tôi có thể nói với họ: làm đếch gì có Địa Ngục,
một khi mà họ học được từ trái đất, Địa Ngục là cái đó đó?

You who were born this night
To tear us from the Devil’s might

- TRADITIONAL POLISH CAROL

Đấng sinh ra đêm nay
Để kéo chúng ta ra khỏi quyền năng của Quỉ
Đồng dao Ba Lan
[Czeslaw Milosz trích dẫn]

Whoever considers as normal the order of things in which the strong triumph, and the weak fail, and life ends with death, accepts the devil's rule

Kẻ nào coi ‘cái xứ mình nó thế’, tức, coi trật tự sự vật, theo đó, kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì thua, và đời thì chấm dứt bằng cái chết, kẻ đó chấp nhận luật của Quỉ.
Czeslaw Milosz



*

Purification by pain

The masochism tango

Religion got it right: pain seems to assuage guilt

CATHOLIC theology says that heaven awaits the pure of heart while hell is reserved for unrepentant sinners. For the sinful but penitent middle, however, there is the option of purgatory-a bit of fiery cleansing before they are admitted to eternal bliss. Nor is inflicting pain to achieve purification restricted to the afterlife. Self-flagellation is reckoned by many here on Earth to be, literally, good for the soul.

Surprisingly, the idea that experiencing pain reduces feelings of guilt has never been put to a proper scientific test. To try to correct that, Brock Bastian of the University of Queensland, in Australia, recruited a group of undergraduates for what he told them was a study of mental acuity. At the start of the study, 39 of the participants were asked to write, for 15 minutes, about a time when they had behaved unethically. This sort of exercise is an established way of priming people with feelings associated with the subject written about. As a control, the other 23 wrote about an everyday interaction that they had had with someone the day before.

After the writing, all 62 participants completed a questionnaire on how they felt at that specific moment. This measured, among other things, feelings of guilt on a scale from one (very slightly guilty or not at all) to five (extremely guilty).

Participants were then told they were needed to help out with a different experiment, associated with physical acuity. The 23 who had written about everyday interactions and 20 of the 39 who had written about behaving unethically were asked to submerge their non-dominant hand (i.e., left, if they were right-handed, and vice versa) into a bucket of ice for as long as they could. The remaining 19 were asked to submerge their non-dominant hand into a bucket of warm water for 90 seconds, while moving paper clips one at a time between two boxes, to keep up the illusion of the task being related to physical capabilities. That done, participants were presented with the same series of questions again, and asked to answer them a second time. Then, before they left, they were asked to rate on a scale of zero (no hurt) to five (hurts worst) how much pain they experienced in the warm water and the ice. Dr. Bastian reports in Psychological Science that those who wrote about immoral behavior exposed themselves to the ice for an average of 86.7 seconds whereas those who had written about everyday experiences exposed themselves for an average of only 64-4. The guilty, then, either sought pain out or were inured to it. That they sought it out is suggested by the pain ratings people reported. Those who had written about immoral behavior rated the ice-bucket experience at an average of 2.8 on the pain scale. The others rated it at 1.9. (Warm water was rated 0.1 by those who experienced it.)

Furthermore, the pain was, indeed, cathartic. Those who had been primed to feel guilty and who were subjected to the ice bucket showed initial and follow-up guilt scores averaging 2.5 and 1.1 respectively. By contrast, the "non-guilty" participants who had been subjected to the ice bucket showed scores averaging 1.3 and 1.2 -almost no difference, and almost identical to the post-catharsis scores of the "guilty". The third group, the guilt-primed participants who had been exposed to the warm bucket and paper clips, showed scores averaging 2.2 and 1.5. That was a drop, but not to the guilt-free level enjoyed by those who had undergone trial by ice.

Guilt, then, seems to behave in the laboratory as theologians have long claimed it should. It has a powerful effect on willingness to tolerate pain. And it can be assuaged by such pain. Atonement hurts. But it seems to work-on Earth at least. •

Note: Bài này thú vị thực. Brodsky không tin chân lý, nhà văn phải đau  khổ mới có tác phẩm lớn, nhưng đau khổ quả là liều thuốc thanh tẩy tâm hồn.
Thảo nào VC bắt Ngụy phục hồi nhân phẩm qua Lò Cải Tạo!


*

Kẻ Lạ Lạ

Người đầu tiên giới thiệu LD với độc giả Mít, "hình như" là GNV, qua bài viết về "Vu Khống", trên mục Tạp Ghi của báo Văn Học, của NMG, thời gian 1997, có thể, khi bản tiếng Anh ra lò, trên tờ TLS.
Báo này không ưa Tây, và tất nhiên, chẳng ưa Linda Lê, và, qua bài báo, như Gấu còn nhớ được, coi bà là đệ tử của Cioran, và đặt bài viết dưới 1 cái tít rất ư là khốn nạn, Dẫn Khách Cho Văn Chương! (1)

(1)
 Pimping for literature SLANDER By Linda Le Translated by Esther Allen 156pp. Lincoln...influences on the Vietnamese-born writer, Linda Le, and these same terms abound in Le...well: habituation and memory loss." Linda Le has said...
Jean McNeil
14 February 1997

Cái đám bợ đít VC ở Tây này chưa từng nhắc tới Bà, cho đến khi Bà trở về Việt Nam, bởi vì những tác phẩm của Bà đều nói về cái sự ăn cướp của VC cả!

