|
Chúc
Mừng Năm Mới 2011
Đón
Tuyết & Tết & Bão
Câu đối Tết
VN là đồng
minh 'đáng xấu hổ' của Mỹ
Mỹ là đồng minh ‘đáng xấu
hổ’
của VNCH!
Tạp chí có
tiếng Foreign Policy - Chính
sách Ngoại giao - đã đưa Việt Nam vào danh sách
"các đồng minh đáng xấu hổ nhất" của Hoa Kỳ nhân các diễn biến ở Ai Cập
nơi Tổng thống Hosni Mubarak là người được Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Thơ mỗi ngày
Poetry
Liu Xiabo
Wait for Me
with Dust
for my wife, who waits every day
Nothing
remains in your name, nothing
but to wait
for me, together with the dust of our home
those layers
amassed,
overflowing, in every corner
you're
unwilling to pull apart the curtains
and let the
light disturb their stillness
over the
bookshelf, the handwritten label is covered in dust
on the
carpet the pattern inhales the dust
when you are
writing a letter to me
and love
that the nib's tipped with dust
my eyes are
stabbed with pain
you sit
there all day long not daring to move
for fear
that your footsteps will trample the dust you try to control your
breathing
using
silence to write a story.
At times
like this
the
suffocating dust
offers the
only loyalty
your vision,
breath and time
permeate the dust
in the depth
of your soul
the tomb inch by inch is
piled up from the feet
reaching the chest
reaching the throat
you know
that the tomb
is your best resting place waiting for me there
with no
source of fear or alarm
this is why you prefer dust
in the dark,
in calm suffocation
waiting, waiting for me
you wait for
me with dust
refusing the
sunlight and movement of air
just let the dust bury you altogether
just let
yourself fall asleep in the dust
until I return
and you come
awake
wiping the
dust from your skin and your soul.
What a
miracle - back from the dead.
ASIA
LITERARY REVIEW WINTER 2011
Tưởng nhớ
Nguyễn Tôn Nhan
@ Chùa Tây
Lai, Cali
Viên Linh
& NTN
Nguyễn Tôn
Nhan & Du Tử Lê, Cali 3/2008
Lan man với Vương
Trí Nhàn
Note: Bài
này, tuyệt. Nhận định về Sơn Nam, đúng, nhưng không đúng, khi áp dụng
vào trường
hợp NNT. GNV sẽ tản mạn sau, về chuyện này, nhưng đại khái là như vầy:
Sơn Nam
là 1 anh VC nằm vùng. Vốn sống của ông là 1 Nam Bộ có Tây, còn Tây.
NNT, trưởng
thành sau cái cú ăn cướp 30 Tháng Tư, và cùng với nó là Lò Cải Tạo.
Làm
gì còn
chuyện bản địa hoá ở đây, vì Miền Nam, 1 cách nào đó, biến mất rồi. Cái
Miền
Nam Sâu Thẳm, của Faulkner... mất rồi, cùng với sự xâm lăng của Bắc
Kít.
Bạn
VTN này phải đọc lại Bút Ký Tô
Hoài, nhe!
Chúc Tết
bạn
và gia đình! NQT
GNV không
quen VTN. Trên TV có trang VTN, là do LMH giới thiệu.
Vơi GNV, Sơn
Nam chỉ có mỗi 1 cái truyện ngắn, một thứ tân truyện, nouvelle, kiểu Kẻ Xa Lạ, Bếp Lửa, tới chỉ, là Hình Bóng Cũ. Và bi giờ nghĩ lại,
mới ngộ ra thì là, ông đúng là cái anh chàng ký giả ở trong truyện,
được đến
hai người tới gặp, đề nghị làm ghost-writer cho họ.
Một, là cái bà me
Tây, đề
nghị viết hồi ký, kể cuộc đời của bả, tức cái linh hồn của Miền Nam, kể
từ khi
Tây Mũi Lõ tới xứ Nam Kỳ, và đành phải để cho nó dầy vò. Một, là cái
anh Bắc Kít,
sau 1975, mi là thằng VC nằm vùng, hãy kể lại cái Miền Nam trước 1975,
bị Mỹ Ngụy
kìm kẹp, và sau 1975, được giải phóng, hai cuộc đời đó nó khác nhau ra
làm sao!
Nghe thật đểu giả, nhưng đó là sự thực về ông nhà văn Nam Bộ, bị Bắc Bộ
Phủ sau
1975 bỏ rơi, đến chết cũng đếch có đất mà chôn, sau phải nhờ sự hảo tâm
của 1
tay địa chủ Miền Nam.
Nghe nói, tụi chúng còn
đếch cho ông được cái hòm dán nhãn
Hội Nhà Văn?
Cứ nghe cái
giọng ông VTN phán về SN, là đủ hiểu sự kính trọng của đám Bắc Kít đối
với SN
ra làm sao: cũng chỉ thứ bản địa!