Tôi mang trong mình 1 cái xác chết của 1 đứa bé Mít, thí dụ.

Nhưng thôi, kể ra thì chúng lại chửi là mi lúc nào cũng tự khoe, tự thổi!

TV đăng bài nói chuyện, cùng bản dịch của Dương Tường, và nếu có thì giờ, lèm bèm sau!

Tuy nhiên, cái tít bài viết, ÉTRANGES ÉTRANGERS, dịch NHỮNG KẺ XA LẠ LẠ KÌ, theo GNV, dở.
Cái tít này, 'có thể' muốn nhắc tới “Kẻ Xa Lạ” của Camus, và nếu đúng như thế, tới cái cú bắn 4 phát vào cái thây ma tên Ả Rập.
Có lẽ nên dịch là “Kẻ Lạ Lạ”, chẳng cần để số nhiều, để vinh danh LD.

Nhân nói chuyện hửi. Trang Diễn Đàn Forum của đám tinh anh Miền Nam bỏ chạy bợ đít VC, đại bản doanh Paris, lâu lắm, GNV không làm sao vô được, vì mỗi lần vô, là hệ thống bảo vệ PC cản lại. Bỗng hai bữa nay, nó lại OK. Nhân đó, được đọc bài Dương Tường dịch Linda Lê, trong có từ ‘exotique’, ông dịch là ‘nhu cầu ngoại lai’, và chú thích thêm, lòng dòng lắm, đại khái, từ điển Mít chưa có từ nào dịch đúng từ này.

GNV đã từng dịch từ exotique, trong bài viết đầu tiên đầu quân xung phong cắp rổ theo hầu SCN, ở Chợ Cá Berlin, là hương xa cỏ lạ, nói nôm na, [thèm hít hửi] mùi lạ. Với Mít, là thèm mùi đầm, với mũi lõ, thì là thèm mùi Mít.
Bởi thế mà Yiyun Li mới cảnh cáo đám độc giả mũi lõ,
Tôi đâu có ý định thỏa mãn sự tò mò của mọi người về một cái mùi lạ của một cô Xẩm ['I'm not going to satisfy people's curiosity about exotic China’]

Thấy có lá thư của Trần Văn Thuỷ, v/v Nếu Đi Hết Biển. Tay này viết kiểu huề vốn, cả sách, cả thư, do khôn quá. Mấy cuốn phim nổi đình nổi đám của anh ta, cũng thế, toàn thứ gãi ngứa chế độ, và gãi ngứa dân Mít, bên nào cũng đỡ ngứa 1 tí ti.

Cả cái thư chỉ có 1 câu nghe được:

Bất giác trong tôi, mơ hồ một mặc cảm tội lỗi…

Mơ hồ cái con khỉ!

Tình cảnh nước Mít bây giờ, theo GNV, vượt quá sự hiểu biết, và can đảm, tất nhiên, của đám này rồi.
Vượt quá cả trò giả đò mơ mơ hồ hồ mặc cảm này rồi.
Trên TV cũng có 1 loạt bài về cuốn sách của anh ta, GNV được HKP tặng, lần ghé Tiểu Sài Gòn.

Nếu đi hết biển

Lần viếng thăm Tiểu Sài Gòn mới đây, ghé Người Việt gửi anh em tòa soạn cuốn sách mới ra lò, tôi gặp lại HKP. Anh đưa tôi ghé thăm nhà anh, căn nhà được miêu tả trong Nếu Đi Hết Biển, qua bài phỏng vấn HKP của Trần Văn Thuỷ. Anh nói, những lần tới, cứ tự nhiên coi như nhà của Gấu. Nhân tiện, anh rút trên giá sách cuốn Nếu Đi Hết Biển.
-Nếu ông thực tình muốn viết về 'nó', thì ít ra cũng phải đọc hết cuốn sách.
***
Thú thực, tôi ít khi có ý định, "thực tình" viết về, bất cứ một cuốn sách. Bất cứ một điều gì.
Những bài viết của tôi, đa phần là tản mạn, manh mún, và đều ở dạng "chưa hoàn tất". Một lần, PTH tỏ ý thích một bài của tôi trên tanvien.net, tôi ngần ngại, nói, bài chưa viết xong.
Bà "quạt" lại liền:
- Anh chỉ cho tôi một bài viết nào của anh, mà coi như là đã hoàn tất?

Thường ra, tôi  "tạm ngưng" một bài viết, khi nghĩ rằng, đoạn kết, hay câu kết của bài viết đó, mở ra bài viết mới, tiếp theo sau.  Nói một cách khác, mỗi bài viết mới nào đó của tôi, là một tiếp tục một bài viết chưa hoàn tất nào đó.
Lần viết bài cho PTH [một bài về NHT], tôi không thể nào "tạm ngưng" nổi bài viết, và cứ thế liên tục gửi những revised texts, đến nỗi PTH thương hại, nói, anh cứ chấm dứt đại nó đi, tại làm sao mà làm khổ mình như vậy.
Còn NMG, chủ báo VH, có lần nói, tôi ưa "cầu toàn", chẳng bao giờ hài lòng với một bài viết.

Chỉ tới khi, tôi mường tượng ra được, lý do tại làm sao, sau Tướng Về Hưu, Nguyễn Huy Thiệp gần như ngưng viết...

Chính vì thế, bài trên net, một trang net của riêng mình, là một hình thức viết phải nói là tuyệt hảo cho tôi.

Bất cứ lúc nào, cũng có thể lôi xuống, sửa lại, rồi lại post tiếp. 

Trở lại với bài viết cho PTH. Đó là bài viết 'Mỗi trường hợp mỗi khác", viết về ba nhà văn miền bắc, là Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, và Phạm Thị Hoài. Tôi nhìn ra được, khi viết Tướng Về Hưu, Thiệp muốn gửi vào nhân vật này, ý thức tự vấn của một miền đất, sau những lầm lẫn của nó. Để viết, phải có một quãng cách với thời đại của mình, và đó là những năm tháng cô đơn của NHT ở miền núi, mà kết quả trước, là Những Ngọn Gió Hu Tát., và sau, là Tướng Về Hưu, một thứ Le Repos du Guerrier, Khi Người Hùng Trở Về, "sống", trên đống xương vô định đã cao bằng dẫy... Trường Sơn bị xẻ dọc, và "nhờ" đàn lợn, được vỗ béo bằng những thai nhi. 

Câu hỏi làm tôi nhức đầu, khi viết "Mỗi trường hợp mỗi khác" là: Tại làm sao ý thức tự vấn của Nguyễn Huy Thiệp lại 'tạm ngưng', sau khi ông viết xong Tướng Về Hưu. Hay, nói như Nguyên Ngọc, ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp cùn rồi, ông ta hết xí oát rồi?

Liệu chiến thắng miền nam là một hồi chuông báo tử cho "cách viết" của Nguyễn Huy Thiệp?

[Có thể có người bắt bẻ, Tướng Về Hưu xuất hiện sau 1975, nhưng, như đây là một thứ truyện ngắn vào lúc tận cùng của một thời kỳ. Nó giống như Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, dính cứng vào biến cố 1954]. 

Liệu, ý thức của tự vấn của miền đất, ở nơi NHT, như là một người đại diện của nó, đã không chịu nổi cú "đụng độ", khi va chạm với cái mà tôi tạm gọi là "thiên tài của nơi chốn", hay là ông thần miệt vườn, của một miền đất khác? Ngược lại, miền đất này cũng không thể làm sao hiểu nổi, cái ác của một miền đất khác, biểu lộ ra bằng hành động, thí dụ như, nhét 'gì gì đó" vào miệng đám sĩ phu, để cho nó thoát ra khỏi cơn mê muội vong thân, lành nọc độc, là chủ nghĩa cộng sản? 

*****

Home is where one starts from.
In my beginning is my end.
What you own is what you do not own.
T. S. Eliot
[Nhà là nơi mà bạn bắt đầu]
[Trong cái bắt đầu của tôi là cái tận cùng của tôi]
[Cái bạn sở hữu là cái bạn không sở hữu] 

Indians are proud of their ancient, surviving civilization. They are, in fact, its victims.
Người Ấn tự hào về nền văn minh cổ xưa, còn hoài của họ. Hóa ra, họ là nạn nhân của nó.
Naipaul: Lần viếng thăm thứ nhì  [in trong Nhà văn và Thế giới] 

Nguyễn Huy Thiệp đã từng mơ 'đi hết biển', nhưng đi được một đoạn đường, ông quay về. Ông giải thích, 'vì nghĩ đến mẹ'.
Mẹ ở đây, là 'ẩn ngữ', chỉ văn minh lâu đời, dai như đỉa: nền văn minh đồng bằng sông Hồng? 

Nhưng Văn Cao, chẳng hề mơ giấc mơ này. Như Joseph Roth, đã từng có vé của PEN, mời đi Mẽo: ông bèn quẳng vào thùng rác, và uống tiếp: Người đã viết một câu để đời, nói lên nỗi đau của cả một miền đất trong trận đói khủng khiếp năm đó, "Thề phanh thây uống máu quân thù," người đó không thể bỏ đi. Vinh quang của một  tướng về hưu là như vậy. Vinh quang đấy, mà thất bại cũng đấy. Thất bại, vì không thể hiểu được một miền đất  khác. Những người dân ở đó nói tới nghĩa khí ở đời, nói trung hiếu với bố mẹ, anh em, bằng hữu...  chứ không với Dân, hay với Đảng.