Tay VTN này, chuyên đi tìm
Cái Ác Bắc Kít, không ngờ 1 điều, nó nằm ở trong tim
trong hồn của… chính ông ta!
Của bất cứ
1 anh Bắc Kít:
Đi mãi xa mà
vẫn nằm…đâu đây!
Đi mãi xa là để ở lại… mãi đó! (1)
(1)
Bien qu'il
n'ait jamais disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur
des
ténèbres vers la mer en nous emportant sur le fleuve Congo est de
retour. Et
avec lui revient le personnage de Kurtz qui, lui non plus, n'a jamais
disparu,
ou s'il l'a fait, il était « parti très loin, comme dirait Kafka, pour
rester
ici ».
Thì, tất
nhiên, nó chẳng bao giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu,
của sông
Hồng, chảy từ trái tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa
chúng ta
dạt dào lưu vong, sau khi thoát hải tặc Thái Lan, mãi tít tới miệt Công
Gô, và,
ăn Tết Công Gô xong, lại trở về.
Và cùng về với
nó, là nhân vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay
là, nếu
anh ta làm như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.
Kurtz
des ténèbres [Kurtz
của bóng đen]
GNV này ngộ
ra điều này, khi đọc Steiner!
Đúng hơn, khi đọc Faulkner!
Cái tay NTV,
phán về Gấu, không phải tự nhiên mà mi chọn Faulkner là thầy, trong mi
có 1 tên
Bắc Kít khốn nạn, chỉ hăm he huỷ diệt Miền Nam, 1 Thầy Thành của NNT,
thí dụ, và
mi quá sợ điều này…than ôi, chính
NTV cũng là 1 tên Bắc Kít!
Và cũng là 1
người nhận ra sự thực, cuộc chiến vừa rồi, không phải nội chiến Nam
Bắc, mà là hận thù
chém giết giữa đủ thứ những tên Bắc Kít với nhau!
Hình Bóng Cũ
Trong những
tác phẩm của Sơn Nam, có một, ít được nhắc tới, nhưng đối với cá nhân
người viết,
có lẽ đây là cuốn hay nhất của ông:
Hình Bóng Cũ. Những tác phẩm như Hương Rừng
Cà Mâu, Chim Quyên Xuống Đất... là một Miền Nam sau này, hoặc
vẫn tiếp tục còn
đó, tuy đã tang thương dâu bể. Hình
Bóng Cũ là một Miền Nam đã mất hẳn, như một
Viễn Tây của lịch sử Hoa Kỳ. Ở đó, huyền thoại lấn át thực tại, và khi
huyền
thoại biến mất, nó kéo theo cùng với nó, những con người nửa hư nửa
thực. Tất cả
biến thành thần. Những vị phúc thần (anges gardiens).
Tôi đọc cuốn
sách đã lâu. Sau cố tìm gặp lại nhưng không thể. Như thể cái duyên giữa
cuốn
sách và tôi đã trọn vẹn: Một đứa bé di cư, một mình xuống tầu há mồm
vào Nam
tìm gặp Hòn Ngọc Viễn Đông, vô tình khám phá viên quặng làm nên hòn
ngọc đó.
Câu chuyện một
xóm nhỏ, có một "thầy ký nhựt trình", như dân trong xóm vẫn thường trầm
trồ về một anh chàng ngụ cư. Bản thân anh ta lâu lâu có một bài thơ
được nhà
báo thương tình đăng lên, thay vì để trống một khoảng nhỏ.
Một bữa có một
bà tới kiếm, tính mướn anh viết hồi ký cho "bả". Người đàn bà ôm
trong mình cả một kho tàng. Đã từng là đào hát, chủ gánh, sau bỏ hết,
gá nghĩa
cùng một ông tây thuộc địa, một trong những người khai phá ra những
cánh đồng
thẳng cánh cò bay, tiền thân của những ông Hương, ông Cả trong những
cuốn tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh, tiền thân của những cô Ba, cô Tư trong những câu
chuyện
ngồi lê đôi mách, cà kê, dê ngỗng của một số tác giả Miền Nam hiện nay.
Một
nhân vật kiểu Faulkner, sự tàn bạo, dã man không thua, số người bị giết
do ông,
bởi chính ông chắc cũng không kém. Người đọc chỉ đoán lờ mờ những chi
tiết
"thực" đó. Chỉ lờ mờ biết được quá khứ của một Lọ Lem một bữa biến
thành Công chúa Thuộc địa. "Bả" có cay đắng khi phải "bó thân về
với triều đình", khi phải đồng hóa Miền Nam với chủ nghĩa thực dân khai
hóa... nào ai biết được. Tất cả chỉ là những "tầng kiến giải" về một
huyền thoại. Về một Hình Bóng Cũ.