Tưởng nhớ Nguyễn Tôn Nhan

*

@ NDT's, 3/2008

*

 

*

NTN & NTK tại Gallery của Khưu Đức

[Hình từ website NTK]

&

Anh con nho hinh anh nay khong?

Saigon 1972 tai quan Huong Xua quan GoVap.

Cả 1 quãng đời thê lương, may nhờ NTK mà còn giữ được.
Tks NQT

GNV quen NTN ở quán cà phê Bà Lê Chân của HT, cùng với NDT, và bạn của anh, sau cũng là bạn của GNV, những ngày sau 1975.

*

Nhớ về Tân Định

Quán lúc này đã đổi chủ, HT sang lại cho bà con của họa sĩ TT, không biết bây giờ, ai là chủ. Hồi đó, chưa có thứ ghế nhựa sang như trên, mà là thứ ghể gỗ thấp, chắc gi vẫn còn, ở những quán vỉa hè.
*

Sở dĩ nhạc Văn Cao tới được cõi Thiên Thai, vì ông, có thể, và dư sức.. giết người!

Mỗi lần PD làm được 1 tình ca để đời, là ông phải làm thịt một em, y chang Vi Bức Vương, mỗi lần giở khinh công tuyệt đỉnh ra là phải hút máu người!

Bây giờ thì Gấu hiểu ra là, những câu trên, đều bước ra từ câu nói thần sầu của Walter Benjamin:

Mọi tài liệu về văn minh đều là một tài liệu về dã man.

Bữa trước, GNV đọc 1 blog ở trong nước, của 1 đấng VC. Đấng này kể về 1 lần đóng vai hướng dẫn viên cho 1 đoàn khách du lịch nước ngoài, và 1 tay mũi lõ hỏi, xứ Mít đẹp như vầy, sao không có những công trình hiển hách như Vạn Lý Trường Thành của Thiên Triều?

Thế là anh VC cao giọng dậy dỗ tên mũi lõ ngu đần:
Mi có biết Vạn Lý Trường Thành làm chết bao nhiêu người dân TQ đói khổ không?
Nước Mít của chúng ông lấy Đức Hiếu Sinh làm trọng, không thể bắt dân xây dựng những đền đài, những công trình văn hóa dã man như thế!

Ui chao, GNV đọc mát cả… chim.
Cả 1 cái nước Mít, chính là 1 cái công trình dã man của Cái Ác Bắc Kít.

Chúng sợ Thiên Triều quá, rồi đẻ nhiều quá, đồng bằng sông Hồng nuôi không nổi, cứ thế tràn xuống Miền Nam, làm cỏ không biết bao nhiêu giống dân, sau cùng làm cỏ luôn thằng em Nam Bộ, thu đất Mít về một mối, cho đám Cùng Hung Cực Ác ở Bắc Bộ Phủ hưởng, thừa ra thì tới đám lau nhau!


Gửi một người yêu

Tôi thì không nhận ra anh ngay. Bởi vì nhìn chung anh không đổi. Rõ ràng tôi vẫn biết phải thế khi anh hẹn tới đón, nhưng khi anh rời gốc cây trước cửa nhà cô bạn, tôi đã không để ý. Không dễ gì tin được vào thực tại, bởi vì thành phố của chúng mình đất nước của chúng mình thay đổi nhiều thế này. Đến nỗi sự ít đổi thay lại thành đáng ngờ vực nhất.
   Nhưng mưa thì vẫn như thế. Dịu dàng như hơi thở con gái. Và ấm.
   Tại sao ngày xưa mưa chúng mình rét vậy! Thế mà đi trên phố thấy chỗ nào cũng quá sáng, chả có vùng tối nào để ngả vào nhau. 

   - Rét là vì đói. Đói mà không còn thấy đói là cái đói kinh niên. Bọn nhóc nhà mình bây giờ không khi nào thấy kêu rét từ ruột rét ra như bọn mình ngày trước đâu Ngân ạ. Chao, ngày đó sao mà mình ghét những buổi tập hợp ngoài sân trường vào những hôm mưa nhẹ như sương này thế. Răng khua trước đầu gối khua sau. Mà ông thầy bí thư đoàn trường mình cứ gào lên Tổ Quốc đang chờ. Thầy tên Châu. Bọn mình gọi nhại sau lưng là thầy Trâu Điên. Bố khỉ, chính ông thầy hồi trẻ thì lại tìm cách trốn phân công công tác lên Tây Bắc. Sau này mình không bao giờ đến thăm ông thầy ấy nữa, mặc dù từng có một năm học văn thầy ấy. Vì sao ấy à. Vì mình thấy thương cụ, đầu tiên cụ dối lòng, rồi dối bọn mình, rồi không còn khả năng đằng sau quay mà nghĩ khác ít nhiều. Nghĩ khác có nghĩa là tự phủ nhận ngần đấy năm đội trời đạp đất còn gì... Nói chung mình không chịu được sự thương hại… ngay cả khi nó là một cái quyền, thuộc về mình.
   - Còn cả cái gì ngoài lòng thương hại nữa chứ. Ví dụ...
   - Để mình nói nốt. Ví dụ như là Ngân chứ gì?