Người xưa
thường nói, nếu vẽ rồng chớ có "điểm nhãn". Vẽ mắt rồng, bữa nào hứng
lên, rồng vàng, hạc vàng... bay mất, để trơ lại một thành Thăng Long
mất cả
Gươm Thiêng lẫn Rùa Thần, một Hoàng Hạc Lâu biến thành tiệm chả cá Lã
Vọng...
Tôi nghĩ,
Sơn Nam đã quên lời dặn đó của cổ nhân, khi viết Hình Bóng Cũ.
Mối tình đầu
của tôi với Miền Nam ngày xửa ngày xưa chỉ có vậy. Số mệnh khiến tôi
suốt đời lẽo
đẽo chạy theo mối tình đầu đó, khăng khăng cứng đầu, cố biến nó thành
hiện thực.
Sau này, đọc những nhà văn Miền Nam, cũng là để cố tìm lại chút văn
minh,
"tư tưởng man rợ" (pensée sauvage, chữ của C. Lévi- Strauss), của một
thuở miệt vườn.
Nhưng có lẽ
không giản dị như vậy, Miền Nam, mối tình đầu, và tôi.
Ngay từ khi
học trung học ở Hà-nội, đọc Tô Hoài, tôi đã cố mường tượng ra một "nước
Nam Kỳ" xa xôi, chốn đầy ải, nơi trốn chạy của những anh đàn ông, con
trai
"Bắc Kỳ" của một Xóm Giếng, một Trăng Thề, một Quê Người - một làng
Nghĩa Đô đã không còn là quê mình - nên đành hy sinh đi làm phu đồn
điền cho Tây,
nếu không may thì làm phân bón cây cao su, còn may ra thì lại có phen
áo gấm về
làng. Có thể khi xuống tầu há mồm vào Nam, giấc mơ của chú bé di cư vẫn
chỉ là
giấc mơ cũ kỹ đó. Giấc mơ của một Nguyễn Hoàng về một Hoành Sơn nhất
khoảnh,
hay khiêm tốn hơn, một tương lai bên ngoài lũy tre làng.
Khi còn ở Trại
Cấm, nhân có một cán bộ Cộng Sản thất sủng, bị anh em đồng chí tính cho
đi mò
tôm, nên đành phải vượt biển, và được đậu thanh lọc, rồi sau đó xẩy ra
một cuộc
tranh luận gay gắt giữa một số người. Người cán bộ đã nói thẳng ra một
điều: tại
sao các anh không giải phóng chúng tôi, tại sao các anh tạo ra tình
cảnh cả nước
phải đi ăn mày tình thương của toàn thể nhân loại... Khi lấy được Miền
Nam, có
thể giấc mơ muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho
chính mình,
rồi sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam chỉ có công: Thất
trận.
Qua đây, đọc
những nhà văn hải ngoại, tôi nhận thấy chỉ có dòng văn chương chứa đựng
tư tưởng
"miệt vườn" là không bị cuộc chiến làm xấu đi, huỷ hoại, hoặc tiêu
diệt.
Như là một đối trọng với gánh nặng hội nhập.
Ở trong nước,
dòng văn chương hiện thực tiền chiến, ở những tác giả như Nguyễn Công
Hoan, Nam
Cao, Tô Hoài... đã đầu tư hết mọi ước mơ, hoài vọng và năng lực cho
những ngày
đầu cách mạng, đã hy sinh hết cho Đảng, dù có phải đốt cháy cả dẫy
Trường Sơn,
đã bị kiểm thảo, học tập nghị quyết, học tập cách ngồi, cách suy tư,
cách đi thực
tế, cách viết dưới ánh sáng của Đảng... cuối cùng nhường chỗ cho dòng
văn
chương hiện thực xã hội chủ nghĩa, chết bất đắc kỳ tử ngay những ngày
đầu chiến
thắng Miền Nam.
Độc giả
trong nước bây giờ đổ xô tìm đọc những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh... là
cũng nằm
trong ý nghĩa đó: Tha hóa không phải chỉ ở đây, vào lúc này. Chất nghĩa
khí,
cõi công bằng, tình bà con lối xóm... vốn đầy rẫy trong những tác phẩm
của Hồ
Biểu Chánh là những hình bóng cũ mà người dân hai miền đang trân
trọng.
Nguyễn Quốc
Trụ
*
Có một dạo,
“Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc
Tư gây xôn xao dư luận. Nhà văn nhận xét thế nào về quyển sách này và
về tác giả?
- Cô Tư viết hay nhưng hỗn. Văn phong của cổ hơi cà rỡn. Cái nhìn trong
“Cánh đồng
bất tận” không rộng, nông dân ở đó không nhìn hẹp như thế mà mỗi cái họ
đều có
lý của họ. Ngọc Tư thông minh, sẽ còn phát triển nữa nhưng cần người
chỉ dẫn
sau vụ lùm xùm về “Cánh đồng bất tận”.