 Lan man với Vương Trí Nhàn

Văn học Việt Nam đang phải trả giá cho một giai đoạn khủng hoảng từ những năm trước, những năm 1980, 1990. Thế hệ nhà văn lẽ ra phải viết sung sức nhất là thế hệ nhà văn khoảng 30 tuổi, thế hệ nhà văn sinh vào những năm 1980 nhưng đó lại là một thế hệ mất niềm tin, mất các giá trị.
NTS

Bà có nhớ hồi nhỏ học sinh vật có cái thí nghiệm phản xạ có điều kiện Paplop không. Con gà mổ hạt ngô, đến lúc người ta không bỏ ngô vào, nó vẫn mổ toét cả mỏ cho đến chết….
VTN

Đây chỉ là sự tình cờ, nhưng cái giá mà văn học VN phải trả không phải vì mất niềm tin.
Nó vẫn còn đó, như là hạt ngô ngày nào. Nhà văn Mít muốn viết văn, là phải viết dưới ánh sáng của 1 cái gì đó!
Bởi thế, NTS phán: Nói thì có vẻ hơi sáo, nhưng nói thật, văn chương phải phấn đấu vì một điều gì đó cao quý. Văn chương phải lớn hơn cuộc sống.
Cái chết của văn Mít ở trong nước, theo Gấu, là do nó không dám viết về những gì cần phải viết, [phấn đấu vì một điều gì đó cao quí], vì nếu viết ra, thì tác giả phải đi tù. Đơn giản chỉ có thế.

Không phải tự nhiên VTN nhắc tới phản xạ Paplop: Ông cũng bị nó hành, như bất cứ 1 nhà văn VC, về 1 giấc đại mộng Mít: giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ‘hạt ngô tuyệt vời’ nhà nước hứa lèo với Miền Bắc.

Văn học Mít hải ngoại, có đấy, nhưng ở những nhà văn không còn viết bằng tiếng Việt nữa, và đây là 1 điều đáng mừng. Linda Lê là nhà văn Việt Nam dù bà viết bằng bất cứ thứ tiếng nào. Thí dụ.
Để 'mimh họa' cho vấn nạn trên, TV sẽ giới thiệu trường hợp Yiyun Li, nhà văn TQ, viết bằng tiếng Anh, qua bài phỏng vấn mới nhất trên tờ ALR Winter, 2010, đặc biệt về China

Note: Yiyun Li quả được Mẽo lì xì nửa triệu đô:

She is part-way through a book tour behind Gold Boy, Emerald Girl. But just when she thought her promotional duties could not be any more intense, she was awarded one of this year's MacArthur "Genius" awards. Bestowed annually, MacArthur fellowships recognize "talented individuals who have shown extraordinary originality and dedication in their creative pursuits", rewarding them with grants of US $500,OOO, paid quarterly for five years.

*

Interview: Yiyun Li

James Kidd

Diễn Văn Nobel 2010


Đêm giữa ban ngày


Ghi chú trong ngày

09 février 2011
“Un homme, ça peut être détruit et pas vaincu"

Thấy câu này, nhờ link trên Blog NL.

Nguyên tác tiếng Anh, trong Ngư Ông và Biển Cả hách hơn nhiều:
A man can be destroyed but not defeated: Con người có thể bị huỷ diệt, nhưng không thể bị đánh gục, [nhà thơ NTH đề nghị thay bằng từ ‘vấp ngã’, trong 1 bài viết ‘cám ơn’ LCD!]

Gấu lần đầu đọc Ngư Ông, và bị câu này làm chấn động, bất giác nhớ đến người hùng Lê Văn Trương của Gấu, thời mới lớn!
*

Nội Cỏ Của Thiên Đường 

Nội Cỏ Của Thiên Đường, truyện ngắn Steinbeck, viết về tuổi thơ, Gấu đọc bản dịch [hình như của Truơng Bảo Sơn], hồi còn đi học, và nhớ hoài đến già.
TBS còn dịch một truyện dài, có tên tiếng Việt là Con Nai Tơ thì phải, cũng thật tuyệt vời. 

Nội Cỏ Của Thiên Đường là câu chuyện của hai bố con, ông bố làm thư ký thành phố, hình như mất việc, về quê sống, và lạc vào Xứ Thần Tiên. Ông bố chỉ tỉnh giấc, khi, tới mùa tựu trường, bà con lối xóm thương thằng bé, bèn kéo nhau tới thăm, với một bọc quần áo. 

Thế là sáng hôm sau, hai bố con đành từ giã nội cỏ của thiên đường, trở lại thành phố. 

Con Nai Tơ là câu chuyện một chú bé với con nai nhỏ xíu của cậu. Nhưng làm sao người và vật cứ nhỏ xíu được mãi. Con nai lớn, gây đủ thứ phiền hà, khiến ông bố đành phải giết con vật. Cậu bé bỏ đi, và thế giới bên ngoài làm cho cậu hiểu, đời sống bắt buộc phải khốn nạn như vậy. Cậu trở về, xin lỗi bố và hứa, sẽ thay ông, làm nốt công chuyện của một người đàn ông trong gia đình. 

Làm sao cứ nhỏ xíu được mãi. Đây chính là câu mà Bông Hồng Đen mắng mỏ Gấu, khi từ giã Nội Cỏ Của Thiên Đường. "Mi đâu có thương ta? Mi thương con bé mười một tuổi, là ta, từ đời thuở nào. Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!" 

Trong những nhà văn Việt Nam viết cho nhi đồng, có một, ít được nhắc tới, và khi nhắc tới, thì lại bị coi là nhà văn chuyên viết truyện cho người lớn đọc, và thứ văn chương của ông sau thành một "thương hiệu", văn chương triết lý người hùng Lê Văn Trương, với những cuốn để đời: Trường Đời, Người Anh Cả, Ngựa Đã Thuần Mời Ngài Lên, Bốn Bức Tường Máu....
 
Nhưng ông không hề quên thiếu nhi. Trong số những truyện viết cho thiếu nhi của ông, Gấu còn nhớ được hai, thật là tuyệt vời.

Một, viết về hai thằng bé đánh giầy ở Hà Nội. Truyện này, Gấu chỉ nhớ, mang máng cái tên truyện, như trên, khi đọc Dickens viết về những đứa trẻ khốn khổ của Luân Đôn.

Và một, về một đứa bé, con nhà giầu, ở Hà Nội, ham chơi, bố mẹ bèn tống lên ở với một ông cậu, hay bà bác, ở mãi  trên Tuyên Quang, hay Phú Thọ. Thằng bé nhớ Hà Nội, nhớ bố mẹ, không chịu nổi cuộc sống buồn tẻ ở mạn ngược, bèn lùi lũi, cứ thế đi bộ về... Hà Nội.

 Cuộc" vạn lý trường chinh", về "tiếp quản" thủ đô, xuyên qua đồng bằng sông Hồng, những làng mạc ven bờ đê, trở thành một kỷ niệm để đời trong chú bé. Nhưng chú hoàn thành được cuộc "vạn lý trường chinh, chín năm trường kỳ kháng chiến", là nhờ một thằng bé nhà quê. Chính thằng bé nhà quê, khi chú đói lả, đem chú về nhà, cho chú ăn, dậy cho chú cách vo gạo, ở một cái cầu ao, cách nấu gạo thành cơm, từ một cái bếp rơm, từ một cái nồi đất... nghĩa là chỉ cho chú thấy cuộc sống bần hàn, quê mùa, của làng quê, cùng lúc, dậy cho chú bé thành phố con nhà giầu kia, biết, ý nghĩa của cuộc đời. Chú bé thành phố như được gột rửa, và khi về đến Hà Nội, gặp lại người thân, trở thành một thằng bé khác.

 Cuốn sách trên, người đưa cho Gấu đọc, Gấu vẫn còn nhớ. Đó là cậu Toàn, em của mẹ Gấu. Nhớ luôn cả lời bình của ông cậu, ghi ngay ở cuối sách.

 "Cái thằng bé này là một thằng bé vô ơn. Khi nó về đến Hà Nội, gặp bố mẹ, trở thành một thằng bé tốt, nó không hề nhắc tới thằng bé nhà quê đã cứu sống nó, đã đem cho nó ý nghĩa của cuộc đời."

 Về già, Gấu mới hiểu ra được lời mắng mỏ nặng nề của ông cậu, đối với một thằng bé vô ơn. Ông cậu Gấu, khi viết những dòng đó, không hề nghĩ đến một điều, như Gấu nghĩ, sau hơn nửa thế kỷ xa cách Hà Nội, và khi trở về, gặp lại ông cậu, nhớ lại bao chuyện cũ, chuyện mới, và hiểu ra được rằng là:

 Cái thằng bé vô ơn đó, biết đâu đấy, là cả một thế hệ, nhiều thế hệ, của những chúng ông, những ông con trời, ở Hà Nội?

 Như thế, thì lại thành chuyện người lớn mất rồi.

 Nhưng tôi tin rằng, những đứa trẻ của Hà Nội, hay nói rộng ra một chút, những đứa trẻ của cả một miền đất. đã không hề được đọc, những truyện viết về thiếu nhi như thế, của một ông nhà văn của Miền Bắc, thí dụ như Lê Văn Trương.