Sơn Nam
Hỗn
Anh già khôn tổ cha, thời nào
cũng sống được, làm sao dám lặn sâu
xuống dưới để mà đau nỗi đau của Miền Nam? NQT
“Thời
nào cũng sống được”, là báo trong nước xưng tụng SN, ‘nhà văn của nhiều thời,’
không phải của GNV.
Cũng báo trong nước cho biết SN
đã có ở trại tù Phú Lợi, đúng lúc
xẩy ra cú đầu
độc tù, do Diệm chủ mưu, nhưng không cho biết, làm sao SN sống sót cú
đó?
Diễn Văn Nobel 2010
Đêm
giữa ban
ngày
Sự thực, chẳng
có một ông Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý nào được CIA tuyển dụng. chọn
trước.
“Cài, cấy.” Sự thực, cũng chẳng có một ông Duy Thanh nào vì tế nhị phải
“chối từ”
thân thế.
Sự thực, đôi
khi đơn giản tới mức độ gây “buồn lòng” cho những người thích thêu dệt,
với óc
trinh thám, tiểu thuyết.
Sự thực chỉ
là: Nếu không có người mẫu Trúc Liên, không có “Thiếu nữ từ tranh bước
ra” thì,
chưa chắc đã có Graham Tuckers. Mà, không Graham Tuckers, phải hiểu,
đồng nghĩa
với việc không có Sáng Tạo!
DTL.com
GNV cũng không
tin là, Mai Thảo, khi nhận tiền của me -xừ Tuckers, biết, tiền của Xịa!
Bởi vì ngay
Koestler, khi nhận tiền của Mẽo dựng lên cái gọi là Hội nghị vì Tự do
văn hóa,
cũng không biết, đó là tiền của Xịa, như trong cuốn tiểu sử K, của
Michael Scammell,
cho biết.
K nghĩ tiền của Bộ Ngoại Giao hay [Chương Trình] Marshall Fund. Và
theo ông, không đủ chi xài, vì vậy, ông kêu gọi những nhà văn góp vốn
thêm!
Làm gì có
chuyện MT là nhân viên của Xịa, chuyện "cài cấy", và, sự
thực cũng đâu có đơn giản như DTL ngây thơ
viết.
Sự thực, là,
tiền của Mẽo, và Mẽo ở đây, là Xịa!
Tuy nhiên, đọc
những 'phát giác' của DTL, thì chúng ta lại nhớ tới Graham Greene: Ông
nhà văn này
cũng gặp một tay “Tuckers” tương tự, trên chuyến đi từ Bến Tre về Sài
Gòn, trên
chiếc du thuyền của Hùm Xám Bến Tre, Le Roy, và tay này kể cho ông
nghe, về
mission của hắn ta, tìm 1 tay Mít, thuộc lực lượng thứ ba, để đưa…
tiền, làm… chiến tranh, không phải làm báo
như MT!
DTL
vs GNV
Hội Nghị Tự
Do Văn Hoá, The Congress for Cultural Freedom, do Koestler thành lập,
được tờ L’Observateur của
Tây gọi là KKK: Koestler’s Kultur Kongress. Và
ông cũng được CIA tuyển mộ,
và ăn lương hàng tháng, on the payroll of the CIA, như… MT, đối với đám
VC quốc
tế!
Thanh Xuân
Gấu có lần ngồi ăn phở
với đấng bạn quí NXH tại Tiểu Sài Gòn.
Khi đó bạn quí dọn lên San
Jose rồi, nghe tin
Gấu qua, bèn xuống thăm, hoặc, nhân xuống thăm Tiểu Sài Gòn, nghe Gấu
qua, bèn
gặp.
Cùng lèm bèm về thơ DTL.
Gấu có phán: Bạn DTL có rất
nhiều
đòn.
Nếu ra đòn, ‘anh yêu em’
không ăn, thì đánh vào "người chị, người mẹ, cô em gái, hay bậc nữ
thánh, nữ bồ
tát chuyên
cứu vớt kể lầm lạc", ở nơi người phụ nữ, là thế nào cũng gục!
Bạn quí phì cười, gật gù:
Đúng,
đúng quá!
*
Hồi
mới ra
trường Bưu Điện, 1960 hay 61, Gấu làm việc tại Ty Trung Ương Cơ Xưởng
Vô Tuyến
Điện, số 11 Phan Đình Phùng. Từ phía
cổng
cơ xuởng trông ra là con đường Phạm Đăng Hưng. Bên phải, building số 5,
của đám
Tây ở. Bưu Điện mướn tầng trên cùng, đặt mấy đài VTĐ. Quá nữa, là số 3,
Đài
phát thanh Sài Gòn. Ra trường Bưu Điện, Gấu làm việc tại Cơ Xuởng số
11. Hai
năm sau, qua số 5 làm việc tại Đài Liên Lạc VTĐ thoại quốc tế. Đó là
nơi viết Những ngày ở Sài Gòn,
sau khi ăn hai trái claymore của VC tại nhà hàng
Mỹ Cảnh.