 Họ được dậy cách cắm cờ đỏ, lên một thành phố Miền Nam, mà sau này, cái hành động vinh dự ngày nào trở thành một "mặc cảm", hay là “cái còn lại”, ở một nhà văn. (1).

 Nói qua nói lại mới toại lòng nhau.

 Gấu tui có được đọc một ông Miền Nam viết về thời học sinh, và kỷ niệm cay đắng của ông, khi phải xếp hàng đón Tổng Diệm, hình như vậy. Cay đắng thiệt, nhưng chưa cay đắng bằng cảnh, một người quen của Gấu kể lại, anh đi coi ciné mà không chịu đứng dậy chào cờ, và suy tôn Ngô Tổng Thống, đã bị mật vụ chìm, ngồi chung với khán giả trong rạp lôi ra tẩn cho một trận để đời!

 Tuy nhiên, không hề có một thầy cô giáo nào thưởng công học trò tiên tiến theo kiểu như trên cả. Thầy cô Miền Nam dậy học trò, những cuốn như Tâm Hồn Cao Thượng, [Hà Mai Anh dịch Les Grands Coeurs, của de Amicis, nguyên bản tiếng Ý, nhật ký của một học sinh, bản tiếng Anh The Heart of a Boy], Kho Tàng Trong Căn Nhà Có Ma [dịch Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của Mark Twain], Con Nai Tơ, Cuộc Phiêu Lưu Trên Lưng Ngỗng [Lý Quốc Sỉnh dịch The Wonderful Adventures of Nils, của Selma Lagerlöf (1858-1940), Nobel 1909]...

 Miền Bắc chỉ dậy học sinh có một việc: cắm cờ! Kết quả thần sầu, là chiến thắng Miền Nam.

 Nhưng hậu quả của nó, khủng khiếp hơn nhiều, thê lương hơn nhiều!

Bởi vì khi anh đã nói dối con nít, lợi dụng con nít, bao nhiêu thế hệ con nít, một khi mà chúng vỡ ra được, là... bỏ mẹ!

Hơn thế nữa, khi đã quen cắm cờ thì khó mà rũ bỏ đi được.
Đây là điều mà triết gia người Pháp, André Glucksmann, nhận ra, khi ông cho rằng, "họ" (ông muốn nói Cộng Sản Miền Bắc) bị kết án phải gây chiến tranh, như là "yếu tính" của họ [của một miền đất?].
[Đọc Ngợi Ca Mì Gói]

Tất cả những gì gọi là sa đọa, ở nơi thế hệ trẻ ở trong nước, là phản ứng ngược lại với cái việc cắm cờ ngày nào.

Có thể nói, chưa có trẻ con nơi nào ngoan như trẻ con Miền Bắc trước 30 tháng Tư, 1975. Ngoan đến nỗi bố mẹ mà còn đem ra đấu tố, thép đã tôi đến mức như thế, thì làm sao hư được nữa!
Và chưa có trẻ con nào hư, như họ, sau ngày đó.
Ngay cả khi họ học giỏi.
Học càng giỏi, càng hư.
Bởi vì những phần tử ưu việt của chế độ Đỏ, tốt nghiệp đại học Tây Phương, nào Sorbonne, nào Harvard... khi về nước, thay vì cắm cờ như ngày nào, bèn "ngồi lên đầu nhân dân"!
Đó là ý nghĩa của cụm từ "cà rem của cà rem" của Joseph Brodsky, trong bài Diễn Văn Nobel của ông.
*

Salvation or Ruin?

Trong một xã hội tan rã, một khi thế hệ trẻ mù lòa đi theo chân lý muôn đời, hết cắm cờ, thì lại ngồi lên đầu nhân dân, tai ương thảm họa là điều không thể tránh khỏi, và được báo trước. Nhưng chính cứu rỗi, chứ không phải điêu tàn mới là điều "tới mà chẳng ai biết trước, chẳng ai trông chờ, chẳng làm sao tiên đoán...", bởi vì cứu rỗi, chính nó, chứ không phải điêu tàn, tuỳ thuộc vào tự do và ý chí của con người.
[Mô phỏng Hannah Arendt, trong Franz Kafka: A Revaluation, trong Essays in Understanding 1930-1954, nhà xb Schocken Books, New York: In a dissolving society which blindly follows the natural course of ruin, catastrophe can be foreseen. Only salvation not ruin, comes unexpectedly, for salvation and not ruin depends upon the liberty and the will of men].
Chỉ một khi thế hệ trẻ, tốt nghiệp Harvard, trở về nước, bằng tự do và ý chí của chính họ, từ chối không chịu ngồi lên đầu nhân dân, thì mới mong có cứu chuộc được.