[Biết rồi khổ lắm nói mãi].
Khi
đó,
chưa
có trường Bưu Điện. Bọn Gấu phải học nhờ nơi trường Quốc Gia Thương
Mại, ngay đầu
đường Phạm Đăng Hưng. Nhà thờ Phan Xi Cô cũng ngay đầu đường.
Phiá
bên
trái cổng cơ xuởng, là khu nhà của các ông lớn Bưu Điện, đa số là sếp,
và thầy
của Gấu. Phía bên kia đường, là con đường Phan Kế Bính, chạy song song
với Phạm
Đăng Hưng, cả hai đều đụng với đường Phan Đình Phùng, làm thành hai ngã
ba. Cả
hai đều là hai con dốc ngắn đổ xuống đường Phan Thanh Giản. Thư viện Văn Hoá
Bình Dân nằm trên đường Phan Kế Bính, quán Làng Văn nằm trong khuôn
viên thư viện.
Đó
là nơi
cô
bạn tổ chức tiệc cuới, vào một đêm Gấu trực tại Đài, cũng gần đó, đang
trực,
kêu đệ tử coi Đài, xách xe Honda, đi dự, nửa chừng bỏ ra về, rồi xách
xe Honda
cứ thế chạy miết xuống tới tận cầu Sài Gòn, tính lao luôn xuống!
Từ
số 11, đi tới 1 chút, tới ngã tư Phan Đình Phùng/Đinh Tiên Hoàng, quẹo
phải tới quán Con Ve Sầu, La
Cigale, chủ
Tây, vừa là nhà hàng ăn, vừa có sàn nhẩy, lâu lâu, Gấu có ghé, đôi khi,
những lần
trực đêm.
Khu này
là
giang sơn của Gấu, Gấu Đa Kao, thì cứ gọi vậy cho tiện.
Ui chao, chỉ
đến khi ra được hải ngoại, một bữa tình cờ đọc hai câu thơ của DTL:
Em đi
áo lụa
mềm lưng phố,
Có
động lòng
thương kẻ cuối đường
Toàn cảnh
trên đột nhiên sống lại, rõ mồn một.
Khủng
khiếp
đến nỗi, Gấu có cảm tưởng, hai câu thơ, là từ con dốc ngắn bò ra!
Bà hoàng hậu
trong Alice lạc xứ thần tiên,
có tài nhớ hai chiều, nhớ quá khứ, và nhớ
cả
tương lai.
Đúng là
trường
hợp hai câu thơ của DTL, đối với Gấu, theo nghĩa, thời gian có thể đảo
ngược, reversible.
Cái bữa
Gấu
‘sống cuộc biệt ly, đau nỗi đau' cô bạn đi lấy chồng đó, chỉ hoàn tất,
‘viên
mãn’, chung cuộc… khi hai câu thơ của
DTL xuất hiện.
DTL chơi với
bạn là số 1, chưa từng thù ghét, nói xấu bất cứ 1 tên bạn nào.
Và là 1
trong 2 người bạn, thực sự mừng, khi GNV sống lại. Anh nói, mày
đúng là
tái sinh, lần gặp lại ở Tiểu Sài Gòn, 1998, khi vợ chồng Gấu qua
lần đầu,
nhân dịp xb Lần Cuối Sài Gòn.
Người kia là thi sĩ Viên Linh.
Ghi chú
trong ngày
Mémoirs
Đóa hoa
hồng vùi quên trong tay
Tản Mạn về
Phê Bình Của
Tôi của Nguyễn Thanh Sơn
"Why is
there something instead of nothing,"
[Tại sao có
cái gì đó, thay vì chẳng có gì?]
Martin
Heidegger
"Why
couldn't there be nothing instead of Heidegger?"
Ralph Brave:
Being Martin Heidegger
Khốn nạn
thay, làm sao tin cậy được cái thứ viết trắng?
Roland
Barthes: Không độ của cách viết [Le
degré zéro de l'écriture].
...
Proposant enfin l'accomplissement de ce rêve orphéen: un écrivain sans
littérature. L'écriturre blanche, celle de Camus, celle de Blanchot ou
de
Cayrol par exemple, ou l'écriture parlée de Queneau, c'est le dernier
épisode
d'une Passion de l' écriture, qui suit pas à pas le déchirement de la
conscience bourgeoise.
... Sau cùng
đề nghị hoàn tất giấc mộng Orphée: nhà văn không văn chương. Cách viết
trắng
Camus, cách viết Blanchot hay Cayrol thí dụ vậy, hay cách viết nói của
Queneau,
đây là hồi chót của một Đam Mê viết theo từng bước với sự rách toang
của ý thức
trưởng giả.
R. Barthes: Dẫn vào Không độ
của cách viết.
Note: Lướt
net, tình cờ vớ được, bài của chính Gấu!
Phận
lưu vong
Ở hay Về?
“Đất đá ong
khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ
lệ chứa chan…”
Câu thơ
Quang Dũng đã nói lên một điều: Đá cũng biết đau, biết khóc trước những
đoạn
trường của con người. Thành ra lời Bà Huyện Thanh Quan viết khi đứng
trước nỗi
hoang phế tịch liêu của Thăng Long Thành, theo Nguyễn tôi nghĩ, chưa
được mãn ý
lắm: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt / Nước còn cau mặt với tang
thương”….
NXT
Theo GNV,
hai câu thơ của QD không so sánh được với của Bà Huyện Thanh Quan, ấy
là vì, QD
chỉ hỏi 1 em nào đó, của thi sĩ, ở xứ Đoài. Ở Bà Huyện Thanh Quan, là
cảm
khái của nữ thi sĩ ‘trước nỗi hoang phế…’ như NXT diễn tả.
Xứ Đoài, Sơn
Tây, sở dĩ nhiều lô cốt nhất trên toàn cõi Bắc Kít, là do đất ở đây, đa
phần là
có đá ong, khó phá huỷ lắm. Đá ong mà trộn mật ong, rồi xây lô cốt ở
ngay mặt đê,
là chịu thua, đành để cho nó biến thành.. cột đồng Mã Viện!
Hà, hà!
Gấu có nhớ xứ
Đoài không?
Thư tín,
Đừng
lèm bèm
chuyện về Hà Nội không còn nhà.
Tôi đâu
có
nhớ Hà Nội, mà Sài Gòn.
Tôi
thì
Sài
Gòn không, mà Huế cũng không.
Không
hiểu
sao chẳng thấy nhớ gì về Việt Nam hết.
Brodsky
cũng
nói thế:
Cám ơn
Trời
cho tôi sống không quê nhà.
Thank
God
I
was left on this earth without a homeland.
Kỷ Niệm Lô Cốt
Có câu phán, An Nam ta cái
gì cũng cười.
Sau cú 30 Tháng
Tư, thì GNV hiểu ra, ngầm chứa trong câu đó, là câu, An Nam ta cái đéo
gì cũng...
khóc, đến nỗi đá An Nam cũng bắt chước, và cũng khóc!
Khác đá
xứ người, nó đếch thèm khóc, và nếu có khóc, thì cũng nuốt sạch vào
trong đá, đủ
thứ lệ của nhân gian, để đến lúc nào đó, nổ tung ra, thành lỗ đen, thế
là cả
người lẫn đá đều thoát.
Xứ Afghanistan có thứ đá này, họ gọi là "Hòn đá kiên nhẫn".
Do Thái cũng
có thứ đá đó, và mỗi tên Do Thái là 1 hòn ‘lệ đá xanh, tim rũ rượi’,
đến khi về
Trời, tim Do Thái lạnh quá, Thượng Đế phải ủ trong lòng bàn tay của
Người, cho ấm
lại, và vì vậy, Người bèn vặn nhanh cái đồng hồ báo giờ tận thế, lên 1
tí!
*
Hai câu thơ
của Quang Dũng, như thế, chỉ để diễn tả nỗi lòng của ông gửi về những
người em
gái hậu phương xứ Đoài mây trắng lắm, và phải là những người dân Sơn
Tây mới cảm
nhận hết cái đau, cái hay, cái đẹp của nó, đúng như
PLP đã từng cảm khái.
*
Bài viết
"Người Sơn Tây", trong Tuyển Tập Tạp Ghi của Lô Răng mở ra bằng một
cú phôn, của một ông bạn, rằng cái "câu hát ‘Con gái Sơn Tây yếm thủng
tầy
giần, rốn lồi quả quýt...’, là do kẻ viết bài [ký giả LR] bịa ra.
Không, tôi
đâu dám thế. Khả năng hạn hẹp của tôi không đủ sức sáng tác ra một bài
hát ly kỳ
như vậy..."
LR
Bài hát ly kỳ
đó quả có thiệt, như cá nhân người viết bài này, NQT, đã từng nghe, hồi
còn nhỏ, và
trong lần về lại xứ Đoài mây trắng, mới đây, sau nửa thế kỷ xa cách,
tôi đã được
một người bà con đọc cho nghe toàn bài, khá dài, với khá nhiều chi tiết
ly kỳ,
tiếc không nhớ trọn để chép lại hầu độc giả. Trong có chi tiết về đôi
mắt người
Sơn Tây, không "xoáy vào" vẻ đẹp dìu dịu buồn, nhưng mà là "toét
nhèm, đo đỏ, mọng nước" của nó.