NQT

(1) Về chi tiết cắm cờ, xin xem bài viết “Còn Lại Gì”, của Phạm Thị Hoài, trên talawas.
Cái tít bài viết, khi được dịch sang tiếng Anh, biến thành “Cái Còn Lại”, What Remains, không đúng tinh thần của nguyên văn tiếng Việt, theo tôi. NQT



Mémoirs

Thời Tập
5.5.1974
Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng

Khi viết Tắt Lửa Lòng, Nguyễn Công Hoan có lẽ chỉ muốn cuốn sách của ông nằm trong dòng văn chương xã hội…. nhưng đã vô tình ‘điểm thêm mắt rồng’ cho nó, khi hoàn thành tác phẩm, nó bay mất và lạc vào thế giới tình yêu, một thế giới hoang đường với những Tiểu Nhiên Mị Cơ, Mỵ Châu Trọng Thủy… và Lan và Điệp.

… Đây là chiếc chìa khoá để cho các tiểu thuyết gia chuyên viết truyện tình dùng để mở căn nhà mồ Lương Sơn Bá: Hãy làm sao cho nhân vật trong truyện tình chết đi [ở trong tiểu thuyết] để rồi sống lại [trong huyền thoại]...
NQT 

Ui chao, liệu ‘ba trăm năm sau’, (1) truyện tình của BHD và anh cu Gấu cũng sẽ ‘chết đi ở trên không gian ảo’ và rồi ‘sống lại ở trong huyền thoại’?
Hà, hà!

(1) TV: Đúng rồi, nên thay đổi, kẻo không như O nói, ba trăm năm sau (hihi) có người đi tìm tác phẩm của NQT chỉ thấy toàn ‘kít’ với ‘đếch’, ‘như kít’… thì không biết sẽ xếp tác phẩm vào loại văn chương gì?
Hihi
K

Phận lưu vong


Ở hay Về?



*

Kafka et son prophète

Par Olivier Le Naire (L'Express),

publié le 09/07/1998     

L'intérêt de Vialatte pour l'auteur du Procès confinait à la passion, comme l'atteste un recueil de textes brillants et inédits

Le facteur ouvrit la porte. Il ressemblait à l'arbre de Noël.» Ainsi parut à Alexandre Vialatte ce messager qui, dans un paquet de l'épaisseur d'une brique, lui apportait, à Mayence, en 1925, Le Château, de Franz Kafka. Le Tchèque venait de mourir d'une tuberculose un an plus tôt. L'Auvergnat, à peine âgé d'un quart de siècle, rédacteur à La Revue rhénane, esquissait tout juste sa carrière littéraire. Kafka, on le sait, fut pour lui une révélation. Avant même de publier Battling le Ténébreux, en 1928, le futur chroniqueur de La Montagne allait prouver qu'il savait lire. Premier Français à découvrir Le Procès, il le traduit et le fait publier en France par l'intermédiaire de ses amis Henri Pourrat et Jean Paulhan, en 1933. Mieux qu'une passion, une mission. Sacrée. Celle du passeur de textes.

“Kafka était un dieu, mais un dieu inconnu et je me suis fait son prophète», écrit Vialatte dans l'une des multiples chroniques qu'il consacra à l'auteur de La Métamorphose. Toute sa vie, et plus particulièrement des années 20 aux années 50, il rédigea des notes, des articles, des préfaces sur son guide au temple de l'absurdité humaine. Réunies en partie par Les Belles Lettres et savamment commentées par François Taillandier, ces réflexions, pour beaucoup inédites, bourrées d'anecdotes, truffées de formules brillantes, livrent non seulement une analyse fine et évolutive de l'auteur du Procès et de son œuvre, mais également, en filigrane, un portrait presque trop humain de Vialatte.

On sait que ses premières traductions ont été très discutées, et l'on comprend mieux pourquoi à la lecture de ce recueil. Vialatte est un pionnier au pays de Kafka. Il traduit «de l'inconnu», tant l'auteur du Château est révolutionnaire. Et Vialatte ne cache pas sa partialité: «Kafka n'est pas pour moi un sujet objectif.» Comme Flaubert se refusait de toucher aux idoles de peur que «leur dorure ne lui reste collée aux doigts», Vialatte, tel un membre de la famille, refuse de trop le connaître. Et s'incline très bas devant la statue du Commandeur au point d'oser écrire ceci, en préface à L'Amérique: «Proust n'était inquiet que des soucis de la terre. Le coffre-fort dont il grattait si vaillamment la porte n'était plein que du temps terrestre, de tasses de thé, d'âmes frelatées, de codes mondains. Celui de Kafka est plein de ciel.» En compagnie de Vialatte, bienvenue donc au plus haut des cieux de la littérature.


Trang Kundera

La mémoire de Prague: Hồi ức Prague

Pour Kundera, «Kafka est le prophète d'un monde sans mémoire» et Gustáv Husák, septième président de son pays, est le «président de l'oubli». Pour lutter contre l'oubli, les Tchèques ont trouvé la meilleure solution: écrire. Ils furent aussi les premiers à élire un écrivain, Václav Havel, comme président.


Khi Đỏ là Đen