Lô Răng tự hỏi,
"Lý do nào mà người Sơn Tây lại tự trào, tự biếm mình như thế thì cho
đến
bây giờ tôi vẫn chưa hiểu nổi." Tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng những chi tiết
về
cửa sổ [đôi mắt] mở ra linh hồn của những cô gái Sơn Tây, có thể đã có
một thời
đúng như trên miêu tả, và là do hậu quả của "thổ ngơi" (đất đỏ) tại
vùng này.
"Còn nhớ
dạo ‘nín thở qua sông’ ở miền nam, tôi sống như cỏ cây trong một khu
vườn ngoại
thành. Thỉnh thoảng một vài người bạn đi xe đò lên thăm. Một hôm có hai
ông bạn
làm thơ, ông Thanh Tâm Tuyền và ông Cung Trầm Tưởng lên chơi. Chúng tôi
ngồi dưới
gốc chôm chôm, chuyện phiếm. Ông Cung Trầm Tưởng lai rai đọc thơ Quang
Dũng,
bài ‘Đôi Mắt Người Sơn Tây’: ‘Vừng trán em vương trời quê hương, Mắt em
dìu dịu
buồn Tây Phương’. Nhà thơ tác giả ‘Tiễn Em’ vốn ngày xưa học ở bên
Pháp, chợt
nghiêng đầu mà hỏi; ‘Sao lại buồn Tây Phương, sao lại có beauté grecque
[vẻ đẹp
Hy Lạp] ở đây kìa’....
LR
Tản Mạn xung
quanh Tạp Ghi của ký giả Lô Răng
Cái Dở của Tạp
Ghi của ký giả Lô Răng
Khi điểm cuốn
Hermit in Paris (nhà xb Jonathan Cape £16.99, pp276) của nhà văn Ý,
Italo
Calvino, người điểm sách của tờ Người Quan Sát (số đề ngày 9 tháng Hai,
2003,
trên lưới toàn cầu), Philip Hensher đã cho rằng, cuốn sách giầu có
những hồi ức
này chỉ có một cái dở là tác giả của nó ít quan tâm tới chính mình.
Liệu chúng
ta có thể áp dụng nhận xét này, với Tạp Ghi của Lô Răng. Tôi nghĩ là
được.
Lô Răng viết
bằng giọng mộc mạc pha chút lãng mạn về bạn bè, về thiên nhiên....
Người ta
nói, chọn bạn mà chơi. Thành thử nói về bạn cũng là một cách nói về
mình, nhưng
giả dụ như có một người nào đó, đưa ra một vài chi tiết về con người
của ông, ắt
là cũng thú vị lắm chứ!
Nhà tôi ở dưới
cầu Thị Nghè, gần Sở Thú, gần Đài Truyền Hình, Đài Mẹ Việt Nam, Đài
Phát Thanh
Sài Gòn, những ngày Mậu Thân trở thành "mục tiêu" của hoả tiễn vi xi.
Cũng là thời gian bà xã mang bầu cháu gái lớn. Tuy những ngày quá gay
cấn phải
"sơ tán" tới nhà một người bà con ở Trương Minh Giảng, nhưng cái thai
đã bị ảnh hưởng, cháu sinh ra tưởng bị liệt, cứ nằm hoài trong nôi, chỉ
tới khi
ông bố đi làm về mới mỉm cười và chịu cho bế. Đi bác sĩ Trần Xuân Ninh
ở Tân Định,
ông khám thật kỹ lưỡng xuơng, gân, thần kinh... Sau khi kê thuốc, ông
mắng vốn:
gia đình phải biết yêu thương nó! Ông đâu biết, khi nằm trong bụng mẹ,
cái thai
đã "nghe ra" những tiếng hoả tiễn réo xèo xèo khi bay ngang nhà. Nhờ
thuốc insulin do ông Ninh kê đơn, cháu đỡ dần, nhưng phải tới 5 tuổi
mới biết
đi. Và cho tới khi lấy chồng, có con, vẫn còn mắc tật đái dầm!
Gần ngay
chân cầu, là khu vực thuộc Tâm Lý Chiến, trong có toà soạn báo Tiền
Tuyến, nằm
chung một lô đất với Cục An Ninh Quân Đội, số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phía
sau nó
là một trại gia binh. Khu này ngày trước có tên là Kho Đạn. Từ nhà tôi
ghé Tiền
Tuyến quá gần. Thời gian phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho Tiền
Tuyến, tôi
thường xuyên ghé chơi, ngoài chuyện đưa bài. Có lần vô, thấy một ông
nằm ngay
tòa soạn "ngơi" trên một cái ghế bố. Hỏi, có người trả lời, Lý Phật
Sơn đó.
Chắc còn nhiều
người nhớ tên Lý Phật Sơn, người bình Kim Dung trên tờ Tiền Tuyến ngày
nào. Những
lời bình nhuốm mùi "thiền", cộng thêm kiến thức sâu rộng của anh, làm
say mê người đọc. Tuy là báo quân đội, nhưng thật khác hẳn tờ Quân Đội
Nhân Dân
của miền bắc, Tiền Tuyến là một tờ báo bán chạy, thuộc loại "top ten"
trong số rất nhiều nhật báo của Sài Gòn lúc đó. Không chỉ có lời bình
của Lý Phật
Sơn, còn tạp ghi của Lô Răng, còn truyện fơi ơ tông của Thanh Tâm
Tuyền, truyện
trinh thám phóng tác của Hoàng Hải Thủy, và nhứt là, còn truyện dài Bà
Phi gây
sôi nổi trong giới văn nhân, cả dân sự lẫn "quân quyền", của Thảo
Trường...
Trong Tạp Ghi, Lô Răng cũng đã thổ lộ, sức ép ở trên xuống tờ Tiền
Tuyến, và cá
nhân ông, vì truyện Bà Phi, nhưng không vì thế mà ông yêu cầu tác giả
tự kiểm
duyệt, hay chính mình ra lệnh đục bỏ những đoạn gây rắc rối. Thảo
Trường chắc
chắn phải cảm được cái sự tri âm tri kỷ đó.
Nhưng Lý Phật Sơn là một
tay
trốn
lính. Đó mới là cái sự lạ, phân biệt hai cách đối xử thật cách biệt
giữa
"tình người", giữa "thổ ngơi" của hai miền đất, giữa cái gọi
là lý tưởng = đời sống, và lý tưởng = ý thức hệ, hay nói gọn lỏn là như
thế
này: lòng yêu những người có tài, của những người đã chọn nghề binh như
Lô
Răng, hay như Lưu Kim Cương, chẳng hạn.
Chúng ta tự hỏi, cái kho
tàng,
hay di sản
âm nhạc của Việt Nam, sẽ mất đi, hoặc thiếu đi bao nhiêu bản nhạc của
Trịnh
Công Sơn, nếu anh chàng cận thị này phải cầm cây súng, thay vì cây đàn?
Với những
người lính nhà nghề như Lưu Kim Cương, hay như Lô Răng, một tên lính
lóng cóng
như Trịnh Công Sơn, hay Lý Phật Sơn, chỉ làm bận tay, và có khi còn làm
cho họ
chết oan!
Nhìn rộng
ra, chúng ta tự hỏi, bao nhiêu "nhân tài" đã thoát khỏi cuộc chiến,
qua những chính sách như hoãn dịch vì lý do học vấn, cho đi du học
những người
đậu cao, cho về ngành chuyên môn những người có tay nghề. Do thổ ngơi
của một
miền đất, từ đó đẻ ra lòng yêu, trọng nhân tài, không phải chỉ như một
chính
sách, mà còn như tình người. Đó là điều mà Lô Răng không nói ra, ở
trong những
bài tạp ghi của ông, khi chọn ngay toà soạn Tiền Tuyến làm nơi trú ngụ
cho một
Lý Phật Sơn.
Bản thân tôi
cũng đã được hưởng một chút "ân tình" đó. Là dân sự, nhưng lúc nào
trong người cũng có một cái thẻ nhà báo, của một tờ báo nhà binh, tức
tờ Tiền
Tuyến, do chính chủ bút Lô Răng ký. Nhờ nó, tôi tha hồ đi quá giờ giới
nghiêm.
Nhưng đi quá
giờ giới nghiêm làm cái khỉ gì cơ chứ?
Số là
"cô bạn" của tôi thì ở mãi bên Chợ Lớn. Tôi thường là chọn ca trực
đêm, để dễ bề nói dối bà xã. Khi bớt việc, trao Đài cho một nhân viên
phụ, thế
là "chàng", trong túi thủ thẻ nhà báo quân đội, giấy chứng nhận hợp lệ
tình trạng quân dịch, người và xe cứ thế phóng thẳng một mạch qua Chợ
Lớn, ngồi
cho tới khuya, ỷ y nếu có quá giờ giới nghiêm, đã có lá bùa hộ mạng,
chứng nhận
đây là phóng viên tiền tuyến của báo quân đội, đang đi công tác!
Ôi, làm sao
quên được cảm giác, khi về, vắng tanh, phóng xe như điên trên đường phố
Sài
Gòn, mà hồn của mình thì vẫn luẩn quẩn ở một con hẻm ở đường Nguyễn
Trãi, Chợ Lớn,
nơi có căn nhà, có "giàn thiên lý, có người tôi thương"!...
Trang Kundera
La mémoire de Prague: Hồi
ức Prague
Pour Kundera, «Kafka est
le prophète d'un monde sans mémoire»
et Gustáv Husák, septième président de son pays, est le «président de
l'oubli».
Pour lutter contre l'oubli, les Tchèques ont trouvé la meilleure
solution:
écrire. Ils furent aussi les premiers à élire un écrivain, Václav
Havel, comme
président.
Khi
Đỏ
là Đen
|
|